PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 26)

2.2.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là khu vực tại TTNNMX thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có diện tích 1.434,89 ha với 479 hộ dân nằm dọc các tuyến kênh (bảng 3.1)

2.2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài

Từ cơ sở lý luận về định nghĩa và nguyên tắc hoạt động của DLST kết hợp với các cơ sở pháp lý là điều kiện để tiến hành đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và lập kế hoạch phát triển DLST tại TTNNMX.

Việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái sẽ dựa trên hiện trạng phát triển du lịch Cần Thơ và Hậu Giang và hiện trạng khu vực TTNNMX có những tài nguyên DLST để có thể phát triển DLST. Những phân tích đó sẽ dựa trên số liệu

thứ cấp từ các sở ban ngành có liên quan để phân tích hiện trạng du lịch Cần Thơ và Hậu Giang đã và đang khai thác loại hình du lịch nào và khả năng liên kết du lịch giữa Cần Thơ và Hậu Giang. Bên cạnh đó, qua quan sát thực tế và những số liệu từ TTNNMX để xem xét tiềm năng phát triển DLST của các tài nguyên hiện có.

Nếu TTNNMX có tiềm năng DLST sẽ tiến hành lập kế hoạch dự kiến phát triển DLST. Kế hoạch sẽ đưa ra mục tiêu của phát triển DLST tại TTNNMX, đưa ra phương án quy hoạch khu vực xây dựng khu du lịch với các công trình sẽ được trình bày chương 4.

Trong nguyên tắc phát triển DLST phải kể đến yếu tố cộng đồng, đây là sự khác biệt giữa DLST với các loại hình du lịch khác, đặt lợi ích của cộng đồng cùng với sự phát triển DLST. Tiến hành thu thập thông tin ý kiến của các hộ gia đình về việc phát triển DLST và có sẵn sàng mong muốn tham gia các hoạt động của du lịch hay không, và các hoạt động người dân có thể tham gia là gì và họ có gặp khó khăn trong việc tham gia các hoạt động DLST…(chương 4).

Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp các vấn đề còn tồn tại trong quá trình đánh giá tiềm năng phát triển DLST, đồng thời giải quyết khó khăn trong quá trình thiết kế quy hoạch khu du lịch cũng như những khó khăn của người dân khi tham gia DLST.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 2.1 Số liệu thứ cấp và nguồn thông tin thứ cấp

Loại số liệu Mục đích sử dụng Nguồn Số liệu dân số, diện tích,

kinh tế xã hội

Giới thiệu tổng quan về TTNNMX, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực

Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của TTNNMX năm 2012 Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang Phân tích hiện trạng du lịch Cần Thơ và Hậu Giang

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ và Hậu Giang

2.2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình nằm trong TTNNMX thông qua bảng câu hỏi. Nội dung bảng câu hỏi gồm 34 câu hỏi chia làm 5 phần (chi tiết bảng câu hỏi xem phụ lục 3)

Phần 1: Thông tin chung của đáp viên và nông hộ

Phần 2: Thông tin về nhận thức du lịch sinh thái của đáp viên

Phần 3: Ý kiến của đáp viên về việc tham gia các hoạt động du lịch sinh thái Phần 4: Tác động đến quyết định tham gia du lịch sinh thái của cộng đồng Phần 5: Ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên của người dân.

Thu thập số liệu sơ cấp

Đối tượng khảo sát

Số liệu sơ cấp của để tài thu thập từ việc phỏng vấn những hộ gia đình nằm trong khu vực TTNNMX.

Kích thước mẫu

Căn cứ theo công thức xác định cỡ mẫu của Slovin (1984), cỡ mẫu được tính như sau: n = 2 1 Ne N  (2.1) Trong đó:

N: số quan sát tổng thể tức là 479 hộ dân trong TTNNMX

e: khả năng sai số. Cân nhắc về thời gian, nhân lực và điều kiện địa hình của địa phương trong quá trình nghiên cứu mà lựa chọn mức sai số 12% để xác định cỡ mẫu đại diện cho tổng thể vùng nghiên cứu.

n: cỡ mẫu. Từ công thức 2.1 cỡ mẫu tính được là 60 mẫu. Điều đó có nghĩa số mẫu tiến hành nghiên cứu là 60 mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ công thức (2.1) cân nhắc về thời gian, nhân lực, địa hình khu vực nghiên cứu và dựa trên tổng thể, vì vậy mà tổng số mẫu được lấy là 60 hộ dân đại diện cho 479 hộ dân để lấy ý kiến của người dân về việc tham gia hoạt động DLST thuộc TTNNMX, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Chọn mẫu

Qua khảo sát thực tế và căn cứ vào bản đồ hành chính và vị trí của vùng quy hoạch dự kiến xây dựng khu du lịch sinh thái mà sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối với phương pháp thuận tiện việc lựa chọn đáp viên sẽ cho phỏng vấn lựa chọn, trong nghiên cứu của đề tài phỏng vấn viên lựa chọn những hộ nằm trên tuyến kênh thuận lợi có đường bộ, những tuyến kênh di chuyển bằng ghe xuồng không lựa chọn. Bên cạnh đó, thời gian phỏng vấn ngay vào mùa thu hoạch mía, nên phỏng vấn viên sẽ hỏi những hộ dễ tiếp cận những hộ nào không đồng ý trả lời sẽ chuyền sang hộ khác cho đến khi thu đủ số mẫu nghiên cứu.

Lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu

Đầu tiên tiến hành phỏng vấn sâu một vài đáp viên với những câu hỏi gợi ý về các thông tin về cuộc sống của người dân, các hoạt động thường ngày, các món ăn dùng thường ngày, trong những ngày lễ tết, các phong tục tập quán hằng ngày. Từ đó tiến hành lập bảng câu hỏi được đưa ra dưới dạng câu hỏi đóng mở, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để phỏng vấn các đáp viên.

Phỏng vấn thử

Khảo sát thử một số đáp viên, sau đó điều chỉnh lại những thiếu sót mắc phải trong bẳng câu hỏi, từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi hơn.

Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành điều tra và mã hóa số liệu.

Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tượng đã được xác định, tiến hành phỏng vấn và giải đáp các thắc mắc của đáp viên. Sau cùng, từ bảng câu hỏi thu thập được mã hóa thành bộ số liệu sơ cấp cung cấp những số liệu cần thiết cho đề tài.

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích tần số thông qua công cụ hỗ trợ phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu thu thập được.

Phương pháp thống kê mô tả tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông hường bao gồm: tần số, tỉ số, số trung bình và tỷ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn các thông tin của đáp viên như

tuổi, giới tính, tuổi, số thành viên, thu nhập hộ, tỷ lệ hiểu biết về DLST, tỷ lệ tham gia các hoạt động du lịch sinh thái... của các hộ gia đình được phỏng vấn.

Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối và tương đối để so sánh sự tăng giảm số lượng khách du lịch và doanh thu ở Cần Thơ và Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2013. Bên cạnh đó là so sánh giữa tỉ lệ hộ gia đình mong muốn tham gia và không muốn tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

3.1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN 3.1.1 Vị trí địa lý

Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha (hình 3.1)

Phía Bắc và phía Đông giáp phường Hiệp Thành- thị xã Ngã Bảy, cách quốc lộ 1A khoảng 1km.

Phía Nam và phía Đông giáp Phân trường Phú Lợi tỉnh Sóc Trăng. Phía Tây giáp xã Tân Phước Hưng - huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân được thành lập theo quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang là đơn vị trực thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên 1.434,89 ha. Nhằm đảm bảo cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân quản lý, sử dụng đất đai đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành văn bản số 171//UBND-KTN ngày 09 tháng 02 năm 2012 về việc thống nhất chủ trương cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân làm chủ đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất nguồn vốn sử dụng kinh tế.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động trong 3 năm đầu (từ 7/2011 – 7/2014) .

Toàn trung tâm hiện có 22 cán bộ công nhân viên. Trong đó: Ban giám đốc: 3 người

Phòng Tổ chức Hành chính 3 người Phòng quản lý, bảo vệ rừng 2 người

Phòng nghiệp vụ 3 người. Đội nuôi trồng thủy sản 5 người. Tiểu khu: 6 người.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính của Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2012

3.1.4 Chức năng

Theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang và Quyết định 290/QĐ-KBT ngày 25/7/2011 của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được xác định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trồng rừng và khai thác rừng trồng theo quy định của pháp luật; giao khoán bảo vệ rừng; ổn định môi trường sinh thái rừng.

- Liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi; được liên doanh, liên kết, hợp đồng, hợp tác kinh doanh,… hoạt động theo cơ chế là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập.

- Được giao khoán đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo quy định của pháp luật; được bảo đảm tín chấp cho nông dân vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển sản xuất.

- Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Được tự chủ về tài chính và tổ chức, biên chế; được phép tự chủ trong sản xuất kinh doanh.

- Hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng độc lập tại ngân hàng, chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, hoạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.

- Được vay vốn tại các ngân hàng (tổ chức tín dụng) để phát triển sản xuất kinh doanh.

3.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 Địa hình

TTNNMX có địa hình tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi các lung bào tự nhiên, địa hình thấp, trũng. Một số khoảng thưởng bị ngập nước quanh năm, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, cao trình của khu vực này biến đổi từ 0,3 m đến 0,8 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

3.2.1.2 Khí hậu

Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với nền nhiệt cao, ổn định, các chế độ quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí…phân hóa thành hai mùa rõ rệt, với những đặc trưng sau

a) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 26,60C, mức chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn ( khoảng 2,5 – 40C), nhưng mức chênh lệch trong ngày khá lớn, trong các tháng mùa khô dao động từ 24 - 350C và trong các tháng mùa mưa dao động từ 22 – 320C.

b) Chế độ mưa

Chế độ mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11 dương lịch, với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 18 ngày/năm. Đặc điểm đáng chú ý là trong mùa mưa, do lượng mưa tập trung lớn cộng với nước lũ sông Hậu tràn về (tháng 8 và tháng 10) theo kênh Quản Lộ, Sóc Trăng không kịp tiêu thoát đã gây ra ngập úng trên diện rộng của trung tâm.

c) Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm 82,4%, cao nhất 94%, thấp nhất 62,2%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Lượng bốc hơi bình quân 644 mm, bằng 25 – 30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên 50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch.

Từ những đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp thâm canh có hiệu quả khi được đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và nâng cao năng lực sản xuất (cơ giới hóa, kỹ thuật, vốn…), nhưng cũng có khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ cao, cần chú ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch trái vụ, cung cấp nguyên liệu liên tục chế biến. Ngoài ra, yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa tập trung trong mùa mưa đòi hỏi phải đầu tư trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.

3.2.1.3 Thủy văn

Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của 2 kênh (kênh Quản lộ và Sóc Trăng. Thủy triều trong ngày lên xuống 2 lần. Nói chung chế độ nước phụ thuộc hoàn toàn theo mùa mưa và mùa khô.

3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.2.1 Đặc điểm dân cư

Hiện dân số sống trong khu vực quản lý của trung tâm khoảng 497 hộ, 2.217 nhân khẩu (có 5 hộ khơ me) phân bố theo bảng 3.2, đây là lực lượng nhận khoán đất sản xuất nông nghiệp chính của TTNNMX, với thời hạn hợp đồng là 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2015).

Bảng 3.2 Thực trạng phân bố dân số của trung tâm nông nghiệp mùa xuân

STT Số hộ theo tuyến kênh Số hộ

1 Tuyến kênh MX1 250 2 Tuyến kênh MX2 4 3 Tuyến kênh MX3 80 4 Tuyến kênh MX6 1 5 Tuyến kênh MX7 12 6 Tuyến kênh MX8 31 7 Tuyến kênh N1 43 8 Tuyến kênh N2 8 9 Tuyến kênh N4 59 10 Tuyến kênh MX12 4 Tổng cộng 497

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân, 2012

3.2.2.2 Đặc điểm kinh tế

a) Về lâm nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên nên đất có rừng của trung tâm được bảo vệ an toàn.

- Trong năm tiến hành trồng mới được 29,50 ha. - Vệ sinh, tỉa thưa rừng 12,75 ha.

- Dọn đường đi tuần tra 15,86 ha.

- Khai thác rừng: Khai thác 9,82 ha tràm (năm 2010 chuyển sang). b) Về nông nghiệp

Về Nông nghiệp, mía và lúa là hai loại cây trồng chủ yếu mang lại thu nhập cho các hộ gia đình. Theo hợp đồng giao khoán, số hộ nhận khoán đất của trung tâm là 635 hộ dân (dân ở trong TTNNMX và ở ngoài TTNNMX)

Diện tích sử dụng đất được trình bày ở phụ lục 3.

- Diện tích đất khoán trồng mía: 449,56 ha năng suất bình quân từ 80-100 tấn/ha. Trong đó: Tiểu khu gồm 256 hộ, nhận khoán trồng mía 246,11 ha và đội NTTS 379 hộ nhận khoán trồng mía 203,45 ha

- Diện tích đất khoán trồng lúa: 129,37 ha, năng suất bình quân 7-8 tấn/vụ/ha chủ yếu là đội NTTS với 397 hộ nhận khoán

- Bảo lãnh cho nông dân vay vốn sản xuất năm 2010-2011: 6,454 tỷ đồng. - Nuôi thủy sản tập trung 31,2 ha; nuôi thủy sản kết hợp trên ruộng lúa, ao vườn 30 ha.

c) Hoạt động liên doanh, liên kết

- Liên kết nuôi thủy sản trên diện tích 31,2 ha (tổng số có 24 ao, mỗi ao

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 26)