1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương pháp hạn chế chuyển giá tại Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

46 655 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 90,84 KB

Nội dung

MỤC LỤCCHƯƠNG 1: CÔNG TY XUYÊN QUÓC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty xuyên quốc gia đoi vói nền kinh tế1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Đặc trưng của

Trang 1

Đề tài:

Các ph ương pháp hạn chế c ng pháp h n ch c ạn chế c ế c huy n giá t i Vi t Nam ển giá tại Việt Nam ạn chế c ệt Nam c a ủa

các doanh nghi p có v n đ u t n ệt Nam ốn đầu tư nước ngoài ầu tư nước ngoài ư ước ngoài c ngoài

L i nói ời nói đ u ầu tư nước ngoài

l Lý do chọn đề tài:

Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tưnăm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khácnhau Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2008, nguồnvốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước vàliên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư Nguồn vốn FDI đổ vàonước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng củacác dự án Nguồn vốn FDI phân bổ rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cảnước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếpnhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyếtcông ăn việc làm cho lao động trong nước FDI trở thành một trong những nguồn cungcấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển,tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường

Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển củakinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiệntượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam

bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách; bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranhkhông lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản

lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồnvốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI củachính phủ

Trang 2

Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm chochính phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần phảinhìn nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức vấn đề “chuyển giá “tại các doanhnghiệp FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳhọp quốc hội gần đây

Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, Đại biểu Trần Du Lịch đãcho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thànhphố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng.Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng “lỗ giả, lãi thật” ở các doanh nghiệp FDI

và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiệntượng “chuyển giá” là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát “nhưng nói thực với Quốc hội

là không kiểm soát được”

Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một cuộcchạy đua và cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực Quan trọng hơn nữa là saukhi thu hút được vốn thì quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả và phục vụ cho mụctiêu phát triển nền đồng thời tạo ra một mội trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh Đểthực hiện được điều này cần phải có sự quan tâm một cách đúng mức của Chính PhủViệt Nam, cơ quan thuế, hải quan và các ban ngành có liên quan

Thông qua các phương tiện truyền thông cũng như trong quá trình học tập nghiêncứu và trong thực tế công việc, tôi quyết định chọn đề tài: “Các phương pháp hạn ng pháp h n ạn

ch chuy n giá t i Vi t Nam c a các doanh nghi p có v n đ u t n ạn ệt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ủa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ệt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ốn đầu tư nước ngoài ầu tư nước ngoài ư ước ngoài c ngoài ”

làm luận văn tốt nghiệp cao học

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyểngiá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam trong thờigian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế đến khi Việt Nam đã chính thức là thànhviên của tổ chức thương mại thế giới Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này sẽ đề

ra một số biện pháp chống chuyển giá nhằm đảm bảo ổn định phát triển kinh tế tại ViệtNam và phù hợp với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI và hiện tượng chuyểngiá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi mở của kinh tếđến nay Chuyển giá là một vấn đề rất nhạy cảm trong việc kinh doanh của các doanh

Trang 3

nghiệp cũng như là đối với cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy trong đề tài sẽ tập trungvào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng và trong giớihạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép.

3 Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biệnchứng, bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn

số liệu trong và ngoài nước nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan,logic trong phân tích và nhận xét.Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp diễn dịch,quy nạp, so sánh trong quá trình phân tích và làm rõ vấn đề

4 Bố cục của đề tài

Đề tài được trình bày theo bố cục như sau:

Chương 1: Công ty xuyên quốc gia và hoạt động chuyển giá

Chương 2: Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp kiểm soát chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia

Trang 4

MỤC LỤCCHƯƠNG 1: CÔNG TY XUYÊN QUÓC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty xuyên quốc gia đoi vói nền kinh tế

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Đặc trưng của TNC

1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giả của TNC 1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của TNC

1.2.2 Khái niệm hoạt động chuyển giá

1.3 Các yếu tố thúc đẩy TNC chuyển giá

1.3.1 Các yếu to thúc đẩy bên ngoài (động cơ bên ngoài)

1.3.2 Các yếu tố thúc đẩy bên trong (động cơ bên trong)

1.4 Các tác động của chuyển giá

1.4.1 Dưới góc độ TNC

1.4.2 Dưới góc độ các quốc gia liên quan

1.5 Kinh nghiệm chong chuyển giá tại một so quốc gia trên thế giới

1.5.1 Kinh nghiệm chong chuyển giá tại Mỹ

1.5.2 Kỉnh nghiệm chong chuyển giá tại Trung Quắc

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIETNAM

2.1 Môi trường pháp lỷ và tình hình thu hút von đầu tư trực tiếp (EDI) tại Việt Nam

2.2 Phân tích tình hình hoạt động chuyển giả của các doanh nghiệp EDI trong thòi gian qua tại Việt Nam

2.2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam

2.2.2 Tim hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam

2.2.2.1 Nâng giá trị vốn góp

2.2.2.2 Chuyên giá thông qua chuyên giao công nghệ

2.2.2.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường

2.2.2.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất

2.2.2.5 Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãi

Trang 5

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIẺM SOẮ T HOẠ T ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUÔC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TÉ QUÓC TÉ.

3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phoi họp giữa các quốc gia chống lại chuyển giá

3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam

3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá

3.2.2 Ôn định kính tế vĩ mô và ấn định đồng tiền Việt Nam

3.2.3 Cải cách thuế của Chỉnh phủ

3.2.4 Nhóm giải pháp mang tỉnh chất kỹ thuật

3.3 Một số giải pháp kiến nghị bồ sung

3.3.1 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch

3.3.2 Xây dựng bảng tống hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho ngành

3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lỷ khu vực đầu tư nước ngoài

3.3.4 Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ L ỤC

Trang 6

Ch ương pháp hạn chế c ng 1: Công ty xuyên qu c gia và các ho t đ ng ốn đầu tư nước ngoài ạn chế c ộng

chuy n giá ển giá tại Việt Nam

l.l: Khái niệm, mục tiêu và các tác động của công ty xuyên quốc gia đối vói nền kỉnh tế

l.l.l: Kháỉ niệm:

Công ty xuyên quốc gia là một trong những chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất,

là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia Cáccông ty xuyên quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia Công tyxuyên quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tếcủa các quốc gia Các công ty xuyên quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quátrình toàn cầu hóa: đó là những tố chức kinh doanh có quyền sở hữu hoặc hoạt độngkinh doanh diễn ra trên địa bàn nhiều quốc gia

Trong kinh tế thường có sự phân biệt giữa Công ty quốc tế (IntemationalCorporation) với Công ty đa quốc gia (Multunational Corporation) và Công ty xuyênquốc gia (Transnational Corporation) Trong đó, Công ty quốc tế là công ty có sự quốc

tế hóa thị trường, tức là hoạt động cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài Công

ty đa quốc gia là công ty quốc tế có sự quốc tế hóa nguồn vốn, tức có chủ đầu tư thuộccác quốc tịch khác nhau Công ty xuyên quốc gia là công ty có sự quốc tế hóa hoạt độngkinh doanh nhưng chủ đầu tư thường thuộc 1 quốc tịch

1.1.2: Đặc trưng của TNC:

TNCs có những đặc trưng nhất định như công nghệ tiên tiến, trình độ quản líhiện đại, năng lực cạnh tranh cao, mạng lưới hoạt động rộng, lượng tài sản sở hữu lớn,doanh thu lớn, thương hiệu mạnh Cho đến nay, theo UNCTAD, các TNCs sở hữu tới80% kỹ thuật mới của thế giới, 60% đầu tư quốc tế và 40% thương mại toàn cầu CácTNCs có những đặc điểm đặc thù về sở hữu và những đặc điểm này quyết định các đặctrưng khác của các TNCs và tạo cho các TNCs có những lợi thế quan trọng phát sinh từlợi thế sở hữu so với các chủ thể khác trong giao dịch quốc tế

Nó là một tập đoàn xuyên quốc gia có một sự hiện diện toàn cầu thực sự lây langiữa các nước Tuy nhiên, nó sẽ là quá nhiều của một đơn giản hóa để gọi một công tyxuyên quốc gia nếu nó có một sự hiện diện ở một số nước hoặc có giao dịch bằng ngoại

tệ nhiều Chất lượng thực sự của một công ty xuyên quốc gia rõ ràng là khả năng theo

Trang 7

đuổi một sự pha trộn đúng đắn của địa phương đáp ứng thông qua các tùy biến, giảm chiphí thông qua các tiêu chuẩn và cấu hình chuỗi giá trị tối ưu

Ví dụ, một công ty với một cũng nghĩ ra mạng lưới sản xuất ở các nước khácnhau, để làm cho nó tiền tệ trung tính 5 sẽ được nhiều hơn xuyên quốc gia trong đó xuấtkhẩu từ nước nhà của mình và sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hợp đồng kỳhạn để loại bỏ nguy cơ ngoại hối Tương tự như vậy, một công ty phát triển một mạnglưới các hoạt động mà làm cho nó ít dễ bị tổn thương trước các rủi ro chính trị tại các thịtrường cá nhân ở nước ngoài, xuyên quốc gia sẽ được nhiều hơn một mà không có mộtmạng lưới.Các tập đoàn xuyên quốc gia kết họp các thuộc tính khác nhau mà vượt rangoài tầm với của các công ty mà chủ yếu cạnh tranh ở thị trường trong nước của họ

Quyền sở hũu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giớiđều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động

cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau

Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh cótính toàn cầu Tuy các công ty xuyên quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuậthoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh

Và đặc biệt là về các đặc trưng sở hữu của các công ty xuyên quốc gia

1.2: Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm chuyển giá của TNC

1.2.1: Các nghiệp vụ mua bán nôi bộ (chuyến giao nội bộ):

Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của TNC là những hoạt động mua bán qua lạigiữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con của TNC với nhau Các công

ty con của TNC hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau do đó các giaodịch nội bộ của các TNC diễn ra rất đa dạng và phức tạp với số lượng ngày càng nhiều

và giá trị ngày càng lớn Các hoạt động này được thực hiện thông qua các giao dịch như:giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình;chuyển giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn như chovay và đi vay nội bộ; qua việc tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực vànhân lực, qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phícho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển

Trong thực tế, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được các nhà quản lýcủa TNC định giá sao cho tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp trên bình diện toàn tập

Trang 8

đoàn, đây chính là hành vi chuyển giá Hành vi này không chỉ tác động lên kết quả hoạtđộng của TNC mà còn tác động lên ngân sách quốc gia

Để hạn chế hành vi chuyển giá, các quốc gia cần áp dụng nguyên tắc dựa trênnguyên lý giá thị trường ALP (The Arm’s - Length Principie) trong việc định giá cácnghiệp vụ chuyển giao nội bộ nhằm đảm bảo tính công bằng trong thương mại

Nguyên tắc ALP chính là cơ sở cho các nghiệp vụ mua bán, trao đổi hàng hóa vàcung cấp dịch vụ giữa các quốc gia Nguyên tắc này đòi hỏi các nghiệp vụ mua bán nội

bộ trong các TNC phải được thực hiện như các nghiệp vụ mua bán diễn ra giữa các bênđộc lập với nhau nhằm thể hiện được tính khách quan của quan hệ thị trường

Định giá chuyển giao và các phương pháp định giá chuyển giao:

Định giá chuyển giao là việc sử dụng các phương pháp đế xác định giá cả củacác nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ một TNC phù hợp với thông lệ quốc tế và đượcchấp nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của TNC đang hoạt động

Việc định giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trị của các thành viêntrong các TNC, nhưng khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trườngthì xảy ra hoạt động chuyển giá, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp chính phủ xácđịnh xem các TNC có thực hiện chuyển giá hay không

+) Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled PriceMethod -CUP)

Nội dung: so sánh giá cả phải trả cho các hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyểngiao trong một nghiệp vụ chuyển giao có kiểm soát với giá cả phải trả cho các hàng hoá

và dịch vụ chuyến giao trong một nghiệp vụ chuyến giao tự do có thế so sánh được

Cơ sở: thực hiện nguyên tắc giá thị trường (tức là dựa trên quan hệ không quenbiết)

Nếu có sự khác biệt không lớn lắm giữa các nghiệp vụ chuyển giao của bên cóliên kết với bên không liên kết, có thể làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch như: chấtlượng hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, điều kiện giao hàng, thời hạn chuyển giao, quan hệthanh toán, có thể thực hiện phương pháp “CUP được điều chỉnh” Phương pháp CUP cóđiều chỉnh sẽ không thực hiện được khi có những sự khác biệt trong các nghiệp vụ

Trang 9

chuyển giao giữa các bên có liên kết và không liên kết mà việc điều chỉnh rất khó thựchiện, hoặc không thực hiện được Những sự khác biệt đó bao gồm: khác biệt về chấtlượng sản phẩm; khác biệt thị trường về mặt địa lý; khác biệt về cấp độ thị trường; khácbiệt về số lượng và loại tài sản vô hình liên quan đến việc bán hàng

+) Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost plus method - CPM)

Phương pháp giá vốn cộng thêm chi phí dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sảnphẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đócho bên liên kết

Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn(hoặc giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành)sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt độngcủa doanh nghiệp và điều kiện thị trường Mức lợi nhuận này phải được tính toán saocho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản với giá thị trườngtrong các nghiệp vụ mua bán chuyến giao giữa một công ty là thành viên của TNC vàmột công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau

Điều quan trọng là tính phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là họp lý Phần lợinhuận tăng thêm này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Nếu công ty này chỉ sản xuất và thực hiện mua bán theo hợp đồng cho chỉmỗi công ty mẹ và không gia công cho bất cứ công ty nào khác thì phần lợinhuận tăng thêm này sẽ được tính theo một tỷ lệ trên giá vốn sao cho hợp lý

Nếu công ty sản xuất ra sản phẩm vừa bán cho công ty mẹ và công ty độclập khác thì phần lợi nhuận tăng thêm sẽ được phân bố theo tỷ lệ tổng vốn thamgia vào quá trình sản xuất sản phẩm Bên cạnh đó, còn phải so sánh giá cả hànghóa dịch vụ trong nghiệp vụ mua bán nội bộ và nghiệp vụ mua bán với công tyđộc lập

Thêm vào đó, một số yếu tố như chức năng hoạt động của cơ sở kinhdoanh sẽ kéo theo một số các chi phí kèm theo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi gộp

Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như các ràng buộc giao hàng về thờigian, số lượng và chất lượng sản phẩm, luu kho, lưu bãi

Trang 10

Phương pháp này thường được áp dụng trong một số trường hợp sau:

Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên kết,gia công chế biến và phân phối…

Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp táckinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc thực hiện các thỏathuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đàu ra

Giao dịch cung cấp dịch vụ các bên liên kết

+) Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method-RPM)

Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sảnphẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từbên liên kết

Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán racủa sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khácđược tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan, chiphí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế)

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giátrị chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho(:) giá bán ra (doanh thu thuần) Trường hợp doanh nghiệp có chức năng là đại lý phânphối không có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phầntrăm (%) trên giá bán của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giábán ra (doanh thu thuần)

Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanhthu thuần) như:

Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp (ví dụ: đại lý phânphối độc quyền, thực hiện các chưong trình quảng cáo, khuyến mại, bảohành );

Chủng loại, quy mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩmmua vào để bán lại và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường(ví dụ: bán buôn, bán lẻ, );

Trang 11

Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thànhlợi nhuận gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập làtương đương nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán)+)Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method- PSM)

Phương pháp PSM được sử dụng trong những trường hợp, các TNC có mối liênkết mua bán qua lại quá chặt chẽ, các giao dịch với khối lượng lớn và phức tạp (vớinhững trường hợp này, các phương pháp như CUP, RPM tỏ ra không hiệu quả)

Phương pháp này dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết, tổnghợp của nhiều thành viên trong TNC thực hiện, sau đó thực hiện tính toán lợi nhuậncho từng thành viên tham gia liên kết giống như cách các bên giao dịch độc lập phânchia lợi nhuận trong những điều kiện tương đương

Các giao dịch tổng hợp thường là các giao dịch đặc thù, duy nhất bao gồm nhiềugiao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ về các đặc tính sản phẩm

Trong thực tế phương pháp chiết tách lợi nhuận thường được áp dụng cho cáctrường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triến sản phẩm mới hoặcphát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sảnxuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thànhphẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sỡ hữu hoặc quyền sỡ hữu trítuệ duy nhất

+)Phương pháp so sánh lợi nhuận (Comparable profít method - CPM)

Phương pháp so sánh lợi nhuận là phương pháp mở rộng của phương pháp giábán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi.Phương pháp này dựa vào tỷ suất sinh lời củasản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn đế so sánh làm cơ sở xác định tỷ suấtsinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giaodịch tương đương nhau Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra đượcthu nhập huần trước thuế là cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và được ápdụng với một trong các điều kiện sau:

•Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập

và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời;

•Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời nhưng cáckhác biệt này đã được loại trù’ bằng cách xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt

Trang 12

trọng yếu đó đế điều chỉnh, tuỳ theo từng trường hợp cụ thế có thể tăng hoặc giảm giá trịnhằm loại trừ các khác biệt trọng yếu đó.

Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời như:

•Các yếu tố về tài sản, vốn và chi phí sử dụng cho việc thực hiện chức năngchính của doanh nghiệp (ví dụ: sản xuất, chế biến trên cơ sở sử dụng máy móc do doanhnghiệp đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất, chế biến trên cơ

sở sử dụng máy móc do cơ sở khác cho thuê để gia công);

•Tính chất ngành nghề hoạt động, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất hoặctiêu thụ (ví dụ: thành phẩm được làm từ nguyên vật liệu thô hoặc từ bán thành phẩm);

•Phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm (ví dụ: sảnphẩm đang trong giai đoạn khấu hao nhanh so với khấu hao thông thường)

+)Phương pháp chuyển giao lợi nhuận ròng (Transactional Net Margin TNMM)

Method-Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ

đi các định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo tỷ lệ phần trăm của một khoảnmục cơ sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trịtài sản thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạtđộng giao dịch độc lập khác có thể so sánh được của cùng công ty mà chúng ta đang đềcập đến

Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối vớicông ty con của TNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyến giao có thể

so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở Trong một số trường hợpcần phải áp dụng các điều chỉnh mang tính định lượng cho các khác biệt về mặt vật chấtgiữa các chuyển giao liên kết và các chuyến giao độc lập Do phương pháp này tập trungvào phân tích lợi nhuận phát sinh từng nghiệp vụ chuyển giao một cách riêng lẻ, nênphương pháp này sẽ bị gặp khó khăn khi các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràngbuộc chặt chẽ với nhau Các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìmđược các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được

1.2.2: Khái niệm hoạt động chuyển giá:

Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tàisản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá

Trang 13

thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty xuyên quốc gia (Train NationsCompany) trên toàn cầu.

Các hình thức chuyển giá:

+)Tùy vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các TNC sử dụng các biện pháp khácnhau đế thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu

a Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn

Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn gópcủa bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các quyết địnhliên quan đến hoạt dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng.Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn

Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽgiúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào Việc tăng mứckhấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:

• Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư

• Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư

b Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu (tài sản vô hình)Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụngviệc này mà các TNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức phachế, chuyển giao công nghệ nhằm tăng phần góp vốn của mình lên Một số trường hợpphía góp vốn bằn tài sản vô hình có xuất trình gay chứng nhận của công ty kiểm toánnhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định

c Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trongliên doanh với giá cao

Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toántiền hàng nhập khẩu.Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sảnxuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm

d Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý

Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian Một số đối tácliên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp.Chi phínày phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu

Trang 14

Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phảitrả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý Ở một số trườnghợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lựccũng là công ty con của cùng một tập đoàn.

Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài:

cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao

Một hình thức chuyển giá của công ty có vón FDI là trả lương, chi phí cho chuyên gia tưvấn được gởi đến từ công ty mẹ.Loại hình tư ván này rất khó xác định số lượng và chấtlượng để xác định chi phí cao hay thấp Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI thựchiệnhành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là phídịch vụ tư vấn

e Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa

Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằmtránh nộp thuế nhập khẩu nhiều Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạtđộng tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao đế bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩmvới giá thấp.Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty ký hợp đồngnhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế

f Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bàng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ

Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất họp lý nhưdùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn

mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đấy chi phí hoạt động tài chính lên caonhư chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay và chuyển một phần lợi nhuận về nướcdưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá

về sau

g Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn

Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và các công tycon Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản xuất hàng hóa quatrung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho công ty phân phốibằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo Thông qua việc này sẽ định vị lại loạingoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn Nhưng trên thực tế, hànghóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối mà

Trang 15

không qua trung tâm tái tạo hóa đơn Hình thức này thường xảy ra trong ngành dượcphẩm.

1.3: Các yếu tố thúc đẩy TNC chuyển giá:

1.3.1: Các yếu tố bên trong:

Trong một số trường hợp khi TNC phạm phải các sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sailầm trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường, các chi phí quảng cáo,quảng bá sản phẩm quá cao và hậu quả là tình trạng thua lỗ của TNC tại chính quốc haycủa các công ty thành viên trên các quốc gia khác Vì thế, để có một hình ảnh đẹp vềtình hình tài chính trước các cố đông và các bên hữu quan khác, thì chuyển giá là mộtgiải pháp để có thể thực hiện được ý đồ trên

Chuyển giá giúp các TNC chia sẽ việc thua lỗ với các thành viên, nhò' vậy các khoảnthuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh doanh trở nên sáng sủa hơn một cách giả tạo

vi phạm pháp luật các quốc gia

Chiếm lĩnh được thị trường là một trong những tham vọng của các TNC.Nhưng để làmđược điều đó, TNC phải đánh bật được các đối thủ của mình, đồng thời chiếm toàn bộquyền kiểm soát và quyền sở hữu công ty.TNC thực hiện việc này bằng cách tăng cườngcác hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm trong giai đoạn mới thâm nhập thị trường,làm cho TNC bị lỗ nặng và kéo dài Bằng nguồn lực tài chính dồi dào của mình, cácTNC thực hiện hành vi chuyển giá bất hợp pháp để kéo dài tình trạng thua lỗ nhằmchiếm lấy quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty Tồi tệ hơn là đẩy các đối tác rakhỏi hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát cũng như sở hữu côngty.Sau khi chiếm lĩnh được thị trường, các TNC thực hiện nâng giá sản phẩm để bù đắpcho phần lồ lúc trước.Tình trạng này thường thấy ở các nước đang phát triến như ViệtNam, khi mà trình độ quản lý còn nhiều yếu kém

Lợi dụng các đặc quyền, ưu đãi mà các quốc gia đưa ra trong chính sách kêu gọi đầu tưcủa nước mình, TNC xem công ty con đặt tại các quốc gia này như một nơi tập trungtoàn bộ lợi nhuận của TNC, thực hiện hành vi chuyển giá đế lại hậu quả xấu cho nướctiếp nhận đầu tư

Ngoài ra, các TNC còn thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu rủi ro khi giao dịchcác sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trongcác ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược

Trang 16

1.3.2: Các yếu tố bên ngoài:

Thuế: Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, các TNC luôn tìm kiếm một lợi thế từthuế suất thuế TNDN của các quốc gia có mức thuế suất khác nhau bằng các hành vichuyển giá Các thủ thuật thường sử dụng là nâng giá mua đầu vào các nguyên vật liệu,hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng tại các quốcgia có thuế suất thuế TNDN cao Nhờ vậy, các TNC đã chuyển một phần lợi nhuận từquốc gia có thuế suất thuế TNDN cao sang quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp, nhưthế các TNC đã thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình Nói tóm lại, sựkhác biệt về thuế suất thuế TNDN là động cơ lớn thúc đấy chuyển giá

Tỷ giá: • Với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, TNC rút vốn đầu tư ở quốcgia mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai Như vậy lúcnày ngoài lợi nhuận thu được, TNC còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do sựbiến động có lợi về tỷ giá

•Với mục tiêu giảm rủi ro về tỷ giá, TNC sẽ thanh toán những khoản công nợ sớm nếu

họ dự báo rằng đồng tiền mà quốc gia họ đầu tư sẽ mất giá trong tương lai

Hoạt động liên doanh liên kết: Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động liêndoanh liên kết, TNC định giá thật cao các yếu tố đầu vào từ công ty mẹ đẻ nắm quyềnquản lý

Lạm phát: TNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để bảo toàn sốvốn đầu tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất giá

Tình hình kinh tế - chính trị: TNC sẽ thực hiện chuyển giá đế chống lại các tác động bấtlợi của các chính sách kinh tế ở nước đang đầu tư, mặt khác hoạt động chuyển giá làmgiảm các khoản lãi dẫn đến giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động

1.4: Các tác động của chuyển giá:

1.4.1: Dưới góc độ của TNC: a) Tác động tích cực:

Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư ) tạo điềukiện cho các TNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiếu trách nhiệm ở quốc gia TNCđang đầu tư

Thực hiện chuyển giá, các TNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng cóđược dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác

Trang 17

Thực hiện chuyển giá sẽ giúp các TNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các nướcđang đầu tư.

Tránh khỏi các rủi ro trong nghiên cứu sản phẩm, giảm chi phí về rủi ro thị trường tiêuthụ và các yếu tố đầu vào

Trang 18

b) Tác động tiêu cực:

Neu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các TNC phải chịu một khoản phạtrất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh huởng nghiêm trọng trênthuơng tnrờng quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ởnhững nước TNC đi đầu tư sau đó

1.4.2: Dưới góc độ của các quốc gia liên quan:

a Dưới góc độ các quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư

Tác động tích cực: Khi có hoạt động chuyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư có mứcthuế thu nhập thấp làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn

Tác động tiêu cực:

• Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việcthực hiện hành vi chuyển giá của các TNC làm các luồng vốn chảy vào nhanh mạnh, sau

đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế

bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau

• Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi từhoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với cáckhó khăn tài chính khi các TNC thoái vốn do các thu nhập không bền vững trước đâytrong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế

•Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước tiếpnhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ

mô và khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển

•Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh tế củacác quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sè dễ dẫn tới lệ thuộcvào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị

b Dưói góc độ các quốc gia xuất khẩu đầu tư

Nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cânthương mại, cán cân thanh toán quốc tế Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn vềhình thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều thuếhơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư

Trang 19

• Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó khăn nhấtđịnh do việc các dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chínhphủ.

1.5 Kỉnh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới

1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ a.Thực trạng

Theo một cáo buộc mới đây của Mỹ, hầu hết các công ty nước ngoài hoạt động kinhdoanh tại Mỹ đều không nộp thuế thu nhập liên bang Từ năm 1998 tới 2005, khoảng2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹcũng trốn thuế TNDN Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS) đã cáo buộc ràng tống doanh thucủa các công ty này lên tới hàng nghìn tỷ đô la, nhưng các công ty nước ngoài đã lấymột lượng lớn doanh thu từ các công ty con tại Mỹ và đã tránh được một khoản tiền thuếlên đến 8 tỷ USD mỗi năm

Trong những bằng chứng trình cho úy Ban Tài Chính Hoa Kỳ, úy viên IRS cho rằng:những người nộp thuế đã chuyển những khoản lợi nhuận quan trọng ra nước ngoài bằngcác thao tác về giá chuyển nhượng giữa các bên liên quan Do đó, thu nhập của mộtnhóm ngành kinh tế thường được sinh ra ở những nơi có mức thuế suất thấp hay nhữngnơi pháp luật không quy định về thuế chặt chẽ hơn là ở Mỹ, làm giảm trách nhiệm pháp

lý về

Trang 20

huế thu nhập của các doanh nghiệp nước ngoài Trong đó các ngành kỹ thuật công nghệcao và dược phẩm đang chuyến lợi nhuận ra nước ngoài thông qua nhiều điều khoản liênquan đến việc định giá chuyến giao các tài sản vô hình cho các bên liên quan Thỏa thuậnphân chia chi phí (Cost-sharing agreement) là phưong pháp được dùng cho hoạt động này.Nói cách khác đó là sự chuyển dịch không đúng thu nhập ra nước ngoài, vấn đề chuyểngiao vô hình và chuyển giá đã dẫn đến những thử thách quan trọng trong việc tuân thủ luậtthuế của các tập đoàn đa quốc gia Mức độ vi phạm vấn đề này ngày càng tăng (Eversen2006)

Hoạt động chống chuyển giá tác động trực tiếp tới tất cả các quốc gia, và gần như luôntồn tại ngầm trong môi trường hoạt động kinh tế quốc tế.Hoạt động này chỉ được biết đếnkhi các cơ quan thuế của các quốc gia phát hiện và thực hiện những hình phạt nghiêmkhắc đối với các TNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng

Cục thuế Hoa Kỳ đã xem xét chính sách giá chuyển nhượng của công ty dược phẩmtoàn cầu, GlaxoSmithKline, đã cho thấy rằng tỷ lệ công ty chi trả cho dịch vụ marketing

mà chi nhánh của nó tại Mỹ đã cung cấp từ năm 1989 đến 1996 thì quá thấp, và vì vậy đãlàm giảm bớt thu nhập của Glaxo và tránh được một khoản thuế khoảng 5,2 tỷ USD(Daily Telegraph, 8 January 2004) Sau 17 năm kiện tụng và đàm phán, Glaxo giải quyếttranh chấp bằng cách chi trả 3,4 tỷ USD (Cơ quan thuế nội địa của Mỹ công bố,11/9/2006; tờ The Time, 12/9/2006) Tuy nhiên, công ty này còn liên quan đến một vụtranh chấp 1,9 tỷ USD khác (theo tờ báo Wall Street, 23/5/2009) Cơ quan thuế Hoa Kỳcũng được đề nghị xem xét hành vi chuyển giá của một số tập đoàn lớn khác như HomeDepot, Limited Brands Inc., Kmart Corp., Gap Inc., Sherwin-Williams Inc., Tyson FoodsInc., Circuit City Stores Inc., Stanley Works, Staples Inc., and Burger King Corp (WallStreet Journal, 9/8/2002) Họ cũng kiện những công ty như Shell, Mobil Oil, Oxy USA,Chevron, Conoco, BP Amoco, Texaco, Pennzoil, UPRC, Sun Oil, Kerr-McGee, và Exxon

vì được cho là giá bán năng lượng dưới mức giá cơ bản của thị trường và phải hoàn trả

400 triệu USD

Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của TNC rất đa dạng Các nghiệp vụ muabán diễn ra với khối lượng lớn và độ phức tạp cao, vi vậy mà tiếp cận các nghiệp vụ nào

có chứa đựng hành vi chuyển giá là rất khó.Tương tự rất khó xác

định lợi nhuận nào được tạo ra trên đất Mỹ và lợi nhuận nào được tạo ra bên ngoài mộtcách chính xác Do đặc điểm thuế suất thuế TNDN của Mỹ năm 2009 là 40%, khá cao so

Trang 21

với một số nước nên TNC có xu hướng chuyến lợi nhuận ra nước ngoài vì họ cho rằngthuế suất tại Mỹ cao và chính phủ không xem xét hết các chi phí của họ.

b Mỹ chống chuyền giá như thế nào?

Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cả các quốc gia

có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý thì cũng phải đương đầu vớihoạt động chuyển giá diễn ra tùng ngày trong nền kinh tế Nen kinh tế Mỹ là nền kinh tếlớn nhất thế giới, có kinh nghiệm quản lý kinh tế cũng như pháp luật về kinh tế tiến bộ sovới các quốc gia phát triển khác nhưng Mỹ cũng không là quốc gia ngoại lệ trong trườnghợp này

Tháng 5/1992 ủy ban ngân sách quốc hội Mỹ đã báo cáo trước thượng nghị viện về sựgia tăng mạnh mẽ hoạt động chuyển giá của TNC là một trong những nguyên nhân gây ra

sự giảm thuế TNDN

Một trong những đạo luật chống chuyển giá cơ bản và đầy đủ là IRS Sec 482 Đạo luậtnày quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyểngiao giữa các TNC với nhau nhưng đồng thời cố vũ cho việc vận dụng phương pháp địnhgiá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận Pháp luật của Mỹ quy định là phần thunhập được tạo ra trên lãnh thổ của Mỹ thì phải nộp thuế thu nhập cho dù là công ty xuyênquốc gia này có thuộc quyền sở hữu của Mỹ hay không Các công ty này không được nétránh nộp thuế thu nhập cho phần thu nhập phát sinh trên đất Mỹ bằng cách chuyển lợinhuận ra nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá hay chuyển dịch hoạt động đầu tư vàocác quốc gia có thuế suất thấp

1.5.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc :

• Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập đoàn kinh tế cócác chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc sẽ chịu thanh tra về thuếchống chuyển giá nhiều lần

• Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề nào đó

về thuế thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận Điều này khác hoàntoànnếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế được cơ quanthuếtiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu bang khác

• Neu bị xá định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về địnhgiáchuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuếcóliên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu Trong khi tại Mỹ chỉápđặt tính lại thuế TNDN mà thôi

Trang 22

• Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên cácnguồn thông tin đại chúng và mọi người đều biết Nhưng tại Trung Quốc thì cơ quan thuếTrung Quốc xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí mật.

Nội dung của luật Pháp luật mới về quy định giá chuyến nhượng có hiệu lực từ 1/1/2008,Trung Quốc sẽ thực hiện áp dụng các quy định về giá chuyển giao khi các bên có quan hệnhư sau:

• Một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên cổ phần của doanhnghiệp khác

• Một bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên số cổ phần trong cả haidoanh nghiệp

• Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn với khoản vốnvay vượt quá 50% vốn của doanh nghiệp, hoặc 10% trở lên tổng số các khoản nợ củadoanh nghiệp

• Một doanh nghiệp chỉ định hơn một nửa số quản lý cấp cao của một doanh nghiệpkhác (bao gồm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc), Hoặc hơn một nửa của cấp quản lýdoanh nghiệp (bao gồm Hội đồng quản trị và các tổng giám đốc) cũng phục vụ như làquản lý cao cấp tại doanh nghiệp khác

• Một doanh nghiệp có việc hoạt động mua và bán hàng, cung cấp và nhận dịch vụđược kiểm soát bởi một doanh nghiệp khác

Để xác định mục tiêu cho việc kiểm toán điều tra giá chuyển nhượng dễ dàng hơn, điều

29 của Guoshuiía số 2 (2009) vạch ra 7 tiêu chuẩn được sử dụng 3 tiêu chuẩn chính trong

Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vichuyển giá Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng hành vi vi phạm luật có thể

bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị truycứu trách nhiệm hình sự Luật thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01tháng 1 năm 2008 các khoản thuế bị trả thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên

Trang 23

kết sẽ phải chịu một khoản lãi phí Khoản lãi suất này được tính bàng lãi suất cho vay cơbản Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cùng kì cộng 5% phí Tuy nhiên,nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác theo quy địnhnày thì 5% phí tăng thêm này có thế được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn.

Trung Quốc cũng khuyến cáo những hậu quả bất lợi mà những người không tuân thủquy định giá chuyển nhượng có thể gặp.Đó là người nộp thuế có thể sẽ bị đưa vào mộttrong những mục tiêu đầu tiên cho một cuộc thanh tra về vấn đề định giá chuyểngiao.Thông thường, người nộp thuế không được chấp nhận tham gia vào các thỏa thuậngiá trước

Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định để tham gia vào các thỏa thuận giá trước

Do đó các doanh nghiệp sẽ được tham gia nhiều hơn Đẻ hội đủ điều kiện để trở thànhứng viên cho APA các công ty phải có tổng giá trị các giao dịch hằng năm với các bênliên quan lớn hơn 40 triệu Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã nộp hồ sơ hàng năm và nộp

hồ sơ tài liệu đương thời theo quy định của pháp luật Đồng thời công ty sẽ không tốn lệphí khi nộp đơn cho APA

Trong năm 2009, cơ quan Thuế Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào các chủ thể,công ty có giao dịch với các khu vực có luật thuế thấp hoặc có giao dịch với các thiênđường thuế Ngoài ra, các phòng thuế tại các thành phố thuộc Bắc Kinh và Thượng Hải vàtại các tỉnh ven biển cũng đã rất tích cực trong việc thực hiện hoạt động kiếm toán giáchuyển nhượng, các giao dịch liên quan đến tiền bản quyền và phí dịch vụ lao động cũngđược kiểm soát chặt chẽ (kết quả khảo sát chuyển giá toàn cầu, Ernst & Young, 2009).Cũng theo nguồn này công bố, trong những năm qua, cơ quan thuế đã tập trung vào cácngành may mặc, điện tử và viễn thông, thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, công nghiệp,

ô tô, dược phẩm, và các ngành công nghiệp dịch vụ, cũng như về các vấn đề tài chính liênquan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và các công ty có vốn đầu tư ra bên ngoài

Hiện nay, các phòng thuế cũng tăng cường các công cụ như công nghệ thông tin và cơ

sở dữ liệu để hỗ trợ cho công tác chống tránh thuế Phòng thuế cũng đang gia tăng huấnluyện cho các chuyên gia chống trốn thuế bao gồm cả đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cả đàotạo trong nước và đào tạo nước ngoài Ngoài ra, các sở thuế cũng đã tuyển dụng thêm sinhviên tốt nghiệp đại học các ngành liên quan để bố sung thêm vào lực lượng chống trốnthuế

Ngày đăng: 25/11/2015, 13:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w