- Để đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nỗ lực phấnđấu từ khâu chuẩn bị ở nhà: đọc, tìm hiểu văn bản, cảm thụ văn bản theo cáchriêng của mỗi cá nhân và khi lên lớp v
Trang 1BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn thông qua một
tiết văn bản lớp 7 Ở Trường THCS Ninh Điền”
- Họ và tên người thực hiện: Biện văn luận
- Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Điền
1/ Lý do chọn đề tài:
- Sự cần thiết để giảm học sinh yếu, kém và nâng cao hiệu quả chất lượngmôn Ngữ Văn lớp 7 ngày càng được khả quan hơn, thiết thực hơn
- Giúp các em học sinh lớp 7 học tập Văn bản đạt hiệu quả tốt, vừa nhẹnhàng, vừa thoải mái và hiểu sâu sắc một tác phẩm văn học cụ thể
2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
a/ Đối tượng:
- Học sinh 2 lớp 7A1, 7A2 Trường THCS Ninh Điền Năm học 2009-2010.
b/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học
- Phương pháp điều tra, kiểm tra đánh giá
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo
- phương pháp phân tích tổng hợp thực hành, thực nghiệm
- Phương pháp quan sát đối tượng học sinh và giả thuyết khoa học
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
a/ Giáo viên:
- Phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học
- Đảm bảo phương pháp đặc trưng của môn học
- Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng
- Đổi mới kiểm tra đánh giá
- Thiết kế giáo án: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài mới, câu hỏicho nhóm, quy trình hoạt động của học sinh, phương tiện dạy học cụ thể, tranhminh họa cho tiết học
Trang 2b/ Học sinh:
- Chuẩn bị đọc trước văn bản và trả lời các câu hỏi theo sự gợi ý, hướngdẫn của giáo viên
4/ Hiệu quả áp dụng:
- Kết quả học tập môn văn của học sinh khả quan hơn
- Nâng cao được chất lượng môn Ngữ Văn
- Học sinh yêu thích học văn bản hơn
5/ Phạm vi nghiên cứu áp dụng:
- Học sinh 2 lớp 7A1, 7A2 trường THCS Ninh Điền.
- Môn Văn lớp 7
- Thời gian thực hiện trong năm học 2010-2011 và có thể vận dụng chonhững năm học sau
- Đề tài này áp dụng đơn vị và có thể ở một số trường khác
Ninh Điền, ngày 26 tháng 10 năm 2010
Người thực hiện
Biện Văn Luận
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Chúng ta đã biết, ở bậc THCS môn Ngữ văn là môn rất quan trọng vàcần thiết, không thể thiếu đối với học sinh Vì trong cuộc sống hàng ngày cóbiết bao điều xảy ra cần được giải quyết và trong mọi hoạt động giao tiếp đềuthông qua môn Ngữ văn
- Việc nắm vững một văn bản giúp cho học sinh đọc, viết, nói, diễn đạt tưtưởng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác Giúp ngườinghe, người đọc, hiểu đủ, đúng tư tưởng, tình cảm của người nói và người viếtlà một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi phải có tính kiên trì, sáng tạo và năngđộng của cả người dạy và người học Ngoài ra học tốt văn bản sẽ giúp các emhọc tốt các môn học khác
- Nói một cách chính xác, dạy văn cho học sinh là góp phần hình thành vàphát triển nhân cách cho học sinh bằng phương tiện đặc thù của phân môn vănvà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầuphát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoáđất nước
- Để đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nỗ lực phấnđấu từ khâu chuẩn bị ở nhà: đọc, tìm hiểu văn bản, cảm thụ văn bản theo cáchriêng của mỗi cá nhân và khi lên lớp việc tạo không khí thoải mái cho lớp học,ứng dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, sự trao đổi, thảo luận nhóm vớinhau sẽ giúp các em hứng thú, tiếp thu tác phẩm văn học một cách nhanhchóng, có hệ thống và đạt hiệu quả cao, từng bước đẩy lùi tình trạng học sinhngán học, học yếu, kém môn Ngữ Văn
Nhận thức được vấn đề này bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao chất lương môn Ngữ Văn thông qua một tiết văn bản của học sinh lớp 7 trường THCS Ninh Điền” nhằm góp phần đưa kết quả học tập môn Ngữ
Văn của học sinh trường chúng tôi ngày một tốt hơn
2/ Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn
thông qua một tiết văn bản lớp 7 ở Trường THCS Ninh Điền
- Khách thể nghiên cứu: Giáo viên và học sinh lớp 7A1,7A2 Trường
THCS Ninh Điền - năm học 2010 - 2011
Trang 4- Mục đích của đề tài này là giúp cho học sinh nắm được cách tiếp cậnmột tác phẩm văn học thành thạo Từ đó làm cơ sở vững chắc để học lên cáclớp trên và vận dụng vào thực tế cuộc sống đạt hiệu quả cao góp phần giáodục cho học sinh những phẩm chất thiết thực trong cuộc sống.
3/ Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh 2 lớp 7A1, 7A2 trường THCS Ninh Điền.
- Môn Văn lớp 7
4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học
- Phương pháp điều tra, kiểm tra đánh giá
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo
- phương pháp phân tích tổng hợp thực hành, thực nghiệm
- Phương pháp quan sát đối tượng học sinh và giả thuyết khoa học
Trang 6B NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo luôn được Đảng, Nhànước và các ngành, các cấp quan tâm đúng mức và các giáo viên văn cũng đãcó nhiều cố gắng vận dụng các phương pháp mới giúp học sinh cảm thụ tốt mônVăn nhằm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt Vì đây là bộ môn vừa mangtính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và còn mang tính nhân văn sâu sắc.Giúp cho học sinh phát triển tình cảm, trí tuệ, góp phần giáo dục tư tưởng, tìnhcảm, giáo dục lòng yêu quê hương, yêu Tiếng Việt giàu đẹp của mình
- Bất cứ giáo viên Văn nào khi lên lớp cũng biết rõ không phải học sinhnào cũng hoàn thành câu hỏi chuẩn bị ở nhà và hoàn thành bài tập một cáchhoàn hảo, đặc biệt là suy nghĩ, tìm tòi ra kiến thức mới cho riêng mình
- Mỗi phân môn Ngữ văn là một khâu của quá trình hình thành kiến thức,kỹ năng, phẩm chất, nhân cách cho học sinh Phân môn này là tiền đề cho phânmôn kia và ngược lại, phân môn sau sẽ góp phần hoàn thiện cho phân môntrước
- Mỗi tác phẩm văn học thì mỗi học sinh đều có sự cảm thụ riêng, cảmxúc riêng, nhưng người giáo viên cần phải biết hướng học sinh đến kết quảchung cần đạt được, vì đó là cái đích cuối cùng Có những tác phẩm văn chươngnghị luận mà người giáo viên phải biết liên hệ để giáo dục cho học sinh nhữngtruyền thống, đức tính, phẩm chất cao đẹp đã có từ lâu
Ví dụ như trong văn bản “Tình thần yêu nước của nhân dân ta” Đó làtruyền thống yêu nước của dân tộc ta Từ ngàn xưa, thời đại Vua Hùng mở nướcdân tộc ta đã đánh bại biết bao kẻ thù xâm lăng… Ngày nay trong công cuộcxây dựng nước nhà phải giúp học sinh ra sức cố gắng học tập để sau này gópphần của mình cho đất nước
- Với mỗi kiểu văn bản khác nhau nên học sinh cũng có mức độ tiếp thukhác nhau
Ví dụ: Với những văn bản nhật dụng học sinh cần hiểu rõ những tình cảm
gia đình về quyền trẻ em, phụ nữ, văn hóa giáo dục Còn những văn bản thơ trữtình trung đại của Việt Nam và Trung Quốc thì học sinh hiểu rõ về luật thơ vàhiểu thêm về Từ Hán Việt Và những câu ca dao dân ca, tục ngữ thì học sinhdễ dàng tiếp thu kiến thức nhanh hơn
Trang 7Vì vậy hoạt động của học sinh trong giờ văn bao gồm nhiều hình thứckhác nhau…
- Tổ chức tốt hoạt động của học sinh trên lớp là Giáo viên đã có thể nắmchắc kết quả giờ học của học sinh Trong nhiều biện pháp tổ chức và địnhhướng hoạt động của học sinh thì việc soạn thảo hệ thống câu hỏi có một vị tríđặc biệt quan trọng
- Nói một cách khác, giáo viên Văn rất băn khoăn về việc giảng văn vảnbản cho học sinh với nhiều hình thức và thể loại khác nhau, người giáo viên khiđứng lớp là chiếc cầu nối, hướng dẫn, tổ chức làm thế nào để đưa được nộidung tư tưởng, tình cảm của những văn bản đó vào mạch tư duy của học sinhcho đúng Quá trình cảm thụ văn bản không phải là một quá trình tiếp thu thụđộng một chiều mà phải là quá trình vận dụng tự nhận thức, tự phát triển củahọc sinh hướng tới mục tiêu kiến thức cần đạt
- Thông qua mỗi văn bản người Giáo viên phải biết rèn luyện kỹ năngnào cần thiết cho học sinh tự xây dựng và giáo dục thái độ cho các em hiểuđúng
Tóm lại, trước khi đi vào tiến trình giảng dạy tốt một văn bản cho chosinh, công việc đầu tiên của người giáo viên là phải xác định được chiến lượccủa cả quá trình vận động của mình và học sinh Đó là công việc xác định mụctiêu, nội dung và phương pháp tiến hành giờ dạy – học trong lớp Phần nào cầncho học sinh hoạt động theo nhóm 7-8 em, phần nào cho học sinh trao đổi từ 2-4
em và phần nào để học sinh tự thân vận động độc lập suy nghĩ
Do đó, việc xây dựng hệ thống câu hỏi , thiết kế một bài giảng phải có kếhoạch cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng áp đặt cho học sinh phải hiểu thế nàyhay thế khác theo chủ quan của Giáo viên mà phải cho học sinh tự bộc lộ cảmxúc riêng của mình Từ đó Giáo viên sẽ chốt lại trọng tâm kiến thức cần đạttheo chuẩn
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Công việc cải cách giáo dục đã qua nhiều năm và chúng ta cũng đã bànnhiều đến các phương pháp cần đổi mới trong giờ văn Các biện pháp và thủthuật của người Giáo viên đều nhằm khơi gợi, đưa học sinh vào thế giới nghệthuật của nhà văn để các em hình thành nhân cách cho mình và cảm thụ tácphẩm
Trang 8- Giáo viên văn đã hiểu và nắm rõ loại hình của từng dạng phương pháp,phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi tìm, phương pháp tái hiện, phươngpháp nghiên cứu… Nhưng mối tương quan giữa các phương pháp căn cứ vào đặctrưng, thể loại tác phẩm, đặc điểm lứa tuổi của học sinh và chủ yếu nhất là sự
“sáng tạo” của những người vận dụng một cách uyển chuyển và linh hoạt các phương pháp đó
- Điều mà Giáo viên cần phải quan tâm một cách thiết thực là biết tổ chứctốt các hoạt động của học sinh Việc hoạt động của học sinh bao gồm nhiềuhình thức khác nhau: nghe, đọc, ghi chép, trả lời câu hỏi, nhận xét… và có loạihoạt động thụ động, có loại hoạt động chủ động Việc tổ chức tốt các hoạt độngcủa học sinh trong các giờ văn nào cũng là một việc làm rất quan trọng và khókhăn của Giáo viên văn Nhưng tổ chức tốt hoạt động của học sinh là Giáo viênđã có thể nắm chắc kết quả giờ học đó
- Bước đầu chuẩn bị soạn nội dung bài học, các phương pháp Giáo viêncần thực hiện trong tiết học đó thì người Giáo viên phải xác định rõ sẽ dạy cáigì? Và dạy như thế nào? Là câu hỏi đầu tiên của mình và phải tự trả lời chothật rõ ràng khi bắt tay vào tiến hành giảng dạy Kết quả của sự cảm thụ, phântích, khám phá văn bản của Giáo viên là cơ sở tốt cho Giáo viên xác địnhphương hướng, chiến lược cho bài giảng Sự hiểu biết cái đẹp, cái hay, cái độcđáo của mỗi cá tính sáng tạo của nhà văn trong từng văn bản là một tiền đềquyết định chất lượng dạy và học trong những giờ văn bản
- Đề tài nêu lên “Giải pháp nâng cao cất lượng học môn Ngữ Văn thôngqua một tiết văn bản” nhằm giúp học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong từng tiếthọc, từng bài học và sẽ là sự đóng góp thiết thực cho kết quả học tập môn Ngữvăn của các em ở cuối học kỳ và cuối năm Kết quả của từng vòng khảo sát lànấc thang, là nền, là điểm tựa vững chắc chứng minh cho sự thành công củamỗi tiết học hợp thành
III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1/ Vấn đề đặt ra:
- Để giảng dạy tốt một tiết văn bản lớp 7, Giáo viên cần đa dạng, các hìnhthức tổ chức dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác chủ động họctập của học sinh với không khí trong lớp học tranh luận sôi nổi mà không gâyồn ào cho lớp bên cạnh, nên tôi đã mạnh dạn dùng thủ pháp thảo luận nhóm(nhóm theo tổ, nhóm từ 7-8 em, nhóm 2-4 em) Đây là thủ pháp được áp dụngnhiều trong các môn học, tiết học Trong quá trình thực hiện Giáo viên cần xâydựng hệ thống câu hỏi theo biện pháp hữu hiệu, cụ thể
Trang 9Ví dụ: Như việc tìm hiểu về tác giả, về xuất xứ tác phẩm thì bắt buộc học
sinh đọc kỹ trước ở nhà, phần bố cục văn bản ở mỗi học sinh đều có sự phânchia khác nhau và Giáo viên cũng cần tôn trọng sự chuẩn bị theo ý kiến riêngcủa các em để từ đó uốn nắn, sửa chữa kip thời và đi đến thống nhất
- Đối tượng học sinh trong lớp đều như nhau nhưng mức độ hiểu biết củacác em thì khác nhau Giáo viên cần phân loại học sinh ở nhiều mức: Giỏi,khá, trung bình, yếu Từ đó sẽ xây dựng một hệ thống câu hỏi thiết thực phùhợp cho từng đối tượng học sinh, với học sinh yếu hoặc trung bình thì dành câuhỏi dễ, để phát hiện và đào tạo nguồn học sinh khá, giỏi thì dùng những câu hỏikhó, suy nghĩ nhiều hơn có như vậy mới tạo không khí tiết học sôi nỗi, học sinhnào cũng suy nghĩ cũng hoạt động cả
- Ở mỗi kiểu văn bản khác nhau, như văn bản nhật dụng, ca dao dân ca,thơ trữ tình trung đại, hiện đại, tuỳ bút, tác phẩm văn chương nghị luận, truyệnngắn thì Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt mọi thủ thuật cần thiết cho tiếtdạy Với thể thơ thì Giáo viên có thể cho các em viết thi đua ghi lại một khổ thơhay một bài thơ ngắn trong khoảng thời gian 3 - 5 phút và điều đó bắt buộc họcsinh phải chuẩn bị bài thơ ở nhà (thuộc lòng)
- Mỗi buổi học đầu giờ, các lớp đều có truy bài 15 phút, giáo viên cầnphân công cho nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của cá bạn có đầyđủ không, có làm bài tập không, có chất lượng không Nếu có trường hợp họcsinh không chuẩn bị bài ở nhà hoặc chuẩn bị sơ sài không đầy đủ thì Giáo viêncần có biện pháp xử lý một cách thích đáng để học sinh tự sửa chữa và rút kinhnghiệm cho các tiết học sau chuẩn bị chu đáo hơn
- Trong tiết văn bản cần đọc diễn cảm, phân tích cái hay của nội dung vànghệ thuật, chỉ ra giá trị của tác phẩm thông qua một loạt hoạt động, trả lời,thảo luận, bính giá là những hoạt động chính
2/ Giải pháp chứng minh:
a/ Giáo viên
- Tuỳ theo mục đích yêu cầu của bài học mà Giáo viên sẽ xây dựng việcthực hiện các phương pháp dạy học thiết thực nhất
- Trước hết, giáo viên cần đọc, tham khảo kĩ kết quả cần đạt được ở sáchgiáo khoa, sau đó xem mục tiêu cần đạt ở sách giáo viên và những điểm cầnlưu ý Bên cạnh đó, Giáo viên cần tham khảo các tài liệu có liên quan đến nộidung văn bản để mở rộng hoặc nâng cao kiến thức cho học sinh
- Tiếp theo bước chuẩn bị của giáo viên là cần sử dụng phương tiện dạyhọc nào hoặc đồ dùng dạy học nào phù hợp với nội dung bài dạy
Trang 10- Kế tiếp và xác định trước các phương pháp và các thủ thuật mà Giáoviên cần phải thực hiện trong tiết dạy để tránh được tình trạng lúng túng, bấtngờ.
- Ngoài ra Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị với những giả định bất ngờmà học sinh có thể đưa ra
- Việc kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà thông qua vở bài tậpngữ văn cũng là mấu chốt để dẫn dắt học sinh đi vào thế giới nghệ thuật củavăn bản
- Cuối cùng việc hướng dẫn học sinh khám phá văn bản chỉ có thể thựchiện được một khi Giáo viên nắm chắc được tâm trạng của học sinh trước khibước vào học văn bản mới, tạo được tâm thế thâm nhập văn bản là tạo đượctiền đề tâm lí cần có cho quá trình khám khá và thâm nhập văn bản
- Giáo viên chuẩn bị trước khâu thiết kế bài giảng với các yêu cầu sau:+ Nội dung kiến thực bài học theo chuẩn
+ Rèn luyện kỹ năng cho học sinh
+ Nội dung kiến thức được thảo luận nhóm
+ Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm
+ Cách chia nhóm và thời gian hoạt động
+ Dự kiến tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động nhóm
+ Văn bản đã giáo dục môi trường nào cho học sinh (Để giúp Giáo viênthông qua văn bản giáo dục học sinh về lĩnh vực môi trường tự nhiên hay môitrường xã hội)
* Giáo viên cho học sinh:
+ Cho học sinh đọc thầm câu hỏi
+ Cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi
+ Cho học sinh làm mẫu một phần
+ Tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò học sinh
* Kiểm tra học sinh:
+ Xem học sinh có làm việc không?
+ Xem học sinh có hiểu việc phải làm không?
+ Trả lời thắc mắc của học sinh
Trang 11b/ Học sinh:
* Tổ chức báo cáo kết quả làm việc:
- Các hình thức báo cáo
+ Báo cáo trực tiếp với Giáo viên + Báo cáo trong nhóm
+ Báo cáo trước lớp
- Các biện pháp báo cáo:
+ Bằng miệng / bằng bảng con / bằng giấy / bằng phiếu họctập/ bằng bảng lớp
+ Thi đua giữa các nhóm / trình bày cá nhân
* Tổ chức đánh giá:
- Các hình thức đánh giá
+ Đánh giá trong nhóm
+ Đánh giá trước lớp
- Các biện pháp đánh giá:
+ Khen, chê (định tính)+ Cho điểm (định lượng)
- Tất cả các nội dung trên phải được Giáo viên chọn lọc, xây dựng và biểuhiện đầy đủ, rõ ràng Và Giáo viên phải biết rằng đây không phải là một hoạtđộng ngẫu hứng, tuỳ tiện mà phải chuẩn bị thật chu đáo theo tình hình học sinhtừng lớp nhằm nâng cao hiệu quả của tiết học văn
- Phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà là bước rất quan trọng sau tiết họckhông thể thiếu
+ Về nhà học kỹ phần nào? Làm bài tập còn lại nào?
+ Chuẩn bị kỹ câu hỏi nào cho bài mới?
+ Chuẩn bị phần nào để thảo luận nhóm ở tiết học sau được tốt hơn?