1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình tre măng bát bộ tại xã kiên thành huyện trấn yên tỉnh yên bái

118 941 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Để đadạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, Ủy bannhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định mở rộng vùng trồng tre Bát Độ lấy măngtại huyện Trấn Yên.Huyện Trấn Yên là m

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Măng tre nứa nói chung từ lâu đã trở thành nguồn thức ăn ưa dùng củangười dân Việt Nam nhất là những người dân miền núi Măng là thực phẩm cóhàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, trong măng có đầy đủ các chất nhưprotein, gluxit, muối khoáng, vitamin lượng chất béo trong măng thấp nên rấtphù hợp với những người có chế độ cần ăn ít lipit Ngày nay măng được sửdụng như một loại thực phẩm sạch của thiên nhiên Hàng năm trên thế giới tiêuthụ khoảng 5 triệu tấn măng, Việt Nam ước tính tiêu thụ khoảng 500.000 tấnmăng tươi các loại Nguồn thực phẩm sạch này chủ yếu do người dân vào rừngthu hái đem về bán làm ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và trữ lượng rừng

Năm 1997 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khuyến nông

và Khuyến lâm cho nhập nhiều giống tre lấy măng và có giá trị xuất khẩu từĐài Loan và Trung Quốc như tre Lục Trúc, tre Điềm Trúc, Mạnh Tông, TạpGiao, tre Bát Độ và đã triển khai xây dựng một số mô hình trồng tre ngọtchuyên lấy măng ở nhiều địa phương trên cả nước Trong những năm gần đâytrồng tre lấy măng đã bắt đầu phát triển ở nhiều vùng trong cả nước và đã chothấy việc trồng tre lấy măng có tác dụng nhiều mặt Theo thống kê, hiện nay,

cả nước có 34 tỉnh, thành xây dựng mô hình trồng và phát triển tre măng.Tổng diện tích tre măng giống mới đạt khoảng 4.070 ha Trong đó tre Bát Độ

là giống tre chuyên trồng để lấy măng thực phẩm là loại cây trồng có giá trịkinh tế cao Măng tre Bát Độ ngoài tác dụng để ăn tươi còn dùng để chế biến

đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát, dạng sợi để xuất khẩuđược thị trường ưa chuộng Hiện nay, ở một số nước châu Á măng tre Bát Độ

đã trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu

Tỉnh Yên Bái đã trồng khảo nghiệm loại tre măng Bát Độ và kết quảcho thấy trong thực tế loại tre này phát triển tốt và phù hợp tại Yên Bái Cây

Trang 2

phát triển nhanh, cho năng suất cao, thời gian cho sản phẩm dài hơn các loạitre măng địa phương, chất lượng măng ngon và có giá trị xuất khẩu Để đadạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, Ủy bannhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định mở rộng vùng trồng tre Bát Độ lấy măngtại huyện Trấn Yên.

Huyện Trấn Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, huyện đã cónhững hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với những câytrồng chính như lúa, chè, dâu tằm, cây tre măng Bát Độ đã và đang phát huyhiệu quả giúp nhân dân các dân tộc huyện miền núi Trấn Yên đạt được nhữngthành quả nhất định

Chương trình măng tre Bát Độ - một chương trình kinh tế lớn đã pháthuy hiệu quả góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi các xã vùng sâu,vùng xa của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái điển hình là xã Kiên Thành

Thành công của chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành,huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là do đâu? Nó đã có đóng góp gì đến sự pháttriển kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn? Trong quá trình thực hiệnchương trình tre măng Bát Độ có những thuận lợi và khó khăn gì? Cần cónhững giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu của của chương trình tre măng Bát

Độ tại xã Kiên Thành nói riêng và của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nóichung, xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình tre măng BÁT ĐỘ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã KiênThành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, phát hiện các khó khăn và nguyênnhân chính kìm hãm sự phát triển của chương trình, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm phát huy hiệu quả của chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên

Trang 3

Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành,huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với chủ thể là các hộ trồng măng và các tổchức có liên quan đến chương trình tre măng Bát Độ như Ban Quản lý dự án,Công ty TNHH Vạn Đạt, Cán bộ kỹ thuật

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình

tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; tác dụngcủa chương trình tre măng Bát Độ đối với cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởngđến chương trình tre măng Bát Độ, các khó khăn và nguyên nhân chính gâynên các khó khăn khi thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã KiênThành, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình tremăng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Kiên

Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

- Về thời gian:

+ Tài liệu thứ cấp thu thập từ năm 2007 – 2009

+ Tài liệu sơ cấp thu thập năm 2009

Trang 4

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRE MĂNG BÁT ĐỘ

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển tre măng

2.1.1 Tác dụng của chương trình tre măng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của cộng đồng

Chương trình tre măng thành công có tác dụng rất lớn đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn, cụ thể như sau:

- Góp phần vào nâng cao thu nhập cho nông dân tại địa phương

Măng tre là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được nhiều người tiêudùng ưa chuộng với ưu điểm là dễ trồng, đầu tư ít nhưng cho thu nhập cao, trồngtre lấy măng đã góp phần nâng cao thu nhập của hộ

- Vai trò trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cơ cấy cây trồng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng giátrị sản phẩm hàng hóa, tìm ra được cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tậpquán canh tác với địa phương mà mang lại hiệu quả cao

- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến măng tre, tạo nên sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.

Chương trình thành công sẽ tạo nên vùng nguyên liệu tập trung, bảo đảmcho hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy chế biến măng tre được duytrì ổn định và tăng trưởng, tạo sản phẩm măng tre xuất khẩu có giá trị

Trang 5

2.1.1.2 Về xã hội

- Tạo việc làm cho người dân trong cộng đồng, hạn chế việc di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị

Trồng tre măng đòi hỏi nhiều công lao động từ quá trình phát dọn thực

bì, vệ sinh vườn tược, đào hố, trồng tre, chăm sóc, thu hoạch đến vận chuyểnsản phẩm chính vì vậy chương trình tre măng đã tạo thêm việc làm cho ngườidân trong vùng, hạn chế được tình trạng lao động nông thôn di cư ra các thànhphố, đô thị lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm

- Góp phần ổn định cuộc sống và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn

Bản chất và nguyên nhân sâu xa của nghèo đói ở nông thôn là do không

có việc làm cho thu nhập Bởi vậy, việc sản xuất măng tre đã góp phần quantrọng trong việc tạo việc làm để nâng cao thu nhập cho lao động, người dânđịa phương, góp phần quan trọng trong sinh kế của nông hộ Bên cạnh đó còn

là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày của họ.Chính vì vậy, chương trình trồng tre được thực hiện là hướng đi đúng đắn,hợp lý cho công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nôngthôn một cách bền vững

- Góp phần chăm sóc sức khỏe cho đại bộ phận cộng đồng dân cư ở nông thôn

Vai trò này xuất phát từ giá trị dinh dưỡng của sản phẩm măng, đượccoi là một loại rau sạch, không sử dụng các chất hóa học để chăm sóc, một sốsản phẩm măng có khả năng làm dược liệu Một khía cạnh khác trong vai tròchăm sóc sức khỏe cộng đồng, như đã phân tích ở trên, việc khai thác sản xuấtsản phẩm đặc sản đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống củangười dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương chính vì thế màcông tác chăm sóc sức khỏe cũng như các hoạt động, khía cạnh khác của cộngđồng được chú ý quan tâm hơn

Trang 6

- Tạo dựng các mối cố kết cộng đồng, tổ chức cộng đồng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa thuần phong mỹ tục trong nông thôn

Nếu như trong sản xuất công nghiệp trong các nhà máy mọi người quan

hệ với nhau, tạo dựng mối quan hệ với nhau chủ yếu trên cơ sở là công việc

và nội quy công sở, thì trong sản xuất ở nông thôn nói chung các thành viêntrong cộng đồng có mối quan hệ với nhau trên cơ sở những giá trị chuẩn mựccủa cộng đồng Những giá trị chuẩn mực ấy được tạo nên trên tinh thần cộngđồng sâu sắc và được chi phối đầu tiên bởi đặc điểm trong sản xuất ở nôngthôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp - ngành mà đòi hỏi mọi người phải có ýthức cộng đồng cao để cùng nhau sản xuất, cùng nhau chống chọi với thiênnhiên và cùng nhau phát triển

2.1.1.3 Về môi trường

- Bảo vệ và chống xói mòn đất, cải tạo môi trường sinh thái

Tre nói chung và tre măng nói riêng là những cây lâm nghiệp có khả

phát triển khép tán nhanh, bộ rễ chùm phát triển rộng bám vào đất giữ cho đấtkhông bị rửa trôi, lá tre phân hủy làm tăng độ mùn cho đất chính vì vậy trồngtre có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ, chống xói mòn đất và cải tạo môitrường đất

- Tăng độ che phủ rừng, giảm tác động của con người vào rừng, giảm nhẹ thiên tai

Chương trình tre măng tạo ra vùng nguyên liệu với diện tích lớn và tậptrung làm tăng tỷ lệ che phủ rừng, diện tích tre được trồng bảo đảm, khai thácmăng không chặt phá luân phiên như những cây trồng lâm nghiệp khác nên đãgiữ được ổn định tỷ lệ che phủ rừng, giảm nhẹ tác động của con người vàorừng, nguồn sinh thủy được bảo toàn, khí hậu được điều hòa, giảm nhẹ thiên tai

Trang 7

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình tre măng

- Điều kiện tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu.Chúng quyết định khả năng trồng các loại cây trên từng lãnh thổ, khả năng ápdụng các quy trình sản xuất nông lâm nghiệp đồng thời có ảnh hưởng lớn đếnnăng suất cây trồng chính vì thế điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến

sự thành công của chương trình tre măng

Đối với những diện tích quy hoạch trồng tre măng có sự đa dạng về địahình, khí hậu, đất đai và hệ thống sông ngòi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để pháttriển các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và nghề trồng tremăng nói riêng, cụ thể:

Đất đai tương đối tốt, có độ phì cao phù hợp với sự sinh trưởng và pháttriển của cây tre trồng lấy măng cho phép đầu tư thâm canh tạo ra vùngnguyên liệu với sản lượng hàng hóa cao

Điều kiện khí hậu thời tiết có phạm vi thích ứng đối với đặc điểm sinhtrưởng và yêu cầu ngoại cảnh của cây tre trồng lấy măng sẽ có tác động tốtđến chương trình

Hệ thống sông ngòi, đầm, hồ phân bố đồng đều sẽ tạo điều kiện tốt chosản xuất nông lâm nghiệp nói chung và trồng tre lấy măng nói riêng

Ngoài những thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi thì đối với những nơi cóđặc điểm địa hình phức tạp, thiên tai thường xuyên xảy ra cũng là cản trở đốivới chương trình

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Các nhân tố kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trìnhsản xuất nông lâm nghiệp

Đối với vùng có lực lượng lao động dồi dào, đã có ít nhiều kinh nghiệmtrong sản xuất nông lâm nghiệp thì sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiệnchương trình trồng tre lấy măng

Trang 8

Tập quán canh tác, trình độ nhận thức và năng lực của người dân cũng

là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tiếp thu kiến thức, tiến bộ khoa học

kỹ thuật góp phần nâng cao sự thành công của chương trình

Cơ sở hạ tầng nông thôn như công trình thủy lợi, đường giao thông,điện lưới quốc gia và văn hóa xã hội… cũng có ảnh hưởng đến quá trình thựchiện chương trình tre măng

Ngoài ra các yếu tố khác như chính sách, pháp luật của Nhà nước và sựgiúp đỡ hỗ trợ của của tổ chức kinh tế, xã hội cũng ảnh hưởng đến sự thànhcông của chương trình trồng tre lấy măng

2.1.3 Đặc điểm của tre măng Bát Độ

Tre Bát Độ là cây đa tác dụng và chuyên trồng lấy măng làm thựcphẩm Măng tre Bát Độ là loại măng có giá trị dinh dưỡng cao, măng tođường kính gốc từ 10 cm - 30 cm, nặng từ 3 - 8 kg vỏ mỏng, thịt trắng ngà, tỷ

lệ nạc đạt 85 %, ăn ngon, giòn Ngoài ra, măng còn có tác dụng tiêu hoá, pháđờm, nhuận phổi, chữa béo phì, ăn thường xuyên có tác dụng trừ huyết áp caorất công hiệu

Ngoài ăn tươi măng Bát Độ còn dùng chế biến đồ hộp, đóng túi, làmmăng chua, sấy khô dạng lát xuất khẩu, được thị trường quốc tế ưa chuộng

Thân tre tận dụng làm nguyên liệu giấy, sản xuất chiếu tre rất tốt vàlàm hàng thủ công mỹ nghệ, lá tre thu hái để xuất khẩu

2.2.1 Vài nét về tình hình gây trồng tre lấy măng trên thế giới

Trung Quốc là quốc gia rất giàu tiềm năng về tre Tre lấy măng có trên

50 loài nhưng chủ yếu có khoảng 30 loài chính như Phyllostachys edulis, Ph.

praecox, Ph vivax, Ph iridenscens, Dendrocalamus latiflorus (Điền Trúc,

Bát Độ), D oldhamii, D giganteus, D beecheynus var pubescens Diện tích

trồng tre chuyên lấy măng có khoảng 100.000 ha với năng suất bình quân từ

10 - 20 tấn/ha/năm Năng suất măng ở một số nơi có thể lên tới 30 - 35tấn/ha/năm Trung Quốc có khoảng trên 3 triệu hecta tre để sản xuất thân tre

Trang 9

kết hợp với thu hoạch măng.

Bên cạnh Trung Quốc, Thái Lan cũng là nước sản xuất măng tre lớn

trên Thế giới Với một số loài măng như Dendrocalamus asper (Pai Tong),

D brandisii (Pai Bongyai), D strictus (Pai sang doi), Bambltsa blumenana

(Pai Seesuk), Thyrsostachys siamensis (Pai Ruak), T oliveni (Pai Ruakdum) và

Gigantochloa albociliata (Pai Rai) Trong số đó, loài D asper (Mạnh Tông) là

loài chủ lực trồng để sản xuất măng

Bảng 2.1 Số lượng măng tre ở Thái Lan được khai thác từ 1990 đến 1994

(Tài liệu: Rungnapar Pattanavibool, 1998)

Năm 1994, giống tre Mạnh Tông được trồng ở 67 trong tổng số 76 tỉnh,

với diện tích 424.169 rai Trong giai đoạn 1996 đến 1997, Thái Lan đã xuất

khẩu măng Mạnh Tông với tổng giá trị trên 1 nghìn triệu Bath Đài Loan có ít

nhất 9.000 ha tre măng Bát Độ và Điềm Trúc Hằng năm, Đài Loan xuất khấutrên 40.000 tấn măng ra thị trường thế giới Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ,Myanma, Úc và một vài nước khác cũng là những nước đã và đang đẩy mạnhviệc phát triển tre lấy măng đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển côngnghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu

Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia vàSingapore là những nước tiêu thụ lớn về măng tươi, măng ướp lạnh, măngmuối Sản phẩm măng hộp hầu như có mặt trên khắp thị trường thế giới Mộttỉnh ở Thái Lan chế biến khoảng 68.000 tấn măng mỗi năm và xuất khẩu trên40.000 tấn/năm Nhật Bản tung ra thị trường khoảng 90.000 tấn măng Moso

Trang 10

và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và TrungQuốc Đài Loan hàng năm xuất sang Nhật Bản khoảng 40.000 tấn măng Bát

Độ Trung Quốc xuất khẩu khoảng 140.000 tấn măng Bát Độ và lượng lớn

măng Moso (Victor cusack, 1977)

Như vậy, sản phẩm măng tre ngày nay được rất nhiều nước trên Thếgiới biết đến Nhiều quốc gia đã và đang đầu tư mạnh vào việc gây trồng,kinh doanh măng tre để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước vàxuất khẩu [12]

2.2.2 Thực tiễn chương trình trồng tre lấy măng tại Việt Nam

2.2.2.1 Chủ trương về phát triển tre măng tại Việt Nam

Thông tư số 28/1999/TTLT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyếtđịnh 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu,nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng

đã xác định cây trồng lấy măng là một trong số những cây trồng chủ yếu đểtrồng rừng cây đặc sản

Quyết định số 16/2005/QĐ - BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các loài câychủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp đã xác địnhtre Điềm Trúc, Bát Độ là một trong những loài cây chủ yếu cho trồng rừngsản xuất

Quyết định số 147/2007/ QĐ - TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của ThủTướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn

2007 - 2015 đã quy định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha rừng trồng mới, hỗ trợchi phí quản lý bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm, ngoài ra còn ban hànhcác chính sách hỗ trợ đầu tư để xây dựng đường lâm nghiệp, chi phí vậnchuyển chế biến nông lâm sản đến nơi tiêu thụ…

Để giải quyết khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngày 24 tháng 6 năm

Trang 11

2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg vềchính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua hợp đồng đểbảo đảm cho quá trình sản xuất của bà con nông dân cũng như doanh nghiệpchế biến nông lâm sản Quyết định đã nêu lên một số chính sách khuyếnkhích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản với người sản xuấtnhư về đất đai, đầu tư vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chếbiến, tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản hànghoá Về tín dụng người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông lâmsản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu

tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số43/1999/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu

tư của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ - TTg ngày 2 tháng 01 năm

2001 của Thủ tướng Chính phủ Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoảnkinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụnông sản áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, côngnghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo,nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, đa dạng hoá các hìnhthức tuyên truyền, thông về tin thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanhnghiệp Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông lâmsản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư Ngoài các chính sách hiện hành, đối với vùng sản xuất hàng hoátập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế có hợpđồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân ngay từ đầu vụ được ưu tiêntham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chươngtrình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, bộ, ngành có liên quan, Hiệphội ngành hàng và địa phương tổ chức

Trang 12

2.2.2.2 Kết quả phát triển trồng tre măng ở Việt Nam

a Tình hình gây trồng và kinh doanh tre lấy măng ở nước ta

Trồng tre chuyên măng ở nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh

và rộng khắp Tre nhập nội đang được coi là một trong một số những đốitượng chính cần phát triển và phù hợp với mục đích của nhiều dự án, chươngtrình là nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ởnước ta

Theo con số thống kê ban đầu của Cục Lâm nghiệp - Bộ NN & PTNT,đến năm 2003 chương trình khuyến lâm đã đầu tư trồng khoảng gần 1.500 ha,chia ra cho trên 3.000 hộ dân

Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc TổngCông ty Rau quả, nông sản từ 2001 đến 2003 đã cung cấp 191.000 cây giốngcho 28 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm của một số tỉnh để trồng trêntổng diện tích khoảng 2.700 ha

Tổng diện tích trồng tre lấy măng ở nước ta trên thực tế cao hơn con sốthống kê được Bên cạnh các chương trình, dự án trồng tre lấy măng của Nhànước còn có thêm một số dự án của nước ngoài cũng đầu tư cho phát triển tremăng Một số địa phương và thậm chí nhiều cá nhân cũng đã tự bỏ vốn đầu tư

để mở rộng thêm diện tích trồng tre lấy măng

Tình hình thực tế việc gây trồng và kinh doanh tre lấy măng trên cảnước được đánh giá qua kết quả điều tra khảo sát năm 2004 trên 21 tỉnh thànhvới một số điểm chính như sau:

- Tre Mạnh Tông chủ yếu được trồng ở một số nơi ở miền Nam vàhiện nay chủ yếu được trồng rải rác Qua một số điểm khảo sát tại Cà Mau,Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước cho thấy tre MạnhTông đã không còn được trồng tập trung với mục đích chuyên măng mà chỉcòn thấy rải rác và không được chăm sóc Măng Mạnh Tông cũng khôngđược ưa chuộng

Trang 13

Ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư - Thái Bình, tre Mạnh Tông được trồng vensông phía ngoài đê nhằm mục đích chắn sóng, lấy măng và mô hình này đangđược phát động mở rộng cho các địa phương khác trong tỉnh tuy nhiên môhình này cần phải được nghiên cứu đánh giá về mức độ chắn sóng, hiệu quảkinh tế cũng như các giá trị khác.

Nhìn chung tre Mạnh Tông không được ưa chuộng và tương lai có thể

bị một số loài tre chuyên măng khác thay thế

- Tre Lục Trúc hầu như ít được ưa chông vì măng nhỏ, năng suất thấp

Mô hình của Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản - chế biến với diệntích khoảng 20 ha (giống từ Đài Loan), được trồng từ năm 1997 tại TânYên - Bắc Giang là mô hình tập trung lớn nhất trong các điểm được điềutra khảo sát Cho đến thời điểm này chưa thấy có mô hình nào kể cả môhình nói trên được đưa vào để sản xuất măng đại trà Các đơn vị, cá nhântrồng Lục Trúc mới chỉ tập trung vào để sản xuất giống để bán Trước đâygiống được nhân bằng cách tách thân gốc 1 năm tuổi (giống thân gốc) làchính Sau này kỹ thuật nhân giống hom cành đã được áp dụng Giá giốnggốc tại thời điểm 2001 khoảng 14.000 đồng/gốc và năm 2002 khoảng 8.000 -10.000 đồng/hom cành

- Loài tre được quảng cáo nhiều nhất và được phát triển mạnh nhất làloài Bát Độ và Điềm Trúc Diện tích trồng tập trung lớn nhất trong các điểmkhảo sát thuộc Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ hải sản Đông Thành (BìnhPhước) là 247 ha Điềm Trúc trồng từ 1993; Công ty Fang Fuh (Đồng Nai) là

180 ha (1999) và năm 2004 lên đến 300 ha tre Điềm Trúc, đây là hai cơ sở đã

và đang sản xuất măng chủ yếu để xuất khẩu với hai dạng sản phẩm măngmuối chua và muối dòn Giá măng muối dòn là 12.000 đồng/kg (chế biến từcây măng cao từ 0,8 đến 1,2 m so với mặt đất) và măng chua là 8.000 đồng/kg(chế biến măng củ cao chừng 30 cm so với mặt đất) Thân tre già được lấy ra

để bán cho nhà máy giấy với giá 400 đồng/kg (thời điểm năm 2004) Qua

Trang 14

khảo sát đánh giá đó là hai mô hình điển hình cho việc kinh doanh tre lấymăng có hiệu quả [12]

Các mô hình còn lại, nhất là các mô hình thuộc chương trình khuyếnlâm, khuyến nông hầu như có quy mô nhỏ theo hộ gia đình, lớn nhất chỉ vàihecta và phân bố rải rác Hầu hết mô hình đều mới được trồng và lợi nhuậntrước mắt mà mô hình mang lại chỉ sau 1 đến 2 năm trồng là tiền bán giống.Giá cây giống vào khoảng từ 8.000 đồng đến 15.000 đồng tùy thuộc vào nhucầu của từng nơi Có nhiều hộ gia đình vài năm gần đây đã thu hàng chụctriệu đồng mỗi năm qua việc bán giống Tuy nhiên, với việc phát triển tre lấymăng với quy mô nhỏ theo hộ gia đình và phân tán như thực tế hiện nay khó

có thể quy hoạch thành vùng nguyên liệu sau này Chỉ trong thời gian ngắnnữa, nhu cầu về giống không còn, chắc chắn sản phẩm măng và thân tre già sẽ

là đối tượng được quan tâm Cũng chính vì vậy đa số các hộ gia đình trồng trehiện đang quan tâm lo lắng đến đầu ra cho sản phẩm của mình

- Ở những vùng du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hoá có một số môhình đã khai thác măng bán chủ yếu cho nhà hàng, khách sạn

Giá măng cũng tuỳ thuộc vào mùa vụ Đầu vụ giá măng khoảng 8.000đồng/kg và giữa vụ khoảng 4.000 đồng/kg (măng tươi còn cả bẹ mo) Nhiềunơi, do măng rừng còn đang dễ khai thác và cũng đã quen khẩu vị của nhândân địa phương nên măng tre nhập nội không được ưa chuộng trên thị trường

- Một số địa phương như Bình Dương, Thanh Hoá, Lạng Sơn, LàoCai đang có kế hoạch phát triển mở rộng tre lấy măng với quy mô lớn vàđầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng để xuất khẩu Việc đầu tư xâydựng nhà máy chế biến chính là cơ sở quan trọng, có tính quết định đếnviệc phát triển tre lấy măng lâu bền Trên thực tế, việc phát triển mô hìnhtre măng với quy mô hộ gia đình sẽ khó có thể bảo đảm việc cung cấpnguyên liệu đều đặn và đủ chất lượng cho các nhà máy chế biến măng Hầuhết các hộ gia đình trồng tre hiện nay đang hết sức quan tâm đến đầu ra cho

Trang 15

sản phẩm măng tre, thân cây tre già, với đà phát triển tre măng như hiệnnay thì chỉ vài năm nữa nhiều địa phương sẽ có hàng ngàn hecta tre vàhàng năm sẽ có một lượng lớn măng và thân tre già được khai thác Nhưvậy thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây tre măng trong tương lai gần sẽ trởthành thách thức đối với người sản xuất.

b Một số địa phương điển hình phát triển trồng tre lấy măng tại nước ta

- Chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Xã Yến Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ là một xã đặc biệt khókhăn nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ Dân số của xã là 4074 khẩuvới 4 dân tộc Mường (chiếm 49,6%), dân tộc Kinh (chiếm 47,6%) và hai dântộc khác (chiếm 2,8%) Trung tâm dịch vụ Phát triển nông thôn (RDSC) đãtham gia góp sức thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã

từ năm 1997

Yến Mão là một xã thuần nông, thuộc khu vực dân tộc miền núi củahuyện Thanh Thủy, nguồn thu chủ yếu của các hộ trong xã là từ cây lúa, câyngô, cây sắn, trong khi đó diện tích đất đồi bỏ trống của xã thì còn khá nhiều.Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cộng đồng lựachọn tại Phú Thọ, Quảng Bình và Kontum” do RDSC thực hiện giai đoạn

2001 - 2004, Ban phát triển và giảm nghèo xã Yến Mao đưa ra sáng kiến cộngđồng đó là trồng tre măng Bát Độ và được RDSC thống nhất cùng thực hiệnvào tháng 10 năm 2003

Bước đầu tiên của chương trình, cán bộ xã và các hộ nông dân quantâm trồng măng đã tổ chức một chuyến tham quan mô hình măng tre Bát Độtại Đoan Hùng và Phong Châu, thuộc tỉnh Phú Thọ Tại đây, mọi người đượchướng dẫn những kỹ thuật cơ bản về trồng măng Bát Độ và được tặng một sốgốc về trồng thử Điều quan trọng hơn cả là mọi người được tận mắt nhìn thấytính khả thi và hiệu quả kinh tế của cây măng và ai cũng hào hứng trồng thửloại cây mới này

Trang 16

Sau chuyến tham quan, RDSC phối hợp với Trạm Khuyến nông huyệnThanh Thuỷ tập huấn Phần Một tại văn phòng RDSC giới thiệu các kỹ thuật

về trồng cây, chọn giống, chăm sóc măng trong năm đầu tiên Cuộc tập huấnPhần Hai tại Phượng Mao thực hiện vào đầu năm 2005 với nội dung thựchành chiết cây nhân giống Các buổi tập huấn thu hút được sự tham gia đầy

đủ của cả cán bộ và các thành viên, có cả hộ chưa tham gia Tổ trồng nhưng đãquan tâm cũng tham gia

RDSC hỗ trợ kinh phí cho đoàn tham quan, ngân sách cho tập huấn kỹthuật, ngoài ra còn giúp các thành viên trong Tổ trồng măng vay 70 % tiềnvốn mua giống Tính đến cuối năm 2003, 15 tổ viên đã hoàn thành việc đào

hố và trồng được hơn 1000 gốc măng

Sau hai năm hoạt động các tổ viên đã có măng tre thu hoạch từ tháng 3đến tháng 10 hằng năm Mỗi gốc măng trung bình cho từ 30 đến 40 kg măng, có

hộ đạt từ 50 - 60 kg măng/gốc Măng được tiêu thụ ngay tại xã với giá thời điểmđầu mùa từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, vào lúc giữa vụ thì giá giảm còn 2.500 -3.000đồng/kg Như vậy nếu chỉ tính thu từ măng thì một năm thu được 7,5tạ/sào măng, giá trung bình là 3.000 đồng/kg thì mức thu nhập đạt được2.250.000 đồng/sào măng, cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác (Theo tínhtoán của các hộ gia đình thì lãi từ trồng lúa tối đa 150.000 đồng/sào, còn lãi từtrồng sắn chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng/sào) Ngoài măng củ, các tổ viêncòn có thu nhập từ chiết cành Mỗi gốc măng có thể chiết được 20 cành vào haithời điểm tháng 1, tháng 2 và tháng 7, tháng 8 hàng năm

Trong quá trình tham gia trồng măng tre Bát Độ, trong 15 hộ thành viên

có 8 hộ nghèo nhưng sau 3 năm thực hiện trồng tre măng Bát Độ đã có 5 hộđược công nhận thoát nghèo [17]

- Chương trình trồng tre măng Bát Độ tại Long Khánh (Đồng Nai)

Năm 2002, Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Nai đã đưa cây tre Bát Độ vềtrồng thử nghiệm để nhân giống nhằm nghiên cứu khả năng sinh măng của

Trang 17

cây tre Bát Độ và phương thức quản lý phù hợp để nâng cao năng suấtmăng Tháng 3/2003, Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đã tiến hành trồngthử nghiệm tre Bát Độ trên 3 vùng đất chủ yếu của Đồng Nai gồm: Đất đỏBazan (ở huyện Long Khánh), đất xám (huyện Long Thành) và đất Ferralit(huyện Vĩnh Cửu) Sau 3 năm theo dõi cho thấy khả năng sinh trưởng vàphát triển của loại tre này rất thích hợp trên vùng đất đỏ Bazan ở huyệnLong Khánh [13].

Từ hiệu quả tại mô hình trồng thí điểm của hộ ông Hồ Ngọc Tố, rấtnhiều người dân trong và ngoài tỉnh đã đến tham quan học tập về ứng dụng kỹthuật trồng tre Bát Độ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai đến nay cũng

đã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn về kỹ thuật trồng tre Bát Độ chonông dân ở các huyện trong tỉnh Và hiện nay diện tích trồng tre Bát Độ ởĐồng Nai cũng đang phát triển mạnh với khoảng 150 hecta [16]

Hộp 2.1 Mở rộng mô hình theo nhu cầu và nâng cao hiệu quả kinh tế

Ông Nguyễn Đình Phúc, Phó GĐ TTKN Đồng Nai cho biết: Việc nhân rộng

mô hình này phải theo nhu cầu của người dân và đặt hiệu quả kinh tế lênhàng đầu Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai đã cung cấp hom miễn phícho nhu cầu nhân giống của tỉnh, đồng thời sẽ tổ chức nhân và cung ứnggiống cho các cá nhân và đơn vị trong tỉnh có nhu cầu Để từ đó người dân

có thể trồng tre lấy măng cho thu hoạch, tạo công ăn việc làm, nâng cao đờisống cho nhân dân

(Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn)

- Chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Bên cạnh những thành công đạt được từ chương trình trồng tre măngBát Độ như xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân cũng cókhông ít địa phương đang phải đương đầu với những khó khăn do chính dự ántrồng tre măng Bát Độ mang lại Một trong các địa phương đó là hai huyệncùng núi thấp Vị Xuyên và Bắc Quang (tỉnh Hà Giang)

Trang 18

Con số 10 tỷ đồng là vốn đầu tư của “ba nhà”: Nhà doanh nghiệp, Nhànước và nhà nông cho thực hiện dự án tre măng Bát Độ tại hai huyện vùng núithấp Vị Xuyên và Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) Sau hơn 5 năm thực hiện, dự án

đã không đem lại kết quả như mong muốn, không những thế dự án này còn làmnghèo cho cả “ba nhà” Đây là bài học kinh nghiệm rút ra cho cả “ba nhà”

Dự án trồng tre măng Bát Độ tại hai huyện được thực hiện dựa trênphương thức đầu tư: nhà doanh nghiệp bỏ vốn 60% (Công ty TNHH VạnĐạt), Nhà nước (UBND tỉnh Hà Giang) hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng chonông dân trồng tre lấy măng với thời hạn không quá 3 năm và người dân bỏđất, công sức để trồng, chăm sóc và thu hoạch Trên cơ sở đó, Công ty TNHHVạn Đạt sẽ nhận thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm măng tre Bát Độ và trừdần vốn ứng đầu tư ban đầu mà Công ty đã bỏ ra cho hộ trồng măng vay chủyếu là để dùng mua cây giống Lợi nhuận còn lại người dân sẽ hưởng và trả

nợ dần vốn vay cho Nhà nước với thời hạn kéo dài 3 năm Với một dự án đầytính khả thi đó nó đã tạo ra bước khởi động ban đầu đầy hào hứng cho ngườidân trong chương trình Năm 2002, cây tre măng Bát Độ đã được đưa vàotrồng tại địa bàn hai huyện trên và đến năm 2004 diện tích tre măng đã lênđến gần 1.000 ha Trong đó tại huyện Bắc Quang trồng được 520 ha, huyện

Vị Xuyên trồng được 480 ha, không như kỳ vọng ban đầu của dự án, sau hơn

5 năm triển khai, đến nay diện tích cây tre măng Bát Độ trong hai huyện đãgiảm xuống đáng kể so với diện tích thực trồng Ở huyện Vị Xuyên chỉ cònkhoảng 150 ha (giảm 230 ha), huyện Bắc Quang còn gần 250 ha (giảm 270ha) Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến giảm số diện tích trồng tre măng và dẫnđến dự án phát triển tre măng Bát Độ thực hiện không như mong muốn?

Nguyên nhân sâu xa đó là việc đầu tư dàn trải, phân tán và triển khai dự

án tại hai huyện trên theo kiểu phong trào, việc đầu tư như trên đã dẫn đếnhậu quả là tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang và

Vị Xuyên đã phát triển trồng cây tre măng Bát Độ nhưng lại không bán được

Trang 19

sản phẩm Ở những xã vùng sâu, vùng xa của hai huyện vào mùa mưa là mùathu hoạch măng nhưng đường giao thông đi lại rất khó khăn và luôn bị tắc do

đó mà măng thu hoạch không bán được hoạch để măng quá lứa thu hái

Một nguyên nhân khác nữa là việc thu mua sản phẩm măng tre củaCông ty TNHH Vạn Đạt lại không ổn định, giá thu mua không hợp lý, nênngười trồng măng không muốn thu hái măng để bán Ngay từ năm đầu khicây măng ra củ, các điểm thu mua măng củ tươi đã được Công ty TNHH VạnĐạt thông qua các đại lý thu mua được triển khai ở hầu hết tại các xã trồngmăng nhưng các đại lý này lại không có người trực tiếp của Công ty đứng raphân loại, định giá cho từng loại măng mà giao khoán cho những người củađại lý tự phân loại, định giá măng Chính vì việc thiếu quản lý trong khâu thumua đã dẫn đến việc các đại lý tự ý phân loại, ép giá đối với người nông dân

và sau đó họ lại bán lại cho Công ty với giá cao hơn rất nhiều

Từ những nguyên nhân này, diện tích trồng tre măng Bát Độ tại các xãvùng sâu, vùng xa của hai huyện đã giảm đi đáng kể và người dân đã tự ý chặt

bỏ cây tre măng Bát Độ để chuyển sang trồng các loại cây khác hiệu quả kinh

tế cao hơn

Đi kèm với việc chặt bỏ cây tre măng Bát Độ, người dân ở đây còn nỗi

lo lấy đâu ra tiền để trả nợ vốn đầu tư ban đầu cho Công ty, trả nợ cho Ngânhàng mà họ đã vay mà đã đến kỳ hạn trả cả gốc lẫn lãi Vậy là dự án này đã

đã không đạt được hiệu quả nsếu xét về góc độ kinh tế Theo số liệu báo cáocủa Công ty TNHH Vạn Đạt thì lợi nhuận thu hồi vốn của năm 2004 là 20triệu đồng, năm 2005 là 40 triệu đồng và năm 2006 với những biện pháp khắcphục thì số lợi nhuận thu được từ việc trồng tre măng Bát Độ cũng khôngvượt quá 300 triệu đồng Vậy cả 3 năm sau, khi có gần 1.000 ha cây tre măngBát Độ đã trồng cho củ, có sản phẩm bán ra mà lợi nhuận chỉ thu được gần

400 triệu đồng là con số qua ít so với gía trị đầu tư ban đầu Nếu tính về giá trị

xã hội thì hàng ngàn người dân tham gia dự án đã lại nghèo thêm vì dự án,

Trang 20

chưa kể đến sự lãng phí của gần 1.000 ha đất, vốn, sức lao động, thời gian vậtchất bỏ ra sau hơn 5 năm.

Đã đến lúc các nhà tham gia dự án tre măng Bát Độ tại đây cần ngồi lạivới nhau để cây tre măng Bát Độ có chỗ đứng ổn định và phát triển và sẽ làcây xoá đói, giảm nghèo làm lợi cho cả “ba nhà” Đã là quá muộn, nếu nhàdoanh nghiệp không xem xét đến quá trình đầu tư, đến vùng đầu tư (khoanhvùng đầu tư trồng cây tre măng Bát Độ cho sản xuất và tiêu thụ được sảnphẩm thuận tiện) Trước mắt, công việc cần phải tiến hành là phương thức thumua, cùng với giá cả thu mua sản phẩm hợp lý sẽ khuyến khích được ngườitrồng, thu hái măng để bán và giữ lại được số diện tích cây tre măng đã trồnghiện còn lại Với Nhà nước, nhất là các cấp chính quyền tại các địa phương códiện tích trồng tre măng cần tăng cường tuyên truyền, có các giải pháp cụ thể

để nguời dân giữ lại số diện tích tre măng đã trồng đồng thời hướng dẫnngười dân tập trung cho việc thâm canh, tăng năng suất lấy măng và tránhtình trạng chặt tre măng tràn lan như hiện nay Đối với người dân tại vùngtrồng tre măng cần có sự đối thoại trực tiếp với nhà doanh nghiệp, nhằm tìmcách tháo gỡ để tạo ra lợi ít hài hoà cho tất cả các bên [19]

2.2.2.3 Đánh giá chung về phát triển trồng tre lấy măng ở Việt Nam

Tre lấy măng có xuất xứ từ các nước láng giềng là những loài

chuyên măng đã được tuyển chọn có năng suất và chất lượng măng cao,sản phẩm măng đã được thị trường thế giới chấp nhận và hàng năm cácnước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan đã xuất khẩu lượng lớn măngsang Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước châu Âu, châu Mỹ…

Những loài tre được nhập vào nước ta đều có khả năng thích nghivới các vùng sinh thái khác nhau Hiện nay, măng tre Bát Độ và ĐiềmTrúc rất được ưa chuộng vì măng to, ngon Những vùng đất tơi xốp, ẩm

và thoát nước tốt rất phù hợp cho tre lấy măng phát triển tốt

Việc phát triển trồng tre nhập nội lấy măng đang được nhiều

Trang 21

chương trình, dự án và địa phương tiến hành Cho đến nay, hầu hết tređược trồng theo hộ gia đình với diện tích nhỏ, rải rác Bước đầu lợinhuận do tre mang lại cho nhiều đơn vị, cá nhân thông qua việc bángiống Diện tích trồng rải rác, manh mún rất khó có thể tạo thành vùngnguyên liệu cho việc sản xuất măng sau này Hầu hết các hộ trồng tre rấtquan tâm đến đầu ra cho cây măng trong thời gian tới

Nhiều địa phương đã và đang có dự kiến xây dựng nhà máy chế biếnmăng và quy hoạch vùng trồng với diện tích lớn để phục vụ cho công nghiệpchế biến lâm sản xuất khẩu Các nhà máy được xây dựng là cơ sở để bảo đảmcho việc kinh doanh và phát triển trồng tre lấy măng tại Việt Nam

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về phát triển trồng tre lấymăng, sau đây tôi xin giới thiệu một số tài liệu có liên quan đến phát triểntrồng tre lấy măng:

1 Lê Thị Thu Hương (2008), “Vai trò của liên kết “bốn Nhà” đến mô hình

trồng tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”, Luận văn tốt nghiệp

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Đề tài nghiên cứu về vai trò mối liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà Nông,nhà Doanh nghiệp, Nhà khoa học) trong mô hình tre măng Bát Độ trên địabàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Về cơ bản, đề tài đã nêu lên được thựctrạng mối liên kết “bốn nhà” trong mô hình trồng tre măng Bát Độ, vai trò củaNhà nước, Nhà khoa học, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông trong liên kết; nêulên thực trạng sản xuất măng dưới tác động của liên kết, đánh giá được cáckết quả đã đạt được, các tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại trongsản xuất tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên; đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất tre măng Bát

Độ tại huyện Trấn yên, tỉnh Yên Bái Tuy nhiên đề tài chưa nêu ra được đốitượng hưởng lợi, phương thức tổ chức triển khai, tình hình đầu tư, chế biến,

Trang 22

tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả của chương trình tre măng Bát Độ đến kinh tế, xãhội và môi trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công củachương trình, trên cơ sở đó tôi tiến hành tìm hiểu về tình hình thực hiệnchương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành để có cái nhìn tổng quát vềchương trình tre măng Bát Độ cũng như thành quả mà chương trình mang lạiđối với cộng đồng.

2 Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk, (2007), “Kỹ thuật trồng xen ngôlai vụ 1 và đậu đen vụ 2 trong ruộng tre lấy măng”, Dự án Phát triển nôngthôn Đắk Lắk

Tài liệu này giới thiệu về kỹ thuật trồng xen các cây ngắn ngày trongvườn tre lấy măng trồng mới nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất và

có thu nhập trên ruộng tre trồng lấy măng trong những năm đầu khi chưa chothu hoạch Tài liệu đã giới thiệu cho bà con cách chọn giống cây trồng xenthích hợp, hướng dẫn làm đất, bón phân, cách thiết kế hố trồng tre, thiết kếbăng cây chống xói mòn, thiết kế vị trí cây trồng xen, kỹ thuật gieo trồng vàcách chăm sóc cây trồng xen và cây tre, cách thu hoạch và chặt tỉa tre măng

để đạt được hiệu quả tốt nhất cho cả cây tre trồng lấy măng và cây trồng xennhư ngô, đậu đen Tài liệu này chỉ dừng lại ở việc cung cấp các hướng dẫn kỹthuật để trồng xen trong ruộng tre lấy măng khi tre chưa cho sản phẩm màkhông nghiên cứu được hiệu quả do trồng xen canh giữa tre lấy măng và cáccây trồng khác cũng như trồng tre lấy măng mang lại

Trang 23

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Kiên Thành là xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Trấn Yên, cách trungtâm huyện Trấn Yên 15 km, cách thành phố Yên Bái 30 km

- Phía Bắc giáp với xã Hoàng Thắng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Mỏ Vàng và Viễn Sơn của huyện VănYên, tỉnh Yên Bái

- Phía Đông và phía Nam giáp xã Quy Mông, xã Y Can và xã LươngThịnh huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

- Phía Tây Nam giáp xã Hồng Ca huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Địa hình Kiên Thành được kiến tạo bởi dãy núi Phú Luông phía hữungạn và dãy Con Voi phía tả ngạn sông Hồng Hai dãy núi đều chạy theohướng Tây Bắc - Đông Nam, núi cao nhất có độ cao 920 m, thấp nhất là 200

m so với mặt nước biển

3.1.1.2 Thổ nhưỡng đất đai

Kiên Thành có diện tích tự nhiên 8.664,64 hecta Theo tài liệu điều trathổ nhưỡng tỉnh Yên Bái xây dựng năm 1993, Kiên Thành nằm trong vùngđất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá trần tích Neozen.Các loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ tầng dầy trên 50 cm có nhiều mùn,

ẩm và tơi xốp, đô dốc bình quận từ 12 - 200

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Kiên Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều,

Trang 24

nhiệt độ trung bình qua các tháng trong năm từ 23,10C - 23,90C, nhiệt độ caonhất từ 300C - 360C và thấp nhất từ 30C - 80C Giờ nắng các tháng trong năm

từ 1.199 - 1.338 giờ Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 2.054,6 mm,mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nóng ẩm, độ ẩm trung bình năm là

84 - 87% Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thường chịuảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô hanh

Xã có nhiều khe suối có nước chảy quanh năm, có 3 con suối lớn làngòi Rào Con, Rào Cái chiều dài trên 10 km, suối Gùa có chiều dài 18 kmchảy qua xã

3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng: Kiên Thành có nguồn tài nguyên rừng giàu về cả sốlượng và chất lượng Tổng diện tích rừng Kiên Thành đang có là 6.510 hecta,

độ che phủ rừng đang ở mức 75 %

Tài nguyên khoáng sản có mỏ sắt, mỏ đá thạch anh, hàm lượng trên 60%

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sảnxuất nông nghiệp Vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối vớinhững địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như xã KiênThành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Vấn đề sử dụng đất đai có ý nghĩarất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của xã Tình hình sử dụng đất đaicủa xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái qua 3 năm từ 2007 đến

2009 thể hiện ở bảng sau:

Trang 25

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Kiên Thành qua 3 năm 2007, 2008 và 2009

1 Đất sản xuất nông nghiệp 390,1 4,50 394,33 4,55 394,27 4,55 101,08 99,98 100,53 1.1 Đất trồng cây hàng năm 198,96 2,30 203,19 2,34 203,09 51,51 102,13 100,00 101,06

- Đất trồng lúa 102,74 1,19 110,43 1,27 109,49 1,26 107,48 99,15 103,32

- Đất trồng cây hàng năm khác 96,22 1,11 92,76 1,07 93,60 1,08 96,40 100,91 98,65 1.2 Đất trồng cây lâu năm 191,14 2,21 191,14 2,21 191,18 2,21 100,00 100,00 100,00

2 Đất lâm nghiệp 7959,24 91,86 7958,43 91,82 7957,70 91,82 99,99 99,99 99,99 2.1 Đất rừng sản xuất 2993,74 34,55 2992,93 34,53 3481,71 40,17 99,97 116,33 108,15 2.2 Đất rừng phòng hộ 4965,50 57,31 4965,50 57,29 4476,00 51,64 100,00 90,14 95,07

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2,05 0,02 2,05 0,02 2,99 0,03 100,00 145,85 122,93

1 Đất ở 18,38 0,21 19,19 0,22 19,67 0.23 104.41 102.50 103.45

2 Đất chuyên dùng 27,41 0,01 28,58 0,33 27,94 0,32 104,27 97,76 101,01

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,16 0,01 1,16 0,01 1,16 0,01 100,00 100,00 100,00

4 Đất sông suối, mặt nước chuyên

dùng 47,76 0,55 48,19 0,56 48,19 0,56 100,90 100,00 100,45

(Nguồn: Số liệu của Ban Địa chính xã Kiên Thành, 2010)

Trang 26

Qua bảng 3.1 tôi có nhận xét sau:

Tính đến năm 2009 thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã khai thácđưa vào sử dụng là 394,27 ha cơ bản là đúng mục đích, hiệu quả sử dụng đấtngày càng tăng nhưng chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng của đất đai.Năm 2009 diện tích đất sử dụng để trồng rừng sản xuất tăng lên đáng kể,

cụ thể tăng 16,33% so với năm 2008 điều đó chứng tỏ rằng nghề trồng rừng

đã và đang được phát triển, đó cũng chính là tiền đề tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển của các cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao

Nhìn chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực,

sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã hình thành, củng cố và có khả năng mởrộng nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung đặc biệt là phát triển trên đấtđồi rừng

Tính đến cuối năm 2009, toàn xã có 806 hộ với 3.413 khẩu gồm 5 dân tộc:

Bảng 3.2 Thành phần dân tộc, số hộ và nhân khẩu xã Kiên Thành

TT Dân tộc Số hộ Số khẩu Cơ cấu khẩu (%)

(Ban Thống kê xã Kiên Thành tháng 12 năm 2010)

Qua bảng trên ta thấy đa số người dân trong xã Kiên Thành là bà con dântộc, nhiều nhất là đồng bào người Tày có 366 hộ với 1.717 nhân khẩu chiếm

Trang 27

50,31 % tổng số khẩu trong xã, ít nhất là người dân tộc Mường chỉ với 1 hộ,

có 16 nhân khẩu, chiếm 0,47 % tổng số khẩu, với đặc điểm dân số, thànhphần dân tộc như vây đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của xã

Nguồn lao động trong độ tuổi của bất cứ quốc gia nào đều có ảnh hưởngrất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó đặc biệt là ởnhững nứơc đang phát triển như Việt Nam hiện nay Bên cạnh đất đai thì laođộng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối quá trình sản xuất nói chung

và sản xuất nông nghiệp nói riêng

Kiên Thành có tổng số 3.413 nhân khẩu thì có 1.718 người trong độ tuổilao động, trong đó lao động nông, lâm nghiệp là chủ yếu chiếm 99,2 % tổng

số lao động của xã

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn

Nhờ chính sách ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn trong những năm quaKiên Thành có mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất với số vốn 13 tỷđồng để tập trung vào các công trình điện lưới, đường giao thông, trường học,chợ, bưu điện văn hóa xã, mạng điện thoại, trạm y tế, thủy lợi

Từ một xã chưa có điện, giao thông chưa phát triển, đến nay đa sô thônbản trong xã đã có mạng điện lưới quốc gia, đa số các hộ trong xã đã có điệnthoại cố định, có đường đi từ trung tâm xã đến các thôn bản bằng xe mô tô.Trường học được xây dựng khang trang, hệ thống thủy lợi, trạm y tế được đầu

tư xây dựng kiên

Giao thông: Năm 2008, xã được thực hiện chương trình 135 cầu treoKhe Ba do UBND huyện làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 1,1 tỷ đồng,hiện nay công trình đã nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng

Năm 2009, khởi công và thi công đường Trung tâm - Đồng Cát doUBND huyện làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng

Duy tu bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường Quy Mông - Kiên

Trang 28

Thành chiều dài 8,2 km trị giá 18.450.000 đồng trong đó nhà nước hỗ trợ9.225.000 đồng; mở mới tuyến đường Đồng Cát - Hoàng Thắng trị giá48.793.500 đồng; sửa chữa nâng cấp tuyến đường Khe Rộng - Quy Môngtrị giá 163.799.500 đồng.

Hiện nay, có 2 tuyến đường liên xã, 1 tuyến từ xã Quy Mông huyệnTrấn Yên là tuyến chính dài 8,2 km đến trung tâm xã được đầu tư năm 2002.Đường cấp phối suối B nền 5m; 1 tuyến từ xã Y Can vào thôn Đồng Song xãKiên Thành là đường lâm nghiệp xuống cấp nghiêm trọng dài 10 km Hệthống đường liên thôn có 4 tuyến chính tổng chiều dài 22 km, chủ yếu là nềnđất B nền 5 m, có 11/12 thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn

Thủy lợi: Nhân dân đã đóng góp bằng công lao động, vật liệu để xâydựng kiên cố hóa 1.500m kênh mương ở 3 thôn, phối hợp với Công ty TNHHTân Phú ký hợp đồng với 9/12 thôn bản duy tu bảo dưỡng thường xuyên cáccông trình thủy lợi và tưới tiêu cho 627.858,4 hecta ruộng, 44,709 hecta màu,29.583,6 hecta diện tích nuôi trồng thủy sản

Điện: toàn xã có 20,7 km đường tải điện 35 kV, 5 trạm biến áp 0,4 kV,tổng dung lượng 305 kW Đường dây tải điện 0,4 kV là 13,7 km cung cấpđiện cho 10 thôn, có 607 hộ/806 hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 87,71 % tổng

- Giá trị chăn nuôi là 3,15 tỷ đồng chiếm 9 % tổng giá trị/

- Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 9,36 tỷ đồng chiếm 27 %Như vậy trong cơ cấu kinh tế của xã, ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷtrọng cao nhất với 64 % tổng giá trị sản xuất, chăn nuôi chiếm 9 % mới phát

Trang 29

triển ở chăn nuôi đại gia súc như tổng đàn trâu 768 con, bà 243 con, tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ chiếm 27 % tổng giá trị

Thu nhập bình quân đầu người từ 7.000.000 – 7.200.000 đồng/người/năm

3.1.2.5 Tình hình xã hội

- Công tác giáo dục: Nhận thức được tầm quan trọng về giáo dục của

toàn dân toàn xã hội, có sự thay đổi trong quản lý và phương pháp giảng dạycủa nhà nước và ngành giáo dục, nền giáo dục của xã đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, nhiều biện pháp giảng dạy mới được áp dụng vào thựctiễn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao Toàn xã có 1 trườngtrung học cơ sở, 1 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo Kiên Thành đã hoànthành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100 % vàbiên chế đủ số lượng cả 3 cấp học Các trường học nhiều năm liền đạt tiêntiến xuất sắc Số học sinh khá, giỏi, số giáo viên dạy giỏi tăng dần Hằng năm,học sinh được chuyển cấp, tốt nghiệp đạt 98 % trở lên Sau khi tốt nghiệptrung học cơ sở có hơn 80 % số học sinh theo học trung học phổ thông Trongnhững năm gần đây đã có rất nhiều học sinh con em xã thi đỗ vào các trườngcao đẳng, đại học Nhiều học sinh được học tập tại các trường nội trú củaTỉnh, của Huyện là nguồn cán bộ kế cận của địa phương trong những năm tới

- Y tế: Kiên Thành có trạm y tế xây dựng kiên cố được trang bị đầy đủ

thuốc thiết yếu và thiết bị y tế thông thường Chăm sóc sức khỏe nhân dânđược quan tâm đúng mức đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dântrong xã Đội ngũ cán bộ y bác sỹ hoạt động nhiệt tình có hiệu quả Xã đãđược công nhân chuẩn quốc gia y tế

- Công tác Văn hóa - Thông tin - TDTT: Là một xã có nhiều cộng đồng

dân tộc cùng sinh sống, bản sắc văn hóa các dân tộc được duy trì và phát huynhư Xã có 12 thôn bản đã xây dựng được 9 làng văn hóa, có 5 làng đạt tiêuchuẩn làng văn hóa cấp huyện Các thôn đều có đôi văn nghệ thường xuyênđược duy trì và tổ chức giao lưu văn hóa vào các dịp lễ tết Các hủ tục lạc hậu

Trang 30

dần dần được xóa bỏ, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hộiđược duy trì thực hiện tốt ở địa bàn dân cư.

Ngoài những phương tiện nghe, nhìn nhân dân tự mua sắm, Nhà nước đãđầu tư lắp đặt hệ thống truyền thanh nông thôn nhờ đó mà công tác tuyêntruyền chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình khuyến nông đượckịp thời góp phần nâng cao nhận thức, dân trí trong toàn xã Tổng số máy điệnthoại trên địa bàn xã hiện nay là 660 máy, bình quân 20 máy/100 dân, tăng 429máy so với năm 2008 (231 máy, bình quân 6,59 máy/100 dân) Số hộ dùngđiện quốc gia là 641 hộ/806 hộ tăng so với năm 2008 (606 hộ/744 hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm đi đáng kể trong thời gian từ 2007 đến 2009

Bảng 3.3 Biến động số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo tại xã

3 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 41,8 36,16 13,04

(Nguồn: Ban Thống kê xã Kiên Thành, 2010)

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm đi đáng kể từ 41,8 %năm 2007 xuống còn 13,04 % năm 2009, chứng tỏ rằng trong những năm quacông cuộc xóa đói giảm nghèo của xã đã đạt được những thành tựu đáng kể

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái,

là một xã vùng sâu vùng xa có điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết rất phù hợpvới sự sinh trưởng và phát triển của cây tre măng Bát Độ Kiên Thành đượcđánh giá là xã có mô hình trồng tre măng Bát Độ thành công nhất trongchương trình tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Trang 31

a, Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn, đã được công bố, dướidạng sách báo, các báo cáo định kỳ Các thông tin thứ cấp sử dụng trongnghiên cứu đề tài được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.4 Nội dung, địa điểm và phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp

thu thập

1 Số liệu về cơ sở lý luận, thực

tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách, báo, Internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2

Số liệu về đặc điểm địa bàn

nghiên cứu: Tình hình phân

Số liệu về diện tích, năng

suất, sản lượng của măng

Phòng NN & PTNT, các báo cáo về tình hình trồng măng Bát Độ tại xã Ban Thống

kê, Ban Kinh tế xã Kiên Thành.

Tìm hiểu, khảo sát

4

Số liều về tình hình trồng

măng, diện tích hiện có và

diện tích trồng mới tre Bát Độ

tại xã Kiên Thành, huyện

Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Ban thống kê xã, Trạm Khuyến nông, Phòng nông nghiệp và PTNT

Tổng hợp từ các báo cáo

b, Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cảthông tin định lượng và định tính Thông tin sơ cấp bao gồm số liệu phỏng vấn,điều tra bằng bảng hỏi, số liệu phỏng vấn trực tiếp

* Chọn mẫu nghiên cứu

Trang 32

Để thấy rõ được tình hình thực hiện chương trình tre măng Bát Độ chúngtôi tiến hành chọn hai thôn Khe Rộng và Cát Tường làm mẫu nghiên cứu vìđây là hai thôn điển hình diện tích trồng măng tre Bát Độ lớn nhất và đạt hiệuquả cao nhất trong chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành.

Để phục vụ cho nghiên cứu tôi tiến hành điều tra 80 hộ thuộc hai thônKhe Rộng và Cát Tường, chia thành hai nhóm hộ: nhóm hộ liên kết với nhàmáy gồm 65 hộ và nhóm hộ không liên kết với nhà máy gồm 15 hộ để nhằmtìm hiểu về các hoạt động liên quan đến sản xuất (diện tích, năng suất, sảnlượng, tình hình đầu tư của hộ, tình hình liên kết của hộ với nhà máy…).Trong số các hộ này có cả hộ khá giàu, trung bình và hộ nghèo Số lượng cácloại hộ được chọn theo tỷ lệ cơ cấu các loại hộ trong xã Số lượng các hộđược xác định như sau:

Bảng 3.5 Cơ cấu hộ điều tra tại xã Kiên Thành

Độ, phỏng vấn cán bộ kỹ thuật tham gia trực tiếp chỉ đạo trồng măng, phỏngvấn doanh nghiệp nhằm tìm hiểu những thông tin về tình hình đầu tư cho sảnxuất tre măng Bát Độ của hộ, các chính sách hỗ trợ của nhà nước và Công ty,tình hình tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho bà con của cán bộ Khuyến nông,

Trang 33

công tác thu mua sản phẩm cho người dân của Công ty TNHH Vạn Đạt, cáckết quả đạt được và những khó khăn gặp phải của các bên tham gia chươngtrình tre măng Bát Độ tại xã để từ đó có đánh giá chung nhất về tình hình thựchiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnhYên Bái và đưa ra được các giải pháp thích hợp nhất để nâng cao hiệu quảcủa chương trình tre măng Bát Độ.

* Tiến hành thu thập thông tin

Chúng tôi tiến hành phương pháp thu thập thông tin chủ đạo phục vụcho đề tài nghiên cứu là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia(PRA – Participatory Rural Appraisal) PRA tập hợp một hệ thống các công

cụ nghiên cứu, thông qua các công cụ này cán bộ nghiên cứu và người dâncùng phát hiện ra vấn đề, phân tích và đề ra giải pháp giải quyết Bộ công cụcủa PRA là tập hợp có hệ thống nhiều công cụ khác nhau, PRA gồm một loạtcông cụ để thu thập và phân tích thông tin, những công cụ chính như biểu đồhướng thời gian, vẽ sơ đồ thôn bản, phân loại hộ… Các công cụ được lựachọn và phối hợp sao cho thích hợp với những đòi hỏi của cuộc nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, để thu thập được những thông tin vềtình hình sản xuất của hai nhóm hộ cũng như đánh giá được kết quả, hiệu quả vàlợi ích đạt được khi các hộ nông dân tham gia vào chương trình trồng tre măngBát Độ, những khó khăn mà hộ đang gặp phải để từ đó có hướng giải quyết chophù hợp, những thông tin về vai trò của Ban Quản lý chương trình tre măng Bát

Độ, các cán bộ khuyến nông và nhà doanh nghiệp thì chúng tôi tiến hành sử dụngphương pháp PRA vào thu thập thông tin với các công cụ sau:

+ Phỏng vấn cá nhân

Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý mang tính sơ bộ đã được chuẩn bịsẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượngphỏng vấn Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu bằng cáchphỏng vấn trực tiếp các hộ trồng măng, các cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp chếbiến bao tiêu sản phẩm măng Bát Độ cho xã, những người trong Ban Quản lý

Trang 34

chương trình tre măng Bát Độ của huyện và Ban chỉ đạo chương trình tremăng Bát Độ tại xã Kiên Thành để từ đó nắm được các thông tin về tình hìnhthực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên,tỉnh Yên Bái một cách đầy đủ nhất.

+ Quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp được vận dụng trong kỹ thuật PRA là quan sát một cách có

hệ thống các sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh nào đó,đây là một cách tốt để kiểm tra chéo câu trả lời của người được phỏng vấn Trongphạm vi đề tài, chúng tôi quan sát thực tế đặc điểm địa bàn, thực trạng quá trìnhsản xuất của hộ trồng tre măng Bát Độ, quá trình tổ chức và triển khai thực hiệnchương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, quá trình chuyển giao kỹ thuậttrồng, chăm sóc và thu hoạch tới từng hộ dân của đội ngũ cán bộ khuyến nông,quá trình thu mua và tiêu thụ sản phẩm măng Bát Độ do Công ty TNHH Vạn Đạtđảm nhiệm tại địa bàn xã Kiên Thành

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Các thông tin sau khi thu thập về được chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử

lý trên chương trình Excel

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

a, Phương pháp thống kê mô tả: từ các số liệu thu thập được tiến hành lập các

bảng biểu với các chỉ tiêu có liên quan như biến động về diện tích trồngmăng, thay đổi trong thu nhập và đời sống, tỉ lệ che phủ rừng…

b, Phương pháp so sánh: từ thông tin sơ cấp thu thập được xây dựng biểu đồ

hướng thời gian để so sánh sự thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường của

xã trước và sau khi có chương trình

Trang 35

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

Mức đóng góp của chương trình trong giải quyết việc làm cho nôngdân, tạo điều kiện cho nông dân thoát khỏi nghèo đói tăng thu nhập

Trang 36

4 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRE MĂNG BÁT ĐỘ TẠI XÃ KIÊN THÀNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

4.1 Tình hình thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

4.1.1 Giới thiệu chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

4.1.1.1 Mục tiêu của chương trình tre măng Bát Độ

- Về kinh tế: Xây dựng vùng trồng tre Bát Độ chuyên lấy măng ổn định

với tổng diện tích 1.200 hecta, hằng năm cung cấp cho thị trường trong vàngoài nước khoảng 36.000 tấn măng tươi

- Về xã hội: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa

quy mô lớn, tạo thành sản phẩm hàng hóa xuất khẩu; giải quyết công ăn việclàm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa,tinh thần cho người dân nông thôn; góp phần thực hiện chương trình trồngmới 5 triệu hecta rừng và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn

- Về môi trường: Tăng độ che phủ của rừng, giảm đáng kể tác động của

con người vào rừng, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi,môi trường sinh thái được cải thiện, góp phần nâng cao sức khỏe cho ngườidân trong vùng [1]

4.1.1.2 Các tác nhân trong chương trình tre măng Bát Độ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Chương trình tre măng Bát Độ được triển khai trên địa bàn huyện TrấnYên có sự tham gia đông đảo của các tổ chức, cá nhân mà cụ thể là Nhà nước,nhà doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân và các tổ chức khác

Trang 37

a Nhà nước là tác nhân quan trọng trong quá trình thực hiện chươngtrình, có vai trò trong việc ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các tácnhân khác khi tham gia chương trình tre măng Bát Độ và chịu trách nhiệmquản lý đối với Chương trình tre măng Bát Độ Các chính sách hỗ trợ của tỉnhcủa huyện kịp thời đã khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân tích cực thamgia trồng tre Bát Độ trên địa bàn.

b Nhà doanh nghiệp (Công ty TNHH Vạn Đạt) là đơn vị bao tiêu sảnphẩm cho tất cả các hộ nông dân tham gia chương trình Ký hợp đồng trựctiếp với các hộ nông dân thông qua UBND xã và hợp tác xã, tổ chức và chịutrách nhiệm chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch măng tre Bát

Độ cho hộ nông dân và căn cứ vào phân bố vùng nguyên liệu tổ chức hệthống thu mua bảo đảm thuận lợi nhất cho nông dân Công ty cũng có vai tròquan trọng trong việc đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu tre Bát Độ bằng cácchính sách hỗ trợ đối với các hộ nông dân trồng tre như hỗ trợ củ giống, phânbón… để người dân phát triển sản xuất

c Cán bộ kỹ thuật (Khuyến nông viên cơ sở) là tác nhân có vai trò quantrọng trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến bộ cho bà con nôngdân Công tác chuyển giao KTTB nhằm giúp nông dân có khả năng tự giảiquyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng caođời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới bao gồmtất cả những kiến thức và kỹ năng về quản lý, thông tin và thị trường, các chủtrương chính sách về nông nghiệp và nông thôn, giúp nông dân liên kết lại vớinhau để phòng và chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề,xúc tiến thương mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành và

tổ chức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn

d Các hộ nông dân là chủ thể chính trong Chương trình tre măng Bát Độ,trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc, thu hoạch và bán sản phẩm cho Công ty,chương trình có thành công được hay không là nhờ vào sự tham gia, hưởng ứng

Trang 38

của các hộ nông dân, là mục đích hướng tới của chương trình nhằm giúp các hộnông dân thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

e Các tổ chức khác: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… cũng là tác nhân quan trọng cho sự phát triểncủa Chương trình tre măng Bát Độ tại địa phương Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn có vai trò trong việc cho các hộ nông dân có nhu cầuvay vốn để tiến hành trồng tre Bát Độ theo chính sách ưu đãi của Nhà nước.Các tổ chức khác như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân có vai trò trong việc tuyêntruyền, vận động và giúp đỡ bà con trồng tre măng Bát Độ

Sơ đồ 4.1 Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chương trình tre măng

Bát Độ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Các tác nhân trong chương trình tre măng Bát Độ có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, mối liên kết giữa Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Cán bộ kỹ thuật

và các hộ nông dân đã kịp thời phát hiện ra các vấn đề tồn tại, phát huy hiệuquả trong việc cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp

- Lập kế hoạch vùng nguyên liệu

- Khung pháp lý cho nông dân

- Cung cấp vốn vay và đầu vào

- Hỗ trợ chuyên môn và quản lý

- Chuyển giao công nghệ kỹ thuật

- Thông tin thị trường

Trang 39

phải trong quá trình thực hiện chương trình nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quảcủa chương trình tre măng Bát Độ.

4.1.1.3 Phạm vi, quy mô thực hiện chương trình tre măng Bát Độ

- Phạm vi của chương trình tre măng Bát Độ: Các xã trên địa bàn huyện

Trấn Yên, tỉnh Yên Bái [1]

- Quy mô của chương trình tre măng Bát Độ: Đối tượng đất đưa vào quy

hoạch trồng tre Bát Độ là đất rừng trồng sắp đến tuổi khai thác, đất vườn tạp,đất trồng có khả năng nông lâm nghiệp, nương rãy, nứa, vầu, cọ… Tổng diệntích quy hoạch trồng tre Bát Độ 1.200 hecta [3] Cụ thể như sau:

Bảng 4.1 Phạm vi, quy mô thực hiện chương trình tre măng Bát Độ

2003 - 2005 12 xã của huyện Trấn Yên:

Lương Thịnh, Y Can, Quy Mông, Kiên Thành, Việt Cường, Minh Quân, Việt Thành, Hòa Cuông, Minh Quán, Cường Thịnh, Bảo Hưng, Hưng Khánh.

Tổng diện tích quy hoạch trồng tre Bát Độ là

500 hecta, kế hoạch trồng mới như sau:

- Năm 2003: 300 ha

- Năm 2004: 200 ha

2006 - 2010 11 xã của huyện Trấn Yên:

Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Kiên Thành, Y Can, Quy Mông, Tân Đồng, Việt Thành, Đào Thịnh, Hòa Cuông,

Tổng diện tích dự kiến năm 2010 ổn định: 1/141 hecta Phát triển trồng mới 800 ha, trong đó:

- Năm 2006: 250 ha tại các xã Tân Đồng (100 ha), Hồng Ca (80 ha), Hưng Khánh (40 ha), Hưng Thịnh (20 ha), Kiên Thành (10 ha)

- Năm 2007: 300 ha tại Hồng Ca (100 ha), Hưng Khánh (50 ha), Tân Đồng (100 ha), Hưng Thịnh (50 ha)

- Năm 2008: 250 ha tại Hồng Ca (90 ha), Lương Thịnh (70 ha), Tân Đồng (60 ha), Hưng Khánh (10 ha), Minh Quán (20 ha) (Nguồn: Đề án Phát triển vùng nguyên liệu tre Bát Độ huyện Trấn Yên, 2005)

Trang 40

4.1.1.4 Các hợp phần của chương trình tre măng Bát Độ

Chương trình gồm có 4 hợp phần: quy hoạch vùng trồng tre Bát Độ, hỗtrợ sản xuất, triển khai thực hiện và quản lý chương trình

a Quy hoạch vùng trồng tre Bát Độ: dựa trên nguyên tắc không chồngchéo các quỹ đất đã được quy hoạch cho các chương trình, dự án khác sẽ tiếnhành điều tra, khảo sát thu thập số liệu về diện tích đất có khả năng chuyểnđổi để quy hoạch vào vùng trồng tre Bát Độ bao gồm đất trống, đất rừngtrồng, vườn tạp, đất khác có khả năng nông lâm nghiệp… Căn cứ vào hiệntrạng quỹ đất trong những năm đầu sẽ tiến hành bố trí đất trồng tre trên diệntích đất trống, đất có rừng trồng đã đến tuổi khai thác và vườn rừng, vườn tạp

để từ đó quy hoạch lên vùng trồng tre măng tập trung với quy mô lớn, diệntích ổn định

b Hỗ trợ sản xuất

- Về giống: cây tre Bát Độ là loài cây mới nhập nội cho nên hiện naychưa có cơ sở nào sản xuất giống tre này do vậy để đáp ứng giống cho ngườisản xuất cần tiến hành nhập giống từ các đơn vị chuyên cung ứng giống, dựatrên tiến độ hàng năm Công ty TNHH Vạn Đạt sẽ tiến hành xây dựng kếhoạch cung cấp củ giống có chất lượng cho hộ nông dân nhận trồng tre, giaotrước thời vụ trồng ít nhất 2 - 3 tháng và trực tiếp giao củ giống cho các hộnhận trồng

- Về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch tre măng Bát Độ

+ Khai hoang cải tạo đất: Nơi đất dốc thiết kế đường đồng mức, dọn sạchgốc, rễ, san lấp ụ đất, thiết kế hệ thống đường và công trình phục vụ khácngay từ kucs khai hoang để bảo đảm thâm canh lâu dài, vận chuyển sản phẩmthuận lợi, bảo vệ đất chống xói mòn

+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc: mở các lớp tập huấn hướng dẫn bà connông dân về cách trồng, chăm sóc để bảo đảm tỷ lệ sống sau khi trồng và khảnăng sinh trưởng và phát triển của cây tre Bát Độ tốt nhất

Ngày đăng: 23/11/2015, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w