Tiếp theo trong quyển Lí luận văn học, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007 do Phương Lựu chủ biên với sự cộng tác của các tác giả: Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Lê Khắc Hòa, T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
HUỲNH THỊ SA REN MSSV: 6075449
CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN QUA “LƠ XÍT”
CỦA CORNÂY
(Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn – Khóa 2007 – 2011)
CBHD: TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG
Cần Thơ, năm 2011
Trang 21.2.Cơ sở hình thành Chủ nghĩa cổ điển Pháp
1.3 Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa cổ điển
2.Tác giả Cornây và tác phẩm “Lơ Xít”
2.1 Tác giả Cornây
2.2 Tác phẩm “Lơ Xít”
Chương 2: SỰ TUÂN THỦ VÀ PHÁ VỠ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA
CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN QUA “LƠ XÍT” CỦA CORNÂY
1 Sự tuân thủ các nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa cổ điển
1.1 Tuân thủ nguyên tắc đề cao lí tính
1.2 Tuân thủ nguyên tắc mô phỏng tự nhiên
1.3 Tuân thủ nguyên tắc mô phỏng cổ đại
1.4 Tuân thủ nguyên tắc về tính quy phạm chặt chẽ
2 Sự phá vỡ những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển
2.1 Phá vỡ nguyên tắc đề cao lí tính
2.2 Phá vỡ nguyên tắc mô phỏng tự nhiên
2.3 Phá vỡ nguyên tắc mô phỏng cổ đại
2.4 Phá vỡ tính quy phạm chặt chẽ
2.4.1 Phá vỡ hệ thống nhân vật
2.4.2 Phá vỡ ranh giới về thể loại
Trang 32.4.3 Phá vỡ luật tam duy nhất
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN QUA “LƠ XÍT” CỦA CORNÂY
3.1 Cornây là nhà văn của Chủ nghĩa cổ điển Pháp
3.2 Cornây – cha đẻ của bi kịch cổ điển Pháp
3.3 Chủ nghĩa cổ điển qua “Lơ Xít” của Cornây góp phần bổ sung vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ XVII
3.4 Yếu tố kế thừa và phát huy trong Chủ nghĩa cổ điển của Cornây
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Những ngày tháng trên giảng đường đại học, quả thật đầy khó khăn và thử thách nhưng chúng tôi đã thật sự rất hạnh phúc vì trong môi trường đại học này, chúng tôi được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn chương nổi tiếng trên thế giới Đúng vậy! có những tác phẩm đọc rồi sẽ quên và có những tác phẩm đọc rồi sẽ đọng lại mãi trong tâm trí của người đọc Vâng, cái hạnh phúc ấy khi chúng tôi được học và được tìm
hiểu về tác phẩm Lơ Xít của Cornây Vì thế, khi lựa chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp, chúng tôi không hề do dự khi quyết định chọn tác phẩm Lơ Xít để nghiên cứu
làm luận văn tốt nghiệp cho mình
Văn học phương Tây đã có những đóng góp to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học thế giới Những tác phẩm văn học phương Tây được rất nhiều bạn đọc yêu thích Đặc biệt chúng ta không thể nào không nhắc đến nền văn học Pháp ở thế kỉ XVII nơi đã sản sinh ra những tên tuổi bất hủ: Cornây, Raxin, Môlie…Tất cả đã làm phong phú thêm cho nền văn học Pháp nói riêng cũng như nền văn học thế giới nói chung Ở giai đoạn văn học thế kỉ XVII này, ở Pháp hình thành một trào lưu văn học
đó chính là chủ nghĩa cổ điển Đây là một đóng góp quan trọng vào bảo tàng lịch sử thế giới Trong đó người đại biểu xuất sắc nhất sáng tác theo khuynh hướng chủ nghĩa
cổ điển và được gây nhiều tranh luận nhất trong giai đoạn này là phải kể đến Cornây
Trong quá trình hoạt động văn học, Cornây đã để lại cho nhân loại một sự nghiệp sáng tác vô cùng phong phú Ông không những là người mở đầu cho khuynh
hướng sáng tác của chủ nghĩa cổ điển Pháp mà ông còn được tôn vinh là “Cha đẻ của
bi kịch cổ điển Pháp” Các sáng tác của Cornây đã gây ra nhiều dư luận sôi nổi trong
giới văn học về thực hiện những quy tắc của chủ nghĩa cổ điển Cornây không sẵn sàng chấp nhận những quy tắc chính thống Trong trường hợp bất đắc dĩ ông mới phải tự kìm hãm, cố ép mình theo những yêu cầu có tính chất áp đặt của triều đình quân chủ chuyên chế Nhưng thật ra trường hợp ấy không nhiều, dù sao với tính cách riêng của mình thì Cornây vẫn cứ phá ra để làm theo ý riêng của mình
Bên cạnh đó, Cornây có những quan điểm nghệ thuật và táo bạo khi cầm bút
Vì vậy, sự xuất hiện của Cornây đã gây chấn động lớn cho nền văn học pháp Cornây đóng góp tích cực vào việc khai sinh cho sân khấu cổ điển chủ nghĩa và đem lại những
Trang 5chiến công đầu cho nó Những nhân vật trong kịch của ông đều là con người anh hùng chiến thắng mọi trở ngại, cám dỗ, luôn luôn sáng suốt làm chủ lấy mình Vì vậy,
những vở kịch của ông được coi là “Trường đào tạo những tâm hồn cao thượng” Ông
là cái mốc quan trọng của lịch sử sân khấu Pháp thế kỉ XVII cũng như của lịch sử văn học Pháp
Ngoài ra, Chủ nghĩa cổ điển cũng được biết đến như một sáng tác khuôn mẫu với các nguyên tắc sáng tác được xem như là mẫu mực nhất Trong đó, nổi bật lên như
một ngôi sao chói lọi trong nền văn học cổ điển Pháp là tác phẩm Lơ Xít của Cornây
Tác phẩm ra đời đã châm ngòi cho những cuộc bút chiến nảy lửa lôi cuốn hầu khắp
mọi tầng lớp xã hội Pháp Khi Lơ Xít ra đời đã đẩy những vở kịch khác lùi vào bóng tối Công chúng hoan nghênh tới nổi có một thành ngữ mới xuất hiện “Đẹp như Lơ
Xit” Nhiều người cho rằng, Lơ Xít không phải là vở bi kịch cổ điển mẫu mực nhất,
nhưng lại được nhắc đến nhiều nhất của Cornây Cho đến nay, nó vẫn được xếp vào hàng những bi kịch cổ điển xuất sắc nhất mang dấu ấn của Cornây Vậy Chủ nghĩa cổ
điển qua “Lơ Xít” như thế nào? Thì đó còn là một câu hỏi lớn
Những quan điểm, những ý kiến mới về Chủ nghĩa cổ điển qua Lơ Xít đã làm
cho chúng tôi thật sự quan tâm nên người viết quyết định chọn đề tài “Chủ nghĩa cổ
điển qua “Lơ Xít” của Cornây” Đây là một đề tài mới, có lẽ sẽ có những đóng góp
cho việc nghiên cứu về Chủ nghĩa cổ điển trong Lơ Xít nói riêng cũng như những đóng
góp về phong cách sáng tác của Cornây nói chung Bên cạnh đó, người viết hi vọng sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, khả năng tư duy, khả năng trình bày vấn đề khoa học một cách logic, phân tích tư liệu, tổng hợp vấn đề…để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thật tốt và làm hành trang vững chắc trên con đường sự nghiệp sau này Mặt khác, qua
đề tài này chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công trình nghiên cứu cho nền văn học nước nhà cũng như nền văn học thế giới
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề Chủ nghĩa cổ điển qua Lơ Xít của Cornây đã được một số nhà nghiên
cứu văn học chú ý bàn luận Sau một quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu, chúng tôi đưa ra một số ý kiến tiêu biểu, quan trọng như sau:
Trước hết trong quyển Bi kịch cổ điển Pháp do Tôn Gia Ngân viết Ở đây, Tôn
Gia Ngân đã chỉ ra những quy tắc mà các nhà lí luận đề ra cho bi kịch cổ điển, tiêu
biểu như: theo Đề- các –tơ thì “Nhận thức cảm tính là sai lầm”[16, tr 24] còn Boa-lô
Trang 6thì cho rằng “chỉ có cái gì xuất phát từ lí trí, và được xây dựng trên lí trí mới có tính
nghệ thuật” [ 16 , tr 24] Bên cạnh đó, Tôn Gia Ngân còn giới thiệu hai tác giả tiêu
biểu cho bi kịch cổ điển Pháp là Cornây và Raxin Ngoài ra trong quyển Bi kịch cổ
điển Pháp này, Tôn Gia Ngân còn bàn về một số đặc điểm của bi kịch cổ điển Pháp,
xét về mặt hành động và tính biểu hiện của sân khấu “Bi kịch cổ điển Pháp, hoặc nói
rộng hơn, mĩ học cổ điển chủ nghĩa, chứa đựng trong bản thân nó những yếu tố mâu thuẫn nhau Khuynh hướng hiện thực phát triển trong lòng chủ nghĩa cổ điển phải đấu tranh với những khuynh hướng quy phạm, hẹp hòi, mang tính chất quý tộc Những yếu
tố hiện thực đã đưa lại sức mạnh, giá trị tư tưởng và nghệ thuật to lớn cho các bi kịch của chủ nghĩa cổ điển; ngược lại, những yếu tố phi hiện thực, quý tộc, đã hạn chế thành tựu của nó” [16 , tr 133] Sau cùng trong quyển Bi kịch cổ điển Pháp này còn
giới thiệu một số kịch bản do Hoàng Hữu Đản – Vũ Đình Liên – Huỳnh Lý dịch
Tiếp theo trong quyển Lí luận văn học, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007 do
Phương Lựu (chủ biên) với sự cộng tác của các tác giả: Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Lê Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình thì ở chương XXV có chỉ ra
sơ lược về Chủ nghĩa cổ điển qua: Cơ sở xã hội và ý thức, nhân vật trung tâm, nguyên tắc xây dựng tính cách và thi pháp Nhưng chưa xoáy sâu vào sự thể hiện Chủ nghĩa cổ
điển cụ thể qua tác phẩm Lơ Xít
Trong quyển Văn học phương Tây, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2006 do Đặng
Anh Đào (chủ biên) và với sự cộng tác của các tác giả như: Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, ở chương hai có giới thiệu về tác giả Cornây Trong đó, Cornây
được xem như là “Người mở đường vinh quang cho bi kịch cổ điển Pháp”, “ Cornây
được coi như người dọn lối cho hàng loạt sáng tác theo phương hướng của chủ nghĩa
cổ điển” [ 18 ; tr 259] Các nhà nghiên cứu ở đây cũng một phần nào bàn đến việc
thực hiện những nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa cổ điển trong các sáng tác của
Cornây “Nói đến sáng tác của Cornây, nhiều người không quên nhắc đến việc thực
hiện các quy tắc cổ điển chủ nghĩa Và vấn đề có lúc đã được nêu lên thật sự như nội dung cơ bản trong những cuộc tranh cãi, bình luận ồn ào về nghệ thuật kịch của Cornây” [ 22 ; tr 263 ] Các nhà nghiên cứu cũng nói nhiều về Lơ Xít nhưng phần lớn
ca ngợi người anh hùng chứ sự thể hiện Chủ nghĩa cổ điển chưa được đề cập sâu sắc
Và giá trị của Lơ Xít được các nhà phê bình sau này nhận xét “ Tác phẩm Lơ Xít không
Trang 7phải chỉ là sự khởi đầu của một người, đó chính là sự khởi đầu của một thi ca và là rạng đông của một thế kỉ lớn” [18 , tr 268]
Trong quyển Văn học Pháp, tập1, Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh,
năm 1997, Hoàng Nhân (chủ biên), Trần Duy Châu, Nguyễn Minh Thông, thì cũng có bàn về Lơ Xít nhưng chỉ giới thiệu sơ lược về tác phẩm mà chủ yếu là kể về mối tình
của Đông Rô – đri và Simen “Quả là trong tác phẩm tình yêu có nhường bước cho
tiếng nói của nghĩa vụ, của đạo làm con Nhưng không chỉ là thế! Ở đây, tiếng nói của tình yêu có vai trò, có sức nặng của nó Nhưng là một thứ tình yêu lứa đôi được xây dựng trên sự gần gũi bên trong, trên sự quý mến, tôn trọng lẫn nhau và mỗi người cố gắng đứng ngang tầm với người yêu mình Cái lí tưởng về “con người phong nhã” (honnête home) của thời đại thực sự đã hướng dẫn cách xử thế của các nhân vật” [14 ,
tr 236]
Trong quyển Văn học phương Tây giản yếu của Nhà xuất bản đại học quốc gia,
năm 2002, Minh Chính có bàn về những tiền đề của sự xuất hiện Chủ nghĩa cổ điển “
Là một trào lưu văn học tiêu biểu nhất ở Châu Âu, Chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ XVII xuất hiện như một hiện tượng văn hóa – lịch sử đặc thù mà cơ sở xã hội của nó là chế
độ quân chủ chuyên chế, nền tảng triết học của nólà chủ nghĩa duy lí và động lực phát triển là cuộc đấu tranh của nó với hai dòng văn học đối lập” [ 4 ; 110 ].Và bên cạnh
đó trong quyển này, ông còn bàn về tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Cornây Ở phần tác giả Cornây, Minh Chính chủ yếu bàn về bi kịch của Cornây “ Cornây được tôn
vinh là “cha đẻ của bi kịch cổ điển Pháp”, Bi kịch Cornây với những tác phẩm nổi
tiếng như Lơ xít, Orax, Xina, đã trở thành vũa khí đắc lực trong việc giáo dục lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức danh dự, vì thế, nó được xem là “trường học của những tâm hồn cao cả” [ 4; 115 ] Nhưng ở tác phẩm Lơ Xít, Minh Chính chủ yếu bàn
về sự thành công qua tác phẩm Lơ Xít chứ chưa bàn về sự thể hiện Chủ nghĩa cổ điển qua tác phẩm “Lơ Xít không phải là sự khởi đầu của một con người, đó là sự khởi đầu
của một nền thi ca và buổi bình minh của Đại thế kỉ” [ 4 ; tr 116 ]
Trong quyển Lịch sử văn học phương tây, tập1 của Nhà xuất bản giáo dục, năm
1979, Nguyễn Trung Hiếu dành khoảng 36 trang để bàn về nền văn học pháp thế kỉ XVII Trong đó, ông đưa ra khái luận, giới thiệu về Cornây, Raxin, Môlie Trong khái luận, ông chỉ ra những công trình khoa học và triết học của Đề- các và Ga-xăng-đi chi phối mạnh đến tư tưởng nền văn học Pháp ở thế kỉ XVII Nhìn chung, nhà nghiên cứu
Trang 8chỉ bàn về sự thành lập chủ nghĩa cổ điển “Chủ nghĩa cổ điển Âu Châu chịu ảnh
hưởng của Chủ nghĩa cổ điển Pháp, đã có những nét giống nhau Nhưng bởi văn học vốn căn bản xuất phát từ yêu cầu lịch sử của bản thân từng xã hội, cho nên văn học cổ điển Pháp có những đặc điểm cụ thể của nó” [ 3 ; tr 148 ], trong đó có nói sơ lược về
các nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa cổ điển Ngoài ra, Nguyễn Trung hiếu còn bàn
về vai trò của Cornây trong văn học Pháp “Cornây có một vai trò quan trọng trong
lịch sử văn học Pháp Xu hướng mới của lịch sử, tiêu biểu trong chế độ phong kiến tập trung của triều đình Buốc – bông thế kỉ XVII, đứng trước tình trạng phân các về tư tưởng chính trị, về tình cảm riêng chung, đang đòi hỏi một sự thống nhất tư tưởng để làm nhiệm vụ xây dựng một chính quyền chuyên chế, một quốc gia thống nhất, Cornây
là nhà văn đầu tiên đã đáp ứng đòi hỏi đó của lịch sử” [ 3 ; tr 161 ]
Trong quyển Hợp tuyển văn học Châu Âu, tập2 của Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội, năm 2002, Lê Nguyên Cẩn có giới thiệu về tính cách của các nhân vật
trong tác phẩm Lơ Xít “Đông Rô - đri và Simen đều tuân theo nguyên tắc về danh dự
và nghĩa vụ đối với quốc gia Đối với họ, danh dự là đối tượng cao quý nhất của mọi giá trị cá nhân và xã hội của con người” [ 2, tr 29] Tuy nhiên, Lê Nguyên Cẩn chưa
quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa cổ điển trong tác phẩm Lơ Xít
Trong quyển Lịch sử văn học Pháp do Phan Quý và Đỗ Đức Hiểu chủ biên có
nghiên cứu về tác giả Cornây, ngọn cờ tiên phong của bi kịch cổ điển Pháp Trong đó
có giới thiệu một số vở kịch tiêu biểu nhất của Cornây và tác phẩm Lơ Xít được đem ra nghiên cứu đầu tiên nhưng chỉ lí giải về người anh hùng “Đẹp như Lơ Xít”chứ chưa
bàn về Chủ nghĩa cổ điển trong tác phẩm
Trong quyển Lí luận văn học của N.A.Gulaiep thì nhà nghiên cứu chỉ bàn về sự hình thành của Chủ nghĩa cổ điển vào thế kỉ XVII ở Pháp “Phản ánh yêu cầu của thời
đại, trong thế kỉ XVII, ban đầu ở Pháp và sau đó ở các nước khác, hình thành một trào lưu văn học đặc biệt- đó là chủ nghĩa cổ điển Nó gắn bó mật thiết với những quan niệm duy lí, siêu hình về cuộc sống” [ 7, tr 366 ] Vì vậy, Chủ nghĩa cổ điển
trong tác phẩm Lơ Xít chưa được đề cập đến
Tóm lại, ngày nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Cornây cũng
như tác phẩm Lơ Xít và ở mỗi công trình thì có những cách tiếp cận phân tích khác
nhau ở nhiều phương diện Nhưng nhìn chung, những công trình nghiên cứu đó đều đề cập về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Cornây, sự hình thành Chủ nghĩa cổ điển,
Trang 9các nguyên tắc của Chủ nghĩa cổ điển…Còn việc đi sâu tìm hiểu Chủ nghĩa cổ điển
qua tác phẩm Lơ Xít của Cornây thì chưa chú trọng nghiên cứu mà chỉ đưa ra những
nhận định khái quát
Qua đề tài “Chủ nghĩa cổ điển qua “Lơ Xít” của Cornây”, chúng tôi sẽ cố gắng
tìm hiểu và phân tích thật sâu sắc vấn đề để đề tài này thật sự có một đóng góp nào đó mới mẻ, cho dù là nhỏ bé đối với việc hoàn thiện vấn đề tìm hiểu Chủ nghĩa cổ điển
qua tác phẩm Lơ Xít cũng như tác giả Cornây
3 Mục đích yêu cầu
Để thực hiện yêu cầu này, chúng tôi vận dụng những kiến thức về văn học Pháp, trên một số quan điểm cơ bản nhất Từ đó tập trung vào việc tìm hiểu sự thể hiện
Chủ nghĩa cổ điển qua tác phẩm Lơ Xít của Cornây
Một số phương diện chính mà chúng tôi muốn tìm hiểu là:
Nghiên cứu thật sâu sắc về các nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa cổ điển Pháp Đặc biệt, yêu cầu chính của đề tài là người viết phải làm sáng tỏ vấn đề: Chủ
nghĩa cổ điển qua Lơ Xít của Cornây
Bên cạnh đó, người viết còn phải dành những trang viết để nêu lên những nhận xét, đánh giá cũng như những đóng góp của Cornây trong Chủ nghĩa cổ điển qua tác
phẩm Lơ Xít
Với đề tài này sẽ giúp chúng tôi khẳng định được tài năng cũng như đóng góp của Cornây trên văn đàn thế giới Mặt khác, chúng tôi hi vọng qua đề tài này sẽ góp một phần nhỏ của mình vào cách nhìn hệ thống hơn, sâu sắc hơn về tính cổ điển trong
tác phẩm Lơ Xít nói riêng cũng như trong nền văn học Pháp thế kỉ XVII nói chung
4 Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm Lơ Xít của Cornây là cả một thế giới phong phú cho việc tìm hiểu và
nghiên cứu Có lẽ, nếu chịu khó đào sâu thì tác phẩm này sẽ không bao giờ hết bí ẩn cần khám phá Tuy vậy, với dung lượng của một luận văn đại học, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu giới hạn như sau:
-Đối tượng nghiên cứu qua đề tài này là sự thể hiện Chủ nghĩa cổ điển qua Lơ
Xít của Cornây
-Dựa vào tác phẩm Lơ Xít của Cornây (Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Hữu
Đản), một số bài viết, bài giới thiệu, nghiên cứu của nhiều tác giả về Cornây và tác
phẩm Lơ Xít
Trang 10-Một số quan điểm, vấn đề lí luận, triết học có liên quan đến Chủ nghĩa cổ điển
-Một số nhận định, so sánh có liên quan đến tác giả Cornây, tác phẩm Lơ Xít,
Chủ nghĩa cổ điển trong văn Pháp ở thế kỉ XVII
Với phạm vi như thế, đề tài này sẽ không đề cập một cách đầy đủ tất cả các
phương diện tư tưởng của Cornây được thể hiện trong tác phẩm Lơ Xít, cũng như
không đặt ra mối tương quan so sánh giữa các giai đoạn văn học Pháp ở các thế kỉ trước và sau thế kỉ XVII
Nhìn chung, với đề tài “Chủ nghĩa cổ điển qua Lơ Xít của Cornây”, chúng tôi
không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ, tổng quát sự nghiệp sáng tác của Cornây hay tác
phẩm Lơ Xít Mà chúng tôi chỉ đi vào làm rõ Chủ nghĩa cổ điển được nhà văn thể hiện
trong tác phẩm để góp phần lí giải cái hay trong cách sáng tác của nhà văn và còn để
làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp sau quy mô hơn về tác phẩm Lơ Xít cũng như về
tác giả Cornây
Bên cạnh đó, để mở rộng đề tài nghiên cứu thì chúng tôi sẽ sử dụng một số tác phẩm khác có liên quan để so sánh, đối chiếu nhưng không đi vào phân tích, chứng minh mà chỉ trích dẫn một số ý kiến nhận xét của các nhà nghiên cứu Có thể nói, đây
là một đề tài có phạm vi nghiên cứu hẹp, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi dự kiến sẽ sử dụng một số phương pháp chính sau nhằm đem lại hiệu quả nghiên cứu tốt nhất cho đề tài:
- Phương pháp lịch sử: Chúng tôi dùng phương pháp này để tiếp cận tác giả, tác phẩm và sự hình thành Chủ nghĩa cổ điển Việc sử dụng phương pháp này, chúng tôi nhằm mục đích lí giải những vấn đề có liên quan đến đề tài trong thời gian đó
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Giúp chúng tôi xác định đúng đâu là những biểu hiện của Chủ nghĩa cổ điển trong tác phẩm mà xem xét Đồng thời giúp cho việc nghiên cứu của chúng tôi được chính xác, khoa học hơn giữa nhiều cứ liệu khác nhau
- Phương pháp phân tích vấn đề: Đây là phương pháp quan trọng giúp người nghiên cứu đi sâu vào triển khai phân tích, lí giải, nhận xét vấn đề
- Phương pháp hệ thống: Chúng tôi hệ thống lại những hành động, tính cách của nhân vật để từ đó giúp cho việc phân tích được xác thực hơn
Trang 11- Phương pháp tổng hợp: Chúng tôi rút ra những nhận xét, đánh giá về vấn đề
đã nêu Cuối cùng tổng hợp lại các ý đã được phân tích và nhận xét đó nhằm đưa ra kết luận chung
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng thêm một số thao tác như phân tích, chứng minh, bình luận nhằm giúp cho đề tài được thực hiện hoàn chỉnh, đạt được kết quả tốt nhất, đảm bảo yêu cầu, mục đích đã đề ra
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN PHÁP
1.1 Khái niệm
Chủ nghĩa cổ điển được xem như là một trào lưu văn học – nghệ thuật ở các nước phương Tây Vậy thì khái niệm về Chủ nghĩa cổ điển được hiểu như thế nào? Tùy theo quan điểm của từng người mà các nhà nghiên cứu văn học đã có những ý kiến khác nhau về Chủ nghĩa cổ điển như sau:
Trang 12Trong quyển lịch sử văn học phương Tây, tập 1, nhà xuất bản giáo dục, 1979 do các nhà lí luận, Trần Duy Châu, Nguyễn Văn Khỏa, Lương Duy Trung, Nguyễn Trung
Hiếu, Phùng Văn Tửu cũng đã nói sơ lược về chủ nghĩa cổ điển “Tại sao gọi văn học
Pháp thế kỉ XVII là văn học cổ điển? Danh từ này xuất hiện ở Pháp thế kỉ XVIII, khi những tác phẩm đó được đem học ở trường làm mẫu mực Khái niệm “cổ điển” cũng được dùng trong thế đối lập với khái niệm “lãng mạn” A – ri – stác ở thế kỉ thứ III trước công nguyên đã dùng danh từ này để phân loại các nhà văn cổ đại Nhưng khái niêm “Chủ nghĩa cổ điển”, văn học “cổ điển” ở đây có nội dung riêng của nó Có chủ nghĩa cổ điển cho văn nghệ Châu Âu và chủ nghĩa cổ điển cho văn nghệ nước Pháp” [
3 ; tr 147 ]
Ngoài ra, trong quyển Lí luận văn học do nhà xuất bản Đại học và trung học
chuyên nghiệp Hà Nội, năm 1982, nhà lí luận văn học N.A Gulaiep cho rằng chủ nghĩa
cổ điển “ Nó gạt bỏ khỏi văn học tất cả những cái bình thường hàng ngày, thuộc quần
chúng nhân dân, bắt hoạt động của nghệ sĩ phải phục tùng những nguyên tắc nghiệt ngã, xác định nghiêm ngặt ranh giới của các thể loại riêng biệt, đưa ra những quy phạm bắt buộc về ngôn ngữ, chế định qua trình sáng tạo” [ 7 ; tr 366 ]
Bên cạnh đó, trong quyển Bi kịch cổ điển pháp do Tôn Gia Ngân, nhà xuất bản văn hóa Hà Nội, 1978, đã chỉ ra “ Chủ nghĩa cổ điển vừa là con đẻ của chế độ quân
chủ chuyên chế, vừa là sự thể hiện những quan điểm triết học và mĩ học của Đề - các –
tơ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật” [ 16 ; tr 7]
Trong quyển Lí luận văn học, nhà xuất bản giáo dục, năm 1997, các nhà lí luận
là Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành
Thế Thái Bình thì hiểu : Chủ nghĩa cổ điển là một hiện tượng văn học – lịch sử cụ thể,
hình thành trên một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là của thế kỉ XVII ở Pháp
Cuối cùng, trong giáo trình lí luận văn học do thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh,
xuất bản năm 2007 đã lí giải “Trong lịch sử văn học, khái niệm cổ điển từng mang
nhiều hàm nghĩa khác nhau, có khi thiên về nghĩa cổ đại, có khi thiên về nghĩa mẫu mực nhưng nghĩa mẫu mực vẫn nhiều hơn Ngày nay, chúng ta cũng hiểu chủ nghĩa cổ điển như khái niệm đã ra đời ở thế kỉ XVIII, dùng để chỉ một hiện tượng văn học lịch
sử - cụ thể, hình thành trên một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là của Pháp vào thế kỉ XVII” [ 8 ; tr 5 ]
Trang 13Tóm lại, các nhà nghiên cứu văn học có nhiều cách hiểu khác nhau về Chủ
nghĩa cổ điển, chúng tôi thống nhất cách hiểu Chủ nghĩa cổ điển như sau: Chủ nghĩa
cổ điển là một hiện tượng văn học lịch sử - cụ thể, hình thành trên một cơ sở xã hội và
ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là vào thế kỉ XVII ở Pháp và đó còn là một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ với trình độ mẫu mực của nền văn học Pháp
1.2 Cơ sở hình thành Chủ nghĩa cổ điển Pháp
Có thể nói, trong lịch sử nước Pháp phong kiến vào thế kỉ XVII được xem là một thời kì hưng thịnh Trước tiên, về chính trị thì đây là một thời kì mà nền chuyên chính của chế độ quân chủ được thiết lập vững chắc Thứ hai, về triết học thì đây là thời kì thống trị của học thuyết duy lí của Đề -các- tơ Thứ ba, về văn học nghệ thuật thì thì thế kỉ này được đánh dấu bằng sự ra đời của Chủ nghĩa cổ điển, trong đó bi kịch
cổ điển được xem là loại hình phổ biến nhất Vì vậy, Chủ nghĩa cổ điển vừa được xem
là con đẻ của chế độ quân chủ chuyên chế, vừa còn được xem là sự thể hiện những quan điểm triết học và mĩ học của Đề - các –tơ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật
có thể lật đổ trật tự xã hội cũ Mặt khác, từng lớp quý tộc tuy bị suy yếu nhưng vẫn đóng vai trò một tầng lớp có đặc quyền đặc lợi, đang nắm đại bộ phận các cơ quan nhà nước trong tay mình Vì vậy, chế độ chuyên chế đã trở thành một hình thức chính trị -
xã hội và kinh tế thể hiện sự thỏa hiệp của hai giai cấp xã hội đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc
Ăngghen viết:“Nước Pháp là một nước mà cuộc đấu tranh giai cấp mỗi lần đều
được tiến hành đến sự quyết định hoàn toàn hơn ở đâu hết và do đó là nước mà các hình thức chính trị thay đổi, trong đó cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra và thu được kết quả có những nét rõ rệt nhất Là trung tâm của chế độ phong kiến Trung cổ, từ thời kì Phục hưng là nước cổ điển của chế độ quân chủ tập quyền, nước Pháp trong Đại cách mạng đã đập tan chế độ phong kiến và đã đem lại cho nền thống trị của giai cấp tư sản một tính chất thuần túy cổ điển mà không nước Châu Âu nào đạt tới được”(Tựa
Trang 14Ngày 18 tháng Sương mù của Luy Bônapác) Chính điều này đã góp phần giải thích tại
sao những phương pháp sáng tác từ chủ nghĩa cổ điển trở đi, phần lớn đều được hình thành một cách điển hình ở Pháp Riêng chủ nghĩa cổ điển Pháp hình thành trên cơ sở nhà nước phong kiến tập trung trong thế quân bình của hai giai cấp phong kiến và tư sản Bên cạnh đó, Ăngghen cũng cho rằng chế độ xã hội thế kỉ XVII ở Pháp như là
một thời kì quá độ giữa cái cũ và cái mới, như là một lực lượng: Ở giữa giai cấp tư sản
và quý tộc trong thế quân bình đối lập với nhau
Nhìn chung, trong quyển Lí luận văn học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh
đã khái quát lên được cở sở xã hội hình thành Chủ nghĩa cổ điển “Chủ nghĩa cổ điển
Pháp hình thành trên cơ sở nhà nước phong kiến tập trung trong thế quân bình đối lập giữa hai giai cấp phong kiến và tư sản Trên đà phát triển tương đối mạnh mẽ, giai cấp tư sản thế kỉ XVII ở Pháp đòi hỏi một thị trường thống nhất Do đó, nó mâu thuẫn trước hết với bọn phong kiến cát cứ, chứ chưa phải với toàn bộ chế độ phong kiến nói chung Đồng thời, để mưu cầu sự thống nhất đó, nó phải dựa vào giai cấp phong kiến tập quyền ở trung ương, bọn này vốn cũng muốn dựa vào giai cấp tư sản để thôn tính bọn phong kiến cát cứ Tình hình này dẫn đến sự tồn tại của một chế độ chính trị mà giới cầm quyền bao gồm cả giai cấp phong kiến và tư sản Điều này giải thích tại sao văn học cổ điển chủ nghĩa phản ánh ý thức hệ tư sản nhưng lại mang màu sắc phong kiến” [ 8 ; tr 5]
2 Cơ sở tư tưởng
Chúng ta có thể nói, Chủ nghĩa cổ điển có cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Duy lí của Đềcác, một học thuyết tôn sùng lí trí của con người
Trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, nhà xuất bản giáo dục, năm 2004 cho chúng ta biết được: Thi pháp của chủ
nghĩa cổ điển bắt đầu được xác lập vào cuối thời kì phục hưng ở Ý, nhưng nó chỉ trở thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh ở nước pháp thế kỉ XVII, thời kì cũng cố và phồn vinh của chế độ chuyên chế Người mở đầu thơ ca và thi pháp của chủ nghĩa cổ
điển ở Pháp là Man – lec – tơ (khoảng 1555 – 1628), người đã tiến hành những cuộc cải cách ngôn ngữ và thơ ca, được Viện hàn lâm Pháp ghi nhận, với nhiệm vụ xây dựng quy tắc ngôn ngữ và văn học chung bắt buộc đối với mọi người Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu này còn cho chúng ta biết được cơ sở triết học của chủ nghĩa cổ
điển là chủ nghĩa duy lí Vì thế nó đề cao vai trò tối thượng của lí trí: Hãy nêu lí trí, tác
Trang 15phẩm của các bạn phải tìm ở đấy ngọn nguồn duy nhất của sự trong sáng và giá trị của nó (Boa – lô)
Trong cuốn Bi kịch cổ điển Pháp của Tôn Gia Ngân giới thiệu, nhà xuất bản văn hóa Hà Nội, năm 1978 đã nêu ra chi tiết về triết học duy lí của Đề các tơ “Triết
học Đề - các - tơ vừa phản ánh sự lớn mạnh của ý thức trong giai cấp tư sản Pháp lại vừa phản ánh mặt yếu, mặt lạc hậu của giai cấp này Học thuyết ông vừa đấu tranh chống lại chủ nghĩa kinh viện của nhà thờ trung cổ, vừa mang dấu ấn của chủ nghĩa kinh viện và siêu hình học trung cổ [ 16 ; tr 17]
Như chúng ta đã biết, Đề các tơ là một nhà triết học nhị nguyên Trong Gia đình thần thánh, Mác đã gọi Đề các tơ là “người đại biểu chính” của siêu hình học của thế
kỉ XVII ở Pháp Đồng thời Mác cũng chỉ rõ mặt duy vật của triết học ông, nhất là
trong vật lí học Mác nói “Trong vật lí học của mình Đề các tơ đưa lại cho vật chất
một sức mạnh sáng tạo độc lập và xem sự vận động cơ giới như là biểu hiện sự sống của vật chất Ông hoàn toàn tách rời vật lí học của mình khỏi siêu hình học Trong giới hạn vật lí của ông, vật chất hiện ra như thực thể duy nhất cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức” [ 16 ; tr 17]
Theo Đề các tơ “Cái đẹp hoàn chỉnh trong nghệ thuật là sự thống nhất trong
phong cách nghệ thuật” [ 16 ; tr 19], Đề các tơ còn nói “Vẻ đẹp miều và sự tao nhã ánh lên trong sự thống nhất như sắc đẹp của một người đàn bà đẹp một cách lí tưởng, cái sắc đẹp được chứa đựng không phải trong sự nổi bật của một bộ phận riêng biệt nào đó, mà là trong sự hài hòa hoàn chỉnh của tất cả các bộ phận gộp lại, sao không cho không một bộ phận nào lấn át bộ phận khác, vì sợ rằng nếu tỉ lệ không được tuân theo một cách nghêm khắc, sẽ phá hoại sự hoàn chỉnh của cái toàn thể” [16 ; tr 19]
Tóm lại, xét về mặt nào đó, học thuyết tôn sùng lí trí con người của chủ nghĩa duy lí Đề - Các cũng thể hiện sự thỏa hiệp về thế giới quan và nhân sinh quan của hai giai cấp quý tộc và tư sản Học thuyết này có một ý nghĩa rất tiến bộ với tư duy đương thời Tuy nhiên, học thuyết này chưa thật triệt để, trở thành một thứ triết học nhị nguyên, rốt cuộc là duy tâm Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến một số quan niệm về văn chương, nhất là vai trò sáng tạo và sức tưởng tượng của người nghệ sĩ
1.3 Nguyên tắc sáng tác
1.3.1 Đề cao lí tính
Trang 16Như các nhà cổ điển đã quan niệm, sự vật muốn thỏa mãn được lí trí thì phải đạt được các tiêu chuẩn của chân lí: tuyệt đối, vĩnh hằng, phổ biến Chính vì vậy, trong việc xây dựng nhân vật, họ thường phóng đại, cốt làm nổi bậc một nét tính cách nào
mà họ cho là bản chất nhất, gạt bỏ bỏ tất cả những gì thuộc cá tính hay có sắc thái tế nhị khiến tính cách của nhân vật mang tính đồng nhất nghiêm ngặt Điều này mang lại
ý nghĩa khái quát cao cho tính cách nhưng lại tước mất tính cụ thể tươi thắm của nó, khiến tính cách trở thành một ý niệm trù tượng về cá tính hơn là một cá tính sinh động Hơn nữa, do không được miêu tả trong quá trình hình thành và phát triển nên tính cách
ở đây mang tính chất tĩnh, không có sự vận động và thay đổi
Đặc biệt, chúng ta thấy rằng ở thế kỉ XVII do phản ánh những tính chất nhu cầu của nhà nước phong kiến chủ nghĩa duy lí của Đề Các nên Chủ nghĩa cổ điển xem nhân vật trung tâm có tính chất lí tưởng là những con người đặt lí trí lên trên tình cảm, chiến thắng đam mê, coi nhẹ lợi ích cá nhân, phục tùng cho lợi ích và danh dự của quốc gia và dòng dõi Điều này có khác với phương pháp sáng tác trong văn học cổ Hi-La và chủ nghĩa hiện thực thời phục hưng
Nhân vật lí tưởng trong văn học cổ Hi- La là những con người anh hùng, chưa
có ý thức về đời sống cá nhân, họ tìm lẽ sống trọn vẹn trong việc phục vụ quyền lợi của một thành bang, một bộ tộc, một quốc gia Họ say sưa lập chiến công cho tập thể, không cần phải đấu tranh giằng xé trong bản thân Để phản chất thẩm mĩ của thời đại, chủ nghĩa hiện thực thời phục hưng chọn nhân vật trung tâm là những người mang lí tưởng nhân văn chủ nghĩa của giai cấp tư sản đang lên Trút bỏ những ràng buộc của
lễ giáo và thần quyền, những con người này tự cảm thấy được sự tôn nghiêm cùng những tiềm năng phát triển vô hạn, luôn luôn tìm tòi, tiếp bước với tất cả nhiệt tình của mình Đó là những con người biết suy nghĩ và hành động
Suy nghĩ để mà hành động, hành động có suy nghĩ Họ gần như không bị thần linh chi phối Ở đây chân lí và công lí bao hàm ngay trong chủ thể, mang một sự hòa điệu nội tại, dường như vốn thuộc bản chất con người chứ không phải ở sức mạnh của tập tục, pháp quyền, ở nghĩa vụ trừ tượng bên ngoài, không có sự mâu thuẫn giữa say
mê riêng và quyền lợi chung Con người ở đây như là trung tâm vũ trụ, mực thước của mọi sự vật Sở dĩ như thế bởi vì vào giữa thế kỉ XVI, những quan hệ xã hội trung cổ đang sụp đổ, trật tự tư sản đang mới dựng lên, con người đã thoát khỏi cái cũ, nhưng chưa bị ràng buộc bởi những khuôn phép mới
Trang 17Nhìn chung, nhân vật trung tâm của chủ nghĩa cổ điển có khác Tuy nó cũng hành động như lí trí chứ không phải theo thần quyền, nhưng luôn luôn phải đấu tranh với say mê và dục vọng riêng để phục tùng và phục vụ cho quyền lợi chung
Mặc dù các nhà văn cổ điển chủ nghĩa cũng đề cao sự hòa điệu giữa cá nhân và
xã hội, nhưng là theo hướng buộc cá nhân phải phục tùng nhiệm vụ, tức là phục tùng nguyên lí nhà nước trừu tượng Các nhân vật trung tâm của Chủ nghĩa cổ điển biết suy nghĩ, phát ngôn, hành động một cách duy lí theo những tiêu chuẩn đạo đức thẩm mĩ của nhà nước phong kiến tập trung thế kỉ XVII Cái riêng ở đây bị khuất phục, chứ không phải hài hòa trong cái chung Điều này phản ánh con đường phát triển quanh co nhưng tất yếu của cá tính tư sản trong một giai đoạn lịch sử nhất định Nó không còn tính chất thuần vẹn và có tính chất khổng lồ như thời phục hưng, nhưng cũng chưa phải là những cá nhân riêng tư thâm ngấm chủ nghĩa cá nhân độc tôn cực đoan như những nhân vật trung tâm phản diện của Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX Vì vậy không phải tất cả các nhà văn cổ điển Chủ nghĩa đều trực tiếp xây dựng loại nhân vật trung tâm như đã nói trên, nhưng những nhân vật khác mà họ khắc họa đều được chiếu sáng, soi rọi bởi nhân vật lí tưởng đó
Tóm lại, vì thể hiện lòng khâm phục và yêu mến lí trí vạn năng của con người, luôn dành sự ưu tiên cho vấn đề tư tưởng nên văn học cổ điển luôn xảy ra mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa lí trí và dục vọng, giữa tình cảm cá nhân và nhiệm
vụ chung cao cả Mâu thuẫn đó thường được giải quyết theo hướng buộc cá nhân phải phục tùng tập thể, tình cảm phải được hi sinh cho những quyết định lí tính Từ đó sẽ sinh ra hai cảm hứng, những nhân vật nào hành động theo lí trí và theo tiêu chuẩn đạo đức phong kiến thì được ngợi ca, ngược lại, những nhân vật nô lệ cho những dục vọng thấp hèn sẽ bị phê phán,cười chê
1.3.2 Mô phỏng tự nhiên
Nguồn gốc của nguyên tắc mô phỏng tự nhiên có từ thời văn học cổ Hi-La, được các nhà văn học cổ diển trân trọng và phát triển Các nhà thơ cổ điển nói chung ít nói đến những lực lượng siêu tự nhiên đầy rẫy trong nền văn học trung cổ Họ tập trung chú ý vào những vấn đề của con người, nhất là khai thác mặt nội tâm của các nhân vật kịch Theo họ tự nhiên sẽ làm thõa mãn lí trí con người và đảm bảo giá trị nghệ thuật của văn học, vì vậy văn học cần tìm đến tự nhiên với tư cách là đối tượng của nó chứ không phải là những gì trí tưởng tượng hoang đường bày đặt ra Boa lô quan niệm cái
Trang 18đẹp gắn với cái thật “ Chỉ có thật mới đẹp , chỉ có thật mới đáng yêu”, “ Tự nhiên là
chân thực, người thực có thể thể nghiệm được” nên kêu gọi “ Hãy để cho tự nhiên trở thành đối tượng nghiên cứu duy nhất” Boa lô cũng đã nói “ Các bạn phải nghiên cứu
tự nhiên” Tự nhiên đây không phải là “ đại tự nhiên” mà là cái “ tự nhiên đẹp”, tức là
đời sống trong Cung đình và thành thị, nó cũng là cái tự nhiên không cần thúc trong sinh hoạt (điều này lại kế thừa triết lí tự nhiên của phục hưng ) đối kháng với cái phản
tự nhiên của sinh hoạt và văn chương cầu kì, với tình trạng mất quyền sống tự nhiên
trong xã hội tức là mất tự do Ngoài ra La phông ten còn nhấn mạnh: “Không lúc nào
được rời bỏ tự nhiên nửa bước” Chính vì vậy tự nhiên không chỉ là thiên nhiên mà là
thế giới khách quan nói chung, gồm cả thiên nhiên và xã hội Tuy nhiên, tự nhiên ở đây không có nghĩa là toàn bộ đời sống tự nhiên mà là một tự nhiên đã được lí trí gạn
lọc, bị chi phối bởi nguyên tắc đề cao lí tính Nó bao gồm những đặc điểm:
Không đi vào thế giới tình cảm của con người vì tình cảm cùng những rung động cảm xúc sẽ khiến cho lí trí sáng suốt của con người bị ảnh hưởng Theo đó, thế giới riêng tư của con người cùng những sắc thái, những cung bậc đa dạng cũng bị gạt
ra ngoài Chính vì thế, con người trong văn học cổ điển là con người phi ngã, hành động theo lí trí và vì nhiệm vụ xã hội trừu tượng Các tác giả cũng ít khi trực tiếp nói lên những cảm nghĩ riêng tây, những vui buồn, say mê của mình mà thường nép mình sau nhân vật, nếu có xuất đầu lộ diện cũng rất dè dặt vì cho rằng tình cảm cá nhân chỉ
có ý nghĩa bộ phận đơn độc, ngẫu nhiên, trữ tình là yếu tố không đáng kể
Không đưa thiên nhiên vào văn học vì nó sẽ làm nảy sinh tình cảm, không có lợi cho lí trí sáng suốt của con người Tương tự như vậy, ngoại cảnh chỉ được chú ý, chỉ được nhắc dến như một cái khung Vì vậy mà văn học cổ điển không miêu tả phong tục tập quán của một thời đại, coi đó chỉ là những giá trị quá độ nhất thời, do đó
đã đánh mất tính lịch sử và tính dân tộc của tác phẩm văn học
Bắt chước cái tự nhiên thế nào cho “dễ chịu” và bắt chước những thực tế xấu xa ghê tởm hay kinh khủng phải mực thước, do đó không nên đưa vào những cảnh khốc liệt và đẩm máu, mà chỉ cần thể hiện một cách gián tiếp
Như vậy, họ đã bắt cái tự nhiên của sự vật phải thích ứng với cái tự nhiên của lí trí, tinh thần con người Họ đã phản đối xu hướng tự nhiên chủ nghĩa của văn học hài hước và văn học dân gian Hệ quả là hài kịch bị xem là thứ văn tầm thường và không đặt vấn đề học tập văn học dân gian
Trang 19Như chúng ta đã biết, tự nhiên không phải chỉ có thiên nhiên, mà là thế giới
khách quan nói chung Vì thế mà khẩu hiệu “mô phỏng tự nhiên” của chủ nghĩa cổ điển là sự tiếp tục “triết lí tự nhiên” của thời phục hưng Nhưng đối với chủ nghĩa cổ diển, không phải cái gì của “tự nhiên” cũng được phản ánh Tự nhiên phải được lí trí
gạn lọc, sắp xếp lại Vì vậy, sự mô phỏng tự nhiên ở đây thực ra là dừng lại ở bản chất
duy lí mà không đi vào thế giới nội tâm vô cùng phức tạp, “bất hợp lí” của con người
cùng nguồn gốc của nó là đời sống hiện thực muôn màu muôn vẻ bên ngoài Và hiển nhiên, nó lại càng không chú ý mô tả phong tục tập quán, những sắc thái riêng biệt trong đời sống của một dân tộc, một thời đại
Tóm lại, không thể triệt để trong việc mô phỏng tự nhiên, trong đời sống khách quan sinh động, phong phú làm đối tượng mô tả, rốt cuộc tạo nên một thứ văn học thiếu tự nhiên, nhưng dẫu sao thì văn học cổ điển cũng đã có công trong việc đề cao cái tự nhiên, cái thật, tạo nên một nền văn học vô thần
1.3.3 Mô phỏng cổ đại
Ngoài “nguyên tắc đề cao lí tính” và “mô phỏng tự nhiên” của chủ nghĩa cổ
điển, không những thể hiện trong lĩnh vực nhân vật trung tâm và phương pháp xây
dựng hình tượng nói trên mà chủ nghĩa cổ điển còn nêu cao nguyên tắc “mô phỏng cổ
đại” vốn cũng gắn liền với hai nguyên tắc trên và cũng có tác dụng như vậy
Xưa kia, Arixtốt đã từng tổng kết và đề xuất khẩu hiệu “mô phỏng tự nhiên”,
và từ đó các nhà văn cổ đại cũng đã từng sáng tạo ra những kiệt tác Chính vì thế mà Balô cho rằng: chân lí phổ biến đã được thể hiện, lí tính tuyệt đối đã được kết tinh, các nhà văn về sau chỉ việc mô phỏng Và không chỉ bản tính, tính cách, mà về tất cả mọi phương diện đề tài, thể loại, biện pháp nghệ thuật cũng đều chủ trương phải mô phỏng người xưa, nhất là phải tuân theo quy tắc người xưa đã tổng kết Các nhà văn cổ điển chủ nghĩa không muốn tìm thấy trong văn học cổ đại những giá trị lịch sử hay xã hội,
mà chỉ mong phát hiện ra những điểm cộng đồng về tâm lí và đạo đức Các nhà văn Cornây, Raxin, Môlie, La phông ten đều lấy cốt truyện bi kịch, hài kịch hay ngụ ngôn
của mình trong các tác phẩm cổ đại Nhìn chung, trong khuôn khổ những đề tài “mô
phỏng cổ đại”, các nhà văn cổ điển chủ nghĩa vẫn giữ được tính sáng tạo về mặt xây
dựng nhân vật và đem lại cho những đề tài ấy một ý nghĩa đương thời về mặt luân lí, đạo đức Điều này cũng hoàn toàn thích hợp với chính thể phong kiến tập trung thế kỉ
XVII ở Pháp cùng chủ nghĩa cổ điển hình thành trên cơ sở xã hội đó Tuy gọi là “mô
Trang 20phỏng cổ đại” nhưng nó vẫn nói lên được tư tưởng tình cảm trong “ tấn tuồng mới của lịch sử thế giới” của thời kì quá độ trên thể hòa hiệp giữa hai giai cấp phong kiến và tư
sản
Tóm lại, với những quan niệm về các tác phẩm từ thời cổ đại vẫn được yêu mến và trân trọng, nghĩa là nó sẽ có giá trị vĩnh hằng, thể hiện được chân lí phổ biến, kết tinh được lí tính tuyệt đối nên các nhà văn chỉ cần mô phỏng lại các tác phẩm ấy khi sáng tác Trong khi công trình lí luận Bàn về nghệ thuật thi ca của Boa lô là kết quả của việc mô phỏng cuốn Nghệ thuật thi ca của Arixtốt và Bàn về nghệ thuật thi ca của Hôraxơ thì cho răng những cốt truyện hài kịch, bi kịch hay ngụ ngôn của Cornây, RaXin, Môlie và La phông ten là dựa theo cốt truyện của các tác phẩm cổ đại Từ bản tính, tính cách, cho đến đề tài, thể loại, biện pháp nghệ thuật,…đều được chủ trương
mô phỏng người xưa, nhất là phải tuân theo quy tắc người xưa đã tổng kết
Các nhà văn không tìm kiếm những giá trị lịch sử và xã hội mà nhằm tìm
những điểm cộng đồng về tâm lí và đạo đức Raxin nói “…lương tri và lí tính của mọi
thời đại đều giống nhau Hứng thú thẩm mĩ của người Pari xét cho cùng cũng phù hợp với hứng thú thẩm mĩ của người Aten, những điều là làm cho công chúng của tôi cảm động cũng chính là những điều làm cho người Hi Lạp có học vấn trước kia rơi lệ ” ( Tựa kịch I phighêni ở Ôlixơ ) Việc mô phỏng cổ đại ít nhiều khiến văn học đứng trước
nguy cơ ngày một nghèo nàn đi Tuy nhiên, đáng mừng là khi bắt chước người xưa, các nhà văn vẫn có ý thức sáng tạo, cải biến, đem lại những ý nghĩa mới hợp với
đương thời cho tác phẩm Họ để cho các nhân vật “ mặc trang phục thần thánh của
người xưa, nói những lời lẽ bắt chước để diễn những tấm tuồng mới của lịch sử thế giới” ( Mác ) Nhờ đó văn học cổ điển vẫn mang ý nghĩa thời đại
Do mô phỏng cổ đại nên văn học cổ điển thừa hưởng được sự quan tâm đến hình thức và chân lí về cái đẹp trong văn học cổ đại Điều đó giúp cho văn chương cổ điển giữ được tính chất trong sáng, giản dị, hài hòa, cân đối Đó là một thành tựu đáng ghi nhận của văn học cổ điển Pháp
1.3.4 Tính quy phạm chặt chẽ
Do ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến nên mĩ học chủ nghĩa cổ điển mang đầy tính chất quy phạm và thiếu dân chủ Boa lô đã phân biệt thành nhiều mặt khác biệt và quy định phạm quy cho mỗi thể loại văn học Những cái xấu xa yếu đuối của con người sẽ thuộc về đối tượng của những thể loại thấp kém, bao gồm hài kịch, ngụ
Trang 21ngôn, văn châm biếm…Những say mê lớn, những đau khổ lớn của những nhân vật tai
to mặt lớn tất nhiên thuộc về đối tượng của các thể loại “cao quý” như bi kịch, anh
hùng ca, thơ xưng tụng…Nhân vật của bi kịch không thể là con người ở đẳng cấp thứ
ba, mà chỉ có thể là những ông hoàng, bà chúa, những tướng tá lẫy lừng Ở đây tuyệt nhiên không thể lẫn lộn giữa cái bi với cái hài, cũng như giữa cái cao quý với cái thấp hèn
Nhìn chung, đây là một nền văn học có tính quy phạm chặt chẽ trong việc lựa chọn cũng như đánh giá đề tài, nhân vật và thể loại
Đối với đề tài, văn học cổ điển chuộng những đề tài lớn lao, liên quan đến vận mệnh của dòng dõi, dân tộc và quôc gia hơn là những đề tài liên quan đến số phận của một tính cách, cá nhân nào đó
Về nhân vật, văn học cổ điển không dành ưu tiên cho đẳng cấp thứ ba Những nhân vật trung tâm thường là những ông hoàng, bà chúa, những tướng tá lẫy lừng của giới quý tộc Đây cũng là lí do vì sao chủ nghĩa cổ điển không đặt vấn đề học tập văn học dân gian, bởi không chịu được tinh thần hạ bệ của nền văn học này
Về thể loại, kịch được xem là thể loại hợp khẩu vị nhất vì nó phản ánh xung đột
lí trí và tình cảm, cá nhân và xã hội tập trung nhất Tuy nhiên, vốn không thích tính tự nhiên chủ nghĩa của văn học hài hước, nên văn học cổ điển chỉ ưa thích bi kịch, phản ánh những say mê lớn, những đau khổ lớn của những nhân vật lớn chứ không xem trọng hài kịch hay bi hài kịch Họ xem đó là thứ văn chương tầm thường, thô lỗ, ở chợ
Riêng đối với bi kịch, tuy được xem là thể loại “con cưng” của nền văn học cổ
điển, nhưng thể loại này vẫn chịu những quy định hết sức nghiêm ngặt, khắc khe, cụ thể là luật Tam duy nhất (ba nhất) : duy nhất về hành động ( chỉ xoay quanh một hành động nhất định ), duy nhất về thời gian (chuyện xảy ra không quá hai mươi bốn tiếng), duy nhất về địa điểm ( chuyện xảy ra ở một địa điểm nhất định )
Không phải ngẫu nhiên mà chủ nghĩa cổ điển đề cao nguyên tắc tam duy nhất này Nhận ra rằng vận mệnh xã hội xoay quanh tâm lí của con người thống trị, kịch trường cổ điển lấy nội tâm làm trụ cột cho hành động sân khấu Biểu hiện tâm lí một cách duy lí như vậy, chỉ cần 24 tiếng đồng hồ là đủ Luật tam duy nhất đã gạt bỏ hết những diễn biến phức tạp phong phú của cuộc đời và xã hội
Ngoài ra, kịch còn chi phối bởi một số quy định khác như: bắt đầu khi mâu thuẫn đã chín muồi, trong đó mỗi nhân vật hiện ra với những nét quy định căn bản của
Trang 22nó; những mâu thuẫn phi logic, tiền hậu bất nhất cũng bị loại ra; kết cấu phải chặt chẽ, tránh phức tạp để tập trung vào tâm lí nhân vật, sự việc bên ngoài chỉ là cái cớ; số lượng nhân vật không nên nhiều quá, thường là không quá mười để cốt truyện tập trung hơn; trang trí và yếu tố thị giác trên sân khấu chỉ là thứ yếu, sự tái hiện lịch sử không là vấn đề, động tác kịch chủ yếu ở tâm hồn nhân vật, lời văn của kịch phải trang trọng, cao quý sao cho tương xứng với nguồn gốc nhân vật và sự trang nghiêm của đề tài nhưng đồng thời phải tự nhiên, giản dị, tránh lối ngôn ngữ cầu kì, giêm dúa và lên lớp bác học
2 Vài nét về tác giả và tác phẩm
2.1 Tác giả
Pie Cornây sinh ngày 6 tháng 6 năm 1606, tại
Nooc - măng - đi trong một gia đình trạng sư thuộc
tầng lớp tư sản khá giả Cha của Cornây là một luật sư
tỉnh nhỏ, giàu và đông con Tiếp tục truyền thống của
gia đình, sau khi tốt nghiệp một trường trung học của
dòng Giêgiuyt, ông theo học ngành luật và đến năm
mười tám tuổi thì nhận chức trạng sư Nhưng nghề
nghiệp này tỏ ra không thích hợp với ông : nhà văn vốn có giọng văn hùng biện trong các vở kịch nổi tiếng của mình, lại là người hoàn toàn không có khả năng hùng biện đó trong sự phát biểu bằng miệng
Sống cuộc sống dễ chịu ở quê nhà, say mê thơ ca và sân khấu, năm 1629,
Cornây bắt đầu sáng tác bằng những vở hài kịch: Mê – li – tơ, kịch thơ (1629), Người
đàn bà góa (1631 – 1632), Hành lang của cung điện (1632), Người hầu gái (1633 ), Quảng trường Hoàng gia (1633 – 1634), Cli – tăng – đrơ (1630 – 1631), Ảo tưởng khôi hài (1636)
Về sau, ông không viết nhiều cho loại hình hài kịch mà tập trung vào bi kịch
Do Cuộc đấu tranh xã hội và chính trị đương thời đã giúp Cooc – nây tìm ra loại hình đó: những vấn đề phức tạp như vấn đề cá nhân và xã hội, vấn đề tình cảm cá nhân và nghĩa vụ chung, vấn đề dục vọng và lí trí, đã được nêu lên dưới hình thức bi kịch chính trị Để xây dựng loại bi kịch này, Cooc – nây đã sử dụng tư liệu lịch sử, chứ không phải là thần thoại cổ đại như các nhà viết kịch đương thời Dựa trên tư liệu lịch sử để nêu lên những vấn đề lớn có ý nghĩa chung sâu sắc, Cooc – nây đột nhiên trở thành
Trang 23nhà soạn kịch vĩ đại của nước Pháp đương thời với vở Lơ Xit, vở kịch đánh dấu một
giai đoạn sáng tác mới, giai đoạn sáng tác thứ hai, rực rỡ nhất, vẻ vang nhất của ông
Năm 1936, vở bi kịch Lơ Xít của ông “Làm cho cả Pari say mê” , đề tài Lơ Xít
lấy trong lịch sử Tây Ban Nha Với vở kịch này và nhiều vở kịch khác tiếp theo, Cornây được coi là người sáng tạo bi kịch Pháp Song, cuộc tranh luận chung quanh
Lơ Xít, do những kẻ ghen ghét gây nên, làm Cornây thất vọng Sau ba năm ngừng sáng
tác và suy nghĩ về nghệ thuật bi kịch, Cornây viết và cho diễn Orax (1639), Xina
(1640) là những vở kịch tiêu biểu cho tài năng của ông
Từ năm 1959, bắt đầu thời kì sáng tác thứ hai của Cornây Năm ấy, ông đã 53
tuổi Những vở bi kịch lớn của ông thời kì này là: Êđip (1659), Xuyrêna (1674), Attila Thời gian này, tài năng của ông bị lưu mờ trước danh tiếng của Raxin xuất hiện trên sân khấu Pari với bi kịch Ăngđrômac (1667)
Năm 1670, Cornây và Raxin sáng tác bi kịch về một đề tài Công chúng đã chán
những vở kịch phức tạp rắc rối “ anh hùng” kiểu Cornây và hoan nghênh bi kịch của Raxin với “một hành động kịch đơn giản dựa trên cái đẹp của tình cảm” Cornây chết
ở Pari trong yên lặng Ba tháng sau khi ông chết, Raxin trong dịp Tômax Cornây được bầu vào Viện hàn lâm đọc một bài diễn văn nhiệt liệt ngợi ca Pie Cornây và đặt ông
vào hàng ngũ “Những anh hùng lớn nhất của lịch sử”
Có thể nói, Cornây là người đặt nền móng cho bi kịch dân tộc Pháp Tài năng của ông phục vụ đắc lực cho việc thống nhất nước Pháp dưới thời Lu - i XIII Ông nêu cao tinh thần độc lập dân tộc trong phạm vi tư tưởng và nghệ thuật Tình hình kịch nước Pháp trước Cornây rối ren, chưa có phương hướng rõ rệt Kịch lúc ấy chịu ảnh hưởng của kịch Ý, Tây Ban Nha và lẫn nhiều loại hình, tính tư tưởng không cao, cốt truyện phù phiếm, nó chỉ nhằm để mua vui và giải trí
Bên cạnh đó, Cornây đưa vào kịch nội dung tư tưởng tiến bộ cần thiết lúc bấy giờ : chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Hành động kịch của ông tập trung hơn, đơn giản hơn Người anh hùng của Corn ây là mẫu mực của lòng dũng cảm và ý chí tự do Có một sự trùng hợp giữa nội dung tư tưởng của Cornây, trong các vở kịch
lớn của Lơ Xít, Orax, Xina và tư tưởng của Đề - các về dục vọng lí trí có thể hạn chế ,
điều khiển các dục vọng xấu Tình yêu phục tùng ý chí, tình yêu dựa trên lòng khâm phục hành động cao cả của người yêu, đó là những sáng tạo của Cornây Sau khi khai thác lịch sử Tây Ban Nha, Cornây khai thác lịch sử La mã, có nhiều nhân vật anh
Trang 24hùng, dũng cảm Với Cornây, phương hướng lành mạnh của bi kịch dân tộc Pháp đã được xác định là một vũ khí sắc bén trong công cuộc thống nhất quốc gia và xây dựng một chế độ chính trị tập trung vào nửa đầu thế kỉ XVII, các vở bi kịch của Cornây không đáp ứng được yêu cầu của công chúng trong nửa sau thế kỉ Khi nền quân chủ chuyên chế đã bộc lộ rõ sự tàn bạo của nó, bởi vì nó dựa vào một tầng lớp quý tộc đồi bại và một tầng lớp tư sản hèn nhát để thống trị Người ta đòi hỏi những tác phẩm phản ánh hiện thực mới nảy sinh Điều đó, Cornây không làm được, còn Môlie và Raxin đã đạt được những kết quả rực rỡ trong hài kịch và bi kịch của mình
Nhìn chung, nói đến sáng tác của Cornây, nhiều người không quên nhắc đến việc thực hiện các quy tắc cổ điển chủ nghĩa Và vấn đề có lúc đã được nêu lên thật sự như nội dung cơ bản trong những cuộc tranh cãi, bình luận ồn ào về nghệ thuật kịch của Cornây Nhưng thực tế đã cho thấy Cornây không sẵn sang chấp nhận những quy tắc chính thống trong trường hợp bất đắc dĩ ông mới phải tự kìm hãm, cố ép mình theo những yêu cầu có tính chất áp đặt của triều đình quân chủ chuyên chế Nhưng, những trường hợp ấy không nhiều, trước sau Cornây với tính cách riêng của mình, vẫn cứ phá
ra để làm theo ý riêng
Cornây có những quan điểm nghệ thuật rõ ràng, táo bạo khi cầm bút Về sứ
mệnh của nhà thơ, ông viết : Mục đích của nhà thơ là làm cho người ta vui thích theo
những luật lệ riêng của nghệ thuật Để làm vui, đôi khi cần nêu cao vẻ rực rỡ của những hành vi đẹp và loại trừ sự ghê tởm của những cái có hại Đó là nhu cầu tô điểm thêm mà ở đó nhà thơ rất có thể đụng chạm với cái giống như thật đặc biệt bởi một sự biến cải nào đó của lịch sử Cách quan niệm như vậy quy định sự lựa chọn đề tài của
ông, những đề tài và không giống như thật: Những đề tài lớn có sức kích thích mạnh
những dục vọng và đối lập tính mãnh liệt của dục vọng với những luật lệ của nghĩa vụ hoặc những sự êm dịu của tính khí, những đề tài ấy phải luôn luôn vượt qua bên kia cái giống như thật Còn với luật “ ba duy nhất” nổi tiếng là độc đáo, gò bó của sân
khấu cổ điển chủ nghĩa Cornây cho rằng : Trong trường hợp này (đề tài hay và lớn,
nhưng nhà văn lại buộc phải gò theo những quy tắc hẹp hòi), tôi xin đưa ra một lời khuyên có thể có ích cho anh : đó là đừng ấn định một thời gian nào ở trong thơ của anh, đừng ấn định một địa điểm nào dứt khoát mà anh đặt người diễn viên vào Tưởng
như Cornây còn giữ lại luật duy nhất về hành động, nhưng rốt cuộc: Danh từ duy nhất
Trang 25hành động ấy không phải muốn nói rằng bi kịch chỉ được làm xuất hiện một hành động
ở trên sân khấu
Tóm lại, Cornây có nhiều kiến giải trái ngược với quan điểm chính thống Cornây đã làm như ông đã nói Chính những lúc này là lúc Cornây viết được những vở kịch hay nhất, được đánh giá cao nhất Điều đó thỏa mãn được công chúng, nhưng làm cho Risơliơ và Nhà nước quân chủ chuyên chế không hài lòng
Nhìn chung, với cách nhìn nhận ở Việt Nam thì theo nhà nghiên cứu văn học
Lê Nguyên Cẩn cho rằng Cornây là người thường đề xuất những vấn đề lớn trong bi kịch và khi trở thành nền móng của nền bi kịch Pháp thì nó cũng trở thành trường học
của lòng dũng cảm “Cornây hướng tới mục đích là “Để làm vui, đôi khi cần nêu cao
vẻ đẹp rực rỡ của những hành vi đẹp và loại trừ sự ghê tởm của những cái có hại””[ 2;
tr 30] Từ đó ông lựa chọn các đề tài lớn, cao cả, đẹp, mang dáng dấp phi thường
trong sự kết hợp phức tạp của các chi tiết Lí trí nổi bật trong tác phẩm của ông thường gắn liền với các vấn đề thiêng liêng của quốc gia, của dân tộc Vẻ đẹp của các nhân vật
vì vậy cũng là vẻ đẹp của thời đại
2.2 Tác phẩm Lơ Xít
2.2.1 Vài nét về tác phẩm
Có thể nói, Lơ Xít là vở kịch thành công nhất không những của Cornây mà của
cả sân khấu cổ điển Pháp Khi vở kịch ra mắt lần đầu tại rạp hát Mare (Pari) tháng 12
năm 1636 đã mang lại thắng lợi rất lớn “Công chúng nồng nhiệt chào đón nó, lấy cái
hay của nó làm chuẩn để bình giá các sự kiện khác: “Đẹp như Lơ Xít” Nó được trình diễn nhiều lần trước Hoàng hậu và Tể tướng, được thưởng 15.000 livrơ Ngay trong năm đầu, nó được hai lần xuất bản Nhờ đó, cha Cornây được tặng danh hiệu quý tộc” [ 19 ; tr 264 ]
Bên cạnh đó, Mông – đô – ri, người đóng vai chính cũng đã viết về sự thành
công của Lơ xít như sau: “Tất cả những người ta thấy sống yên tĩnh: trong cung điện,
trong những chiếc ghế bành thêu hoa huệ thì lần này đều ngồi vào ghế hạng lô Ngoài cửa nhân dân chen chúc rất đông, và rạp hát chúng tôi tuồng như quá chật hẹp, đến nỗi các lỗ hõm, các góc nhỏ của rạp bây giờ đều trở thành những chỗ đứng danh dự cho các bậc đại quý tộc, còn các kị sĩ mọi loại thì đứng đầy cả sân khấu” Đương thời, câu “Đẹp như Lơ Xit” đã trở thành ngạn ngữ” [ 16 ; tr 59 ] Và hơn bao giờ hết, với
vở Lơ Xít, Cornây đã tạo nên một dư luận cho cả Pari và đã gây một tiếng vang lớn
Trang 26trên sân khấu Khán giả nồng nhiệt chào đón vở kịch Từ đó tên tuổi Cornây nổi lên
như sóng cồn Đặc biêt, có nhà văn dù không ưa Cornây cũng phải kêu lên “Mặt trời
đã mọc rồi Các ngôi sao, hãy lặn cả đi!” [ 1 9 ; tr 267 ]
Ngoài ra, sau này có nhà phê bình cũng đã nhận xét “Tác phẩm Lơ Xít không
phải chỉ là sự khởi đầu của một người, đó là sự khởi đầu của một nền thi ca và là rạng đông của cả một thế kỉ lớn” [ 19 , tr 267 ] Ngay từ khi vở Lơ Xít của Cornây ra đời,
tất cả những kịch phẩm của ông xưa kia đều lùi vào bóng tối Công chúng hoan
nghênh Lơ Xít đã đến chỗ dùng cái hay của Lơ Xit để so sánh với các sự kiện khác Người ta bảo “Đẹp như Lơ Xit”” [ 3 ; tr 168 ] Lơ Xit là vở kịch thành công nhất của Cornây đã đạt đến một thành công huy hoàng chưa từng thấy Cả Pari phải hoa lệ “lên
cơn sốt Lơ Xit” Người ta đi xem Lơ Xit, bàn tán về Lơ Xít, thuộc lòng từng đoạn Lơ Xít, dành cho Lơ Xít những lời ca ngợi tốt đẹp nhất “Lơ xít không phải là sự khởi đầu của một con người, đó là sự khởi đầu của một nền thi ca và buổi bình minh của đại thế kỉ” và Cornây được coi là vua sân khấu”” [ 4 ; tr 116]
Mặt khác,Viện Hàn lâm Pháp đã lên tiếng phê phán Cornây không tuân thủ
những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển trong tác phẩm Lơ Xít, họ phê phán ở chỗ:“
hành động kéo dài quá 24 tiếng đồng hồ (bằng cách tính toán sách vở, họ chứng minh
là các biến cố phải diễn ra trong 36 tiếng đồng hồ là ít); kết thúc vui vẻ là không thích hợp với bi kịch; đưa vào vở kịch một dòng chủ đề thứ hai, là phá vở luật duy nhất về hành động (tình yêu của công chúa với Rôđrigơ); sử dụng hình thức thơ tự do của tình
ca trong độc thoại Rôđrigơ là trái với thể thơ mười hai chân thường dùng trong bi kịch…” [ 1 6 ; tr 68] Và bên cạnh đó“Việc Simen đồng ý lấy Rôđrigơ ở cuối vở kịch, theo ý Viện Hàn lâm, mâu thuẫn với quy luật buộc nhà văn phải mô tả sự việc “giống như thực”, và cho dù việc trên phù hợp với sự kiện lịch sử chăng nữa thì “sự thực đó dáng gây nên bất bình đối với tình cảm đạo đức của người xem, và cần phải được thay đổi”” [ 16 ; tr 69 ]
Nhìn chung, tác phẩm Lơ Xít tuy có phần không tuân thủ những nguyên tắc của
chủ nghĩa cổ điển nhưng chính điều đó đã tạo nên những cách tân trong nghệ thuật sáng tác và đã được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt.Và qua đó, chính Puskin cũng đã đánh giá cao những ưu điểm đó trong bức thư ông gửi cho N.N
Paepxki năm 1825: “Những thiên tài bi kịch chân chính không bao giờ quan tâm đến
cái giống như thực Anh hãy xem Cornây đã viết quyển Lơ Xít khéo léo là dường
Trang 27nào…”[ 16 ; tr 70] Ngoài ra,chúng ta có thể thấy rằng “ Cuộc tranh luận về vở Lơ Xít
là một dịp để quy định một cách rõ ràng những quy luật cổ điển, và ý kiến của Viện Hàn lâm Pháp về vở Lơ Xít là một trong những tuyên ngôn về lí luận của chủ nghĩa cổ điển” [ 16 ; tr 70]
Ở Việt Nam, kịch Lơ Xít cùng với những vở kịch khác của Cornây không xa lạ
đối với công chúng có học thức Những tác phẩm ấy đã được dịch và phổ biến sớm, được đưa vào chương trình học ở bậc phổ thông trung học từ trước cách mạng tháng Tám Nhưng phải đến sau năm 1954, khán giả Việt Nam mới thật sự hiểu Cornây, khi tác phẩm của ông được giới thiệu lại, dịch lại và hoàn thiện thêm dưới hình thức thơ tự
do Gần đây nhất, cuối những năm 80 của thế kỉ XX “Bi kịch Lơ Xít lại phóng tác với
những nhan đề mối tình oan nghiệt, tình yêu và danh dự và được đưa lên sân khấu Việt Nam, đem lại cho công chúng một cách tiếp cận mới đối với vở kịch của Cornây”
[ 22 ; tr 268 ] Điều đó nói lên phần nào những giá trị lâu dài của vở kịch đã một thời
làm chấn động cả Pari Tóm lại, tác phẩm Lơ Xít ra đời đã đánh dấu sự thành công
trong sự nghiệp sáng tác của Corây và đặc biệt là tạo nên một tiếng vang lớn cho nền văn học Pháp thế kỉ XVII
2.2.2 Tóm tắt tác phẩm
Chuyện xảy ra tại Xê Vin, xứ Xcati, nước Tây Ban Nha Đông Rô - đri là con trai của Đông Đie còn Simen là con gái của Đông Gormax Đông Rô - đri và Simen yêu nhau, được gia đình hai bên đồng ý cho kết hôn Bất ngờ xảy ra tai họa : vua Phecnăng giao cho Đông Đie, cha của Đông Rô - đri, trách nhiệm làm người dạy dỗ cho thái tử Bá tước Đông Gormax nghĩ rằng chức vụ đó đáng lẽ phải giao cho mình
Bá tước Đông Gormax ghen tức, gây sự với Đông Đie và tát cho Đông Đie một cái Đông Đie ôm hận trở về, trao cho con nhiệm vụ rửa nhục Đông Rô - đri sau khi đấu tranh tư tưởng, đã cố nén tình yêu để bảo vệ danh dự cho gia đình, đi tìm Đông Gormax để thách đấu và đã giết chết Đông Gormax
Đau đớn, Simen xin vua giết Đông Rô – đri để làm tròn bổn phận đối với cha Đông Đie xin chết thay cho con, nhưng vua chưa chấp thuận Đông Rô - đri và Simen gặp nhau, than thở cho số phận và bày tỏ với nhau mối tình thắm thiết Song, vì danh
dự, Simen vẫn xin với vua là Đông Rôđri phải chết Trong lúc đó, Rôđrigơ lẻn đến nhà Simen, nghe lỏm được tâm sự của Simen, hiểu được những mâu thuẫn giữa tình cảm
và bổn phận trong Simen Xuất hiện, Đông Rô - đri tình nguyện nộp mạng cho Simen
Trang 28Simen từ chối, khẳng định rằng Đông Rô - đri đã làm đúng, và để xứng đáng với Rô - đri thì cô cũng phải làm theo anh
Khi đó, quân Môrơ âm mưu giữa đêm đổ bộ lên thành Xê - Vin để chiếm thành này Được Đông Đie khích lệ, cử đi chống xâm lược, bảo vệ bờ cõi Đông Rô – đri tập hợp binh sĩ, giữa đêm tối dẫn đầu đoàn quân ra bờ biển, đánh tan quân giặc và bắt được vua của quân xâm lược làm tù binh Chàng thuật lại chiến công lừng lẫy trước cung đình, vua Phécnăng vô cùng xúc động Simen lại xin vua bắt Đông Rô - đri phải đền mạng Vua nói Đông Rô – đri đã tử trận trong cuộc giao tranh với quân thù, Simen
vô cùng thương xót và ngất đi Nhưng tỉnh dậy biết được sự thật, Đông Rô - đri vẫn còn sống, Simen lại xin vua xử tội chàng, nhưng vua từ chối Nàng cho biết ai báo thù được cho nàng thì nàng sẽ lấy làm chồng Đông Xăng, vẫn còn yêu Simen và nhận lời giao đấu với Đông Rô - đri
Một cuộc đấu gươm được tổ chức giữa Đông Rô - đri và Đông Xăng là người đại diện cho Simen và theo quy ước chung, ai thắng thì sẽ được lấy Simen làm vợ Simen đang phân vân, lo lắng thì Đông Rô - đri lại tới, xin được chết dưới tay Simen Simen phải ra sức khuyến khích Đông Rô - đri dũng cảm bước vào trận đấu Đông Rô – đri thắng, tha chết cho Đông Xăng Vua tuyên bố xóa tội cho Đông Rô – đri và nhắc Simen thực hiện lời cam kết Đông Rô – đri và Simen vâng lệnh, tích cực chuẩn bị cho cuộc sống hạnh phúc lâu dài
Trang 291.1 Tuân thủ nguyên tắc đề cao lí tính
Vì chủ nghĩa cổ điển thường thể hiện lòng khâm phục và lí trí vạn năng của con người, luôn dành sự ưu tiên cho vấn đề tư tưởng nên văn học cổ điển luôn xảy ra mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa lí trí và dục vọng, giữa tình cảm cá nhân và nhiệm
vụ chung cao cả Mâu thuẫn đó thường được giải quyết theo hướng buộc cá nhân phải
phục tùng tập thể và tình cảm phải được hi sinh cho những quyết định lí tính Và “Lơ
Xít ” của Cornây là một trong những vở kịch tuân thủ nguyên tắc sáng tác của chủ
nghĩa cổ điển Vở kịch đã xây dựng nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa lí trí và tình cảm tiêu biểu qua hai nhân vật Đông Rô- đri và Simen
Khép lại tác phẩm Lơ Xít, chắc hẳn trong lòng mỗi người đều không tránh khỏi
sự suy ngẫm về hai nhân vật chính trong tác phẩm đó là Đông Rô – đri và Simen Nhân vật Đông Rô-đri và Simen là những con người có tâm hồn nồng nhiệt, đồng thời
có đầu óc luôn sáng suốt.Với niềm khát khao kiêu hãnh của hai nhân vật này chính là được chiến đấu, hi sinh cho nghĩa vụ - Nghĩa vụ đối với gia đình và nghĩa vụ đối với tổ
quốc, và nghĩa vụ đó đã được nhận thức một cách sâu sắc “Lí tưởng ấy đã vấp phải
một trở lực lớn: tình cảm cá nhân vừa nồng nhiệt, vừa có phần hợp lí, dễ thuyết phục,
dễ được đồng tình Cuộc vật lộn để tự vượt mình, tiến tới vinh quang là một cuộc xung đột chảy máu trong nội tâm những người anh hùng mới và làm nên phẩm chất cao đẹp
ở họ” [ 19 ; tr 266 ]
1.1.1 Nghĩa vụ đối với gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi mang đến hơi ấm tình thương cho mỗi con người trong cuộc sống Quả thật, không ai lớn lên mà không có gia đình, dù đi đâu về đâu thì gia đình vẫn là nơi chôn nhau cắt rốn, là cội nguồn mang lại mầm sống cho con người Và trong cội nguồn ấy, người mang lại sự sống cho mỗi con người chúng ta đó
chính là người cha, người mẹ thân yêu với công lao vô bờ bến Và trong tác phẩm Lơ
Trang 30Xít, Cornây đã đưa ra một nghĩa vụ cao quý đó chính là nghĩa vụ đối với gia đình -
nghĩa vụ của người con phải bảo vệ danh dự gia đình
Điều trọng tâm trong tác phẩm đó chính là cả Đông Rô – đri và Simen đều đứng
trước sự đắn đo, cân nhắc “bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn” Trong cuộc sống
của chúng ta, việc tình yêu để đi đến hôn nhân thì trở ngại lớn nhất có thể xem đó trở ngại của gia đình Nhưng liệu có thể vượt qua trở ngại của gia đình để đến với tình yêu hay không thì đó còn là một câu hỏi không lời đáp
Chủ nghĩa cổ điển không xem trọng vấn đề này mà chủ yếu là đề cao lí tính buộc con người phải biết xem trọng danh dự, đặt danh dự lên trên hàng đầu Vậy thì cả hai nhân vật chính trong tác phẩm sẽ giải quyết trường hợp này như thế nào khi đứng trước chữ hiếu và chữ tình? Và trước câu hỏi đặt ra đó thì trước hết chúng tôi nói về nhân vật Đông Rô – đri
Là một nhân vật chính trong tác phẩm, Đông Rô-đri đã phải trải qua những giây
phút đắn đo, cân nhắc để giải quyết mâu thuẫn giữa chữ “hiếu” và “tình”, một sự mâu
thuẫn giằn xé trong nội tâm nhân vật:
“Hận lòng đôi ngã đấu tranh
Nửa là danh dự, nửa tình khó theo
Vẹn thù cha, mất người yêu
Bên thêm dũng khí, bên sao ngập ngừng!
Não nề đứng giữa hai đường
Sống đời ô nhục? phủ phàng tơ duyên?
Trời cao, thấu nổi niềm riêng?
Thù cha nỡ gác? Cha nàng, giết sao?”
[ 16 ; tr 173]
Chúng ta thấy rằng Đông Rô - đri bị dằn dặt đau đớn trước sự lựa chọn một mất một còn giữa tình yêu cá nhân và danh dự gia đình Thứ tình yêu mà bấy lâu nay chàng ôm ấp trong hạnh phúc giờ phải kìm chế lại để đưa ra quyết định đúng đắn cho mình trước danh dự gia đình tình yêu của bản thân
Đúng vậy, tình yêu luôn là thứ tình cảm mãnh liệt của con người khi đến tuổi trưởng thành nhưng lí trí có ảnh hưởng lớn khiến con người phải ra sức phục tùng Vì thế mà Đông Rô- đri đứng giữa tấn bi kịch của sự lựa chọn giữa hiếu và tình Và cuối cùng, lí trí đã thắng, Đông Rô- đri quyết định đi trả thù cho cha mình để giữ gìn danh
Trang 31dự cho gia đình Mặc dù Đông Rô- đri biết rõ rằng việc trừng phạt Bá tước Đông Gormax là ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối tình sâu đậm của chàng và Simen Nhưng Đông Rô- đri đã đi theo tiếng nói của nghĩa vụ đối với gia đình Chàng quyết định trả thù cho cha bằng một cuộc thách đấu với Bá tước Đông Gormax
Thế rồi, Đông Rô đri giết Bá tước Đông Gormax trong một cuộc thách đấu :
“ Hãy nói năng bình tĩnh!
Ta trẻ người, đúng! Nhưng với tâm hồn cao thượng bẩm sinh Thì tài hoa không đợi tuổi trưởng thành”
[ 16 ; tr 179]
Xét cho cùng, chỉ vì một chuyện đơn giản, Bá tước Đông Gormax đã ghen tị với Đông Đie, vì việc nuôi dạy thái tử mà Đông Gormax đã tát tay Đông Đie Chính việc này, Đông Rô- đri phải lựa chọn giữ lấy tình yêu của Simen hay lãnh trách nhiệm, bổn phận của một người con thay cha mình bảo vệ danh dự gia đình Theo chủ nghĩa
cổ điển, lí trí luôn được đề cao hàng đầu, nhất là danh dự Vì thế mà cha của Đông đri là Đông Đie cũng đã nói:
“Nhưng chịu sống ô danh là người không biết sống!
Kẻ lăng mạ càng thân, điều lăng mạ càng nghiêm trọng”
[ 16 ; tr 172 ] Bên cạnh đó, Bá tước Đông Gomax cũng có câu tương tự:
“ Có thể bắt ta sống kiếp đọa đày
“Biết không em? Với khách anh hào
Một cái tát xúc phạm người sâu nặng biết bao!
Nhục cả cho ta, ta đã tìm người gây nhục, Tìm thấy: ta trả thù danh dự, thù cha cùng một lúc
Và sẽ còn làm vậy nữa nếu như cần!”
[ 16 ; tr 206 ]
Trang 32Đúng vậy! Đông Rô-đri đã làm theo lí trí của mình và anh cũng nhận thấy rằng
sự lựa chọn của mình đã làm tổn thương Simen, tổn thương tình yêu cao đẹp của hai người mà bấy lâu nay có được Tuy nhiên vì làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình, Đông
Rô – đri không hối hận trước việc làm của mình Sau khi rửa xong mối nhục cho gia đình, Đông Rô – đri đã đến nộp mạng cho Simen
Có thể nói, lúc đầu Đông Rô – đri đã suy nghĩ nhiều về mối thù dòng họ nhưng sau khi đã rửa được mối nhục cho gia đình thì Đông Rô – đri cũng đã nhanh chóng trở
về với lí trí, một lòng nghe theo lí trí Chúng ta có thể thấy, hành động mà Đông Rô – đri đến nộp mạng cho Simen được xem là một thứ nghĩa vụ cao cả để xoa dịu nổi đau trong tâm hồn của Đông Rô – đri Vì vậy tình cảm ở đây đã phải được hi sinh cho những quyết định lí tính Điều này, tác phẩm đã tuân theo nguyên tắc đề cao lí tính của chủ nghĩa cổ điển Có thể nói, đối với Đông Rô – đri thì danh dự gia đình là trên hết thể hiện qua câu nói:
“Người sống, thì ta nhục!
Danh dự buộc ta làm hành động xót xa kia”
[ 16 ; tr 198 ] Hay:
“Thôi! Kiện mà chi cho mất công nhiều, Giành lấy vinh dự bắt ta đừng sống nữa!”
[ 16 ; tr 204 ] Quả thật, khi đứng trước người yêu, Đông Rô – đri vẫn luôn đặt danh dự lên hàng đầu, chàng tin mình đã quyết định đúng và không ai có thể thay đổi được quyết định của chàng:
“Trong cái thế mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục,
Ta suy nghĩ: hay chính tay ta đã quá vội vàng một lúc
Tự kết tội mình đã hành động quá thô Nhan sắc em biết đâu đã thắng cả mối thù Nếu để chống lại vẻ hương trời sắc nước
Ta quên rằng: mất danh dự thì yêu em không thể được!
Rằng: dẫu tình ta trong tim yêu dào dạt chan hòa, Cao thượng, em yêu chiều, thì đê mạt, ghét sâu xa
Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó
Trang 33Là không xứng tình em và tiêu tan phẩm giá”
Ta đến vì em đền đáp nổi yêu thương,
Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống, Nghĩa trước đã đầy, tình nay giữ trọn
Ta biết mất cha thù kia em phải báo đền
Ta chẳng muốn cướp của em lễ vật hi sinh Hãy can đảm cắt ngang chớ ngại,
Trả lại cha, thay máu đào đã chảy, Tính mạng của người đã tự hào làm đổ máu cha em!”
[ 16 ; tr 207 ] Không những thế, Đông- Rô-đri cũng đã quyết định trao gươm cho Simen và bảo nàng hãy giết mình để trọn đạo làm con:
“Đừng tiếc máu ta! Cứ điềm nhiên nếm hạnh phúc ngọt ngào Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!”
[ 16 ; tr 205 ] Nhìn chung, Đông Rô – đri một lòng nghe theo lí trí cho nên trong việc xây dựng tính cách nhân vật Đông Rô – đri, Cornây đã gạt bỏ tất cả những gì thuộc cá tính hay có sắc thái tế nhị khiến tính cách của nhân vật mang tính đồng nhất nghiêm ngặt.Vì vậy, ở khía cạnh này đã được Cornây tuân thủ trong việc xây dựng tính cách nhân vật của Chủ nghĩa cổ điển
Giống như Đông- Rô-đri thì Simen cũng rơi vào mâu thuẫn giữa “hiếu” và
“tình” Nàng cũng yêu say đắm Đông-Rô-đri nhưng mà nàng lại không chịu khuất
phục bởi tình yêu mà bấy lâu nàng dành cho chàng Giữa tình cảm cá nhân và nghĩa vụ báo thù, nàng cũng phải chịu sự giằng xé trong tâm hồn không thua gì Đông Rô - đri Với Simen, nàng cũng cho rằng nghĩa vụ cao hơn hết thảy Bởi thế, mặc dù khăng khăng đòi giết Đông-Rô-đri nhưng nàng không hề khinh ghét người yêu, trái lại, còn thấy rõ những phẩm chất cao thượng đáng kính, đáng yêu của Đông-Rô-đri:
Trang 34“ Em biết danh dự đòi hỏi gì sau điều sỉ nhục lớn kia
Ở một tâm hồn thanh cao, dạt dào sức sống Hành động chàng, không ngoài nghĩa vụ con người cao thượng,
Đã đồng thời nhắc em, làm nghĩa vụ của em Tài oan nghiệt kia đã nhắc em bằng chiến thắng của mình
Nó đã trả vẹn thù cha và giữ tròn danh dự”
[ 16 ; tr 208 ] Không những thế mà khi đứng trước phẩm chất đáng kính của Đông Rô-đri khiến sự giằng xé trong tâm hồn Simen càng dâng cao:
“ Em cũng thế: đều cân nhắc, băn khoăn, suy nghĩ
Là giữ gìn danh dự, trả thù cha Than ôi! Nghĩ tình chàng mà tuyệt vọng ngẩn ngơ Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác
Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng như nhất,
Và giữa đau thương đôi cảm giác, êm đềm Được ngón tay chàng lau nước mắt cho em, Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc!
Vì danh dự, lửa lòng đành dập tắt!
Nghĩa vụ khắc khe cay đắng trăm đường Buộc lòng mình giết kẻ mình thương!
Bởi rốt cuộc, dù âu yếm cũng chớ hòng mong ước
Tình cảm yếu hèn ngăn cánh tay trừng phạt ”
[ 16 ; tr 208 ]
Cuối cùng, cũng giống như Đông-Rô-đri, nàng đã chọn việc báo thù cho cha, đem sức mạnh của lí trí chiến thắng tình yêu thể hiện qua câu nói rất đắc trong tác phẩm:
“ Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng
Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”
[ 16 ; tr 209]
Nhìn chung, cũng giống như Đông Rô-đri, lí trí đã soi sáng mọi hành vi, thái độ của Simen Sự kiên quyết báo thù cho cha đã thể hiện được tình cảm của Simen phải nhường bước cho những quyết định lí tính Và cũng chính quyết định ấy mà nhân vật
Trang 35Simen đã được ngợi ca là phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức phong kiến, tiêu biểu cho những nhân vật hành động theo lí trí, phù hợp với nguyên tắc đề cao lí tính của Chủ nghĩa cổ điển
Chúng ta có thể thấy rằng đối với Đông Rô-đri và Simen thì danh dự là biểu tượng cao nhất của mọi giá trị cá nhân và con người Khi bị bắt buộc phải dùng lưỡi gươm để rửa hận cho danh dự gia đình và cá nhân, buộc phải giết chết cha của người yêu mình thì Đông-Rô-đri cũng để lưỡi gươm tuân thủ sự điều khiển của lí trí Và Simen cũng vậy, cha bị giết, vì danh dự gia đình và cá nhân bị xúc phạm, nàng đòi được trả thù cho cha Rõ ràng trong tác phẩm, chúng ta dễ nhận thấy Simen đã không ngần ngại kiện lên nhà vua nhiều lần, khăng khăng đòi cho được đầu của người yêu
Nhìn chung thì cả hai đều tuân thủ chuẩn mực của danh dự và dòng dõi Đó
cũng là tiêu chuẩn tối cao của đạo đức, bởi lẽ “ ai có thể sống trong đê tiện thì người
đó không đáng sống Tình yêu gắn liền với danh dự và ai để mất danh dự thì người đó cũng đánh mất luôn cả tình yêu” [ 2 ; tr 29 ] Vì vậy, chúng ta thấy rằng tuy Đông Rô-
đri và Simen rất yêu nhau, tình cảm rất mãnh liệt, dạt dào nhưng đến lúc phải lựa chọn thì cả Đông-Rô-đri và Simen đều đặt lí trí, trách nhiệm, danh dự với gia đình lên hàng đầu
Ở đây, tính cách nhân vật được xây dựng hết sức nghiêm ngặt, mang tính chất tĩnh, đặc biệt là nhân vật Simen Nàng biết Đông Rô-đri chết là cuộc sống của nàng
cũng không còn nhưng nàng vẫn kiên trì xin vua xét xử Đông Rô-đri:
“ Ôi ý nghĩ đắng cay!
Và bổn phận đắng cay buộc lòng ta đeo đẳng!
Ta đòi được đầu chàng, lại sợ đầu chàng rơi xuống
“Chàng chết, ta chết theo mà ta vẫn chẳng buông tha!””
[ 16 ; tr 203 ] Như vậy, với những quan niệm về danh dự, nghĩa vụ đã tạo nên một mối mâu
thuẫn lớn trong tác phẩm “ Mỗi một bên đều muốn tỏ ra xứng đáng với bên kia, và đó
là một trở ngại to lớn không thể vượt qua được để đi tới tình yêu” [ 16; 63] Cho nên,
đối với nghĩa vụ gia đình thì cả Đông-Rô-đri và Simen đều đứng trước một sự đắng
đo, cân nhắc “ bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn” Nhưng họ đều được dẫn dắt bởi những chuẩn mực đạo đức phong kiến đó là: “ Tình yêu là một niềm vui, danh dự là
một nghĩa vụ” và họ đã giải quyết mối xung đột đó theo hướng hi sinh tình yêu để
Trang 36nhường bước cho danh dự gia đình Đối với họ, danh dự trở thành nguyên tắc đạo dức
chi phối tình cảm con người “Người cao thượng là người biết trọng danh dự Không
thể có tình yêu nếu không có sự kính trọng” [ 4 ; tr 121]
Vì thế mà cả Đông Rô-đri và Simen đều cho rằng người đã để mất danh dự thì cũng mất cả tình yêu thể hiện qua câu nói của Đông Rô - đri:
“Ta quên rằng: mất danh dự thì yêu em không thể được!
Rằng: dẫu tình ta trong tim em dào dạt chan hòa, Cao thượng, em yêu chiều, thì đê mạt, ghét sâu xa
Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó
Là không xứng tình em và tiêu tan phẩm giá”
[ 16 ; tr 207 ]
Và điều đó cũng thể hiện qua câu nói của Đông Đie:
“Đừng hỏi ta! Ta biết con có nổi lòng riêng!
Nhưng chịu sống ô danh là người không biết sống”
[ 16 ; tr 172 ] Tóm lại, Đông-Rô-đri và Simen là hai nhân vật đại diện cho những con người đặt lí trí lên trên tình cảm cá nhân, hi sinh tình yêu cao đẹp của mình, phục vụ cho danh dự
để làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình Tất cả những gì mà Simen và Đông Rô – đri thể hiển cái cao cả trong nghĩa vụ đối với gia đình đã thấy rõ tác phẩm tuân theo nguyên tắc đề cao lí tính của Chủ nghĩa cổ điển
1.1.2 Ý thức về nghĩa vụ đối với tổ quốc
Tuân thủ nguyên tắc đề cao lí tính qua tác phẩm Lơ Xít không chỉ thể hiện ở
nghĩa vụ đối với danh dự gia đình, dòng họ mà việc tuân thủ nguyên tắc đề cao lí tính còn thể hiện ở nghĩa vụ đối với Tổ quốc
Có thể nói, danh dự gia đình không nhất thiết là một nguyên tắc hợp lí buộc người ta phải hi sinh tình cảm cá nhân một cách đắn đo, một sự hi sinh như thế quá tàn nhẫn và không phù hợp với lí trí Và để giải quyết xung đột này một cách hợp lí, Cornây đã đưa vào một nguyên tắc cao hơn: nghĩa vụ đối với Tổ quốc Bởi lẽ chính
Cornây đã quy định “Nhiệm vụ của một vở kịch là phải đáp ứng lợi ích quốc gia” [ 4 ;
tr 122 ]
Đối với các nhân vật trong tác phẩm đều tuân theo nguyên tắc của Chủ nghĩa cổ điển, danh dự là biểu tượng cao nhất của mọi giá trị cá nhân và xã hội của con người
Trang 37Khi danh dự và nghĩa vụ đối với quốc gia cần đến sức mạnh của Đông Rô – đri thì chàng hết lòng ra sức phụng sự Tổ quốc Thế là ý thức về nghĩa vụ đối với gia đình đã được thay thế bằng nghĩa vụ đối với quốc gia Đông Rô – đri dồn hết sức mình ra sức gìn giữ đất nước, hi sinh tình yêu của cá nhân để từ người con hiếu thảo trở thành người anh hùng cứu nước, người tôi trung thành đáng khen Điều này thể hiện qua lời của nhân vật công chúa trong tác phẩm đã khuyên Simen:
“ Có lẽ nào, để trả hận một người cha quá cố,
Lại ném vào tay thù cả đất nước non song?
Hại nước hại nhà, hành vi em có đúng hay không?
Chúng ta tội tình gì mà chịu lây trừng phạt?
Nào ai buộc em cuối cùng phải se duyên cầm sắt
Với con người em buộc lòng phải khiếu tố về cha?
Chính ta cũng khuyên em đừng nghĩ tới kia mà!
Cứ cắt đứt tình yêu! Nhưng vì ta để chàng tròn tính mạng!”
[ 16 ; tr 223 ] Hay:
“ Nếu rửa thù cha mà nhiệm vụ ta đòi
Trừng phạt người yêu, thì quả điều cao thượng
Nhưng cao thượng hơn nhiều nếu ta vì dân chúng
Mà hi sinh lợi ích của gia đình”
[ 16 ; tr 224 ]
Và khi chiến thắng giặc ngoại xâm, vị anh hùng của dân tộc Đông-Rô-đri đã trở thành niềm kiêu hãnh và vinh dự cho cả nước thì đồng thời, chàng cũng đã trở thành hình ảnh bất tử đối với Simen:
“ Chết vì non sông phải đâu phận hèn kém
Mà là chết đẹp, ngàn đời bất tử
Con yêu chiến thắng chàng, không có gì tội cả
Bởi chiến thắng này bảo vệ giang sơn
Và trả lại con lễ vật vuông tròn,
Cao cả, lẫy lừng giữa muôn vàn chiến sĩ
Đầu không kết hoa mà kết đầy nguyệt quế”
[ 16 ; tr 233 ]
Trang 38Bên cạnh đó, đóng vai trò là người cha thì lúc đầu Đông Đie lo nghĩ nhiều về mối thù riêng, mối thù ít nhiều có màu sắc lí trí, nhưng sau khi thù đã rửa, ông lại nhanh chóng trở về với lí trí, một lòng nghe theo lí trí Đông Đie đã xin đổi mạng cho con, tích cực bào chữa cho tội lỗi của Đông Rô – đri không chỉ vì tình cảm riêng mà còn nhận thức rằng Đông Rô – đri là tấm lá chắn che chở cho cả triều đình cho cả nước Tây Ban Nha trước những sóng gió từ bên ngoài
“Giữa lúc này, tìm cái chết sao đáng?
Đất nước, nhà vua cần tay con nâng đỡ”
[ 16 ; tr 217]
Với vai trò là một người cha, người trung thành với Tổ quốc, Đông Đie nghe theo tiếng gọi của lí trí giục giã con ra ngay tiền tuyến và nếu phải chết thì tìm cái chết xứng đáng thì của người chiến sĩ yêu nước trên chiến trường
“Con đi trước họ rồi! Nhưng bàn tay dũng cảm trượng phu
Sẽ hăng hái tắm máu đào quân giặc
Đây danh dự yêu cầu : thúc đẩy họ xông lên phía trước!
Tất cả họ tôn con làm chủ tướng chỉ huy
Đi đi thôi! Góp sức con ngăn bước tiến quân thù!
Nếu muốn chết thì đây, chết anh hùng, đẹp thắm!”
Hiệp sĩ nào dám đương đầu với đối thủ đáng gờm kia?
Ai kẻ can trường hay liều lĩnh đó xông ra”
[16; tr 236]
Hay những lời ngợi ca của nhà vua Đông-phec-năng dành cho vị anh hùng đri:
“ Đất nước thoát nguy quân xâm lược hung tàn,
Vương trượng trong tay ta nhờ con mà đứng vững
Quân địch đã chạy dài giữa lúc mọi người náo động,
Trước khi ta chưa kịp một lời xuống lệnh phản công”
Trang 39[ 16 ; tr 225 ]
Và như thế thì nghĩa vụ gia đình, danh dự phong kiến đã nhường chỗ cho danh
dự công dân, người công dân phải thực hiện nghĩa vụ cao cả của mình đối với Tổ quốc, phải đấu ra chiến trường đấu tranh giành lấy độc lập cho nươc nhà Ở đó xuất
hiện một kiểu đạo đức mới, một âm vang mới, “âm vang công dân” trong tác phẩm
Và kiểu đạo đức mới, một âm vang mới đó được Mokoulski viết : “Đạo đức mới về
quốc gia nhân đạo hơn đạo đức phong kiến, nó giáng một đòn quyết định vào thời sùng bái mù quáng đối với danh dự gia đình” [ 4 ; tr 122]
Chính vì vậy, bằng việc đem danh dự công dân, quyền lợi quốc gia, dân tộc đặt trên lợi ích gia đình thì Cornây thực sự đã nói lên được yêu cầu mới của thời đại Một yêu cầu mà nước Pháp lúc bấy giờ cần phải có và cần được thực hiện
Thông qua tác phẩm Lơ Xít, Cornây đã khẳng định thắng lợi oanh liệt của lí
trí là ý thức về nghĩa vụ đối với dục vọng của cá nhân là tình yêu lứa đôi Xung đột trong tác phẩm nảy sinh từ mâu thuẫn không thể hòa giải được, giữa cái chung và cái riêng, xã hội và cá nhân, lí trí và tình cảm Các nhân vật trong tác phẩm là những người anh hùng có sức sống nội tâm mãnh liệt, bởi họ có đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, có
ý thức sâu về nghĩa vụ của bản thân là phải bảo vệ danh dự của gia đình và họ là những con người có trái tim nồng cháy, thiết tha, son sắt về tình yêu của cá nhân trong hạnh phúc lứa đôi Điều quan trọng là dù tình cảm có mặn mà, có chính đáng thì vẫn không làm lu mờ được ý thức về nghĩa vụ, cho nên nó phải chịu khuất phục trước lí trí
“Ý thức về nghĩa vụ, ý thức về danh dự là nền tảng, là điểm xuất phát của mọi tình
cảm cao đẹp, kể cả tình yêu Thắng lợi của lí trí trước tình cảm làm nên phẩm chất, đức hạnh của người anh hùng mẫu mực của thời đại Đó cũng là tiêu chuẩn của đạo đức mới” [ 19 ; tr 265 ] Chính vì vậy, Đông-Rô-đri và Simen là những nhân vật đáng
kính, đáng yêu vì họ đã mang lí tưởng của thời đại duy lí
Tóm lại, Cornây đã tuân thủ nguyên tắc đề cao lí tính, nhà văn đã để cho nhân vật chính của mình thực hiện nghĩa vụ đối với danh dự gia đình và nghĩa vụ đối với Tổ quốc Cornây xây dựng nhân vật trong tác phẩm đã gạt bỏ tình cảm riêng tư cá nhân
mà nghe theo lí trí và làm theo lí trí Vì thế, tác phẩm đã làm đúng với nguyên tắc đề
cao lí tính “Mâu thuẫn đó thường được giải quyết theo hướng buộc cá nhân phải phục
tùng tập thể, tình cảm phải được hi sinh cho những quyết định lí tính” [ 8 ; tr 6]
1.2 Tuân thủ nguyên tắc mô phỏng tự nhiên
Trang 40Tự nhiên không chỉ là thiên nhiên mà là thế giới khách quan nói chung, gồm
cả thiên nhiên và xã hội Có thể nói, con người trong văn học cổ điển là con người “phi ngã”, hành động theo lí trí và nhiệm vụ xã hội trừu tượng Không đưa thiên nhiên vào văn học vì nó làm nảy sinh tình cảm, không có lợi cho lí trí sáng suốt của con người Bắt cái tự nhiên của sự vật phải thích ứng với cái tự nhiên của lí trí, tinh thần con
người Vì thế trong tác phẩm Lơ Xít của Cornây, tác giả không trực tiếp bày tỏ tình
cảm mà thường ẩn mình trong nhân vật Xuyên suốt trong tác phẩm là lời ngợi ca người anh hùng vĩ đại qua lời của vua và nhân dân:
“ Trước mặt ta, họ đều gọi con “Lơ Xít” anh hùng
Bởi tiếng họ, “Lơ Xít” là chúa thượng chí tôn,
Ta không tị với con, danh dự vinh quang, tự hào, rất đẹp
Hãy xứng đáng từ đây là “Lơ Xít”
Nghe uy danh, chốn chốn sẽ nghiêng đầu”
[ 16 ; tr 226 ] Thật vậy, cũng giống như các nhà văn cổ điển khác, Cornây xem nhân dân không phải là động lực chính của lịch sử mà Cornây cho rằng vận mệnh của quốc gia, dân tộc luôn nằm trong tay những bậc vua, chúa, cùng các tầng lớp trên của xã hội chứ
không phải là nhân dân Vì vậy, trong tác phẩm Lơ Xít, Cornây tập trung vào những kẻ
nắm quyền binh quốc gia, những ông hoàng, bà chúa thông qua hình tượng của vị vua nước Caxti là Đông Phec -năng, công chúa, bá tước, …Từ đó Cornây đề ra những vấn
đề lớn về xã hội, về đạo đức của con người lúc bấy giờ
Nhân vật anh hùng là đối tượng được đề cập đến trong tác phẩm Lơ Xít của
Cornây nói riêng cũng như là đối tượng nghiên cứu của các nhà văn cổ điển nói chung
“Cuộc đấu tranh giữa cái cao quý và thấp hèn, giữa lí trí và dục vọng, giữa những nguyên tác quốc gia và quyền lợi cá nhân diễn ra trong đời sống nội tâm, đời sống tinh thần của các nhân vật anh hùng là đối tượng nghiên cứu của các nhà soạn kịch cổ điển” [ 16 ; tr 141]
Và nhìn chung, Conây không phải mô tả những sự xung đột của các lực lượng
xã hội, mà Cornây chủ yếu mô tả “Sự thắng lợi của các bậc anh hùng, sự thắng lợi
của lí trí trừu tượng, lí tưởng đối với dục vọng có tính cách bản năng và bẩm sinh” [
16; 142] Vì thế, trong tác phẩm Lơ Xít, nếu Đông Rô – đri thắng được tình cảm yếu
đuối của mình, hi sinh được tình yêu của mình, và tình yêu đối với anh được xem là