Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để đánh giá đúng tiềm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ KIM NHUNG
4115233
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102
12/2014
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cảm ơn gia đình, cảm ơn bố mẹ đã tạo điều kiện cho em bước chân vào giảng đường đại học, cùng lo lắng, ủng hộ, luôn bên cạnh động viên và tạo mọi điều kiện cho em có thể hoàn thành trên con đường học vấn
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ em xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô trong khoa kinh tế-Quản trị kinh doanh nói riêng và của trường Đại Học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài Đặc biệt, em cũng xin chân thành cảm ơn cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện
đề tài
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tài liệu nghiên cứu và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân Em cũng xin chân thành cảm ơn những đáp viên đã rất nhiệt tình tạo mọi điều kiện, và cố gắng để trả lời bảng câu hỏi của em giúp em có thể thu thập số liệu thực tế, hoàn thành được đề tài Ngoài
ra em cũng xin cảm ơn phòng nghiệp vụ du lịch của sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã cung cấp cho em số liệu để hoàn thành luận văn tốt hơn
Do kiến thức còn hạn chế cho nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em mong nhận được sự góp ý của quý Thầy/Cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế, Cô Ngô Thị Thanh Trúc, Cán bộ và Ban quản lý Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân và tất cả bạn bè, gia đình nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện
Phạm Thị Kim Nhung
Trang 3TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện
Phạm Thị Kim Nhung
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Trang 5MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Không gian nghiên cứu 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 LƯỢC THẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái 5
2.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái 7
2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 10
2.1.4 Tiềm năng du lịch sinh thái 12
2.1.5 Các yêu cầu cần thiết để lựa chọn một khu vực để phát triển du lịch sinh thái 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu 15
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 16
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 18
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN 20
Trang 63.1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN 20
3.1.1 Vị trí địa lý 20
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 20
3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự 20
3.1.4 Chức năng 22
3.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 22
3.2.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
3.2.3 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 25 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN 28
4.1 HIỆN TRẠNG DU LỊCH TỈNH CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG 28
4.1.1 Khái quát chung về du lịch thành phố Cần Thơ và Hậu Giang 28
4.1.2 Thành phần khách du lịch Cần Thơ và Hậu Giang 34
4.2 HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN 37
4.2.1 Những yếu tố độc đáo có sẵn tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 37
4.2.2 Lập kế hoạch chuẩn bị khai thác du lịch 40
4.3 NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN 47
4.3.1 Mô tả đối tượng phỏng vấn 47
4.3.2 Nhận thức của cộng đồng địa phương đối với du lịch sinh thái 51
4.3.3 Quyết định tham gia hoạt động du lịch sinh thái của cộng đồng 54
4.3.4 Hoạt động du lịch sinh thái 56
4.3.5 Khó khăn và nguyện vọng của người dân 58
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN 60
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
Trang 76.1 KẾT LUẬN 66
6.2 KIẾN NGHỊ 66
6.2.1 Đối với quản lý Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 66
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương và các sở ban ngành có liên quan 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 1 70
PHỤ LỤC 2 77
PHỤ LỤC 3 84
PHỤ LỤC 4 86
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số liệu thứ cấp và nguồn thông tin thứ cấp 16 Bảng 3.1 Thực trạng hệ thống giao thông của Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 26
Bảng 3.2 Thực trạng hệ thống cầu trong phạm vi Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 26 Bảng 4.1 Các địa điểm du lịch sinh thái tại Thành phố Cần Thơ 29
Bảng 4.2 Những di tích lịch sử Thành phố Cần Thơ được công nhận cấp quốc gia
Bảng 4.9 Lý do tham gia các hoạt động du lịch sinh thái tại trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân (n=36) 54
Bảng 4.10 Lý do người dân không tham gia hoạt động du lịch sinh thái tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 55 Bảng 4.11 Thời gian khách có thể lưu trú tại nhà dân (n=20) 56 Bảng 4.12 Hiện trạng cơ sở vật chất của dịch vụ chở khách 57 Bảng 4.13 Nguyện vọng của người dân địa phương khi được tham gia vào hoạt động du lịch (n=36) 59
Trang 9Bảng 5.1 Những vấn đề còn tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 60
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các loại hình du lịch với du lịch sinh thái 6
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài 15
Hình 3.1 Bản đồ hành chính của Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2012 21
Hình 4.1 Các loại hình du lịch ở Cần Thơ 28
Hình 4.2 Giang Sen (Mycteria leucocephala) 38
Hình 4.3 Rừng tràm tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân 38
Hình 4.4 Rau choại 39
Hình 4.5 Thu nhập của các hộ gia đình trong khảo sát (n=60) 48
Hình 4.6 Tỷ lệ giới tính của đáp viên (n=60) 49
Hình 4.7 Tỷ trọng trình độ học vấn của đáp viên (n=60) 49
Hình 4.8 Hoạt động nông nghiệp của các hộ gia đình (n=60) 50
Hình 4.9 Tỷ lệ nghề nghiệp của đáp viên của đáp viên (n=60) 51
Hình 4.10 Tỷ lệ đáp viên nghe qua du lịch sinh thái (n=60) 52
Hình 4.11 Tỷ lệ hộ gia đình quyết định tham gia hoạt động du lịch sinh thái (n=60) 54
Hình 4.12 Tỷ lệ các hoạt động du lịch sinh thái người dân tham gia (n=36) 56
Hình 4.13 Khó khăn khi tham gia các hoạt động du lịch sinh thái (n=36) 58
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLST Du lịch sinh thái
UNWTO Tổ chức du lịch thế giới (World tourism Organization)
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế ( International union for
conservation of nature)
TNDL Tài nguyên du lịch
TTNNMX Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
TIES Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (The International
Ecotourism Society)
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch đã trở thành một trong những ngành quan trọng dẫn dắt sự tăng trưởng phát triển kinh tế thế giới Theo kết quả báo cáo của tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (2014) du lịch thế giới ngày càng phát triển, lượt du khách quốc tế
từ năm 2013 đạt 1.087 triệu khách tăng khoảng 22 % so với năm 2009 (891 triệu khách) Mức tăng trưởng du lịch thế giới bình quân ở mức 5%, tại khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng trên 8% Tổ chức du lịch thế giới cũng dự báo khách
du lịch quốc tế cũng sẽ tăng từ 4% đến 4,5% trong năm 2014, đến năm 2020 số lượng du khách đi du lịch trên thế giới đạt 1,6 tỷ người, ngành du lịch sẽ đóng góp khoảng 10,9% GDP thế giới, đóng góp vào ngân khố của các quốc gia
Theo số liệu thống kê của tổng Cục du lịch giai đoạn 2011 đến năm 2013, số lượng khách du lịch nội địa đạt 35 triệu lượt khách tăng 16,7%, khách quốc tế đạt 7,5 triệu khách tăng 25% Nguồn thu từ hoạt động du lịch đạt 200 nghìn tỷ tăng 53,8% so với năm 2011 Với mức tăng trưởng này, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển trong việc thực hiện theo quyết định số 2473/2011/QĐ-TTg, để đạt được mục tiêu “Đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch phải kể đến loại hình du lịch sinh thái thu hút khách du lịch quốc tế và du khách trong nước Theo đánh giá của UNWTO năm 2009, du lịch sinh thái (DLST) được coi là phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch, ước tính doanh thu của du lịch sinh thái chiếm 10-15% trong tổng doanh thu của du lịch thế giới DLST còn là một khái niệm khá mới ở Việt Nam, mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn Tuy nhiên vấn đề khai thác đúng tiềm năng du lịch sinh thái vẫn chưa được nâng cao Chính vì vậy đánh giá đúng
Trang 13hiện trạng và tiềm năng DLST là một yêu cầu cấp thiết để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững DLST tại Việt Nam
Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân (TTNNMX) với vị trí nằm ở ấp Mùa Xuân, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng hiệp, tỉnh Hậu Giang là nơi có hệ thống sông ngòi chằng chịt, các khu vườn cây ăn trái, cánh đồng lúa mênh mông TTNNMX còn được biết đến với nhiều loài chim quý hiếm, có một số loài được ghi nhận trong sách đỏ (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang) Nơi đây có nhiều yếu tố tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, tuy nhiên việc hoạt động du lịch ở đây còn khá mới mẻ, giá trị nguồn tài nguyên chưa được khai thác một cách hiệu quả, cơ sở hạ tầng chưa được nâng cao cho việc hoạt động và phát triển du lịch
Xuất phát từ những yếu tố trên, làm thế nào để kết hợp tài nguyên với du lịch để mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ hiện trạng và phát triển nguồn tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống của người dân địa phương Đó cũng là
lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để
đánh giá đúng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại TTNNMX, đề xuất một số giải pháp phát triển DLST tại Trung tâm kết hợp với bảo tồn được giá trị thiên nhiên, văn hóa của địa phương
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái tại TTNNMX, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhằm đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại TTNNMX
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng, đặc điểm tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái tại TTNNMX
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại TTNNMX
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái TTNNMX trong thời gian tới
Trang 141.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 Trong đó:
Số liệu thứ cấp: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TTNNMX năm 2012 và số liệu khách du lịch, doanh thu từ ngành du lịch Cần Thơ và Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2013
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 09/2014 đến năm 10/2014
Số liệu sơ cấp là số liệu về đặc điểm các hộ gia đình được phỏng vấn, tỷ lệ các hiểu biết về DLST và sự chấp nhận tham gia DLST của các hộ dân tại TTNNMX
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các điều kiện văn hóa, tự nhiên như địa hình, cảnh quan, đa dạng sinh học,
độ bền vững, vị trí, khả năng tiếp cận DLST của các hộ dân tại TTNNMX cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch sinh thái
1.4 LƯỢC THẢO TÀI LIỆU
Asmamaw và Verma (2013) với đề tài “Ecotourism for environmental conservation and community livehoods, the case of the Bale Moutain National Park, Ethiopia” Tác giả sử dụng bảng câu phỏng vấn 144 hộ dân theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng Các dữ liệu được phân tích bằng phương pháp sử dụng tần số và chi bình phương Nghiên cứu cho thấy các cộng đồng địa phương gần Bale Moutain National Park sống phụ thuộc vào nông nghiệp, tự cung tự cấp, ít người tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái Mặc dù vậy số người được hỏi phỏng vấn vẫn mong muốn tham gia vào việc phát triển công viên Nghiên cứu cũng cho thấy nhu cầu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động địa phương trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái và nâng cao sinh kế của họ Người dân chấp nhận du lịch sinh thái như một công cụ nhằm bảo vệ môi trường
Nguyễn Thanh Tuấn (2012) với đề tài “Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn vườn quốc gia Bái Tử Long,
Trang 15huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Nam” Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, nghiên cứu thực địa phỏng vấn chuyên sâu, bản đồ, phân tích SWOT Kết quả của nghiên cứu tác giả kết luận rằng VQG Bái Tử Long có tiềm năng to lớn để phát triển DLST VQG có những giá trị đặc sắc về đa dạng sinh học Ngoài ra tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động DLST Tuy nhiên muốn phát triển DLST bền vững cần có những nghiên cứu sâu hơn
Neba (2009) với đề tài “Ecologicall planning and ecotourism development
in Kimbi Game Reserve, Camercon” Tác giả sử dụng phương pháp quan sát thực địa, kiểm tra thu thập dữ liệu và đánh giá, phương pháp SWOT Nghiên cứu xác định tiềm năng sử dụng và các loại hình du lịch sinh thái khả thi để phát triển, và thẩm định các chiến lược quản lý hiện hành Các Kimbi Game Reserve có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp giá trị văn hóa, sinh kế với nâng cao nhận thức môi trường của người dân địa phương phát triển du lịch Cuối cùng, bài báo khuyến cáo rằng trong này quy trình, tổ chức chính phủ, các trường đại học
và viện nghiên cứu phải tương tác đẩy đủ để phát triển tiềm năng quan tâm đến
du lịch sinh thái, du lịch văn hóa phải đảm bảo du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho người dân
Nguyễn Thị Hồng Vân (2010) với đề tài “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái VQG Bái Tử Long Tác giả sử dụng phương pháp thực địa, thu thập tài liệu Phương pháp thống kê và phân tích tài liệu Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp phân tích tổng hợp Kết quả nghiên cứu VQG Bái Tử Long là nơi có vị thế rất thuận lợi, thị trường khách du lịch trong và ngoài nước là rất lớn, lượng khách tiềm năng cao VQG có nhiều tiềm năng để phát triển DLST Tuy nhiên VQG chưa được khai thác triệt để nguồn tài nguyên của mình để phục vụ
du lịch
Trang 16CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và thu hút sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau (Phạm Trung Lương, 2002) Theo tác giả Lê Huy Bá (2006) DLST là một loại hình du lịch thiên nhiên, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau:
- Du lịch thiên nhiên (natural tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (natural-based tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch nhà tranh (cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
Trong Kỷ yếu hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST”
diễn ra tại Hà Nội năm 1999 của viện nghiên cứu thuộc tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST “DLST là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính giáo dục môi trường và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Tại Việt Nam khái niệm DLST còn khá mới mẻ, theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn bó với
Trang 17bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
Theo tác giả Phạm Trung Lương (2002) đã đưa ra mối quan hệ giữa loại hình du lịch và DLST được phản ánh qua hình 2.1
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các loại hình du lịch với du lịch sinh thái
Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002
Trên thế giới có khá nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái
Theo Lindberg Hawkins (1993) “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”
Theo hiệp hội DLST quốc tế TIES (1990) đưa ra khái niệm “DLST là việc
đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”
Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) “DLST là loại hình có trách nhiệm với môi trường tại khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích để thưởng ngoạn thiên nhiên với các giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tạ, thúc đẩy công tác bảo tồn, giảm thiểu các tác động đến môi trường, đóng góp sự phát triển kinh tế-xã hội cho nhân dân địa phương” (Ceballos lascurain H, 1996)
Tham quan
Nghỉ dưỡng
Mạo hiểm
Du lịch dựa vào thiên nhiên
Vui chơi, giải trí,v.v…
Thắng cảnh
Thể thao
Giáo dục nâng cao nhận thức
Có trách nhiệm bảo tồn
Du lịch sinh thái
Trang 18Du lịch sinh thái bền vững “DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động
du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”
2.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái
Phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng tiềm năng về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn kèm theo cơ sở hạ tầng
và dịch vụ Những sản phẩm du lịch được hình thành từ các tiềm năng về tài nguyên đem lại lợi ích cho xã hội Vì vậy DLST vừa mang những đặc trưng chung của du lịch lại vừa mang đặc trưng riêng về tài nguyên, sản phẩm và các đối tượng tham gia hoạt động DLST
2.1.2.1 Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch (TNDL) bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn TNDL tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc được sử dụng phục vụ mục đích du lịch (điều 13 của luật du lịch Việt Nam, 2005) Còn tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình kiến trúc lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được sử dụng phục vụ mục đích
du lịch (Điều 13 của luật du lịch Việt Nam, 2005)
Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST (Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên, 2006, trang 105)
Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đã và đang khai thác hoặc tài nguyên
có triển vọng sẽ khai thác (tiềm năng) Khả năng khai thác của tài nguyên phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá tiềm năng của tài nguyên
- Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách
- Khả năng tiếp cận để khai thác tiềm năng của tài nguyên DLST
Trang 19- Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác DLST
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú Đề tài chỉ đề cập đến những dạng tài nguyên DLST có thể có ở vùng đồng bằng sông cửu long
Một là các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, đất ngập nước, biển đảo, Các hệ sinh thái này thường được tập trung bảo vệ ở tại những khu rừng đặc dụng, các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Hai là các tài nguyên DLST đặc thù bao gồm miệt vườn, sân chim, cảnh quan tự nhiên
Ba là các giá trị văn hóa địa phương
Những đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Nét đặc trưng của DLST là sự gắn liền với một hệ sinh thái cụ thể, hệ sinh thái càng nguyên sơ, đa dạng, độc đáo thì giá trị của nguồn tài nguyên DLST đó càng cao Các tài nguyên DLST có những đặc điểm cơ bản
Thứ nhất tài nguyên DLST phong phú đa dạng, đặc sắc và có tính hấp dẫn cao Những hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của những loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm, hoặc là những nơi đang trong nguy cơ tuyệt chủng đang thu hút sự quan tâm của mọi người nên được xem là những tài nguyên DLST đặc sắc Những giá trị thiên nhiên phải được gắn liền với những giá trị văn hóa địa phương (phong tục tập quán, kiến trúc, tín ngưỡng,…)
Thứ hai là tài nguyên DLST có thời gian khai thác không giống nhau; có loại có thể được khai thác quanh năm, nhưng cũng có loại khai thác mang tính thời vụ vì nó lệ thuộc vào quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư ( chim, sếu đều đỏ), mùa sinh sản của các loài sinh vật đặc biệt là nhưng loài đăc hữu và quý hiếm
Thứ ba phần lớn tài nguyên DLST thường nằm ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khu du lịch Vì vậy, khi xây dựng một khu DLST cần phải tính toán các đoạn đường di chuyển đến các cụm điểm DLST Trên thực tế, người ta có thể tạo ra các địa điểm tham quan các vườn trái cây, thực vật, công viên với các loại sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo ngay trong trung tâm thành phố để thu hút du khách nhưng đó không phải là những sản phẩm DLST đích thực
Trang 20Thứ tư tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, trong đó có sự phát triển của du lịch Sự thay tính chất của một vài thành phần tự nhiên như sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của tài nguyên DLST ở những mức độ khác nhau
Thứ năm tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài Khả năng tái tạo và phục hồi phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự phục hồi của tự nhiên Vì vậy, việc khai thác hợp lý những tài nguyên DLST, không ngừng bảo vệ, tôn tạo
và phát triển những nguồn tài nguyên vô giá đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của DLST
2.1.2.2 Đặc điểm khách du lịch sinh thái
Đinh Thị Thi (2013) cho rằng đặc điểm của khách du lịch sinh thái xuất phát
từ những đặc điểm về nhu cầu DLST
Nhu cầu DLST là loại nhu cầu đặc biệt, không có giới hạn về số lần và thời gian tham gia vì ngoài nhu cầu tham quan tìm hiểu còn đáp ứng nhu cầu giải trí, tái tạo sức khỏe cho con người
Nhu cầu DLST thường khác nhau giữa các loại khách, tính thời vụ của DLST cũng khác nhau giữa các loại khách tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời điểm của điểm đi và điểm đến của khu du lịch
Nhu cầu về các dịch vụ của DLST thường đơn giản và mộc mạc Thay vì chọn khách sạn 5 sao, ăn những món ăn cao cấp,…thì khách DLST có thể sử dụng ghe xuồng nhỏ để thư giãn ngắm cảnh, thưởng thức các món ăn dân dã, đồng quê ngay tại vườn, ngủ tại nhà dân,…Đặc điểm này đòi hỏi người làm du lịch phải nghiên cứu kỹ những giá trị văn hóa độc đáo, tận dụng những yếu tố tự nhiên để thu hút khách Tuy nhiên tránh tình trạng cẩu thả trong các dịch vụ cung cấp cho khách
Từ nhu cầu DLST, và căn cứ vào mức độ quan tâm của môi trường chia khách du lịch thành bốn loại khách: khách DLST đặc biệt, khách DLST có nhận thức môi trường, khách DLST thông thường và khách DLST hờ hững
Khách du lịch sinh thái đặc biệt là khách có mức độ quan tâm đến môi trường cao, muốn được liên quan và được tham gia vào bảo vệ môi trường, Hoạt động tham gia bảo tồn và nghiên cứu khoa học
Trang 21Khách du lịch có nhận thức môi trường là khách quan tâm đến môi trường với giá trị đích thực của môi trường hơn là làm thế nào sử dụng môi trường thông qua tham quan và trải nghiệm
Khách du lịch thông thường thì hứng thú với môi trường theo khía cạnh môi trường Hoạt động tham gia quan sát đời sống động vật
Khách du lịch hờ hững mức độ quan tâm thấp chú trọng vào giải trí thư giãn
và không quan tâm gì hơn việc tìm thú vui thư giãn Hoạt động đem lại niềm vui cho bản thân, tắm năng, bơi lội, tìm thú vui,…
Trong nghiên cứu Đinh Thị Thi đã chỉ ra những đặc điểm của khách DLST dựa trên các nghiên cứu của TIES như sau:
Là những người muốn có kinh nghiệm đích thực và sâu sắc trong cuộc sống, mong muốn tìm kiếm những thử thách về sức lực và tinh thần
Là những người dễ thích nghi với môi trường và thường ưa chuộng những nơi nghỉ mộc mạc, thích đi theo nhóm nhỏ để du lịch
Là những người muốn được giao tiếp và tìm hiểu văn hóa địa phương
2.1.2.3 Đặc điểm của sản phẩm du lịch sinh thái
Những sản phẩm DLST cơ bản hiện nay bao gồm: Dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, quan sát vườn chim, chèo xuồng tham quan, bắt cá, cùng với các hoạt động với người dân bản địa,… và các loại sản phẩm DLST khác như tắm trắng, tắm bùn, suối nước nóng,…Sản phẩm DLST thường mang tính tổng hợp gắn liền thiên nhiên với con người, sản phẩm DLST giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên, văn hóa địa phương càng độc đáo, càng nguyên sơ thì sản phẩm DLST càng hấp dẫn
2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Để phát triển loại hình DLST theo đúng hướng (tức là khai thác tài nguyên cho phát triển DLST nhưng vẫn phải giữ được hệ sinh thái bền vững), đòi hỏi các
nhà quản lý phải tuân theo các nguyên tắc sau
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch khác Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về giá trị của môi tường tự nhiên, về đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa Với những
Trang 22hiểu biết đó, thái độ ứng xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện tích cực trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên sinh thái và văn hóa khu vực
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Đối với loại hình DLST, vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nguyên tắc cơ bản, cần tuân thủ
Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái là mục tiêu hoạt động của DLST
Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình như sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của hệ sinh thái đồng nghĩa với việc đi xuống của hoạt động sinh thái
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận không thể tắt rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất
đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hiệu quả sinh thái đó Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST Chính vì vậy việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST
Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cộng đồng
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới DLST Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương
Ngoài ra DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương như: đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách… Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương Đồng thời nâng cao trách nhiệm ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST
Trang 232.1.4 Tiềm năng du lịch sinh thái
Tiềm năng DLST được hiểu là các yếu tố sẵn có của tự nhiên và xã hội có thể khai thác, sử dụng để phát triển DLST, đó là tiềm năng về tài nguyên DLST Tiềm năng tài nguyên DLST được phản ánh qua các đặc điểm hấp dẫn, chất lượng tài nguyên của vùng hay địa phương Bên cạnh đó còn xem xét các yếu tố
về chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương, khả năng tiếp cận của tài nguyên DLST tạo điều kiện cho địa phương phát triển DLST bền vững và sự quan tâm đóng góp của cộng đồng dân cư địa phương là yếu tố quan trọng đóng góp trong DLST
2.1.4.1 Chất lượng nguồn tài nguyên du lịch sinh thái
Chất lượng của một tài nguyên DLST phản ánh khả năng thu hút khách và thu hút đầu tư để các tổ chức tham gia vào khai thái DLST dựa trên nguồn tài nguyên đó Chất lượng nguồn tài nguyên DLST có thể được biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh Mỗi khía cạnh được nhìn nhận ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng quan sát khác nhau Dưới góc độ của người đầu tư và khu du lịch, chất lượng của tài nguyên DLST chính là mức độ thu hút đối với họ biểu hiện qua quy mô, tính hấp dẫn, sự an toàn tại địa điểm có nguồn tài nguyên DLST
2.1.4.2 Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp lý là cơ sở cho việc tiến hành lập kế hoạch khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và đánh giá tiềm năng du lịch Trong nghiên cứu đề tài dựa vào các văn bản pháp lý tạo điều kiện để tiến hành khai thác tiềm năng du lịch tại TTNNMX
Căn cứ theo quyết định số 714/UBND-KBT ban hành ngày 16 tháng 5 năm
2012 về việc lập đề án quản lý, bảo vệ và phát triển vườn chim tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
Căn cứ theo quyết định số 45/QĐ-TTg ban hành ngày 08 tháng 01 năm
2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng 2030 của thủ tướng Chính phủ
Căn cứ theo quyết định số 1996/UBND-KTN ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2013 về việc lập đề án quản lý, bảo vệ và phát triển vườn chim
Căn cứ theo quyết định số 201/QĐ-TTg ban hành ngày 22 tháng 01 năm
2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Trang 24Căn cứ theo quyết định 1996/UBND-KTN ban hành ngày 13 tháng 11 năm
2013 về việc chủ trương trồng cây bản địa bổ sung vào khoảnh 11 và giữ nguyên khoảnh 11 không làm du lịch
Căn cứ nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 20120 của Chính phủ về tổ chức quản lý rừng đặc dụng
Căn cứ báo cáo quy hoạch sử dụng đất của TTNNMX 2012
Căn cứ nghị định số 92/2007/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 1/6/2007
về việc quy định chi tiết thi hành một số điều luật du lịch
Căn cứ theo thông tư 88/2008/TT_BVHTTDL của bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch ban hành ngày 1 tháng 6 năm 2008 về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 92/2007/NĐ-CP
2.1.4.3 Sự thuận lợi trong đầu tư và tiếp cận tài nguyên du lịch sinh thái
Sự thuận lợi được tính cho cả khu du vực dự kiến phát triển du lịch và nhà cung cấp dịch vụ du lịch Mức độ thuận lợi khi tiếp cận TNDL sẽ ảnh hưởng đến chi phí cho những đối tượng có liên quan Sự thuận lợi được phản ánh thông qua các khía cạnh sau:
Ví trí nguồn tài nguyên DLST ảnh hưởng đến quãng đường và thời gian di chuyển đến TNDL đó Điều này ảnh hưởng đến nguồn lực hao phí khai thác TNDL, cũng như khả năng liên kết tour với các địa điểm du lịch trong và ngoài vùng
Những điều kiện về kết cấu cơ sở hạ tầng xã hội với tài nguyên DLST: vấn
đề giao thông ( đường sá và phương tiện vận chuyển), vấn đề thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, tài chính,…) đảm bảo thuận tiện cho khu du lịch cung như các nhà cung cấp dịch vụ
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại điểm phục vụ các nhu cầu về ăn, ở, đi lại, đảm bảo vệ sinh an toàn cho khách, số lượng và chất lượng lưu trú, các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ du lịch khác,…
Tài nguyên DLST thường nằm ở những nơi xa xôi hẻo lánh, sự hao phí các nguồn lực trong đầu tư và tiếp cận là khá cao, tuy nhiên sự hao phí nguồn lực này lại nằm trong mối tương quan với mức độ hấp dẫn và quy mô của TNDL
Trang 252.1.4.4 Cộng đồng dân cư
Sự tham gia của cộng đồng dân cư là điểm khác biệt của DLST so với các loại hình du lịch khác Do các tài nguyên DLST thường ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, lại gắn liền với văn hóa địa phương Vì vậy, hoạt động của một điểm DLST phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, và phải đảm bảo mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng phát triển DLST
Bên cạnh đó, du khách muốn tìm hiểu văn hóa địa phương đòi hỏi phải có
sự tham gia của người dân, bởi họ là những người am hiểu về văn hóa, lịch sử,…trong khu vực Sự tham gia của cộng đồng dân cư có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường, bên cạnh đó người dân cũng sẽ ý thức được rằng nguồn tài nguyên rất quan trọng không chỉ thu hút sự quan tâm của du khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân thông qua DLST
2.1.5 Các yêu cầu cần thiết để lựa chọn một khu vực để phát triển du lịch sinh thái
Theo Lê Huy Bá (2006) một khu vực để phát triển du lịch sinh thái cần có những yêu cầu sau
Có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hóa bản địa, có tính đại diện cho một vùng
Có tính đại diện cho một loài hoặc một vài hệ sinh thái điển hình, với tính
đa dạng sinh học cao, có sự tồn tại của những loài sinh vật đặc hữu có giá trị khoa học, có thể dùng làm nơi tham quan nghiên cứu
Gắn với những nơi du lịch khác trong vùng, để có thể tổ chức một tour du lịch trọn gói, trong đó khu vực được quy hoạch là một điểm DLST nổi bật và quan trọng
Có những điều kiện đáp ứng yêu cầu của hoạt động DLST về cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật… Và có thể tiếp cận một cách dễ dàng thuận lợi
Trang 26Lập kế hoạch dự kiến quy hoạch khai thác du
lịch tại TTNNMX
- Mục tiêu của việc lập kế hoạch
- Đưa ra phương án quy hoạch du lịch
- Kế hoạch thành lập các tuyến điểm du lịch
- Thiết lập dịch vụ homestay
Cộng đồng
Số liệu sơ cấp Tiềm năng du lịch sinh thái
Đề xuất giải pháp
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là khu vực tại TTNNMX thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có diện tích 1.434,89 ha với 479 hộ
dân nằm dọc các tuyến kênh (bảng 3.1)
2.2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài
Từ cơ sở lý luận về định nghĩa và nguyên tắc hoạt động của DLST kết hợp với các cơ sở pháp lý là điều kiện để tiến hành đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và lập kế hoạch phát triển DLST tại TTNNMX
Việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái sẽ dựa trên hiện trạng phát triển du lịch Cần Thơ và Hậu Giang và hiện trạng khu vực TTNNMX có những tài nguyên DLST để có thể phát triển DLST Những phân tích đó sẽ dựa trên số liệu
Trang 27thứ cấp từ các sở ban ngành có liên quan để phân tích hiện trạng du lịch Cần Thơ
và Hậu Giang đã và đang khai thác loại hình du lịch nào và khả năng liên kết du lịch giữa Cần Thơ và Hậu Giang Bên cạnh đó, qua quan sát thực tế và những số liệu từ TTNNMX để xem xét tiềm năng phát triển DLST của các tài nguyên hiện
Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp các vấn đề còn tồn tại trong quá trình đánh giá tiềm năng phát triển DLST, đồng thời giải quyết khó khăn trong quá trình thiết kế quy hoạch khu du lịch cũng như những khó khăn của người dân khi tham gia DLST
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Bảng 2.1 Số liệu thứ cấp và nguồn thông tin thứ cấp
Loại số liệu Mục đích sử dụng Nguồn
Số liệu dân số, diện tích,
kinh tế xã hội
Giới thiệu tổng quan về TTNNMX, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội của khu vực
Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của TTNNMX năm 2012
Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch Cần Thơ và Hậu Giang
Trang 282.2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình nằm trong TTNNMX thông qua bảng câu hỏi Nội dung bảng câu hỏi gồm 34 câu hỏi chia làm 5 phần (chi tiết bảng câu hỏi xem phụ lục 3) Phần 1: Thông tin chung của đáp viên và nông hộ
Phần 2: Thông tin về nhận thức du lịch sinh thái của đáp viên
Phần 3: Ý kiến của đáp viên về việc tham gia các hoạt động du lịch sinh thái Phần 4: Tác động đến quyết định tham gia du lịch sinh thái của cộng đồng Phần 5: Ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên của người dân
Thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng khảo sát
Số liệu sơ cấp của để tài thu thập từ việc phỏng vấn những hộ gia đình nằm trong khu vực TTNNMX
N: số quan sát tổng thể tức là 479 hộ dân trong TTNNMX
e: khả năng sai số Cân nhắc về thời gian, nhân lực và điều kiện địa hình của địa phương trong quá trình nghiên cứu mà lựa chọn mức sai số 12% để xác định
cỡ mẫu đại diện cho tổng thể vùng nghiên cứu
n: cỡ mẫu Từ công thức 2.1 cỡ mẫu tính được là 60 mẫu Điều đó có nghĩa
số mẫu tiến hành nghiên cứu là 60 mẫu
Từ công thức (2.1) cân nhắc về thời gian, nhân lực, địa hình khu vực nghiên cứu và dựa trên tổng thể, vì vậy mà tổng số mẫu được lấy là 60 hộ dân đại diện cho 479 hộ dân để lấy ý kiến của người dân về việc tham gia hoạt động DLST thuộc TTNNMX, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Trang 29Chọn mẫu
Qua khảo sát thực tế và căn cứ vào bản đồ hành chính và vị trí của vùng quy hoạch dự kiến xây dựng khu du lịch sinh thái mà sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Đối với phương pháp thuận tiện việc lựa chọn đáp viên sẽ cho phỏng vấn lựa chọn, trong nghiên cứu của đề tài phỏng vấn viên lựa chọn những hộ nằm trên tuyến kênh thuận lợi có đường bộ, những tuyến kênh di chuyển bằng ghe xuồng không lựa chọn Bên cạnh đó, thời gian phỏng vấn ngay vào mùa thu hoạch mía, nên phỏng vấn viên sẽ hỏi những hộ dễ tiếp cận những hộ nào không đồng ý trả lời sẽ chuyền sang hộ khác cho đến khi thu đủ số mẫu nghiên cứu
Lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu
Đầu tiên tiến hành phỏng vấn sâu một vài đáp viên với những câu hỏi gợi ý
về các thông tin về cuộc sống của người dân, các hoạt động thường ngày, các món ăn dùng thường ngày, trong những ngày lễ tết, các phong tục tập quán hằng ngày Từ đó tiến hành lập bảng câu hỏi được đưa ra dưới dạng câu hỏi đóng mở, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để phỏng vấn các đáp viên
Phỏng vấn thử
Khảo sát thử một số đáp viên, sau đó điều chỉnh lại những thiếu sót mắc phải trong bẳng câu hỏi, từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi hơn
Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành điều tra và mã hóa số liệu
Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tượng đã được xác định, tiến hành phỏng vấn và giải đáp các thắc mắc của đáp viên Sau cùng, từ bảng câu hỏi thu thập được mã hóa thành bộ số liệu sơ cấp cung cấp những số liệu cần thiết cho đề tài
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích tần số thông qua công cụ hỗ trợ phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu thu thập được
Phương pháp thống kê mô tả tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông hường bao gồm: tần số, tỉ số,
số trung bình và tỷ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn các thông tin của đáp viên như
Trang 30tuổi, giới tính, tuổi, số thành viên, thu nhập hộ, tỷ lệ hiểu biết về DLST, tỷ lệ tham gia các hoạt động du lịch sinh thái của các hộ gia đình được phỏng vấn
Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối và tương đối để so sánh sự tăng giảm số lượng khách du lịch và doanh thu ở Cần Thơ và Hậu Giang từ năm
2011 đến năm 2013 Bên cạnh đó là so sánh giữa tỉ lệ hộ gia đình mong muốn tham gia và không muốn tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái
Trang 31CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
3.1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
Phía Nam và phía Đông giáp Phân trường Phú Lợi tỉnh Sóc Trăng
Phía Tây giáp xã Tân Phước Hưng - huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân được thành lập theo quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
là đơn vị trực thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang
có diện tích tự nhiên 1.434,89 ha Nhằm đảm bảo cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân quản lý, sử dụng đất đai đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành văn bản số 171//UBND-KTN ngày 09 tháng 02 năm
2012 về việc thống nhất chủ trương cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân làm chủ đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất nguồn vốn sử dụng kinh tế
3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động trong 3 năm đầu (từ 7/2011 – 7/2014)
Toàn trung tâm hiện có 22 cán bộ công nhân viên Trong đó:
Ban giám đốc: 3 người
Phòng Tổ chức Hành chính 3 người
Phòng quản lý, bảo vệ rừng 2 người
Phòng nghiệp vụ 3 người Đội nuôi trồng thủy sản 5 người Tiểu khu: 6 người.
Trang 32Hình 3.1 Bản đồ hành chính của Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2012
Nguồn: Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân, 2012
Trang 333.1.4 Chức năng
Theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang và Quyết định 290/QĐ-KBT ngày 25/7/2011 của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được xác định như sau:
- Trồng rừng và khai thác rừng trồng theo quy định của pháp luật; giao khoán bảo vệ rừng; ổn định môi trường sinh thái rừng
- Liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi; được liên doanh, liên kết, hợp đồng, hợp tác kinh doanh,… hoạt động theo cơ chế là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập
- Được giao khoán đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo quy định của pháp luật; được bảo đảm tín chấp cho nông dân vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển sản xuất
- Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương
- Được tự chủ về tài chính và tổ chức, biên chế; được phép tự chủ trong sản xuất kinh doanh
- Hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng độc lập tại ngân hàng, chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, hoạch toán kế toán theo quy định của pháp luật
- Được vay vốn tại các ngân hàng (tổ chức tín dụng) để phát triển sản xuất
kinh doanh
3.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1 Địa hình
TTNNMX có địa hình tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi các lung bào
tự nhiên, địa hình thấp, trũng Một số khoảng thưởng bị ngập nước quanh năm, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, cao trình của khu vực này biến đổi từ 0,3 m đến 0,8 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông
Trang 343.2.1.2 Khí hậu
Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với nền nhiệt cao, ổn định, các chế
độ quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí…phân hóa thành hai
mùa rõ rệt, với những đặc trưng sau
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 26,60C, mức chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn ( khoảng 2,5 – 40C), nhưng mức chênh lệch trong ngày khá lớn, trong các tháng mùa khô dao động từ 24 - 350C và trong các tháng mùa mưa dao động từ 22 – 320C
b) Chế độ mưa
Chế độ mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
và chấm dứt vào cuối tháng 11 dương lịch, với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 18 ngày/năm Đặc điểm đáng chú ý là trong mùa mưa, do lượng mưa tập trung lớn cộng với nước lũ sông Hậu tràn về (tháng 8 và tháng 10) theo kênh Quản Lộ, Sóc Trăng không kịp tiêu thoát đã gây ra ngập úng trên diện rộng của trung tâm
c) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm 82,4%, cao nhất 94%, thấp nhất 62,2%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn Lượng bốc hơi bình quân 644 mm, bằng 25 – 30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên
50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch
Từ những đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp thâm canh có hiệu quả khi được đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và nâng cao năng lực sản xuất (cơ giới hóa, kỹ thuật, vốn…), nhưng cũng có khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ cao, cần chú ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch trái vụ, cung cấp nguyên liệu liên tục chế biến Ngoài ra, yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa tập trung trong mùa mưa đòi hỏi phải đầu tư trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản
Trang 353.2.1.3 Thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của 2 kênh (kênh Quản lộ và Sóc Trăng Thủy triều trong ngày lên xuống 2 lần Nói chung chế độ nước phụ thuộc hoàn toàn theo mùa mưa và mùa khô
3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.2.1 Đặc điểm dân cư
Hiện dân số sống trong khu vực quản lý của trung tâm khoảng 497 hộ, 2.217 nhân khẩu (có 5 hộ khơ me) phân bố theo bảng 3.2, đây là lực lượng nhận khoán đất sản xuất nông nghiệp chính của TTNNMX, với thời hạn hợp đồng là 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2015)
Bảng 3.2 Thực trạng phân bố dân số của trung tâm nông nghiệp mùa xuân
- Trong năm tiến hành trồng mới được 29,50 ha
- Vệ sinh, tỉa thưa rừng 12,75 ha
- Dọn đường đi tuần tra 15,86 ha
- Khai thác rừng: Khai thác 9,82 ha tràm (năm 2010 chuyển sang)
b) Về nông nghiệp
Trang 36Về Nông nghiệp, mía và lúa là hai loại cây trồng chủ yếu mang lại thu nhập cho các hộ gia đình Theo hợp đồng giao khoán, số hộ nhận khoán đất của trung tâm là 635 hộ dân (dân ở trong TTNNMX và ở ngoài TTNNMX)
Diện tích sử dụng đất được trình bày ở phụ lục 3
- Diện tích đất khoán trồng mía: 449,56 ha năng suất bình quân từ 80-100 tấn/ha Trong đó: Tiểu khu gồm 256 hộ, nhận khoán trồng mía 246,11 ha và đội NTTS 379 hộ nhận khoán trồng mía 203,45 ha
- Diện tích đất khoán trồng lúa: 129,37 ha, năng suất bình quân 7-8 tấn/vụ/ha chủ yếu là đội NTTS với 397 hộ nhận khoán
- Bảo lãnh cho nông dân vay vốn sản xuất năm 2010-2011: 6,454 tỷ đồng
- Nuôi thủy sản tập trung 31,2 ha; nuôi thủy sản kết hợp trên ruộng lúa, ao vườn 30 ha
c) Hoạt động liên doanh, liên kết
- Liên kết nuôi thủy sản trên diện tích 31,2 ha (tổng số có 24 ao, mỗi ao tương đương 5.000 m2)
- Lập tờ trình xin cải tạo đất lung, đất hoang tại khoảng 22 và 23, diện tích khoảng 20 ha, sau đó liên doanh với các đối tác; khoảng 35, 36 khoảng 20 ha, liên doanh trồng cây hàng năm kết hợp nuôi thủy sản
3.2.3 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
3.2.3.1 Giao thông
Nhìn chung, hệ thống giao thông của trung tâm còn yếu kém, mặt đường nhỏ hẹp (1,5 – 3,5 m), chủ yếu chỉ lưu thông được xe 2 bánh (trừ đường Hoàng Hoa Thám từ QL1A vào Trung tâm), cụ thể như sau:
+ Giao thông đối ngoại: chủ yếu thông qua tuyến đường Hoàng Hoa Thám
từ Quốc lộ 1A đến trụ sở của Trung tâm, dài 3,5 km, mặt nhựa, rộng 3,5m Trong tương lai, để thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ và thu hút khách du lịch cần phải nâng cấp mở rộng mặt đường từ 6,5 – 9 m và các cầu
+ Giao thông đối nội: chủ yếu kết hợp giữa bờ bao kênh thủy lợi với giao thông nông thôn, tổng chiều dài 14,55 km, mặt rộng từ 2 – 3,5 m, trong đó trải bê
tông khoảng 6,03 km, cấp phối 2,45 km, đất 3,85 km
Trang 37+ Giao thông thủy: mạng lưới kênh mương tương đối hoàn chỉnh, các kênh đào cơ giới lưu thông dễ dàng Bờ kênh được sử dụng cho giao thông bộ (sử dụng cho xe 2 bánh), đồng thời, dựa vào hệ thống kênh mương để làm nơi kho bãi vận chuyển máy móc, phân bón, lúa, mía, nhập cây chuyển đi tiêu thụ
Bảng 3.1 Thực trạng hệ thống giao thông của Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
STT Tên đường Điểm đầu Điểm
cuối
Chiều dài (km)
Chiều rộng (m)
Nền đường (m)
Ghi chú
1 Đường Hoàng
Hoa Thám Cầu số 1 Cầu số 2 3,50 5,00 12,50 Nhựa
2 Đường Mùa Xuân
- Phú Lợi Cầu số 3 Ranh tỉnh
Sóc Trăng 2,22 2,00 10,00 Bê tông
3 Đường Mùa Xuân
1 (Bờ bao) Kênh N1
Ranh tỉnh Sóc Trăng 7,25 2,50 5,00
Bêtông 3,33 km; cấp phối 2,45 km; đất 1,47
km
4 Đường N1 (Bờ
bao)
Kênh Mùa xuân 1
K Mùa Xuân 8 2,70 2,00 5,00
Nhựa 2
km, đất 0,7 km
5 Đường từ trung
tâm - cầu số 4 Cầu số 3 Cầu số 4 0,67 3,50 5,00 Đất
6 Đường Mùa Xuân
8 (Bờ bao KV8) Kênh N1 Kênh N4 1,71 2,00 5,00 Đất
Nguồn: Báo cáo quyết định sử dụng đất của TTNNMX, 2012
+ Hệ thống cầu: có 8 cầu bê tông, trong đó có 2 cầu mặt rộng 5 m (cầu số 1, 2), còn lại các cầu khác mặt xi măng bê tông rộng 1,5 m, Tuy nhiên, cầu qua trụ
sở trung tâm nhỏ hẹp, cần nâng cấp, sửa chữa
Bảng 3.2 Thực trạng hệ thống cầu trong phạm vi Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
Trang 38STT Tên cầu Chiều rộng
3 Cầu số 3 (qua trung tâm) 1,5 Bê tông Qua kênh MX3
4 Cầu số 4 (7 Phước) 1,50 Bê tông Qua kênh MX1
5 Cầu số 5 (5 Yêm) 1,50 Bê tông Qua kênh N4
7 Cầu số 9 (Trạm bơm) 1,50 Bêtông
Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân, 2012
3.2.3.1 Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của trung tâm tương đối hoàn thiện, đảm bảo cho công tác phòng chống cháy rừng và tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với tổng chiều dài hệ thống kênh mương của trung tâm khoảng 56,7 km, trong đó: kênh xáng múc 47 km, kênh khoảnh 9,7 km
Tuy nhiên, do quá trình bồi lắng, xuống cấp nên dự kiến từ nay đến năm
2020 sẽ nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp – thủy sản và phòng chống cháy rừng
Trang 39CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNGHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
4.1 HIỆN TRẠNG DU LỊCH TỈNH CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG
4.1.1 Khái quát chung về du lịch thành phố Cần Thơ và Hậu Giang
4.1.1.1 Du lịch Cần Thơ
Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây sông Hậu là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, được mệnh danh là sứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông ngòi, kênh rạch Chính yếu tố này làm cho du lịch Cần Thơ mang nét đặc trưng của các loại hình sông nước miệt vườn và là một điểm đến du lịch hấp dẫn của miền Tây
Dựa vào tiềm năng sẵn có về cảnh quan thiên nhiên, vườn cây ăn trái, các di tích lịch sử văn hóa, và các lễ hội đặc sắc của vùng sông nước Nam bộ Khai thác những lợi thể đó, Thành phố Cần Thơ đã phát triển các loại hình du lịch như hình 4.1
Hình 4.1 Các loại hình du lịch ở Cần Thơ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Du lịch MICE (MICE tourism)
(Cutural- Historical tourism)
Các loại hình
du lịch
Trang 40Du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái: Khai thác tuyến sông, các khu vườn
trái cây, các hoạt động câu cá,… theo kiểu du lịch sinh thái vườn, du lịch sinh thái sông nước kết hợp với Homestay với các địa điểm du lịch trình bày ở bảng 4.5 Thế mạnh của du lịch Cần Thơ nằm ở những vườn trái cây Ngoài việc chỉ khai thác các tour chợ nỏi cái Răng Phong Điền, còn đang chú ý hướng dẫn, hỗ trợ người dân về kỹ thuật vườn cây ăn trái để khai thác du lịch Tour du lịch miệt vườn đang là hướng đi của du lịch Phong Điền nói riêng và Cần Thơ nói chung
Việc kết hợp giữa du lịch với dịch vụ homestay (ở tại nhà dân) bắt nguồn từ nhu cầu của du khách mong muốn tìm hiểu văn hóa địa phương, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân vừa là địa điểm hấp dẫn du khách đặc biệt là khách nước ngoài Các địa điểm du lịch Homestay tại Cần Thơ ngày càng nâng cao chất lượng và dịch vụ như Homestay Hưng (nhà nghỉ Bờ Sông) là một trong những nơi khai thác hiệu quả mô hình Homestay với hơn 13 năm hoạt động Tour Homestay thường bắt đầu vào lúc khoảng 3 giờ chiều với các hoạt động hết sức
có ý nghĩa gắn bó với miền quê sông nước đi dọc những con đường quê hay dọc con sông để tận hưởng không khí miền quê, cùng tham quan các làng nghề truyền thống như nấu rượu, dệt chiếu… Hoặc đến với Homestay Út Hoài du khách còn được trực tiếp câu cá, bắt ốc cùng với chủ nhà tự tay thực hiện các món ăn dân dã đồng quê và tìm hiểu văn hóa của cộng đồng địa phương
Bảng 4.1 Các địa điểm du lịch sinh thái tại Thành phố Cần Thơ
STT Tên các địa điểm khu du lịch Địa chỉ
1 Bến Ninh Kiều Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều
2 Làng du lịch Mỹ Khánh 335, Lộ Vòng Cung- Mỹ Khánh, huyện
Phong Điền
3 Vườn du lịch Thủy Tiên Phường Phước Thới, quận Ô Môn
4 Vườn du lịch Xuân Mai Phường Phước Thới, quận Ô Môn
5 Vườn cò Bằng Lăng Xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt
6 Khu du lịch Phù Sa Cồn Âu, TP Cần Thơ
7 Khu du lịch Ba Láng Phường Ba Láng, quận Cái Răng
8 Khu du lịch Bảy Tiễn Khu vực Thới Trinh A, Phường Thới
An, quận Ô Môn
9 Chợ nổi Phong Điền Huyện Phong Điền