1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phần mềm quản lý lập kế hoạch đào tạo tín chỉ

37 872 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 505,81 KB

Nội dung

Phần mềm quản lý lập kế hoạch đào tạo tín chỉ

Trang 1

BÀI TẬP LỚN Môn học: Quản trị dự án Công nghệ thông tin

Trang 2

 Làm báo cáo + Slide trình bày.

Hoàn thành

 Làm báo cáo + Slide trình bày.

Hoàn thành

Trang 3

BẢNG CHÚ THÍCH KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TCCN Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp

2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

4 1 tháng lương Được quy định bằng 30 ngày

LỜI NÓI ĐẦU

Chuyển đổi từ đào tạo theo học chế niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đang

là một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các trường Đại học và Cao đẳng của nước ta

Mô hình đào tạo này đã tỏ rõ nhiều ưu điểm, tuy nhiên việc áp dụng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết Một trong những vấn đề đó là cần phải ứng dụng Công nghệ thông tin, cụ thể là phải có một chương trình để Quản lý đào tạo

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của người học Trong đào tạo theo học phần – niên chế, sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu Ngược lại, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình Những sinh viên giỏi có thể học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa,

kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớm hơn Những sinh viên bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trường và tốt nghiệp muộn hơn Vì thế, việc tổ chức đào tạo đòi hỏi phải rất khoa học, chính xác, mềm dẻo và linh hoạt

Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới với hàng loạt các ưu thế như: mềm dẻo; tính chủ động cao của người học; hiệu quả cao; đáp ứng

Trang 4

nhu cầu đa dạng của người học Việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm nảy sinh một loạt vấn đề quản lý liên quan đến toàn bộ các phương diện của đào tạo Đó là các vấn đề về: quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý nội dung và chương trình đào tạo; quản lý hoạt động dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học của sinh viên; quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học; quản lý môi trường đào tạo; quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo.

Để tìm hiểu và khám phá được các ưu thế trên, để có thể tổ chức quản lý một dự án công nghệ thông tin, một công việc vô cùng quan trong trong việc thực hiện các dự án

công nghệ thông tin sau này, chúng em chọn đề tài “Quản lý dự án cho phần mềm quản lý lập kế hoạch đào tạo tín chỉ” làm bài tập lớn cho môn “Quản lý dự án công nghệ thông tin” với mục đích: Biết xác định quy trình thực hiện một dự án phần mềm,

tính toán ước lượng xem một phần mềm có được khả thi hay không Chúng em sẽ trình bày những nội dung như sau:Xác định mục tiêu, đề xuất giải pháp, lựa chọn công nghệ, uớc lượng chi phí (giá, thời gian), cụ thể ở phần mềm MS.Project(lịch trình thực hiện, tổ chức thực hiện, quản lý rủi ro)

Trang 5

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH VÀ TÌM HIỂU NỘI DUNG DỰ ÁN

I Xác định, tổng quan về dự án:

Tên dự án Quản lý dự án: phần mềm quản lý lập kế hoạch đào tạo tín

chỉ

Giáo viên Ths: Dương Thị Hiền Thanh

Đơn vị thực hiện Nhóm sinh viên Khoa Công nghệ thông tin – ĐH Mỏ Địa

Mục đích dự án Học cách quản lý một dự án công nghệ thông tin thông qua

dự án được cho: dự án quản lý phần mềm lập kế hoạch đào tạo tín chỉ

Trang 6

Phạm vi thực

hiện Quản lý việc xây dựng dự án:- Xác định mục tiêu

- Lựa chọn công nghệ, giải pháp

- Ước lượng chi phí, thời gian, tài nguyên

gì, sau đây là các chức năng cân thiết của phần mềm lập kế hoạch đào tạo tín chỉ

a Phân hệ Lập kế hoạch đào tạo và xếp thời khóa biểu

i Xây dựng chương trình đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, quản lý chương trình đào tạo / kế hoạch đào tạo:

 Xây dựng chương trình đào tạo khung cho các ngành, các khóa học và hệ đào tạo

 Phân bố chương trình đào tạo đến từng học kỳ cho các ngành, các khóa học

 Quản lý số liệu sinh viên của các ngành học, sinh viên đăng ký học ngành khác để làm căn cứ giúp phòng đào tạo bố trí kế hoạch đào tạo, mở lớp

 Xây dựng kế hoạch mở lớp, tạo tự động các lớp tín chỉ theo nhu cầu học tập

 Lập kế hoạch giảng dạy các lớp tín chỉ

Trang 7

 Phân công giảng dạy các môn học của các lớp niên chế và các lớp tín chỉ.

 Phân bổ giảng đường trước hoặc tự động xếp giảng đường khi xếp TKB tự động

 Quản lý việc đăng ký học các lớp tín chỉ của sinh viên, cho phép đăng ký bổ sung và rút bớt học phần đã đăng ký sau khi đã đăng ký qua mạng Internet

ii Xếp thời khóa biểu

 Cho phép xây dựng biểu đồ kế hoạch học tập cả năm học của toàn trường

 Cho phép xây dựng kế hoạch chi tiết môn học, phân bổ giáo viên, phòng học cho các lớp

 Hỗ trợ xếp TKB tự động theo các ràng buộc được xác định từ trước (theo giáo viên, hội trường, theo môn học và các ràng buộc khác)

 Hỗ trợ xếp TKB thủ công và tinh chỉnh thời khóa biểu bằng các thao tác kéo thả chuột, sao chép, cắt, dán, di chuyển tiết, đổi giáo viên, đổi hội trường,… trên lưới thời khóa biểu

 Cho phép in giấy báo giảng dạy cho các bộ môn, in sổ bàn giao giấy báo giảng, in thời khóa biểu cho các lớp, giáo viên, bộ môn

 In các mẫu báo cáo khác phục vụ công tác quản lý

 Cho phép kết xuất Thời khóa biểu sang HTML để tra cứu trực tiếp trên mạng

b Phân hệ tổ chức và quản lý thi

 Lập danh sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi do bỏ học tập, chưa đóng học phí

 Tạo các nhóm thi theo các môn thi, lớp thi

 Phân bổ phòng thi

 Lập danh sách thi theo phòng thi, lập số báo danh

 Cập nhật tình trạng thi

 Đóng túi bài thi, lập số phách, hồi phách

 In danh sách phòng thi, danh sách phách

 Nhập điểm

 Ghép điểm và chuyển điểm vào bảng dữ liệu điểm của sinh viên

 Thống kê kết quả thi, in kết quả thi theo phòng thi, theo lớp môn thi

c Phân hệ quản lý sinh viên

i Quản lý sinh viên nhập trường

 Nhập dữ liệu từ các tệp kết qủa tuyển sinh vào phần mềm

 Nhập học sinh viên khóa mới từ nhiều bàn khác nhau

 Phân lớp sinh viên tự động theo ngành tuyển sinh

 Lập mã sinh viên theo quyết định số 58 cuả bộ GD&ĐT

 Cập nhật ảnh sinh viên và In thẻ sinh viên

ii Quản lý hồ sơ sinh viên

Trang 8

 Tổ chức và quản lý danh sách sinh viên theo khoa, ngành, chuyên ngành, lớp hành chính.

 Cập nhật và In hồ sơ sinh viên theo mẫu hồ sơ trong quyết định sô 58 của

Bộ GD&ĐT

 Quản lý các đối tượng chính sách, đối tượng trợ cấp

 Cập nhật thông tin về hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội của sinh viên

 Cập nhật thông tin về nơi ở của sinh viên bao gồm nội trú, ngoại trú

 Tìm kiếm thông tin sinh viên theo nhiều tiêu chí khác nhau

 Thống kê số liệu sinh viên theo các mẫu trong quyết định số 58 của Bộ GD&ĐT

iii Quản lý rèn luyện, khen thưởng và kỷ luật

 Cập nhật điểm rèn luyện sinh viên theo từng học kỳ

 Cập nhật khen thưởng và kỷ luật sinh viên

 Tổng hợp điểm rèn luyện theo học kỳ, năm học và toàn khóa học

 Xét danh hiệu thi đua cá nhân, tập thể hoàn toàn tự động

d Phân hệ quản lý kết quả học tập

 Cho phép cập nhật điểm thành phần theo phòng thi, lớp tín chỉ, theo lớp môn học

 Cập nhật điểm các lần thi theo phòng thi, lớp tín chỉ

 Tự động xếp loại theo điểm chữ: A, B, C, D, F

 Tự động tổng hợp điểm học kỳ thi lần 1 và điểm cao nhất, chuyển điểm sang thang điểm 4

 Tổng hợp điểm tích lũy, xếp hạng học lực, xếp hạng năm đào tạo

 Tổng hợp sinh viên phải thi lại, phải học lại

 Xem và in bảng điểm chi tiết của sinh viên, của lớp

 Xét thôi học, ngừng học, bảo lưu

 Xét điều kiện được làm luận văn, thi tốt nghiệp theo các tiêu chí do người sử dụng nhập vào

 Xét tốt nghiệp cho sinh viên

 Cập nhật điểm thi tốt nghiệp các môn thi điều kiện, môn thi khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, điểm luận văn, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp

 Xếp hạng tốt nghiệp và đưa ra danh sách sinh viên tốt nghiệp

 Chuyển dữ liệu cho phân hệ quản lý văn bằng chứng chỉ để in và cấp bằng tốt nghiệp

e Phân hệ quản lý học phí, học bổng

i Quản lý học phí

 Hỗ trợ lập danh sách miễn giảm học phí theo đối tượng chính sách: danh sách sinh viên miễn giảm học phí sẽ tự động được xác định dựa trên các tiêu chí do người sử dụng quy định

Trang 9

 Định nghĩa mức học phí theo tín chỉ, theo môn học.

 Viết biên lai thu tiền học phí và các khoản thu khác theo học kỳ, năm học

 In biên lai thu tiền và các khoản thu khác

 In sổ biên lai thu theo giai đoạn, tháng, kỳ, năm

 Thống kê sinh viên còn nợ học phí

 In các báo cáo thống kê về các khoản thu phục vụ cho công tác quản lý

ii Quản lý học bổng

 Lập danh sách sinh viên hưởng trợ cấp

 Quản lý các quỹ học bổng, phân bổ quỹ học bổng theo năm học và học kỳ tới các khóa học, hệ đào tạo và các ngành

 Phân loại học bổng theo đối tượng, theo kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên

 Xét sinh viên được hưởng học bổng trợ cấp và học bổng khuyến khích học tập

 Viết biên lai chi học bổng, chi tiền trợ cấp cho sinh viên và in biên lai

 In chi tiết, tổng hợp các khoản chi học bổng và các khoản chi khác

f Phân hệ đăng ký học, đăng ký thi trực tuyến, tra cứu thông tin về kết quả học tập, rèn luyện

 Cho phép đăng ký theo 2 giai đoạn: đăng ký chính thức và đăng ký bổ sung

 Hệ thống đăng ký tự động kiểm tra các điều kiện về đăng ký như: điều kiện tiên quyết, trước – sau, song hành,…

 Có thể trao đổi giữa cố vấn học tập và sinh viên thông qua hệ thống

 Cố vấn học tập có thể duyệt kết quả đăng ký và gợi ý cho sinh viên về việc đăng ký các học phần

 Cho phép đăng ký lại, đăng ký bổ sung

 Cho phép sinh viên xem chương trình đào tạo, xem kết quả học tập, rèn luyện, khen thưởng – kỷ luật, xem quá trình đóng học phí, học bổng và các khoản phí khác,…

g Phân hệ quản lý văn bằng chứng chỉ

 Quản lý việc nhập phôi bằng

 Quản lý các phôi bằng bị hủy theo các nguyên nhân khác nhau: như rách, in sai,…

 Quản lý các phôi bằng bị mất

 Quản lý việc in bằng

 Quản lý cấp phát bằng cho sinh viên

 Quản lý thu hồi văn bằng vì các nguyên nhân khác nhau, văn bằng báo mất

 Thống kê phôi bằng và văn bằng theo các tiêu chí khác nhau

h Phân hệ nhắn tin điểm, thời khóa biểu qua điện thoại di động

 Tự động nhắn tin kết quả học tập của sinh viên qua tin nhắn điện thoại di động theo lịch biểu do người dùng quy định

Trang 10

 Tự động nhắn tin lịch học, lịch thi, lịch giảng qua tin nhắn điện thoại di động theo lịch biểu do người dùng quy định

i Phân hệ quản trị hệ thống

 Quản lý người sử dụng, nhóm người sử dụng hệ thống

 Phân quyền sử dụng theo chức năng, theo vai trò và theo dữ liệu

 Người sử dụng bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, cố vấn học tập và sinh viên

 Cho phép thiết lập các tham số hệ thống

 Cho phép bật tắt chế độ ghi nhật ký và tra cứu nhật ký hệ thống

 Hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu chương trình

j Khả năng tích hợp với các hệ thống khác

 Tích hợp với Phần mềm Quản lý nhân sự: để lấy thông tin về cán bộ / giáo viên, chuyển dữ liệu về giảng dạy sang phần mềm Quản lý nhân sự để tính toán lương / thưởng

 Tích hợp với Phần mềm Quản lý nghiên cứu khoa học

 Tích hợp với Phần mềm Quản lý thanh toán khối lượng công tác: để chuyển

dữ liệu về giảng dạy làm căn cứ tính toán khối lượng công tác của cán bộ / giảng viên

 Tích hợp với Phần mềm Văn phòng điện tử Vn.Eoffice phục vụ công tác quản lý hành chính, tra cứu thông tin cán bộ / giảng viên

 Cho phép tích hợp với phần mềm của các đơn vị khác

- Quy chế 25 cho học chế Niên chế

- Quy chế 40 cho Trung cấp chuyên nghiệp

- Quy chế 14 cho Cao đẳng, trung cấp nghề

- Quy chế 13 cho Trung cấp vừa học vừa làm

- Quy chế 36 cho Đào tạo hệ tại chức

- Quy chế 58 về mẫu hồ sơ sinh viên

- Quy chế 60 về đánh giá rèn luyện

- Quy chế 44 về xét học bổng

- Quy chế 42 về quản lý HS, SV

 Là giải pháp tổng thể cho mục tiêu tin học hóa quản lý hoạt động đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, và THCN

Trang 11

 Là giải pháp giúp nhà Trường tạo lập một hệ thống thông tin tích hợp, phục vụ hiệu quả nhất mọi nhu cầu nhập liệu, hoạt động tác nghiệp, tra cứu, báo cáo, tổng hợp, thống kê của mọi đối tượng trong nhà trường từ ban giám hiệu nhà trường đến các phòng ban, khoa, bộ môn và đặc biệt là giáo viên và sinh viên.

 Phần mềm cho phép quản lý theo 2 mô hình đào tạo theo Niên chế và Tín chỉ

 Phần mềm cho phép quản lý nhiều bậc học Sau Đại học, Đại học, Cao đẳng và THCN

 Phần mềm cho phép quản lý nhiều loại hình đào tạo như Chính quy, Tại chức, Văn bằng 2, Từ xa, Liên thông…

PHẦN 2: TỔ CHỨC LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN

1 MỤC TIÊU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Việc quản lý lập kế hoạch đào tạo tín chỉ trong các trường ĐH, CĐ và một việc làm vô cùng cấp bách và cần thiết của bất cứ một ngôi trường nào, thậm chí trong khi một ngôi trường đang được hình thành thì nó cũng đang được xây dựng nên để sau này

Trang 12

nó sẽ là một hệ thống đào tạo mềm dẻo, năng động, khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn giúp các trường đại học quản lý tốt sinh viên của mình Để làm được điều đó

ta phải đề ra mục tiêu và giải pháp cụ thể

1 Mục tiêu

1.1 Mục tiêu chung:

 Tin học hóa quản lý hoạt động đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, và THCN Sau khi thực hiện xong phần mềm, thì nó được xem như là một giải pháp thông minh hợp lý, tiến bộ trong khâu quản lý đào tạo của các trường

 Giải pháp giúp nhà Trường tạo lập một hệ thống thông tin tích hợp, phục

vụ hiệu quả nhất mọi nhu cầu nhập liệu, hoạt động tác nghiệp, tra cứu, báo cáo, tổng hợp, thống kê của mọi đối tượng trong nhà trường từ ban giám hiệu nhà trường đến các phòng ban, khoa, bộ môn và đặc biệt là giáo viên và sinh viên

 Phần mềm cho phép quản lý nhiều bậc học Sau Đại học, Đại học, Cao đẳng và THCN

 Phần mểm cho phép quản lý nhiều loại hình đào tạo như Chính quy, Tại chức, Văn bằng 2, Từ xa, Liên thông

1.2 Mục tiêu cụ thể:

 Phân tích lại quy trình nghiệp vụ quản lý đào tạo theo loại hình tín chỉ hiện hành của các trường ĐH, CĐ, TCCN Từ đó đưa ra những phân tích, góp ý nhằm hoàn chỉnh hơn quy trình

- Phân tích qui trình hiện hành

- Trao đổi với cán bộ, lãnh đạo trực tiếp tham gia vào chương trình đào tạo

- Thống nhất và xác nhận qui trình mới phù hợp hơn với việc đưa vào quản lý chương trình theo loại hình tín chỉ bằng chương trình phần mềm

 Phân tích và thiết kế hệ thống:

- Tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống hoàn chỉnh theo hướng đối tượng sử dụng các lược đồ UML làm phương tiện thể hiện

- Thiết kế cơ sở dữ liệu

- Phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp với xu hướng CNTT ngày nay và thực tế của mô hình quản lý đào tạo tín chỉ

Trang 13

 Phần mềm được xây dựng đầy đủ các chức năng quản lý của một nhà trường, phù hợp với loại hình đào tạo tín chỉ, với các chức năng dự kiến sau:

- Xây dựng chức năng Quản lý chương trình đào tạo

- Xây dựng chức năng lập kế hoạch đào tạo

- Xây dựng chức năng sắp xếp thời khóa biểu

- Xây dựng chức năng Tổ chức và quản lý thi

- Xây dựng chức năng Quản lý sinh viên

- Xây dựng chức năng Quản lý học tập, rèn luyện

- Xây dựng chức năng Quản lý học phí – học bổng

- Xây dựng chức năng Quản lý giảng đường

- Xây dựng chức năng Cổng thông tin đào tạo

- Xây dựng chức năng Đăng ký học tín chỉ

- Xây dựng chức năng Quản lý văn bằng, chứng chỉ

- Xây dựng chức năng Quản lý và xét tốt nghiệp

- Xây dưng chức năng Quản lý giảng dạy

- Xây dựng chức năng quản trị hệ thống

 Phần mềm đảm bảo các Quy trình nghiệp vụ của phần mềm phù hợp với các quy chế của Bộ giáo dục đào tạo và Bộ lao động TBXH bao gồm:

- Quy chế 43 cho học chế Tín chỉ

- Quy chế 25 cho học chế Niên chế

- Quy chế 40 cho Trung cấp chuyên nghiệp

- Quy chế 14 cho Cao đẳng, trung cấp nghề

- Quy chế 13 cho Trung cấp vừa học vừa làm

- Quy chế 36 cho Đào tạo hệ tại chức

- Quy chế 58 về mẫu hồ sơ sinh viên

- Quy chế 60 về đánh giá rèn luyện

- Quy chế 44 về xét học bổng

- Quy chế 42 về quản lý HS, SV

 Tích hợp với hệ thống học trực tuyến

- Đồng bộ các dữ liệu dùng chung giữa hai hệ thống

- Đồng bộ về công nghệ sử dụng giữa hai hệ thống

 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

 Phần mềm có sự tương tác với website của trường

 Thông qua công nghệ thông tin và truyền thông, việc tương tác giữa sinh viên và nhà trường nói chung, phòng đào tạo nói riêng được thuận lợi, chủ động, tiết kiệm thời gian

 Giảm chi phí, đơn giản hóa, tránh sai sót, tiêu cực trong các công tác quản lý đào tạo

 Hỗ trợ nghiệp vụ cho nhà trường

 Hoàn thành dự án đúng tiến độ

2 Đề xuất giải pháp

Trang 14

 Tin học hóa các quy trình nghiệp vụ của các phòng ban trong toàn trường:

- Phòng đào tạo:

• Nhanh chóng lập kế hoạch và xây dựng lịch học chi tiết, điều hành giảng dạy tất cả các lớp trong kỳ Kết xuất lịch giảng dạy cho khoa, bộ môn, giáo viên, lớp để thực hiện kế hoạch

• Quản lý kết quả học tập sinh viên trong toàn bộ khoá học

- Phòng quản lý sinh viên:

• Quản lý toàn bộ hồ sơ giấy tờ, sơ yếu lý lịch sinh viên giúp tra cứu, thống kê dễ dàng

• Theo dõi tất cả các hoạt động của sinh viên trong quá trình học tập tại trường như vi phạm kỷ luật, các hoạt động đoàn thể, nghiên cứu khoa học

- Phòng Tài chính kế toán:

• Quản lý thu học phí, lệ phí thi cử và các khoản thu khác

• Phần mềm ch phép thanh toán học phí của sinh viên qua hệ thống ngân hàng

• Xét học bổng dựa vào kết quả học tập của phòng đào tạo, kết quả rèn luyện của sinh viên từ phòng quản lý sinh viên

• Thanh toán khối luợng giờ dạy giáo viên vượt giờ so với định mưc chuẩn

- Các khoa, bộ môn:

• Quản lý sinh viên của khoa, tổ chức các kỳ thi lần 1, lần 2

• Quản lý kết quả rèn luyện của sinh viên

• Phân công giảng dạy của khoa từ phòng đào tạo gửi xuống

Trang 15

 Phần mềm đảm bảo các Quy trình nghiệp vụ của phần mềm phù hợp với các quy chế của Bộ giáo dục đào tạo và Bộ lao động TBXH bao gồm:

- Quy chế 43 cho học chế Tín chỉ

- Quy chế 25 cho học chế Niên chế

- Quy chế 40 cho Trung cấp chuyên nghiệp

- Quy chế 14 cho Cao đẳng, trung cấp nghề

- Quy chế 13 cho Trung cấp vừa học vừa làm

- Quy chế 36 cho Đào tạo hệ tại chức

- Quy chế 58 về mẫu hồ sơ sinh viên

- Quy chế 60 về đánh giá rèn luyện

- Quy chế 44 về xét học bổng

- Quy chế 42 về quản lý HS, SV

 Chia sẻ thông tin dùng chung toàn trường:

- Danh sách, hồ sơ sinh viên

- Kết quả học tập của sinh viên

- Thông tin hồ sơ cán bộ

 Đối tượng khai thác thông tin:

- Ban giám hiệu và lãnh đạo các phòng ban, khoa, bộ môn

- Cán bộ chuyên viên quản lý các phòng ban, khoa, bộ môn

 Khả năng tùy biến cao:

Người sử dụng dễ dàng và nhanh chóng xây dựng được bất kỳ mẫu báo cáo nào, cho phép người sử dụng tạo ra được các kênh thông tin khác nhau đáp ứng các yêu cầu về tác nghiệp, khả năng tìm kiếm, thống kê dữ liệu linh hoạt, mềm dẻo

 Trao đổi dữ liệu:

- Trao đổi dữ liệu giữa các phòng ban trong trường

- Kết xuất dữ liệu ra môi trường khác như MS Word, MS Excel, XML

- Với mô hình chia sẻ thông tin đã được áp dụng ở nhiều trường, giải pháp phần mềm này đã đem lại hiệu quả rất lớn cho những người làm công tác quản lý

 Chuẩn hóa:

- Tuân thủ và tương thích với các chuẩn nghiệp vụ và quản lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

Trang 16

- Phần mềm còn hỗ trợ người quản lý chuẩn hoá hệ thống mã sinh viên, mã môn học, mã cán bộ thống nhất dùng chung trong toàn trường.

 An ninh và an toàn dữ liệu:

- An toàn và bảo mật là vấn đề rất quan trọng trong quản lý đào tạo UniSoft 3.0 đã áp dụng nhiều mức bảo mật khác nhau, bao gồm: bức tường lửa, bảo mật máy chủ, bảo mật đường truyền trên mạng nhằm đảm bảo tuyệt đối các thông tin về sinh viên và cán bộ không bị thay đổi

từ bên ngoài

- Phần mềm UniSoft 3.0 cho phép phân quyền đến từng người sử dụng khác nhau, xác định rõ chức năng được thực hiện và dữ liệu của lớp được khai thác…

 Tích hợp:

- Dễ dàng tích hợp dữ liệu từ phần mềm tuyển sinh, nhanh chóng tích hợp các thông tin lên các mạng Internet, Intranet của nhà trường

- Tích hợp với hệ thống học trực tuyến:

• Đồng bộ các dữ liệu dùng chung giữa hai hệ thống

• Đồng bộ về công nghệ sử dụng giữa hai hệ thống

 Hiệu quả:

- Tiết kiệm thời gian quản lý

- Giảm chi phí

- Độ chính xác và an toàn dữ liệu cao

II LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ, TÀI NGUYÊN.

1 Lựa chọn công nghệ

1.1 Kiến trúc hệ thống:

Trang 17

Trông đó:

 Client: Client truy cập vào chương trình sử dụng IE 6.0

 Fire Wall: Tường lửa giúp ngăn chặn sự truy cập từ bên ngoài thông qua Internet

 Web Server: cho phép thể hiện tất cả các trang ASP.NET, cho phép người sử dụng có thể truy cập vào chương trình thông qua Internet

 Cơ sở dữ liệu được đặt tại máy chủ trường chứa tất cả các thông tin, bao gồm dữliệu chương trình, dữ liệu người sử dụng và các dữ liệu liên quan khác

Trang 18

In ấn, thiết kế báo cáo MS Word, Excel, Crytal Report

1.3 Hạ tầng phần cứng:

 Máy chủ:

- CPU: Xeon 2 * 3.0 GHz

- Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 8 GB

- Đĩa cứng: Tối thiểu còn trống 40 GB

- Hệ điều hành: Windows Server 2000/2003/2008

 Các máy trạm của các đơn vị (dùng trong khai thác thông tin)

- CPU: PIV 1.5GHz trở lên

- Bộ nhớ: 512 MB

- Đĩa cứng: 10 GB

- Hệ điều hành: Windows XP, Vista, 7

- Trình duyệt web: IE 6.0 trở lên

1.4 Hạ tầng mạng:

 Mạng LAN tốc độ ≥ 100Mbps

 Mạng WAN dành riêng cho hệ thống tốc độ ≥ 2Mbps

2 Ước lương chi phí

Để biết được dự án có khả thi hay không thì ta cần phải tinh toán ước tinh chi phí

về giá cả và thời gian thực thi dự án xem có tiến hành được hay không? Sau đây ta đi tiến hành tinh toán ước lượng về chi phí về giá cả và thời gian

2.1 Khái niệm về ước lượng

Ước lượng là một giá trị được tính toán từ một mẫu thử (échantillon) và

người ta hy vọng đó là giá trị tiêu biểu cho giá trị cần xác định trong dân số

(population) Người ta luôn tìm một ước lượng sao cho đó là ước lượng

"không chệch" (unbiased), hội tụ (converge), hiệu quả (efficient) và vững (robust).Các loại thời gian.

2.2 Ước lượng thời gian:

Để có thể ước lượng được thời gian thực hiện mộc cách tin cậy thì ta phải xét xem

co những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án, các loại thời gian thực hiện

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian:

 WBS: sơ đồ phân rã công việc phải khá chi tiết (nếu dùng kỹ thuật từ dưới lên),

Ngày đăng: 22/11/2015, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w