Tổng kết chiến lược

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 40 - 43)

4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MANG TÍNH LOGISTICS

4.4.Tổng kết chiến lược

Một lỗi mà các nhà quản trị thường vấp phải là quá chủ quan về các điều khoản trong bảng cam kết dịch vụ với khách hàng. Kết quả là những mong đợi của khách hàng quá cao đi cùng với những hoạt động bất thường. Thêm nữa, kết quả của những cam kết quá mức từ việc thiếu hiểu biết về tổng chi phí này đã hỗ trợ cho những dịch vụ cao hơn và không có thiếu sót.

Bước cuối cùng trong việc xây dựng một chiến lược là đánh giá chi phí của những dịch vụ lợi nhuận theo các quy định trong doanh thu đối lưu. Để minh họa, cho rằng hệ thống hiện tại ăn khớp với dịch vụ phục vụ tối thiểu 90% tổng số khách hàng ở mức 95% hàng dự trữ sẵn trong vòng 60 giờ đồng hồ của hóa đơn yêu cầu. Hơn nữa, cho rằng hệ thống logistics hiện hành đang đạt được những mục tiêu trên với mức tổng chi phi thấp nhất bằng cách sử dụng một hệ thống gồm 5 nhà kho. Tuy nhiên, bộ phận marketing thì không hài lòng với các chỉ số trên và tin rằng khả năng của dịch vụ nên là 90% tổng số khách hàng sẽ nhận được 97% hàng dự trữ được chuyển tới trong vòng 24 giờ. Quản trị logistics cần phải dự đoán được chi phí của những cam kết mang tính chiến lược như trên.

Hình 13.9: So sánh tổng chi phí ở hai hệ thống lần lượt có số lượng là 5 và 12 kho hàng.

Hình 13.9 minh họa những chiến lược thay thế được đánh giá như thế nào. Biểu đồ cho thấy marketing yêu cầu 2% gia tăng trong hàng tồn kho kết hợp với một khả năng vận chuyển là trong 36 giờ. Phân tích hình vẽ cho thấy rằng 12 thiết bị nhà kho đại diện cho hệ thộng chi phí thấp nhất rất phù hợp để đạt được những tiêu chuẩn mới. Tổng chi phí của dịch vụ mở rộng này được đo trên trục tung là khoảng cách giữa 2 điểm A và B. Tổng chi phí theo dịch vụ yêu cầu của marketing sẽ tăng xấp xỉ 400,000 USD mỗi năm trong chi phí logistics. Cho trung bình lợi nhuận trước thuế là 10% doanh thu bán hàng, như vậy cần thiết phát sinh thêm 4 triệu USD trong doanh thu tính lãi để bù đắp vào chi phí cho việc cung cấp những dịch vụ gia tăng

Những đề xuất của bộ phận marketing là thừa nhận hay phản đối việc tăng cường dịch vụ cũng ảnh hưởng đến việc định hình chiến lược. Logistics có thể cung cấp bất kì hoạt động nào mà chiến lược dịch vụ phục vụ khách hàng tổng thể yêu cầu. Những thay đổi chính sách, một khi được thừa nhận, sẽ ảnh hưởng đến bảng thiết kế hoạt động logistics. Để hoàn thành việc quản trị chính sách logistics cũng đòi hỏi phải xem xét một loạt các phương án thay thế mang tính chiến lược.

LỜI KẾT

Những mục tiêu cơ bản của thiết kế hệ thống logistics là những yêu cầu xuất phát từ việc tích hợp các hoạt động : mua nguyên nhiên vật liệu, sản xuất và chiến lược thỏa thuận khách hàng. Trong phạm vi cơ chế hoạt động của các chiến lược kết hợp, việc đạt được những trao đổi trong dịch vụ và tổng chi phí đã thõa mãn những đòi hỏi mới cần được tích hợp vào. Những yêu cầu này sẽ được thể hiện là một hệ thống trong tiện nghi doanh nghiệp. Những tiện nghi này đã được khẳng định trong bảng thiết kế hệ thống logistics như là kết quả của những đóng góp từ việc cắt giảm chi phí, cải thiện dịch vụ hoặc của sự kết hợp của cả 2 hoạt động trên.

Tính kinh tế của hoạt động vận chuyển và hàng tồn kho là những vấn đề cần xem xét trong bảng thiết kế hệ thống. Theo sự cân bằng chi phí tối thiểu, vận chuyển phản ánh các khía cạnh về không gian của logistics. Khả năng củng cố hoạt động vận chuyển là một minh chứng cơ bản cho việc tính đến nhà kho trong bảng thiết kế hệ thống. Hàng dự trữ lại thể hiện khía cạnh thời gian của logistics. Trung bình lượng hàng dự trữ tăng thì số lượng nhà kho cũng tăng trong điiều kiện nhu cầu ổn định. Hợp nhất tổng chi phí cung cấp một cơ chế cho việc tích hợp cùng lúc nhiều chuỗi logistics, chuỗi sản xuất, và chi phí đầu vào. Vì vậy, phân tích tổng chi phí cung cấp phương pháp luận về tích hợp hệ thống logistics.

MỤC LỤC

1. HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP...3

1.1. Hàng loạt quyết định về địa điểm...4

1.2. Kiểu mẫu lỗi thời...4

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA KHO LƯU HÀNG HÓA...5

2.1. Vai trò trong việc thu mua...6

2.2. Vai trò trong việc sản xuất...7

2.3. Vai trò trong việc đáp ứng theo yêu cầu khách hàng...8

2.4. Sự tồn tại xác đáng của kho lưu hàng hóa...9

3. SỰ TÍCH HỢP TỔNG CHI PHÍ...10

3.1. Nguyên lý kinh tế của việc vận tải...10

3.2. Tính kinh tế của hàng tồn kho ...14

<Case study> Chuỗi cung ứng của Wal-Mart...21

3.3. Tổng chi phí hệ thống...24

4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MANG TÍNH LOGISTICS...29

4.1. Tối thiểu hóa chi phí...29

4.2. Khâu dịch vụ đầu tiên...30

<Case study> Chuỗi Logistics của Samsung...32

4.3. Phân tích độ nhạy của dịch vụ...33

<Case study> Chuỗi cung ứng của Wal-Mart...37

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KHO HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 40 - 43)