Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn người giáo viên cần không ngừng đổi mớiphương pháp dạy học sát đối tượng, lấy học sinh là trung tâm tôi đưa ra sángkiến: " Giải pháp nâng cao chất lượng dạ
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: "Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữvăn ở lớp có đối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triểnnăng lực"
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn THCS
3 Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thái Hà Nam (nữ): Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh: 25/5/1978
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Văn
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Phả Lại
Điện thoại: 0168 491 7307
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu :
Tên đơn vị: Trường THCS Phả Lại
Địa chỉ: Phường Phả Lại - Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320 3881 326
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Các thiết bị, đồ dùng hỗ trợ giảng dạy: máy tính, máy chiếu
- Sự ủng hộ hợp tác của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 10 năm 2013
HỌ TÊN TÁC GIẢ :
Nguyễn Thị Thái Hà
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từchỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vậndụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thựchiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ mộtchiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất Trước yêu cầu đó năm học 2014-2015 toàn ngành
giáo dục đã triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánhgiá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn người giáo viên cần không ngừng đổi mớiphương pháp dạy học sát đối tượng, lấy học sinh là trung tâm tôi đưa ra sángkiến: " Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các lớp cóđối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triển năng lực"
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện để thực hiện sáng kiến:
+ Các thiết bị, đồ dùng hỗ trợ giảng dạy: máy tính, máy chiếu
+Sự ủng hộ hợp tác của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
- Thời gian áp dụng: Năm học 2014 - 2105 và các năm học tiếp theo
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh THCS
3 Nội dung sáng kiến:
3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Thực hiện sáng kiến : " Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học mônNgữ văn ở các lớp có đối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng pháttriển năng lực" là kết quả của sự đổi mới so với chuyên đề và sáng kiến kinhnghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện từ năm học trước Tính mới của sáng kiếnnày là tôi cố gắng đưa ra những giải pháp thật cụ thể để từng bước nâng caochất lượng học tập bộ môn Ngữ văn ở các lớp có đối tượng học sinh trung bình
Trang 3yếu theo định hướng phát triển năng lực – một yêu cầu được đặt ra từ năm họcnày.
3.2.Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Trước hết, với sáng kiến này tôi nêu ra mục tiêu đổi mới phương phápdạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Xácđịnh rõ các năng lực cần phát triển qua giờ học Ngữ văn Đánh giá thực trạngchung của việc dạy và học Ngữ văn nhất là với đối tượng học sinh trungbình,yếu Tìm hiểu để nắm bắt các đặc điểm tâm sinh lí cũng như đặc điểmnhận thức của đối tượng này Trên cơ sở đó tôi đề xuất một số giải pháp ápdụng để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các lớp cóđối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triển năng lực Đểsáng kiến có tính thuyết phục tôi cũng đưa ra những khảo sát thực tế và kết quả
áp dụng để minh chứng
3.3 Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Thực hiện sáng kiến này theo tôi sẽ đem lại những lợi ích thiết thựctrong việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn ở các lớp có đối tượnghọc sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triển năng lực từ đó góp phầnnâng cao chất lượng toàn diện
4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Các giải pháp được rút ra từ chính thực tiễn giảng dạy nên đã giúp cánhân tôi nâng cao được hiệu quả trong giờ dạy Ngữ văn ở lớp có đối tượng họcsinh trung bình, yếu Đồng thời sáng kiến cũng đã được áp dụng vào việc dạyhọc trong nhà trường để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
5 Đề xuất kiến nghị:
Với sáng kiến này bản thân tôi mong muốn được thực hiện áp dụng vàothực tiễn dạy học ở tất cả các khối lớp cấp THCS để nâng cao chất lượng bộmôn Ngữ văn ở các lớp có đối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướngphát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn giáo dục theo nghịquyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Trang 4MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từchỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vậndụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thựchiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ mộtchiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hìnhthành năng lực và phẩm chất
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn người giáo viên cần không ngừng đổi mớiphương pháp dạy học sát đối tượng, lấy học sinh là trung tâm tôi đưa ra kinhnghiệm: " Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các lớp cóđối tượng học sinh trung bình, yếu theo định hướng phát triển năng lực"
1.2.Cơ sở thực tiễn:
Trang 5Năm học 2014-2015 là năm học toàn ngành giáo dục triển khai thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh Để nâng cao chất lượng dạy và học nhất là
ở những lớp có học sinh trung bình,yếu là một việc không phải dễ và càngkhông thể làm trong ngày một ngày hai được Bởi nó là hệ quả của nhiều nhân
tố.Tuy nhiên, lí luận dạy học đã chỉ ra rằng: “ Không có học sinh tồi mà chỉ có
người thầy chưa có phương pháp dạy phù hợp mà thôi ” Và tôi tin rằng nếu
bản thân mỗi chúng ta luôn tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp trong mỗibài học sao cho phù hợp với đối tượng , biết khêu gợi và phát huy những khảnăng tiềm tàng của học sinh thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được cảithiện
Năm học 2014 – 2015, trường tôi có 225 em học sinh lớp 9 Dựa trên cáckênh thông tin: chất lượng học lực năm học 2013 – 2014, chất lượng khảo sátđầu năm, số học sinh nói trên được chia thành 6 lớp theo học lực: 3 lớp đầu lànhững lớp khá, giỏi; 3 lớp còn lại chia đều với đa số là học sinh trung bìnhyếu Tôi được phân công dạy Ngữ văn lớp 9B gồm 35 học sinh, trong đó có 05học sinh được xét lên lớp lần II ,còn lại là các học sinh trung bình
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy chất lượng học môn Ngữ văn của các emrất thấp Đa số học sinh nhận thức chậm, chưa có phương pháp học tập bộ môn,chưa có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập; thậm chí nhiều em kĩ năngnghe, đọc, nói, viết rất yếu Sau mỗi tiết học các em nắm bắt tác phẩm một cáchhời hợt, hiểu kiến thức Tiếng Việt rất mơ hồ và gần như không biết tạo lập mộtvăn bản chuẩn mực Phải làm gì, làm như thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạyNgữ văn cho đối tượng học sinh trung bình,yếu là cả một bài toán khó với giáoviên
Với những trăn trở về chất lượng, qua nhiều năm dạy đối tượng học sinhtrung bình,yếu , tôi luôn suy ngẫm, tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra giải pháp gópphần nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh theo định hướngphát triển năng lực Đặc biệt trong năm học 2014 – 2015, khi trực tiếp giảngdạy cho lớp có nhiều học sinh trung bình,yếu tôi đã áp dụng một số giải pháp
Trang 6để nâng cao chất lượng học tập bộ môn và bước đầu đã thu được kết quả khảquan Xin mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ được đúc kết trong quátrình dạy học của mình, để bạn bè đồng nghiệp cùng trao đổi nhằm nâng caochất lượng dạy học môn Ngữ văn cho đối tượng học sinh trung bình,yếu
2.Cơ sở lí luận của vấn đề:
Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyếtđịnh phương pháp dạy học Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọnphương pháp Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đốitượng học sinh mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học
Đối tượng học sinh như thế nào sẽ phải có phương pháp dạy học cho thích ứng.
Từ Khổng Tử cách đây hàng ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danhtrên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối tượng để dạy cho sát trình độ
Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học
sát đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi giáo viên trong các nhà
trường phải thực hiện Muốn vậy thì mỗi giáo viên đứng lớp cần có phươngpháp thật phù hợp với từng đối tượng học sinh khá,giỏi và trung bình,yếu
3.Thực trạng của vấn đề:
Xuất phát từ những hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạyhọc(PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG) ở trường trung học cơ sở.Hoạt độngđổi mới PPDH chưa mang hiệu quả cao: truyền thụ tri thức một chiều, dạy họcvẫn nặng về lí thuyết, việc rèn kĩ năng sống và kĩ năng giải quyết các tìnhhuống thực tiễn cho học sinh chưa được nâng cao Hoạt động KTĐG chưa đảmbảo yêu cầu khách quan chính xác, việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu táihiện kiến thức và đánh giá qua điểm số Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúngquy trình biên soạn đề kiểm tra Học sinh thụ động khả năng sáng tạo và nănglực vận dụng tri thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn cuộc sống cònhạn chế
Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục khôngkhỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học Ngữ văn ởcác trường phổ thông Thái độ đối với môn Ngữ văn của các em có sự phân biệt
Trang 7rất rõ do tính thực dụng trong xã hội Số đông học sinh hiện nay có thiên hướnghọc các môn tự nhiên vì vậy môn Ngữ văn cũng như nhiều môn khoa học xãhội khác chưa được chú trọng Rất ít học sinh nhận thức được rằng học Ngữvăn để thưởng thức văn chương, để bồi đắp mĩ cảm, để hoàn thiện nhân cách Bên cạnh đó, nhiều giờ dạy được đánh giá cao về đổi mới phương pháp,giáo viên vẫn chưa thực sự giúp học sinh thể hiện cái riêng trong tiếp nhận vănbản Sự phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thực ra vẫn mang tínhchất nửa vời Nhiều giờ dạy vẫn như là sự gò bó, áp đặt Mặt khác,trong cáctrường trung học cơ sở hiện nay, học sinh trung bình,yếu chiếm một tỉ lệ khôngnhỏ Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số các em lười học, ngại suy nghĩ,đặc biệt là khi học Ngữ văn Đó chính là những nguyên nhân khiến cho các emkhông thể chủ động trong học tập, làm cho giờ học Ngữ văn không đạt đượchiệu quả như giáo viên mong muốn Chính điều đó đã làm ảnh hưởng đến chấtlượng đại trà của mỗi nhà trường.
Song song với tình trạng trên, có một thực tế mà chúng ta phải thừanhận: những học sinh bình thường về mặt tâm lý, không có bệnh tật đều có khảnăng tiếp thu kiến thức, đạt yêu cầu của chương trình nếu được hướng dẫn mộtcách phù hợp
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá năng
lực học môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 như sau:
* Điều tra, khảo sát:
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Lớp Tổng số
học sinh
Kết quả Khá Trung bình- yếu
Trang 84.1.Mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh:
4.1.1.Đối với học sinh:
Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh đã góp phần quan trọng trong việc tuyển chọn và phân loại đúng
năng lực, trình độ của học sinh thúc đẩy học sinh cố gắng khắc phục thiếu xóthoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; đánh giá sự phát triển nhân cáchnói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực tiễn Đồng thời tạonhững điều kiện thuận lợi cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập vàrèn luyện của học sinh hoặc nhóm học sinh; cung cấp thông tin phản hồi có tácdụng giúp việc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn Kết quả đánh giá còn tạo cơ
sở cho giáo viên điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình, phươngpháp dạy học, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quảcủa quá trình này
4.1.2 Đối với giáo viên:
Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập và rèn luyện
của học sinh hoặc nhóm học sinh; cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúpviệc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn; kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh,cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình PPDH, kế hoạch đào tạo nhằm nângcao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình này
4.2 Năng lực và các năng lực cần phát triển cho học sinh qua môn học Ngữ văn:
4.2.1.Năng lực: Là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ
năng với thái độ, tình cảm, … nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợpcủa hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực là khả năng thực hiện có hiệuquả công việc
4.2.2 Các năng lực cần phát triển cho học sinh qua môn học Ngữ văn
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
Trang 9+ Năng lực hợp tác.
+Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
+ Năng lực tiếp nhận văn bản
+ Năng lực tạo lập văn bản
+ Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
4.3.Đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh trung bình, yếu:
4.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý:
Một đặc điểm chung của các học sinh trung bình,yếu là tâm lý rụt rè,nhút nhát luôn thiếu tự tin trong học tập nên nảy sinh hiện tượng: một là các
em sẽ thu mình lại trong cái vỏ ốc của chính mình, ngại giao tiếp, ngại phátbiểu quan điểm; hai là các em sẽ nảy sinh thái độ bất cần hoặc sẽ phá pháchlàm ảnh hưởng đến tâm lý chung của cả lớp
4.3.2 Đặc điểm nhận thức:
Trước hết, đây là những em có năng lực nhận thức yếu Những vấn đề
tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng phải khó khăn lắm, học sinh mới nhậnthức ra Khi tiếp cận với nội dung bài học, dù là phần lý thuyết ngắn gọn, các
em cũng lâu thuộc nhưng rất nhanh quên Do lười học, ít tập trung, bị hổngkiến thức khá nhiều, khi thầy cô giáo truyền thụ kiến thức mới, các em không
có khả năng tiếp thu
Bên cạnh đó, các em cũng yếu về kĩ năng Nhiều em trình bày, diễn đạt
những suy nghĩ, nhận thức của mình không được mạch lạc, trôi chảy; Các emcòn đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai; Khả năng phân tích, tổng hợp, sosánh, vận dụng kiến thức còn nhiều hạn chế…
Đồng thời, các em cũng là những học sinh có ý thức đạo đức, ý thức họctập chưa tốt Cụ thể:
- Đi học thất thường, hay trốn học, bỏ học đi chơi
- Lười suy nghĩ; khả năng chú ý, tập trung nghe giảng không bền; lười ghi bàitrên lớp, không chịu học và làm bài tập về nhà
Trang 104.4.Nguyên nhân của tình trạng học sinh có học lực trung bình, yếu:
4.4.1 Về phía học sinh:
- Các em chưa có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, còn mải chơi,không chú ý đến việc học tập
- Do lơ là việc học tập từ rất nhiều năm trước nên các em hổng kiến thức
cơ bản Càng học lên cao, khả năng tiếp thu của các em càng kém đi
- Do khả năng nhận thức chậm, không tiếp thu được lượng kiến thức cơbản trong tiết học
- Do thiếu sự quan tâm của gia đình, thầy cô; thậm chí bị thầy cô “bỏrơi” khi học cùng đối tượng học sinh khá, giỏi
4.4.2 Về phía giáo viên:
- Chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, chưathực sự quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình,yếu trong lớp Giáo viênthường vẫn tham kiến thức; xác định mục tiêu bài dạy, sử dụng phương phápchung cho các đối tượng học sinh khác nhau
- Năng lực quản lí học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém về học lựcthường là học sinh hư, còn hạn chế Giáo viên không hướng được học sinh chú
ý vào bài giảng, thường là chỉ quản được học sinh giữ trật tự mà chưa khiếnhọc sinh động não suy nghĩ và tích cực hợp tác với thầy cô
- Chưa có nghệ thuật giao tiếp với học sinh trung bình,yếu thường là ít có
sự đồng cảm và hiểu biết về học sinh, nhất là học sinh cá biệt Giáo viên chưabiết cách khích lệ, tạo hứng thú học tập cho các em, chưa thể hiện niềm tin vào
sự tiến bộ của các em
- Giáo viên bộ môn chưa phối hợp với tốt với phụ huynh học sinh do tâm
lí trách nhiệm giáo dục học sinh là của giáo viên chủ nhiệm
4.4.3.Về phía phụ huynh học sinh:
- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, ít quan tâm, đôn
đốc nhắc nhở con em học tập Đa số phụ huynh học sinh có tâm lí “trăm sự
nhờ thầy cô” nên phó mặc con em cho nhà trường.
Trang 114.5 Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các lớp có đối tượng học sinh trung bình,yếu theo định hướng phát triển năng lực:
4.5.1.Phân loại đối tượng học sinh:
Tuy dạy học sát đối tượng đem lại hiệu quả rất to lớn nhưng thực hiện
nó lại không hề dễ dàng, nhất là khi nó đòi hỏi người giáo viên phải mất công,mất sức nhiều hơn
Giáo viên phải nắm vững trình độ, khả năng của từng học sinh trong lớpmình dạy Vì thế, ngay từ đầu năm học, giáo viên đã phải tìm hiểu thực lực củatừng học sinh, phân loại từng nhóm đối tượng và có kế hoạch giáo dục, bồidưỡng cho phù hợp
Phải bằng mọi cách lấp đầy những chỗ hổng kiến thức cho các em Đểhiện thực hoá điều này, trước hết tôi tiến hành phân loại học sinh, xếp theotừng nhóm:
- Nhóm học sinh có khả năng nhận thức nhưng lười học mải chơi
- Nhóm học sinh hổng kiến thức
- Nhóm học sinh có nhận thức chậm, khả năng tư duy kém
Trong mỗi tiết dạy, tôi xác định rõ những câu hỏi, bài tập dành cho từngđối tượng học sinh Đối với những học sinh có khả năng tiếp thu bài nhưngchưa chăm học, chưa ngoan, tôi quan tâm nhiều đến việc giáo dục ý thức kỉluật; trong giờ học, tôi thường dành cho các em những câu hỏi tư duy, đặc biệtkhích lệ các em bằng lời khen hoặc cho điểm khuyến khích khi các em hoànthành các yêu cầu của giáo viên; thể hiện thái độ tin tưởng các em Đối với họcsinh nhận thức chậm, tư duy kém, tôi thường dành cho các em những câu hỏi,bài tập đơn giản; đối tượng này cũng rất cần sự khích lệ của giáo viên; khi các
em trả lời chưa chính xác giáo viên cần tránh phê bình chỉ trích mà nên chọngiải pháp động viên Với đối tượng học sinh có ý thức học nhưng hổng kiếnthức cơ bản từ những năm trước, tôi dành nhiều thời gian hướng dẫn các emcách thức tự học, tự ôn tập theo bảng hệ thống kiến thức
Trang 12Tiếp đó, tôi lên kế hoạch bổ sung kiến thức còn thiếu hụt của họcsinh.Phân công các đôi bạn cùng tiến để các em hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong họctập.
4.5.2.Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn:
Mỗi bộ môn có một phương pháp học khác nhau do vậy việc trang bịcho học sinh một phương pháp học tập bộ môn cụ thể là vô cùng cần thiết.Vớimôn Ngữ văn giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phương pháp học phù hợpvới đặc trưng bộ môn.Như hướng dẫn cho các em cần biết đọc kĩ các văn bản
và các ngữ liệu rồi lần lượt tìm hiểu theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.Luôn trau dồi kiến thức văn học của mình qua việc tìm tòi thêm các tư liệu đểđọc và tích lũy tri thức bằng sổ tay văn học Rèn cho học sinh kĩ năng quan sátthực tế để từ đó tưởng tượng tư duy văn học.Đặc biệt là giáo viên cần khơi gợicho các em lòng yêu thích bộ môn.Bởi chỉ có yêu thích bộ môn thực sự thì các
em mới tích cực chủ động trong học tập
4.5.3.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
Việc chuẩn bị bài ở nhà một cách chu đáo sẽ giúp học sinh có tâm thếchủ động khi học trên lớp.Nếu học sinh không chuẩn bị bài thì tiết học đó sẽ
không thành công và như thế hiệu quả giờ dạy sẽ không cao Đối với học sinh
trung bình, yếu thì khâu hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà càng cần phải tỉ mỉ vàchu đáo hơn
Về cơ bản phương pháp chuẩn bị bài ở nhà mà học sinh vẫn làm đó làđọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Tuy nhiên có những đơn vịkiến giáo viên cũng cần hướng dẫn cụ thể học sinh tìm hiểu bài học ngay từ ởnhà trong khâu soạn bài phù hợp với từng phân môn
- Đối với phân môn Tiếng Việt: giáo viên nên hướng các em phân tíchtìm hiểu những ngữ liệu tường minh nhất dễ hiểu nhất để các em rút ra kiếnthức
- Đối với phân môn Tập làm văn giáo viên cần tránh đi vào những kiếnthức hàn lâm quá khô khan mà nên rèn nhiều cho các em kĩ năng viết đoạnthậm chí là làm văn theo mẫu, học theo mẫu
Trang 13- Đối với các văn bản thì cần yêu cầu đọc kĩ từng văn bản và biết gạchchân các chi tiết quan trọng nhất là với các văn bản truyện, văn xuôi Thôngthường sau mỗi tiết dạy tôi thường dành một thời gian nhất định để hướng dẫncác em chuẩn bị bài sau Với những văn bản khó tôi thường cụ thể hóa các câuhỏi trong sách giáo khoa bằng hệ thống câu hỏi tìm hiểu trực tiếp nội dung vănbản theo tiến trình bài giảng của giáo viên và yêu cầu học sinh chuẩn bị theo hệthống câu hỏi mới đó.
Thực tế cho thấy khi giáo viên thực sự nghiêm khắc và đòi hỏi cao khâuchuẩn bị bài sẽ giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của công việcnày Mặc dù việc chuẩn bị bài với học sinh trung bình, yếu là rất khó khănnhưng nếu người giáo viên tận tình, tâm huyết hướng dẫn cho các em theo hệthống câu hỏi chi tiết cụ thể thì việc soạn bài sẽ được các em chú trọng hơn vàhiệu quả của một tiết học cũng tăng lên đáng kể Giáo viên nên hướng dẫn chitiết, đặt yêu cầu cụ thể những nội dung tự học cho tiết học sau, tuần sau rồinâng dần yêu cầu ngày càng cao hơn để các em có thời gian và kế hoạch họctrước ở nhà Muốn học sinh thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài, người giáo viêncũng cần làm tốt công tác chuẩn bị của mình Bởi nếu giáo viên không cứutrước bài, không chuẩn bị tốt thì cũng không thể hướng dẫn học sinh chuẩn bịtốt được Thực hiện giải pháp này nhằm phát triển cho các em năng lực tự học
và tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên Từ đó bước đầu dầnhình thành cho học sinh năng lực đọc, hiểu và cảm thụ văn học
4.5.4.Xác định mục tiêu bài dạy sát đối tượng:
Đối với học sinh trung bình,yếu nếu không xác định rõ kiến thức và kĩnăng cơ bản cần truyền thụ và khắc sâu thì rất dễ dẫn đến tình trạng quá tải.Dovậy trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên cần xác định mục tiêu bài dạythực sự sát với đối tượng.Tuyệt đối tránh lối soạn ôm đồm, đưa ra quá nhiềukiến thức mở rộng, nâng cao khiến học sinh có tâm lí chán nản.Từ việc xácđịnh mục tiêu dạy sát đối tượng giáo viên thiết kế giáo án sao cho đạt đượcmục tiêu đề ra
Ví dụ: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương(Tiết 16)
Trang 14Mục tiêu cần đạt theo chuẩn KTKN
(Chung cho mọi đối tượng học sinh)
Mục tiêu cần đạt với đối tượng học
sinh trung bình,yếu
1.Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với thể loại
truyền kì
- Cảm nhận được giá trị hiện thực , giá
trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của
Nguyễn Dữ trong tác phẩm Cốt
truyện , nhân vật, sự kiện trong một
tác phẩm truyện truyền kì
- Hiện thực về số phận của người phụ
nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp
truyền thống của họ
- Sự thành công của tác giả về nghệ
thuật kể chuyện Mối liên hệ giữa
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ
thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có
nguồn gốc dân gian Kể lại được
truyện
3.Thái độ:
- Thông cảm với thân phận của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến Biết
đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia
- Hiện thực về số phận của người phụ
nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹptruyền thống của họ
- Nhớ được những thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện Mối liên
hệ giữa tác phẩm với "Vợ chàng Trương"
3.Thái độ:
- Thông cảm với thân phận của ngườiphụ nữ trong xã hội phong kiến Biếtđấu tranh để bảo vệ hạnh phúc giađình
4.5.5.Đối với việc soạn giảng:
Trang 15Nội dung bài giảng phải tinh giản đến mức độ tối đa, song phải đảm bảo
những kiến thức cơ bản, cần thiết và cốt lõi nhất để học sinh nắm được kiếnthức cơ bản của môn học và các yêu cầu hình thành năng lực cụ thể trong từngtiết học Không tham kiến thức và tuyệt đối tránh đưa ra những kiến thức khó,
phức tạp, rườm rà Phải tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức Cần chọn cách giảng đơn giản, tăng cường tính trựcquan.Với đối tượng học sinh trung bình, yếu tư duy kém giáo viên cần đơngiản, cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, tránh bê nguyên si những địnhnghĩa trong sách giáo khoa áp cho học sinh, bắt các em ghi nhớ máy móc.Khidạy các khái niệm tôi thường bắt đầu bằng cách giải thích nghĩa gốc của từ mộtcách đơn giản.Ví dụ dạy tiết 129 - Nghĩa tường minh và hàm ý -Ngữ văn 9, tôi
đặt câu hỏi: Em hiểu tường minh, hàm ý là gì? Từ đó định hình cho học sinh
một cách hiểu bước đầu thật đơn giản: Nghĩa tường minh là nghĩa rõ ràng, cụthể; nghĩa hàm ý là nghĩa bao hàm bên trong từ ngữ
Cần soạn ra những bài tập vừa sức và chỉ dẫn các em cách làm Khôngđặt ra những câu hỏi quá khó Cần đưa ra những câu hỏi vừa sức, đơn giản chú
ý câu hỏi gợi mở để khuyến khích học sinh trả lời và tích cực học tập.Đồng thờiphải luôn dự kiến tình huống nếu học sinh không trả lời được hoặc không trảlời đúng hướng thì phải sử dụng một loạt câu hỏi phụ để gợi mở
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “Đồng chí” của Chính Hữu ( Tiết 45- Ngữ
văn 9)
- Nếu dạy đối tượng học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi:
Câu thơ "Đồng chí!" đặt giữa bài thơ có gì đặc biệt?
- Nhưng với học sinh trung bình-,yếu, trước hết, giáo viên nên đưa ra câu
hỏi phát hiện: Em hãy cho biết câu thơ “Đồng chí!” có gì khác với các câu
trên? Câu thơ đó có mối quan hệ như thế nào với các câu trước và các câu sau không?
Sau khi học sinh chỉ ra sự khác biệt (câu ngắn chỉ có hai tiếng), giáo
viên đưa ra câu hỏi phát hiện tiếp theo: Câu thơ này được đặt sau khi nêu ra
những cơ sở hình thành tình đồng chí có tác dụng gì ? Học sinh có thể dễ dàng
Trang 16chỉ ra tác dụng của câu thơ đó ( Câu thơ như một nốt nhấn vang lên vừa như một phát hiện, vừa như một lời khẳng định).
Khi học sinh đã phát hiện được tác dụng đó rồi giáo viên mới nêu ra câu
hỏi ở mức độ cao hơn, đó là câu hỏi nhận xét, đánh giá: Câu thơ đó có mối
quan hệ như thế nào với các câu trước và các câu sau không?Câu hỏi này có
thể hơi khó một chút nhưng nhờ sự lôgic với hai câu hỏi trên và cách đặt câuhỏi vừa rõ ràng vừa gần gũi, học sinh vẫn có thể trình bày được cảm nhận củamình
4.5.6 Đối với việc giảng dạy trên lớp
4.5.6.1.Đối với khâu tổ chức lớp:
Giáo viên cần quản lí nghiêm nề nếp học tập của học sinh song ngay từkhâu tổ chức lớp nên tránh căng thẳng vì thông thường ở các lớp có đối tượnghọc sinh trung bình,yếu vào đầu tiết học học sinh rất hay thưa gửi, báo cáo tìnhhình của lớp với giáo viên dạy bộ môn kiêm giáo viên chủ nhiệm Thế là giáoviên tranh thủ kiểm điểm học sinh ngay trong tiết dạy vì sợ sẽ quên Làm nhưvậy thứ nhất là ảnh hưởng đến thời gian, nội dung bài dạy; thứ hai sẽ tạo ra bầukhông khí căng thẳng nặng nề đối với lớp, ảnh hưởng đến chất lượng bài dạycủa giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ không còn sôi nổi hàohứng nữa
Do vậy ngay từ đầu năm học giáo viên cần có những quy định rõ ràng cụthể về ý thức học tập bộ môn trong giờ học như lớp học sạch sẽ, đồ dùng gọngàng, ngồi học đúng tư thế, chú ý nghe giảng tuyệt đối không nói chuyện riêng,ghi bài đầy đủ khẩn trương, tùy theo khả năng để tham gia phát biểu xây dựngbài Nếu giáo viên nghiêm khắc uốn nắn từ những biểu hiện nhỏ của học sinh
để rèn cho các em tác phong nghiêm túc trong giờ học, giờ học sẽ hiệu quả;ngược lại nếu xuề xòa qua loa thì sẽ tạo thành thói quen không tốt trong giờhọc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ dạy
4.5.6.2.Trong quá trình giảng bài:
Giữ kỉ cương, nề nếp lớp học là điều cần thiết, song đừng đòi hỏi một kỷ
luật lý tưởng trong giờ học Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng
Trang 17trong việc dạy dỗ học sinh Cần tạo bầu không khí thân thiện, vui vẻ, cởi mở đểhọc sinh không bị ức chế, căng thẳng Biết truyền cảm hứng đến từng học sinh
từ chính tác phong gần gũi, thân thiện và lời giảng thuyết phục,lôi cuốn của cô,
từ đó từng bước xây dựng thái độ học tập đúng đắn cho các em Cho nên ở
mỗi tiết dạy giáo viên phải là người chủ động tạo không khí thân thiện, thoảimái giữa thầy và trò bằng nhiều cách khác nhau:
Thứ nhất: cần có cử chỉ, tác phong gần gũi, thân thiện Sự gần gũi, thânthiện thể hiện trên nét mặt, ánh mắt, giọng nói, sự quan tâm của giáo viên vớihọc sinh Mỗi khi lên lớp, tôi luôn thể hiện thái độ vui vẻ; chú ý, kiên nhẫn lắngnghe ý kiến, tuyệt đối không ngắt lời hoặc chỉ trích khi học sinh trả lời sai; cốgắng gạn lọc các ý kiến đúng của các em Để khích lệ các em tích cực học tập,tôi thường chia lớp thành các nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi, khuyến khích các emthi đua giữa các nhóm
Khi học sinh có biểu hiện tiến bộ, dù rất nhỏ, cần được ghi nhận, độngviên khuyến khích ngay Chẳng hạn khi học sinh trả lời đúng câu hỏi, tôithường khen ngợi trước lớp, cộng điểm khuyến khích cho những lần trả bàikiểm tra miệng lần sau Khi học sinh xung phong làm bài tập hoặc trả lời kiểmtra miệng, nếu sai, tôi không ghi điểm mà cho các em cơ hội được gỡ điểm
Ngoài ra, giáo viên nên phát huy khả năng hài hước để tạo không khíthoải mải, vui vẻ Cố gắng kiềm chế khi học sinh không hoàn thành yêu cầucủa giáo viên, tránh lời lẽ phê bình gay gắt hoặc mạt sát
Với cách làm trên đây, không khí lớp học của tôi luôn vui vẻ, thân thiện.Các em đón nhận giờ học với tâm lí thoải mái; trong giờ học, các em hăng háiphát biểu, mạnh dạn đề xuất ý kiến, bày tỏ những thắc mắc hoặc muốn khámphá thêm về bài học
Thứ hai: Lồng ghép trò chơi vào trong các tiết học làm thay đổi khôngkhí giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, khiến các em chú ý hơn, chủđộng hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, kíchthích tính tích cực của các em Tuỳ thuộc dạng bài, lượng kiến thức, mục tiêu
Trang 18bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho mộthoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học
- Phân môn Văn:
Trò chơi có thể áp dụng trong bài Ôn tập hoặc phần luyện tập – củng cố
Ví dụ: dạy phần luyện tập – củng cố văn bản “Truyện Kiều của Nguyễn Du”
(Tiết 26) tôi cho học sinh chơi trò Giải ô chữ (Ô chữ thiết kế có sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin) Tôi chia lớp thành 2 đội, đội I điền từ ở ô lẻ, đội II điền
từ ô chẵn Thứ điền lần lượt từ 1 đến hết Giáo viên chỉ định 1 học sinh đội Igiải mã ô số 1, nếu điền đúng sẽ được quyền chỉ định người bất kì ở đội bạnchọn ô, điền từ tiếp Cứ lần lượt như vậy đến khi hết các ô cần điền, giáo viên
sẽ tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc
Bài tập giải ô chữ:
1.Tên chữ của Nguyễn Du ? 5 Họ tên nhân vật chính trong truyện?
2 Một người anh hùng cái thế ? 6 Tác giả của “Kim Vân Kiều truyện”?
3 Một văn nhân hào hoa phong nhã? 7 Nơi Thúy Kiều bị Tú Bà giam lỏng?
4 Người đã hai lần cứu Kiều ? 8 Tên làng quê hương của Nguyễn Du?
1.Tªn n ch÷ cña nhµ th¬ NguyÔn Du ?
è n
¶ r c n
h
g i
i
h
ä n d
t m i k
¸ i g
s
¬
v
t
n u Ç l t
5 5
2.Mét ng êi anh hïng c¶i thÕ thÕ ?
5.Hä 8.Tªn 6.T¸c 7.N¬i Thuý tªn n c lµng nh©n gi¶ cña qu qu vËt KiÒu KiÒu ª “Kim V©n h ¬ng chÝnh bÞ ng Tó trong cña Bµ KiÒu giam NguyÔn TruyÖn truyÖn” láng Du KiÒu ? ? ? ?
® t
- Phân môn Tiếng Việt:
Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt trongcác phần luyện tập và bài ôn tập Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc cáchình thức thực hành, luyện tập khác do giáo viên thiết kế
Trang 19Ví dụ: Dạy tiết 106- Bài: "Các thành phần biệt lập"(tiếp theo) phần Luyện tập, tôi chia lớp thành 2 đội chơi Nam-Nữ chơi trò "Chinh phục đỉnh
Phượng Hoàng" gồm 5 bậc, mỗi bậc ứng với các câu hỏi của sách giáo khoa vàmột số bài tập bổ trợ khác
PHƯỢNG HOÀNG SƠN
Bậc 2: Bài tập 3 -SGK và một bài bổ sung tương đương
Bậc 3: Ngôi sao may mắn thưởng điểm
Bậc 4: Thi tiếp sức đặt câu có thành phần gọi đáp
Bậc 5: Bài tập 5 -SGK
Đội trưởng mỗi đội sẽ được luân phiên chọn gói câu hỏi và trả lời Giáoviên đóng vai trọng tài, giúp các đội giải quyết những tình huống nảy sinh
- Phân môn Tậplàm văn:
Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết Luyện nói