Ở một số tỉnh, thành phố lớn môn Tin học được đưa vào Trường phổ thông từ lớp 3 (bậc tiểu học). Nhưng đối với tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thạch Thành nói riêng môn Tin học chỉ mới được đưa vào chủ yếu từ bậc THCS. Chỉ có rất ít trường tiểu học, môn Tin học được đưa vào giảng dạy. Vì vậy, môn Tin học ở bậc THCS được xây dựng trên giả thiết là môn học mới. Việc rèn luyện các kĩ năng và thói quen tốt ngay từ bước ban đầu làm quen với môn Tin học là việc hết sức quan trọng. Mỗi giáo viên có một cách giải quyết riêng mình. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học Tự chọn, qua một thời gian công tác giảng dạy tôi xin đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng dùng phím tắt để nâng cao hiệu quả làm việc với máy tính cho Học sinh lớp 6 Trường THCS Thạch Bình”.
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học công nghệ, thời đại phát triển rực rỡ của Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin đang là sự cần thiết với tất cả mọi người: nhà quản lý, nhà khoa học, người nông dân,
bà nội trợ, giáo viên, học sinh, sinh viên….Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của công nghệ thông tin
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo thì công nghệ thông tin lại càng có vai trò hết sức quan trọng, từ thập niên 90 UNESCO đã dự báo: Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI Xác định được tầm quan trọng đó, nên Nhà nước đã đưa môn Tin học vào giảng dạy tại các trường phổ thông đã trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của chúng trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống
Ở một số tỉnh, thành phố lớn môn Tin học được đưa vào Trường phổ thông từ lớp 3 (bậc tiểu học) Nhưng đối với tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thạch Thành nói riêng môn Tin học chỉ mới được đưa vào chủ yếu từ bậc THCS Chỉ có rất ít trường tiểu học, môn Tin học được đưa vào giảng dạy Vì vậy, môn Tin học ở bậc THCS được xây dựng trên giả thiết là môn học mới Việc rèn luyện các kĩ năng và thói quen tốt ngay từ bước ban đầu làm quen với môn Tin học là việc hết sức quan trọng Mỗi giáo viên có một cách giải quyết riêng mình Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học Tự chọn, qua một thời gian công tác giảng dạy tôi xin đưa ra Sáng kiến kinh
nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng dùng phím tắt để nâng cao hiệu quả làm việc với máy tính cho Học sinh lớp 6 - Trường THCS Thạch Bình”.
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I Cơ sở lí luận:
- Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”
- Công văn số 7845/BGD&ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn dạy môn Tin học Tự chọn lớp 6 năm học 2006-2007
- Công văn số 8607/BGD&ĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT năm học 2007-2008
- Nội dung chuyên đề nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm và sáng kiến kinh nghiệm triển khai tại Trường THCS Thạch Bình cũng chỉ rõ một trong các lĩnh vực nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm là: Tập trung nghiên cứu các đề tài ứng dụng những thành tựu của khoa học tiên tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các lĩnh vực hoạt động
II Cơ sở thực tiễn:
Trang 2Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành
Tin học là một ngành khoa học phát triển rất nhanh, phần cứng và phần mềm thay đổi và được nâng cấp không ngừng Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và kĩ năng cơ bản để chương trình không bị lạc hậu:
Ngày nay, máy tích xách tay (Laptop) được sử dụng rộng rãi Loại máy tính này được thiết kế chuột cảm ứng ngay trên máy, không cần lắp chuột rời Đôi khi việc sử dụng chuột cảm ứng này nếu không quen sẽ lúng túng
và mất nhiều thời gian Nếu cùng một thao tác thì sử dụng phím tắt sẽ rất nhanh và thuận tiện
Ở chương trình lớp 6, Phần soạn thảo văn bản sách giáo khoa hướng dẫn sử dụng phiên bản Microsoft word 2003 Nhưng thực tế hiện nay, phiên bản Microsoft word 2007, Microsoft word 2010 và Microsoft word 2013 đang ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi những ưu điểm vượt trội của nó Với những người sử dụng phiên bản Microsoft word 2003 đã quá quen thuộc khi chuyển sang sử dụng các phiên bản mới này sẽ không khỏi lúng túng, thậm chí là không thể sử dụng dù có đọc tài liệu hướng dẫn Nhưng nếu sử dụng các phím tắt thì làm quen với phần mềm rất nhanh bởi các chức năng phím tắt vẫn gần giống như phiên bản cũ
Nếu sau này học lên các lớp trên, hoặc khi các em sử dụng các phần mềm như: Photoshop hay Corel thì thường xuyên phải làm việc với các phím tắt
Với thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Vấn đề thời gian hoàn thành công việc được đánh giá rất cao Cùng một thao tác nếu ta sử dụng phím tắt sẽ nhanh hơn dùng thao tác bấm chuột rất nhiều Đặc biệt với chương trình soạn thảo văn bản (học kì 2- lớp 6) khi tay ta đang để trên bàn phím để soạn thảo thì sử dụng phím tắt sẽ nhanh hơn việc thả tay ra cầm chuột thao tác rồi lại tiếp tục soạn thảo văn bản, hoặc đôi khi thanh công cụ
bị ẩn, nếu không biết cách lấy lại thanh công cụ, và không nhớ các phím tắt học sinh sẽ không thể thực hiện được các thao tác định dạng văn bản
Đôi lúc, chuột máy tính của ta bị “đơ” thì việc sử dụng các tổ hợp phím tắt đem lại hiệu quả cao
Sách giáo khoa tin học 6 không hướng dẫn cách sử dụng các phím tắt
vì vậy một số giáo viên không chú trọng đưa vào dạy cho học sinh Việc đưa thêm cách sử dụng phím tắt vào trong tiết dạy cũng không làm mất nhiều thời gian và không ảnh hưởng đến thời gian dạy các nội dung khác của bài học
Trang 3Khả năng Tiếng Anh, đặc biệt là Tiếng Anh công nghệ thông tin của học sinh còn kém, một số thao tác chuột đòi hỏi phải nhớ các từ tiếng Anh Việc nhớ các phím tắt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều
Hơn nữa việc sử dụng bàn phím còn tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính
Với các em lớp 6, mới làm quen với Tin học và máy tính điện tử việc rèn luyện kĩ năng và thói quen sử dụng phím tắt ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính là rất quan trọng
Đa số các em học sinh lớp 6 - Trường THCS Thạch Bình ở nhà không
có máy để làm bài tập thực hành Vì vậy, các thao tác nháy chuột vào các đối tượng đồ họa, các bảng chọn là các từ tiếng Anh sẽ khó ghi nhớ hơn nhớ các phím tắt
III Các giải pháp:
1 Đưa cách sử dụng phím tắt vào giáo án dạy học và hướng dẫn học sinh thực hiện trên phòng máy
2 Dạy cho học sinh cách để dễ nhớ các tổ hợp phím tắt
3 Dạy tốt bài “Học gõ mười ngón”, động viên các em nên học gõ mười ngón
4 Trong quá trình thực hành: Thường xuyên nhắc các em cách sử dụng phím tắt để các em nhớ và tạo thói quen sử dụng phím tắt
IV Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1) Đưa cách sử dụng phím tắt vào giáo án dạy học và hướng dẫn học sinh thực hiện trên phòng máy:
- Ngoài những cách sách giáo khoa hướng dẫn sử dụng chuột thì giáo
viên đưa thêm cách sử dụng phím tắt
Ví dụ 1: Bài thực hành 1: Làm quen với một số thiết bị máy tính mục d) Tắt máy tính (phần 2)
Cách 1: Nháy chuột chọn nút Start\Turn off Computer\Turn off
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Windows + U+ U
(Lưu ý: Dấu + thể hiện sự kết hợp giữa các phím chứ không phải phím +)
Ví dụ 2: Bài thực hành 4: Các thao tác với tệp tin
Mục c) Sao chép tệp tin vào thư mục khác:
( Sao chép khối văn bản cũng thực hiện tương tự như vậy)
Cách 1:
B1: Chọn tệp tin cần sao chép
B2: Trong bảng chọn Edit, chọn mục Copy
B3: Chuyển đến thư mục chứa tệp tin được sao
B4: Trong bảng chọn Edit, chọn mục Paste
Cách 2:
B1: Chọn tệp tin cần sao chép
B2: Nhấn tổ hợp phím: Ctrl +C
Trang 4B4: Ctrl + V
Ví dụ 3:
- Lưu văn bản:
Cách 1: File\ Save
Cách 2: Nháy chọn biểu tượng save trên thanh công cụ
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S
- Mở một trang văn bản mới: Ctrl + N
- Mở một trang văn bản đã lưu trên máy: Ctrl + O
2) Dạy cho học sinh cách để dễ nhớ các tổ hợp phím tắt:
a) Để mở các bảng chọn trên thanh bảng chọn trong chương trình word: Phím Alt kết hợp với các chữ cái được gạch chân của tên bảng chọn đó: VD:
- Để mở bảng chọn Format: Alt + O
Thực hiện tương tự với các bảng chọn còn lại và các thực đơn bên trong các bảng chọn đó
b) Tổ hợp phím tắt thường dùng gồm: phím Ctrl kết hợp với chữ cái đầu tiên của từ Tiếng Anh của chức năng, đặc biệt các từ tiếng Anh đó khá quen thuộc với các em như: Open (mở), New (mới), Left (trái), Right (phải) :
Ví dụ:
+ Thao tác với tệp tin:
- Mở (Open) văn bản đã lưu trên máy: Ctrl + O
- Tạo mới (New) trang văn bản: Ctrl + N
+ Thao tác, định dạng văn bản:
(Cách này rất thuận tiện trong trường hợp thanh công cụ bị ẩn)
- Trừ một số trường hợp đặc biệt:
Trang 5Ví dụ: Thao tác Di chuyển khối văn bản: Ctrl + X (Mặc dù Di chuyển –
Cut) Vì Chữ C cũng là chữ đầu của từ Copy (sao chép) Đã được sử dụng:
Ctrl + C
Thao tác Căn giữa Ctrl + E (Mặc dù Căn giữa – Center) Vì Chữ C
cũng là chữ đầu của từ Copy (sao chép) Đã được sử dụng: Ctrl + C
3) Dạy tốt bài “Học gõ mười ngón”, động viên các em nên học gõ mười ngón.
- Việc học gõ mười ngón không chỉ có lợi cho việc soạn thảo văn bản
nói chung (gõ văn bản), mà còn rất có lợi khi ta thường xuyên sử dụng các phím tắt
4) Trong quá trình thực hành: Thường xuyên nhắc các em cách sử
dụng phím tắt để các em nhớ và tạo thói quen sử dụng phím tắt Đồng thời cũng chỉ rõ cho các em biết hiệu quả và lợi ích của việc dùng phím tắt
5) Sau đây là một số phím tắt tôi đã học hỏi và đúc rút kinh nghiệm
được trong quá trình giảng dạy để dạy cho học sinh:
PHÍM TẮT TRONG WINDOWS:
- Ctrl + Alt + Del là tổ hợp phím tắt cơ bản và quan trọng của
Windows Khi người dùng ấn đồng thời 3 phím trên, của sổ Bảo mật windows sẽ hiện ra và tại đây người dùng có thể tắt (shutdown) máy tính, khóa máy tính, chạy chức năng Task Manager
Với chức năng Task Manager người dùng có thể xem được hiện có các chương trình nào đang chạy, xem dung lượng RAM đang bị tiêu tốn, xem hiệu năng CPU đang dùng và có thể đóng (tắt) bất kỳ chương trình nào đang chạy
- Ctrl + S sẽ giúp thực sự ghi nội dung vào các file bạn vừa thay đổi.
Phím tắt này được dùng cho tất cả các ứng dụng của Windows và nó hầu như được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các phần mềm khác
Ví dụ như soạn thảo văn bản, chỉnh sửa file nhạc, file video…, đi liền với phím tắt này còn có phím tắt hay sử dụng nữa đó là Ctrl +O dùng để mở file thay vì việc bạn phải di chuột tới biểu tượng mở file trong mỗi ứng dụng
- Ctrl + C là phím tắt dùng để copy nội dung văn bản, copy hình ảnh
hoặc copy file đã được chọn (hay còn gọi là được bôi đen) Song hành với
nó là phím tắt Ctrl + V dùng để dán (paste) nội dung vừa copy vào một file hay một thư mục nào đó
Phím tắt Ctrl + X dùng để cắt (cut) nội dung văn bản hoặc file nhưng cũng đồng thời đưa nội dung vừa cắt này vào bộ nhớ đệm của Windows để người dùng có thể dán (paste) nội dung đó vào file hoặc thư mục mong muốn
Như vậy phím tắt Ctrl + X bao gồm hai chức năng: xóa và copy Ctrl +
A cho phép người dùng lựa chọn tất cả nội dung văn bản đang làm việc hoặc tất cả các file trong thư mục đang làm việc phục vụ tác vụ copy hoặc cắt
Trang 6- Alt + Tab cho phép người dùng di chuyển giữa các cửa sổ đang mở
trong Windows một cách rất nhanh chóng thay vì bạn phải di chuột và bấm vào các biểu tượng cửa sổ đang mở ở thanh Taskbar
Lần bấm Alt + Tab đầu tiên Windows sẽ chọn cửa sổ bạn vừa làm việc gần nhất Nếu bạn tiếp tục giữ phím Alt và ấn phím Tab thì Windows sẽ lần lượt chọn các cửa sổ đang mở tiếp theo
- Phím Windows (phím có biểu tượng lá cờ Windows) + R dùng để
mở hộp thoại Run (Run dialog) Từ đây, có thể gõ các dòng lệnh gọi trực tiếp các ứng dụng sẵn có của Windows hoặc gõ trực tiếp đường dẫn tới các thực mục trong Windows
Ví dụ tại hộp thoại Run bạn có thể gõ chữa Notepad để chạy chương trình Notepad, gõ chữa cmd để chạy chương trình DOS, gõ chữa calc để chạy chương trình tính toán của Windows
- Phím Windows + E dùng để mở ứng dụng quản lý file Windows
Explorer
- Phím F2 dùng để đổi tên file hoặc thư mục đang chọn Việc này
nhanh và thuận tiện hơn rất nhiều việc phải trỏ phải vào tên file hoặc thư mục đó và chọn chức năng Remane
- Windows + D dùng để thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở và hiện
lên màn hình Desktop để người dùng làm việc với các chương trình có trên Desktop
PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT WORD
(Lưu ý: Dấu + thể hiện sự kết hợp giữa các phím chứ không phải phím +)
- Tạo mới, chỉnh sửa, lưu văn bản:
Ctrl + N tạo mới một tài liệu
Ctrl + O mở tài liệu
Ctrl + S Lưu tài liệu
Ctrl + C sao chép văn bản
Ctrl + X cắt nội dung đang chọn
Ctrl + V dán văn bản
Ctrl + F bật hộp thoại tìm kiếm
Ctrl + H bật hộp thoại thay thế
Ctrl + P Bật hộp thoại in ấn
Ctrl + Z Quay lại thao tác trước
Ctrl + Y phục hội hiện trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh Ctrl + Z
Ctrl + F4, Ctrl + W, Alt + F4 đóng văn bản, đóng cửa sổ Ms Word
- Định dạng:
Ctrl + B Định dạng in đậm
Ctrl + D Mở hộp thoại định dạng font chữ
Ctrl + I Định dạng in nghiêng
Ctrl + U Định dạng gạch chân
- Canh lề đoạn văn bản:
Trang 7Ctrl + E Canh giữa đoạn văn bản đang chọn
Ctrl + J Canh đều đoạn văn bản đang chọn
Ctrl + L Canh trái đoạnvăn bản đang chọn
Ctrl + R Canh phải đoạn văn bản đang chọn
Ctrl + M Định dạng thụt đầu dòng đoạn văn bản
Ctrl + Shift + M Xóa định dạng thụt đầu dòng
Ctrl + T Thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản
Ctrl + Shift + T Xóa định dạng thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản Ctrl + Q Xóa định dạng canh lề đoạn văn bản
- Tạo chỉ số trên, chỉ số dưới:
Ctrl + Shift + = Tạo chỉ số trên Ví dụ m3
Ctrl + = Tạo chỉ số dưới Ví dụ H2O
- Chọn văn bản hoặc 1 đối tượng:
Shift + > chọn một ký tự phía sau
Shift + < chọn một ký tự phía trước
Ctrl + Shift + > chọn một từ phía sau
Ctrl + Shift + < chọn một từ phía trước
Shift + chọn một hàng phía trên
Shift + (mũi tên xuống) chọn một hàng phía dưới
Ctrl + A chọn tất cả đối tượng, văn bản, tùy vị trí con trỏ đang đứng
- Xóa văn bản hoặc các đối tượng:
Ctrl + Backspace (< ) xóa một từ phía trước
Ctrl + Delete xóa một từ phía sau
- Di chuyển:
Ctrl + Mũi tên Di chuyển qua 1 ký tự
Ctrl + Home Về đầu văn bản
Ctrl + End Về vị trí cuối cùng trong văn bản
Ctrl + Shift + Home Chọn từ vị trí hiện tại đến đầu văn bản
Ctrl + Shift + End Chọn từ vị trí hiện tại đến cuối văn bản
- Sao chép định dạng:
Ctrl + Shift + C Sao chép định dạng vùng dữ liệu đang có định dạng cần sao chép
Ctrl + Shift + V Dán định định dạng đã sao chép vào vùng dữ liệu đang chọn
Menu & Toolbars
- Tab di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn tiếp theo:
Ctrl + Tab di chuyển qua thẻ tiếp theo trong hộp thoại
Shift + Tab di chuyển tới thẻ phía trước trong hộp thoại
Enter chọn 1 giá trị trong danh sách sổ
ESC tắt nội dung của danh sách sổ
Làm việc với bảng biểu:
Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô kế tiếp Hoặc tạo 1 dòng mới
Trang 8Shift + Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô liền kế trước nó
Nhấn giữ phím Shift + các phím mũi tên để chọn nội dung của các ô Ctrl + 5 (khi đèn Num Lock tắt) chọn nội dung cho toàn bộ bảng
Alt + Home về ô đầu tiên của dòng hiện tại
Alt + End về ô cuối cùng của dòng hiện tại
Alt + Page up về ô đầu tiên của cột
Alt + Page down về ô cuối cùng của cột
Mũi tên lên Lên trên một dòng
Mũi tên xuống xuống dưới một dòng
Các phím chức năng:
F1 trợ giúp
F2 di chuyển văn bản hoặc hình ảnh (Chọn hình ảnh, nhấn F2, kích chuột vào nơi đến, nhấn Enter
F5 thực hiện lệnh Goto (tương ứng với menu Edit - Goto)
F7 thực hiện lệnh kiểm tra chính tả (tương ứng menu Tools - Spellings and Grammars)
F10 kích hoạt thanh thực đơn lệnh
F12 thực hiện lệnh lưu với tên khác (tương ứng menu File - Save As ) Kết hợp Shift + các phím F:
Shift + F3 chuyển đổi kiểu ký tự hoa - thường
Shift + F4 lặp lại hành động của lệnh Find, Goto
Shift + F5 di chuyển đến vị trí có sự thay đổi mới nhất trong văn bản Shift + F12 thực hiện lệnh lưu tài liệu (tương ứng với File - Save hoặc
tổ hợp Ctrl + S)
Kết hợp Ctrl + các phím F:
Ctrl + F2 thực hiện lệnh xem trước khi in (tương ứng File - Print Preview)
Ctrl + F4 đóng cửa sổ văn bản (không làm đóng cửa sổ Ms Word) Ctrl + F5 phục hồi kích cỡ của cửa sổ văn bản
Ctrl + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản kế tiếp
Ctrl + F8 thực hiện lệnh thay đổi kích thước cửa sổ trên menu hệ thống Ctrl + F10 phóng to cửa sổ văn bản
Ctrl + F12 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng File - Open hoặc tổ hợp Ctrl + O)
Kết hợp Ctrl + Shift + các phím F:
Ctrl + Shift + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản phía trước
Ctrl + Shift + F10 kích hoạt thanh thước kẻ
Ctrl + Shift + F12 thực hiện lệnh in (tương ứng File - Print hoặc tổ hợp phím Ctrl + P)
Kết hợp Alt + các phím F
Alt + F4 thoát khỏi Ms Word
Alt + F5 phục hồi kích cỡ cửa sổ
Alt + F7 tìm những lỗi chính tả và ngữ pháp tiếp theo trong văn bản
Trang 9Alt + F10 phóng to cửa sổ của Ms Word.
Kết hợp Alt + Shift + các phím F
Alt + Shift + F2 thực hiện lệnh lưu văn bản (tương ứng Ctrl + S)
Kết hợp Alt + Ctrl + các phím F
Ctrl + Alt + F1 hiển thị thông tin hệ thống
Ctrl + Alt + F2 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng Ctrl + O)
V Kiểm nghiệm: (Hiệu quả việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm):
1 Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Học sinh thực hiện các thao tác với máy tính (đặc biệt là các thao tác định dạng văn bản) rất chậm
Học sinh thường lúng túng và không thực hiện được các thao tác định dạng văn bản khi các thanh công cụ bị ẩn
Các tiết thực hành thường cách xa nhau, và ở gia đình các em không có máy nên các em thường quên một số thao tác rất đơn giản
2 Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Học sinh thực hiện các thao tác nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều
Học sinh tự tin hơn và hứng thú hơn trong các tiết học, đặc biệt là tiết thực hành
Học sinh ghi nhớ được cách thực hiện các thao tác
Tôi đã khảo sát lớp 6B năm học 2012 – 2013 (tổng số 25 Học sinh) thông qua 2 yêu cầu, khi tổng hợp kết quả thu được:
Yêu cầu 1: Định dạng văn bản.
- Đưa ra 1 văn bản “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), văn bản đã được gõ căn thẳng lề trái
- Yêu cầu HS căn giữa cho văn bản trên
Mức độ thao tác Sử dụng chuột Sử dụng phím tắt
Yêu cầu 2: Tắt máy tính
Sử dụng chuột: Start\ Turn Off Computer\Turn off
Sử dụng bàn phím: Nhấn tổ hợp phím Windows + U + U
Mức độ thao tác Sử dụng chuột Sử dụng phím tắt
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp sử dụng phím tắt khi làm
Trang 10hiệu quả các thao tác với máy tính Khi các em thực hành tốt được các thao tác sẽ tạo hứng thú học tập hơn cho các em
C KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1 Kết luận:
Với học sinh lớp 6 – mới bắt đầu làm quen với máy tính rèn luyện cho các em kĩ năng và thói quen sử dụng các phím tắt khi làm việc với máy tính
là rất cần thiết Đề tài này đã mang tính thực tiễn rất cao: Trong quá trình làm việc với máy tính đặc biệt là soạn thảo văn bản, việc sử dụng phím tắt rất nhanh và hiệu quả Đặc biệt sẽ rèn luyện cho các em thói quen làm việc chuyên nghiệp với máy tính
Tin học là môn học có tính chất đặc thù: Việc dạy bộ môn tin học cần phải linh hoạt, không nhất thiết lấy sách giáo khoa làm chuẩn Trong quá trình dạy học có thể đưa ra nhiều cách làm để học sinh tham khảo và áp dụng
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đúc rút được trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu, học tập mong rằng sẽ giúp ích được không chỉ cho các đồng chí giáo viên dạy môn Tin học 6, các em học sinh, mà còn giúp ích được cho các đồng chí cán bộ giáo viên thường xuyên làm việc với máy tính nhất là công việc soạn thảo văn bản
2 Ý kiến đề xuất:
- Đề nghị Ban giám hiệu Nhà trường, các cấp Uỷ Đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh học sinh toàn trường quan tâm ủng hộ hơn nữa để xây dựng thêm cơ sở vật chất để các em có điều kiện thực hành với máy tính nhiều hơn
- Đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành hàng năm nên tổ chức cho học sinh THCS thi học sinh giỏi môn Tin học
Vì thời gian có hạn, và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của tôi còn ít nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong các đồng chí đồng nghiệp đóng góp để hoàn thiện đề tài nghiên cứu hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thạch Thành, ngày 26 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân, không sao chép nội dung của người khác
Người viết SKKN:
Trần Thị Hà