Trong quá trình giao lưu với ngôn ngữ văn hóa Hán qua nhiều thế kỷ dân tộc ta đã sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên những yếu tố của văn tự Hán để ghi lại các từ trong tiếng việt theo nguyên t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 21.2 Sự ra đời của chữ Nôm
2 Diễn biến của chữ Nôm
3 Vai trò của chữ Nôm
4 Ưu và khuyết điểm của chữ Nôm
Chương 3: Bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm
1 Bộ thủ chữ Hán được sử dụng trong chữ Nôm
1.1 Số lượng
1.2 Một số bộ thủ Nôm thường sử dụng
1.3 Sự khác biệt giữa bộ thủ chữ Hán và bộ thủ chữ Nôm
2 Vấn đề sử dụng bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm
Trang 32.1 Vị trí của bộ thủ Hán trong cấu tạo chữ Nôm 2.2 Bộ thủ Hán trong cấu tạo chữ Nôm
PHẦN KẾT LUẬN
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước đã sản sinh ra biết bao vị anh hùng dân tộc và những giá trị văn hóa tinh thần bất
hủ với thời gian
Trong quá trình đấu tranh hào hùng và không kém phần khốc liệt ấy dân tộc ta, đất nước ta đã kiên quyết giữ gìn tiếng nói (hay nói đúng hơn là ngôn ngữ) của dân tộc mình
Có ngôn ngữ rồi mới có chữ viết Chữ viết ra đời trên cơ sở ngôn ngữ và hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài Đó là nét chung của các hệ thống ngôn ngữ văn
tự cổ đại Và đối với Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ
Sự sáng tạo ra chữ viết là một thành quả văn minh vĩ đại Nhờ có chữ viết, nhiều thành tựu tư duy sáng tạo đã được lưu trữ trong các loại văn bản, sách vở, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử và đã trở thành văn hóa di sản thành văn vô cùng quý báu của từng quốc gia, dân tộc và của toàn thể loài người
Như chúng ta đã biết, do hoàn cảnh lịch sử mà đất nước ta đã có một thời gian dài sử dụng văn tự Hán một cách rộng rãi trong các lĩnh vực hành chính, văn chương
và học thuật Rất nhiều di sản văn hóa quý báu của tổ tiên ta đã được bảo tồn và lưu truyền đến nay qua hệ thống văn tự được sáng tạo trên cơ sở của văn tự cổ xưa ấy – đó chính là chữ Nôm Do đó, muốn tiếp thu tốt phần di sản văn hóa này chúng ta không thể không nghiên cứu kĩ về chữ Nôm
Sự sáng tạo ra chữ viết theo nghĩa rộng rãi và phổ biến nhất là một khả năng tiềm tàng trong bản thân đời sống văn hóa xã hội của mọi dân tộc [16; tr 4] Trong quá trình giao lưu với ngôn ngữ văn hóa Hán qua nhiều thế kỷ dân tộc ta đã sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên những yếu tố của văn tự Hán để ghi lại các từ trong tiếng việt theo nguyên tắc ghi âm tiết trên cơ sở âm Hán Việt (tức cách đọc chữ Hán của người Việt Nam), nhằm đáp ứng nhu cầu ghi tên người, tên đất, hoa cỏ cây trái của người Việt Nam mà những vấn đề này chữ Hán không thể đảm nhận được
Chữ Nôm là một sáng tạo rất có ý nghĩa của cha ông ta, sự xuất hiện của chữ Nôm là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trên con đường phát triển văn hóa dân tộc trong quá khứ
Trang 6Đó là một thứ văn tự của dân tộc ta đã được sử dụng trong gần mười thế kỷ cho tới cuối thời thuộc Pháp thì trở thành một thứ chữ cổ không được dùng trong đời sống hằng ngày nữa Cùng với chữ Hán, chữ Nôm là một phương tiện ghi chép một phần quan trọng văn hóa dân tộc ta [3; tr 283]
Chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán Muốn đọc chữ Nôm thì điều kiện
cơ bản là phải biết chữ Hán, song đó là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ Còn phải nắm vững các phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, nắm vững tình hình diễn biến của chữ Nôm trải qua các thời kỳ đồng thời phải nắm vững một số quy luật ngữ
âm học lịch sử tiếng Việt và tiếng Hán Việt [16; tr 283]
Để hiểu rõ hơn về chữ Hán, chữ Nôm cũng như cấu tạo của từng loại chữ ấy
như thế nào và đặc biệt là tầm quan trọng của Bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm
nên tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu
Theo tác giả Đặng Đức Siêu và Nguyễn Ngọc San trong Giáo trình Ngữ Văn
Hán Nôm (tập II), xuất bản năm 1988, thì việc nghiên cứu chữ Nôm được đặt ra từ đầu
thế kỉ XX Các ông Lê Dư, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đổng Chi đã dựa vào các cứ liệu lịch sử để bàn về nguồn gốc chữ Nôm
Trong Việt Nam văn học sử yếu (1996), Dương Quảng Hàm có bàn tới vấn đề
này Ông cho rằng giả thuyết chữ Nôm ra đời từ thời Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên) tức là vào cuối thế kỷ XIII (đời nhà Trần) là một sai lầm Vì sử sách chỉ ghi Hàn Thuyên sáng tác thơ, phú bằng tiếng Nôm chứ không hề nói ông đã đặt ra chữ Nôm hoặc chữ Nôm đã ra đời từ thời của ông Cũng trong cuốn sách này, Dương Quảng Hàm cũng đã bàn tới một số quy tắc cấu tạo chữ Nôm nhưng chưa thật hoàn chỉnh
Bửu Cầm, trong quyển Dẫn nhập nghiên cứu chữ Nôm đã giới thiệu một cách
khái quát về nguồn gốc, kết cấu và những ưu nhược điểm của chữ Nôm
Trang 7Theo tác giả Nguyễn Ngọc San trong Lí thuyết chữ Nôm văn Nôm thì các ông
Trần Văn Giáp, Hoa Bằng, Đinh Gia Khánh, Hoàng Xuân Hãn chỉ tập trung đánh giá vai trò quan trọng của chữ Nôm chứ chưa đi sâu vào vấn đề chuyên biệt vì họ không
có điều kiện để tiếp xúc với văn bản Nôm
Cũng theo Nguyễn Ngọc San thì công trình khảo cứu đầu tiên về chữ Nôm là
quyển Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975) của Đào Duy Anh Trong
quyển sách này tác giả đã chứng minh gốc tích xưa nhất của chữ Nôm nằm trong tấm
bia chùa, tháp, miếu huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú mang tên Hội thích giáo Thiền tự
già báo ân tự bi ký (năm 1210 đời Lí Cao Tông) với 20 chữ Nôm khác nhau chủ yếu là
ghi tên người Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu khá kỹ về cấu tạo và diễn biến của chữ Nôm nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chữ Hán
Ngành nghiên cứu chữ Nôm chỉ mới thực sự có sự chuyển mình mạnh mẽ từ khi có sự kết hợp nghiên cứu chữ Nôm với nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt Và công đầu có thể ghi cho Nguyễn Tài Cẩn Trong những bài báo của mình Nguyễn Tài Cẩn đã chứng minh thời điểm xuất hiện của chữ Nôm dựa vào tình hình sử dụng chữ Hán ở Việt Nam, các cứ liệu lịch sử và nhất là sự hình thành của âm Hán Việt Âm Hán Việt giữ vai trò âm đọc cơ bản của chữ Nôm nên sự hình thành của nó đã làm tiền
đề cho sự xuất hiện của chữ Nôm
Với Nguyễn Khuê trong Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm (1987 – 1988),
nhìn chung tác giả đưa ra một số giả thuyết đã có trước đó nhưng trình bày theo trật tự thời gian nên có hệ thống và dễ hiểu hơn những tài liệu trước Và cuối cùng có đưa ra những nhận xét nhưng chỉ dừng lại đánh giá một cách chung chung, chưa có ý kiến dứt khoát là chữ Nôm có từ bao giờ
Nguyễn Tá Nhí, Hoàng Thị Ngọ, Lã Minh Hằng cũng có một số công trình nghiên cứu về chữ Nôm trong những luận án Tiến sĩ của mình
Nhìn chung, những thành tựu nghiên cứu trong mấy chục năm qua rất đáng kể nhưng so với những gì cần làm thì những thành tựu đó vẫn còn khiêm tốn Trong quá trình nghiên cứu sau này chắc chắn chúng ta còn phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, góp phần thúc đẩy ngành Nôm học tiến lên một tầm cao mới
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích thực tiễn cuối cùng của việc học tập Hán Nôm là đọc hiểu các văn
Trang 8bản cổ, trên cơ sở đó tiến hành việc phân tích, kế thừa và phát huy di sản văn hóa dân tộc
Những văn bản này nói chung đều cách xa ta quá nhiều về thời gian Nhìn chung, nội dung của chúng gắn bó với chúng ta trên một mức độ nhất định, qua một số mặt nhất định của cuộc sống xưa kia mà chúng ta có thể tự hào coi là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa của quá khứ Nhưng, có thể nói một cách tổng quát rằng những văn bản này thông báo với chúng ta những cách nhìn, điệu cảm, lối nghĩ, kiểu sống không hoàn toàn đồng điệu với chúng ta Những cách nhìn, điệu cảm, lối nghĩ, kiểu sống ấy lại được bộc lộ ra qua một hệ thống ngôn ngữ văn học mang nhiều đặc trưng độc đáo trong bản thân chữ nghĩa, trong các biện pháp tu từ và phương thức biểu đạt Qua những văn bản này, sau khi đã tìm hiểu phần chữ nghĩa trên bề mặt, người học phải đi tới chỗ đào sâu khai thác những lớp ý nghĩa tiềm ẩn bên dưới các chữ, các câu, các đoạn mạch thơ văn rồi từ đó sẽ tiến hành việc phân tích, nhận định, đánh giá về nội dung và hình thức của văn bản [16; tr 11]
Trên cơ sở tìm hiểu đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cấu tạo chữ Nôm, cũng như thấy rõ vai trò của bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm Và qua đó, ta
cũng hiểu rõ tầm quan trọng của Bộ thủ trong cấu tạo chữ Hán có điểm gì khác và giống so với Bộ thủ trong cấu tạo chữ Nôm Vì vậy nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
việc học tập, tiếp nhận và phân biệt các văn bản chữ Hán với chữ Nôm Muốn giải thích một tác phẩm văn học hay một văn bản Nôm nào mà thiếu hiểu biết về chữ Nôm, văn Nôm thì rất dễ mắc phải những sai lầm đáng tiếc Vì lẽ đó mà Vũ Văn Kính trong
Học chữ Nôm đã có viết: Chúng ta nghiên cứu chữ Nôm và học chữ Nôm không phải
để sáng tác viết ra những bản văn Nôm mới, mà là để đọc được, khai thác được những bản văn Nôm đã có [11; tr 15]
Tìm hiểu đề tài Bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm ta sẽ biết thêm nhiều
hơn về chữ Nôm cũng như những thói quen sinh hoạt văn hóa xã hội, những vật dụng, công cụ được sử dụng hằng ngày được làm từ những vật liệu gì và có khác biệt gì so với thời đại của chúng ta hiện nay Ngoài ra, việc tìm hiểu đề tài này còn giúp ta hiểu thêm vài nét về sự giao lưu văn hóa giữa nước ta với nước láng giềng Trung Hoa và từ
đó thấy được những giá trị nhân văn được thể hiện qua các văn bản Nôm của dân tộc
Trang 94 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này người viết triển khai phân tích và làm rõ các vấn đề bộ thủ
trong cấu tạo chữ Nôm qua văn bản Nôm Truyện Kiều của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều (Đối chiếu chữ Nôm – chữ Quốc ngữ), xuất bản năm 2001 do Vũ Văn Kính (khảo
lục) cùng với một số văn bản Nôm cổ Đồng thời làm rõ vị trí của bộ thủ trong cấu tạo
chữ Hán qua một số văn bản chữ Hán của Việt Nam như: Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt, Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du, Tụng giá
hoàn kinh sư – Trần Quang Khải
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp hệ thống, liệt kê những bộ thủ được sử dụng trong chữ Hán và có xuất hiện trong cấu tạo chữ Nôm, tiến hành các phương pháp chứng minh, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu vị trí vai trò của bộ thủ trong chữ Hán và chữ Nôm để từ đó rút ra tầm quan trọng của bộ thủ trong cấu tạo chữ Nôm
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
Trang 11Chương 1 BỘ THỦ TRONG CẤU TẠO CHỮ HÁN
1 Lược sử chữ Hán
Chữ Hán là một nền văn tự cấu tạo theo lối chữ vuông, được người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng 3500 năm (thuộc vào loại sớm nhất thế giới) khi người Hán còn đóng khung địa bàn cư trú của mình ở lưu vực sông Hoàng Hà và Vị Hà Lúc đầu, chữ Hán chỉ phục vụ riêng cho người Hán và các tầng lớp trên trong xã hội Trung Hoa Dần dần, nó được sử dụng ở nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và phát triển mạnh từ thế kỉ X đến thế kỉ XX
Lịch sử ra đời của chữ Hán gắn liền với Thương Hiệt – một sử quan đời Hoàng
Đế Theo đó, thời điểm xuất hiện của nó cũng rất xa xưa gắn liền với việc phát hiện và giải mã văn tự Giáp cốt ở di chỉ Ân Khư – kinh đô cũ của nhà Ân Từ văn tự Giáp cốt cho đến bây giờ, chữ Hán đã trải qua nhiều lần biến đổi về hình thể để tạo thành hệ thống chữ khối vuông hoàn chỉnh
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình biến đổi của chữ Hán:
Giáp cốt văn 甲 骨 文:
Đây là dạng chữ viết của thời nhà Ân, khắc trên mai rùa hoặc xương thú Vì nó
dùng vào việc bói quẻ nên còn gọi là Bốc từ (lời bói) hoặc Khế văn (chữ khắc bằng khế
đao, một loại tiền cổ) Chữ Giáp cốt còn có tên gọi là Ân Khư văn tự (vì được nó được
tìm thấy ở vùng Ân Khư - cố đô của nhà Ân) Đây là dạng chữ đã tương đối hoàn chỉnh nhưng nó vẫn còn nhiều nét viết và bộ thủ chưa hoàn toàn ổn định
Kim văn 金 文 (còn gọi là chữ Chung đỉnh):
Đây là dạng chữ được khắc hoặc đúc trên dụng cụ bằng đồng thau và đời Chu (từ thế kỉ XI – 771 TCN) Loại chữ này về hình thể còn gần với chữ Giáp cốt nhưng chữ Kim đã hoàn chỉnh hơn, đã chú ý đến vẻ đẹp của chữ và dễ khắc hơn, không đòi hỏi phải giống với các vật thật
Trang 12(cuối đời Chu), nhà Tần đã quy định một dạng chữ viết chuẩn gọi là chữ Tiểu triện với
những đường nét đơn giản hơn nhiều
Lệ thư 隸 書:
Là dạng chữ thông dụng vào đời nhà Hán, bắt đầu được dùng từ cuối đời Tần
đến thời Tam quốc Chữ Lệ còn gọi là Hán lệ Ở giai đoạn đầu, chữ Lệ còn bảo lưu một số dạng nét của Tiểu triện Với chữ Lệ, văn tự Hán đã bước vào một giai đoạn mới
trong quá trình ổn định thể chữ, hoàn toàn đã thoát khỏi tình trạng hình vẽ và được cấu
Thảo thư xuất hiện sớm hơn Khải thư, tức vào khoảng đầu nhà Hán Thời kì
đầu, Thảo thư là biến thể của chữ Lệ viết nhanh, nên có tên Thảo lệ, sau gọi là Chương
thảo Từ cuối đời Hán trở đi, chữ Thảo đã thoát li hẳn dấu vết của Lệ thư còn sót lại
trong Chương thảo, để hình thành một loại chữ có nét bút liền nhau (loại chữ này viết
Thuyết văn giải tự của Hứa Thận – bộ sách chuyên nghiên cứu, giải thích chữ Hán dựa
trên mối quan hệ gắn bó giữa 3 mặt: hình thể – âm đọc và ý nghĩa Trong Thuyết văn
giải tự Hứa Thận đã trình bày tương đối cặn kẽ một hệ thống phân loại, sắp xếp chữ
Trang 13Hán xây dựng trên nguyên tắc tạo chữ và dùng chữ được gọi chung là Lục thư (sáu
loại chữ) bao gồm: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú và Hình thanh [2;
Ví dụ: Chữ mạt 末 là ngọn cây (dấu - ở tại phần trên chữ mộc 木)
Chữ nhận 刃 là lưỡi dao (dấu - ở tại phần chỉ phía lưỡi của chữ đao 刀: con
Trang 14dao)
2.3 Hội ý 會 意
Chữ hội ý là chữ hợp các phần mà thấy được nghĩa
(Hứa Thận) Đây là loại chữ được ghép bởi hai hay nhiều chữ khác hoặc giống nhau nhằm chỉ mối liên hệ hoặc để tăng thêm về mặt chất hay lượng Chữ Hội ý thường được dùng để cấu tạo nên những tính từ, động từ hoặc những danh từ không có hình tượng
cụ thể (danh từ chỉ thời gian) Loại nghĩa này khá trừu tượng, rất khó thể hiện bằng phương pháp Tượng hình
Ví dụ:
Để tìm và xác định người vào ban đêm phải dựa vào cách gọi tên nên chữ danh
名 được cấu tạo bởi bộ khẩu 口 (chỉ miệng gọi) và chữ tịch 夕 (đêm) tạo thành ý nghĩa
đi đêm phải gọi tên
Chữ minh - với ý nghĩa mặt trời là vật sáng nhất ban ngày, mặt trăng là vật sáng
nhất ban đêm, người ta ghép hai chữ 日 nhật: mặt trời và 月 nguyệt: mặt trăng lại với nhau tạo thành chữ 明 minh: sáng
Chữ sâm 森 có nghĩa là rậm rạp, để chỉ nghĩa của từ này người ta đã kết hợp
nhiều chữ mộc 木 lại với nhau
2.4 Giả tá 假 借
Giả tá là loại chữ vốn không có chữ, nhờ thanh mà gửi tự
(Hứa Thận) Giả tá là chữ vay mượn chữ này để ghi lại chữ kia trên cơ sở đồng âm
Để ghi lại một từ trong khẩu ngữ chưa từng có từ tương ứng, người Trung Hoa
cổ đã sử dụng biện pháp tạo chữ mà không thêm chữ tức là có 2 từ (hoặc nhiều từ),
mặc dù có ý nghĩa khác nhau cũng vẫn được ghi lại bằng một chữ ô vuông miễn là kết cấu ngữ âm của những từ đó và âm đọc của chữ ô vuông kia giống nhau Giờ đây, để thể hiện những chữ chưa có người Trung Hoa đã sử dụng những từ có sẵn, có âm đọc
và kết cấu ngữ âm tương đồng với kết cấu ngữ âm và âm đọc với những từ chưa có chữ để vay mượn Trên cơ sở này, hàng loạt từ mới đã xuất hiện và có chữ để ghi lại [2; tr 18]
Ví dụ: Chữ ô 烏: than ôi Nghĩa gốc là chỉ con quạ (vốn là chữ tượng hình), sau được
Trang 15mượn dùng làm thán từ ôi
Chữ chi 之 có nghĩa là của Nghĩa gốc là cây nhỏ bắt đầu mọc ra khỏi đất (vốn
là chữ Tượng hình), sau được mượn dùng để chỉ một từ có nghĩa là sở hữu
Chữ tây 西 là phương tây Nghĩa gốc là tổ chim (vốn là chữ Tượng hình), sau
được mượn làm từ chỉ phương hướng
2.5 Chuyển chú 轉 注
Phép chuyển chú là một chữ nào đó do sự thay đổi về âm đọc dẫn đến thay đổi
về mặt hình thể từ đó tạo ra chữ mới Phép Chuyển chú này tạo nên những cặp chữ khác nhau về hình thể và âm đọc nhưng giống nhau (hoặc gần giống nhau) về mặt ý nghĩa
Ví dụ: 訊 tấn có nghĩa là hỏi, chuyển chú cho 問 vấn: hỏi Chữ tấn thuộc bộ 言 ngôn: lời nói Chữ vấn thuộc bộ 口 khẩu: miệng Hai chữ không cùng bộ nhưng cùng loại chỉ
hoạt động của lời nói [2; tr 20]
Chữ 謹 cẩn: cẩn thận, chuyển chú cho 慎 thận: cẩn thận Chữ cẩn có bộ 言 ngôn: lời nói Chữ thận có bộ 心 tâm: tim Tuy hai chữ trên không cùng bộ nhưng
cùng loại chỉ hoạt động tinh thần
2.6 Hình thanh 形 聲
Đây là phép thông dụng nhất trong cách cấu tạo chữ Hán
Hình thanh là loại chữ lấy sự làm tên, mượn thanh cấu thành
(Hứa Thận) Chữ hình thanh kết hợp cả 2 xu hướng biểu ý và biểu âm trong cách cấu tạo,bộ phận chỉ ý nghĩa của chữ gọi là HÌNH; Bộ phận chỉ âm đọc gọi là THANH
Trang 16khoảng trên dưới 90% tổng số văn tự Hán [2; tr.24]
Xét về cấu tạo chữ Hán ta thấy rằng, chữ Hán cũng như tiến trình tiến hóa của văn tự nhân loại đã đi từ giai đoạn vẽ hình (Tượng hình) sang biểu ý (Hội ý) và cuối cùng là đến biểu âm (Hình thanh) Những văn tự cổ xưa hiện nay không còn quốc gia nào dùng nữa, thế nhưng đối với chữ Hán ta vẫn thấy dâu vết xưa của văn tự nhân loại đọng lại Như vậy, có thể nói rằng chữ Hán là một văn tự quý giá trong văn tự nhân loại
3 Bộ thủ
Bộ thủ (部首) hoặc gọi tắt trong tiếng Việt là bộ chữ Hán (một thành phần cốt
yếu của từ và tự điển tiếng Hán) Danh mục bộ thủ chữ Hán đóng vai trò gần giống
như một bộ chữ cái tiếng Hán Hầu như tất cả chữ Tượng hình của tiếng Hán đều được phân vào các bộ thủ và những chữ thuộc cùng một bộ thủ lại được chia theo số nét Số
nét thay đổi từ 1 đến 17 Những chữ thuộc cùng một bộ thủ được xếp theo số nét cộng
thêm vào số nét của bộ thủ [20]
Để sắp xếp, hệ thống hóa kho văn tự Hán một cách hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ và sử dụng, Hứa Thận đã chia 9353 chữ được đem ra phân tích
trong Thuyết văn giải tự thành 540 đơn vị tập hợp gọi là Bộ, dựa trên mối quan hệ
khăng khít giữa 3 mặt hình thể – âm đọc – ý nghĩa của văn tự Hán Dưới mỗi bộ sẽ có những chữ có liên quan với nhau về một mặt nào đó Đứng đầu mỗi bộ có tên một chữ
làm tiêu biểu, gọi là Bộ thủ [16; tr 38 - 39 ]
Ví dụ: Những chữ mộc 木: cây, bản 本: gốc cây, mạt 末: ngọn cây, quả 果: trái
cây đều được xếp chung vào một bộ, lấy mộc làm Bộ thủ
Đến đời Minh (1368 – 1661), Mai Ưng Tộ đã phân chia, sắp xếp lại các bộ chữ Hán của Hứa Thận, chỉ giữ lại 214 bộ
3.1 Vị trí của Bộ thủ: Bộ thủ đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong chữ Hán
Chữ hà 河 trong câu thơ:
Nam quốc sơn hà nam đế cư (南 國 山 河 南 帝 居)
(Nam quốc sơn hà)
là chỉ về sông, nó còn chỉ sông Hà Hán là sông Thiên Hà ở trên trời, cao xa vô
cùng cho nên những kẻ nói khoác không đủ tin gọi là hà hán [5; tr 317 – 318] Chữ hà
Trang 17có bộ thủy ở bên trái, còn bộ phận bên phải là chữ khả 可
Chữ như 如 trong câu thơ:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (如 何 逆 虏 來 侵 犯)
(Nam quốc sơn hà)
có nghĩa là bằng, cùng Có thể dùng để so sánh như: ái nhân như kỉ - yêu người
như mình Cũng có thể dùng để hình dung, lời nói ví thử Ngoài ra, trong kinh Phật
cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là như Như có bộ nữ 女 ở
bên trái chữ
Chữ hà 何 trong câu thơ:
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? (天 下 何 人 泣 素 如)
bên trái, ngoài ra còn bộ phận bên phải là những chữ Hán khác để cấu tạo nên chữ
nghịch hoàn chỉnh
Theo đó, các chữ phạm 犯 trong có nghĩa là xâm phạm, cái không nên xâm vào gọi là phạm, như: can phạm (干 犯), mạo phạm; nhữ 汝 – sông Nhữ ( 滝 汝); thuật 述
– sông Thuật (滝 述); hoài 懷 (trong thuật hoài - 述 懷) – nhớ, ví dụ như: hoài đức
úy uy có nghĩa là nhớ đức sợ uy; ngoài ra, hoài còn có nghĩa là: bọc, chứa, mang hoặc lòng, bế, như: bản hoài – nguyên lòng này; hoài còn có nghĩa là lo nghĩ, hay hoài
bão,…; đều có bộ thủ ở vị trí bên trái chữ như: Bộ khuyển 犭, bộ thủy , bộ sước 辶,
bộ tâm 忄
3.1.2 Đứng bên phải chữ Hán
Chữ thủ 取 trong câu thơ:
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (汝 等 行 看 取 敗 虛)
có nghĩa là chịu lấy, như: nhất giới bất thủ - một mảy chẳng chịu lấy ngoài ra, thủ
Trang 18còn có nghĩa là chọn lấy, như: thủ sĩ – chọn lấy học trò để dùng [5; tr 89] Chữ thủ có
bộ hựu 又 ở bên phải chữ Ngoài ra còn có bộ phận bên trái chữ là bộ nhĩ 耳
Chữ công 功 là việc như: nông công – việc làm ruộng; công còn có nghĩa là công hiệu, công lao Ngoài ra, công còn chỉ những loại đồ làm khéo tốt Công 功 có bộ lực
力 cũng ở bên phải chữ, và phần còn lại của chữ là một chữ Hán khác (chữ công 工)
Nam nhi vị liễu công danh trái (男 兒 未 了功 名 債)
Chữ sư 師 trong Tụng giá hoàn kinh sư (從 駕 還 京 師) có nghĩa là nhiều, đông đúc, như: chỗ đô hội trong nước gọi là kinh sư – có nhiều chỗ ở to rộng và đông người;
sư còn có nghĩa là dạy người ta học về đạo đức, học vấn, như: sư phạm giáo khoa tức
khoa dạy đạo làm thầy Ngoài ra, có một sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như: họa sư, nhạc sư… [5; tr 171] Chữ sư 師 có bộ cân 巾 ở bên phải, còn lại là một chữ
Hán khác ở vị trí bên trái chữ để bổ sung về mặt âm đọc của chữ
Các chữ hồ 胡 trong câu thơ:
Cầm hồ Hàm Tử quan (擒 胡 鹹 子 關)
có nghĩa là yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ Râu mọc ở đấy gọi là
hồ tu; hồ còn có nghĩa là cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ; hồ
còn được dùng làm trợ từ, từ để hỏi, như: hồ khả - sao vậy? hồ bất – sao chẳng?
Tu 須 có nghĩa là đợi, ví dụ như: tương tu thậm ân – cùng đợi rất gấp hoặc tu còn
có nghĩa là nên Phàm cái gì nhờ đó để mà làm không thể thiếu được gọi là tu, vì thế nên sự gì cần phải có ngay gọi là thiết tu:
Thái bình tu trí lực (太 平 須 致 力)
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Hoặc 或 là hoặc, lời nói còn ngờ, chưa quyết định hẳn, ví dụ như: hoặc nhân –
hoặc người nào, hoặc viết (或 曰) – hoặc có kẻ nói rằng; hoặc còn có nghĩa là ai, có
Những chữ vừa đề cập trên đều có các bộ thủ ở bên phải chữ như: Bộ nhục 月, bộ hiệt 頁, bộ qua 戈 và những bộ phận còn lại của chúng thuộc về những chữ Hán khác
ở vị trí bên trái
Trang 193.1.3 Đứng phía trên chữ Hán
Chữ nam 南 có nghĩa là phương Nam hay tên bài nhạc, như: Chu nam, Triệu nam (召 南) là tên những bài nhạc trong Kinh Thi [5; tr 82] Chữ nam có bộ thập 十 nằm
bên trên còn phần bên dưới là một chữ Hán khác dùng để biểu thị âm đọc của chữ
Chữ đẳng 等 có nghĩa là bực, như: xuất giáng nhất đẳng – giáng xuống một bực
Đẳng còn có nghĩa là cùng, đều, ngang, như: mạc dữ đẳng luân (莫 與 等 倫) – chẳng
ai cùng ngang với mình Ngoài ra, đẳng còn có nghĩa là chờ đợi, như: đẳng đãi, đẳng hậu đều có nghĩa là đợi chờ [5; tr 426] Đẳng có bộ trúc 竹 nằm phía trên chữ biểu thị
ý nghĩa còn bộ phận còn lại nằm bên dưới để biểu thị âm đọc cho chữ
Chữ hoa 花 trong câu thơ:
Tây hồ hoa uyển tận thành khư (西 湖 花 苑 盡 成 墟)
có nghĩa là hoa, hoa của cây cỏ hay tục gọi các vật lang lỗ sặc sỡ như vẽ vời thêu thùa là hoa Ngoài ra, hoa còn có nghĩa là nhà trò, con hát Chữ hoa có bộ thảo 艹
cũng nằm ở vị trí bên trên chữ
3.1.4 Bộ thủ nằm ở phía dưới của chữ Hán
Chữ thiên 天 là bầu trời hoặc cái gì kết quả tự nhiên, sức người không thể làm
được thì gọi là thiên Tôn giáo gọi chỗ của các thần linh ở là thiên, như: thiên quốc (天
國), thiên đường [5; tr 127] Thiên có bô thủ đại 大 nằm ở vị trí bên dưới của chữ
Chữ phân 分 có nghĩa là chia, tách ghẽ, như: ngũ cốc bất phân (五 穀 不 分) – không phân biệt năm giống thóc Phân còn có nghĩa là phút, hoặc chỉ về một môn số học Chữ phân 分, còn có âm đọc là phận [5; tr 65] Phân 分 có bộ đao 刀 nằm ở bên
dưới, còn lại phần bên trên là một chữ Hán khác để cấu tạo nên chữ phân
Chữ quân 軍 – quân lính, như: lục quân (六 軍) – quân bộ, hải quân – quân thủy; quân là một tiếng thông thường gọi về việc binh, như: tòng quân - theo lệnh, hành quân – đem quân đi
Chữ cổ 古 là ngày xưa, không xu phụ thói thời, như: cổ đạo – đạo cổ, cao cổ -
cao thượng như thói xưa:
Vạn cổ thử giang san (萬 古 此 江 山)
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Trang 20Hai chữ trên đều có những bộ thủ xếp ở vị trí bên dưới chữ chẳng hạn như: Bộ
xa 車, bộ khẩu 口
Chữ vấn 問 là hỏi, cái gì không biết đi hỏi người khác thì gọi là vấn Ngoài ra,
vấn còn có nghĩa là hỏi thăm, tra hỏi, tra hỏi kẻ có tội Hoặc vấn còn có nghĩa khác là tin tức: âm vấn, lễ ăn hỏi – vấn danh (問 名) [5; tr 102] Chữ vấn có bộ thủ khẩu 口
nằm bên trong, còn bộ phận bên ngoài là một chữ Hán khác để cấu tạo nên chữ
Chữ thù 讎 có nghĩa là đáp lại, tùy ý câu hỏi mà trả lời lại từng câu từng mối gọi là thù Đền trả ngang cái giá đồ của người gọi là thù, như: thù trị (讎 値) - trả đủ
số Thù còn có nghĩa là ngang nhau, ứng nghiệm, so sánh [5; tr 579]
Trung 中 là giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể, như: trung ương – chỗ giữa, trung
tâm – giữa ruột Trung còn có nghĩa là trong, như: đối với nước ngoài thì gọi nước
mình là trung quốc (中 國)
Cả 2 chữ trên đều có các bộ thủ nằm ở vị trí bên trong chữ như: Bộ 言, bộ cổn
丨
3.1.6 Bộ thủ nằm ở vị trí bên ngoài của chữ Hán
Chữ quốc 國 trong Nam quốc sơn hà (南 國 山 河) có nghĩa là nước, có đất có dân, có quyền cai trị thì gọi là nước Chữ quốc có bộ thủ vi 囗 nằm bên ngoài chữ [5;
tr 113] Bộ phận bên trong của chữ góp phần cấu tạo nên sự hoàn chỉnh về hình thể,
âm đọc và ý nghĩa của chữ
Chữ quan 關 có nghĩa là đóng, các máy móc trong các đồ gọi là cơ quan Các
văn bằng để đi lĩnh lương gọi là quan hướng hay hai bên cùng đính ước với nhau gọi là
quan thư Ngoài ra, quan còn có nghĩa là cửa ải, như: biên quan (邊 關) – cửa ải [5; tr
662]
Chữ thái 太 là to lớn như: Thái bình (太 平), tiếng gọi người tôn trưởng, như:
thái lão bá – hàng tôn trưởng hơn bác, gọi người tôn trưởng của kẻ sang cũng gọi là
Trang 21bộ đại 大, bộ vi 囗
3.2 Vai trò của bộ thủ Hán
Bộ thủ Hán có vai trò rất quan trọng trong cấu tạo chữ Hán
Bộ thủ Hán đóng vai trò biểu ý (biểu thị ý nghĩa) trong chữ Hán
Ví dụ: Chữ tù 囚, có bộ thủ biểu ý là vi 囗 chính là sự giới hạn về mặt không
gian, cũng chính là sự giới hạn của con người khi phải ở trong tù
Chữ quốc 國, cũng có bộ thủ biểu ý là vi 囗, cũng là chỉ sự giới hạn về không
gian địa lí lãnh thổ của một quốc gia Vì vậy nó mang ý nghĩa biểu thị cho chữ quốc
Theo đó, chữ tiệt 截 có bộ thủ biểu ý là bộ qua 戈 chỉ về gươm giáo là một loại
vũ khí Chữ tiệt có nghĩa cắt đứt cũng có quan hệ với gươm giáo, vật sắt nhọn mới có
thể cắt đứt nên bộ qua biểu ý cho chữ tiệt cũng là có thể
Không chỉ đóng vai trò biểu ý trong cấu tạo chữ Hán, bộ thủ còn giúp chúng ta tra từ điển một cách nhanh chóng
Thông thường ta sẽ tra từ điển theo các âm đọc Hán Việt, nhưng nếu trong trường hợp ta không hề biết phiên âm Hán Việt đó như thế nào thì phải làm sao để biết nghĩa của từ đó Bộ thủ sẽ giúp chúng ta trong trường hợp đó Lúc đó ta sẽ nhìn về bên trái của chữ nếu nhìn thấy bộ thủ nào đó, ở trang nào, rồi trừ những nét của bộ đó đi, còn các nét kia đếm xem mấy nét, sẽ giở đến trang mấy nét của bộ ấy ta sẽ thấy ngay
Ví dụ: chữ minh 明 thì bên trái là bộ nhật 日, bộ này có 4 nét, tra vào tổng mục
ta sẽ thấy bộ này ở trang 255, tiếp theo ta sẽ đếm nốt phần chữ còn lại thì ta được 4 nét, ta sẽ giở đến những chữ có 4 nét từ trang 256 đến trang 258 ta sẽ tìm được chữ minh ở trang 257
Nếu nhìn sang bên trái của chữ mà không thấy bộ nào quen thuộc thì xem về bên phải hoặc bên trên, bên dưới chữ Hay đối với những chữ không thuộc các dạng kể trên thì ta sẽ nhận dạng ở các vị trí trong hoặc ngoài của chữ
Thông thuộc hệ thống bộ thủ ta sẽ nắm được cơ bản cấu tạo chữ Hán và có thể ghi nhớ văn tự Hán cả ba mặt hình thể - âm đọc – ý nghĩa
Chẳng hạn, bạn biết về bộ mộc 木 (chỉ về cây cối) nên khi gặp một chữ Hán lý
李 (cây mận) ta sẽ hiểu ngay chữ Hán này được cấu tạo từ bộ mộc (chỉ nghĩa) và chắc chắn trên hình thể cũng sẽ có bộ mộc
Chữ phốc 扑 (có nghĩa là đánh đập), nhìn vào hình thể ta có thể biết được chữ
Trang 22này được cấu tạo từ bộ thủ 扌(chỉ về tay) biểu nghĩa và chắc rằng nghĩa của nó cũng liên quan đến những hoạt động của tay
Trang 23Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỮ NÔM
1 Nguồn gốc của chữ Nôm
1.1 Chữ Nôm: Có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa chữ Nôm là chữ như thế nào, chẳng hạn:
Theo Dương Quảng Hàm thì: Chữ Nôm là thứ chữ hoặc dùng nguyên hình chữ
Nho, hoặc lấy hai ba chữ Nho ghép lại để viết tiếng Nam [6; tr 100]
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: Đây là một lối chữ vuông, nhưng không phải là một
lối chữ vuông có quá trình phát triển hoàn chỉnh đi từ hình vẽ mà tiến lên dần Trái lại, đây là một lối chữ vuông phái sinh, một lối chữ vuông xây dựng trên cơ sở vay mượn các yếu tố văn tự Hán, và cấu tạo về cơ bản cũng theo phương thức Hán [3;
tr.13]
Còn theo Vũ Văn Kính thì: Chữ Nôm do người Việt chúng ta sáng tác, mô
phỏng từ chữ Hán để viết theo những âm mà ta phát ra [11; tr 3]
Nhìn chung, những ý kiến trên tuy có những điểm khác nhau nhưng nó thống nhất một điểm đó là chữ Nôm là chữ do dân tộc ta sáng tạo trên cơ sở chữ Hán Ta thấy rằng, về mặt hình thể chữ Nôm là chữ được ghép lại từ bộ Khẩu và chữ Nam, về
âm đọc thì bộ Khẩu dùng để biểu thị âm đọc chệch của chữ Nam thành Nôm còn về ý nghĩa thì bộ Khẩu là tiếng nói, chữ Nam là phía Nam Như vậy chữ Nôm có nghĩa là:
Chữ viết để ghi lại tiếng nói của người phương Nam dựa trên cơ sở của chữ Hán
1.2 Sự ra đời của chữ Nôm
Chữ viết ra đời là một bước ngoặc trên con đường phát triển văn hóa của mỗi dân tộc Tổ tiên ta với truyền thống bất khuất và trí thông minh đã sáng tạo ra hệ thống văn tự mới trên chất liệu của chữ Hán – đó là chữ Nôm
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một văn kiện hay một bằng cứng cụ thể nào ghi một cách chính xác thời kì xuất hiện của chữ Nôm, chỉ biết rằng chữ Nôm ra đời là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền văn hóa nước nhà Nó thể hiện ý thức tự lực, tự cường, niềm tự hào của dân tộc trong quá trình sáng tạo, tìm tòi ra một thư văn tự riêng để lưu giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam
Dưới đây là một số giả thuyết về sự xuất hiện chữ Nôm:
- Phạm Huy Hổ trên tạp chí Nam Phong, trong bài Việt Nam ta viết chữ Hán
Trang 24nào? ông cho rằng người Việt Nam ta viết được chữ Hán từ thời Hồng Bàng, cho nên
chữ Nôm cũng có từ đời đó (năm 2879 – 258 TCN)
- Theo Văn Đa Cư Sĩ (Nguyễn Văn San) tác giả Đại Nam quốc ngữ và Pháp
Tính cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp
- Theo Lê Văn Quán trong Nghiên cứu về chữ Nôm thì ông căn cứ vào cứ liệu
ngữ âm lịch sử, so sánh mối tương quan giữa âm tiết Hán và Hán – Việt thể hiện ở ba mặt: âm đầu, vần và thanh điệu rồi đi đến kết luận là âm Hán - Việt của chúng ta ngày nay hình thành cuối đời Đường Chính vì vậy mà chữ Nôm của cúng ta hiện nay cũng không thể xuất hiện trước mốc thời gian ấy (thời điểm nước ta bị Trung Quốc đô hộ)
- Một số học giả khác như: Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố căn cứ vào tôn hiệu Phùng Hưng để cho rằng chữ Nôm đã có vào cuối thế kỉ thứ VIII Dựa vào cứ liệu lịch sử là ông Phùng Hưng dưới thời thuộc Đường đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền (766 – 791), sau khi ông mất con là Phùng An phong ông là Bố Cái Đại Vương Bố và Cái là hai chữ trong tiếng Hán không có nghĩa là bố mẹ nhưng ở đây nó được dùng để chỉ bố mẹ Vậy chữ Nôm có từ thế kỷ VIII
- Trong Nghiên cứu về chữ Nôm, Lê Văn Quán cũng đã nhấn mạnh vào thế kỉ
XII chữ Nôm mới thực sự thịnh hành trong các văn bản ở Việt Nam (trong các văn bia thời nhà Lý đã xuất hiện chữ Nôm)
- Đào Duy Anh trong Chữ Nôm: Nguồn gốc – Cấu tạo – Diễn biến cho rằng:
Quá trình ổn định của âm Hán Việt có thể bắt đầu ngay từ khi họ Khúc dấy nghiệp (905) và tiếp diễn trong thời gian đầu của thời tự chủ Nhưng âm Hán Việt bắt đầu ổn định không có nghĩa là chữ Nôm đã xuất hiện ngay từ đấy… Do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh, Lê, và đầu Lý chữ Nôm đã xuất hiện [1; tr 52 – 53]
Vận dụng tất cả các cứ liệu cần thiết để đưa ra giả thuyết, Bửu Cầm trong bài
viết Nguồn gốc của chữ Nôm cho rằng chữ Nôm đã manh nha vào cuối thế kỷ VIII,
đầu thế kỷ X rồi hình thành vào triều đại nhà Lý và thịnh hành vào triều đại nhà Trần
2 Diễn biến của chữ Nôm [13; tr 3]
Chữ Nôm khi mới hình thành chỉ được dùng với mục đích ghi lại những kí tự ngắn gọn như: tên người, tên đất, tên động - thực vật… nhưng về sau đến đời Lý (10101 – 1125), đời Trần (1125 – 1400) mới phát triển Mặc dù vậy, địa vị chữ Nôm vẫn rất thấp so với chữ Hán lúc bấy giờ
Trang 25Đầu đời Ngô (939 – 967), Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009) có lẽ do nền độc lập của nước nhà chưa ổn định nên các triều đại chưa có thời gian để chăm lo, phát triển thứ văn tự này Đến mãi thế kỉ XIII, đời Trần mới có bài văn tế viết bằng chữ Nôm do Nguyễn Thuyên làm Sau Nguyễn Thuyên cũng có một số người làm thơ bằng chữ Nôm như: Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An, …
Đến đời Hồ Quý Ly (1400 – 1407), địa vị chữ Nôm mới được khẳng định, được coi trọng Lúc này, chữ Nôm được coi như một thứ văn tự chính thức trong việc soạn thảo chiếu chỉ, công văn và được khuyến khích trong việc sáng tác văn thơ, dịch thuật thay thế cho địa vị chữ Hán trước đó
Đến đời Lê (1428 – 1527), chữ nôm cũng được coi trọng nhưng vẫn xếp sau
chữ Hán Mặc dù vậy, vua quan thời này cũng đã dùng chữ Nôm để làm thơ như: Hồng
Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Đến triều Tây Sơn (1788 – 1802), vua Quang Trung cũng chủ trương phát triển chữ Nôm, muốn đưa chữ Nôm lên làm thứ văn tự chính thức của dân tộc nhưng rất tiếc triều đại này tồn tại không được bao lâu nên nhìn chung chữ Nôm vẫn chưa có cơ hội
Có thể nói, từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ thì địa vị, vai trò của chữ Hán và chữ Nôm ngày càng giảm mạnh và ngày nay gần như trở thành một từ ngữ Chữ Nôm chỉ còn tồn tại trong thư tịch mà thôi
3 Vai trò của chữ Nôm
Thứ nhất, chữ Nôm ra đời nhằm thỏa mãn các nhu cầu ghi chép ngày càng đa dạng và phức tạp mà nhiều khi chữ Hán chưa thể đáp ứng một cách triệt để Cùng với chữ Hán, chữ Nôm thường xuyên được sử dụng để ghi các loại sổ sách, văn tự, khế ước, gia phả…, có khi còn được dùng trong cả lĩnh vực hành chính
Trang 26Thứ hai, chữ Nôm được dùng để phiên dịch, giải nghĩa và diễn ca kinh truyện
Ví dụ như Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã được Nguyễn Thế Nghi đời Mạc dịch
ra văn Nôm Một số sách kinh điển của Phật giáo, Nho giáo cũng được chuyển dịch
sang chữ Nôm như: Cổ châu phật bản hạnh ngữ lục (thế kỉ XVI), Thi kinh giải âm (thế
kỉ XVIII)…
Thứ ba, chữ Nôm được dùng để sưu tập và chỉnh lí văn học dân gian Có thể kể
đến những bộ sưu tập văn học dân gian được thực hiện bằng chữ Nôm như: Lý hạng ca
dao, Quốc âm ca dao tập, Nam ca tân truyện…
Thứ tư, vai trò chủ yếu của chữ Nôm được thể hiện trong sáng tác văn học
Những tập thơ Nôm có niên đại sớm nhất là: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (1380 – 1442), Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức
(1470 – 1497)… Sự ra đời của chữ Nôm quả đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao địa vị của tiếng Việt, thúc đẩy sự phát triển đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam thời trung đại Đặc biệt, nó có một tác dụng rất lớn trong việc sáng tác và truyền
bá tác phẩm bằng ngôn ngữ dân tộc Chữ Nôm và văn học viết bằng chữ Nôm thật xứng đáng là tài sản vô giá trong kho tàng văn hiến cổ điển của nước nhà [13; tr 4]
4 Ưu và khuyết điểm của chữ Nôm.
4.1 Ưu điểm của chữ Nôm: [13; tr 20]
Vì chữ Nôm được tạo ra trên cơ sở là những chữ, những phần, những bộ phận của chữ Hán nên nó có một ưu điểm nổi bật đó là rất rõ nghĩa (mặc dù ta vẫn phải căn
cứ vào nghĩa của chữ Hán) Nhìn vào mặt chữ ta có thể lựa chọn chính xác chữ Nôm nào được dùng để ghi âm đọc cho nghĩa gì
Trang 27 Người viết có thể tự tạo thêm những chữ Nôm mới theo ý nghĩa riêng khi cần vì thế kho tàng chữ Nôm là vô cùng vô tận
4.2 Khuyết điểm của chữ Nôm
Do chữ Nôm chưa bao giờ được coi là thứ văn tự chính thức của dân tộc nên chưa bao giờ được chăm lo, phát triển và điển chế theo một nguyên tắc chung, thống nhất Chính vì vậy nên mạnh ai nấy viết, tùy ý tạo những chữ Nôm theo sự hiểu biết của riêng mình
Do chữ Nôm chưa bao giờ được coi là thứ văn tự chính thức của dân tộc nên chưa bao giờ được dùng trong thi cử, bổ dụng quan chức nên không được các tầng lớp quan lại, nho sĩ quan tâm học hỏi và bồi bổ thêm cho phong phú
Do hiện tượng một chữ Nôm có thể ghi nhiều âm đọc khác nhau nên việc thống nhất âm đọc mang tính tuyệt đối đối với một văn bản Nôm là điều không thể có
Do chữ Nôm được tạo ra theo ý riêng của chủ thể sáng tạo nên người ta có thể thêm, bớt các nét, thậm chí viết tắt nên người đọc cũng gặp không ít khó khăn khi phiên âm văn bản
Việc tam sao thất bản là khó tránh khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ
ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét)
Do các thanh trong chữ Nôm nhiều hơn trong chữ Hán nên người viết phải dùng dấu cá 个 hoặc chữ khẩu 口 đặt cạnh chữ để biểu thị chữ muốn viết nên rất khó đọc
Nhìn chung, chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng
đã khó nhớ Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, cách viết, nên có người nói rằng chữ Nôm phải “vừa đọc vừa đoán”
5 Cấu tạo chữ Nôm
Về việc phân loại cấu tạo chữ Nôm, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đó chỉ là sự khác biệt về số lượng các tiểu loại chữ Nôm
và cách gọi tên các tiểu loại mà thôi
Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu cách phân loại cấu tạo chữ Nôm của Giáo sư Nguyễn Khuê để ta cùng tham khảo [13; tr 16]
Trang 285.1 Chữ mượn Hán
Chữ Nôm mượn Hán là chữ Nôm được tạo ra bằng cách mượn nguyện hình chữ Hán sẵn có để ghi âm tiếng Việt
5.1.1 Mượn cả âm lẫn nghĩa
- Đọc âm Hán Việt (Tiểu loại 1)
- Đọc âm Hán Việt cổ (Tiểu loại 2)
- Đọc âm hán Việt Việt hóa (Tiểu loại 3)
Chữ Âm Hán Việt Âm Hán Việt Việt hóa Âm Nôm
- Mượn âm Hán Việt
+ Đọc chính xác (Tiểu loại 4)
Trang 29卒 Tốt (lính) Tốt (tốt đẹp)
沒 Một (chìm đắm, hết) Một (số đầu trong dãy số tự nhiên)
+ Đọc chệch âm (tiểu loại 5)
+ Đọc chệch âm (Tiểu loại 7)
Chữ Âm Hán Việt Việt cổ Âm Hán Việt Âm Nôm
- Mượn âm Hán Việt Việt hóa
+ Đọc chính xác (Tiểu loại 8)
Chữ Âm Hán Việt Âm Hán Việt việt hóa Âm Nôm
Trang 30眉 Mi Mày (lông mày) Mày (mày tao)
+ Đọc chệch âm (Tiểu loại 9)
Chữ Âm Hán Việt Âm Hán Việt việt hóa Âm Nôm
5.1.3 Chữ mượn nghĩa (Tiểu loại 10)
Dùng một chữ Hán sẵn có đọc theo một âm thuần Việt biểu thị nghĩa của chữ
ấy để thay thế âm vốn có của nó Âm thuần Việt này không liên quan gì đến âm Hán Việt
- Kiểu chữ gồm 2 thành tố là 2 chữ Hán biểu âm (Tiểu loại 11)
Đây là những chữ ghi tổ hợp âm đầu hoặc âm đầu kép trong tiêng Việt cổ, thường xuất hiện ở các văn bản từ thế kỉ XVIII trở về trước
- Kiểu chữ gồm 2 thành tố là một âm Hán và một âm Nôm đều biểu âm (Tiểu loại 12)
Trang 31巴 + Mlời > trời
- Kiểu chữ gồm một thành tố chính là 1 chữ Hán biểu âm và 1 thành tố phụ là kí hiệu phụ để chỉnh âm Kí hiệu phụ có thể là chữ khẩu nhỏ 口, dấu nháy <, dấu cá 个 ,…(Tiểu loại 13)
Trong khi nghiên cứu các nhà ngôn ngữ nhận thấy kiểu chữ đọc chệch âm và kiểu chữ có kí hiệu phụ cùng song song tồn tại trong các văn bản Đến thế kỷ XV, một tác phẩm văn học Nôm đồ sộ, thuộc loại nguyên vẹn và xưa nhất còn lại tới ngày nay
là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Quốc âm(1) với
tổng số 9416 chữ Nôm Loại ra những kiểu cấu tạo khác, chữ Nôm có kí hiệu phụ còn
lại là 64 chữ, chiếm 0,68% Trong Quốc âm thi tập thấy xuất hiện dấu phụ “cá” 个 và
“nhỏ” < [15]
Ví dụ:
+ Chữ Nôm “tóc” trong: trong “Thì nghèo sự biến nhiều bằng tóc ” (bài 46) + Chữ Nôm “ngõ” trong “Ngõ tênh hênh nằm cửa trúc” (bài 6)
+ Chữ Nôm “mọc” trong “Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi” (bài 19) vv
Loại chữ Nôm có dấu phụ “cá” hoặc “nhỏ ” này chiếm một tỷ lệ không đáng kể so
với các kiểu cấu tạo khác trong Quốc âm thi tập
Trang 32- Kiểu chữ cấu tạo theo lối phiên thiết (là một cách trú âm tiếng Hán của người Trung Quốc) Dùng 2 chữ đã biết âm để trú âm cho 1 chữ chưa biết âm (Tiểu loại 14)
Ví dụ: Muốn biết âm đọc của冬
Đô cho âm đ Tông cho vần ông Đông
- Kiểu chữ lược nét để chỉnh âm (Tiểu loại 15)
Chữ nguyên Chữ lược nét Âm Hán Việt Âm Nôm
Chín (số chín) Chín (sống chín) Chột (chột mắt) Chột (chột dạ) + Đọc chệch (Tiểu loại 17)
5.2.2 Biểu ý:
Kiểu chữ gồm 2 thành tố đều biểu ý (chỉ có vài chục chữ)
- Kiểu chữ gồm 2 thành tố là chữ Hán đều biểu ý (Tiểu loại 18)
Trang 33天 + 上 Trời
- Kiểu chữ gồm 1 bộ thủ biểu ý và 1 chữ Hán biểu ý (Tiểu loại 19)
- Kiểu chữ gồm 1 chữ Hán có thêm nét để biểu ý (Tiểu loại 20)
5.2.3 Vừa biểu âm vừa biểu ý:
Kiểu chữ gồm 2 thành tố, 1 thành tố biểu ý và 1 thành tố biểu âm
- Kiểu chữ gồm 2 thành tố, 1 bộ thủ biểu ý và 1 (½) chữ Hán biểu âm (Tiểu loại 21) + Thành tố biểu âm là 1 chữ Hán
Trang 34男 + 來 Trai
+ Thành tố biểu âm là 1 bộ phận hay ½ chữ Hán
- Kiểu chữ gồm 1 bộ thủ biểu ý và 1 chữ Nôm biểu âm (Tiểu loại 23)
Trang 35Chương 3
BỘ THỦ CHỮ HÁN TRONG CẤU TẠO CHỮ NÔM
1 Bộ thủ chữ Hán được sử dụng trong chữ Nôm
Ngọc San trong Lí thuyết chữ Nôm văn Nôm thì có khoảng 55 bộ được sử dụng trong
việc cấu tạo nên chữ Nôm Tuy là rất ít như vậy nhưng số lượng chữ Nôm do ta sáng tạo ra cũng không phải nhỏ
1.2 Một số bộ thủ chữ Nôm thường sử dụng: [11; tr 311 – 315]:
1 Bộ nhân, chỉ người: người, 伵 tớ,偨 thày
2 Bộ đao刂, chỉ dao và động tác về dao: 㓠 chém, đẽo
3 Bộ hán 厂, chỉ sườn núi: mái, 厔 chái
4 Bộ nghiễm 广, chỉ về mái nhà, nóc che
5 Bộ khẩu 口, thuộc về miệng: 咹 ăn, 唭 cười
6 Bộ thổ 土, thuộc về đất: bụi, cát
7 Bộ nữ 女, thuộc về đàn bà, con gái: gái 姉, dâu 妯
8 Bộ tử 子, thuộc về con cháu: con , cháu
9 Bộ tiểu 小, chỉ những cái nhỏ bé: nhỏ
10 Bộ sơn 山, thuộc về núi, liên quan đến núi: non , núi
11 Bộ cân 巾, thuộc về các loại khăn, vải: màn 幔, tranh (ảnh) 幀
12 Bộ quai sước 辶, thuộc về sự đi lại: đón 迍, đưa 迻
13 Bộ tâm 忄, thuộc về tâm lí, tình cảm: ghét 恄, vui
14 Bộ thủ 扌, thuộc về tay: bắt 扒, bó 抪
15 Bộ thủy, thuộc về nước: ao 泑,cạn
16 Bộ khuyển 犭, thuộc về muông thú: chó 㹥,chuột