Tổng chi phí hệ thống

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 30)

3. SỰ TÍCH HỢP TỔNG CHI PHÍ

3.3.Tổng chi phí hệ thống

Như đã lưu ý lúc đầu, việc xác định chi phí tối thiểu của toàn bộ hệ thống là mục tiêu của việc tích hợp chuỗi logistic. Khái niệm cơ bản về tổng chi phí cho toàn bộ hệ thống logistics thì được minh họa ở hình 13.6. Chúng ta chỉ đạt được mức tổng chi phí vận tải thấp nhất khi hệ thống chỉ có từ bảy đến tám số lượng nhà kho. Tổng chi phí liên quan đến tồn kho trung bình sẽ tăng lên tương ứng với việc tăng lên của số lượng kho hàng. Xét trên toàn hệ thống thì chi phí thấp nhất của toàn hệ thống ở khi hệ thống chỉ có sáu kho hàng. Điểm thấp nhất của chi phí tồn kho khi hệ thống chỉ có một kho hàng duy nhất.

Hình 13.6: Hệ thống địa điểm cho chi phí tối thiểu

3.3.1. Những mối quan hệ chức năng giữa các thành phần trong hệ thốngi logistics

Việc nhận dạng hệ thống tổng chi phí tối thiểu của sáu kho hàng trên Hình 13.6 minh họa những mối quan hệ chức năng giữa các thành phần. Chú ý rằng, vấn đề chi phí tối thiểu cho hệ thống không chỉ tập trung riêng vào vấn đề vận chuyển hay hàng tồn kho. Mối quan hệ chức năng này sẽ được minh họa dựa trên hiệu quả của các phân tích tích hợp hệ thống chuỗi logistics.

Trong thực tế, thật khó khăn để nhận biết và đo lường tất cả các khía cạnh của tổng chi phí logistic. Nhiều giả định được đưa ra nhằm phân tích hệ thống logistic. Một vấn đề xảy ra là thực tế phân tích ở Hình 13.6 không đề cập đến sự phức hợp của tổng chi phí.

Sự biểu hiện của hệ thống trên biểu đồ không gian hai chiều ở Hình 13.6 thể hiện kết quả bán hàng vận chuyển dự kiến qua từng thời kì đơn lẻ. Chúng ta cần biết kích cỡ trung bình của một hàng hóa đơn lẻ sẽ thể hiện những yêu cầu vận tải. Thực tế, các giả thuyết này sẽ biểu hiện rõ phù hợp ở từng trường hợp cụ thể. Khía cạnh đầu tiên, việc thiết kế hệ thống trong chuỗi logistics thì không phải là vấn đề lên kế hoạch ngắn hạn tuy nhiên khi những quyết định về điều kiện kho hàng được xem xét đến thì phạm vi phân tích kế hoạch nên nhìn nhận vào mức độ doanh thu bán hàng khác nhau từng giai đoạn. Khía cạnh tiếp theo là dù kích cỡ hàng gửi hay các đơn đặt hàng khác biệt nhau đối với từng khách hàng, nhưng về cơ bản nó vẫn xoay quanh một giá trị trung bình nào đó. Một cách tiếp cận thực tế hơn cho việc lên kế hoạch là phải kết hợp các kích cỡ hàng hóa được giả định bởi những phương pháp logistics mang tính lựa chọn nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong hoạt động thực tế, việc chọn lựa cách thức vận chuyển là rất quan trọng để đảm bảo giao hàng đúng hẹn.

Ở đây ta nhận thấy có mối quan hệ chức năng giữa chi phí hàng tồn kho và chi phí vận chuyển để có được một chuỗi logistics hoàn thiện. Theo đó, chi phí hàng tồn kho được tính trên số nhà kho chứa hàng của doanh nghiệp tùy theo mức độ lợi ích mà hàng tồn kho mang lại cho doanh nghiệp. Nếu như không có một lượng hàng tồn kho an toàn để duy trì cho hệ thống, thì tổng yêu cầu hàng tồn kho sẽ được giới hạn bởi hai phần là lượng hàng tồn kho cơ sở và hàng tồn kho đang được chuyển đi tiêu thụ. Trong một tình huống khi không có hàng tồn kho dự trữ an toàn thì tổng chi phí cho hệ thống là thấp nhất và nó sẽ ở ngay hay rất gần điểm mà tại đó chi phí vận chuyển là thấp nhất. Vì vậy, các giả định này chú trọng vào khía cạnh là làm sao đạt được ích lợi từ dự trữ hàng tồn kho thỏa đáng nhất, tương ứng là một tỉ lệ hàng tồn kho bao nhiêu là thích hợp, điều này rất cần thiết đối với một phân tích mối quan hệ chức năng của các thành phần này và nó có tác động mạnh đến việc xây dựng giải pháp để có một thiết kế một hệ thống chuỗi hiệu quả với tổng chi phí tối thiểu.

Nhìn chung từ khía cạnh lựa chọn vị trí nhà kho trong việc lên kế hoạch logistics thì phức tạp hơn nhiều so với việc quyết định một vị trí cụ thể từ rất nhiều lựa chọn, như trên Hình 13.6. Một doanh nghiệp tiến hành hoạt động logistics trên cả nước thì có nhiều sự lựa chọn vị trí nhà kho

trong một phạm vi rộng. Riêng trong nước Mỹ với hơn 50 bang thì một hay một số nhà kho có thể xây dựng ở đó. Giả sử rằng tổng số lượng nhà kho có thể chấp nhận được trong hệ thống không thể vượt qua con số 50 và con số này lớn nhất là một nhà kho ở mỗi bang thì trong một loạt sự lựa chọn, sẽ có đến 11259*10^25 sự phối hợp các nhà kho có trong nhận định của một hệ thống logistics cho chí phí tối thiểu.

Giải pháp để có thể khắc phục những giới hạn này là đưa vào phân tích các yếu tố: sự đa dạng kích cỡ hàng hóa cũng như chọn lựa các phương tiện vận tải. Sau đây, ta mở rộng phân tích đến nhiều lí luận toàn diện hơn mà sẽ được thảo luận tiếp theo trong bài 14 về vấn đề cách thức cũng như kĩ thuật lên kế hoạch. Có ba biến số quan trọng trong việc phân tích, đó là kích cỡ hàng, cách thức vận chuyển và việc chọn lựa số lượng các địa điểm nhà kho. Ngoài ra, những hằng số trong phân tích là mức độ hàng tồn kho đã được định trước, vòng quay hoạt động và địa điểm nhà kho cụ thể đã định.

Hình 13.7: Đường cong tổng chi phí trên không gian 3 chiều

Để hình thành một phân tích toàn diện hơn, kích thước hàng hóa phải được nhóm lại xét ở khía cạnh tần số xuất hiện các cách thức vận chuyển. Cách thức vận chuyển cần khớp với mỗi kích cỡ hàng sẽ giúp giảm hạn chế về thời gian của vòng quay hoạt động. Với cách thức phân tích cũ (hình

13.6) quan hệ về tổng chi phí được thống nhất bằng cách phối hợp giữa hai yếu tố là kích cỡ hàng hóa và cách thức vận chuyển phù hợp. Đường cong kế hoạch này được hình thành bằng cách nối các điểm chi phí tối thiểu. Xét khía cạnh kĩ thuật, đây là một đường cong bao bọc chứa những điểm chi phí thấp nhất trong sự phối hợp quan hệ chức năng giữa kích cỡ hàng và cách thức phương tiện vận chuyển. Hình 13.7 đưa ra hình ảnh không gian ba chiều của phân tích này, đó là có sự phức hợp cả ba yếu tố: kích thước hàng hóa, phương cách vận tải và địa điểm trên cùng một hệ trục tọa độ.

Biểu đồ kế hoạch lúc này là tập hợp những điểm chi phí thấp nhất dựa vào kích cỡ hàng và nó không có sự tham gia của khía cạnh chọn lựa địa điểm kho hàng. Ví dụ khi số lượng các địa điểm ứng với chi phí thấp nhất cho một loại cỡ hàng thì chi phí có thể ít hay nhiều hơn đối với một cỡ hàng khác. Tuy nhiên, ở những phân tích sâu hơn khi đưa ra những địa điểm cụ thể cho ra một chi phí thấp tương ứng với sự phối hợp của hai yếu tố kích cỡ hàng hóa và vận chuyển. Ta giả định rằng những vị trí được cân nhắc kĩ cho ra mức chi phí thấp phải nằm trong một tập hợp từ một đến mười hai nhà kho khác nhau và đường cong lên kế hoạch xác định một số lượng hạn chế các địa điểm nhà kho phù hợp cho những ước lượng cụ thể. Trong hình 13.7 những điểm mà tại đó có sự phối hợp của kích cỡ hàng và vấn đề vận chuyển cho ra chi phí tối thiểu thì rơi vào phạm vi số lượng từ 4 đến 8 địa điểm nhà kho.

Phân tích này chọn ra hệ thống nhà kho cuối cùng. Ban đầu, vòng quay hoạt động của sản phẩm trong hệ thống và mức độ dự trữ hàng tồn kho thì được cố định lại. Tính ích lợi của dịch vụ và vòng quay hoạt động được coi như là những thông số giúp chúng ta phân tích để đạt được mức chi phí gần như tối thiểu cho hệ thống. Ở khía cạnh tiếp theo được trình bày rõ ràng hơn trong chiến lược, thì những thông số này được mở rộng, phát triển trong việc xem xét để đưa đến phân tích mang tính nhạy cảm. Một đường cong kế hoạch chỉ phù hợp khi chi phí cận biên đối với việc tích hợp kích cỡ hàng và phương thức vận chuyển hướng đến hệ thống từ bốn, năm, sáu, bảy hay tám các địa điểm nhà kho. Vì thế, doanh nghiệp chỉ đáp ứng được mục tiêu khách hàng khi áp dụng đúng số lượng từ bốn đến tám nhà kho nhằm tối thiểu chi phí tiềm tàng của hệ thống cho những nhà kho.

Một cải tiến cuối cùng trong phân tích của bài này là giá trị của vị trí và điều kiện các kho chứa hàng. Trong trường hợp của Hình 13.7 thì ta thấy có sự pha trộn các kiểu phương pháp để cho ra một vị trí nhà kho phù hợp nhất cho hệ thống. Đồng thời, vị trí nhà kho đó sẽ bị giới hạn bởi các

địa điểm nhà kho đã chọn trước đó. Như thế những kết quả này thì có thể thỏa mãn người quản lí nhưng không bị chi phí cao đối với những nhóm địa điểm khác nhau. Sự phân loại nhà kho trong phân tích giúp chúng ta đạt được mức chi phí kết hợp thấp nhất. Cách giải quyết cuối cùng mà phân tích này đưa ra là sự kết hợp các nhân tố khác nhau vào việc phân tích một hệ thống logistics để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho từng tình huống kinh doanh cụ thể. Việc chọn ra nhà kho cuối cùng thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp thử dần sẽ không bao giờ xác định được giải pháp tối ưu nhằm có nghĩa là tối thiểu tổng chi phí logistics. Tuy nhiên, hành động giúp đỡ nhà quản lí nhận ra đâu là hệ thống logistics chất lượng cao sẽ giúp cải thiện được dịch vụ cho khách hàng và giảm được chi phí.

Vì vậy để ước lượng một loạt sự khác nhau trong thiết kế hệ thống logistics thì cần phải phát triển việc kết hợp các phương pháp. Những giả định trên hoàn toàn ủng hộ việc thiết kế hệ thống tích hợp, ta nhìn thấy tầm quan trọng của giả định này từ cách nhìn ảnh hưởng của phương pháp đó lên hệ thống của chiến lược. Đường cong tổng chi phí đã tích hợp cần phải xem xét đến các khía cạnh có liên quan mà chúng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế hệ thống logistics.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 30)