NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tỉnh bạc liêu (Trang 53)

C HƯƠNG 2.

2.3.NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ

TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TỈNH BẠC LIÊU

2.3.1 Về bộ máy tổ chức

Với bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh, tình hình tội phạm đã có chiều hướng giảm hơn so với các năm. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn

biến phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn, hành vi phạm tội

vẫn tập trung nhiều ở nhóm tội phạm sở hữu, với nhiều phương pháp, thủ đoạn tinh vi hơn. Các cấp ủy và chính quyền địa phương đã can thiệp và tác động

sâu vào tổ chức của Viện kiểm sát địa phương. Áp lực công việc nặng nề, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng công việc, khó điều động, luân chuyển

cán bộ trong nghành không phù hợp với năng lực, chế độ đãi ngộ cũng như

chính sách tiền lương chưa thỏa đáng.

Nguyên nhân:

Chỉ tiêu biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh Bạc Liêu là 55 người hiện nay chỉ có 48 người chia thành 6 phòng nghiệp vụ và 1 văn phòng, trong bộ máy chỉ có 15 kiểm sát viên bao gồm cả lãnh đạo Viện còn lại là chuyên viên và bộ phận giúp việc, do nguồn

nhân lực còn thiếu nên công tác đào tạo cán bộ còn nhiều hạn chế, toàn Viện

chỉ có 3 cán bộ có trìnhđộ cao học. Nghị quyết về sửa đổi bổ sung một số điều

của pháp lệnh Kiểm sát viên được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 2 năm 2011 nhưng đến ngày 1 tháng 7 năm 2011 mới có hiệu lực, hiện nay Viện

kiểm sát ở mỗi cấp đều phụ thuộc vào cấp hành chính, Viện kiểm sát nhân dân ở cấp nào chỉ có kiểm sát ở cấp đó làm lãng phí nhân lực, không tạo ý chí phấn đấu, mục tiêu nâng cao của Kiểm sát viên. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên có sự tham gia của lãnh đạo chính quyền, đã đặt Viện kiểm sát nhân dân địa phương vào mối quan hệ “song trùng” trực thuộc, xa rời nguyên tắc cốt lõi và

đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân21

2.3.2 Về hoạt động của Viện Kiểm sát.

21

2.3.2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự.

Hàng tuần dù có tổ chức kiểm sát các tin báo tố giác phạm tội của cơ quan Điều tra nhưng vẫn chưa chặt chẽ, việc tham gia lấy lời khai của bị can,

nhân chứng, quá trình đối chất nhận dạng chưa đầy đủ, dẫn đến việc bỏ lọt tội

phạm gây nhiều hoang mang trong dư luận. Trong công tác giám định kỹ thuật

hình sự Kiểm sát viên có thể đề ra những yêu cầu đối với bộ phận giám định và bác sỹ pháp y để phục vụ cho công tác điều tra tuy nhiên Viện kiểm sát tham

gia quá trình này chỉ giữ vai trò như “người chứng kiến”. Việc phúc cung bị can để làm rõ vấn đề của vụ án còn diễn ra theo tình trạng làm đúng trình tự thủ

tục, không làm sáng tỏ thêm vấn đề của vụ án, kiểm sát việc tạm giam, tạm

giữ, gia hạn tạm giạm, tạm giữ còn xảy ra sai phạm về thời gian quy định, trình tự thủ tục giao nhận.

Nguyên nhân

Mặc dù đã tổ chức tuyên truyền pháp luật rộng rãi nhưng đa số người dân đều không biết chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát, hầu hết tin báo tố

giác tội phạm Viện kiểm sát nhận được đều từ cơ quan Điều tra, nên chậm ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết định khởi tố vụ án hình sự, vi phạm về thời hạn giải quyết tin báo.

Đa số Kiểm sát viên không được trang bịkỹ năng, kiến thức cần thiết về

khoa học kỹ thuật hình sự.

Viện kiểm sát không có đủ thẩm quyền cũng như lực lượng, phương tiện để thu thập xác minh giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm theo cơ chế hiện

hành, còn phụ thuộc nhiều vào khả năng điều tra, phát hiện tội phạm của cơ quan Điều tra.

2.3.2.2 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án

hình sự.

Trong phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên nêu lại toàn bộ diễn biến của vụ án, sau đó mới đánh giá chứng cứ, làm cho bản luận tội dài dòng không cần

thiết, trong phần phân tích đánh giá chứng cứ nặng về liệt kê chứng cứ, sau đó

là sự khẳng định chủ quan. Không trích dẫn tóm tắt được lời khai của bị cáo,

nhân chứng và các chứng cứ điều tra xác minh tại phiên tòa. Chỉ tập trung vào công việc luận tội, coi luận tội xong là hoàn thành nhiệm vụ, vẫn còn tình trạng

Kiểm sát viêm muốn tranh luận thì tranh luận, không tranh luận thì không tranh luận.

hóa ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa đôi khi còn thể hiện chưa đúng

mực, nhiều khi nóng nảy, thiếu bình tĩnh, không kìm chế, còn xảy ra tình trạng

công kích, phê phán, nặng lời miệt thị với người bào chữa, làm cho không khí phiên tòa nặng nề, căng thẳng, không đúng chuẩn mực văn hóa của Kiểm sát

viên tại phiên tòa.

Nguyên nhân

Kiểm sát viên chỉ thấy quyền của là được tranh luận, chưa thấy được

nghĩa vụ của Kiểm sát viên là phải tranh luận chưa thật sự chuẩn bị sâu sát vào quá trình tranh luận, nhiều Kiểm sát viên còn trẻ ít kinh nghiệm trong việc

tham gia các phiên tòa xét xử. Do nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng

về cách áp dụng luật khác nhau hoặc sự né tránh giữa những người tiến hành tố

tụng, chịu sức ép từ nhiều phía dẫn đến nhiều vụ án hình sự xét xử chưa được

khách quan

2.3.2.3 Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia

đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của

pháp luật

Trong tố tụng dân sự Viện kiểm sát có ba vị trí khác nhau: là người đại

diện cho nhà nước Việt Nam trong các vụ việc dân sự mà Nhà nước Việt Nam

là một bên đương sự, là người khởi tố vụ việc dân sự nhân danh lợi ích Nhà

nước, lợi ích công cộng, lợi ích của cá nhân không có khả năng tự thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền dân sự hoặc không thể tự bảo vệ mình, là người đại diện và bảo vệ pháp

luật. Tuy nhiên, công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự còn nhiều tồn

tại, hạn chế: một số Kiểm sát viên không kháng nghị phúc thẩm được vụ nào, trong khi án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa, hủy án chiếm tỷ lệ cao, kháng nghị

chỉ mới tập trung đi vào vi phạm của Tòa án về mặt tố tụng, chưa đi sâu để

kháng nghị vi phạm về mặt nội dung,

Một số cán bộ, Kiểm sát viên còn lúng túng trong công tác kiểm sát việc

giải quyết án hành chính, dẫn đến hiệu quả công tác kiểm sát chưa cao. Công

tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án còn nhiều hạn chế, số lượng các

bản án và các quyết định sơ thẩm bị sửa còn nhiều nhưng số vụ bị Viện kiểm

sát kháng nghị chiếm tỷ lệ thấp.

Nguyên nhân

Việc giải quyết các vụ án hành chính của các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Viện kiểm sát có lúc, có nơi còn chịu sự chi phối của cấp Ủy và chính quyền địa phương, mặc dù biết bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có vi phạm, nhưng có sự né tránh của Viện kiểm sát. Năng lực, trình độ và

kinh nghiệm thực tiễn của một số cán bộ, Kiểm sát viên còn nhiều hạn chế,

nên không phát hiện được vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án để đề

xuất báo cáo lãnhđạo kháng nghị phúc thẩm hoặc báo cáo Viện kiểm sát cấp

trên kháng nghị giám đốc thẩm.

Việc bố trí cán bộ chưa tương xứng với nhiệm vụ, cán bộ, Kiểm sát viên làm khâu công tác này còn chủ quan, coi nhẹ chưa làm hết trách nhiệm.

Nhiều trường hợp khi phát hiện ra vi phạm: Tòa án chậm gửi hoặc

không gửi bản án, quyết định, Viện kiểm sát không yêu cầu gửi ngay mà tập

hợp vi phạm sau một thời gian mới ban hành kiến nghị. Nhưng khi gửi kiến

nghị, Tòa án tiếp nhận kiến nghị như thế nào đó là việc của Tòa án, sau một

thời gian nếu có sai phạm xảy ra thì lại ban hành kiến nghị, chính nguyên nhân này làm cho kiến nghị của Viện kiểm sát mất dần tác dụng

2.3.2.4 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án,

quyết định của tòa án nhân dân.

Chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo hoạt động này ở các cấp

với lý do công tác này không phải chạy theo tiến độ tố tụng, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác này, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại không đảm bảo, một bộ

phận nhỏ cán bộ làm công tác này còn tự ty, không tích cực phấn đấu vươn lên.

Chậm tiếp nhận người bị kết án trốn thi hành án do địa phương khác bắt,

không kiểm sát chặt chẽ được viêc thi hành án của một số cơ quan, vấp phải sự

phản ứng của các đối tượng bị kiểm sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thi hành án dân sự thì chỉ tập trung thi hành các bản án, quyết định về tham nhũng, tịch thu tài sản sung công quỹ nhà nước, tài sản là bất động sản, tài sản có giá trị lớn

Nguyên nhân

Lãnhđạo Viện kiểm sát thường bố trí những cán bộ lớn tuổi chờ chế độ

hoặc mới vào ngành năng lực cán bộ không đồng đều.

Lực lượng còn thiếu nên khi nhân được tin báo của cơ quan khác bắt được người truy nã do trốn thi hành án thì thường chậm trễ.

Quy định của pháp luật về kiểm sát thi hành án chưa rõ ràngở từng khâu nên thường chồng chéo, khó thực hiện

2.3.2.5 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam,

quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù

Việc tổ chức khám xét người còn gặp nhiều khó khăn, giam chung một

của lần kiểm sát trước chỉ khác ở phần số liệu người bị giam, giữ, nặng về nghe báo cáo hơn là kiểm sát trực tiếp. Trại tạm giam xây dựng ở xa khó khăn cho

việc đi lại.

Nguyên nhân

Hiện nay cán bộ quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam chưa có biên chế nữ,

các phòng xây dựng còn hạn chế, nhỏ hẹp khi xảy ra vi phạm khó di chuyển bị can theo đúng thủ tục luật định

2.3.2.6 Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát

Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát

Việc phân loại, xử lý đơn thư còn khá lúng túng, thiếu chính xác, đôi khi

tiếp nhận xử lý những đơn không đúng thẩm quyền, không tuân thủ các quy

định về khiếu nại, tố cáo; dẫn đến một số trường hợp giải quyết khiếu nại, tố

cáo còn có sai sót, bị kéo dài gây bức xúc cho người khiếu nại, tố cáo.

Chủ yếu tập trung nhiệm vụ, phân loại, xử lý đơn đôn đốc các đơn vị

giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền. Thời hiệu khiếu nại theo quy định của Pháp Luật tố tụng hình sự, dân sự là quá ngắn. không quy định thời

hiệu khiếu nại tiếp theo.

Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp

Viện kiểm sát chưa tích cực, chưa chủ động trong việc nắm dấu hiệu vi

phạm để tiến hành kiểm sát, chỉ áp dụng phương pháp kiểm sát trực tiếp, các

cuộc kiểm sát đa số đều do đơn vị khiếu tố thực hiện, ít có sự phối hợp giữa đơn vị khiếu tố với các đơn vị nghiệp vụ khác nên chỉ phát hiện được vi phạm

của cơ quan tư pháp trong việc chấp hành trình tự, thủ tục mà chưa đánh giá được việc áp dụng pháp luật đúng hay sai trong nội dung giải quyết và việc ban hành văn bản, hoạt động của Viện kiểm sát chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn đến cơ quan tư pháp để giải quyết theo thẩm quyền. đối với nhưng vụ việc khiếu

nại tố cáo do cơ quan tư pháp tự nhận, nếu cơ quan tư pháp không thông báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thì Viện kiểm sát cũng không nắm được.

Nguyên nhân:

Quy chế nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối

cao chậm sửa đổi, bổ sung cho sát với thực tế, công tác tập huấn ít được tổ

chức, cán bộ làm công tác khiếu tố còn phải kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác.

Cán bộ được phân công làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo hầu

hết ở các cơ quan tư pháp chưa được phân định rõ ràng, ít có thời gian đầu tư

2.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH

BẠC LIÊU

2.4.1Về tổ chức

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong ngành, đáp ứng kịp thời chức năng,

nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó. Tăng cường hoàn tất số lượng biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho phép.

Điều chỉnh lại tình hình nhân sự, sắp xếp các phòng và văn phòng một

cách hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ được nâng cao tay nghề, được tuyển chọn đào tạo theo đúng quy định của pháp luật

Tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị phương tiện phục vụ

cho hoạt động kiểm sát, xây dựng chính sách đãi ngộ, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật một cách hợp lý, giúp cán bộ ngành kiểm sát tận tâm, tận tụy

với công việc trước những khó khăn và tác động của cơ chế thị trường hiện

nay.

2.4.2 Về hoạt động của Viện kiểm sát

2.4.2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo

pháp lut trong việc điều tra các vụ án hình sự.

Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật để Viện kiểm sát thật sự

trở thành “một kênh thông tin” trong việc tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của

quần chúng nhân dân.

Kiểm sát chặt chẽ các nguồn tin báo, tố giác tội phạm của cơ quan Điều

tra, theo dõi quá trình lập hồ sơ vụ án của cơ quan Điều tra bằng các hoạt động

kiểm sát để kịp thời xử lý vi phạm và kiến nghị hướng khắc phục. Nghiên cứu

kỹ hồ sơ vụ án trước khi quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhất là bắt người khẩn cấp, tạm giữ và tạm giam. Hướng dẫn nâng cao kinh nghiệm cho kiểm sát viên trong công tác giám

định kỹ thuật hình sự, tổ chức nhiều buổi báo cáo, hội thảo liên ngành trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa Viện kiểm sát và cơ quan Điều

tra.

2.4.2.2 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ

Tăng cường thực hiện những phiên tòa mẫu, bắt buộc có sự tham gia

của Viện kiểm sát trong toàn tỉnh để học tập và rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng tranh luận của Kiểm sát viên.

Trước lúc Tòa ánđưa vụ án ra xét xử, Kiểm sát viên phải nghiên cứu

hồ sơ thật cụ thể, nắm chắc toàn bộ nội dung vụ án, dự đoán các tình huống có

thể xảy ra tại phiên tòa, phải nghiên cứu các căn cứ pháp luật có liên quan đến

việc truy cứu trách nhiệm hình sự và các căn cứ pháp luật khác có liên quan. Phải linh hoạt, nhạy bén trong tất cả các vụ án hình sự, trước khi mở

phiên tòa xét xử Kiểm sát viên không thể dự đoán hết mọi trường hợp xảy ra,

sau khi xét hỏi có nhũng chứng cứ có thể thay đổi, hướng đi của việc tranh luận

không phù hợp với những gì Kiểm sát viên dự đoán. Vì vậy, Kiểm sát viên phải

có tâm lý vững vàng cũng như năng lực xử lý tình huống, không bị bất ngờ, giữ

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tỉnh bạc liêu (Trang 53)