1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi

34 852 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 210 KB

Nội dung

Trong thời gian từ năm 2015 đến 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo Cùng với các Sở Giáo dục vàĐào tạo đã phát hành nhiều tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về Kỹ thuật xây dựng ma

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ đánh giá nội dung sang đánh giá năng lựchọc sinh là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển nănglực Trong thời gian từ năm 2015 đến 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo Cùng với các Sở Giáo dục vàĐào tạo đã phát hành nhiều tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về Kỹ thuật xây dựng

ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực Tuy nhiên

đa số giáo viên hiện nay chưa nắm chắc kỹ thuật thiết kế đề kiểm ta đánh giá năng lực học sinh, cònnhiều lúng túng và sai sót khi biên soạn đề, rất ít giáo viên có khả năng tự mình biên soạn được đềkiểm tra đảm bảo các yêu cầu của phương pháp kiểm tra đánh giá mới mà đa số tìm kiếm các đềkiểm tra trên tài nguyên internet, chỉnh sửa rồi sử dụng trong quá trình dạy học; một số khác lại ranhững đề kiểm tra hoàn toàn theo cách cũ chỉ kiểm tra nội dung kiến thức mà không thúc đẩy nănglực của học sinh Tình trạng đó vô hình trung đã làm trì trệ quá trình đổi mới giáo dục mà chúng tađang gắng sức thực hiện

Bản thân tôi đã có kinh nghiệm thực tiễn trong biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực mônNgữ văn Trong năm 2018 tôi có tham gia biên soạn hai cuốn sách ôn thi THPT Quốc gia là tuyển

tập “Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” và “Tuyệt kỹ luyện giải đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” Chất lượng đề thi trong hai cuốn sách này đã được đông đảo học sinh và

đồng nghiệp đánh giá cao và được tái bản phiên bản mới năm 2019

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu

Trang 4

hỏi” để giúp giáo viên nắm được những nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản nhất trong thiết kế đề kiểm

tra môn Ngữ văn, có thể biên soạn được đề kiểm tra phục vụ cho hoạt động dạy học từ đó góp phầnnâng cao chất lượng môn học

2 Tên sáng kiến:

“Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Dương Khánh Toàn

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0347881331 Email: duongkhanhtoan.gvquangha@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

A, VỀ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

I Cơ sở của vấn đề

1 Khái niệm năng lực:

Có khá nhiều định nghĩa về năng lực Có thể hiểu một cách đơn giản “năng lực là khả năngthực hiện một hoạt động có ý nghĩa Khi thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức,kinh nghiệm sẵn có, sử dụng các kĩ năng bản thân một cách chủ động và trách nhiệm”

2 Đánh giá năng lực:

Trang 5

Đánh giá năng lực là yêu cầu quan trọng của đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn.Đánh giá năng lực đòi hỏi học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhàtrường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoàinhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội)

3 Các năng lực cần phát triển qua môn Ngữ văn, cấp THPT:

Trong định hướng phát triển chương trình sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn học công

cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là cácnăng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân (là các năng lực chung)cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học

4 Phân loại các cấp độ tư duy:

Để xây dựng ngân hàng câu hỏi trong đề kiểm tra đánh giá năng lực cần dựa trên sự phân loại các cấp độ tư duy Cụ thể như sau:

Nhận biết Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi

được yêu cầu

Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng

được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như

các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học

Vận dụng Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn thông hiểu, tạo

ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụngchúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng củagiáo viên hoặc trong sách giáo khoa

Vận dụng cao Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học – chủ đề để giải quyết

các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bàytrong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi giải quyết với kỹ năng và kiến thức

Trang 6

được dạy ở mức độ nhận thức này Đây là những vấn đề giống với các tìnhhuống sẽ gặp phải ngoài xã hội.

II Giải pháp cụ thể

Bước 1: Lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu và phạm vi kiến thức, kỹ năng, năng lực cần đánh giá

Ngữ liệu lựa chọn cần đa dạng về thể loại, có là thơ và đoạn trích văn xuôi; đa dạng đề tài.Các đề tài viết theo định hướng phát triển phẩm chất học sinh Phổ thông trong Chương trình Ngữvăn mới Đa dạng về phong cách ngôn ngữ: phong cách nghệ thuật, phong cách chính luận (giáodục, bình luận xã hội, chính trị,…), phong cách báo chí, phong cách khoa học (về sức khỏe, giớitính,…) Ngữ liệu hướng tới những giá trị phổ quát của nhân loại như: Hòa bình, tự do, nhân ái,khoan dung, hạnh phúc,…

Kỹ năng, năng lực hình thành gồm: Kỹ năng đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viếtbài văn nghị luận văn học Phẩm chất hình thành gồm: Trung thực, dũng cảm, chia sẻ, trách nhiệm,yêu thương,… Năng hình thành gồm: Tự chủ, tự học, hòa nhập, hợp tác và các năng lực đặc thù củamôn Ngữ văn

Phạm vi kiến thức: Phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt, làm văn từ THCS đếnTHPT Phần nghị luận xã hội bao gồm kiến thức trong và ngoài chương trình phổ thông Phần nghịluận văn học là các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 10, lớp 11 và lớp 12

Bước 2: Xây dựng ngân hàng câu hỏi

Ngân hàng câu hỏi là một hệ thống các loại, dạng câu hỏi đa dạng và phong phú Khi cóngân hàng câu hỏi thì việc biên soạn đề thi (kiểm tra) cũng trở nên dễ dàng, khoa học và hiệu quảhơn Mục đích của chúng tôi là làm sao đó có thể chọn lựa khái quát các dạng câu hỏi cũng nhưbiên soạn, biên tập hệ thống câu hỏi chuẩn xác nhất Việc còn lại của người biên soạn đề là lựa chọn

Trang 7

câu hỏi phù hợp với mục đích kiểm tra, đánh giá để ra đề theo mục đích cụ thể của đề kiểm tra màmình biên soạn

Sau đây là ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn được thiết

kế theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2018

a Ngân hàng câu hỏi phần đọc hiểu

Để soạn hệ thống yêu cầu (câu hỏi) để kiểm tra năng lực đọc hiểu của người học (học sinh)đảm bảo tính hiệu quả quả là một vấn đề không dễ dàng chút nào Nó đòi hỏi người soạn đề phải cókiến thức, kỹ năng và một bộ lọc thật tốt để lựa chọn những ngữ liệu có tính giáo dục, tính nhânvăn, tính thời sự, phù hợp với lứa tuổi mà không đi theo lối mòn sáo rỗng Và đồng thời, hệ thốngyêu cầu (câu hỏi) xây dựng cũng phải đảm bảo tính khoa học nhằm kiểm tra năng lực, kiến thức củangười học hiệu quả nhất Mà muốn vậy chúng ta phải cần đến ngân hàng câu hỏi khoa học để có thểbiên soạn được một đề đọc hiểu như ý

Ở phần này, học sinh cần nắm được ở mỗi câu hỏi theo mỗi mức độ khác nhau chúng ta sẽthường gặp dạng câu hỏi nào nhất Để từ đó, biết tự giới hạn cho mình khung kiến thức, kỹ năng để

ôn luyện chính xác để đạt kết quả tốt nhất

SỐ

LƯỢNG

CÂU

HỎI

– Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

– Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính nào?

– Tìm/ Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn trích trên?

– Xác định/chỉ ra (cách trình bày đoạn văn/biện pháp tu từ) trong

đoạn trích trên?

Trang 8

02 NHẬN BIẾT

– Xác định đề tài của đoạn trích trên.

– Đoạn trích/Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

– Xác định đề tài/thể thơ/đề tài/chủ đề/câu chủ đề/…trong đoạn trích trên?

– Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh “…” trong đoạn trích trên?

– Vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên là gì?

– Để thể hiện quan điểm, tác giả đã đưa ra luận đề chính nào? – Để bảo vệ luận đề, tác giả dùng những luận cứ/lí lẽ và bằng chứng nào?

– Anh/ Chị hiểu thế nào về câu/từ ngữ/hình ảnh/khái niệm “…” trong đoạn trích trên ?

– Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “…”?

– Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ (so sánh/nhân hóa/điệp/

…) trong câu văn/câu thơ/đoạn trích trên.

– …

Yêu cầu rút ra thông điệp, bài học có ý nghĩa hay quan trọng

với bản thân, như:

– Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị? – Từ đoạn trích trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình?

Hay đưa ra giải pháp, liên hệ thực tiễn:

– Nêu một vài giải pháp/ lời khuyên/… cho vấn đề đề cập trong đoạn trích.

Trang 9

01 VẬN DỤNG

Liên hệ thực tiễn.

– Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ xử lí như thế nào với vấn đề đó?

Tình huống lựa chọn:

– Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến “…” không? Vì sao?

– Nếu là anh/ chị, anh/ chị sẽ chọn “A” hay “B”? Vì sao?

Cảm nhận hoặc bày tỏ suy nghĩ về:

– Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật “A” trong đoạn trích trên – Anh/ Chị suy nghĩ gì về câu thơ/câu văn “…” trong đoạn trích trên.

Hoặc có khi, câu vận dụng yêu cầu khó hơn, vận dụng kiến thức Tiếng Việt, dạng như:

– Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến “…” không? Bày tỏ và bảo vệ

quan điểm của anh/chị bằng một đoạn văn (diễn dịch/quy nạp/tổng phân hợp) (khoảng 05 dòng) hoặc có sử dụng phép liên kết (nối/thế/lặp) hoặc phương thức biểu đạt nghị luận, chẳng hạn.

– Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (diễn dịch/quy nạp/…) kể về…có

sử dụng phương thức biểu đạt (tự sự/biểu cảm/miêu tả/…).

b Ngân hàng câu hỏi phần viết đoạn văn

Khi thiết kế câu hỏi/yêu cầu đối với việc viết đoạn văn, người ra đề cần lưu ý về cách đặt câuhỏi, yêu câu để vừa thấy được mối liên hệ giữa phần viết đoạn và và phần Đọc hiểu Đồng thời yêucầu cần tạo cho học sinh có một tâm thế sẵn sàng làm bài chứ không phải làm vì nghĩa vụ Để làmđược điều này, người dạy hết sức chú ý các kiểu đề mở, yêu cầu mở như đưa người viết vào tìnhhuống lựa chọn, viết theo chủ đề…

Trang 10

LUẬN

XÃ HỘI

VẬN DỤNG Kiểm tra năng lực tạo

lập văn bản thông quaviệc vận dụng kiếnthức đã học để phântích, tổng hợp, đánhgiá vấn đề

– Đặt người viết vào tình huống lựa

chọn: Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến … được

nêu ở phần Đọc hiểu không? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ và bảo vệ quan điểm của anh/ chị.

– Viết theo chủ đề: Viết một đoạn văn

với chủ đề :…

– Trình bày suy nghĩ: Trình bày suy nghĩ

của anh/ chị về vấn đề/ ý kiến được đề cập đến ở phần Đọc hiểu… bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

c Ngân hàng câu hỏi phần nghị luận văn học

Đối với đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, câu Nghị luận văn học, người ra đề cần lưu ýrằng: Đề thi cần có độ phân hóa để đánh giá năng lực, kiến thức của người học một cách kháchquan nhất, mà muốn có độ phân hóa người ra đề cần phân vế yêu cầu – một là yêu cầu cơ bản chohọc sinh trung bình, khá và một là vế nâng cao cho học sinh giỏi

PHÂN TÍCH

Kiểm tra năng lực tạolập văn bản thông quaviệc vận dụng kiếnthức đã học để phântích, tổng hợp, đánhgiá vấn đề

Đề thi chính thức THPT Quốc gia năm

2018 gồm 2 vế rõ ràng:

– Vế yêu cầu cơ bản dành cho học sinhtrung bình, khá:

– Cảm nhận/ Phân tích/ Bình luận về (đối

tượng nghị luận trong một tác phẩm Chươngtrình Ngữ văn 12)

Trang 11

TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ

– Từ đó, liên hệ với (đối tượng liên hệ trong

tác phẩm Chương trình Ngữ văn 11) để làm

rõ…một vấn đề nào đó như phong cách sáng

tác, trào lưu văn học, tiến trình văn học, quanniệm về văn học,…

Bước 3: Sử dụng ngân hàng câu hỏi để thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực

a Thiết kế ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực

* Ma trận đề kiểm tra 90 phút, đề thi thử THPT Quốc gia

hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao Phần I.

Đọc hiểu

- Ngữ liệu:

Văn bản nghệthuật

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ Một đoạn

Chỉ ra phương thứcbiểu đạt/ đề tài củađoạn văn

Tác dụngcủa biệnpháp tutừ

Rút rabài họcnhậnthức chobảnthân

Trang 13

phẩm văn họclớp 12 THPT.

- Liên hệ vớimột đoạn tríchtrong tác phẩmvăn học lớp 10,

11 THPT

- Đưa ra nhậnxét về một nộidung có trong cảhai đoạn trích

Trang 14

phong cáchngôn

ngữ/biệnpháp tutừ/thao táclập luận

Tácdụngcủa biệnpháp tutừ

Rút ra thôngđiệp từ đoạntrích

Trang 15

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

CHUYỆN CÂY TUNG Ở ĐỀN TA PROHM

Một ngày xuân, con chim nhả một hạt Tung trên bức tường đá ở đền Ta Prohm Gặp nước mưa, hạt Tung nảy mầm thành một cây Tung Ngay lúc vừa sinh ra, cây Tung đã nhận ngay ra số phận trớ trêu của mình: nó không mọc trên mảnh đất màu mỡ như những cây khác, mà lại mọc một bức tường đá!

Đối với cây, làm gì có gì khô cằn hơn đá! Nó nhìn đám cây cối tươi tốt khoe sắc xung quanh mà thèm Nhưng nó biết nó không thể đua đòi với họ Nó có số phận khác Nó buộc phải sống theo cách khác Nó quyết định không vươn lên!

Nó chỉ ra một ít lá để hít khí trời, để không tiêu thụ quá nhiều dinh dưỡng.

Nó tằn tiện từng tí dinh dưỡng hiếm hoi mà cái rễ của nó hút được từ bức tường đá và “đầu tư”

số dinh dưỡng đó cho chính cái rễ Nó kiên trì vươn cái rễ bé bỏng về phía đất, từng tý, từng tý, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

Trang 16

Nó vẫn không chịu vươn lên cao và chỉ duy trì vài ba cái lá nhỏ để hít khí trời Nó biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó Thậm chí có lúc nó còn nghe thấy họ gọi nó là “thằng còi” một cách miệt thị.

Nó mặc kệ Nó chỉ quan tâm đến một mục đích cụ thể: vươn cái rễ tới đất.

Nhiều ngày trôi qua Nhiều tháng trôi qua Nhiều mùa trôi qua Nhiều năm trôi qua Đến một ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất Nó không thể nhầm được Đó là một cảm giác rất khác Một dòng dinh dưỡng nóng hổi chạy ngược lên thân nó, nhiều như nó chưa từng biết Nó run lên vì sung sướng Nhưng nó chỉ cho phép mình tận hưởng một chút, rồi quyết định: “đầu tư” cho cái rễ thứ hai!

Qua hàng chục năm, nó đã có 10 cái rễ cắm được xuống đất… Nó nhanh chóng trở thành cây cao nhất rừng Nó tiếp tục vươn lên cao, cao gấp nhiều lần những cây khác Nó nhìn thấy một không gian rộng lớn mà các cây cối khác không nhìn thấy được

Thật ra, trong khi nó vẫn còn là “thằng còi” mang bộ rễ to bự, nhiều cây xung quanh nó đã chết và được thay thế bằng thế hệ con của chúng, rồi đến thế hệ cháu, thế hệ chắt của chúng Những dòng họ cây đó hưởng dương nhiều hơn hưởng thọ Chúng có quá ít rễ và rễ của chúng cắm vào đất quá nông Chúng chỉ chăm chăm đua đòi khoe lá, không biết rằng bộ rễ yếu ớt của chúng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cuộc ăn chơi.

(Theo: truyenhaymoingay.com)

Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2 Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 3 Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn trích trên.

Câu 4 Từ câu chuyện trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trang 17

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ câu chuyện về cây Tung trong đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn

nghị luận (khoảng 200 chữ) về đề tài: Vượt qua nghịch cảnh.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích ý nghĩa sâu sắc trong phần mở đầu trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ ChíMinh:

“Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai

có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ Suy rộng ra, câu ấy

có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2017)

Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với đoạn mở đầu trong “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi:

“Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w