1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở việt nam hiện nay

86 4,7K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 873,01 KB

Nội dung

Đây là yêu cầu chung đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt trình độ phát triển hay chế độ xã hội vì tất cả mọi người trên trái đất này đều sống chung trong một môi t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

=====***=====

ĐÀO THỊ TÂM

SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

=====***=====

ĐÀO THỊ TÂM

SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Triết học

Người hướng dẫn khoa học

TS TRẦN THỊ HỒNG LOAN

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo- T.S.Trần Thị Hồng Loan người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập và nghiên cứu tại trường

Vì điều kiện thời gian có hạn, khóa luận còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thấy cô và mọi người chỉ bảo thêm và cho ý kiến đóng góp

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2013

Tác giả khóa luận

Đào Thị Tâm

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - T.S Trần Thị Hồng Loan

Khóa luận với đề tài “Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo

vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay” chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Nếu có gì sai phạm người viết sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học

Hà Nội, tháng 05 năm 2013

Tác giả khóa luận

Đào Thị Tâm

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNMT Công nghệ môi trường

MTST Môi trường sinh thái

MTTN Môi trường tự nhiên

PTBV Phát triển bền vững

TN - MT Tài nguyên - môi trường

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm toàn diện 71.2 Môi trường sinh thái 151.3 Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay 32Chương 2: THỰC TRẠNG SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 412.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay 412.2 Thực trạng sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay 44Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 613.1 Một số phương hướng chủ đạo trong việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay 613.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay 64KẾT LUẬN 76DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trái đất là ngôi nhà chung của thế giới, là nơi sự sống của con người được sinh sôi, nảy nở Sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kĩ thuật cùng với quá trình công nghiệp hóa trong hơn ba thế kỷ qua đã và đang làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc không chỉ bộ mặt của xã hội loài người mà của cả tự nhiên

Những biến đổi đó một mặt, đã thúc đẩy nền văn minh hiện đại tiến nhanh hơn bất kỳ một giai đoạn văn minh lịch sử nào trước đây Song mặt khác, cũng đang bộc lộ tất cả các mâu thuẫn gay gắt chưa thể điều hòa được giữa sự tiến bộ của khoa học và công nghệ với việc bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế cũng là sự suy thoái trầm trọng về môi trường sinh thái Đó không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà giờ đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn nhân loại vì sự sống còn của toàn thế giới

Đây là yêu cầu chung đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt trình độ phát triển hay chế độ xã hội vì tất cả mọi người trên trái đất này đều sống chung trong một môi trường tự nhiên, đúng như tổng thống Nam Phi T.Mơbeki đã phát biểu trong hội nghị này: Quả đất là ngôi nhà chung của mọi người tất cả chúng ta phải nâng niu, phải chung sức bảo vệ sự trong sạch và phát triển bền vững cho nó

Để có thể đạt được sự phát triển bền vững thì các quốc gia đều phải thực hiện phát triển kinh tế trong mối quan hệ phát triển chặt chẽ với đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Như vậy, bảo vệ môi trường sinh thái là chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình, bảo vệ ngôi nhà của sự sống Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, Việt Nam tuy mới bước vào con đường phát triển kinh tế nhưng đã phải đối mặt với nhiều vấn

Trang 8

đề môi trường nghiêm trọng Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để thực hiện nhiệm vụ này, trong thời gian qua chúng ta đã không ngừng tận dụng đến mức tối đa những tiềm năng của đất nước về vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên Nhờ vậy, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đời sống vật chất của nhân dân đã từng bước được nâng cao

Vì mục đích thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xuất phát điểm thấp và còn có những yếu tố lạc hậu, cho nên chúng ta đã khai thác đến mức tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và coi đó như một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển Chính vì vậy mặc dù nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng đáng kể nhưng tài nguyên thiên nhiên lại bị cạn kiệt nhanh chóng, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp bị coi nhẹ, thậm chí bị lãng quên và môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm trầm trọng

Cùng với đó là sự bùng nổ về dân số và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tác động to lớn đến môi trường sinh thái, hàng loạt các vấn đề môi trường đã nảy sinh như: suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt,… Tất cả những điều này đã và đang

từng ngày, từng giờ tác động không tốt tới cuộc sống của chúng ta “cuộc sống

của chúng ta đang bị đe dọa” Để khắc phục thực trạng này và đưa đất nước

phát triển bền vững, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là cùng chung tay bảo

vệ môi trường, phải có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này Từ đó, đưa ra những giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái ở

Việt Nam hiện nay Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “Sự vận

dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay” cho khóa luận của mình

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ giá trị vô cùng to lớn của môi trường sinh thái đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn cầu và là khẩu hiệu hành động của thời đại Chính vì vậy, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ môi trường sinh thái đã được tiến hành; nhiều

tổ chức, các công ước quốc tế, nghị định thư và chương trình nghiên cứu môi trường được xây dựng, triển khai hoạt động

Ở Việt Nam vấn đề bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, nhất là kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993), hàng loạt các văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề này được ban hành và tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước Đặc biệt tại hội nghị khoa học toàn quốc về môi trường được tổ chức lần thứ nhất vào năm 1998 và nhiều hội nghị, hội thảo cấp quốc gia khác, các nhà khoa học và lãnh đạo Sở khoa học - Công nghệ - Môi trường các địa phương đã phân tích khá chi tiết hiện trạng môi trường với những biểu hiện đa dạng của nó; đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họa môi trường có thể xảy

ra Nhất là với chỉ thị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung

ương Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 6 năm 1998 đã góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở nước ta

Ngoài ra, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về môi trường được đăng tải dưới nhiều hình thức bài tạp chí, sách chuyên khảo,… Trong đó

có thể kể đến công trình nghiên cứu của một số tác giả sau:

“Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp” của Phạm Thị Ngọc Trầm,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997

Trang 10

Nguyễn Tiến Hùng “Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay”, Luận văn

thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2009

“Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội”, của

tập thể tác giả do Hồ Sĩ Quý chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001

“Môi trường và ô nhiễm” của Lê Văn Khoa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995

“Sinh thái và môi trường” của Nguyễn Văn Tuyên, Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 1997

“Con người và môi trường” của Mai Đình Yên, Nxb Giáo dục, 1994

Các công trình trên đều đề cập đến các khía cạnh khác nhau của môi trường, nguyên nhân và thực trạng gây ô nhiễm môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, chưa có một

công trình nghiên cứu nào đề cập tới việc Vận dụng quan điểm toàn diện vào

việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở kế thừa và

phát huy những kết quả đã thu đạt được của các công trình nghiên cứu kể trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu nội dung này, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 11

- Làm rõ thực trạng của sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo

vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

- Chỉ ra nguyên nhân của các thực trạng ấy, từ đó, đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu và trình bày của khóa luận dựa trên cơ sở lý luận, nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp logic - lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài

6 Ý nghĩa của đề tài

- Khóa luận đã nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay, từ đó góp phần :

- Nâng cao nhận thức trong việc giải quyết vấn đề “môi trường sinh

thái” - một vấn đề cấp bách không chỉ đối với Việt Nam nói riêng mà còn đối

với thế giới nói chung

- Từ việc nghiên cứu thực trạng sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, khóa luận đã chỉ ra được nguyên nhân của

Trang 12

thực trạng đó và đề ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái

- Khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến

vấn đề môi trường

7 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương và 7 tiết

Trang 13

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG

SINH THÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm toàn diện

1.1.1 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

 Khái quát về phép biện chứng duy vật

Trong tác phẩm “Bút kí triết học” hơn ba lần Lênin đưa ra định nghĩa về phép biện chứng và Ăngghen đã có định nghĩa vô cùng chính xác về phép

biện chứng như sau: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về

những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” [16, tr.201] Như vậy, phép biện chứng có một

quá trình hình thành lâu dài Phép biện chứng ra đời từ khi triết học ra đời với

ba hình thức cơ bản là phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật Trong đó phép biện chứng duy vật là hoàn bị và trở thành phương pháp luận đúng đắn nhất, khoa học nhất

Với câu nói nổi tiếng của mình “Không ai tắm hai lần trên cùng một

dòng sông”, Hêraclit trở thành nhà tư tưởng biện chứng tiêu biểu thời Hy Lạp

cổ đại Ngoài ra phải kể đến tư tưởng biện chứng trong thuyết Âm Dương ngũ hành của triết học Trung Hoa cổ đại Phép biện chứng cổ đại, kể cả trong triết học phương Đông và phương Tây đều xem xét mọi sự vật hiện tượng trong sự sinh thành, biến hóa và trong những mối liên hệ vô cùng vô tận Tuy còn mang tính chất phác ngây thơ, mới chủ yếu dựa trên những phỏng đoán, những trực kiến thiên tài chứ chưa phải chủ yếu dựa trên kết quả khoa học nhưng về căn bản là đúng Phép biện chứng thời cổ đại đã phác họa ra được bức tranh chung về thế giới trong tác động qua lại chằng chịt lẫn nhau giữa các bộ phận, các yếu tố của chúng Nó đã đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển của các quan niệm biện chứng về thế giới trong nhiều thế kỷ sau

Trang 14

Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức là hình thức thứ hai trong lịch sử phép biện chứng, khởi đầu là I.Kant và người hoàn thiện là Hêghen Hêghen là nhà khoa học duy tâm khách quan, tư tưởng biện chứng của ông thể hiện ở chỗ ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến

đổi và phát triển không ngừng Tuy nhiên ông lại duy tâm khi coi “Ý niệm

tuyệt đối” tha hóa thành vận động của giới tự nhiên và xã hội cuối cùng trở về

với chính mình trong tinh thần thế giới Thực chất của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là phép biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật Phép biện chứng cổ điển Đức có những đóng góp to lớn vào

sự phát triển của tư duy biện chứng nhân loại, thúc đẩy tư duy biện chứng lên một trình độ cao Nhưng với hạn chế duy tâm, nó chưa thể trở thành cơ sở lí luận của một thế giới quan khoa học

Tới thế kỉ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ, nhiều phát minh khoa học ra đời trở thành cơ sở cho sự ra đời triết học Mác Triết học Mác là triết học hoàn bị nhất với thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng Đây là hình thức cao nhất của phép biện chứng Phép biện chứng được C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển Các ông

đã gặt bỏ tính chất duy tâm, thần bí, kế thừa hạt nhân hợp lí trong phép biện chứng cổ điển Đức (trực tiếp là phép biện chứng của Hêghen) Trên cơ sở những thành tựu lí luận, khoa học của nhân loại, trên cơ sở đúc kết từ thực tiễn xã hội, các ông đã sáng lập ra phép biện chứng duy vật, hình thức cao nhất của phép biện chứng

Trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau Phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất Nó bao gồm một hệ thống các nguyên lí về mối

Trang 15

liên hệ phổ biến Nó đồng thời là lí luận nhận thức và logic học của chủ nghĩa Mác, có sự thống nhất trong nó giữa tính cách mạng, tính khoa học, tính thực tiễn, trở thành phương pháp luận chung nhất cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội của con người

 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

Khi giải thích về sự tồn tại của thế giới, những câu hỏi được đặt ra là: Các sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định những mối liên hệ đó? Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, giữa chúng không có mối liên hệ ràng buộc, quy định và chuyển hóa lẫn nhau, nếu có chỉ là những liên hệ có tính ngẫu nhiên, bề ngoài Hạn chế của quan điểm siêu hình là sai lầm về thế giới quan triết học, dựng lên ranh giới giả tạo giữa các sự vật, hiện tượng Hạn chế này có nguồn gốc bởi phương pháp tư duy siêu hình, nghiên cứu tách rời các lĩnh vực, bộ phận riêng

rẽ của thế giới

Đối lập với quan điểm siêu hình, những người theo quan điểm biện chứng cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau Thế giới như một chỉnh thể thống nhất, trong đó, các sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến

Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, những người theo quan điểm chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cái quy định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng tinh thần siêu tự nhiên hoặc cảm giác, ý thức của con người Ví dụ như

Trang 16

đứng trên quan điểm duy tâm chủ quan, Beccơli cho rằng: Cảm giác là nền tảng mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, còn Hêghen xuất phát từ lập

trường duy tâm khách quan lại cho rằng: “Ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của

mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng

Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới Tất cả những sự vật, hiện tượng đó chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất

Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác

Theo quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có các tính chất:

- Tính khách quan: Có thể khẳng định, mối liên hệ giữa các sự vật hiện

tượng là khách quan, vốn có vì nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới Biểu hiện trong tất cả các quá trình: Tự nhiên, xã hội và tư duy, sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập và sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó không phụ thuộc vào

ý thức của con người

- Tính phổ biến: Không chỉ mang tính khách quan, mối liên hệ còn mang tính phổ biến, mối liên hệ của tính phổ biến thể hiện:

+ Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ Chính vì vậy, hiện nay trên thế giới xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt của đời sống xã hội

Trang 17

+ Thứ hai, mối liên hệ thể hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo từng điều kiện nhất định Song, dù dưới hình thức nào cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới Bởi thế

Ăngghen viết: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những

quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” [14, tr.181] Cùng với lý do trên, triết học gọi mối liên

hệ đó là mối liên hệ phổ biến Nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới còn thấy rõ tính đa dạng, phong phú nhiều vẻ của nó

- Tính đa dạng: Có thể phân chia các mối liên hệ đa dạng thành từng

loại tùy theo tính chất: đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp Mà có thể khái quát thành những mối liên hệ khác nhau tùy theo từng cặp: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân các sự vật, hiện tượng quy định tính đa dạng của các mối liên hệ Các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

được khái quát trong các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng:

+ Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng

+ Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

+ Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả

+ Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng

+ Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức

+ Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực

Mỗi loại mối liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự

Trang 18

quy định chuyển hóa lẫn nhau, giữa các yếu tố, các thuộc tính của các mặt của

sự vật Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các mối liên hệ khác nhau cũng có mối quan hệ biện chứng như mối liên hệ biện chứng của các cặp mối liên hệ đã nêu trên

Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật Tuy sự phân chia các mối liên hệ chỉ mang tính tương đối nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết Bởi vì, mỗi loại mối liên hệ đều có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong họat động của mình

Như vậy có thể khẳng định, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới cũng luôn tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các sự vật, hiện tượng khác

Do đó, muốn tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta phải đặt trong mối liên hệ, quan hệ với xung quanh Nghĩa là, phải xem xét một cách toàn diện, đó chính là nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến

1.1.2 Những nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

 Quan điểm toàn diện

Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra quan điểm toàn diện Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh rơi vào quan điểm phiến diện Trên cơ sở

Trang 19

quán triệt quan điểm toàn diện trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, quan điểm toàn diện đặt ra yêu cầu sau:

- Thứ nhất, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong tác động giữa sự vật đó với sự vật khác Cần tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một hoặc một vài mối liên hệ mà đã vội vàng đi đến những kết luận về bản chất sự vật

- Thứ hai, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ tất nhiên,… Để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân Trong nhận thức và hoạt động, chúng

ta cần chú ý sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định

- Thứ ba, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi tránh rơi vào những sai lầm của chủ nghĩa triết trung và thuật ngụy biện Thực chất chủ nghĩa triết trung là

sự kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ tạo nên một hình ảnh không đúng về

sự vật Thực chất của thuật ngụy biện là sự “đánh tráo” có dụng ý, biến cái không cơ bản thành cái cơ bản, không bản chất thành bản chất… hoặc ngược lại, phản ánh sai lệch, xuyên tạc sự vật, ví dụ: Để bảo vệ môi trường sinh thái ngoài việc ban hành luật và chính sách bảo vệ môi trường, thì cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp bảo vệ môi trường trên nhiều khía cạnh và các lĩnh vực,bảo vệ đồng bộ các bộ phận cấu thành môi trường sinh thái như: nếu chỉ làm sạch môi trường nước thì các vật gây ô nhiễm không khí vẫn xâm nhập vào môi trường nước, các quá trình biến động khí hậu toàn cầu vẫn gây nên các rủi ro cho môi trường nước

Tóm lại, qua tìm hiểu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra được quan điểm toàn diện, đây là nguyên tắc, phương pháp luận có

ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn

Trang 20

 Quan điểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm lịch sử - cụ thể có nghĩa là: Trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng khác nhau Bản thân quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi trước hết chúng ta phải xem xét phương pháp tư duy là tính lịch sử Những phương pháp cơ bản của tư duy biện chứng là kết quả của lịch sử nhận thức, của tư duy đã thể hiện ở việc con người đi sâu nhận thức thế giới và vận dụng phép biện chứng vào quá trình tư duy của con người Phương pháp tư duy là sản phẩm của thời đại lịch

sử, nó được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định

Có thể phân chia sự phát triển của phương pháp tư duy của con người thành những giai đoạn sau:

-Phương pháp tư duy nguyên thủy

-Phương pháp biện chứng chất phác thời cổ đại

-Phương pháp tư duy cận đại

-Phương pháp tư duy biện chứng hiện đại

Những phương pháp đó tạo thành một hệ thống phương pháp dựa vào nhau và phân biệt với nhau Tính lịch sử, tính thời đại của phương pháp tư duy của con người chứng tỏ: không có tư duy lý luận vĩnh hằng, không có phương pháp tư duy cứng nhắc không thay đổi Trong lịch sử nhận thức, lịch

sử phát triển tư duy của con người phương pháp tư duy mới được hình thành trên cơ sở khắc phục những mâu thuẫn của tư duy cũ

Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại và phát triển Một luận điểm nào đó trong điều kiện này là luận điểm khoa học nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ ta cũng phải xem xét hoàn cảnh ra đời

và sự phát triển của các hệ thống đó

Trang 21

Để xác định một cách đúng đắn, toàn diện về thực trạng ô nhiễm môi trường, bao giờ Đảng ta cũng phải phân tích tình hình cụ thể của đất nước cũng như bối cảnh quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ đó Dĩ nhiên, trong khi thực hiện đường lối, chủ trương Đảng ta cũng luôn bổ sung

và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể (Ban hành luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2005 thay cho luật 1993)

Quan điểm lịch sử - cụ thể có những đòi hỏi mang tính tổng hợp Quán triệt nguyên tắc này trong quá trình vận dụng phương pháp tư duy sẽ đưa nhận thức của con người tới chân lí Một khi xa rời những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thì chân lý sẽ trở thành sai lầm

Tóm lại, qua tìm hiểu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể Đây là những nguyên tắc, phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn

1.2 Môi trường sinh thái

1.2.1 Khái niệm môi trường sinh thái và kết cấu của môi trường sinh thái 1.2.1.1 Khái niệm môi trường sinh thái

Để hiểu được khái niệm môi trường sinh thái trước hết chúng ta phải hiểu môi trường là gì? Sinh thái là gì?

 Khái niệm về môi trường

Nhân loại hiện đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu Một trong số đó là vấn đề môi trường sống Những tình trạng đáng báo động như nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, suy giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái,… đang đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người Vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên khắp thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng, sự tiếp tục gia tăng theo chiều hướng xấu của những vấn đề môi trường

Trang 22

Vậy, khái niệm môi trường là gì? Trước hết, cần phải khẳng định rằng, đây là một khái niệm rộng và tương đối phức tạp Chính vì vậy, tùy thuộc vào cách nhìn nhận mối quan hệ của thực thể (sinh thể) với các điều kiện xung quanh và phạm vi xem xét, nghiên cứu, khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:

Thứ nhất, môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất cả sự

đa dạng, muôn màu muôn vẻ của nó và luôn tồn tại khách quan Môi trường hiểu theo nghĩa như vậy thường được gọi là môi trường toàn cầu, môi trường trái đất và những điều kiện bao quanh trái đất Nó bao gồm khí quyển, thủy quyển và thạch quyển (địa quyển)

Thứ hai, môi trường được hiểu là môi trường sống, là phần của thế giới vật chất đã và đang tồn tại sự sống, hay còn gọi là sinh quyển Môi trường sống bao gồm trong đó những điều kiện vô cơ và hữu cơ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển của các sinh thể

Thứ ba, môi trường sống còn được hiểu là môi trường sống của con người và xã hội loài người Nó bao gồm sinh quyển và những điều kiện xã hội Nói cách khác, đó là môi trường tự nhiên - xã hội, hay môi trường tự nhiên - người hóa, môi trường sinh thái nhân văn

Trên thực tế, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, cả trên thế giới và ngay tại Việt Nam bàn đến khía cạnh của vấn đề này và đề xuất những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm môi trường Năm 1981, Tổ chức giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đưa ra một định nghĩa về

khái niệm này như sau: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và

nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo để thỏa mãn những nhu cầu của mình Ở nước ta, một số tác giả, từ những góc độ tiếp cận khác nhau,

cũng đã đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này Chẳng hạn, khi bàn đến

khái niệm môi trường, có ý kiến cho rằng: đứng về mặt địa sinh học thì “môi

Trang 23

trường là tất cả các yếu tố chung quanh, bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển và sự sinh sản của các sinh vật” Song, tác giả của các quan điểm trên cũng nhấn

mạnh rằng, đối với “môi trường của con người” thì cần phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn Nó bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và những gì do con người sáng tạo ra như các hệ sinh thái nhân tạo, những nhóm và những hội môi trường văn hóa,… trong đó con người sống và khai thác bằng lao động của mình, những nguồn lợi tự nhiên và nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con người [11, tr.6]

Tác giả khác, khi xác định nội dung của khái niệm môi trường, lại nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể sinh vật sống trong môi trường đó Theo ý kiến này, hiểu theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm tất

cả những gì ở xung quanh một đối tượng và có những mối quan hệ nhất định với nó Nếu đối tượng đó là một cơ thể sinh vật thì môi trường là tất cả những

gì trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sự tồn tại của cơ thể đó Vì vậy, cơ thể sống và môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất

Dựa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học , xã hội, theo chúng

tôi, có thể định nghĩa khái niệm môi trường như sau: “Môi trường là một khái

niệm dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện bao quanh và thực thể luôn tồn tại những mối quan hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau Đối với con người và

xã hội loài người, các điều kiện bao quanh đó không chỉ là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm các điều kiện xã hội” [11, tr.5] Như vậy, nói đến bảo

vệ môi trường là nói đến môi trường sinh thái nhân văn - môi trường sống của con người và xã hội loài người Con người ở đây phải được hiểu trên cả hai mặt: là một thực thể tự nhiên có những nhu cầu sống như một sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội, mà xã hội chính là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên

Trang 24

Tóm lại, có thể thấy rằng, môi trường là tất cả những gì xung quanh

chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển Khái niệm môi trường sống của

con người và xã hội loài người rất rộng, trong đó bao hàm cả các điều kiện tự nhiên lẫn những điều kiện xã hội Thực tế, con người - theo đúng nghĩa của từ này - không chỉ sống bằng những nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế, còn tồn tại, phát triển trong hàng loạt mối quan hệ đa dạng và phong phú Tuy nhiên, với phạm vi của một khóa luận vấn đề môi trường mà chúng tôi đề cập đến ở đây trước hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các điều kiện tự nhiên, nghĩa là môi trường tự nhiên - môi trường sinh thái

 Khái niệm sinh thái

Sinh thái theo tiếng Hy Lạp là “oikos”, có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi

sinh sống của các sinh vật từ bé nhất đến lớn nhất, trong đó có cả con người

Vì vậy, môi trường sinh thái còn được gọi là môi trường tự nhiên, là môi trường sống hay là cái nhà ở của sinh vật, bao gồm tất cả các điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể Nó bao gồm các nhân tố chủ yếu: các nhân tố vô cơ (không khí, đất, nước, tài nguyên,…), các nhân tố hữu

cơ (vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật,…) và con người Giữa các nhân tố này có sự liên quan chặt chẽ với nhau và hoạt động của chúng phải tuân theo những quy luật cơ bản của sinh thái học, cụ thể là nguyên tắc tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự bảo vệ, tự làm sạch của sinh quyển Trong môi trường tự nhiên,

sự tác động của con người vào giới tự nhiên là tác động có ý thức và có quy

mô rộng lớn nên hoạt động của con người sẽ làm thay đổi mạnh mẽ môi trường sinh thái: nó có thể làm cho môi trường sinh thái phong phú, giàu có hơn, phát triển hơn nhưng cũng có thể làm cho chúng bị suy thoái đi Và lúc

đó, sự suy thoái này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe dọa cuộc sống của chính con người Như vậy, có thể khẳng định rằng, cách thức tác động vào tự nhiên của con người là nhân tố quyết định tới sự sinh tồn

Trang 25

của bản thân con người nói riêng và của tất cả sự sống trên trái đất nói chung, bởi vì:

Chỉ có con người mới đạt được đến chỗ in cái dấu của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di chuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làm biến đổi cả diện mạo, thậm chí còn làm biến đổi

cả cây cỏ và các thú vật tới một mức độ mà kết quả của hoạt động của họ chỉ

có thể biến mất, khi nào toàn bộ trái đất tiêu vong [16, tr.475]

Từ các khái niệm về môi trường, sinh thái và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quan niệm về môi trường sinh thái của các công trình đã công bố

và dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, theo chúng tôi, môi trường sinh

thái là một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh

có liên quan đến sự sống của sinh thể Đối với con người, môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện tự nhiên, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến

sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội Như vậy, môi trường sinh thái là môi trường có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người và xã hội loài người

1.2.1.2 Kết cấu của môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là một khái niệm rộng, tùy vào từng góc độ nghiên cứu mà kết cấu của môi trường sinh thái có sự phân chia riêng Song, tựu chung lại cấu trúc của môi trường sinh thái bao gồm bốn thành phần cơ bản là: Thạch quyển; Thủy quyển; Khí quyển và Sinh quyển

Về mặt vật lý, môi trường sống trên Trái Đất được cấu tạo từ ba quyển:

khí quyển, thủy quyển và thạch quyển Khí quyển (atmosphere) của Trái Đất

là toàn bộ lớp không khí bao quanh mặt đất Thạch quyển (lithosphere) là phần chất rắn của Trái Đất từ mặt đất tới độ sâu khoảng 60km Thủy quyển (hydrosphere) chỉ phần nước của Trái Đất với toàn bộ các đại dương, thủy vực, nội địa, băng tuyết và các nguồn nước khác Khí quyển, thủy quyển và

Trang 26

thạch quyển bao gồm các thành phần vô sinh được tạo thành bởi các nguyên

tố hóa học và chứa đựng năng lượng dưới các dạng khác nhau như: thế năng,

cơ năng, quang năng, hóa năng,…

Về mặt sinh học, trên Trái Đất có sinh quyển (biosphere) bao gồm các cơ

thể sinh vật với những tập hợp khác nhau và những bộ phận nhất định của khí quyển, thạch quyển và thủy quyển tạo nên môi trường sống của các sinh vật đó Như vậy, sinh quyển bao gồm các thành phần hữu sinh (cơ thể sống của sinh vật) và thành phần vô sinh có quan hệ chặt chẽ và tương tác với nhau Cụ thể:

1 Thạch quyển

Theo các tư liệu về thiên văn học, Trái Đất là một hành tinh nằm trong

hệ Mặt Trời Hệ Mặt Trời của Trái Đất - Thái Dương hệ, là một trong hàng triệu hệ thống tương tự thuộc một thiên hà có tên là ngân hà Trong vũ trụ bao

la và không có biên giới, có hàng triệu triệu các thiên hà như vậy, vũ trụ luôn tồn tại và luôn biến động, ở nơi này có các thiên hà hoặc một hệ mặt trời mới được hình thành, thì ở nơi khác có thể có một hệ Mặt Trời hoặc một thiên hà đang đi tới diệt vong Cho tới bây giờ, các nhà khoa học trên Trái Đất chưa trả lời được rõ ràng câu hỏi: vũ trụ bắt đầu như thế nào và kết thúc ra sao? Một lý thuyết giải thích sự hình thành vũ trụ được nhiều người ủng hộ nhất là Lý thuyết vụ nổ lớn (Bigbang Theory) Để giải thích sự hình thành và cấu trúc Trái Đất, chúng ta sẽ bắt đầu từ sự kiện có thể tìm thấy bằng chứng chứng minh là đám mây bụi Thái Dương hệ Từ đám mây bụi tồn tại vào thời điểm cách đây 4,6 tỷ năm, đã hình thành nên hệ Mặt Trời và các hành tinh, trong đó

có Trái Đất

Vào thời điểm sau khi hình thành (cách đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái Đất

là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung quanh Mặt Trời Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái Đất nóng lên dần, dẫn đến sự phân dị của các vật chất bên trong và thoát khí và hơi nước, tạo nên

Trang 27

khí quyển nguyên sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước Sau đó ít lâu (khoảng 4,4

tỷ năm trước), xuất hiện các đại dương nguyên thủy Thành phần, cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời gian hình thành cho đến ngày nay Các sinh vật trên Trái Đất xuất hiện muộn hơn vào khoảng 2 - 3 tỷ năm, tiến hóa không ngừng tạo ra sự phong phú và đa dạng của các loài trong sinh quyển Vỏ Trái Đất hay thạch quyển, là một lớp vỏ cứng rất mỏng có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý khác nhau

2 Thủy quyển

Nước là môi trường quan trọng của sự sống Sự sống được phát sinh lần đầu tiên trong nước và những bước tiến hóa đầu tiên của sự sống cũng diễn ra trong môi trường nước

Với khoảng 71% (361 triệu km2) bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi mặt nước nên đã có nhà khoa học đề nghị thay vì gọi Trái Đất bằng “Trái Nước” Nước được coi là dạng thức vật chất cần cho tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất và là môi trường sống của rất nhiều loài Nước tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: rắn (băng, tuyết), thể lỏng và thể khí (hơi nước), trong trạng thái chuyển động (sông suối) hoặc tương đối tĩnh (hồ, ao, biển) Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo nên thủy quyển Phần lớn lớp phủ nước trên Trái Đất là biển và đại dương Hiện nay, người ta chia thủy quyển làm 4 đại dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn Ngoài ra, trên các lục địa còn có mạng lưới sông suối dày đặc

và nhiều hồ lớn nhỏ

3 Sinh quyển

Khái niệm về sinh quyển lần đầu tiên được nhà bác học người Nga V.I.Vernadski đề xướng năm 1926 Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật chất sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía trên Trái Đất hoặc là lớp vỏ sống của Trái Đất, trong đó có các cơ thể sống và các hệ sinh thái hoạt động Đây

Trang 28

là một hệ thống động và rất phức tạp Nhờ hoạt động của các hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời đã bị biến đổi cơ bản để tạo thành vật chất hữu

cơ trên Trái Đất Sự sống trên bề mặt Trái Đất được phát triển nhờ sự tổng hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường tạo thành dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng

Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển bao gồm môi trường cạn (địa quyển), môi trường không khí (khí quyển) hoặc môi trường nước mặn hay nước ngọt (thủy quyển) Đại bộ phận các sinh vật không sinh sống ở những địa hình quá cao, càng lên cao số loài càng giảm Giống như thủy quyển và khí quyển, sinh quyển chứa chủ yếu các nguyên tố nhẹ hơn Theo số lượng các nguyên tử, sinh quyển được cấu tạo từ 90% hyđro, ôxy, cacbon và nito, bốn nguyên tố này được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất

4 Khí quyển

Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, với ranh giới dưới là bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh Khí quyển Trái Đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí

từ thủy quyển và thạch quyển Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, ammoniac, mêtan, các loại khí trơ và hyđro Dưới tác dụng phân hủy của tia sáng mặt trời, hơi nước bị phân hủy thành ôxy và hyđro Ôxy tác động với ammoniac và mêtan tạo ra khí N2 và CO2 Quá trình tiếp diễn, một lượng H2nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ,CO2, một ít ôxy Thực vật xuất hiện trên Trái Đất cùng với quá trình quang hợp, đã tạo nên một lượng lớn ôxy và làm giảm đáng kể nồng độ CO2trong khí quyển Sự kiện có mặt với nồng độ cao của ôxy trong khí quyển Trái Đất vào khoảng 500 triệu năm trước đây, có thể minh chứng điều đó bằng sự hình thành hàng loạt các mỏ trầm tích biến chất sắt trên các nền lục địa cổ như nền Nga, nền Nam Phi Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật

Trang 29

trên Trái Đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân hủy xác chết động thực vật,

đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay [11, tr.23 - 47]

1.2.2 Tính tất yếu phải bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Môi trường sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thay thế Song, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng cảm nhận sâu sắc, đúng ý nghĩa to lớn của môi trường sống

 Vai trò của môi trường sinh thái đối với đời sống của con người và

xã hội loài người

Như chúng ta đã biết, tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố thống nhất trong một chỉnh thể không tách rời Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như của xã hội loài người Trái lại sự tác động của các yếu tố con người và xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính quy định đối với sự biến đổi, chiều hướng biến đổi (tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay không phù hợp với quy luật khách quan) của tự nhiên Và do vậy, sự tác động của con người và xã hội đến tự nhiên còn quyết định luôn cả sự tồn tại, phát triển của chính bản thân mình

Có thể hiểu một cách khái quát rằng, “tự nhiên là môi trường sống của

con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội” [8, tr.409]

Đối với con người và xã hội loài người, môi trường tự nhiên có một giá trị

vô cùng to lớn, không thể thay thế Nó vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, vừa là nơi con người lao động và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do sự lao động đó tạo nên Theo sự phân tích, đánh giá của UNESCO, môi trường sinh thái đối với con người có ba chức năng cơ bản:

Trang 30

Thứ nhất, môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người

Thứ hai, nó là nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm phục vụ cho các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho con người

Thứ ba, môi trường tự nhiên còn là nơi đồng hóa các chất thải do kết quả của các hoạt động đó [11, tr.11]

Thực tế cho thấy, con người muốn tồn tại và phát triển không thể không cần đến những điều kiện cần thiết đối với sự sống như nước, ánh sáng, không khí, thức ăn,…Xã hội loài người cũng không thể phát triển nếu không có những nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các nguồn vật liệu quan trọng khác Chỉ có tự nhiên mới có khả năng cung cấp cho con người tất cả những điều kiện vật chất đó Quan hệ giữa con người với môi trường sinh

thái, do vậy là “quan hệ máu thịt” Môi trường là cơ sở tự nhiên của đời sống

con người, là tiền đề của nền sản xuất xã hội Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, khi đánh giá vị trí, vai trò của tự nhiên đối với sự phát triển

của con người và xã hội, C.Mác khẳng định: “Công nhân không thể sáng tạo

ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta được thực hiện, được triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm” [17, tr.130]

Như vậy, tự nhiên là môi trường sống không thể thay thế của con người

và xã hội loài người - đó là điều chắc chắn, không có gì phải bàn cãi Song, cần phải thấy là vai trò đó của tự nhiên có tính lịch sử cụ thể Nghĩa là vai trò của tự nhiên không phải là bất biến trong mỗi giai đoạn, mỗi thời đại khác nhau của tiến tình lịch sử, trái lại, nó có thể thay đổi cùng với sự vận động, phát triển của xã hội loài người, trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất Kể từ khi xã hội loài người bước vào nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp trong đó khoa học, kĩ thuật và công nghệ phát triển và dần dần

Trang 31

trở thành lực lượng sản xuất phát triển trực tiếp thì sự phát triển của xã hội bắt đầu diễn ra theo một hướng mới, tiến bộ hơn, con người đã làm nên những điều

kì diệu, biến cái tưởng chừng không thể thành có thể Sự phát triển của xã hội,

do vậy, dường như ít phụ thuộc hơn vào sự giàu có hay nghèo nàn của các nguồn tài nguyên Thực tế cho thấy, nhiều nước công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Tây Âu, mặc dù rất nghèo tài nguyên và không có được những điều kiện tự nhiên thuận lợi khác, song, dựa vào nền khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, họ đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao

và trở thành nhóm nước đứng đầu thế giới về nhiều tiêu chí kinh tế - xã hội như mức độ giàu có, thu nhập bình quân đầu người Trái lại có những nước khác tuy được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt như khoáng sản, khí hậu, vị trí địa lý,… nhưng lại vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu

Nhưng như vậy, không có nghĩa là vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người đang bị thu hẹp dần Thực ra, dù rằng xã hội có phát triển tới trình độ hiện đại đến đâu chăng nữa, con người cũng không thể tách khỏi tự nhiên, biệt lập với tự nhiên, không thể gạt tự nhiên đứng bên lề cuộc sống mình Trái lại, xã hội càng phát triển, con người càng cần đến tự nhiên, càng gắn bó với nó nhiều hơn Bởi lẽ, những thành phần vốn có của tự nhiên không những là yếu tố cần thiết đối với sự sống của con người, mà còn là những nguồn tài lực vô cùng tận cho sự phát triển của xã hội, nếu như con người biết khai thác và sử dụng nó một cách khôn khéo, hợp lý

Tự nhiên vừa là nguồn cung cấp tài nguyên, vừa là nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm cải biến những tài nguyên đó thành các giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho sự tồn tại, phát triển của con người, xã hội Như chúng ta đã biết, với các loại động vật khác chỉ biết lấy từ tự nhiên những sản phẩm có sẵn như một hành vi kiếm sống mang tính bản năng, tự nhiên Trái

Trang 32

lại con người là một sản phẩm hoàn thiện nhất của tự nhiên, là loại động vật cao cấp, có ý thức Con người như quan niệm của triết học mác - xít, vừa là một thực thể của tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, con người không chỉ biết sử dụng những sản phẩm có sẵn của tự nhiên như ở giai đoạn sơ khai mà còn tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên vì những lợi ích của mình Do vậy,

tự nhiên còn là môi trường diễn ra các hoạt động sống của con người, trước hết là hoạt động lao động sản xuất và nhờ vậy, con người duy trì được sự tồn tại, phát triển của chính bản thân mình

Tồn tại trong một thể thống nhất, các yếu tố tự nhiên, con người và xã hội luôn liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau Hoạt động của con người là

một quá trình “trao đổi chất” thường xuyên giữa con người với tự nhiên

Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, C.Mác viết:

Giới tự nhiên… là thân thể vô cơ của con người, con người sống bằng tự nhiên Như thế nghĩa là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên [17, tr.135]

Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng vật chất cho sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội, môi trường tự nhiên còn là không gian diễn ra các hoạt động sống quan trọng khác của con người như nghỉ ngơi, cảm nhận

và hưởng thụ những giá trị văn hóa thẩm mỹ, những nét đẹp cũng như sự tinh

tế của tạo hóa

Trong quá trình trao đổi chất giữa con người và tự nhiên, con người không chỉ nhận từ tự nhiên những nguồn năng lượng cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của mình và xã hội mà còn thải vào tự nhiên các chất thải của hoạt động sản xuất, sinh hoạt Nói cách khác, môi trường sinh thái không chỉ là

Trang 33

nguồn cung cấp các điều kiện sống mà còn đóng vai trò là nơi đồng hóa các phế thải do con người thải ra Người ta có thể hình dung được rằng, giả sử lượng chất thải khổng lồ do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người

từ trước tới nay không được xử lý mà cứ tích tụ lại thì cuộc sống của con người sẽ ra sao, may mắn thay điều đó không xảy ra, ít nhất là cho đến nay Bản thân tự nhiên có cơ chế tự điều chỉnh và làm sạch nó Chính là nhờ chức năng quan trọng này của môi trường tự nhiên mà con người và xã hội loài người đã không phải sống ngập chìm bên cạnh hàng loạt chất thải bỏ

Nói tóm lại mọi sự sống trên trái đất và mọi quá trình hoạt động của con người đều được tiến hành trong môi trường Xuất phát từ nhận thức đó, chúng

ta thấy rằng môi trường sinh thái có vai trò to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi loài sinh vật Con người và xã hội loài người có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên, không thể tồn tại và phát triển nếu tách rời môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng là vậy nhưng đáng tiếc là, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng

ý thức một cách đúng đắn và đầy đủ vai trò không thể thay thế của tự nhiên - môi trường sinh thái ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng

 Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe con người và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân Tại Việt Nam không chỉ là khói, bụi, rác thải, nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường không khí, mà ngay cả môi trường đất và nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm rất nặng Tài nguyên bị suy thoái, cạn kiệt,

đa dạng sinh học bị suy giảm mạnh, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường… môi trường sinh thái Việt Nam đang diễn biến theo hướng phức tạp

Đó là bức tranh tổng quan về những thách thức hiện tại và tương lai đối với môi trường nước ta vừa được Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN - MT)

Trang 34

công bố thông qua Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Đất, nước, không khí đều ô nhiễm

Theo Bộ TN - MT, mặc dù ngân sách chi cho công tác bảo vệ môi trường khoảng 6.590 tỉ đồng/ năm và tổng huy động vốn ODA khoảng 3,2 tỉ USD (trong đó 2,4 tỉ USD là vốn vay) nhưng việc kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm chưa được thực hiện một cách hiệu quả, tỉ lệ các cơ sở gây ô nhiễm ngày càng nhiều dẫn đến mức độ ô nhiễm gia tăng ở nhiều khu vực

+ Tài nguyên đất ở nông thôn bị suy thoái do hóa chất sử dụng trong nông nghiệp (tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp khoảng 2,5 đến 3 triệu tấn/ năm, trong đó 70% cây trồng không sử dụng được, thải ra môi trường), còn tại các đô thị là do sản xuất, sinh hoạt (chỉ 60% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, nước thải sinh hoạt của các khu dân

cư hầu hết không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường)

Đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên bị xói mòn khoảng 34 -

150 tấn/ ha/ năm, đất ở ven biển miền Trung ảnh hưởng sa mạc hóa, đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hiện tượng phèn hóa, xâm nhập mặn

+ Nước mặt đang suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã khai thác 50% lưu lượng dòng chảy trong khi giới hạn cho phép chỉ 30% Các hồ, ao, kênh, mương chảy qua các thành phố lớn đều

bị ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí trở thành nơi chứa nước thải Tại 3 lưu vực lớn: sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu và Sông Đồng Nai, chất lượng nước mặt quan trắc qua các năm đều không đạt quy chuẩn

+ Chất lượng không khí cũng ngày càng suy giảm, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ bụi tổng và bụi mịn vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần

+ Cũng theo Bộ TN - MT, tình trạng suy giảm về loài đang ở mức báo động Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cảnh báo nếu năm 1996

Trang 35

chỉ có 25 loài của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2010, con số này đã tăng lên 47 loài

Nhiều loài bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu nhưng rất nguy cấp tại Việt Nam (ví dụ như hạc cổ trắng); nhiều loài thực vật trước đây chỉ xếp ở hàng sắp nguy cấp thì nay đã vào hàng nguy cấp (hoàng đàn, tam thất hoàng, bách vàng…)

Nguyên nhân do diện tích hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị thu hẹp mạnh, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven biển…, làm mất nguồn cung cấp nước ngầm, nơi sinh sản, phát triển, cư trú của các loài sinh vật

Độ che phủ rừng đạt 40% diện tích, diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng giảm Theo báo cáo hiện trạng rừng quốc gia năm 2011 được Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn công bố vào tháng 9 - 2012, tổng diện tích rừng tăng 127.000 ha so với năm 2010 nhưng rừng tự nhiên tiếp tục giảm 20.000 ha, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha, tập trung trong các rừng phòng hộ và các khu bảo tồn

Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn vẫn đứng trước nguy cơ bị chuyển đổi mục đích phục vụ cho khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện

Mất dần rừng ngập mặn

Diện tích rừng ngập mặn chỉ còn 160.000 ha, giảm hơn 50% so với năm

1943 Hệ thống đê biển cả nước dài 2.483 km nhưng 55% chiều dài đó đã không còn rừng ngập mặn bảo vệ Điều này vừa giảm khả năng chống chịu thiên tai vừa mất cân bằng hệ sinh thái vùng ven biển

Một nguy cơ khác đe dọa đa dạng sinh học của Việt Nam là sự gia tăng nhiệt độ Theo cảnh báo của các tổ chức quốc tế, 50% các loài động - thực vật

có nguy cơ tuyệt chủng nếu đến năm 2050 nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1oC

- 6,4oC

Trang 36

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 đặt ra mục tiêu cụ thể về môi trường: tỉ lệ che phủ rừng đạt 45%, hầu hết dân số đều được sử dụng nước sạch, 80% cơ sở đạt tiêu chuẩn về môi trường, 100% cụm công nghiệp - khu công nghiệp - khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải rắn nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý [22]

Khí hậu biến đổi

Một trong những ảnh hưởng của môi trường đó là làm biến đổi khí hậu Những năm gần đây, người dân Việt Nam chúng ta kinh nghiệm rất rõ về sự biến đổi khí hậu Khảo sát của Viện Khoa Học Khí Tượng Thuỷ Văn cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã dâng lên khoảng 20cm so với cách đây 10 năm Những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng thiên tai tại nhiều nơi ở Việt Nam Điều này được thể hiện rõ nét qua hiện tượng bão lụt xảy ra liên miên trong những năm gần đây, đặc biệt là tại miền trung Thậm chí, những vùng trước đây không hề có bão, nhưng những năm gần đây cũng đã có Chỉ tính riêng tại Huế, từ năm

1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão; đồng thời cường độ mưa cũng tăng lên rõ rệt (chúng ta có thể thấy rõ điều này trong mấy tháng vừa qua), xảy ra các hiện tượng mưa đá, mưa axit, mưa lưu huỳnh Gần đây nhất là đêm ngày 26/3/2013 đến rạng sáng ngày 27/3, tại các huyện Mường Khương, Bắc Hà,

Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa đá trên diện rộng Theo nhiều người dân ở địa phương này, đây là trận mưa đá lớn nhất từ trước đến nay.Thống kê ban đầu, đã có hơn 1.000 hộ dân bị thiệt hại, nhiều người bị thương tích Theo nhiều người dân địa phương Đây là trận mưa đá lớn nhất

từ trước đến nay Mưa đá xảy ra khoảng nửa giờ đồng hồ, nhiều viên đá có đường kính từ 6cm đến 10cm, đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu của bà con nhân dân

Trang 37

Báo cáo phát triển con người năm 2007 - 2008 của ông Chritophe Bahuet cảnh báo rằng nếu nhiệt độ tăng lên từ 3 - 40C, các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Khi mực nước biển dâng lên 1m, Việt Nam sẽ có khoảng 22 triệu người bị mất nhà cửa Các nhà khoa học Việt Nam đã dự báo đến năm 2070 sẽ có 15.000km2 tại đồng bằng sông Cửu Long bị chìm trong nước.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Theo đánh giá của tiến sĩ Trần Hồng Hà, hiện nay Việt Nam chúng ta đang bắt đầu phải trả giá về mặt sức khoẻ con người do một thời gian dài chưa thật sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường Cụ thể là ngày càng xuất hiện nhiều điểm

“nóng” về ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như những “làng ung thư” ở Hà

Tây, Phú Thọ, Hải Phòng…

Thực tế cho thấy, tại một số khu dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ khí SO2, CO2 và NO2 đều vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi Thêm vào đó là rác thải y tế, rác thải sinh hoạt và khoảng 774 ngàn tấn chất thải công nghiệp từ các làng nghề truyền thống không được xử lý triệt để Tất

cả đang đe doạ môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư

Theo thống kê của Bộ Y Tế, hàng năm, cả nước có gần 200 ngàn người

bị mắc bệnh ung thư mới phát hiện Riêng bệnh viện K Hà Nội, trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm tiếp nhận trung bình khoảng 150 ngàn người bị ung thư mới phát hiện Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư ngày càng tăng, theo đánh giá tổng hợp của bộ Y Tế và bộ Tài Nguyên Môi Trường, chính là

do môi trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng

Trong khi đó, tổ chức y tế thế giới ghi nhận, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có trên 9 ngàn ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém

Số người chết vì nguyên do ô nhiễm không khí là hơn 16 ngàn người

Trang 38

Có thể nói rằng môi trường sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người, nó không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng vật chất cho sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội, môi trường sinh thái còn là không gian diễn ra các hoạt động quan trọng khác của con người Dù

xã hội có phát triển đến trình độ hiện đại đến đâu chăng nữa, con người cũng không thể tách khỏi tự nhiên, biệt lập với tự nhiên, không thể gạt tự nhiên đứng bên lề cuộc sống của mình Tác động của con người, xã hội đối với tự nhiên càng mạnh thì sự phụ thuộc của nó vào tự nhiên càng lớn Chính vì vậy,

vì lợi ích trước mắt của mình con người đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác động của con người đã không ngừng làm biến đổi tự nhiên, từ chỗ nhận thức chưa đúng về vai trò của tự nhiên, coi tự nhiên là kho của cải vô tận có thể mặc sức sử dụng, con người đã tác động mạnh mẽ vào tự nhiên thông qua các hoạt động sản xuất - làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng môi trường sống của chúng ta đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng, hàng loạt các hệ lụy môi trường đã liên tiếp xảy ra đối với đời sống của con người, sự sinh tồn của các loài sinh vật Môi trường sinh thái bị ô nhiễm đã và đang đe dọa đến sự sống còn của xã hội loài người và các sinh vật khác trên trái đất Do đó bảo vệ môi trường đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, để có một cuộc sống tốt đẹp, bình yên và trong lành mỗi người cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sinh thái là một tất yếu - cũng chính là bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta

1.3 Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Cùng với sự phát triển cao của đời sống văn minh nhờ khoa học - kĩ thuật và tham vọng chinh phục tự nhiên của con người, trước hết là các nước

Trang 39

tư bản phương Tây, nhân loại đang phải đối mặt trước thảm họa hủy diệt môi trường sống, hay hủy diệt chính ngôi nhà của mình Khắp nơi diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khí hậu đang nóng lên từng ngày

Ở Việt Nam chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa đã diễn ra một cách nhanh chóng Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây trồng, nguồn nước bị suy thoái Việc mở rộng không gian đô thị sẽ dẫn đến việc chiếm dụng đất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn lương thực quốc gia

và ảnh hưởng đến đời sống của nông dân Quá trình đô thị hóa cũng làm gia tăng làn sóng người di dân từ nông thôn ra thành thị gây nên áp lực về nhà ở

và vệ sinh môi trường, đồng thời hình thành những khu nhà ổ chuột và khu nghèo Đó là chưa kể đến sự bùng nổ giao thông cơ giới, gây kẹt xe triền miên, gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe Kể đến là việc biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…) ngày càng tăng về cường độ, ảnh hưởng lên đời sống của người dân ngày càng rõ ràng Có thể nói tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay đang làm xáo trộn về đời sống kinh tế, gây ra nghèo đói và gia tăng nguy cơ bệnh tật cho con người

Nhận thức được vấn đề nêu trên, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nhấn

mạnh: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội” [7, tr.78] Phải bằng hành động thực tiễn của mình biến đổi những

mối liên hệ nội tại của sự vật, cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với

sự vật khác Muốn vậy, phải có một cách nhìn toàn diện về môi trường, phải

sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng Điều đó được Đảng và Nhà nước ta thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau:

Trang 40

1.3.1 Thực hiện đồng bộ các chính sách về bảo vệ môi trường

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác bảo

vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người

Để bảo vệ môi trường tự nhiên và để hạn chế đến mức tối đa những hiện tượng phản giá trị văn hóa sinh thái, bên cạnh việc phát huy tính tự giác bảo

vệ môi trường của dân cư, nhất thiết cần phải có một hệ thống đường lối, pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường đúng đắn và phù hợp đóng vai trò định hướng và chỉ đạo mọi hoạt động của dân cư trong hoạt động cải tạo tự nhiên phải tuân theo yêu cầu tất yếu của quy luật khách quan, tạo tiền đề cho

sự phát triển của cả hệ sinh thái Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về bảo vệ môi trường Nhờ đó, vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta phần nào đã có những thành công nhất định Điều này được thể hiện qua một

số văn bản điển hình như trong Điều 17 và Điều 29 của Hiến pháp năm 1992

đã đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ hiến định Đây cũng được coi

là luật gốc cho việc ban hành các luật và các nghị định khác về môi trường Trên cơ sở đó, năm 1993, năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật Môi Trường Song song với Luật Bảo vệ môi trường, các cơ quan nhà nước liên quan cũng ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường Theo thống

kê của Bộ Tư pháp, hiện nay Việt Nam có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước, Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề môi trường và đã đưa ra một

số chỉ thị, nghị quyết về vấn đề này, điển hình như Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 29

Ngày đăng: 16/11/2015, 12:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w