1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hằng năm trên đất lúa của huyện Quốc Oai - Hà Nội

61 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Tạo động lựcthúc đẩy phát triển nông nghiệp ở nông thôn theo hướng thâm canh tăng vụ,tìm ra cơ cấu cây trồng và chế độ thâm canh tăng vụ hợp lý với điều kiện khíhậu tự nhiên và truyền th

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam ta từ xưa tới nay Trên75% dân số nước ta làm nghề nông Sản phẩm nông nghiệp không chỉ giảiquyết nhu cầu lương thực tại chỗ mà còn đóng góp rất lớn cho xuất khẩu Nhờ

đó Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hàng năm vẫn phải nhập khẩulương thực, đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới Mởđường cho việc phát triển kinh tế nông thôn, trên cơ sở chuyển từ cơ chế quanliêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Tạo động lựcthúc đẩy phát triển nông nghiệp ở nông thôn theo hướng thâm canh tăng vụ,tìm ra cơ cấu cây trồng và chế độ thâm canh tăng vụ hợp lý với điều kiện khíhậu tự nhiên và truyền thống canh tác của vùng để từ đó tăng sản phẩm nôngnghiệp và tăng thu nhập cho các hộ nông dân

Theo nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung Ương lần thứ 5 khóa IX

đã nhấn mạnh: việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vànông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phùhợp với yêu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng Phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả cao và sản xuất hàng hóa là một hướng

đi đứng đắn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay của nước

ta Đồng thời nó cũng là điều kiện để thực hiện tiến trình hội nhập với kinh tếthế giới

Những năm gần đây, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất Nhờ đó năngsuất cây trồng, vật nuôi đều tăng Đời sống của người nông dân đã được cảithiện đáng kể Nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khágiả, giàu có Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình chuyển đổi cơ cấu cây

Trang 2

trồng, vật nuôi đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Quốc Oai nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là huyện có vị tríquan trọng trong kế hoạch phát triển thủ đô Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồngcủa huyện trong những năm gần đây đã làm thay đổi tình hình sản xuất nôngnghiệp nói chung của huyện Tuy nhiên huyện Quốc Oai đang phải đối diệnvới hai vấn đề lớn, đó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vàdân số không ngừng gia tăng, đòi hỏi phải có sự biến chuyển lớn trong sảnxuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong huyện

Đứng trước thực trạng trên, được sự nhất trí của bộ môn Hệ thống nôngnghiệp, sự dưới sự hướng dẫn của Th.S Bùi Thị Điểm, cùng với sự giúp đỡcủa phòng Kinh tế huyên Quốc Oai, tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hằng năm trên đất lúa của huyện Quốc Oai - Hà Nội”.

1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài

1.2.1 Mục đích

Nghiên cứu hiện trạng cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, hiệu quả các côngthức luân canh, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa,làm rõ vai trò của chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới hiệu quả kinh tế và môitrường sinh thái Từ đó xác định cơ cấu cây trồng và công thức luân canh hợp

lý, phù hợp với điều kiện của huyện

 Phân tích hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó đưa ra

cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địaphương, làm tăng năng suất cây trồng

Trang 3

 Phân tích hiệu quả của các công thức luân canh để đưa ra công thứcluân canh phù hợp với điều kiện của huyện Quốc Oai.

 Nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất sản lượng cây trồng,chất lượng sản phẩm theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững

1.2.3 Giới hạn đề tài:

 Tập trung nghiên cứu trên cây trồng hằng năm

 Điều tra hiện trạng sản xuất từ 2005 đến năm 2008

 Nghiên cứu hiệu quả của các công thức luân canh trên đất lúa

Trang 4

PHẦN II TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng và chuyển đổi

cơ cấu cây trồng.

2.1.1 Hệ thống cây trồng

Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trítrong không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằmtận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn1984)

Theo Zandstra H.G (1992) [19]: Hệ thống cây trồng là thành phầngiống và loại cây trồng được bố trí trong không gian và thời gian của một hệsinh thái nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội

Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [7], nghiên cứu hệ thống cây trồng làhình thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thànhbăng, canh tác phối hợp và vườn hỗn hợp Tổng quan thì hệ thống cây trồng

là một hệ thống nhất trong mối tương tác giữa các loài cây trồng, giống câytrồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian

Về đối tượng nghiên cứu của hệ thống cây trồng thì theo Phạm ChíThành (1996) [10] là:

- Các công thức luân canh và hình thức đa canh

- Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ nhất định

- Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống đóng

Như vậy, hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệtương tác giữa các loại cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thờigian tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụkhác nhau trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái Vì vậy, nghiên cứu hệthống cây trồng là nghiên cứu: công thức luân canh và hình thức đa canh, cơ

Trang 5

cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹthuật canh tác cho cả hệ thống canh tác đó.

Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn luôn biến đổinên hệ thống cây trồng mang đặc tính động Vì vậy, nghiên cứu hệ thống câytrồng không thể dừng lại ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà là mộtviệc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát triển, các yếu tố hạn chế và cácgiải pháp khắc phục để thay đổi hệ thống cây trồng, nhằm khai thác ngày càng

có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội phục

vụ cuộc sống con người Hoàn thiện hệ thống cây trồng hoặc phát triển các

hệ thống cây trồng mới trên thực tế là sự tổ hợp lại các thành phần cây trồng

và giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệtương tác nhau, thúc đẩy lẩn nhau, nhằm khai thác các lợi thế về diều kiện đấtđai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái(Lê DuyThước,1991) [12]

2.1.2 Cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Cơ cấu cây trồng:

Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, loài cây trồng có trong mộtvùng ở một thời điểm nhất định Nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nôngnghiệp và phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành, phù hợp vớiđiều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội của một vùng nhằm cung cấp được nhiềunhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn,1978) [14]

Việc xác định cơ cấu cây trồng là một nội dung của phân vùng sản xuấtnông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1978) [14] Cơ cấu cây trồng xét về mặt diệntích, tỉ lệ các loại cây trồng trên diện tích canh tác sẽ phần nào nói lên trình độsản xuất của từng vùng Tỉ lệ cây nông nghiệp cao, cây công nghiệp, cây thựcphẩm thấp phản ánh trình độ sản xuất thấp Tỉ lệ các loại cây trồng có sảnphẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hoá thấp chứng tỏ

Trang 6

sản xuất nông nghiệp ở đó kém phát triển.

Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định

cơ cấu cây trồng hợp lí là một trong những cơ sở cho việc xác định phươnghướng sản xuất Cơ cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luâncanh thay đổi theo những tiến bộ Khoa học- Kỹ thuật, giải quyết các vấn đề

mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi

Hệ thống cây trồng và cơ cấu cây trồng có nhiều điểm tương đồng Cơcấu cây trồng chính là cấu trúc của hệ thống cây trồng Người nghiên cứu về

hệ thống cây trồng cần quan tâm đến “đầu vào” và “đầu ra” của hệ thống câytrồng chính là cấu trúc bên trong của nó hay cơ cấu cây trồng

Đặc trưng chủ yếu của cơ cấu cây trồng

- Cơ cấu cây trồng mang tính hợp lý, khách quan, hình thành do trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Cơ cấu câytrồng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Con người chỉ cóthể nắm vững các quy luật tự nhiên và xã hội để điều khiển sự vận động của

cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho mình

- Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử xã hội nhất định, không có một cơcấu cây trồng chung cho mọi vùng sản xuất, mọi giai đoạn lịch sử

- Cơ cấu cây trồng biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện Nóluân phát triển theo xu hướng từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả thấp đếnhiệu quả cao do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của xã hội

- Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với sự phát triển của côngnghiệp và thương nghiệp, công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệphoá chất góp phần trực tiếp khai thông “đầu vào” của hệ thống cây trồngnhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp lý để sử dụng hiệu quả “đầu vào” vàđiều chỉnh hợp lý “đầu ra”

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỉ lệ % của diện tích

Trang 7

gieo trồng, nhóm cây trồng của công thức trong nhóm hoặc trong tổng thể vàchịu sự tác động, thay đổi của yếu tố Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội Quá trìnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng

cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn, 1978) [14]

Theo Nguyễn Duy Tính, (1995) [7], thực chất của chuyển đổi cơ cấucây trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy cơ cấu câytrồng phát triển, đáp ứng những mục tiêu của xã hội Cải tiến cơ cấu cây trồng

có vai trò rất quan trọng, nhất là trong điều kiện mà ở đó kinh tế thị trường cónhiều tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải bắt đầu từ việc phân tích hệ thốngcanh tác truyền thống Chính từ kết quả đánh giá phân tích đặc điểm của Hệthống cây trồng mới tìm ra được hạn chế và lợi thế, so sánh để đề xuất cơ cấucây trồng hợp lí

Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo yêu cầu sau:

+ Căn cứ vào nhu cầu của thị trường

+ Phải khai thác có hiệu quả các tiềm năng về điều kiện Tự nhiên- Kinh

tế-Xã hội

+Phải biết lợi dụng triệt để các đặc tính nông sinh học của mỗi loại cây trồngnhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và thiên tai

+ Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học

kĩ thuật và áp dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất

+ Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo hiệu quảkinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị

Nghiên cứu thay đổi cơ cấu cây trồng là một trong những biện phápkinh tế, kĩ thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênthiên nhiên, nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm (NguyễnDuy Tính, 1995) [7]

Trang 8

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Lịch sử phát triển của loài người từ thủa sơ khai đã gắn với sản xuấtnông nghiệp Nó đã chứng minh rằng khi người nguyên thủy xuất hiện cũng

là lúc nền nông nghiệp thế giới ra đời Trải qua hàng nghìn năm lịch sử conngười đã không ngừng phát triển nó Từ một nền nông nghiệp nguyên thủyhái lượm, chọc lỗ, bỏ hạt cho đến nay là nền nông nghiệp hiện đại mang đậmnét trí tuệ con người Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp cho đến nay lànền công nghiệp hàng hóa Trong quá trình phát triển đó con người đã vô hìnhchung tạo nên một hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từngvùng như các nước Tây Âu chủ yếu là trồng lúa mì và cây ưa lạnh Các nướcChâu Á thì phát triển lúa nước và cây ôn đới Lịch sử phát triển nền nôngnghiệp thế giới cũng đã chỉ ra rằng việc chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tựcấp sang nền nông nghiệp hàng hóa gắn liền với chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Dân số thế giới không ngừng gia tăng trong khi diện tích cây trồng thìlại có hạn Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp nhường chỗcho nền công nghiệp hiện đại Vì vậy đảm bảo an ninh lương thực thế giớingày càng trở nên là một vấn đề bức thiết của mỗi quốc gia nói riêng và củathế giới nói chung Vấn đề đó đã là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoahọc nông nghiệp Những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã

nổ ra trên khắp thế giới và đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền nôngnghiệp thế giới

Cuối thế kỷ XVIII ở các nước Tây Âu chủ yếu phát triển trồng cây lúa

mỳ với chế độ canh tác ba ruộng- cứ hai năm trồng lúa mì lại bỏ hoang mộtnăm để phục hồi lại độ màu mỡ cho đất Lúc đó năng suất lúa mì chỉ đạt 6 đến

7 tạ/ha Với năng suất đó lương thức ngày càng bị thiếu trầm trọng Đất đaingày càng bạc màu, thoái hóa Chăn nuôi kém phát triển do diện tích đất trồng

cỏ đã chuyển sang lúa mì Chính vì đất không được bón phân cân đối nênngày càng chai cứng, bạc màu Nền nông nghiệp gặp phải tình trạng bế tắc

Trang 9

Tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhu cầu con người ngày một tăngcao đã kéo theo cuộc cách mạng kĩ thuật nông nghiệp đầu tiên ra đời với nộidung là thay đổi chế độ độc canh bằng chế độ luân canh 4 vụ Người ta nhậnthấy việc phát triển chăn nuôi có tác dụng rất lớn đến độ màu mỡ của đất vàlàm tăng năng suất cây trồng Một cơ cấu cây trồng mới ra đời: cỏ ba lá, lúa

mì, củ cải và yến mạch Trong cơ cấu cây trồng mới này ngoài cây lương thựccòn có cây làm thức ăn cho gia súc Nhờ cỏ ba lá là cây họ đậu có tác dụngbồi dưỡng đất và bón phân chuồng nên năng suất lúa mì tăng từ 14 tạ/ha đến

18 tạ/ha Cuộc cách mạng này đã lan từ nước Anh sang nước Bỉ, Hà Lan,Đức Sau này người ta đưa thêm cây khoai tây vào trong cơ cấu đó, do khoaitây có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn lúa mì ba lần

Ngô lai ra đời đã đẩy mạnh sản lượng thức ăn chăn nuôi ở Mỹ và thúcđẩy ngành chăn nuôi phát triển Người ta nhận thấy cây ngô có thể cho năngsuất cao gấp ba lần so với cây lúa mì trong cùng một điều kiện khí hậu Trongcuộc cách mạng xanh diễn ra ở một số nước trên thế giới, giống lúa và lúa mỳnăng suất cao ngắn ngày đã được đưa vào cơ cấu cây trồng, không những làmcho sản lượng cây lương thực tăng một cách nhanh chóng ở đất có tưới màcòn mở thêm khả năng tăng vụ, nhất là tăng vụ cây thức ăn gia súc để pháttriển chăn nuôi

Ở Châu Á, cuộc cách mạng xanh diễn ra đã mang lại thành tựu khôngkém so với Châu Âu Nhiều giống lúa ngắn ngày, năng suất cao áp dụng choviệc tăng vụ ra đời Nhờ vậy góp phần thành công lớn trong việc chuyển đổi

cơ cấu cây trồng ở nhiều quốc gia Các nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp

và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được nghiên cứu tiến hành mạnh mẽ ởChâu Á

Vào thập niên 60, các nhà sinh lý thực vật đã nghiên cứu và nhận thấyrằng không có một loại cây trồng nào có thể sử dụng hoàn toàn triệt để tàinguyên thiên nhiên của mỗi vùng Chính vì thế các viện nghiên cứu nông

Trang 10

nghiệp trên thế giới hàng năm đã lai tạo, tuyển chọn đưa ra nhiều giống câytrồng mới, nhiều công thức luân canh mới để tận dụng tối đa nguồn tàinguyên đất đai của mỗi vùng làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng trênmột đơn vị diện tích đất canh tác.

Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã nhận địnhrằng các giống lúa cây thấp, góc lá nhỏ có tiềm năng cho năng suất cao chỉ cóthể giải quyết vấn đề lương thực trong phạm vi hạn chế

Nhật Bản là nước không được thiên nhiên ưu đãi Điều kiện tự nhiênkhông thuận lợi Các nguồn tài nguyên nghèo nàn, bình quân diện tích đấtnông nghiệp thấp (370 m2/ người lao động) Sau chiến tranh thế giới thứ hai,Nhật bản thiếu lương thực trầm trọng Lúc đó định hướng nông nghiệp củaNhật Bản là tập trung sản xuất nông nghiệp bằng mọi giá Năm 1995 NhậtBản đã tự túc lương thực trong nước Thời kỳ sau Nhật Bản đã theo hướnglựa chọn những cây trồng đặc trưng cho từng vùng nhất định Có tới 830.000

ha đất trồng lúa được chuyển sang các cây trồng khác Những nơi đất trũngchuyển sang nơi nuôi trồng thủy sản Đất trồng lúa không hiệu quả chuyểnsang đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi Nhật Bản coi việc chuyển đổi cơ cấu câytrồng là việc làm phải đi trước một bước

Ở Châu Á, mạng lưới nghiên cứu hệ thống cây trồng được thành lậpvào năm 1997 và đã thống nhất một số giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồngnhư sau:

- Tăng vụ lúa ngắn ngày, thu hoạch trước mùa lũ

- Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới, xen canh, thâmcanh tăng vụ

- Xác định hiệu quả của các công thức luân canh Tìm và khắc phục cácyếu tố hạn chế để phát triển công thức luân canh đạt hiệu quả cao

Ấn độ với chương trình nghiên cứu phối hợp toàn quốc tử năm 1960đến năm 1972, đã lấy hệ thống thâm canh tăng vụ chu kỳ một năm một lần

Trang 11

làm hướng phát triển sản xuất nông nghiệp Tử hướng phát triển này Ấn Độ

đã rút ra kết luận: hệ thống canh tác ưu tiên cho cây lương thực chu kỳ mộtnăm hai vụ ngũ cốc và một vụ đậu đã đáp ứng được mục tiêu khai thác tối ưutiềm năng đất đai, nâng cao độ phì của đất và đảm bảo lợi ích của nông dân.Việc phát triển nhiều giống cây trồng cùng với việc bố trí lại cơ cấu cây trồnghợp lý đã giúp đất nước này trở thành một nước xuất khẩu lương thực lớn

Một số nước ở Đông Nam Á đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệthống nông nghiệp và cơ cấu cây trồng như:

 Ở Indonesia đã có mô hình thử nghiệm đưa 3 vụ lúa, 2 vụ lúa – 1 vụmàu, 1 vụ lúa – một vụ màu trên các loại đất có tưới trong 10 tháng, 7tháng, 5 tháng

 Ở Philipin đã tiến hành nghiên cứu các loại cây trồng khác nhau trêncác loại chân đất khác nhau trong điều kiện có tưới và không tưới.Qua đó ta thấy hiện nay các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giớiđang tập trung nghiên cứu tìm ra nhiều giống cây trồng mới có khả năng thíchnghi với điều kiện khác nhau mà lại cho năng suất cao và nghiên cứu tìm ramột hệ thống cây trồng hoàn thiện hơn, cơ cấu hợp lý hơn theo hướng kết hợphiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường, nhằm xây dựng một nền nông nghiệpsinh thái phát triển bền vững

2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước.

Nước ta là nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, đại bộ phậnngười đân xuất thân từ nông dân Trải qua 1000 năm Bắc thuộc và gần 100năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và sự xâm lược của đế quốc Mỹ đãlàm cho nền nông nghiệp nước ta trở nên lạc hậu và trì trệ Chúng đã bóc lộtsức lao động và vơ vét tài nguyên nước ta Tuy nhiên cũng có nhiều giống câytrồng mới được đưa vào làm cho hệ thống cây trồng ở nước ta trở nên phongphú Điển hình là cafe, cao su… Từ đó đã thay đổi hệ thống cây trồng nhiềuvùng trên cả nước

Trang 12

Khi nền nông nghiệp còn lạc hậu thì sản xuất nông nghiệp gắn chặt chẽvới điều kiện tự nhiên và khí hậu Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra khó khăncho sản xuất nông nghiệp Chính vì vậy cần có cơ cấu cây trồng hợp lý, phùhợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện khí hậu để giảm tối thiểu những rủi romang lại.

Để xác định cơ câu cây trồng cho một vùng nào đó cần phải căn cứvào: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tổng tích ôn, lượng mưa… Đây là những yếu

tố rất cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng cây trồng.Trong các yếu tố đó thỉ tổng nhiệt độ mỗi năm mà cây trồng ở vùng đó đượccung cấp có ảnh hưởng lớn nhất Bởi vì nó ảnh hưởng đến thời gian ra hoa vàcác yếu tố cấu thành năng suất Ví dụ ở cây ưa nóng thì cần khoảng 7800-

8000oC và cây ưa lạnh cần khoảng 1800-2000oC

Bùi Quang Toản (1993) [8] cho rằng đất có vai trò như một tác nhân tiếpnhận và tích lũy tài nguyên từ thành phần của hệ sinh thái Đất là môi trườngsống của cây, cung cấp cho cây nước và chất dinh dưỡng để sinh trưởng vàphát triển Mỗi loại cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở một loạiđất nhất định Ví dụ cây lúa sinh trưởng tốt trên đất thịt vừa Cây ngô, lạc, đậutương sinh trưởng tốt trên đất thịt nhẹ Cây vải thích hợp trên đất feralot vàng.Cây cafe thích hợp đất đỏ bazan; cây cói thích hợp đất thịt nặng …

Ngoài ra mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng đều yêucầu về chế độ nước, chế độ nhiệt, chế độ chiếu sáng và chế độ dinh dưỡngkhác nhau Chính vì vậy cần nắm vững yêu cầu để bố trí cây trồng hợp lý

Theo Phạm Chí Thành (1996) [10] thì các nhân tố kinh tế xã hội có ảnhhưởng lớn đến việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý: bao gồm cơ sở vậtchất kỹ thuật, nguồn lao động, thì trường tiêu thụ, chính sách xã hội, tập quáncanh tác và kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân

Cơ sở vật chất kỹ thuật là công cụ lao động, thủy lợi, giống, phân bón.Trong đó yếu tố thủy lợi là yếu tố quyết định đến việc thâm canh tăng vụ

Trang 13

Nguồn lao động bao gồm vấn đề vốn lao động, là một trong những vấn

đề rất cấp thiết và nan giải trong quá trình xây dựng hệ thống và cơ cấu câytrồng

 Thị trường tiêu thụ là đầu ra cho những sản phẩm nông nghiệp, quyếtđịnh đến doanh thu của bà con nông dân Thị trường là vấn đề tương đối nhạycảm, không nhất quán, tùy địa phương và tùy vào khả năng của từng nôngdân Hiện nay có rất nhiều nơi sản xuất ồ ạt nhưng lại không tìm được thịtrường tiêu thụ nên năng suất cây trồng tuy cao nhưng lại không mang lại hiệuquả kinh tế

Các chính sách kinh tế như thuế, đất đai, chính sách vốn đầu tư, chínhsách bảo trợ giá cho nông dân… có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nôngnghiệp

Tập quán và kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân có ảnh hưởngđến việc triển khai kĩ thuật sản xuất mới và ảnh hưởng đến năng suất câytrồng Việc thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân theo hướng sảnxuất mới là rất khó và cần có nhiều thời gian

Theo viện sĩ Đào Thế Tuấn (1986) [16] thì việc áp dụng biện pháp phòngtrừ tổng hợp nhằm khai thác các nguồn lợi tự nhiên, lao động và sử dụng hiệuquả vốn đầu tư, đa dạng cây trồng, giống cây trồng là biện pháp hiệu quả đểnâng cao hiệu quả của hệ thống cây trồng

Mỗi vùng miền đều có những đặc điểm sinh thái riêng và cần có những

cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện sinh thái của nó để đem lạihiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích

Trang 14

2 Lợi dụng tốt nhất các điều kiện đất đai, bảo vệ và nâng cao độ màu

mỡ cho đất

3 Lợi dụng tốt các đặc tính sinh học của giống cây trồng

4 Tránh được những tác hại của sâu bệnh cỏ dại với việc sử dụng tốtnhất các biện pháp hóa học

5 Đảm bảo tỷ lệ hàng hóa cao, có hiệu quả kinh tế

6 Đảm bảo hỗ trợ các ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tậndụng các nguồn lợi tự nhiên

- Tác giả Bùi Huy Đáp (1979) [4] khi nghiên cứu hệ thống cây trồngtrên đất canh tác chủ yếu nhờ nước trời ở miền Bắc đã đề xuất cơ cấu câytrồng là: 2 vụ màu đông và xuân rồi bố trí một vụ tiếp chân Trong vụ xuântrồng các cây màu có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau tùy theo trồngsớm hay trồng chính vụ Đây là chế độ canh tác có thể sử dụng triệt để tiềmnăng của các loại đất cao, cấy một vụ nhờ nước trời Trên đất chuyên màu củavùng đất bãi ven sông, hệ thống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao là câyngô thu đông- rau màu thu đông- ngô xuân

- Vùng trung du miền núi phía Bắc: cây họ đậu như lạc và đậu tương lànhững cây trồng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống cây trồngbền vững, đặc biệt là đối với đất dốc Theo tác giả Trần Danh Thìn đã nghiêncứu về việc sử dụng phân khoáng, đạm, lân và vôi trong thâm canh, không chỉnâng cao năng suất của việc trồng lạc và đậu tương mà còn có tác dụng tạo ramột khối lượng chất xanh, làm tăng độ che phủ và cung cấp nhiều chất hữu cơcho đất qua các tàn dư thực vật, làm cải tạo độ màu mỡ cho vùng đất này

- Vùng đất cát ven biển: theo tác giả Vũ Biệt Linh (1995) [5] để có thểsản xuất nông nghiệp trên đất cát ven biển, cần có những biện pháp xen canh,gối vụ các loại cây trồng họ đậu, nhằm tạo nguồn hữu cơ bổ sung cho đất Tácgiả cũng đã cho biết việc cải thiện hệ thống cây trồng hiện có thành hệ thốngcây trồng mới, cũng đã đem lại hiệu quả cao hơn cả về kinh tế và bảo vệ đất

Trang 15

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: tác giả Trần An Phong (1996) [6]cho rằng khả năng thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng ở vùng phù sachủ động nước tưới ven sông Tiền và sông Hậu cần phải đi đôi với việcchuyển đổi cơ cấu cây trồng Tác giả khi nghiên cứu xác định hệ thống câytrồng hợp lý cho vùng phù sa sông Tiền và sông Hậu có nhận xét: các môhình chuyên canh lúa đề sử dụng rất nhiều nước vào mùa khô, trong khi đócác mô hình luân canh một vụ lúa- một vụ màu sử dụng nước tiết kiệm hơn.

- Đối với khu vực Hà Nội cũng có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm.Tác giả Bùi Thị Xô (1994) [18] đã tiến hành xây dựng thử nghiệm đánh giáhiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trên các vùng đất khác nhaucủa Hà Nội và thu được kết quả như sau:

 Vùng thâm canh: hiệu quả kinh tế đạt 115-339% so với mô hình cũ

 Vùng đất trũng: với công thức luân canh lúa xuân- cá giống hiệuquả kinh tế đạt được kết quả cao Tổng giá trị sản phẩm là 72 triệu đồng/ha/năm

Trang 16

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010

3.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành tại huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội: phòngkinh tế và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, phòng tài nguyên và môitrường và hợp tác xã Đại Thành, Tân Phú, Tân Hòa

3.3 Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế, xã hội tác động đến tình hình sảnxuất nông nghiệp của huyện Quốc Oai

- Điều tra kinh tế nông hộ tại 3 xã: Đại Thành, Tân Phú, Tân Hòa

- Nghiên cứu cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, năng suất của một số câytrồng hằng năm trên đất lúa tại 3 xã Đại Thành, Tân Phú, Tân Hòa

3.4 Nội dung nghiên cứu

- Số liệu về khí hậu huyện Quốc Oai

- Tình hình sử dụng đất của huyện Quốc Oai

- Điều tra hiện trạng cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống tại địa phương vớiviệc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất đai, các nguồn lựckinh tế xã hội có sẵn như lao động dư thừa Từ đó đánh giá hiệu quả của cơcấu cây trồng Phân tích hiệu quả của công thức luân canh đang sử dụng trênđịa bàn huyện Quốc Oai

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyệnQuốc Oai

- Một số giải pháp kỹ thuật góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơcấu cây trồng tại huyện Quốc Oai Từ đó rút ra công thức luân canh phù hợp

Trang 17

3.5 Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập thông tin thứ cấp từ trung tâm khí tượng thủy văn tại thànhphố Hà Nội; phòng kinh tế, phòng thống kê

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

- Điều tra kinh tế nông hộ và biện pháp kỹ thuật canh tác

- Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng tại huyên Quốc Oai thành phố

Hà Nội

- Phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp phân tích thống kê

để đánh giá đúng bản chất của hiện tượng và các kết quả nghiên cứu

- Phương pháp phân tích hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Xác định hệ: phác họa các hệ phụ của hệ sinh thái nông nghiệp và cácthành phần của chúng

+ Phân tích mẫu: xác định các thuận lợi và khó khăn trong quản lý hệ

- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế:

*Tổng thu: GR=P*QTrong đó GR là tổng thu

GR là tổng thu

Trang 18

 Tỷ suất lợi nhuận biên:

GRm - GRcMBCR=

TVCm – TVCcTrong đó

GRm: tổng thu của kỹ thuật mới

GRc: tổng thu của kỹ thuật cũTVCm: tổng chi phí biến động của kỹ thuật mớiTVCc: tổng chỉ phí của kỹ thuật cũ

Nếu MBCR >1.3 nên áp dụng kỹ thuật mới

- Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình Excel

Trang 19

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Quốc Oai:

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Diện tích tự nhiên của huyện Quốc Oai khoảng 147 km2 bao gồm thịtrấn Quốc Oai và 20 xã với tổng số dân là 163.174 người, mật độ dân số là1.114 người/km2 ( Niên giám thống kê 2007-2008)

Là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội, Quốc Oai có vị trí quan trọngtrong kế hoạch phát triển thủ đô, vì vậy sẽ có rất nhiều sự biến đổi về cơ cấukinh tế

Với hệ thống đường giao thông khá phát triển, tuyến đường Láng –Hòa Lạc qua huyện với chiều dài 9km là tuyến đường chiến lược của thủ đô

Hà Nội với chuỗi Đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hòa Lạc – Sơn Tây, QuốcOai có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội

Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi Nhìn tổng quát địahình từ Tây sang Đông được chia thành 3 vùng địa hình chính:

Vùng đồi thấp: Nằm ở phía Tây huyện gồm các xã: Đông Xuân, Phú

Trang 20

Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên là vùng bán sơn địa Địa hình trongvùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi trũng Đất gò đồi

có độ cao phổ biến 20-25m, cốt đất dưới ruộng từ 7-10m Đất đai chủ yếunằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi đá ong Tầng đất canh tác thấp

Vùng đồi gò bị cắt xẻ theo sườn dốc, làm phát sinh nhiều khe rãnh,suối nhỏ, mặt đất bị rửa trôi, vì vậy phần lớn diện tích đất của vùng này bị bạcmàu nghiêm trọng

Với đặc điểm như vậy nên rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp

và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

Vùng nội đồng gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, CấnHữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5-7m, có xu hướnggiảm dần về phía Tây Nam

Vùng bãi Đáy ven sông gồm 8 xã, 01 thị trấn là Sài Sơn, Tân Phú,Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Tân Hòa, Cộng Hòa, Đại Thành và Thịtrấn Quốc Oai Có độ cao giảm từ Tây Bắc xuống Đông Nam Tuy nhiênnhững ô trũng ở Cộng Hòa có độ cao tuyệt đối từ 1,5-3m Trên bề mặt vùngbãi còn một số núi sót như quần thể đá vôi Sài Sơn

Với đặc điểm như trên huyện có thể phát triển đa dạng các loại câytrồng vật nuôi Trong đó có nhứng loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lạigiá trị kinh tế cao, song đặt ra khó khăn cho công tác thủy lợi

4.1.1.2 Điều kiện khí hậu

Nói đến sản xuất nông nghiệp không thể không nói đến yếu tố khí hậu.Bởi vì khí hậu là yếu tố có vai trò quyết định đến sinh trưởng và phát triển củacác loại cây trồng Khí hậu quyết định đến thời vụ trồng, cơ cấu trồng củatừng vùng Nó là yếu tố khó điều chỉnh nhất Đối với nền nông nghiệp hiệnđại thì sản xuất nông nghiệp được tiến hành trong nhà kính Khi đó viêc điềuchỉnh khí hậu sẽ thật dễ dàng với từng loại cây trồng cụ thể Tuy nhiên ở nước

ta việc đầu tư sản xuất nông nghiệp hiện đại vượt quá khả năng của bà con

Trang 21

nông dân nên nó không được áp dụng rộng rãi Vì vậy sản xuất nông nghiệpvẫn phụ thuộc rất lớn vào khí hậu Quốc Oai thuộc vùng đồng bằng sôngHồng nên khí hậu ở đây cũng mang điểm chung của khí hậu đồng bằng bắcbộ: chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm Mùa hè nóng và mưa nhiều Mùa đông lạnh

và mưa ít

Nhiệt độ trung bình năm 23-34oC Lượng mưa trung bình năm 1800mm Trong 15 năm qua, lượng mưa năm cao nhất là 2300mm (1994),năm thấp nhất là 1200mm (1995) Hàng năm Quốc Oai chịu ảnh hưởng của2-3 cơn bão, gió thường dưới cấp 8 cấp 9 Những năm gần đây ít có sươngmuối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhàcửa Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậukhác nhau

Vùng đồng bằng nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dưới 10m,mang đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng Nhiệt độ trung bình hằng năm là23,8 oC, cao nhất (tháng 6) là 37,5oC, thấp nhất tháng 1 là 14oC Trong năm cókhoảng 1600-1700h nắng, độ ẩm trung bình 82-86%

Vùng đồi gò thấp: nằm phía tây sông Tích, độ cao trung bình 15-52m,khí hâu ôn hòa hơn vùng đồng bằng Nhiệt độ trung bình 23,5oC, lượng mưacao hơn vùng đồng bằng 100-150mm, thuận lơi cho phát triển cây côngnghiệp, cây ăn quả trong điều kiện tưới ở vùng gò đồi khá khó khăn

Để đánh giá rõ hơn đặc điểm của khí hậu đến sản xuất nôngnghiệp huyện Quốc Oai chúng tôi tiến hành thu thập số liệu khí tượng năm

2008 – 2009 kết quả thể hiện trong bảng sau

Trang 22

Bảng 4.1 Đặc điểm khí hậu Quốc Oai năm 2008- 2009

Tháng

giờ/tháng

Lượng mưa mm

Ẩm độ không khí %

Tối cao Tối thấp TB

Trang 23

Biểu đồ 1: Diễn biến nhiệt độ qua các tháng trong năm

Qua số liệu ở bảng 4.1 ta thấy rằng:

Nhiệt độ: diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm có sụ biếnđổi rất lớn, thấp nhất là tháng 1 (16,80C) cao nhất là tháng 6 (29,80C), chênhlệnh nhau 13,1 oC Các tháng mùa hè chênh lệnh ít hơn, vì vậy trong nhiềunăm do rét đậm kéo dài, mạ chết ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của cáctỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng Nhiệt

độ trung bình các tháng mùa hạ cao hơn 25 oC, mùa đông thấp hơn 20 oC.Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,1 oC Tổng nhiệt độ trung bình trong năm

là 8530

Số giờ nắng: Qua bảng số liệu trên cho thấy, số giờ nắng trong năm có

xu hướng tăng dần từ tháng 3 đến tháng 6 và giảm dần từ tháng 7 đến tháng

12 Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 1419,5h Trong đó số giờ nắngnhiều nhất là tháng 7 (174,2h), tháng có số giờ nắng thấp nhất là thang 2(38,1h) Mức độ chênh lệch số giờ nắng giữa tháng nhiều nhất và tháng ít nhất(136,1h) Số giờ nắng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vàchất lượng cây trồng Vì vậy việc bố trí cơ cấu cây trồng phải căn cứ vào yêu

Diễn biến nhiêt độ qua các tháng trong năm

Trang 24

cầu của cây với cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng sao cho thíchhợp nhằm đạt năng suất cao.

Lượng mưa: Qua bảng trên chúng ta có thể đánh giá được lương mưacủa huyện như sau: Chế độ mưa được phân theo mùa rõ rệt Tổng lượng mưatrung bình trong năm là 139,6mm, Lượng mưa trung bình các tháng trongnăm phân bố không đều tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 9 trungbình là 174-252mm, cao nhất là tháng 8 là 252,1mm Có nhiều trận lượngmưa có thể lên tới 100mm, gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất nôngnghiệp Vào mùa khô hanh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưagiảm mạnh và thấp nhất vào tháng 1 đạt 22,1mm Thời gian này lượng mưa íthơn lượng nước bốc hơi, nên cây trống thường gặp hạn vì vậy nên quan tâmđến cây trồng trong thời gian này Cuối mùa khô thường hạn, độ âm khôngkhí tăng là điều kiện sâu bệnh phát triển ảnh hưởng tời năng suất cây trồng

Ẩm độ: Huyện Quốc Oai có độ ẩm không khí khá cao, trung bình năm

là 83% Mùa đông vào những ngày khô hanh độ ẩm xuống 79-80% Tháng có

độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 2-3 là 87% Độ ẩm không khí cao tạo điềukiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng cũng chính là nguyênnhân làm cho sâu bệnh phát triển Do đó trong sản xuất nông nghiệp cần quantâm đến vấn đề bảo vệ thực vật đặc biệt bảo vệ cây trồng vụ xuân

Tóm lại: những đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Quốc Oai mang đặcđiểm khí hậu nóng ẩm của Việt Nam Chế độ nhiêt, mưa, gió, nắng…đã ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng và tạo sựphát triển đa dạng các loại cây trồng theo cơ cấu mùa vụ khác nhau Điều nàyđặt ra cho huyện Quốc Oai phải xây dựng cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý

để nâng cao tính an toàn, tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp

4.1.1.3 Điều kiện về đất đai

Quốc Oai là huyện có vị trí địa lý là chuyển tiếp của miền núi và đồngbằng Vì vậy thành phần các loại đất rất đa dạng Gồm các loại đất sau: đất

Trang 25

phù sa sông Hồng, đất phù sa Gley, đất phù sa úng nước, đất lầy thụt, đất đỏvàng trên đá phiến sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi dotrồng lúa nước.

* Đât phù sa sông Hồng: loại đất này có diện tích 1.202,87 ha, phân bố

ở các xã Sài Sơn, Phượng cách, Yên Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành

Về lý tính đất này có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất

Về hóa tính đất này có phản ứng ít chua ở tầng đất mặt, càng xuống sâu

độ pHkcl càng tăng.Hàm lượng mùn trung bình 1,6%, hàm lượng lân 1,7%,hàm lượng kali 1,58%

Phần lớn đất này nằm trên địa hình bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa, hoamàu Loại đất này có vị trí quan trọng, dần được sử dụng hợp lý và đầu tưthâm canh tăng vụ, sản xuất các loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao

* Đất phù sa Gley

Loại đất này có diện tích 3.649,91 ha, phân bố tập trung ở các xã vùngnội đồng Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, TuyếtNghĩa, Liệp Tuyết

Về lý tính đất này có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ cấp hạt sét ở cáctầng rất cao và tăng theo chiều sâu của phẫu diện

Về hóa tính đất này có phản ứng chua, hàm lượng mùn cao (2,5%),Đạm và Kali tổng số cao (0,22% và 1,6%), lân tổng số thấp (0,073%), kali dễtiêu trung bình

Đất phù sa Gley là đất chuyên trồng lúa, ở những chân đất có địa hìnhtương đối cao, dễ thoát nước, có thể sản xuất 3 vụ ( 2 lúa – 1 màu) Phần lớnđất này được thâm canh khá cao, có vị trí quan trọng trong sản xuất lươngthực của huyện

* Đất phù sa úng nước

Đất này có diện tích 210,89 ha, phân bố tập trung ở các xã Cộng Hòa

và Đồng Quang

Trang 26

Về lý tính: thành phần cơ giới ở tầng mặt là thịt nặng đến sét nhẹ, càngxuống sâu thành phần cơ giới càng nặng, thường là sét, đất dẻo, dính.

Về hóa tính: hàm lượng cacbon hữu cơ ở tầng mặt khá, thay đổi từ 2,8%, xuống sâu giảm dần nhưng vẫn còn khá cao Đất có pHkcl từ 4,5-5,3.Hàm lượng đạm tổng số ở tầng đất mặt đạt trung bình đến khá ( 0,18-0,21%).Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo (0,03% và 7-9mg/100g đất).Hàm lượng kali tổng số khá cao (0,9-1,2%), kali dễ tiêu trung bình

2,1-Do phần lớn diện tích loại đất này ở địa hình thấp, khó tiêu thoát nướcnên hiện tại đang được khai thác để trồng một vụ lúa đông xuân Những nơi

có khả năng tiêu thoát khá hơn thì trồng 2 vụ/năm nhưng khả năng cho thuhoạch vụ mùa là khá bấp bênh Một số ít nơi đã sử dụng thành công công thứctrồng lúa 1 lúa- 1 cá Như vậy để có thể sử dụng hiệu quả vùng đất này thì tùytheo địa hình từng xã có thể trồng một vụ lúa và thả cá vụ mùa hoặc chuyểntoàn bộ diện tích loại đất này sang thả cá

* Đất lầy thụt diện tích 24/8,75 ha, phân bố tập trung ở các xã Ngọc

* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Loại đất này có diện tích858,52 ha, phân bố tập trung ở vùng gò đồi:Hòa Thạch, Phú Cát, Phú Mãn

* Các loại đất khác bao gồm đất khu dân cư, đất sông suối, núi đá códiện tích 2.594,40 ha

Trang 27

4.2 Tình hình sử dụng đất của huyện Quốc Oai

Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất của huyện Quốc Oai từnăm 2005 thì tổng diện tích đất tự nhiên là 12.975,82ha, diện tích và cơ cấuđược thể hiện trong bảng 4.2 và biểu đồ sau:

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quốc Oai năm 2009

Đất sản xuất nông nghiệp 4.837,55 79,24

Đất trông cây hằng năm 3.926,75 81,17

Trang 28

Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng các loại đất của huyện Quốc Oai năm 2009

Cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính

của Quốc Oai năm 2009

Đất nông nghiệp 47%

Đất phi nông nghiệp 52%

Đất chưa

sử dụng 1%

Qua bảng 4.2 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,05%, trongkhi diện tích đất phi nông nghiệp lại chiếm đến 52% Điều này cho thấy quỹđất nông nghiệp của huyện đã giảm trong những năm gần đây, nhường chỗcho đất công nghiệp và dịch vụ Đất chưa sử dụng chỉ chiếm hơn 1%, chothấy khả năng mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp là rất khó khăn, đòi hỏiphải có sự chuyên dịch cơ cấu cây trồng hợp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng cao của xã hội

Lúa là loại cây trồng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu cây trồng hằngnăm (chiếm 86,29%) Các loại cây hằng năm khác chiếm tỷ lệ 13,71% baogồm chủ yếu là các loại cây màu vụ đông như đỗ tương, khoai lang, rau, đậucác loại

Diện tích rừng Quốc Oai năm 2008 là 565ha, chiếm 3,85% diện tích đất

tự nhiên Diện tích rừng tự nhiên tập trung ở các xã Phũ Mãn, Đông Yên, HòaThạch

Diện tích nuôi trồng thủy sản của Quốc Oai là 655 ha trong đó có 177,3

Trang 29

ha là diện tích nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn Giá trị sản xuất thủy sảncủa Quốc Oai năm 2007là 20.17 triệu đồng với sản lượng là 1.400 tấn.

4.3 Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội.

So sánh % Tổng số hộ 37.900 38.652 40.169 40.935 40.459 +3.236 106,8 Tổng dân số 155.391 157.641 160.640 163.717 166.358 +10.967 107,1

Tổng số lao động

(người) 94.012 94.029 95.104 97.993 98.365 +4.353 104,6 Lao động nông

Tổng dân số trong huyện vẫn tăng đều trong các năm, sau 4 năm dân số

đã tăng thêm 10.967 người Tuy nhiên bình quân nhân khẩu trong một hộ lại

có xu hướng giảm do nhận thức của nhân dân về vấn đề kế hoạch hóa giađình

Tổng số lao động cũng tăng song song với quá trình gia tăng dân số(năm 2009 tăng thêm 4.353 người so với năm 2005) Tuy nhiên lao độngnông nghiệp lại giảm khá nhanh (năm 2009 giảm 13.035 người so với 2005).Điều này cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu lao động rất mạnh mẽ từ laođộng nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Trang 30

Đạt được kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động trên là do chính sáchphát triển kinh tế thời mở cửa của cơ quan lãnh đạo huyện Hằng năm đều cócác khóa học nghề ngắn hạn được mở ra ở thôn xã, giúp giải quyết việc làm

và nâng cao tay nghề cho một bộ phận lớn lao động, đặc biệt là lao động trẻ.Trong năm 2008, bằng nguồn kinh phí khuyến công 150 triệu và 50 triệu dongân sách huyện hỗ trợ, Quốc Oai đã mở được 19 lớp học nâng cao tay nghề

và lớp học nghề mới cho 3020 học viên Hơn 2500 người sau khi học đã cóviệc làm ổn định, số còn lại đang tiếp tục được bồi dưỡng tay nghề Ngoài ra,huyện còn kết hợp với các xã Ngọc Liệp, Hòa Thạch, Đại Thành mở 12 lớpdạy nghề ngắn hạn cho nghề mây, giang đan, mây song xuất khẩu cho 500học viên thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, hộ chuyển nhượng đất nông nghiệpvới kinh phí hỗ trợ cho mỗi lớp học là 25 triệu

Diện tích đất canh tác nông nghiệp đang bị thu hẹp, giành đất cho cáccụm điểm công nghiệp Cơ cấu kinh tế của huyện đang từng bước chuyểndịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, nên lao động dư thừa tăng lên nhiều.Đòi hỏi lãnh đạo huyện phải có sách lược đào tạo nghề với quy mô lớn hơnnữa Đặc biệt là đào tạo nghề cho nông dân mất đất sản xuất

4.3.2 Giao thông và hệ thống thủy lợi:

Quốc Oai có hệ thống giao thông tương đối phát triển, với hai tuyếnquốc lộ chính chạy qua là tuyến đường Hồ Chí Minh ở phía Tây, đườngLáng- Hòa Lạc Đường 80 chạy dọc nối các xã của huyện với quốc lộ 6 đãtạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa giữa các huyện với các vùng lâncận, giữa các xã trên địa bàn huyện trong những năm qua và tạo đà pháttriển cho những năm tới Tổng số đường giao thông của huyện là 471 kmvới 176 km đường bê tong xi măng và gạch lát, còn lại là đường cấp phối vàđường đất, trong đó chia ra:

- Đường trục chính là 50 km

- Đường trục liên xã là 83,15 km

Ngày đăng: 23/11/2015, 05:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Tất Cảnh (chủ biên) (2008), Giáo trình Hệ thống canh tác.NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hệ thống canh tác
Tác giả: Nguyễn Tất Cảnh (chủ biên)
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2008
3. Bùi Huy Đáp (1983), Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: NXB nôngnghiệp
Năm: 1983
4. Bùi Huy Đáp (1979), Cơ sở khoa học của vụ đông, NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của vụ đông
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: NXB nôngnghiệp
Năm: 1979
7. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồngbằng sông Hồng và Bắc trung bộ
Tác giả: Nguyễn Duy Tính
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1995
8. Bùi Quang Toản (1993), Sản xuất nông nghiệp ở trung du, miền núi và vấn đề khai thác đất 1 vụ. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất nông nghiệp ở trung du, miền núivà vấn đề khai thác đất 1 vụ
Tác giả: Bùi Quang Toản
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1993
9. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1996), Hệ thống nông nghiệp, giáo trình cao học. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống nông nghiệp,giáo trình cao học
Tác giả: Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1996
10. Phạm Chí Thành (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống nông nghiệp
Tác giả: Phạm Chí Thành
Nhà XB: NXB nông nghiệpHà Nội
Năm: 1996
11.Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (2000), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi cơ cấu câytrồng những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2000
14. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng.NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1978
15. Đào Thế Tuấn (1984), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấucây trồng hợp lý
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1984
16. Đào Thế Tuấn (1986), Chiến lược phát triển nông nghiệp. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển nông nghiệp
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXBnông nghiệp
Năm: 1986
17. Dương Hữu Tuyền (1990), Các hệ thống canh tác 3 vụ, 4 vụ nằm ở vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng. Tài liệu hội nghị hệ thống canh tác Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ thống canh tác 3 vụ, 4 vụ nằm ở vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Dương Hữu Tuyền
Năm: 1990
18. Bùi Thị Xô (1994), Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở ngoại thành Hà Nội. Luận án PTS, viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở ngoại thànhHà Nội
Tác giả: Bùi Thị Xô
Năm: 1994
19. Zandstra H.G (1981), Nghiên cứu hệ thống canh tác của nông dân trồng lúa Châu á, IRRI. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống canh tác của nông dântrồng lúa Châu á, IRRI
Tác giả: Zandstra H.G
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 1981
1. Niên giám thống kê huyện Quôc Oai năm 2005-2009 Khác
5. Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình (1995), Các hệ thống nông lâm kết hợp. NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Trần An Phong (1996), Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất nông nghiệp vùng ĐBSCL, NXB nông nghiệp Khác
12. Lê Duy Thước (1991), Về khí hậu đất đai và vấn đề bố trí cây trồng ở miền bắc Việt Nam. Tạp chí khoa học số 1 Khác
13. Trần Danh Thìn (2001), Vai trò của cây đậu tương, cây lạc và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh ở một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w