Phân tích độ nhạy của dịch vụ

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 40)

4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MANG TÍNH LOGISTICS

4.3.Phân tích độ nhạy của dịch vụ

Dịch vụ đầu vào do việc thiết kế chuỗi logistic với chi phí thấp nhất đã tạo cơ sở cho ngành phân tích độ nhạy. Những tính năng dịch vụ cơ bản của một hệ thống có thể tăng hoặc giảm khi thay đổi số lượng kho hàng, chu kỳ hoạt động để tăng tốc độ hay nhất quán của hoạt động, và/hoặc thay đổi chính sách dự trữ an toàn.

4.3.1. Sự thay đổi số lượng kho hàng

Kết cấu kho hàng trong hệ thống logistics cho phép các dịch vụ có thể được thực hiện mà không ảnh hưởng chu kỳ hoạt động chung của hệ thống hoặc chính sách dự trữ an toàn. Để minh họa cho mối liên hệ giữa số lượng các kho hàng và kết quả từ thời gian phục vụ, phải thừa nhận một tiêu chuẩn quan trọng là phần trăm nhu cầu được thỏa mãn trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc tăng thêm số lượng kho hàng gây ra tác động cơ bản đối với hệ thống logistics được trình bày trong bảng 13-5.

Bảng 13-5: Tiềm năng hoạt động dịch vụ trong thời gian cho phép là yếu tố xác định số lượng kho hàng

Thứ nhất, gia tăng dịch vụ là một khả năng hạn chế. Ví dụ, 5 kho hàng đầu tiên cung cấp 24 giờ hoạt động, phục vụ cho 42% lượng khách hàng. Để tăng gấp đôi tỷ lệ khách hàng trong 24 giờ phục vụ (gia tăng dịch vụ) từ 42% lên 84%, thì yêu cầu phải tăng thêm 9 kho hàng, thành 14 kho hàng cả thảy.

Thứ hai, so với khoảng thời gian ngắn hơn, hiệu suất cao của dịch vụ chỉ đạt được hiệu quả nhanh hơn nếu hoạt động trong thời gian dài hơn. Chẳng hạn, 4 kho hàng đạt hiệu suất 85% trong 96 giờ chu kỳ hoạt động. Tăng số kho hàng từ 4 lên 14, nâng cao được hiệu suất trong 96 giờ hoạt động là 9% (tăng từ 85% lên 94%). Trong khi đó với 14 kho hàng ban đầu không thể đạt hiệu suất 85% trong 24 giờ chu kỳ hoạt động.

Cuối cùng, tổng chi phí tính theo từng vị trí bổ sung vào mạng lưới logistics lại tăng thêm đáng kể. Như vậy, sự gia tăng dịch vụ từ việc bổ sung thêm kho hàng là một vấn đề rất hạn chế, thì sự gia tăng chi phí ứng với mỗi vị trí kho hàng mới lại tăng lên. Tiện ích của dịch vụ trong hệ thống mới có tăng lên nhưng ở mức độ nhỏ hơn.

Nhà quản trị logistics thường phải ước tính tác động lên hàng tồn kho khi tăng thêm hay giảm bớt số lượng kho hàng. Mối quan hệ giữa lượng tồn kho bắt buộc và lượng tồn kho tùy ý được gọi là hiệu ứng danh mục đầu tư. Hiệu ứng danh mục đầu tư có thể ước tính được bằng cách sử dụng quy tắc căn bậc hai. Quy tắc căn bậc hai, được đưa ra đầu tiên bởi Maister, đề xuất rằng số lượng tồn kho an toàn gia tăng là kết quả của việc tăng thêm kho hàng được tính bằng tỉ số giữa căn bậc hai của số kho hàng mới được chuẩn bị gần đây trong hệ thống chia cho căn bậc hai của số kho hàng hiện tại.

Ví dụ, giả định rằng người quản lý muốn ước lượng tác động lên hàng tồn kho từ việc thay đổi hệ thống một kho hàng thành hệ thống hai kho hàng. Nghĩa là trên thực tế, mạng lưới kho hàng đã được nhân đôi, tính đa dạng của nhu cầu sẽ tăng lên. Khi sử dụng quy tắc căn bậc 2, tổng số hàng tồn kho an toàn của công ty (SS2) trong hệ thống hai kho hàng có thể được tính như dưới đây:

trong đó:

SS2 = tổng số hàng tồn kho an toàn cho N2 kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm N2 = số vị trí kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm trong hệ thống mới

N1 = số vị trí kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm trong hệ thống hiện tại, và SS1 = tổng số hàng tồn kho an toàn cho N1 kho hàng hoặc chủng loại sản phẩm.

Hàng tồn kho theo dự kiến tăng lên là do đã tăng thêm kho hàng thứ hai, với việc tăng thêm một kho hàng làm lượng hàng tồn kho an toàn tăng lên 141%. Bảng 13-6 minh họa sự tác động khi thay đổi trong phạm vi 1 đến 5 kho hàng. Mặc dù áp dụng quy tắc căn bậc 2 là rất hợp lý khi ước tính tác động của số lượng kho hàng lên lượng hàng tồn kho, nhưng vẫn đòi hỏi phải có sự giả định về nhu cầu để tăng độ chính xác. Giả định đầu tiên là số lượng kho hàng phải đáp ứng được nhu cầu dự trữ đối với lượng hàng tồn kho. Đặc biệt, nếu hiện tại có hai nơi trữ hàng, thì nhu cầu dự trữ ở đó

phải tương đương để quy tắc căn bậc 2 luôn đúng. Thứ hai, mức nhu cầu dự trữ ở mỗi kho hàng hoặc mỗi chủng loại sản phẩm cũng không được giống nhau. Có nghĩa là sự khác biệt nhu cầu ở mỗi nơi phải độc lập. Cuối cùng, quy tắc căn bậc 2 đòi hỏi nhu cầu ở mỗi kho hàng phải xấp xỉ mức phân phối thông thường. Trong khi còn phải xem xét các giả định có thật sự thích hợp hay không, quy tắc căn bậc 2 là phương pháp tiện lợi để ước tính tác động của việc thêm hay bớt nhà kho trong hệ thống logistics đối với hàng tồn kho.

Hình 13-6: Sự tác động của số lượng kho hàng lên hàng tồn kho.

4.3.2. Sự thay đổi chu kỳ hoạt động

Một sự thay đổi ở bất kì khía cạnh nào của chu kì hoạt động cũng làm thay đổi tốc độ và tính phù hợp của dịch vụ logistics đối với từng thị trường hoặc khách hàng riêng biệt. Để cải thiện dịch vụ thì hoạt động vận chuyển tối ưu theo yêu cầu thông qua website có thể được sử dụng. Vì vậy, những khoảng cách địa lý gần và số lượng nhà kho sẽ không gây trở ngại trực tiếp nào đối với việc vận chuyển nhanh hoặc phù hợp. Quyết định tăng cường dịch vụ bằng cách chấp nhận một sự sắp xếp mới nhanh hơn trong chu kì hoạt động sẽ làm gia tăng các chi phí biến đổi. Nhưng ngược lại, sự cải thiện dịch vụ đi cùng với việc bổ sung thêm nhà kho bao hàm một chi phí cố định cao và có thể làm giảm tính linh động của hệ thống tổng thể.

Không có một khái niệm tổng quát nào được đưa ra liên quan tới chi phí hay tỷ lệ hoàn thiện dịch vụ có thể đạt được từ sự thay đổi chu kỳ hoạt động. Tác động lớn nhất của hoạt động vận chuyển tối ưu chi phí thấp là tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy chuyên chở hàng hóa với khối lượng lớn. Vì vậy, nếu khối lượng yêu cầu phù hợp thì hoạt động kinh tế logistics có thể được xem là chỉ cần sử dụng một nhà kho hoặc một địa điểm giao nhận là có thể phục vụ cả một khu vực thị trường.

Tác động của việc sử dụng hoạt động vận chuyển tối ưu trên sẽ làm gia tăng tổng chi phí. Tuy nhiên, những điều chỉnh từ một hệ thống logistics với chi phí thấp sang một hệ thống với chi phí cao hơn vẫn có thể được thừa nhận nếu dịch vụ cải thiện tạo ra lợi nhuận tăng thêm lớn hơn.

4.3.3. Thay đổi hàng dự trữ, dự phòng

Một cách trực tiếp để thay đổi dịch vụ là tăng cường hay cắt giảm sồ lượng hàng hóa dự trữ, dự phòng ở một hay nhiều nhà kho. Tác động của gia tăng hàng dự trữ trong hệ thống tổng thể sẽ đẩy đường chi phí dự trữ trung bình hướng lên. Mục tiêu của việc tăng cường các dịch vụ phục vụ khách hàng sẽ làm gia tăng lượng hàng hóa dự trữ ở từng nhà kho. Bởi vì các dịch vụ gia tăng thì lượng hàng dự trữ cũng phải ở mức tăng tương đương để đảm bảo đạt được lợi ích cân bằng.

<CASE STUDY> Chuỗi cung ứng của Wal-Mart

Tăng vòng quay chu kì hoạt động tăng cường dịch vụ và chi phí biến đổi

Tăng cường dịch vụ + bổ sung nhà kho Chi phí cố định cao + giảm tính linh động Nhưng vẫn được sử dụng nếu tạo ra lợi nhuận tăng thêm

Vận chuyển khối lượng lớn tối ưu chi phí, chỉ cần một 1 nhà kho

Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho khá cao, được cập nhật 2 tuần 1 lần cho hầu hết các loại hàng hoá. Theo ước tính khoảng 85% hàng hoá đều phải thông qua các trung tâm phân phối trước khi có mặt tại các cửa hàng.

Để làm cho quá trình phân phối và vận tải của mình thêm hiệu quả, Wal Mart đã sử dụng một kĩ thuật trong logistics là hệ thống “cross docking”. Về cơ bản, cross docking mô tả một địa điểm mà hàng hoá chuyển trực tiếp từ nơi nhận hàng đến khu vực vận chuyển hàng mà không dừng lại hay đưa vào dự trữ. Trong hệ thống này, những sản phẩm hoàn thiện được vận chuyển trực tiếp từ chi nhánh sản xuất của nhà cung ứng đến những kho “cross docking” theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những nhu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi đi cho khách. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi hàng sẽ được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa. Hệ thống này góp phần giảm chi phí tồn kho rất nhiều.

Hiện tại, Wal – Mart đang áp dụng 5 hình thức Cross – dockings

- Opportunistic Cross docking: theo loại hình này thì thông tin chính xác về nơi hàng hóa được chuyển đi, nơi sẽ được chuyển đến cũng như chính xác số lượng hàng hóa giao nhận là rất

cần thiết. Bởi vì theo loại hình này thì Wal – Mart sẽ nắm bắt chính xác thông tin và chuyển hàng trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ của mình từ nơi nhà cung cấp mà không cần phải thông qua dự trữ trong nhà xưởng. Opportunistic cross docking cũng được dùng trong việc quản trị hệ thống kho bãi của Wal – Mart thông qua hệ thống thông tin, liên kết giữa Wal – Mart và các nhà bán lẻ, để nhà cung ứng thông báo thường xuyên cho nhà bán lẻ những mặt hàng cần thiết đã sẵn sàng được vận chuyển và có thể vận chuyển ngay tức thời.

- Flow through Cross docking: theo loại hình này thì luôn luôn có một dòng ổn định hàng hóa đi ra và đi vào trung tâm phân phối hàng hóa của Wal – Mart. Loại cross docking này thường được áp dụng cho những hàng hóa dễ bị hư hỏng, chỉ tươi mới trong một khoảng thời gian ngắn như rau quả, thực phẩm tươi sống; hay cho những loại hàng hóa không dự trữ được lâu trong kho (sữa, thực phẩm đóng hộp). Hệ thống cross docking này được dùng trong việc phân phối hàng hóa cho các siêu thị và những cửa hàng bán lẻ giá rẻ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Distributor Cross docking: Trong loại hình cross docking này thì hàng hóa sẽ được nhà cung ứng chuyển trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ. Không có một trung gian vận chuyển nào tham gia vào quá trình phân phối này. Điều này làm giảm một lượng chi phí đáng kể cho các nhà bán lẻ của Wal – Mart vì họ sẽ không phải tốn bất kì chi phí nào cho việc dự trữ. Vì các nhà bán lẻ tại một số nơi của Wal – Mart không cần phải có trung tâm phân phối nên Wal – Mart không cần phải tốn chi phí cho nhà kho. Thời gian để vận chuyển hàng hóa từ nhà cung ứng đến cho khách hàng cũng được giảm xuống. Tuy nhiên, loại hình cross docking này cũng có những hạn chế. Đó là chi phí vận chuyển cho cả nhà cung ứng và nhà bán lẻ của Wal – Mart có xu hướng tăng trong một quãng thời gian nhất định vì khi hàng hóa cần được chuyển đến những cửa hàng bán lẻ ở những vị trí khác và cách xa nhau. Hệ thống vận chuyển cũng cần được vận hành thật nhanh chóng. Và trong trường hợp này, ý nghĩa của kho cross docking cũng mất đi ý nghĩa. Hệ thống vận chuyển và phân phối hàng hóa phải thật linh hoạt, có hiệu quả và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc chậm trễ phân phối hàng cho nhà bán lẻ. Người bán lẻ chịu nhiều rủi ro nhất vì họ không được chia sẻ rủi ro cùng với nhà sản xuất. Hình thức này chỉ thích hợp cho những nhà cung ứng có mạng lưới phân phối rộng lớn và có thể linh hoạt vận chuyển trong trường hợp hàng hóa phải được phân phối trong một khoảng thời gian thật ngắn.

- Manufacturing Cross docking: những cơ sở kho tạm của cross docking phục vụ cho nhà máy và tạm thời được coi là kho mini của xưởng sản xuất. Khi mà xưởng sản xuất cần những phần

và nguyên vật liệu để sản xuất một phần của sản phẩm, nó sẽ được cung cấp cho các supplier trong khu vực sản xuất trong một thời gian ngắn khi cần thiết. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, cũng như chi phí lưu kho bãi.

- Pre-allocated cross docking: trong loại hình này, hàng hóa đã sẵn sàng được đóng gói và dán nhãn bởi nhà sản xuất và sẵn sàng chuyển cho các trung tâm phân phối và từ đó hàng hóa sẽ được chuyển đến các cửa hàng. Hàng hóa được vận chuyển đến trung tâm phân phối và chuyển trực tiếp từ đây đến các cửa hàng và đến tay người tiêu dung mà không cần phải đóng gói lại hay là thay đổi bao bì của sản phẩm.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 40)