Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã đánh dấu sự đổi mới sâu rộng và toàn diện cả về mặt tư tưởng lẫn đường lối của Đảng và Nhà nước ta, đó là việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã đánh dấu sự đổi mới sâu rộng và toàn diện cả về mặt tư tưởng lẫn đường lối của Đảng và Nhà nước ta, đó là việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây trong cơ chế quan liêu bao cấp thì hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp không được coi trọng vì các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất theo kế hoạch của cấp trên, của Nhà nước giao cho còn tiêu thụ sản phẩm đã có nhà nước bao tiêu. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành hoạt động vô cùng quan trọng, đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm của nó sản xuất ra phải tiêu thụ được,chỉ khi sản phẩm của doanh nghiệp được bán,được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới bù đắp được nổi chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm,đồng thời thu được lợi nhuận để tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất. Trong điều kiện mở cửa và xu thế khu vực hóa,quốc tế hóa, đời sống kinh tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu, vị thế của các doanh nghiệp được xác định là một phân hệ mở trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và trong khu vực.Điều này tạo cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các thị trường và mở rộng thị trường truyền thống, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ.Đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp này trước các nguy cơ đào thải nếu không thích ứng với sự biến động của thi trường. - 1 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Sự phát triển của nền kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ phải thay đổi quan điểm về quản trị kinh doanh.Nếu các nhà quản trị kinh doanh truyền thống cho rằng hoạt động tiêu thụ là hoạt động đi sau hoạt động sản xuất thì ngày nay các nhà quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi trước cụ thể là công tác điều tra, nghiên cứu thị trường luôn phải đặt trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất.Các doanh nghiệp cho rằng:”doanh nghiệp bán những gì thị trường cần chứ không bán những gì mình có”. Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là theo đuổi lợi nhuận.Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp hoạt động thành công.Làm ăn có lãi trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khan hiếm như hiện nay đều hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Doanh nghiệp có tiêu thụ sản phẩm thì mới có thể thu hồi vốn và thu được lợi nhuận.Ngược lại, nếu doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm,doanh nghiệp sẽ không thu hồi được vốn và không có lợi nhuận, hoạt động tái sản xuất kinh doanh không được thực hiện dẫn đến thua lỗ và phá sản. Về thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay ta thấy rằng: mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể nhưng vẫn là một nền kinh tế còn kém, chậm phát triển so với khu vực và thế giới.Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ nói riêng và nhất là trong xu thế hội nhập với thế giới.Các doanh nghiệp phải đối mặt với một tình huống hết sức khó khăn là vừa phải tìm cách chiếm lĩnh thị trường trong nước vừa phải tập trung các thời cơ để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, trong khi tiềm năng về mọi mặt còn hạn chế.Để tồn tại và phát triển được thì không một ai khác ngoài doanh nghiệp phải tự tìm lấy hướng đi cho - 2 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 riêng mình, trong đó việc tìm kiếm thị trường và thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mang tính chất quyết định. Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động kinh doanh nên em đã chọn đề tài:” Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay”. Bài viết này gồm có 3 phần: Phần I: Lí luận chung về tiêu thụ sản phẩm. Phần II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ Việt Nam trong những năm gần đây. Phần III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ. - 3 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Phần I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp I.Khái niệm,vai trò và nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1,Những khái niệm cơ bản về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, để quá trình sản xuất diễn ra 1 cách liên tục thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình đã sản xuất ra.Tiêu thụ sản phẩm còn là 1 trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp: tiêu thụ, hậu cần,kinh doanh,tài chính,kế toán và quản trị doang nghiệp.Vậy tiêu thụ sản phẩm là gì? Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ logic và chặt chẽ bởi 1 tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Cùng với sự phát triển cua nền kinh tế thị trường thì quan niệm về tiêu thụ sản phẩm cũng có những thay đổi để phù hợp với các nhân tố mới xuất hiện.Trong cơ chế cũ thì các doanh nghiệp chỉ quan niệm rằng mình “bán những cái gì mình có” tức là tiêu thụ chỉ được thực hiện sau khi đã sản xuấthoàn thành sản phẩm.Ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường thì doanh nghiệp không thể bán được cái minh có mà nó phải bán ra những sản phẩm thị trường cần,điều này có nghĩa là hoạt động tiêu thụ không chỉ đơn thuần là hoatj động đi sau sản xuất nữa mà một số nội - 4 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 dung của tiêu thụ còn đi trước hoạt động sản xuất.Trước khi sản xuất mặt hàng nào đó thì doanh nghiệp phải tiến hành công tác điều tra,nghiên cưú khả năng tiêu thụ của thị trường với sản phẩm đó,đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch,chiến lược sản xuất kinh doanh.Kế hoạch,chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả,khả thi hay không đều phụ thuộc vào tính đúng đắn, chính xác của việc điều tra nghiên cứu thị trường.Đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất có hiệu quả.Như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng và nó quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 2,Vai trò và nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tiêu thụ 2.1,Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Đó là điều kiện tiền đề để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp.Nó bao gồm cả nội dung điều tra nghiên cứu thị trường,nó quyết định hoạt động sản xuất.Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì?sản xuất cho ai?và sản xuất như thế nào?vì vậy để trả lời chính xác các câu hỏi này thì các doanh nghiệp phải tiến hành, thực hiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường.Kết quả của việc điểu tra nghiên cứu thị trường sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất.Nhịp độ của tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định nhịp độ sản xuất. 2.2,Nhiệm vụ: - 5 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Mục tiêu của tiêu thụ là bán hết hàng với doanh thu tối đa và chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ là tối thiểu, để thực hiện mục tiêu này thì hoạt động tiêu thụ sẽ có các nhiệm vụ sau: Tiêu thụ sản phẩm phải có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường xác định cầu của thị trường đối với sản phẩm, cho đến đánh giá khả năng sản xuất của doanh nghiệp để từ đó có các quyết định đầu tư tối ưu. Cần tiến hành các hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng.Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì vai trò của hoạt động quảng cáo là rất lớn.Nó sẽ khuyech trương sản phẩm của doanh nghiệp,khơi gợi khả năng tiềm ẩn của cầu. Tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng nhằm bán được nhiều hàng nhất với chi phí thấp nhất.Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,trình độ sản xuất gần như là tương đương nhau.Vì vậy nếu doanh nghiệp nào có dịch vụ sau bán hàng tốt hơn thì doanh nghiệp đó sẽ bán được nhiều hàng hơn,có được sự tín nhiệm của khách hàng. II.Những nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp 1.Nghiên cứu thị trường 1.1.Khái quát 1.1.1.Thị trường Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động mua bán.Thị trường phát triển theo quá trình phát triển của hàng hóa.Từ chỗ người mua và người bán cần một nơi trao đổi cụ thể dẫn đến chỗ là họ trao đổi qua các phương tiện thông tin,từ chỗ thị trường chỉ - 6 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 dành cho một hoặc một số hàng hóa cụ thể nào đó đến việc hình thành thị trường cho những hàng hóa có giá trị như lao động,chứng khoán, bất động sản Phân loại thị trường: +Thị trường người mua và thị trường người bán +Thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu người tiêu dùng +Thị trường cạnh tranh hoàn hảo,thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường cạnh tranh độc quyền tập đoàn. 1.1.2,Nghiên cứu thị trường a,Khái niệm Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập xử lí, phân tích các số liệu về thị trường một cách có hệ thống để làm cơ sở cho các quyết định trong quản trị.Đó là một quá trình nhận thức có khoa học, có hệ thống, mọi nhân tố tác động đến thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi đưa ra các quyết định kinh doanh,từ đó doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh cần thiết trong mối quan hệ với thị trường và tìm cách cảnh hưởng tới chúng. b,Mục tiêu của nghiên cứu thị trường Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là nhằm xác định thực trạng của thị trường theo các tiêu thức có thể lượng hóa được,giải thích các ý kiến về cầu của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như các lí do mà người tiêu dùng mua hay không mua sản phẩm của doanh nghiệp,lí do về tính trội hơn của việc cung cấp sản phẩm trong cạnh tranh. 1.2.Các nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường với vai trò là một nội dung cơ bản của tiêu thụ sản phẩm có các nội dung sau: - 7 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.2.1.Nghiên cứu cầu: Trước khi đi vào nghiên cứu cầu chúng ta cần phân biệt giữa các khái niệm nhu cầu,mong muốn và cầu.Cầu chính là các mong muốn có kèm theo điều kiện thanh toán,đây chính là trọng tâm nghiên cứu của doanh nghiệp. Nghiên cứu cầu về sản phẩm là việc thu thập, xử lí, phân tích, báo cáo các số liệu về cầu của các đối tượng có cầu về sản phẩm trong hiên tại cũng như dự báo trong khoảng thời gian tương lai xác định nào đó. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cầu thì người ta chia ra thành cầu về sản phẩm hàng hóa và cầu về dịch vụ.Đối với cầu về sản phẩm hàng hóa thì lại chia ra thành cầu về tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất,cầu về dịch vụ lại chia thành các loại dịch vụ khác nhau và để nghiên cứu cầu thì phải tiến hành thông qua đối tượng có cầu, đó có thể là cá nhân, các hộ gia đình,các doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội. Do nhu cầu của con người luôn thay đổi,nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về sản phẩm như:giá cả,thu nhập,giá cả của hàng hóa bổ xung cũng như hàng hóa thay thế,thị hiếu, Trong đó phải chú trọng vào các yếu tố giá cả của sản phẩm và phản ứng của các đối thủ cạnh tranh đối với chính sách tiêu thụ của doanh nghiệp. 1.2.2.Nghiên cứu cung Nghiên cứu cung là việc nghiên cứu số lượng,sức mạnh của các đối thủ cạnh,các nhân tố có ý nghĩa trong hoạt động của các đối thủ cạnh tranh,đặc biệt là nhân tố giá cả,chất lượng sản phẩm.Nghiên cứu cung cũng phải nghiên cứu phản ứng của đối thủ trước các chương trình,hoạt động đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Bên cạnh đó,nghiên cứu cung không chỉ giới hạn trong các đối thủ hiện tại mà còn phải chú ý - 8 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 đến các đối thủ sẽ xuất hiện trong tương lai,các doanh nghiệp có sản phẩm thay thế thông qua hệ số co giãn chéo. 1.2.3.Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ Để tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả,nhanh chóng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu,tổ chức mạng lưới tiêu thụ cho phù hợp với sản phẩm,phụ thuộc vào chiến lược sản xuất,kinh doanh,phụ thuộc vào chính sách cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp được cấu tạo bởi các kênh tiêu thụ hoặc là các kênh phân phối.Đó là tập hợp các công ty tự đảm nhận hay giúp việc chuyển giao quyền sở hữu 1 sản phẩm cụ thể hoặc dịch vụ cho người khác trên con đường từ nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng.Nội dung của nghiên cứu kênh tiêu thụ phải chỉ ra được ưu và nhược điểm của từng kênh và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của từng kênh,lượng hóa từng nhân tố đó. 2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 2.1.Kế hoạch bán hàng Mục tiêu là nhằm xác định doanh thu bán hàng theo từng loại hàng hóa khác nhau trên thị trường cụ thể ở thời kì kế hoạch.Đồng thời chỉ ra được một số chính sách, các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Cơ sở để xác định kế hoạch bán hàng: -Doanh thu bán hàng của các kỳ trước -Năng lực sản xuất của doanh nghiệp -Chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ -Các kết quả nghiên cứu thi trường cụ thể cũng như nghiên cứu các dự báo có liên quan - 9 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Giữa kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch sản xuất có mối quan hệ biện chứng, vì vậy khi xây dựng kế hoạch tiêu thụ cần phải xem xét kế hoạch sản xuất để từ đó đưa ra các phương án thích hợp nhằm đạt kết quả cao nhất. Để đưa ra các chính sách, các giải pháp tiêu thụ cho kỳ kế hoạch,doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích,đánh giá chính xác các giải pháp đã áp dụng trong hoạt động tiêu thụ.Trong hoạt động tiêu thụ thì chính sách và giải pháp mới luôn mang lại hiệu quả cao. 2.2.Kế hoạch marketing Kế hoạch hóa marketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra chương trình marketing đối với từng nhóm khách hàng cụ thể với mục tiêu tạo ra sự hòa hợp giữa kế hoạch hóa tiêu thụ với kế hoạch hóa các giải pháp cần thiết. Để kế hoạch hóa marketing có hiệu quả khi xây dựng cần tuân thủ một số bước sau: +Phân tích thị trường và kế hoạch Marketing hiện tại của doanh nghiệp +Phân tích cơ may và rủi ro +Xác định mục tiêu Marketing +Thiết lập các chính sách Marketing-mix +Đề ra chương trình hành động và dự toán ngân sách 2.3.Kế hoạch quảng cáo Mục tiêu của quảng cáo là nhằm mở rộng việc tiêu thụ toàn bộ hoặc một bộ phận sản phẩm của doanh nghiệp.Để quảng cáo đạt được mục tiêu,doanh nghiệp phải xác định mọt số vấn đề như hình thức quảng cáo,nội dung quảng cáo, chi phí quảng cáo Tức là phải lập kế hoạch quảng cáo cụ thể. Trên thực tế hoạt động quảng cáo không mang lại giá trị cho sản phẩm.Do vậy,các doanh nghiệp phải đánh giá hiệu quả quảng cáo để - 10 - [...]... gia nhập WTO ,các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ ngày càng khó khăn hơn trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở giứa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài Các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ rất thiếu thông tin về thị trường công nghệ, nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, xu hướng... phán và kinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao cũng là một điểm yếu làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ trong việc tiêu thụ sản phẩm - 35 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Phần III: Giải Pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp 1, Đối với doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phải... ro kinh doanh tăng, tác động hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước cũng như thị trường quốc tế - 30 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ Việt Nam trong những năm gần đây: 2.1.Những thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm: Trong những... kinh doanh cao cho các doanh nghiệp 2.2.Những khó khăn và thách thức trong công tác tiêu thụ sản phẩm: Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO,hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp qui mô - 33 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 vừa và nhỏ trong nước gặp không ít những khó khăn,trở ngại trong công tác tiêu sản phẩm. .. 0918.775.368 Phần II:Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong những năm gần đây 1.Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới WTO 1.1.Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động tích cực đến doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi hơn để phát triển... chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, tiêu thụ phù hợp, cộng với các yếu tố về chất lượng, giá cả… mà các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng qui mô vừa và nhỏ vẫn đứng vững và có triển vọng đi lên, điển hình là các doanh nghiệp làm giấy, thực phẩm Ví dụ, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã phối hợp liên doanh với các doang nghiệp trong tổng công ty giấy Việt Nam nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất... các dịch vụ trước và sau khi bán hàng là nhằm tác động vào khách hàng để họ tăng khả năng hiểu biết về sản phẩm của doanh nghiệp. Nói tóm lại công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp số lượng tiêu thụ sản phẩm lớn và ngược lại 1.6.Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản lý và công nhân.Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức ,các doanh. .. khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Nó sẽ không cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng và các hoạt động nhằm làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp 2 .Các nhân tố bên ngoài Là một phân hệ mở trong nền kinh tế quốc dân,do đó hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng vừa chịu sự ảnh hưởng của nhân tố nội sinh xuất phát chính trong doanh nghiệp vừa chiu... giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7,2%.Giá trị hàng hóa do các doanh nghiệp này làm ra chiếm 18% GDP của cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ chiếm 28% tổng sản lượng công nghiệp quốc gia.Những sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng đáng kể như điện sản xuất tăng 10,0%,dầu thô khai thác tăng 7,4%,xi măng tăng 19,5%,bia các loại tăng 5,4%,vải lụa các loại... hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Việc tổ chức mạng lưới bán hàng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.Nhưng nếu tổ chức không hợp lý thì sẽ làm tăng chi phí,làm giảm hiệu quả tiêu thụ Để thúc đẩy sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ với khối lượng lớn thì các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần không nhỏ như những hoạt động này.Sự phục vụ tận tình và chu