Phần II:Thực trạng tiêu thụ sản phẩ mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 36)

vừa và nhỏ việt nam trong những năm gần đây.

1.Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới WTO

1.1.Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động tích cực đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi hơn để phát triển. Thật vậy, năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời (thực chất là luật dành cho kinh tế tư nhân). Từ đó đến nay, dưới sức ép của tiến trình gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều nghị định mang tính pháp lý dành riêng cho sự hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

Hội nhập WTO tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhìn lại thời kỳ bao cấp, quản lý nền kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung, khu vực kinh tế tư nhân không những không có luật chính thức để điều tiết sự hoạt động, mà còn bị sự "kỳ thị" của xã hội. Đến nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân được hoạt động bình đẳng trong một môi trường pháp lý chung: kể từ năm 2006 các khu vực kinh tế của Việt Nam, không kể quy mô đều chịu sự điều tiết chung của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Bộ luật về thuế... Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp tư nhân ngày càng được nâng cao, doanh nhân làm ăn có hiệu quả, thành đạt được xã hội coi trọng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới. Từ năm 2002 trở lại đây, mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả hộ cá thể có đăng ký kinh doanh hợp pháp đều có quyền xuất - nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Các rào cản về giấy phép, hạn ngạch xuất - nhập khẩu giảm rất nhiều; việc đi lại của các cá nhân Việt Nam ra nước ngoài hết sức dễ dàng, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới.

Môi trường kinh doanh minh bạch và công khai. Nếu trước đây các thông tin về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được công khai đầy đủ, thường thay đổi, khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận không kịp thời, tốn nhiều thời gian và tiền bạc thì nay từ trung ương đến địa phương, các cơ quan của nhà nước đều công khai công bố dưới nhiều hình thức các cơ chế chính sách có liên quan đến doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thủ tục hành chính thuận lợi hơn – cơ hội tốt để loại trừ tham nhũng. Chương trình cải cách thủ tục hành chính đang từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cơ chế "một cửa" ở các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất; hoàn thiện cơ chế đăng ký kinh doanh; hoàn thiện thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế... đã giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm chi phí thời gian và tiền bạc, nhờđó mà tăng năng lực cạnh tranh.

Nhờ có hội nhập, tính tự chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên. Ở thời kỳ đóng cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt

động dưới sự quản lý và can thiệp khá sâu của Nhà nước: mua nguyên vật liệu ở đâu, bán cho ai đều có địa chỉ cụ thể. Nay mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều do chủ đầu tư quyết định.

Cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan giảm. Giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu phục vụ đầu vào của doanh nghiệp giảm, dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa tại Việt Nam giảm, điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nền sản xuất hàng hóa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới. Việt Nam được hưởng Quy chế Tối huệ quốc tại 164 nước trên thế giới nên nhiều ngành hàng, mặt hàng được miễn giảm thuế, xóa bỏ hạn ngạch. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; sự cạnh tranh trên thị trường tăng, tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí để nâng cao sức cạnh tranh... Nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa như: Bitis, Kinh Đô... trước đây chỉ là tổ hợp, nay trở thành các tập đoàn kinh tế có hàng hóa xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

1.2.Những hạn chế của tiến trình hội nhập WTO đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện tại, các ngành, các bộ đang trong quá trình xây dựng chương trình kế hoạch hội nhập quốc tế. Nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội gì, thách thức gì một cách cụ thể. Vấn đề này sẽ ảnh

hưởng không nhỏ đến xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu hội nhập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi các doanh nghiệp này chưa nhận diện rõ cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế và WTO mang lại, do vậy chưa xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện nhiều, nhưng chưa nhanh, chưa thực sự mang tính cách mạng. Theo xếp hạng của "Doing Business - 2007" - một tổ chức có uy tín, Việt Nam xếp hạng 104/175 nước tham gia khảo sát, tụt 6 bậc so với năm 2006; ở hàng năng lực cạnh tranh tụt 3 bậc, đứng thứ 132 trên thế giới. Ngày 15-12-2007, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở hội thảo về "Đánh giá sự tác động của WTO đến nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập", đa số các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi cơ chế quản lý chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, do đó chưa tác động mạnh nhằm mang lại những thay đổi lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

Nguồn vốn đầu tư trong nước tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, điều kiện nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất rất thấp, khó có khả năng hội nhập sâu rộng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

Thiếu thông tin về thị trường, trình độ quản lý doanh nghiệp yếu. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược kinh doanh, chưa xây dựng chương trình hội nhập khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Theo số liệu khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 50% số giám đốc các công ty chưa tham gia các lớp đào tạo quản trị kinh doanh, nhiều người trong số họ chưa tốt nghiệp phổ thông,

trình độ tiếng Anh, sử dụng công nghệ thông tin kém, khiến tỷ lệ doanh nghiệp bị đóng cửa khá cao, bình quân trên 10%/năm.

Theo cam kết WTO, Việt Nam bỏ tài trợ trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu (tài trợ đèn đỏ). Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới.

Những quy định, chuẩn mực kinh doanh mới như: bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ; vấn đề rào cản kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, quản lý tiêu chuẩn hóa quốc tế, chuẩn mực nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp... đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được thành lập, kinh nghiệm kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Việc Việt Nam chưa được thừa nhận có nền kinh tế thị trường. Theo cam kết khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường cho đến năm 2018. Điều này đã tác động đến khả năng tự vệ, chống bị kiện phá giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển, vì vậy, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nhập siêu ở Việt Nam gia tăng. Năm 2007, nhập siêu có thể lên tới 9 - 10 tỉ USD. Nhập khẩu nhiều dẫn tới chi phí và rủi ro kinh doanh tăng, tác động hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước cũng như thị trường quốc tế.

2.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ Việt Nam trong những năm gần đây:

2.1.Những thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm: Trong những năm gần đây,nền kinh tế nước ta có bước phát triển đáng kể mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(diễn ra từ 2007,2008 kéo dài sang 2009). Các doanh nghiệp công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào bước phát triển mới của nền kinh tế, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Sản xuất tăng trưởng ở mức cao,năm 2009 mức tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7,2%.Giá trị hàng hóa do các doanh nghiệp này làm ra chiếm 18% GDP của cả nước.Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ chiếm 28% tổng sản lượng công nghiệp quốc gia.Những sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng đáng kể như điện sản xuất tăng 10,0%,dầu thô khai thác tăng 7,4%,xi măng tăng 19,5%,bia các loại tăng 5,4%,vải lụa các loại tăng 14,2%..đã góp phần đáng kể trong việc đảm bảo cung ứng đáp ứng đầy đủ nhu cầu các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế.

Các sản phẩm do các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ sản xuất phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước,tăng khối lượng và chủng loại hàng ngoại nhập,có nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao và có thể thay thế hàng nhập khẩu.Nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị lớn như dầu thô, thủy hải sản chế biến,giầy dép,quần áo may sẵn.Hiện nay, các doanh nghiệp chú trọng phát triển những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Sản phẩm của nhiều doanh nghiệp đã được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao như sản phẩm giầy dép Bitis, rượu vang Thăng Long, Bút bi,mực viết Thiên Long…

Nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000,ở một số lĩnh vực hàng Việt Nam chiếm ưu thế hơn hẳn so với hàng ngoại nhập như chế biến đồ hộp, bánh kẹo, đường,..

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng được nâng cao giúp cho mạng lưới lưu thông hàng hóa được mở rộng và thông suốt từ những ngõ ngách của thị trường: nông thôn, vùng sâu, vùng xa ngày càng tràn ngập hàng hóa phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân, góp phần làm kinh tế phát triển, nâng cao trình độ dân trí, đời sông vật chất tinh thần cho người dân.

Với thị trường trong nước,có thể nói đây là nơi tiêu thụ đại đa số các sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may, nghành sứ, thủy tinh, thuốc lá, tạp phẩm, nhựa,chế biến gỗ,chế biến thực phẩm.Đây là các loại sản phẩm đã được sự giao lưu luân chuyển trong nước, có dung lượng tiêu thụ trong nước lớn.Tuy nhiên những mặt hàng này nhiều khi bị hàng ngoại theo nhiều hướng nhập vào cạnh tranh gay gắt đặc biệt là sản phẩm dệt, hàng dân dụng,thuốc lá, song do biết lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, tiêu thụ phù hợp, cộng với các yếu tố về chất lượng, giá cả… mà các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng qui mô vừa và nhỏ vẫn đứng vững và có triển vọng đi lên, điển hình là các doanh nghiệp làm giấy, thực phẩm..Ví dụ, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã phối hợp liên doanh với các doang nghiệp trong tổng công ty giấy Việt Nam nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất mặt hàng giấy Kraft làm vách ngoài của carton làn sóng.So sánh với mặt hàng giấy cùng loại của các nhà máy giấy trong nước thì giấy của Hoàng Văn Thụ có độ bền và độ chặt cao hơn hẳn, độ chống ẩm tốt hơn, sử dụng cho cả bao bì thủy sản đông lạnh,chính vì vậy sau khi đưa vào sản xuất đại trà, nhà máy đã có nhiều khách hàng ổn định từ mọi miền đất nước, ngoài ra nhà máy còn sản xuất

được 500 tấn giấy chất lượng cao thay thế được một số giấy bao bì trước đây nhập ngoại đó là giấy gói thuốc sát trùng.Thành công trong việc lựa chọn sản phẩm, kẽ hở của thị trường này, cùng với các mặt hàng truyền thống lâu đời như giấy kiện diêm..Đã tạo cơ sở cho nhà máy có quy mô vừa và nhỏ Hoàng Văn Thụ đứng vững trong cơ chế thị trường.

Một điều dễ nhận thấy trong năm vừa qua đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty bánh kẹo trong và ngoài nước bằng các hình thức như là đầu tư vào việc nâng cao công nghệ sản xuất nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao,in bao bì với nhiều kiểu dáng và mẫu mã đẹp,tung ra thị trường thêm những sản phẩm mới góp phần làm đa dạng hóa danh mục hàng của công ty, sử dụng các hình thức khuyến mãi, giá cả hợp lý.Ví dụ như công ty bánh kẹo Hải Hà có hàng loạt những sản phẩm như bánh tươi,bánh mềm,bánh qui,bánh trung thu,kẹo mềm,kẹo dẻo,kẹo que….tất cả đều phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng trong nước.Có thể thấy bánh kẹo trong nước đã dần chiếm được thị trường trước các loại bánh kẹo của Trung Quốc mặc dù bánh kẹo của Trung Quốc có giá rẻ hơn hàng trong nước.

Có thể nói,Mức độ tăng trưởng cao của các doanh nghiệp công nghiệp đã góp phần tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu chung của nền kinh tế, các cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất được tăng cường,nhiều công nghệ mới được áp dụng mang lại hiệu quả cao kinh doanh cao cho các doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.Những khó khăn và thách thức trong công tác tiêu thụ sản phẩm:

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay,đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO,hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp qui mô

vừa và nhỏ trong nước gặp không ít những khó khăn,trở ngại trong công tác tiêu sản phẩm.

Hầu hết các mặt hàng công nghiệp trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra do không sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao,chủ yếu cung cấp cho các đối tượng có thu nhập trung bình. Các sản phẩm cạnh tranh với hàng nước ngoài khá hiếm chủ yếu tập trung vào ngành may, giầy dép, gia công, xuất khẩu gốm, sứ, mỹ nghệ.Đặc biệt,khi Việt Nam gia nhập WTO,các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ ngày càng khó khăn hơn trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm.Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở giứa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp,tập đoàn lớn của nước ngoài.

Các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ rất thiếu thông tin về thị trường công nghệ, nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, xu hướng phát triển ngành khoa học kỹ thuật và mặt hàng do thiếu hệ thống cung cấp chuyên môn.

Nhiều doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ hoàn toàn thụ động trong việc tiếp cận thị trường và định hướng khách hàng.Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất các sản phẩm với giá trị gia tăng thấp trong khi nhu cầu thị trường thế giới có nhiều sự chuyển đổi. Từ đó hiệu quả

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 36)