1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội qua phác thảo của mác và ănggen và lê nin và sự hình thành lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học

25 1,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội Bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử, Mác đã xây dựnghọc thuyết hình thái kinh tế - xã hội, trong đó ông đã vạch ra nội dung củ

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội từ đó dựbáo về sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn – hình thái cộng sản chủnghĩa – mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội

Học thuyết đó thể hiện một cách chính xác những nhu cầu cơ bản của cuộc đấutranh cách mạng để thay đổi thế giới nhằm giải phóng con người.Trong bối cảnhnhư vậy, việc nghiên cứu nghiêm túc để hiểu đúng tư tưởng của Mác-Ănghen vàLênin cùng nhữngDự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nộidung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học Và về con đường đi lên chủnghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.Có vai trò vô cùng quan trọng đòi hỏichúng ta phải đi sâu nghiên cứu Nhất là trong bối cảnh nước ta đang nỗ lực đi lênchủ nghĩa xã hội

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

Vấn đề này đã được nhiều tài liệu đề cập đến trong các sách báo, các tạpchí chuyên nghành các công trình nghiên cứu khoa học …

III MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.

 Mục đích :

Trong khuôn khổ tiểu luận này tôi muốn đề cập đến: Dự báo của C.Mác vàV.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hộikhoa học.Và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI

 Nhiệm vụ :

Nhằm làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của các ôngđến nay vẫn đúng, vẫn giữ nguyên giá trị và vai trò nền tảng, hướng dẫn trêncon đường dài xây dựng chủ nghĩa xã hội Làm rõ một số luận điểm cụ thểkhông còn thích hợp trong điều kiện lịch sử đã biến đổi không diễn ra như Mác

và Ănghen đã dự kiến

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Trong khuôn khổ đề tài này, vì điều kiện thời gian và tài liệu tham khảo cónhiều hạn chế tôi chỉ giới hạn nghiên cứu trên phương diện :

- Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội

- Nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học

- Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI

Trang 2

V PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐỀ TÀI:

Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp lý luận qua các tài liệu triết học vàcác tài liệu có liên quan Và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch

sử, quan điểm của Mác - Ăngghen – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

- Phương pháp lịch sử và so sánh đối chiếu

- Phương pháp lôgíc và phân tích tổng hợp

VI Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:

Đề tài nhằm làm sáng tỏ những dự báo thiên tài và những quan điểm cơ bảncủa Mác và Ănghen về chủ nghĩa xã hội khoa học Mặt khác, nhằm làm sáng tỏnhững tư tưởng, những luận điểm cơ bản của các ông đến nay vẫn đúng, vẫn giữnguyên giá trị và vai trò nền tảng, hướng dẫn trên con đường dài xây dựng chủnghĩa xã hội.Làm rõ một số luận điểm cụ thể không còn thích hợp trong điều kiệnlịch sử đã biến đổi không diễn ra như Mác và Lêni đã dự kiến

VII CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của

đề tài gồm :

Chương I: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - một trong những nền tảng lý luận về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

2 ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin

3 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên

4 Phân tích hình thái kinh tế - xã hội, Mác-Ănghen và Lênin đã dự báo về

xã hội tương lai

Chương II: Qúa trình ra đời lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học.

Sự ra đời này được chia làm ba giai đoạn:

1 Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí

2 Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độcông hữu về tư liệu sản xuất

Trang 3

3 Chủ nghĩa xã hội điều tiết một cách có kế hoạch nền sản xuất xã hội và nềnsản xuất hàng hóa về cơ bản sẽ trở nên thừa.

4 Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

5 Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tăc phân phối theo lao động

6 Chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, chủ nghĩa cộng sản đã được thựchiện thì xã hội sẽ không còn giai cấp

7 Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột tạo điềukiện cho con người phát triển toàn diện

8 Chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội

9 Chủ nghĩa xã hội thực sự là sự nghiệp của bản thân quần chúng, là kết quảcảu quá trình sáng tạo của quần chúng

ChươngIV: Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.

Trang 4

về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lý luận thường bị công kích, phêphán từ nhiều phía

Ngoài ra, có quan điểm lại muốn giải thích học thuyết hình thái kinh tế - xã hộitheo kiểu máy móc, vụ lợi để chứng minh rằng không nhất thiết phải làm cáchmạng xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm này thì cứ để xã hội đi vào con đường tưbản chủ nghĩa rồi nhờ ''quá trình lịch sử - tự nhiên'' như Mác nói, xã hội sẽ tự độngchuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa

Ở nước ta, thực tiễn của chặng đường sôi động và phức tạp trong những nămvừa qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được làm sáng tỏ về mặt lý luận:

1 Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, kẻ thù baovây cấm vận nhiều năm liền; các thế lực thù địch, phản động khác không ngừngtấn công chế độ ta bằng đủ mọi cách, vậy mà sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởixướng và lãnh đạo lại đạt được những thắng lợi hết sức có ý nghĩa

2 Mặc dù thắng lợi của sự nghiệp đổi mới là rất to lớn, song có quan điểm vẫncho rằng, con đường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đã lựa chọn là ''trái với quá trìnhlich sử - tự nhiên'', nó không có khả năng thực hiện, nhất là trong điều kiện hệthống xã hội chủ nghĩa thế giới đã không còn tồn tại Ngoài ra, trong điều kiện nềnkinh tế mở, sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự triển khai chiến lược

"diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc luôn đặt ra nguy cơ đi chệch khỏiđịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Vấn đề là ở chỗ, phải quán triệt học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội

để xác định cho được những ranh giới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong hình tháikinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

3 Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại càng làm bộc lộ rõ nhữngyếu kém của nó Trong khi đó, có những nhà tư tưởng lớn của thế giới cho rằngthế kỷ tới đây sẽ là thế kỷ thắng thế của những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa.Bởi lẽ,sang thế kỷ XXI, không có học thuyết chính trị - xã hội nào có đủ khả năng vượtlên trên chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc công khai và triệt để chống apớ bức, bóc

Trang 5

lột, bất công, kiên quyết và nhất quán bênh vực người nghèo, người lao động; thực

sự tôn trọng con người và có khả năng to lớn trong việc bảo vệ môi sinh

Cần lưu ý rằng, khác với chủ nghĩa Mác, các học thuyết khác chỉ thực hiệnnhững điều nói trên như là những biện pháp tình thế, hoặc như là những giải phápbất đắc dĩ Trong khi đó, chủ nghĩa Mác trong bản chất của nó, tất yếu phải thựchiện những nhiệm vụ vốn có của mình

1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

Bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử, Mác đã xây dựnghọc thuyết hình thái kinh tế - xã hội, trong đó ông đã vạch ra nội dung của phạmtrù hình thái kinh tế - xã hội, bao gồm các quan điểm cơ bản sau:

a Quan điểm thừa nhận sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Theo Mác và Ănghen thì sự sản xuất xã hội là hoạt động đặc trưng riêng có củacon người và của xã hội loài người

Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định rằng xã hội tồn tại và phát triển được là nhờsản xuất vật chất, lịch sử của xã hội trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vậtchất, là lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong các gai đoạn pháttriển xã hội Chính vì thế, Mác cho rằng: "Về đại thể, có thể coi các phương thứcsản xuất châu á, cổ đại, phong kiến và tư xản hiện đại là những thời đại tiến triểndần dần của hình thái kinh tế - xã hội"

Điều đáng lưu ý là, sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội, xét đến cùng

là nhân tố quyết định đối với lịch sử, nghĩa là đối với cả các lĩnh vực của văn hoátinh thần nói chung Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, mỗi quan hệ nhân quả đó phảiđược đặt trong điều kiện xét đến cùng Chỉ khi xét đến cùng, nghĩa là khi giải thích

sự vật bằng nguyên nhân cuối cùng sinh ra sự vận động của nó thì lúc đó nhân tốkinh tế mới đóng vai trò là cái quyết định Thoát ly khỏi điều kiện xem xét này,vai trò quyết đinh có thể không còn thuộc về nhân tố kinh tế nữa

b Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Trong học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì phương thức sản xuất

là khái niệm biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ởnhững giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Phương thức sản xuất làcái mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những thơì đạikinh tế khác nhau Đúng như Mác đã nói: "Những thời đại kinh tế khác nhaukhông phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cáchnào"

Với tính cách là những thời đại kinh tế khác nhau, phương thức sản xuất chính

là sự thống nhất biện chứng giữa một bên là lực lượng sản xuất, - cái biểu hiện củamối quan hệ giữa con người với tự nhiên; là sự thống nhất biện chứng giữa conngười với tư liệu sản xuất mà trước hết là với công cụ lao động; với một bên là

Trang 6

quan hệ sản xuất, - cái biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với nhau trongsản xuất xã hội.

Như vậy, với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin thì nhân tố đóng vaitrò quyết định trong việc thay đổi các quan hệ sản xuất và do đó thay đổi các hìnhthái kinh té - xã hội là lực lượng sản xuất, mà trước hết là công cụ lao động chứkhông phải là một nhân tố nào khác

Mác dùng một tổng thể các quan hệ sản xuất làm tiêu chuẩn để trực tiếp phânbiệt những giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại Theo Mác, quan hệsản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất, bao gồm:

1 Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

2 Các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất

3 Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động

Những quan hệ này, mặc dù về mặt khả năng, luôn luôn có xu thế phù hợp vớimột trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất; song trong thực tế, trướchết chúng lại là những quan hệ hiện thực - lịch sử của con người ở những giaiđoạn lịch sử xác định Chính điều này đã nói lên quy luật quan hệ sản xuất phùhợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác độngtrong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại Sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử

xã hội loài người từ chế độ công xã nguyên thuỷ đến chế độ chiếm hữu nô lệ, chế

độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản tương lai, trên thực tế

là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sảnxuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bảnnhất

Mác viết : "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sảnxuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có , trong đó

từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thứcphát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của cáclực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội"

c Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Toàn bộ những quan hệ sản xuất xã hội, bao gồm những quan hệ sản xuất thốngtrị, tức là những quan hệ sản xuất đặc trưng cho mỗi phương thức sản xuất và tất

cả những quan hệ sản xuất khác tồn tại hiện thực trong mỗi phương thức sản xuất "hợp thành " cơ cấu kinh tế của xã hội Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn

bộ những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội trong sự vận độnghiện thựccủa chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế - xã hôi đó.Mác viết: "Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xãhội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp

lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sỏ hiệnthực đó."

Trang 7

Như vậy kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiếtchế xã hội tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trênmột cơ sở hạ tầng nhất định.

Căn cứ vào những tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin vàthực tiễn của lịch sử loài người, chúng ta có thể xác định: hình thái kinh tế - xã hội

là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giaiđoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phùhợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượngtầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy

2 Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin

-Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị trong khoa học xã hội Các nhà triếthọc đã không thể giải quyết một cách khoa học vẫn đề phân loại các chế độ xã hội

và phân kỳ lịch sử Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộccách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội

Với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, động lựccủa lịch sử không phải là một thứ tinh thần thần bí nào, mà chính là hoạt động thựctiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là quan niệm duy vật biện chứng được cụthể hóa trong việc xem xét đời sống xã hội Trước hết, học thuyết này gắn bó hữu

cơ với việc mở rộng các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật vào sự nhận thức cáchiẹen tượng xã hội Chính việc mở rộng chủ nghĩa duy vật vào lĩnh vực lịch sử xãhội đã cho phép vạch ra sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên, sự thống nhất củatoàn bộ thế giới vật chất

Trong tất cả mọi quan hệ xã hội, Mác đã làm nổi bật những quan xã hội vậ chất,tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cảmọi quan hệ khác Bằng cách này, chủ nghĩa duy vật cung cấp cho khoa học xã hộimột tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan để thấy được các quy luật xã hội Do đó, ''cóthể đem những chế độ của các nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm

cơ bản duy nhất là: hình thái xã hội Chỉ có sự khái quát đó mới cho phép chuyển

từ việc mô tả những hiện tượng xã hội sang việc phân tích hiện tượng đó một cáchhết sức khoa học''

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã khắc phục được quan niệm trừu tượng

về xã hội Nó bác bỏ cách miêu tả một xã hội nói chung, phi lịch sử, không thayđổi về chất Do việc hình thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội mà quan điểmphi lịch sử về xã hội đã phải nhường chỗ cho qua điểm lịch sử cụ thể

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở phương pháp luận của sự phântích khoa học về xã hội, hòn đá tảng của khoa học xã hội; và do đó, là một trongnhững nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội lần đầu tiên cung cấp cho chúng ta nhữngtiêu chuẩn thực sự duy vật vè phân kỳ lịch sử và cho phép đi sâu vào bản chất củaquá trình lịch sử, hiểu được lôgic khách quan của quá trình đó Học thuyết này

Trang 8

giúp cho việc hiểu được sự vận động của xã hội theo các quy luật khách quan,vạch ra sự thống nhất trong cái muôn màu muôn vẻ của các sự kiện lịch sử ở cácnước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau Chính vì thế mà nó đem lại cho khoahọc xã hội sợi dây dẫn đường để phát hiện ra nững mối liên hệ nhân quả, để giảithích chứ không chỉ mô tả các sự kiện lịch sử Nó là cơ sở khoa học để tiếp cậnđúng đắn khi giải quyết những vấn đề cơ bản của các ngành khoa học xã hội rấy

đa dạng Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượngtinh thần, đều chỉ có thể được hiểu đúng khi gắn nó với một hình thái kinh tế - xãhội nhất định

Ngày nay, thực tiễn lịch sử và kiến thức về lịch sử của nhân loại đã có nhiều bổsung và phát triển mới so với khi học thuyết về hình thái kinh tế xã hội ra đời Tuyvậy, những cơ sở khoa học mà quan niệm duy vật về lịch sử đã đem đến cho khoahọc xã hội vẫn giữ nguyên giá trị

3 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quả trình lịch sử - tự nhiên.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội không chỉ xác định các yếu tố cấu thànhhình thái kinh tế - xã hội, mà còn xem xét xã hội trong một quá trình biến đổi vàphát triển không ngừng.Mác viết:''Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế

- xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên'' Mác coi lực lượng sản xuất và qua hệsản xuất , cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là nhứng yếu tố hợp thành khôngthể thiếu được của hình thái kinh tế - xã hội; đồng thời ông cũng coi mối qua hệbiện chứng giữa các yếu tố đó chính là những quy luật phát triển của các hình tháikinh tế - xã hội với tư cách là quá trình lịch sử tự nhiên

'' Lịch sử - tự nhiên'' nghĩa là quá trình lịch sử mang tính tự nhiên, tiếp tục lịch

sử của giới tự nhiên, vận động theo quy luật và xét đến cùng thì không phụ thuộcvào ý muốn con người Chính là dựa vào tư tưởng vĩ đại này, dựa vào sự định hìnhkhách quan của các quan hệ kinh tế - xã hội tạo ra cơ cấu kinh tế của xã hội, Mác

đã tách ra các hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ,phong kiến và tư bản chủ nghĩa Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đó được coi nhưmột cơ thể xã hội tự phát triển theo những quy luật vốn có của nó,''một cơ thể xãhội riêng biệt, có những quy luật riêng về sự ra đời của nó, về hoạt động của nó vàbước chuyển của nó lên một hình thức cao hơn, tức là biến thành một cơ thể xã hộikhác" Sự thay thế kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội: xã hội cộng sảnnguyên thuỷ được thay thế bằng xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội chiếm hữu nô lệđược thay thế bằng xã hội phong kiến, xã hội phong kiến được thay thế bằng xãhội tư bản chủ nghĩa đã tạo nên trục đường tiến triển trong lịch sử loài người.Theo Mác, sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình tháikinh tế - xã hội khác được thực hiện thông qua cách mạng xã hội Nguyên nhânsâu xa của các cuộc cách mạng đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan

hệ sanr xuất, đặc biệt là khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượngsản xuất Trong thời kỳ cách mạng, cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả kiến trúcthượng tầng đồ sộ cũng thay đổi theo cho phù hợp Từ những lập luận như vậy cácnhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đi đến kết luận: hình thái kinh tế - xã hội tư bản

Trang 9

chủ nghĩa nhất định sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa và sự thay thế này cũng là quá trình lịch sử - tự nhiên Sự thay thế đó đượcthực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa mà hai tiền đề vật chất quan trọngnhất của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp

Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, do áp dụng triệt để phương pháp duyvật biện chứng vào việc nghiên cứu xã hội, Mác và Ănghen không chỉ phân chialịch sử xã hội loài người ra thành các hình thái kinh tế - xã hội, mà còn phân chiamỗi hình thái kinh tế - xã hội ra thnàh các giai đoạn phát triển nhất định TheoMác, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có tính chất qua độ và tính chất lịch sửnghĩa là đều phải trải qua quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong để chuyểnsang một hình thái cao hơn Từ khi xuất hiện đến khi kết thúc sư tồn tại của mình,mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều trải qua ba giai đoạn cơ bản: giai đoạn phát sinh,giai đoạn phát triển và giai đoạn kết thúc Mỗi giai đoạn ấy đều có độ dài, giới hạn

về thời gian, cũng như nội dung và đặc điểm riêng của nó Mỗi giai đoạn ấy lạiđược phân chia ra thành các thời kỳ, các thời đoạn phát triển khác nhau

Mác coi hình thái kinh tế - xã hội mới là một cơ thể xã hội vận động và biến đổikhông ngừng Mác kiên quyết đấu tranh chống những biểu niện lãng mạn và duytâm trong việc mô tả xã hội tương lai Vì trong thời Mác, cách mạng xã hội chủnghĩa chưa giành được thắng lợi, cho nên khi nói về xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩacộng sản, Mác không xác định trước những hình thức cụ thể của nó, không muốn

vẽ bức tranh tỉ mỉ với những chi tiết về những quan hệ của nó mà ông chỉ nói đếnnhững luận điểm về tính tất yếu và những đặc trưng tiêu biểu của xã hội đó Ông

đã có công biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học, đặt nền móngcho lý luận về sự phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Ông đãnhìn thấy trước rằng xã hội mới phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ trêncon đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản

Trang 10

Chương II:

SỰ HÌNH THÀNH LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Nghiên cứu quá trình hình thành lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, có thểthấy rõ từng luận điểm của các nhà sáng lập ra CNXHKH đã xuất hiện trong hoàncảnh lịch sử - cụ thể nào; phải đấu tranh ra sao để bảo vệ quan điểm của mình;những luận điểm nào đã được bổ sung, thậm chí thay đổi trong qua trình phát triển

lý luận gắn với những thay đổi của hiện thực xã hội; vì sao hai ông lại gọi họcthuyết của mình là chủ nghĩa xã hội khoa học

Điều kiện quan trọng nhất cho chủ nghĩa Mác nói chung và cho chủ nghĩa xã hộikhoa học nói riêng ra đời là sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử Nghiên cứu quá trình hình thành lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, có thểphân chia quá trình đó thành các giai đoạn dưới đây:

1 Giai đoạn thứ nhất (1842-1845)

a Thời kỳ Mác hoạt động ở Báo sông Ranh là cái mốc quan trọng đánh dấu sự

chuyển hướng của Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng

và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học

b Bước chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân

chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản được hoàn thành trong những bức thư vànhững bài báo của Mác đăng trong tạp chí Niên giám Pháp - Đức

c Tác phẩm bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 giữ vị trí quan trọng trong việc

hình thành CNXHKH Trong tác phẩm này cả ba bộ phận hợp thành chủ nghĩaMác nằm trong qua trình hình thành với tư cách là một chỉnh thể thống nhất ởđây, Mác thực hiện hai nhiệm vụ gắn liền với nhau: tổng kết những nghiên cứukinh tế đầu tiên của mình và luận chứng tính tất yếu của sự cải tạo cộng sản chủnghĩa đối với xã hội

Điểm xuất phát trong phân tích của Mác về khoa kinh tế chính trị là mâu thuẫngiữa tư bản và vô sản Theo Mác, sự đối kháng đó có mặt trong quan hệ giữa tiềncông của công nhân và lợi nhuận của nhà tư bản Qua sự phân tích mâu thuẫn đó,Mác đặt cơ sở cho lý luận đấu tranh giai cấp trong giai đoạn phát triển cao nhấtcủa chế độ tư hữu, tương ứng với nó là sự phân cực xã hội thành giai cấp chủ sởhữu và giai cấp vô sản

2 Giai đoạn thứ hai (1845 - 1848)

Từ mùa xuân năm 1845 đến tháng 2 năm 1848 là giai đoạn có ý nghĩa quyếtđịnh của quá trình hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học, Mác và Ăngghen đã viếtmột só tác phẩm quan trọng nhằm luận chứng về mặt triết học cho chủ nghĩa xãhội khoa học và soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản

a Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm rấy quan trọng của Mác và Ănggen, trong đó hai

ông đem đối lập hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản nói chung và với hệ tưtưởng Đức nói riêng.Đặc biệt ở đây,Mác và Ănggen đã làm sáng tỏ mối quan hệ

Trang 11

biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mối quan hệ giữa cơ sở

hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Đó là những tư tưởng quan trọng để hình thànhhọc thuyết về hình thái kinh tế - xã hội Hai ông nhấn mạnh rằng, sự phát triển cácmâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của xã hội tư bản tất yếudẫn tới cách mạng vô sản

Điều đáng chú ý trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức là Mác và Ănggen đã trình

bày một cách rõ rệt luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học về hai tiền đềvật chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa - đó là sự phát triển của lực lượng sảnxuất và sự hình thành giai cấp vô sản cách mạng

Trong hệ tư tưởng Đức, Mác và Ănggen đã dự báo những thay đổi về chất trongmọi lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội của xã hội tương lai Cùng với việc thủtiêu chế độ tư hữu và xã hội hóa kinh tế gia đình thì quan hệ gia đình cũng đổikhác Cùng với việc cải tạo tồn tại xã hội thì ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi Chủnghĩa cộng sản là xã hội tạo ra những điều kiện cho sự phát triển tự do toàn diệncủa mỗi ngừơi

Khi phê phán chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa không tưởng, Mác và Ănggen đãnêu lên những tư tưởng rất quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học:'' Đối vớichúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra,không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩacộng sản là một phong trào hiện thực, nó xoá bỏ trạng thái hiện nay Những điềukiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra ''

Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm đã đặt nền tảng lý luận cho việc phát triển tiếp theo

lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học với tư cách là một hệ thống Trong tác phẩmnày, chủ nghĩa xã hội khoa học được trình bày không những đối lập với hệ tưtưởng tư sản, mà còn đối lập với chủ nghĩa không tưởng tiểu tư sản

b Nếu việc phê phán '' chủ nghĩa xã hội chân chính'' là nhằm chống lạicách kiến

giải duy tâm tư biện chứng về chủ nghĩa xã hội, thì việc phê phán chủ nghĩaPruđông không những chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà còn bác bỏ quan điểmkinh tế sai lầm của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản

Song song với việc phê phán những cơ sở kinh tế và triết học của chủ nghĩaPruđông, Mác tiếp tục phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học Ông coi sựphát triển của lực lượng sản xuất là tiền đề cho sự giải phóng giai cấp vô sản vàxây dựng xã hội mới

Tuyên ngôn của đảng cộng sản do Mác - Ănghen viết vào cuối 1847 đầu 1848 làtác phẩm giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học.Trong tác phẩm này lý luận đấu tranh giai cấp chiếm vị trí quan trọng Hai ôngkhẳng định: lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấutranh giai cấp Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản khôngphải là ngoại lệ, mà là đỉnh cao của đấu tranh giữa giai cấp chủ sở hữu và giai cấpngười lao động Bởi vì, chủ nghĩa tư bản đưa mọi mâu thuẫn vốn có ở xã hội cógiai cấp đối kháng lên tới đỉnh điểm của chúng Hai ông còn chỉ rõ sự xung độtgiữa lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất thể hiện ra là xung đột giữa giai cấp

Trang 12

bóc lột và giai cấp bị bóc lột Cách mạng xã hội phải giải quyết mâu thuẫn đốikháng đó.

Vạch ra nội dung của các cuộc cách mạng xã hội và các kiểu nhà nước, hai ông đitới kết luận: Việc xóa bỏ các giai cấp bóc lột chỉ có thể nhờ chuyên chính của giaicấp vô sản Việc giai cấp vô sản duy nhất có thể trở thành giai cấp cách mạng,được hai ông luận chứng qua phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Theo Mác và Ănghen, sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ thi hành bản án tửhình đối với chủ nghĩa tư bản Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giaicấp vô sản đều là tất yếu như nhau Chủ nghĩa xã hội chỉ đạt được nhờ cuộc đấutranh lâu dài của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, cuộc đấu tranh tất yếu

nổ bùng ra thành cách mạng công khai, mà giai cấp vô sản thiết lập sự thống trịcủa mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản

Nghiên cứu sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp trong chủ nghĩa tư bản, Mác

và Ănghen đã có một kết luận quan trọng: kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh đó là

Khi nghiên cứu nguyên nhân của cách mạng, Mác và Ănghen đã đi đến kếtluận rằng không có khủng hoảng kinh tế thì không thể có cách mạng "Trong cảnhphồn vinh phổ biến như vậy, khi mà lực lượng sản xuất của xã hội tư sản phát triểnrực rỡ tới mức nói chung có thể có được trong khuôn khổ những quan hệ tư sản,thì không thể nói đến chuyện có một cuộc caqchs mạng thật sự Một cuộc cáchmạng như vậy chỉ có thể có trong những thời kỳ mà cả hai nhân tố đó, lực lượngsản xuất hiện đại và các hình thức sản xuất tư sản mâu thuẫn với nhau Cuộc cáchmạng mới chỉ có thể xảy ra tiếp theo sau một cuộc khủng hoảng mới Nhưng việccách mạng sẽ xảy đến cũng tất yếu không thể tránh khỏi như việc khủng hoảng sẽxảy đến"

Quá trình hình thành lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học có thể tóm tắt nhưsau:

Một là: lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học đã ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa

tư bản đang kết thúc những cải tạo dân chủ tư sản và ở vào thời kỳ cạnh tranh tự

do Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, làxoá bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến, là tập trung và tích tụ sở hữu vào taymột nhóm nhỏ cac nhà tư bản, là sự xuất hiện giai cấp vô sản, là sự xung đột giữagiai cấp tư sản và giai cấp vo sản

Ngày đăng: 05/10/2014, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w