Đề tài:HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP
Môn học: Logistics Chương 13 Thực hiện: Nhóm 9 – K06402B Phạm Nguyễn Quỳnh Anh K06402 0234 Đặng Thị Phương Thảo K06402 0326 Phạm Thị Thanh Hoa K06402 0263 Lê Thị Thanh Thảo K06402 0328 Phạm Hà Mi K06402 0287 Vũ Thị Thu Thủy K06402 0342 Nguyễn Ngọc Thúy Nga K06402 0295 Trần Minh Trang K06402 0355 Nguyễn Phượng Hoàng Oanh K06402 0311 Lê Nguyễn Thanh Trúc K06402 0360 Network Intergration 2 Network Intergration LỜI MỞ ĐẦU Trong phạm vi vai trò của mình, những nhà quản trị khi được yêu cầu lắp đặt lại hệ thống logistics phải đối diện với sự phân công mới và đầy thử thách. Để đạt được tỉ lệ thay đổi nhanh chóng trong hầu hết mọi mặt của việc tổ chức logistics, nhà quản trị mong đợi những bước nhảy to lớn khi họ cố gắng sử dụng những kinh nghiệm trước đây để hướng đến sự sáng tạo và bổ sung năng lực quản trị logistics. Chính vì vậy, thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhóm hoạch định có thể xác định số lượng nguồn lực trong công việc hợp lý hay không và những kế hoạch hành động tốt như thế nào. Có được sự am hiểu toàn diện về lý thuyết tích hợp hệ thống logistics sẽ tạo nên một bước tiến quan trọng nhằm phát triển chiến lược hợp nhất. Trong chương trước, bản chất của chiến lược logistics đã được gắn với hoạt động tối thiểu hóa chi phí đồng thời duy trì sự linh hoạt. Sự linh hoạt là chìa khóa cung cấp sự thỏa mãn cơ bản đối với khách hàng ở mức cao, cùng lúc đó duy trì khả năng tổ chức hợp lý hiệu quả có thể giành được sự mong đợi chính ở khách hàng. Để khai thác hết sự linh hoạt, công ty tích hợp quá trình logistics ở mức độ cao. Sự hợp nhất đòi hỏi ở hai mức độ hoạt động: - Đầu tiên, phạm vi hoạt động của logistics phải được hợp nhất qua hệ thống kho hàng mang tính hỗ trợ cho việc đáp ứng khách hàng, sản xuất cũng như những đòi hỏi về thu mua. Sự hợp nhất trong hệ thống rất cần thiết nếu công ty sử dụng những năng lực logistics nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. - Thứ hai, sự hợp nhất phải mở rộng xa hơn tầm công ty đơn lẻ, bằng cách hỗ trợ mối quan hệ thông qua chuỗi cung ứng. Chương này giới thiệu một khung sườn nhằm giúp nhà quản trị đạt được sự hợp nhất như trên. 3 Network Intergration 1. HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP Trước khi xuất hiện phương thức vận tải thủy bộ dựa vào chi phí thấp, phần lớn thương mại thế giới phụ vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm bằng đường biển. Trong suốt giai đoạn này, hoạt động thương mại tập trung quanh những thành phố cảng. Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ rất đắt và chậm. Ví dụ, thời gian từ lúc đặt hàng quần áo xuyên lục địa Hoa Kỳ có thể mất tới chín tháng. Mặc dù nhu cầu về vận chuyển nhanh và hiệu quả luôn luôn được đặt ra, nhưng mãi tới khi đầu máy xe lửa hơi nước được phát minh vào năm 1829 thì cuộc cách mạng về kỹ thuật vận tải mới bắt đầu ở Mỹ. Ngày nay, hệ thống giao thông vận tải ở quốc gia này là một mạng lưới phát triển mạnh với đường xe lửa, đường biển, đường bộ và đường ống. Mỗi phương thức vận tải cung cấp một loại hình dịch vụ khác nhau trong một hệ thống logistics. Hình thức vận tải mang tính kinh tế cao này đã tạo ra cơ hội xây dựng một hệ thống kho bãi có năng lực cạnh tranh đề phục vụ khách hàng. Tầm quan trọng của việc phân tích địa điểm kho hàng được cân nhắc tới từ giữa thế kỉ 19, khi Joachim von Thunen, một nhà kinh tế học người Đức, viết cuốn sách The Isilate State. Theo ông thì yếu tố quyết định để phát triển có lợi nhuận là giá đất đai và chi phí vận chuyển từ trang trại tới thị trường. Giá đất được xem xét bằng cách liên hệ trực tiếp với chi phí vận chuyển và khả năng của sản phẩm có thể kiểm soát một mức giá tương xứng để có thể bù đắp mọi chi phí và lợi nhuận. Nguyên lý cơ bản của Von Thunen là: giá của một sản phẩm cụ thể nhờ vào việc phát triển địa điểm sẽ giảm đi so với giá thị trường nếu quan tâm đến địa điểm kho hàng Sau von Thunen, Alfred Weber đã khái quát nên lý thuyết về địa điểm từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp. Hệ thống lý thuyết của Weber bao gồm rất nhiều địa điểm trải rộng trên một vùng địa lý và được liên kết với nhau bằng các chuỗi chi phí vận chuyển. Weber đã phát triển một sơ đồ để phân loại các nguyên liệu chính xem chúng có phổ biến ở khắp nơi hay chỉ có ở một vài địa phương (bao gồm những khoáng thô sản chỉ có ở một số vùng nhất định). Dựa trên phân tích của mình, Weber đã xây dựng nên một danh mục nguyên vật liệu (material index). Danh mục này là tỉ lệ giữa nguyên liệu thô chỉ có tại một vài địa điểm trên tổng khối lượng thành phẩm. Nhiều ngành công nghiệp áp dụng một khối lượng nguồn nguyên liệu tại địa phương dựa trên danh mục này. Tận dụng hai cách đo lường này, Weber đã khái quát rằng các ngành công nghiệp sẽ có vị trí thuận tiện nếu được đặt tại nơi tiêu thụ khi quá trình sản xuất đang tăng và được đặt tại nơi 4 Network Intergration gần với nguồn nguyên liệu thô khi quá trình sản xuất đang giảm xuống. Cuối cùng, nếu quá trình sản xuất không tăng cũng không giảm thì công ty nên lựa chọn địa điểm trung gian. Chỉ một vài nhà lý luận đồng ý với quan điểm của von Thunen và Weber. Lý thuyết về địa điểm đáng chú ý nhất được phát triển bởi August Losch, Edgar Hoover, Walter Isard và Michael Webber. Những tác phẩm của họ đã nêu bật được tầm quan trọng của chuyên môn hóa về địa điểm của ngành công nghiệp, bao gồm cả xác định tầm quan trọng của sự vận tải. 1.1. Hàng loạt quyết định về địa điểm Đối với việc hoạch định logistics, vận tải đòi hỏi sự lên kết về mặt địa lý của việc sản xuất, kho bãi, và địa điểm thị trường để hình thành một hệ thống tích hợp. Những kho hàng của hệ thống logistics gồm tất cả các địa điểm mà tại đó nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang hay hàng tồn kho đều được trung chuyển và tích trữ. Vì vậy, các cửa hàng bán lẻ, kho thành phẩm, nhà máy sản xuất và kho nguyên vật liệu đóng vai trò là các địa điểm của mạng lưới logistics. Điều đó có nghĩa rằng, việc lựa chọn các địa điểm riêng lẻ, cũng như hệ thống các địa điểm được ghép lại, tạo ra được những quyết định logistics quan trọng dựa trên chi phí và có sức cạnh tranh. Việc định vị một nhà máy sản xất có thể cần nhiều năm để hoàn thành. Ví dụ, quyết định xây dựng một nhà máy lắp ráp xe Cadillac mới của General Motors mất tới 5 năm (để đi từ giấy tờ thành hiện thực). Ngược lại, sự sắp xếp kho bãi sử dụng trong một thời gian nhất định lại rất linh động. Việc lựa chọn địa điểm bán lẻ thì phụ thuộc vào marketing và các năng lực cạnh tranh. Các vấn đề thảo luận sau đây sẽ tập trung vào việc lựa chọn địa điểm kho bãi. Trong tất cả các quyết định về địa điểm mà các các nhà quản lý logistics thường gặp phải thì hệ thống kho bãi là cái thường xuyên được quan tâm nhất. 1.2. Local presence: Một kiểu mẫu lỗi thời Một điều được tin tưởng lâu đời trong kinh doanh là một công ty phải có nhiều phương tiện ở những thị trường trong nước thì mới kinh doanh thành công. Trong suốt quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Mỹ, dịch vụ vận chuyển thất thường đã gây ra mối nghi ngờ về khả năng giao hàng đúng giờ và ổn định. Tóm lại, khách hàng nghĩ rằng một nhà cung cấp phải duy trì hàng tồn kho trong địa phương, nếu không sẽ rất khó khăn thậm chí không thể giao hàng một cách ổn định. Quan điểm này thường được nhắc đến như là một khuôn mẫu “sự hiện diện của địa phương” (Local presence), điều này dẫn đến việc đưa ra các chiến lược logistics về phân phối hàng tồn kho.Vào 5 Network Intergration đầu những năm 1960, việc các nhà sản xuất có nhiều hơn 20 nhà kho đề phục vụ riêng cho đại lục Hoa Kì là chuyện bình thường; thậm chí có nhiều công ty có nguyên một chuỗi nhà kho đặt gần tất cả cả các thị trường chính. Khi một mô hình truyền thống mang lại thành công, như việc tồn kho tại địa phương, thì rất khó để thay đổi nó. Tuy nhiên, vài thập kỉ gần đây, chi phí và rủi ro đòi hỏi phải xem xét lại điều này. Dịch vụ vận tải đã phát triển mạnh, độ tin cậy tăng lên khi mà thời gian hàng đến nơi có căn cứ và thể dự đoán được. Sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ thông tin đã rút ngắn thời gian nhận biết và truyền tải nhu cầu khách hàng. Công nghệ xuất hiện để liên kết các phương tiện vận tải, bằng cách ấy, thông tin về việc giao nhận được cung cấp một cách chính xác. Việc giao hàng cho ngày hôm sau từ 1 nhà kho nằm cách đó 800 đến 1000 dặm là chuyện bình thường. Nhờ có sự tiến bộ về giao thông vận tải, công nghệ thông tin và hệ thống kho bãi mà chỉ cần một số ít nhà kho hơn để phục vụ tốt khách hàng trong một khu vực địa lý. Trong nhiều trường hợp, việc khách hàng còn bận tâm về “local presense” vẫn ảnh hưởng tới việc phân tán hàng tồn kho. Việc trả lời cho câu hỏi “bao nhiêu phần “local presense” thì thỏa đáng?” tốt nhất là khi xem xét kĩ càng những mối quan hệ mà điều hành hệ thống logistics. 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA KHO LƯU HÀNG HÓA Kho hàng là một phần trong một chuỗi Logistics để giảm chi phí hoặc tăng các dịch vụ đối với khách hàng. Trong một vài trường hợp khác, lợi ích mà nó đem lại vừa giảm được chi phí vừa tăng được dịch vụ cho khách hàng. Kho hàng tạo giá trị cho những quá trình mà nó hỗ trợ. - Việc sản xuất cần kho để lưu trữ, phân loại và quay vòng các nguyên liệu và linh kiện. Các kho hàng sử dụng để lưu nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào của công ty thì thường được gọi là kho hàng để cung ứng. - Kho hàng cũng sử dụng để lưu trữ, quay vòng sản phẩm và kết nối hàng lưu kho cho việc giao nhận tới tay các khách hàng tiếp theo trong chuỗi cung ứng. Kho lưu hàng mà đáp ứng cho việc đặt hàng của các khách hàng thì thường được gọi là kho hàng để đáp ứng. Sự cần thiết của kho hàng để đáp ứng thì liên quan trực tiếp với việc sản xuất và các chiến lược marketing. 6 Network Intergration Vì lý do vận chuyển nguyên vật liệu chuyên biệt và sự cần thiết của quá trình lưu hàng, kho lưu thường được phân loại về hoạt động, thành kho cung cấp dịch vụ cung ứng và kho cung cấp dịch vụ đáp ứng. Các kho hàng hỗ trợ cho việc sản xuất thường được đặt gần các nhà máy mà nó hỗ trợ; ngược lại, các kho hàng hỗ trợ cho việc đặt hàng thì thường được đặt một cách chiến lược tại khắp các khu vực địa lý là thị trường tiêu thụ mà nó phục vụ. Sự kết nối của công nghệ thông tin, sự hoàn thiện của thương mại điện tử, và các chiến lược kinh doanh đáp ứng nhu cầu đã kết hợp lại để thay đổi một cách triệt để việc sử dụng các kho lưu trữ hàng như thế nào và tại sao lại sử dụng nó. 2.1. Quản trị thu mua Công việc thu mua, như đã được đề cập ở chương 4, tập trung vào việc sắp xếp kho hàng giúp cho việc mua bán nguyên vật liệu và linh kiện với tổng chi phí đầu vào thấp nhất. Quy trình phức tạp của việc mua bán, được nhìn nhận là sự kết hợp của giá cả mua bán, khấu hao số lượng, phương thức thanh toán và sự hỗ trợ của logistics; nó đòi hỏi phải đạt được chi phí phân phối thấp nhất. Với nỗ lực để phát triển và hỗ trợ mối quan hệ chuyên môn và thân thiết với các nhà cung ứng, hầu hết doanh nghiệp đều giảm bớt số lượng nhà cung cấp của họ. Tính logic ở đây là sự phát triển số lượng hạn chế mối quan hệ đối với nhà cung cấp, có thể được hợp nhất một cách có hiệu lực vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Mục đích của việc mua bán liên quan chính là loại bỏ phế phẩm, sự trùng lắp, và sự dư thừa không nằm trong kế hoạch. Để nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động, sự tính toán chu kì vòng quay trở nên đáng chú ý trong quyết định mua bán. Động lực liên quan của công việc với nhà cung cấp được giới hạn phụ thuộc vào triết lý “cradle – to – grave” (chuỗi cung ứng không khép kín từ khâu nguyên vật liệu tới người sử dụng cuối cùng), kéo dài từ việc phát triển sản phẩm mới tới cải tạo và loại bỏ nguyên vật liệu không sử dụng đến và hàng tồn kho không bán được. Ví dụ như trọng tâm vòng khép kín (closed-loop) là kết quả từ việc mua nguyên vật liệu, mà quá trình này tác động trực tiếp đến những yêu cầu và chức năng của kho hàng để cung ứng. Những dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến việc thu mua ngày càng bị debundled với giá cả buôn bán. Cái việc debundling tạo điều kiện gắn kết công việc và lợi ích giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng của họ. Đồng thời, cũng có một xu hướng chiến lược kinh doanh dựa vào sự đáp lại, xu hướng này xác định lại mong đợi liên quan đến sự hỗ trợ của nhà cung ứng và sự tham gia của họ vào quá trình tạo ra giá trị gia tăng. Kết quả chính là những mối quan hệ được hình thành, giữa những nhà phân phối và người hỗ trợ chính. 7 Network Intergration Cuối cùng, nguồn cung ứng được chọn đúng thời kỳ, cơ hội mua hàng giảm giá và nhu cầu đáp ứng cho việc sản xuất nhanh chóng sẽ giúp việc ra quyết định đúng đắn về vấn đề tồn kho nguyên vật liệu. Theo như kết quả của xu hướng này, chức năng của phân phối kho hàng tiếp tục thay đổi. Kho hàng trước đây sử dụng dự trữ nguyên vật liệu thô và linh kiện. Ngày nay, vị trí những kho hàng nhấn mạnh hơn vào việc phân loại, quay vòng nguyên vật liệu và linh kiện khi chúng được đưa vào quá trình sản xuất. Mục đích là sắp xếp hợp lý hóa nguồn nguyên vật liệu và linh kiện bằng cách loại bỏ những hoạt động lặp lại trong quá trình mua và dự trữ nguyên vật liệu tồn kho chính tại nhiều địa điểm thông qua hệ thống cung cấp nguyên vật liệu. 2.2. Vai trò trong sản xuất Kho lưu hàng hỗ trợ cho việc sản xuất thường được sử dụng để giao nhận các sản phẩm đã hoàn thành cho các đơn đặt đầu ra của công ty. Khả năng giao nhận một loạt các mặt hàng đa dạng trái ngược với việc giao nhận một lô hàng đơn lẻ. Lợi ích chủ yếu của kho lưu hàng để cung ứng là có thể cung cấp cho các khách hàng một lô các mặt hàng đầy đủ chỉ trong một hóa đơn với một mức trọng tải xác định. Thật ra, khả năng cung cấp của nhà sản xuất như người giao nhận là lý do chính cho việc chọn người cung ứng thích hợp. Ví dụ điển hình cho các kho hàng đáp ứng là hệ thống được các hãng sử dụng như: General Mills, Johnson & Johnson, Kraft và Kimble-Clark. Tại Johnson & Johnson, kho hàng được sử dụng để cung cấp cho lĩnh vực y tế và tiêu dùng bằng việc đóng vai trò như là người giao nhận hàng tồn kho một lượng lớn các doanh nghiệp khác nhau. Kết quả là, khách hàng có thể mua đầy đủ các mặt hàng được phân hạng từ những doanh nghiệp khác nhau trên một hóa đơn duy nhất với một lần đặt hàng. Kimbly-Clark sản xuất một lượng lớn các sản phẩm đơn lẻ trên một dây chuyền riêng biệt trong những nhà máy khác nhau. Những sản phẩm tã, giấy dùng một lần như Kleenex, Scott Tissue, and Huggies được sản xuất trong tại sản lượng hiệu quả kinh tế theo quy mô, sau đó nó được lưu trong các kho hàng đáp ứng. Đơn đặt hàng những sản phẩm đã được phân hạng của mỗi khách hàng sẽ được sắp xếp tại kho này. Tại Nabisco Division của Kraft những chi nhánh kho lưu trữ được đặt gần cửa hàng bán bánh. Hàng tồn kho của những sản phẩm chính ở mỗi chi nhánh sẽ làm cho việc thực hiện các lô hàng với đầy đủ dịch vụ dễ dàng hơn nhiều. Yếu tố quyết định chính của các kho hàng đáp ứng cho việc sản xuất là chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm phải được thực hiện. Trong chương 4, ba chiến lược sản xuất chính là sản xuất theo 8 Network Intergration kế hoạch (Make To Plan MTP), sản xuất theo đơn đặt hàng (Make To Order MTO), và lắp ráp theo đơn đặt hàng (Assemble To Order ATO) đã được đề cập tới. Sự mở rộng các kho hàng đáp ứng phải được kết nối trực tiếp với những yêu cầu của mỗi chiến lược sản xuất. Theo cách hiểu thông thường, chiến lược sản xuất MTO cần kho hàng cung ứng hỗ trợ nhiều hơn là sự hỗ trợ của kho hàng đáp ứng, có thể là không cần. Ngược lại, chiến lược sản xuất MTP mà nó hướng tới nguồn lực để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô một cách tối đa thực sự cần sức chứa của một kho hàng cung ứng. 2.3. Quản trị đáp ứng khách hàng Kho hàng đáp ứng tạo ra giá trị bằng cách cung cấp hàng tồn kho phân loại theo yêu cầu của khách hàng đến những nhà bán sỉ và bán lẻ. Một kho hàng được đặt ở vị trí gần khách hàng để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tối đa hóa khối lượng hàng hóa giao nhận và quãng đường từ nơi sản xuất tiếp theo đó là các tuyến đuờng ngắn cung cấp hàng hóa cho khách hàng. Độ lớn về mặt địa lý của một thị trường tiêu thụ mà được phục vụ bởi một kho hàng thì phụ thuộc vào số lượng nhà cung cấp, tốc độ phục vụ mong đợi, độ lớn trung bình của đơn hàng và chi phí phân phối một đơn vị hàng hóa tại địa phương. Kho hàng tồn tại để cung cấp đến khách hàng sựà phân loại và bổ sung. Một kho hàng được công nhận nếu nó đưa ra được cách để có được dịch vụ cạnh tranh hoặc lợi thế chi phí. 2.3.1. Sự bổ sung nhanh chóng Hệ thống kho hàng đáp ứng với nhu cầu của khách hàng theo cách truyền thống mang lại cách sắp xếp sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất và phân phối khác nhau cho người bán lẻ. Một kho hàng bán lẻ tiêu biểu không thể yêu cầu một cách hiệu quả để đòi hỏi hàng tồn kho với số lượng lớn trực tiếp từ nhà bán sĩ hoặc nhà sản xuất. Yêu cầu bổ sung kho hàng bán lẻ tiêu biểu, bị thay thế bằng việc nhà bán sĩ sẽ bán sản phẩm khác của nhà sản xuất khác. Hệ thống kho hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông thường là thực phẩm và hỗn hợp hàng hóa công nghiệp. Kho hàng thực phẩm hiện đại thường có vị trí địa lý gần với kho hàng bán lẻ mà nó cung cấp. Từ kho hàng trung tâm, phân loại những sản phẩm được hợp nhất, có thể bổ sung nhanh chóng những loại hàng tồn kho bán lẻ, nhờ khu vực gần nhau. Kho hàng bán lẻ lớn có thể nhận trọng lượng nhiều, đa dạng hơn từ kho hàng hàng ngày. Vị trí của kho hàng ở trong thị trường cung cấp được xem là cách mang lại chi phí thấp nhất để bổ sung nhanh chóng hàng tồn kho phân loại, đến khách hàng cuối cùng hoặc cho người bán lẻ. 9 Network Intergration 2.3.2. ATO dựa trên thị trường tiêu thụ Thiết kế một hệ thống kho hàng đáp ứng với nhu cầu khách hàng có liên hệ trực tiếp đến chiến lược phát triển hàng tồn kho. Thiết lập kho hàng là kết quả của việc mở rộng hàng tồn kho trước đó từ yêu cầu được đóan trước trong tương lai. Điều đó có nghĩa rằng những công ty sản xuất đang tận dụng hệ thống phân phối, mức độ phụ thuộc vào việc dự đoán trước yêu cầu về hàng tồn kho để bù đắp thời gian hao phí, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ở bài thảo luận trước đã chỉ ra rằng hàng tồn kho mở rộng trong tương lai sau khi sản xuất là điển hình trong trường hợp, nơi công ty sản xuất để thực hiện kế hoạch hoặc khi họ được cam kết trong hợp thể phân quyền để đưa ra yêu cầu. Đối với chiến lược lắp ráp để yêu cầu (Assemble To Order - ATO), thành phần thông thường hoặc không định hình được được dự trữ trong kho hàng tồn kho như mong đợi sản xuất đóng vai trò đặc biệt hoặc tập hợp tại kho hàng dựa trên những yêu cầu được thu lại từ khách hàng. Khối lượng hoạt động ATO đang ngày càng tăng lên đóng vai trò trong địa điểm đặt kho hàng, gần với khách hàng, ngược lại địa điểm sản xuất là ở trung tâm. Tập trung gần với thị trường tiêu thụ chính cho phép lợi nhuận hoãn lại trong khi tránh được chi phí cao và thời gian liên quan đến việc vận chuyển trực tiếp với khoảng cách dài. 2.4. Sự tồn xác đáng của các kho lưu trữ hàng Các kho lưu trữ hàng tồn tại hiệu quả trong một chuỗi logistics, với các dịch vụ và lợi ích chi phí, do vị trí trung tâm của nó giữa người cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng. Lợi ích cạnh tranh bắt nguồn từ việc thành lập một hệ thống kho lưu hàng là có thể đem lại lợi ích giảm tổng chi phí và giao hàng nhanh chóng hơn. Đứng từ khía cạnh vận chuyển một cách kinh tế, việc giảm chi phí có được là bằng cách tiến tới sử dụng kho hàng lưu trữ như là một trung tâm giao nhận. Tuy nhiên, trung tâm giao nhận thường cần hàng tồn kho để lắp ráp các đơn theo yêu cầu khách hàng. Thay vào đó, sự củng cố hay phân hạng có thể đạt tới bằng cách thực hiện chuỗi dịch vụ xuyên suốt hay phân loại chéo, việc này có thể thực hiện mà không cần hàng tồn kho. Vì vậy mà có sự chuyển đổi hiệu quả kho lưu hàng hóa từ hàng tồn kho sang các dịch vụ hỗn hợp. Tất nhiên,vài doanh nghiệp sẽ cân nhắc sự kết hợp của hàng tồn kho và dòng hàng xuyên suốt liên tục hay tổ chức chéo để tiến tới dịch vụ cho khách hàng hiệu quả và tiết kiệm hơn. Từ khía cạnh quản trị tích hợp, câu hỏi chìa khóa của thiết kế chuỗi logistics trở thành: Bao nhiêu và loại kho lưu trử hàng nào mà một hãng nên thành lập? Nên đặt nó ở đâu? Nên cung cấp dịch vụ nào? Hàng nào nên 10 [...]... tồn kho vào thời điểm cuối cùng Do đó, lượng hàng tồn kho tăng lên, dùng để duy trì hoạt dộng dịch vụ khách hàng, sẽ giảm khi mỗi kho hàng mới được thêm vào hệ thống Đường cong hàng tồn kho trung bình, I, thể hiện ảnh hưởng kết hợp của hàng tồn kho an toàn và hàng tồn kho vận chuyển Quan sát cho thấy hàng tồn kho an toàn lấn áp sự ảnh hưởng của hàng tồn kho lưu chuyển trong hệ thống Xét trên toàn hệ thống. .. chi phí thấp nhất của toàn hệ thống ở khi hệ thống chỉ có sáu kho hàng Điểm thấp nhất của chi phí tồn kho khi hệ thống chỉ có một kho hàng duy nhất Hình 13.6: Hệ thống địa điểm cho chi phí tối thiểu 3.3.1 Những mối quan hệ chức năng giữa các thành phần trong hệ thốngi logistics Việc nhận dạng hệ thống tổng chi phí tối thiểu của sáu kho hàng trên Hình 13.6 minh họa những mối quan hệ chức năng giữa các... lượng tồn kho an toàn gia tăng là kết quả của việc tăng thêm kho hàng được tính bằng tỉ số giữa căn bậc hai của số kho hàng mới được chuẩn bị gần đây trong hệ thống chia cho căn bậc hai của số kho hàng hiện tại Ví dụ, giả định rằng người quản lý muốn ước lượng tác động lên hàng tồn kho từ việc thay đổi hệ thống một kho hàng thành hệ thống hai kho hàng Nghĩa là trên thực tế, mạng lưới kho hàng đã được... để lấp đầy lại hàng tồn kho Theo quan điểm của hàng tồn kho an toàn, kết quả kỳ vọng của việc tăng thêm kho hàng sẽ làm gia tăng hàng tồn kho trung bình của chuỗi Mục đích của hàng tồn kho an toàn là nhằm tránh sự cổ hàng tồn kho ngoài ý muốn trong quá trình lấp đầy lại hàng tồn kho Vì vậy, nếu như hàng tồn kho an toàn tăng lên do bởi sự có thêm kho hàng thì toàn bộ tính không ổn định của chuỗi ắt hẳn... 13.5: Hàng tồn kho trung bình là yếu tố xác định số lượng nhà kho Đường cong Iss miêu tả hàng tồn kho an toàn trung bình tăng lên khi kho hàng được tính vào trong hệ thống Hàng tồn kho tăng với tỷ lệ giảm dần bởi vì sự gia tăng yêu cầu ở mỗi kho hàng mới của hệ thống bị sụt giảm Hàng tồn kho an toàn tăng lên bằng tổng dự đoán nhu cầu cung cấp hàng tồn kho trừ đi sự sụt giảm trong việc dự đoán cung cấp hàng. .. thêm kho hàng sẽ hiệu quả Mối liên hệ tổng quát của chi phí vận tải và số lượng kho hàng trong hệ thống được minh hoạ trong bảng số liệu 13.2 Tổng chi phí vận tải ban đầu sẽ giảm khi ta tăng thêm số lượng kho hàng trong hệ thống kho vận Trong quá trình vận hành thực tế, vị trí tích hợp có thể là kho hàng hoặc nơi tàu neo đậu để đóng gói hàng Thực tế không cần thiết phải trữ hàng tồn kho trong kho hàng. .. đôi, tính đa dạng của nhu cầu sẽ tăng lên Khi sử dụng quy tắc căn bậc 2, tổng số hàng tồn kho an toàn của công ty (SS2) trong hệ thống hai kho hàng có thể được tính như dưới đây: trong đó: SS2 = tổng số hàng tồn kho an toàn cho N2 kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm N2 = số vị trí kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm trong hệ thống mới N1 = số vị trí kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm trong hệ thống hiện tại,... số hàng tồn kho an toàn cho N1 kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm Hàng tồn kho theo dự kiến tăng lên là do đã tăng thêm kho hàng thứ hai, với việc tăng thêm một kho hàng làm lượng hàng tồn kho an toàn tăng lên 141% Bảng 13-6 minh họa sự tác động khi thay đổi trong phạm vi 1 đến 5 kho hàng Mặc dù áp dụng quy tắc căn bậc 2 là rất hợp lý khi ước tính tác động của số lượng kho hàng lên lượng hàng tồn kho, ... thiểu hoá chi phí của hệ thống vận tải Tổng quát, kho hàng sẽ được thêm vào hệ thống với điều kiện Với Pv = Chi phí gia công khối lượng hàng hoá lớn Tv = Chi phí vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn Wx = Chi phí lưu kho của khối lượng hàng hoá trung bình 13 Network Intergration Lx = Phí phân phối hàng hoá nội địa của khối lượng hàng hoá trung bình Nx = Số hàng hoá trung bình trên khối lượng hàng lớn Px =... tín hiệu đến P&G Hệ thống sau đó sẽ gửi đơn đặt hàng cho nhà máy gần nhất của P&G thông qua hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh P&G sau đó phân phối hàng đến cả cho trung tâm phân phối của Wal-Mart và trực tiếp đến các cửa hàng có liên quan Mô hình dây chuyền cung ứng của Wal-Mart 3.2.2 Tối thiểu chi phí hàng tồn kho Các yếu tố tác động lên việc tăng số nhà kho hàng tồn kho trong hệ thống logistic