b. Mỹ chống chuyền giá như thế nào?
3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam 1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá :
3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá :
Đe hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bán phá giá và chống trợ cấp của Việt Nam cần thực hiện các công việc sau:
(i) Tiếp tục soạn thảo và thông qua các văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết (cả về thủ tục và nội dung) việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khố các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
Việc soạn thảo cần đi theo hướng:
- Ghi nhận và nội luật hóa các quy định chi tiết có liên quan trong 02 Hiệp định liên quan của WTO;
- Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan của các nước thành viên WTO và chuyển hóa một cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam
(ii) Xây dựng các Bảng câu hỏi điều tra mẫu, các Bản hướng dẫn về thủ tục hành chính cụ thể áp dụng cho cơ quan có thẩm quyền điều tra và các chủ thể liên quan.
Các Bảng câu hỏi hay Bản hướng dẫn như thế này có thể không ở dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể mà chỉ là hướng dẫn thực tiễn nhưng sẽ có ý nghĩa với việc triển khai các vụ điều tra trên thực tế. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn này có thể được thực hiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và thực tiễn phong phú về vấn đề này. Những kinh nghiệm thực tế của các vụ việc ở Việt Nam có thể sẽ là nguồn rất tốt để điều chỉnh các văn bản này (vấn đề là trong một tương lai gần, khả năng có một vụ kiện như vậy không lớn).
Tóm lại, về cơ bản pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá và chống trợ cấp không có điểm mâu thuẫn hay trái với các quy định liên quan của WTO. Tuy nhiên để việc triển khai trên thực tế được khả thi và tuân thủ đúng các nguyên tắc của WTO, rõ ràng hệ thống này còn cần được hoàn thiện nhiều hơn nữa, chủ yếu theo hướng bố sung quy định chi tiết cho các quy định “khung” hiện tại