1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề xuất về vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học

56 6,8K 31
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 483,62 KB

Nội dung

Tổ chức thực hiện và chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học và giáo dục a Căn cứ vào kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, chuẩn kiến thức và kỹ năng, cụ thể hóa các hoạt động gi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Hà Nội, tháng 10 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ KHUNG NĂNG LỰC 4

III.Hỗ trợ, phục vụ 27

1.Nhân viên thư viện trường học 27 2.Nhân viên thiết bị trường học 27 3.Nhân viên y tế trường học 28 4.Nhân viên văn thư 29 5.Nhân viên kế toán 29 6.Kỹ thuật viên công nghệ thong tin 30

8.Nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP 31 8.1.Nhân viên bảo vệ 31 8.2.Nhan viên tạp vụ 32 8.3.Nhân viên nuôi dưỡng 32 8.4.Nhân viên hỗ trợ bán trú 32 8.5.Nhân viên điện, nước 33

III Tổ trưởng chuyên môn 39 IV.Giáo viên chủ nhiệm lớp 40

V Giáo viên dạy lớp ghép 41

VI Giáo viên Tổng – Phụ trách Đội 42

Trang 3

MỤC LỤC

1 Cơ sở đề xuất về Tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp giáo

2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp:

- Giáo viên tiểu học

- Giáo viên tiểu học chính

- Giáo viên tiểu học cao cấp

- Đề xuất về cơ cấu các hạng chức danh nghề nghiệp trong trường tiểu học

50

52

54

56

Trang 4

CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT VỀ

VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ KHUNG NĂNG LỰC

Các đề xuất dựa trên một số nguồn sau đây:

1 Luật Giáo dục (đã sửa đổi, bổ sung và có hi ệu lực thi hành t ừ ngày 01/7/2010)

2 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 15/11/2010 c ủa Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012

3 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/1010 của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012

4 Bộ Luật Lao động của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002,2006, 2010)

5 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông t ư số 41/2010/TT-BGD

ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ

sở giáo dục phổ thông công lập; Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành theo Thông tư số 28/2009/TT-BGD ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo d ục và Đào tạo; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ti ểu học ban hành theo Quyết định số 14/2007/QQĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chuẩn Hiệu trưởng Trường Tiểu học ban hành theo Thông t ư số 14/2011/ TT-BGD ĐT ngày 08/4/2011c ủa Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6 Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn khối lượng công việc, bố trí sử dụng giáo viên tiểu học trong quá trình chuyển đổi sang dạy học cả ngày tiến hành tại giai đoạn 1 từ tháng 02/2012 đến tháng 10/2012 Kết quả này đã được lấy

ý kiến tham v ấn tại Hội thảo 2 ngày ở Hà N ội và Thành ph ố Hồ CHí Minh với 125 đại biểu Trong đó có đại diện lãnh đạo của 20 s ở giáo d ục và đào tạo, 20 phòng giáo d ục tiểu học, 40 phòng giáo d ục và đào tạo cấp huyện và

45 hiệu trưởng và giáo viên tr ường tiểu học trên ph ạm vi c ả nước cùng k ết quả nghiên cứu của Dự án Phát triển giáo viên tiểu học về tiêu chuẩn nghiệp

vụ các ngạch giáo viên tiểu học

7 Tham khảo tài liệu và ý kiến tư vấn của JMR Cameron- Tư vấn quốc tế về “ Thông tư 35/2006- các ph ương án hành động” 9/2012; T ư liệu “Tiêu chu ẩn

và năng lực chuyên môn c ủa giáo viên-một số so sánh qu ốc tế của hệ thống giáo dục của Mỹ (Bang Iowa, Michigan, califonia), V ương quốc Anh (Anh

và Scotland), Úc”

8 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định

Trang 5

phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và qu ản lý viên ch ức và Thông t ư sơ 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

9 Tham khảo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức hiện hành: thư viện viên trung c ấp, kế toán viên trung c ấp, văn thư lưu trữ, nhân viên bảo vệ, nhân viên thủ quỹ, y sỹ…

10 Căn cứ Thông tư số 22/2004/TT-BGD&ĐT gày 28/7/2004 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo hướng dẫn về loại hình giáo viên, cán b ộ, nhân viên ở các trường phổ thông

11 Căn cứ Chương trình giáo d ục phổ thông ban hành kèm theo Quy ết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

12 Căn cứ Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành theo Quy ết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

13 Căn cứ chế độ tuần làm việc 40 giờ/ tuần và chương trình, kế hoạch giáo dục tiểu học 2 buổi/ngày

14 Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 c ủa Chính ph ủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 204/2004/ N Đ-CP ngày 14/12/2004 c ủa Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

15 Nghị định 68/ 2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế

độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà n ước, đơn

19 Ý kiến tham v ấn và ch ỉ đạo của các thành viên Nhóm t ư vấn chuyên môn (PWG)

20 Ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự Hội thảo thuộc 20 tỉnh, đại diện cho các tỉnh tham gia Ch ương trình SEQAP t ổ chức tại Hà Nội ngày 18-19/8/2013 (10 tỉnh), tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22-23/8/2013 (10 tỉnh)

do SEQAP t ổ chức và H ội thảo toàn qu ốc gồm 63 t ỉnh, thành ph ố trong c ả nước do Cục NG&CBQLCSGD phối hợp với SEQAP tổ chức tại Hải Dương ngày 06-09/8/2013 (32 tỉnh), tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26-29/8/2013 (31 tỉnh)

Trang 6

A NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC

Trường tiểu học theo Điều 30-Luật giáo dục, có trách nhi ệm thực hiện mục tiêu

giáo dục tiểu học « Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành nh ững cơ sở

ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở » (khoản 2 Điều 27

Luật giáo dục) và thực hiện yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục « Giáo dục

tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con ng ười; có k ỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc,

mỹ thuật » (khoản 1 Điều 28 Luật giáo dục) Mục tiêu giáo dục tiểu học (GDTH) và

yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đã được cụ thể hóa và hướng dẫn, quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ch ương trình giáo d ục phổ thông Nhà tr ường tiểu học được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông t ư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 c ủa Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT Trường tiểu học thực hiện kế hoạch giáo dục theo quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, đại trà là t ổ chức dạy học 1 buổi/ngày, 5 ngày trong tuần với thời lượng là 22-25 ti ết/tuần, trung bình m ỗi tiết khoảng 40 phút Nh ững nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, có nhu c ầu và có s ự tự nguyện của phụ huynh học sinh và được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền thì tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và mỗi ngày không quá 7 tiết, có thể là 6 - 7 bu ổi/tuần theo kế hoạch dạy học 30 tiết/tuần (T30) hoặc dạy học 8 buổi/ngày theo kế hoạch 33 tiết/tuần (T33) hoặc dạy 9 -10 buổi/ tuần theo kế hoạch 35 tiết/tuần (T35)

1 Nhiệm vụ của trường tiểu học tổ chức dạy học 2 bu ổi/ngày và d ạy học cả ngày:

1.1 Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục 2 buổi/ngày và cả ngày đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú và điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương;

1.2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã

bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo d ục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành ch ương trình tiểu học cho học sinh trong nhà tr ường và trẻ

em trong địa bàn trường được phân công phụ trách;

1.3 Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương;

1.4 Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục;

1.5 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

Trang 7

1.6 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

1.7 Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục;

1.8 Tổ chức cho cán b ộ quản lý, giáo viên, nhân viên và h ọc sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng;

1.9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

B THỐNG KÊ CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

I QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH

1 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường;

2 Tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy; xây dựng và phát triển, thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh của nhà trường;

3 Lãnh đạo, chỉ đạo và t ổ chức thực hiện, quản lý ho ạt động dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục học 2 buổi/ ngày và cả ngày (lập thời khóa biểu, phân công giảng dạy, phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp, phân công giáo viên kiêm nhiệm các chức danh );

4 Quản lý học sinh học hai buổi/ngày và học cả ngày;

5 Tổ chức ăn, nghỉ trưa, vui chơi và hoạt động cho học sinh bán trú tại trường;

6 Tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ trong cộng đồng;

7 Quản lý tài chính, tài sản nhà trường;

8 Quản lý hành chính và hệ thống thông tin, dữ liệu giáo dục;

9 Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học, kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp;

10 Tổ chức thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

11 Tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội hóa giáo dục; phối hợp giữa nhà trường với địa phương và gia đình học sinh;

12 Xây dựng, tu b ổ, cũng cố, nâng c ấp, hoàn thi ện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ

dùng dạy học, học liệu, tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, thư viện;

13 Tổ chức, quản lý các ho ạt động của các t ổ chức chính tr ị, xã h ội, đoàn thể

Trang 8

16 Soạn thảo các loại báo cáo, thống kê

II HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP

1 Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp;

2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

10 Điện, nước, thiết bị công nghệ, thông tin;

11 Dọn dẹp, vệ sinh, nước uống cho cán bộ, giáo viên, học sinh;

C DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

I QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH

Theo quy định của Điều lệ Trường tiểu học ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các vị trí việc làm quản lý, điều hành của trường tiểu học được liệt kê dưới đây được bố trí chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tùy theo h ạng trường Các vị trí này t ạo thành ban lãnh đạo, quản lý, điều hành của nhà trường với các chức danh sau đây:

1 Hiệu trưởng

2 Phó hiệu trưởng

II HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP

1 Giáo viên giảng dạy các môn h ọc và không làm ch ủ nhiệm lớp, bao gồm các loại hình giáo viên:

1.1 Giảng dạy các môn cơ bản (trừ môn Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và Tiếng dân tộc);

Trang 9

1.2 Giảng dạy môn Mỹ thuật;

1.3 Giảng dạy môn Âm nhạc;

1.4 Giảng dạy môn ngoại ngữ;

1.5 Giảng dạy tiếng dân tộc;

1.6 Giảng dạy môn Thể dục;

1.7 Giảng dạy môn Tin học;

1.8 Giảng dạy thay cho giáo viên nữ nghỉ sinh con;

2 Giáo viên giảng dạy các môn học và làm chủ nhiệm lớp

3 Giáo viên dạy lớp ghép;

4 Giáo viên-Tổng phụ trách Đội;

5 Giáo viên giảng dạy và chuyên trách công tác phổ cập giáo dục tiểu học - xóa

5 Văn thư, lưu trữ;

6 Công nghệ, thông tin;

7 Thủ quỹ, thủ kho (vị trí kiêm nhiệm);

8 Vị trí hợp đồng theo Nghị định 68/ 2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

Trang 10

tư thục theo tiêu chu ẩn chuyên môn nghiệp vụ và quy trình b ổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học

Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm Sau 5 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại Đối với trường tiểu học công l ập, hiệu trưởng được quản lý một trường tiểu học không quá hai nhi ệm

kỳ Mỗi hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một trường tiểu học

Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, hi ệu trưởng trường tiểu học được giáo viên, nhân viên trong tr ường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản

lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định

Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ Trường tiểu học hiện hành do Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó, người hiệu trưởng phải tiến hành các công việc chính sau đây:

1.1 Tổ chức thực hiện và chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học và giáo dục

a) Căn cứ vào kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, chuẩn kiến thức và kỹ năng, cụ thể hóa các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động dạy học 2 bu ổi/ ngày và d ạy học cả ngày, xây d ựng thời khóa bi ểu phù hợp với tâm lý, sinh lý l ứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương; chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên th ực hiện thời khóa biểu đó theo từng học kỳ của năm học;

- Hoạt động giáo d ục trong gi ờ lên l ớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, ho ạt động vui ch ơi, thể dục thể thao, tham quan

du lịch, giao l ưu văn hóa; ho ạt động bảo vệ môi tr ường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác;

b) Quản lý vi ệc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp;

c) Tổ chức và ch ỉ đạo các ho ạt động dạy học, giáo d ục phù h ợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích c ực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh;

d) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ

em có hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định;

Trang 11

e) Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nh ận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh và trẻ em trên địa bàn;

f) Phối hợp, tổ chức thực hiện công tác phổ cập-xóa mù chữ theo phân công

1.2 Công việc chỉ đạo đánh giá, xếp loại học sinh;

a) Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các quy định về nhận xét, đánh giá học sinh hằng tuần, hằng tháng, đầu năm học và nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh giữa học kỳ, cuối học kỳ, cuối năm học của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp;

b) Tiếp nhận và gi ải quyết các ý ki ến của học sinh, khiếu nại của cha mẹ hoặc người giám hộ về đánh giá, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất là 10 ngày,

kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại;

c) Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét, xếp loại cuối học kỳ I, cuối năm học của các lớp và chỉ đạo việc xét cho h ọc sinh lên l ớp, lưu ban hay ki ểm tra đánh giá bổ sung Tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá bổ sung Ký tên xác nhận kết quả ở học bạ sau khi năm học kết thúc;

d) Quản lý các hồ sơ về nhận xét, đánh giá, xếp loại của học sinh trong các năm học ở cấp Tiểu học

1.3 Công việc chỉ đạo quản lý học sinh

a) Tổ chức tuyển sinh, huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, tiếp nhận học sinh khuyết tật học hòa nhập; thực hiện công tác ph ổ cập giáo dục tiểu học, Quy định về giáo d ục hòa nh ập dành cho ng ười khuyết tật và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương;

b) Tổ chức tiếp nhận, bàn giao k ết quả học tập và rèn luy ện của học sinh

từ lớp dưới lên lớp trên; có trách nhiệm phối hợp với trường trung học cơ

sở trong vi ệc tiếp nhận, bàn giao ch ất lượng giáo d ục của học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên học trường trung học cơ sở;

c) Tổ chức và quản lý, theo dõi học sinh trong các hoạt động giáo dục theo quy định, có biện pháp giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ, động viên để học sinh không

1.4 Hằng tuần trong n ăm học, tham gia gi ảng dạy theo định mức quy định về

chế độ làm việc đối với giáo viên ph ổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 12

1.5 Thường xuyên học tập, bồi dưỡng, tham dự các cuộc họp do ngành giáo dục

và đào tạo và chính quyền, đoàn thể tổ chức và triệu tập

a) Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao ph ẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành nhà trường;

b) Tổ chức, quản lý, t ạo điều kiện và giúp đỡ giáo viên, nhân viên h ọc tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để phát triển nghề nghiệp

1.6 Tổ chức thực hiện và quản lý hành chính, hệ thống thông tin

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường;

b) Quản lý và s ử dụng các lo ại hồ sơ, sổ sách c ủa nhà tr ường theo đúng quy định;

c) Xây dựng và s ử dụng hệ thống thông tin, d ữ liệu phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định

1.7 Tổ chức thực hiện và quản lý công tác xây d ựng tổ chức bộ máy, xây d ựng

và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường

a) Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản

lý các hoạt động của nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục;

b) Đề xuất, tham gia tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, tổ chức thực hiện đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục

c) Tổ chức và chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thực hiện dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi về thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh;

d) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động, các phong trào thi đua trong nhà trường;

e) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tham gia nghiên cứu, đúc rút kinh nghi ệm các đề tài về khoa học quản lý, khoa h ọc sư phạm ứng dụng

1.8 Tổ chức thực hiện và quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường đúng mục đích và theo quy định của pháp luật;

b) Huy động và s ử dụng các nguồn tài chính ph ục vụ hoạt động dạy học

Trang 13

c) Tổ chức xây d ựng, bảo quản, khai thác và s ử dụng cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng d ạy học của nhà tr ường theo yêu c ầu đảm bảo chất lượng giáo dục

1.9 Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục, quản lý và hoạt động nội bộ của nhà trường theo quy định;

b) Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý;

c) Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;

d) Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục

đề ra các giải pháp phát triển nhà trường

1.10 Tổ chức thực hiện dân chủ trong hoạt động và 3 công khai ở nhà tr ường theo quy định

a) Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;

b) Tổ chức thực hiện quy ch ế dân ch ủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

1.11.Tổ chức thực hiện xã h ội hóa giáo d ục, phối hợp giữa nhà tr ường với địa phương và gia đình học sinh

a) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác giáo d ục, trong đó chú trọng đến phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn;

b) Tổ chức tuyên truy ền trong cha m ẹ học sinh và c ộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học;

c) Tổ chức huy động các ngu ồn lực của cộng đồng, các t ổ chức kinh t ế, chính trị - xã h ội và các cá nhân trong c ộng đồng góp ph ần xây d ựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định;

d) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và h ọc sinh tham gia các ho ạt động

xã hội trong cộng đồng;

e) Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha m ẹ học sinh th ực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh

1.12.Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường

a) Dự báo s ự phát tri ển của nhà tr ường phục vụ cho vi ệc xây d ựng quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển nhà trường;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học

1.13 Tham gia các công tác khác theo quy định của pháp luật và phân công của chính quyền, cấp ủy địa phương

Trang 14

2 PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng Phó hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Mỗi trường tiểu học có từ

1 đến 02 phó hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công

Để hoàn thành t ốt nhiệm vụ, phó hi ệu trưởng trường tiểu học phải thực hiện các công việc chính sau đây:

1 Hằng tuần trong năm học, tham gia giảng dạy theo định mức quy định về chế

độ làm vi ệc đối với giáo viên ph ổ thông do B ộ trưởng Bộ Giáo d ục và Đào tạo ban hành;

2 Điều hành các công việc và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng các công việc lãnh đạo, quản lý các hoạt động của nhà trường do hiệu trưởng phân công;

3 Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

4 Tổ chức hoạt động kiểm tra, dự giờ, đánh giá giáo viên;

5 Thường xuyên học tập, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;

6 Đề xuất các nội dung bồi dưỡng, những chuyên đề cần nghiên cứu, trao đổi và tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên;

7 Tham gia biên tập, biên soạn tài liệu và hướng dẫn giáo viên phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi; hỗ trợ, giúp đỡ học sinh yếu kém; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

8 Tham gia đánh giá, xét duyệt sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học

sư phạm ứng dụng của giáo viên tiểu học;

9 Tham gia tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục;

10.Tham gia xây dựng, quản lý ngân hàng đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ,

đề khảo sát chọn học sinh giỏi cấp trường;

11.Tham gia các công tác khác theo quy định của pháp luật

3 TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN

Tổ chuyên môn bao g ồm giáo viên, nhân viên làm công tác th ư viện, thiết bị giáo dục Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó

Trang 15

Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần và các sinh ho ạt khác khi

có nhu cầu công việc

Tổ trưởng tổ chuyên môn có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện tốt các nhiệm

vụ được quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành do B ộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điều hành các bu ổi sinh ho ạt định kỳ và các sinh ho ạt khác khi có nhu cầu với những công việc chủ yếu sau đây:

3.1.Hằng tuần trong năm học

3.1.1 Tham gia giảng dạy theo quy định về chế độ làm việc của cán bộ quản

lý, giáo viên tiểu học hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, công việc của người giáo viên khi tham gia giảng dạy;

3.1.2 Theo dõi và đôn đốc các tổ viên thực hiện các quy định, quy chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ luật lao động, kế hoạch chuyên môn của tổ, của trường;

3.1.3 Tự học tập, nghiên c ứu tài li ệu nghiệp vụ, phương pháp gi ảng dạy để phát triển chuyên môn, nghề nghiệp;

3.1.4 Tham gia các lớp tập huấn do sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cụm trường tiểu học tổ chức và h ướng dẫn giáo viên trong t ổ cùng th ực hiện

3.2.Hằng tháng trong năm học

3.2.1 Đầu tháng:

a) Tham mưu với hiệu trưởng về nội dung, kế hoạch công tác tháng;

b) Họp tổ chuyên môn để kiểm tra các m ặt công tác c ủa tổ, đặc biệt chú trọng tiến độ thực hiện kế hoạch giáo dục và chất lượng công việc, nội dung hoạt động;

c) Căn cứ kế hoạch hoạt động hằng tháng của trường để xây dựng kế hoạch và tiến độ thực hiện công việc của tổ;

d) Giải quyết các vấn đề đột xuất của tổ

3.2.2.Trong tháng:

a) Theo dõi và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ;

b) Đảm bảo sinh hoạt tổ 2 lần trong tháng

3.2.3.Cuối tháng:

a) Sơ kết công tác trong tháng c ủa tổ, sơ kết công tác cu ối học kỳ 1, rút kinh nghiệm giải quyết công việc trong tháng và đề xuất với nhà trường những công việc phát sinh, đột xuất;

b) Viết báo cáo công tác tháng của tổ gửi hiệu trưởng

3.3.Trong năm học

Trang 16

3.3.1 Đầu năm học:

a) Tham mưu với hiệu trưởng và phó hi ệu trưởng phụ trách chuyên môn phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, kiêm nhiệm các mặt công tác của trường cho các thành viên trong tổ, phản ánh nguyện vọng của các thành viên trong tổ;

b) Đôn đốc các thành viên trong tổ quán triệt, học tập nhiệm vụ năm học, quy chế, các quy định, của Bộ, Sở, Phòng, của trường;

c) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục trong phạm vi, nhiệm vụ được phân công:

- Kế hoạch kiểm tra chất lượng văn hóa học sinh;

- Kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có khó khăn;

- Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (thao giảng, dự giờ, ngoại khóa);

- Kế hoạch giảng dạy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Kế hoạch sử dụng sách, thiết bị, đồ dùng dạy học;

3.3.2 Trong thời gian cả năm học

a) Quản lý, h ướng dẫn và t ổ chức cho t ổ viên th ực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu thi đua của tổ;

b) Tổ chức thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, dự giờ, thăm lớp; kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý, sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ;

c) Tham gia xây d ựng ngân hàng đề kiểm tra gi ữa kỳ, định kỳ, cuối kỳ, cuối năm của trường, tổ chức thi chọn học sinh giỏi của khối lớp được phụ trách;

d) Tham gia công tác kiểm định chất lượng giáo dục

3.3 3.Cuối năm học

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá hồ sơ các hoạt động chuyên môn của các tổ viên;

b) Tổ chức và điều hành các buổi làm việc của tổ để các thành viên trong

tổ tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

c) Có trách nhiệm giúp đỡ, khuyến khích và làm rõ các minh chứng trong qúa trình giáo viên tự đánh giá;

Trang 17

d) Kiểm tra điểm tự đánh giá của giáo viên Sau khi t ổ chuyên môn tham gia nhận xét, góp ý ki ến, tổ trưởng ghi điểm vào phiếu tự đánh giá của giáo viên Trong trường hợp có sự không thống nhất giữa tổ trưởng và giáo viên, hai bên tr ực tiếp trao đổi và đưa ra minh ch ứng Nếu thống nhất thì cùng ký tên vào phiếu đánh giá Nếu chưa thống nhất đưa ra tổ trao đổi;

e) Lập Báo cáo đánh giá của tổ và gửi hiệu trưởng

f) Tổ chức và điều hành cuộc họp tổ sơ kết, tổng kết công tác của tổ, nhận xét ưu, khuyết điểm các thành viên trong tổ, bình bầu các danh hiệu thi đua;

g) Tham gia và phát bi ểu ý ki ến tại cuộc họp của Hội đồng thi đua của trường;

h) Xây dựng báo cáo công tác c ủa tổ chuyên môn g ửi hiệu trưởng theo quy định

4 TỔ TRƯỞNG TỔ VĂN PHÒNG

Mỗi trường tiểu học có một Tổ Văn phòng gồm các nhân viên làm công tác y

tế trường học, văn thư, kế toán, th ủ quỹ và các nhân viên khác (n ếu có) T ổ Văn

phòng sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công

việc

Nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ văn phòng:

4.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho vi ệc thực hiện chương trình, k ế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;

4.2.Tổ chức thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc, chấp hành các quy định, quy chế, kỷ luật lao động các thành viên trong t ổ theo k ế hoạch của nhà tr ường; phối hợp với giáo viên ch ủ nhiệm lớp đánh giá và xếp loại học sinh;

4.3.Tổ chức và điều hành các buổi làm việc để các thành viên trong tổ tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; điều hành các buổi sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần

và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công viêc;

4.4.Xây dựng các báo cáo công tác c ủa Tổ Văn phòng g ửi hiệu trưởng theo quy định;

4.5 Phối, kết hợp với giáo viên, nhân viên hỗ trợ bán trú quản lý học sinh nghỉ trưa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ;

4.6.Thực hiện công việc chuyên môn theo quy định và phân công của hiệu trưởng

Trang 18

II HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP

1 GIÁO VIÊN

Giáo viên làm nhi ệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong tr ường tiểu học

và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, chịu trách nhiệm

về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài v ề đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở Giáo viên chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, đánh giá, học sinh;

Thực hiện chế độ làm vi ệc đối với giáo viên, giáo viên ti ểu học đảm đương các vị trí công việc sau:

- Giảng dạy đủ các môn học (trừ môn ngoại ngữ) và chủ nhiệm lớp;

- Giảng dạy các môn h ọc (trừ môn Ngo ại ngữ, Tin h ọc, Âm nh ạc, Mỹ thuật, Thể dục) và kiêm nhiệm việc khác, không làm chủ nhiệm lớp;

- Giảng dạy các môn h ọc (trừ môn Ngo ại ngữ, Tin h ọc, Âm nh ạc, Mỹ thuật, Thể dục) và kiêm nhiệm việc khác, làm chủ nhiệm lớp;

- Giảng dạy các môn h ọc (trừ môn Ngo ại ngữ, Tin h ọc, Âm nh ạc, Mỹ thuật, Thể dục) và chủ nhiệm lớp;

- Giáo viên chỉ dạy một môn chuyên biệt (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin h ọc, Tiếng dân t ộc) và d ạy cho nhi ều lớp, kiêm nhi ệm thêm các công việc khác để đảm bảo định mức về tiêu chuẩn số giờ dạy trong tuần Giáo viên ti ểu học (quy định chung cho t ất cả các v ị trí giáo viên) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, có chất lượng và hiệu quả các nhiệm vụ quy định tại Điều

lệ Trường tiểu học hiện hành do B ộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Để hoàn thành t ốt các nhi ệm vụ đó, giáo viên ti ểu học phải thực hiện các công vi ệc chính sau đây:

Các công vi ệc chính c ủa giáo viên (quy định chung cho t ất cả các v ị trí giáo viên)

Dạy học là công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật sư phạm, đòi hỏi tính sáng t ạo của người dạy (giáo viên) trong quá trình gi ảng dạy Từ Thứ 2

đến Thứ sáu hằng tuần trong năm học, giáo viên lên lớp giảng dạy với định mức số tiết dạy trong một tuần theo quy định về chế độ làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, công việc của người giáo viên trong thời gian còn lại trước khi lên lớp và sau khi lên lớp

Để làm tốt công việc dạy học, giáo viên phải thực hiện tốt công việc của 4 công đoạn chủ yếu, đó là chu ẩn bị bài d ạy trước khi lên l ớp, công đoạn dạy học

trên lớp, làm việc ngay sau khi dạy học trên lớp và công đoạn thực hiện những công việc chuyên môn, nghiệp vụ khác trong thời gian còn lại ngoài giờ dạy học trên lớp trong năm học

Trang 19

1.Việc chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp

Việc chuẩn bị bài dạy của người giáo viên bao g ồm việc chuẩn bị dài hạn cho

cả năm học hoặc trong từng học kỳ và việc chuẩn bị cho từng tiết học, bài học cụ thể được thực hiện hằng ngày trong tuần của cả năm học Nội dung cụ thể của các công việc chính đó là:

1.1 Việc chuẩn bị trực tiếp bài d ạy bao g ồm việc nghiên c ứu, phân tích n ội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên, chu ẩn bị tư liệu cho vi ệc soạn kế hoạch bài h ọc; chuẩn bị đồ dùng và thi ết bị dạy học và các

điều kiện cần thiết khác cho việc dạy học và thực hiện các tiết dạy:

a) Việc phân tích nội dung các bài trong sách giáo khoa, th ường phải phân tích về mặt khái niệm, về mặt logic, về mặt tâm lý, v ề mặt giáo dục, về mặt lý lu ận dạy học; phát hi ện những mặt chưa hợp lý trong sách giáo khoa để góp ý kiến phản hồi;

b) Việc soạn kế hoạch bài học (giáo án) phải đạt được yêu cầu sau:

- Dựa trên kế hoạch dạy học theo chương trình, nội dung sách giáo khoa, trình độ tri thức của học sinh và những điều kiện tiến hành bài dạy cụ thể

mà thể hiện trong kế hoạch tiến hành theo từng bước của bài giảng;

- Xác định được những kiến thức học sinh đã biết để chuẩn bị cho học sinh lĩnh hội tri thức của bài mới từ đó xác định trình độ tri thức của học sinh lớp mình phụ trách đề ra biện pháp khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh (n ếu có); xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học;

- Có biện pháp để phát huy tính tích c ực, độc lập, sáng t ạo của học sinh trong tiết học;

- Có những biện pháp chỉ đạo cá biệt;

- Có đề cập đến những phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học cần thiết để minh họa và cách sử dụng chúng…

1.2 Việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ:

a) Tìm hiểu học sinh lớp mình dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của giáo viên đã và đang dạy ở lớp đó Trên cơ sở đó đề ra yêu cầu hợp lý đối với học sinh; b) Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài li ệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài li ệu cho t ừng tiết học, phương pháp, ph ương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp;

c) Tìm hiểu phương tiện dạy học đã có ở trường, ở lớp để tìm kiếm, bổ sung phương tiện mới; những tài li ệu, sách có trong t ủ sách nhà tr ường

để có kế hoạch cùng với học sinh xây d ựng nên tủ sách của lớp, qua đó

mà dự tính đổi mới phương pháp dạy học;

d) Trên cơ sở những tài li ệu hướng dẫn của cơ quan qu ản lý giáo d ục và

Trang 20

những tư liệu thu thập được trên đây, lập kế hoạch dạy học Yêu cầu của

kế hoạch dạy học phải đạt là:

- Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các ho ạt động dạy học nhằm cụ thể hóa chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy;

- Lập kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Lập kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động giáo dục

2 Việc thực hiện bài giảng

2.1 Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp:

học theo hướng phát huy tính sáng t ạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; dạy học theo kế hoạch bài học đã được chuẩn bị; làm chủ lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh, khích

lệ học sinh tham gia xây dựng bài học;

b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy năng lực học tập của học sinh; ra bài tập, đề kiểm tra để học sinh làm bài tập, bài kiểm tra tại lớp; giới thiệu, tuyên dương bài làm tốt của học sinh, chữa bài kiểm tra để giúp học sinh học tập tiến bộ;

c) Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm để minh h ọa cho bài gi ảng; khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học;

d) Thực hiện đánh giá thường xuyên ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình Giáo viên theo dõi, động viên, khuyến khích hay nh ắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và ho ạt động giáo d ục nhằm đạt hiệu quả thiết thực;

e) Hướng dẫn học sinh tự học, viết chữ đẹp, viết chữ đúng mẫu, giữ vở sạch;

f) Giáo viên thể hiện được tư thế, tác phong đúng mực; trang phục gọn gàng, giản dị; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng; diễn đạt truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói Kết thúc tiết học, bài học đạt mục đích, yêu cầu đã đề ra

3 Việc làm ngay sau khi lên lớp:

Sau tiết học, giáo viên phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, rút kinh nghiệm thành công và thất bại, tự đánh giá chất lượng của tiết học, bài học và ghi các nội dung

đó bổ sung vào giáo án

Trang 21

4 Những công việc chuyên môn, nghiệp vụ khác giáo viên phải thực hiện trong thời gian còn lại ngoài giờ lên lớp trong năm học

4.1.Thường xuyên học tập, nghiên cứu để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức, rèn luyện thân thể

a) Tham gia h ọc tập, nghiên c ứu cơ sở lý lu ận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;

b) Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới; học tập theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học; c) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

d) Cập nhật kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội truyền thống của địa phương

4.2 Đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức

a) Thực hiện đánh giá định kỳ (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối năm học) kết quả học tập của học sinh sau t ừng giai đoạn học tập, giáo viên thu nhận thông tin và báo cáo các cấp quản lý để chỉ đạo, điều chỉnh quy trình dạy học;

b) Thực hiện chấm bài kiểm tra, coi thi, ch ấm thi, ghi sổ điểm, ghi học bạ theo đúng quy chế, phối hợp với giáo viên ch ủ nhiệm lớp để đánh giá, xếp loại học sinh;

c) Quản lý, theo dõi h ọc sinh trong các ho ạt động giáo d ục ngoài gi ờ lên lớp

4.3 Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục

a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các gi ải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau t ừng học kỳ; thông báo cho gia đình học sinh k ết qủa đánh giá định kỳ nhằm mục đích phối hợp động viên, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh; b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh ho ạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây d ựng, trao đổi, rút kinh nghiệm để tổ, khối chuyên môn đoàn kết vững mạnh;

4.4 Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy

Trang 22

a) Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình h ọc tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh;

b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các t ư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;

c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao; d) Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật

để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh

4.5 Tham dự các cuộc họp, hội thảo, tập huấn do tổ chuyên môn, nhà trường,

đoàn thể và cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức;

4.6 Thực hiện trách nhi ệm của một công dân, ch ấp hành pháp lu ật, chính sách của Nhà nước:

a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống;

b) Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội và các Nghị quyết của địa phương;

c) Thực hiện các quy định của pháp lu ật, chủ trương chính sách c ủa Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương

4.7.Viết báo cáo theo chuyên đề, báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu

khoa học sư phạm ứng dụng;

4.8 Phối hợp với Giáo viên- Tổng phụ tách Đội trong quản lý, giáo dục học sinh; 4.9 Tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

4.10 Thực hiện công việc khác theo phân công của hiệu trưởng, của các đoàn thể

mà giáo viên tham gia

2 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

Mỗi lớp học 2 buổi/ngày hoặc lớp học cả ngày có m ột giáo viên ch ủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn h ọc Giáo viên ch ủ nhiệm chịu trách nhi ệm chính trong việc tổ chức, quản lý lớp học theo quy định của Điều lệ Trường tiểu học

và chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh lớp mình phụ trách 2.1 Hằng tuần trong năm học, tham gia gi ảng dạy theo quy định về chế độ làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, công việc của người giáo viên khi tham gia gảng dạy;

2.2 Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức; đưa ra được những biện pháp c ụ thể để phát tri ển năng lực học tập của học sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;

2.3 Tìm hiểu để nắm vững hoàn cảnh học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện

Trang 23

pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh

và của cả lớp;

2.4 Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên

bộ môn, Đoàn Thanh niên c ộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên ti ền phong H ồ Chí Minh, các đoàn thể và các t ổ chức xã h ội khác có liên quan trong ho ạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

2.5.Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Giáo viên-Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản;

2.6 Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác ch ủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;

2.7 Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh

a) Giáo viên ch ủ nhiệm chịu trách nhi ệm chính trong vi ệc đánh giá, x ếp loại học sinh theo quy định Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện năm nhiệm vụ của học sinh ti ểu học: Đánh giá là ho ạt động thường xuyên của giáo viên Dựa vào quá trình tiến bộ của học sinh để đánh giá, trong đó đánh giá cuối năm là quan trọng nhất Giáo viên ghi nh ận xét

cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chưa thực hiện được để có

kế hoạch động viên và giúp đỡ học sinh t ự tin trong rèn luy ện Giáo viên phối hợp với cha m ẹ học sinh để thống nhất các bi ện pháp giáo dục học sinh

b) Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực từng môn học, xếp loại giáo dục của học sinh cho cha m ẹ hoặc người giám hộ;

c) Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại học sinh; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trên, hoặc lớp dưới trong việc nghiệm thu, bàn giao

và tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

2 8 H ọp phụ huynh học sinh đúng quy định; có sổ liên l ạc thông báo k ết quả học tập của từng học sinh; lắng nghe, ghi chép các ý ki ến phản hồi, góp ý c ủa phụ huynh và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;

2.9 Báo cáo thường kỳ, báo cáo đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng

3 GIÁO VIÊN DẠY LỚP GHÉP

Trang 24

Ở những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học Mỗi lớp ghép không qúa

15 học sinh và không quá 2 trình độ Trường hợp đặc biệt có th ể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh

Dạy lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học mà một giáo viên trong cùng một thời gian và không gian có trách nhiệm dạy học cho học sinh ở hai hay nhiều nhóm trình độ (lớp) khác nhau nhằm đạt được một mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng nhóm trình độ Trong t ổ chức dạy học lớp ghép, t ập trung d ạy học 2 môn Ti ếng Việt và Toán theo đúng quy định của chương trình, các môn h ọc còn lại được vận dụng chương trình một cách linh hoạt phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng học sinh, phù h ợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của lớp học Các công việc chính của giáo viên dạy lớp ghép bao gồm:

3.1 Hằng tuần trong năm học, tham gia giảng dạy theo quy định về chế độ làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, công việc của người giáo viên khi tham gia gảng dạy;

3.2.Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học: dạy học chung cho cả lớp, dạy học riêng cho từng nhóm trình độ, dạy học riêng cho mỗi cá nhân học sinh;

3.3 Kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập: tập trung vào 2 môn Tiếng Việt và Toán theo yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng quy định tại Quyết định 16/2006/QĐ-BGD ĐT ban hành ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 3.4 Xây d ựng và th ực hiện kế hoạch bài h ọc thể hiện được các ho ạt động dạy học chủ yếu của giáo viên, ho ạt động học của học sinh ở các nhóm trình độ khác nhau và sự phối hợp giữa các hoạt động này (trình bày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

3.5 Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học: theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục

và Đào tạo (có mẫu hướng dẫn), kế hoạch cho dạy học cho cả năm học, mỗi học kỳ, từng tháng, từng tuần học phù hợp với các nhóm trình độ

4 GIÁO VIÊN-T ỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI THIẾU NIÊN TI ỀN PHONG H Ồ CHÍ MINH

Giáo viên - T ổng phụ trách Đội Thiếu niên Ti ền phong H ồ Chí Minh (sau đây gọi là T ổng phụ trách Đội) là giáo viên ti ểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng hoặc giáo viên được đào tạo từ Khoa Đoàn Đội tại các trường sư phạm

4.1 Hằng tuần trong năm học, tham gia giảng dạy theo quy định về chế độ làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, công việc của người giáo viên khi tham gia gảng dạy;

4.2 Tổ chức, quản lý, chỉ đạo các hoạt động của Đội Thiếu niên, Sao Nhi đồng

Trang 25

4.3 Thường xuyên học tập, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; 4.4 Phối hợp với giáo viên ch ủ nhiệm lớp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục học sinh;

4.5 Phối hợp với nhân viên y t ế trường học tổ chức kiểm tra v ệ sinh (tr ường, lớp, học sinh);

4.6 Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề, theo tháng, học kỳ

và theo năm học của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đội Thiếu niên) và Sao Nhi đồng ở nhà trường;

4.7 Xây dựng các báo cáo về nội dung và kết quả công việc được phụ trách báo cáo Hiệu trưởng và Hội đồng Đội cấp trên theo quy định

5 GIÁO VIÊN PHỔ CẬP-XÓA MÙ CHỮ

Giáo viên được hiệu trưởng phân công phụ trách công tác phổ cấp giáo dục, dạy chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục tại Trung tâm học tập cộng đồng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành theo quyết định số 09/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.1 Hằng tuần trong năm học, tham gia giảng dạy theo nội dung, chương trình và viết tài liệu phục vụ giảng dạy-học tập theo quy định và thực hiện đầy đủ các nhi ệm

vụ, công việc của người giáo viên khi tham gia gảng dạy;

5.2 Hướng dẫn, giúp đỡ người học;

5.3 Rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống;

5.4 Học tập chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;

5.5 Thực hiện nghiệp vụ quản lý công tác ph ổ cập giáo dục, ghi chép hồ sơ, sổ sách phổ cập;

5.6 Thực hiện các công việc khác theo phân công của hiệu trưởng;

5.7 Thực hiện trách nhiệm của một công dân, ch ấp hành pháp lu ật, chính sách của Nhà nước:

a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, phát tri ển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống;

b) Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương

chính sách của Nhà nước, các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các Nghị quyết của địa phương;

c) Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự, an ninh xã hội nơi công cộng;

Trang 26

d) Thực hiện và vận động gia đình chấp hành các quy định của pháp luật,

chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương

6 GIÁO VIÊN-THƯ KÝ TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

Giáo viên được điều động làm việc tại Trung tâm học tập cộng đồng theo quy định tại Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành theo Quyết định

số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 n ăm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo viên được điều động làm việc tại Trung tâm học tập cộng đồng có nhiệm vụ sau:

6.1 Hằng tuần trong n ăm học, tham gia gi ảng dạy, đánh giá ch ất lượng các hoạt động giáo dục thường xuyên tại Trung tâm học tập cộng đồng và th ực hiện đầy đủ các nhi ệm vụ, công vi ệc của người giáo viên khi tham gia g ảng dạy;

6.2 Học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

6.3 Quản lý và cập nhật hồ sơ, số sách theo quy định;

6.4 Tổ chức điều tra, th ống kê nhu c ầu người học tại cộng đồng, tổ chức rà

soát , lưu trữ học liệu địa phương trong Trung tâm học tập cộng đồng;

6.5 Chấp hành sự phân công công tác c ủa Giám đốc Trung tâm h ọc tập cộng đồng và chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước;

6.6 Giúp Giám đốc lập kế hoạch hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng lịch học tập, báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng;

6.7 Thực hiện trách nhiệm của một công dân, chấp hành pháp luật, chính

sách của nhà nước, bao gồm:

a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống;

b) Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội và các Nghị quyết của địa phương;

c) Liên hệ thực tế để giáo d ục học sinh ý th ức chấp hành pháp lu ật và gi ữ gìn trật tự, an ninh xã hội nơi công cộng;

d) Thực hiện và v ận động gia đình chấp hành các quy định của pháp lu ật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương

Trang 27

III VỊ TRÍ VIỆC LÀM GẮN VỚI CÔNG VIỆC HỖ TRỢ, PHỤC VỤ

1 NHÂN VIÊN THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

Nhân viên th ư viện trường học trong tr ường tiểu học có trách nhi ệm thực hiện đầy đủ, hoàn thành các công việc cụ thể sau đây:

1.1 Đảm nhiệm toàn bộ công tác chuyên môn thư viện trên cơ sở chức năng,

nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế của thư viện trường học bao gồm:

a) Lập kế hoạch (theo tháng, theo học kỳ, theo năm học) hoạt động của

thư viện trường học;

b) Xác định sách, tài liệu cần bổ sung để báo cáo hiệu trưởng phê duyệt

kế hoạch mua bổ sung, thực hiện thu thập sách, báo, tài liệu phục

vụ hoạt động giảng dạy và giáo dục trong nhà trường;

c) Tổ chức công tác kỹ thuật thư viện (mô tả, phân loại tài liệu, tổ chức

mục lục, tổ chức sách và tổ chức phương thức phục vụ người đọc); cho mượn sách, nhận trả sách, lập sổ theo dõi mượn sách, trả sách;

d) Hướng dẫn và quản lý hoạt động đọc sách, báo, tư liệu, tài liệu học tập

cho học sinh;

e) Tuyên truyền, giới thiệu tài liệu tham khảo, sách, báo, tạp chí, giáo

trình, thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học quản lý và khoa học sư phạm ứng dụng, học tập, cho cán bộ, giáo viên, nhân viên;

f) Bảo quản, bảo dưỡng và khắc phục những hư hỏng nhỏ tài liệu, sách

báo

1.2 Tham dự hội thảo nghiệp vụ, hội nghị chuyên đề về công tác thư viện trường học;

1.3 Thực hiện công tác xã hội hóa công tác thư viện;

1.4 Viết báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm về công tác thư viện trường học;

1.5 Thống kê và báo cáo th ường kỳ về hiệu quả hoạt động lên cơ quan quản lý thư viện và thư viện ngành dọc cấp trên;

1.6 Sử dụng phầm mềm quản lý phân hệ thư viện trường học vào tham gia quản lý;

1.7 Thực hiện công việc khác do hiệu trưởng phân công

2 NHÂN VIÊN THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

Nhân viên thiết bị trường học trong trường tiểu học có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, hoàn thành các công việc cụ thể sau đây:

2.1 Vệ sinh, kiểm tra tình trạng sử dụng thiết bị trong năm học của các lớp

Trang 28

(hỏng hóc, mất mát, thất lạc) và kiểm kê, sắp xếp lại các đồ dùng, trang thiết bị cuối năm học; xác định nhu c ầu sử dụng thiết bị cho n ăm học mới báo cáo Ban giám hiệu nhà trường;

2.2 Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học hằng năm,

kế hoạch hoạt động thiết bị theo tu ần, tháng, h ọc kỳ và l ập hồ sơ, số sách để theo dõi hoạt động thiết bị như: sổ mượn, trả, và s ổ nhập đồ dùng thi ết bị có quy định thời gian mượn, trả đảm bảo tránh mất mát, hư hỏng, thất lạc; quản lý hệ thống thiết

bị dạy học ở trường tiểu học, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác thiết bị dạy học;

2.3 Thực hiện việc tiếp nhận, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng nhẹ các thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường tiểu học; sắp xếp phòng thiết bị đảm bảo thuận tiện trong quá trình sử dụng;

2.4 Cho mượn và lắp máy chiếu cho các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên;

2.5 Bố trí l ắp đặt và h ỗ trợ, hướng dẫn giáo viên, h ọc sinh cách s ử dụng các thiết bị dạy học ở trường tiểu học và tự làm thiết bị dạy học, đồ dùng học tập;

2.6 Học tập để nâng cao nghiệp vụ về công tác thiết bị và tham gia các đợt tập huấn về phần mềm quản lý PEMIS, VEMIS;

2.7 Viết sáng kiến, kinh nghiệm và báo cáo v ề công tác thi ết bị dạy học theo quy định

3 NHÂN VIÊN Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Nhân viên y t ế trường trường tiểu học có trách nhi ệm thực hiện đầy đủ, hoàn thành các công việc cụ thể sau đây:

3.1 Tham mưu với hiệu trưởng lập kế hoạch công tác y t ế trường học cho t ừng học kỳ, năm học;

3.2 Quản lý và chăm sóc sức khoẻ trong nhà trường với các nội dung cụ thể sau: a) Phối hợp với cơ sở y tế của địa phương để tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khoẻ cho học sinh ít nhất mỗi năm một lần vào đầu năm học; theo dõi tình hình sức khỏe học sinh cho cả cấp học;

b) Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khoẻ của học sinh;

c) Mua, bảo quản và cấp phát thuốc theo quy định;

d) Sơ cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo quy định của Bộ Y tế; Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết;

e) Thông báo cho cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ của học sinh về tình hình sức khỏe học sinh;

Ngày đăng: 18/11/2015, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w