1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

18 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Mục tiêu: Đề tài nhằm làm rõ các mục tiêu cơ bản sau đây: • Làm rõ thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay • Phân tích những khó khăn của các doanh ngiệp xã hội hiện nay và ng

Trang 1

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2012

Tên công trình:

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP

XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2 (KD2)

HÀ NỘI, 2012

Trang 2

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2012

Tên công trình:

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP

XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 2 (KD2 )

Họ và tên sinh viên: Trần Vũ Phương Linh Nữ Phạm Lan Hương Nữ Lớp: Tài chính tiên tiến A1 Năm thứ: 2 /4 Khoa: chương trình tiên tiến, chất lượng cao và POHE

Ngành học: Tài chính

Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thu Trang

HÀ NỘI, 2012

Trang 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài:

Doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp đặt mục tiêu giải quyết vấn đề

xã hội hay môi trường là mục tiêu chủ đạo và xuyên suốt cao hơn cả vấn đề lợi

nhuận Ngoài Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) ra, thì tại

Việt Nam hầu như không có tổ chức nào hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này CSIP có các báo cáo thường niên về sự phát triển của phong trào DNXH hiện nay DNXH cũng là chủ đề của rất nhiều bài báo, phóng sự, kí

sự, các cuộc phỏng vấn Tuy nhiên với phong trào nghiên cứu khoa học thì DNXH, DNhXH thực sự là một đề tài mới

2 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Thế kỉ 21, thế giới vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề xã hội, môi trường

như bệnh dịch, nghèo đói, việc làm … Các DNXH đã ra đời để cùng giải quyết những vấn đề đó Tại VN, DNXH là một mô hình mới chưa được luật hoá, chưa có tài liệu Thế hệ trẻ thì không biết đến sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này Chính vì vậy, nghiên cứu này được ra đời nhằm cung cấp cho người đọc những tri thức đầy đủ và đúng đắn góp phần làm cho khái niệm doanh nghiệp xã hội không còn là mới ở Việt Nam cũng như cổ

vũ tinh thần những chủ nhân tương lai của đất nước “dám nghĩ dám làm”.

3 Mục tiêu:

Đề tài nhằm làm rõ các mục tiêu cơ bản sau đây:

• Làm rõ thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay

• Phân tích những khó khăn của các doanh ngiệp xã hội hiện nay và nguyên nhân của những khó khăn đó

• Đưa ra các đề xuất với cac đối tượng liên quan nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

• Đối tương nghiên cứu: doanh nghiệp xã hội mẫu tại Hà Nội và 100 sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Nội dung nghiên cứu: khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp

xã hội ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, định lượng và phương pháp tổng hợp so sánh.

1

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG VÌ LỢI NHUẬN

1.1 Doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận:

- Định nghĩa doanh nghiệp:

Theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 khoá XI thông qua ngày 29/11/2005:

“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

- Các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, nhóm công ty

- Mục tiêu của Doanh nghiệp

• Về kinh tế: Doanh nghiệp cố gắng đạt tới lợi nhuận tối đa, đó là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất

• Về mục tiêu xã hội: Nâng cao uy tín và danh tiếng, Đảm bảo công

ăn việc làm ổn định và lâu dài cho người lao động, Nâng cao phúc lợi của các thành viên trong doanh nghiệp, …

• Mục tiêu khác: bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các mục tiêu chính trị, …

1,2 Các tổ chức phi chính phủ:

- Định nghĩa: Một tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: non-governmental organization–NGO) là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương mại

- Các loại tổ chức phi chính phủ: tổ chức phi chính phủ dựa trên cộng đồng,

tổ chức phi chính phủ cấp thành phố, cấp quốc gia, cấp quốc tế

- Mục đích của các tổ chức phi chính phủ: Các tổ chức phi chính phủ ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên (ví dụ

Greenpeace), khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người (ví dụ

Amnesty International), cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho một nghị trình đoàn thể

- Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ: Hoạt động đẩu tiên là gây quỹ

để có kinh phí hoạt động, sau đó nguồn quỹ này được phân phối đến những cơ sở nhỏ hơn, cuối cũng tới tay những người cần tới

Trang 5

1.3 Doanh nghiệp xã hội:

1.3.1 Định nghĩa:

- Định nghĩa doanh nhân xã hôi:

Doanh nhân xã hội được hiểu là những người tạo nên đột phá, có những ý tưởng giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tạo nên những thay đổi làm cho xã hội tốt hơn Điểm khác biệt mấu chốt giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại nằm ở mục đích kinh doanh của họ Nếu như mục đích của doanh nhân thương mại là kiếm lợi nhuận để làm giàu cho chính mình, cho doanh nghiệp thì mục đích của doanh nhân xã hội cũng là kiếm lợi nhuận nhưng để giải quyết các vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, rác thải hay trẻ em đường phố… Có nghĩa là lợi nhuận từ việc kinh doanh sẽ quay ngược lại phục vụ cộng đồng chứ không phải để làm giàu cho cổ đông hay chủ sở hữu

- Định nghĩa doanh nghiệp xã hội:

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp với mục tiêu hàng đầu là xã hội, thặng dư của doanh nghiệp chủ yếu được tái đầu tư cho các hoạt động xã hội hoặc phát triển cộng đồng, chứ không phải để tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông

và chủ sở hữu

1.3.2Sư ra đời của doanh nghiệp xã hội:

- Nguyên nhân ra đời của doanh nghiệp xã hội:

Sự ra đời của mọi loại hình doanh nghiệp đều xuất phát từ nhu cầu con người, sự kỳ vọng của con người, hay thậm chí là những áp lực từ bên ngoài và

sự ra đời của doanh nghiệp xã hội cũng bắt đầu từ những nhân tố này

Lý do cơ bản tạo tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp xã hội chính

là mong muốn của con người trong việc cân bằng giá trị kinh tế và giá trị xã hội Thêm nữa, áp lực đối với những tổ chức không hoạt động vì lợi nhuận cũng là lý

do thúc đẩy sự ra đời của loại hình doanh nghiệp mới này Và lý do cuối cùng là: trợ cấp tài chính chỉ là giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội, nó không chạm được đến gốc rễ sâu xa của vấn đề

- Lịch sử ra đời của doanh nghiệp xã hội:

Các hội từ thiện, cứu tế đã có cách đây ít nhất một ngàn năm nhưng hợp tác xã đầu tiên (trên thực tế là doanh nghiệp xã hội đầu tiên) xuất hiện vào khoảng năm 1844 khi một nhóm người thợ rệt ở Rochdale (một thành phố của Anh) mở ra một cửa hàng cung cấp các nhu yếu phẩm giá rẻ cho các thành viên

và cung chia sẻ lợi nhuận nếu có Còn hiện nay, dữ liệu của chính phủ Anh cho thấy có khoảng 62.000 doanh nghiệp xã hội tại Vương Quốc Anh đang hoạt

3

Trang 6

động dưới nhiều mô hình khác nhau, với tổng doanh thu khoảng 27 tỷ Bảng và đóng góp 8,4 tỷ Bảng/ năm cho nền kinh tế

1.3.3 Sự đóng góp của doanh nghiệp xã hội đối với các vấn đề xã hội, cộng đồng trên toàn thế giới:

Để có cái nhìn chính xác, đa diện chúng ta hãy cùng phân tích vai trò và

sự ảnh hưởng của doanh nghiệp xã hội đối với cộng đồng thông qua “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” (Millennium Development Goals)

- Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ:

8 “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” đều nhằm đạt được tiêu chuẩn đầu tiên của Liên Hợp Quốc Đó là, đến năm 2015, không còn người lao động nào phải chịu mức lương dưới 1 USD mỗi ngày, chấm dứt số người sống dưới mức nghèo khổ và chấm dứt tình trạng người không có nước sạch để uống

- Sự đóng góp của doanh nghiệp xã hội đối với mục tiêu phát triển toàn cầu:

Trên thế giới, doanh nghiệp xã hội tập trung hầu hết ở những quốc gia nghèo nhất và có tốc độ phát triển con người thấp nhất Biểu đồ dưới đây là sự tổng kết sức ảnh hưởng của doanh nghiệp xã hội đối với từng mục tiêu trong 8

“Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”

(Nguồn: Christian Seelos, Kate Ganly and Johanna Mair, Social

Entrepreneurship: Social Entrepreneurs Directly Contribute to Global

Development Goals)

Có thể thấy rõ mục tiêu 1-về đói nghèo, mục tiêu 3-về bình đẳng giới và phụ

nữ, mục tiêu 7-về môi trường và mục tiêu 8-về phát triển toàn cầu chịu sự ảnh

Trang 7

hưởng nhiều nhất từ doanh nghiệp xã hội Và những mục tiêu còn lại về giáo dục tiểu học, tỉ lệ tử vong ở trẻ, sức khỏe bà mẹ và các bệnh truyền nhiễm chịu

sự ảnh hưởng thấp hơn và gần như nhau từ phía các doanh nghiệp xã hội

- Những loại hình doanh nghiệp xã hội phổ biến trên thế giới:

Dưới đây là một vài loại hình doanh nghiệp xã hội phổ biến trong hai thập kỷ qua

• Doanh nghiệp mang tính xã hội

• Hợp tác xã

• Quỹ tín thác

• Công ty thị trường lao động trung gian

• Cộng đồng doanh nghiệp

• Công đoàn tín dụng

1.4 So Sánh DNXH với các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp thông

thường:

5

Trang 8

Doanh nghiệp xã

hội

Tổ chức từ thiện

Doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có trách nhiệm xã hội

Doanh nghiệp kinh doanh truyền thống Mục

tiêu cơ

bản:

Nhằm giải quyết

các vấn đề xã

hội/môi trường

2-3 mục tiêu quan

trọng nhất:

1) Khả năng đứng

vững được về tài

chính bằng cách

theo đuổi định

hướng thị trường;

2) Cải thiện điều

kiện kinh tế-xã hội

của các cá nhân

và/hoặc cả xã hội

3) Bền vững về mặt

môi trường/bảo tồn

văn hóa

Nhằm giải quyết các vấn đề xã hội

Chủ yếu dựa vào các khoản đóng góp từ thiện, các hoạt động gây quỹ, quỹ công và các nguồn tài trợ

để trang trải cho các chương trình hoạt động và chi phí hành chính của

họ

Ưu tiên tối đa hóa khoản đầu tư cho các cổ đông và sau

đó chịu trách nhiệm về ảnh hưởng của hoạt động DN đến khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, cộng đồng và môi trường

Một mục tiêu quan trọng nhất: Lợi nhuận

Những

bên liên

quan

chính:

Một cộng đồng bị

thiệt thòi hoặc xã

hội lớn hơn – những

người có thể có

hoặc có thể không

sở hữu/kiểm soát

doanh nghiệp

Cổ đông hoặc các chủ sở hữu

cá nhân hay gia đình đã đầu tư vốn vào doanh nghiệp

Triết lý

doanh

nghiệp:

Phân phối: các lợi

ích kinh tế, xã hội

và/hoặc môi trường

tới các cá nhân

và/hoặc xã hội

Tích lũy: Giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận

để làm giàu cho các cổ đông

Trang 10

CHƯƠNG 2: NHỮNG THÁCH THỨC DOANH NGHIỆP XÃ

HỘI VIỆT NAM ĐANG ĐỐI MẶT

2.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

2.1.1 Sự ra đời của các doanh nghiệp xã hôi ở Việt Nam:

Thuật ngữ doanh nhân xã hội và hoạt động kinh doanh phục vụ cộng đồng xuất hiện trong vòng 10 đến 15 năm trước Tuy nhiên, mô hình doanh nghiệp xã hội mới nhen nhóm ở Việt Nam được 2 năm Trên thực tế, mô hình này đã tồn tại một cách tự phát và đơn lẻ dưới nhiều hình thức cũng như tên gọi khác nhau.Gần đây, những cơ sở này mới được biết đến dưới tên gọi doanh nghiệp xã hội với mô hình tổ chức, chiến lược hoạt động như một doanh nghiệp thực thụ

2.1.2 Thực trạng các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam những năm gần đây:

Tại Việt Nam, sau một thời gian nhem nhóm, doanh nghiệp xã hội đã có những bước đột phá, gia tăng nhanh cả về số lượng và quy mô Phần lớn cảm hứng hiện tại dành cho doanh nghiệp xã hội có nguồn gốc từ các tổ chức phi chính phủ, như 1 cách phát triền sự tự duy trì và tái sinh nền kinh tế

• Mô hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: 5 mô hình chính

Hình 2.1: Các mô hình DNXH tiêu biểu ở Việt Nam

 Doanh nghiệp xã hội: điển hình là Lifeart

 Doanh nghiệp có định hướng xã hội: điển hình là Mai Vn

handicraft

 Hỗn hợp: điển hình là công ty KOTO

 Phi lợi nhuận: điển hình là chương trình tủ sách dòng họ

 Phi lợi nhuận có định hướng thị trường: điển hình là trung tâm Sao Mai

• Phân bố các doanh nghiệp xã hội theo khu vực địa lý: các doanh nghiệp

xã hội phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh

DN có định hướng

xã hội (5)

Phi lợi nhuận

có định

hướng

thị trường (4)

PLN

Trang 11

• Phân bố các doanh nghiệp xã hội theo lĩnh vực hoạt động: Tuy khái niệm

“doanh nghiệp xã hội” mới được đề cập rộng rãi ở Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã và đang âm thầm hoạt động ở đủ các lĩnh vực, từ đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS… tới các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường…

• C á c

loại hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam được tổ chức dưới nhiều loại hình khác nhau 4 loại hình chính

là công ty, hội/CLB, hợp tác xã, trung tâm

9

Hình 2.2: phân bố các doanh nghiệp xã hội theo khu vực địa lý

( Nguồn: CSIP)

Hình 2.3: phân bố các doanh nghiệp xã hội theo lĩnh vực hoạt động

( Nguồn CSIP)

Trang 12

• Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp: hầu hết các doanh nghiệp đều

có thời gian hoạt động từ 1 đến 5 năm trong đó chủ yếu là bằng hoặc dưới

1 năm

• Tỉ lệ nguồn vốn của các doanh nghiệp: Không như các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức tình nguyện, các doanh nghiệp phải tự lấy lợi nhuận của doanh nghiệp mình để làm vốn chính (46%) cho các hoạt động

Hình 2.4: các loại hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

( Nguồn: CSIP)

Hình 2.5: Phân loại doanh nghiệp xã hội VN dựa trên thời gian hoạt động ( Nguồn: CSIP)

Trang 13

kinh doanh về sau, còn lại 50% phần vốn là do tự có hay nhờ các cá nhân ủng hộ, nhìn chung 50% nguồn vốn này là không ổn định và thay đổi qua các năm

2.1.3 Những đóng góp của các doanh nghiệp xã hội Việt Nam:

Theo bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) , có 3 đóng góp to lớn mà các DNgXH mang lại cho cộng đồng đó là: Cung cấp các dịch vụ cho các cộng đồng người nhiễm HIV, người khuyết tật Đưa ra giải pháp cho các vấn đề xã hội mà hiện giờ chưa được đưa các NĐT, các DN, thể chế tài chính chưa chú ý tới như vấn đề năng lượng mới, vấn đề xử lý rác thải môi trường…Hòa nhập cộng đồng những người yếu thế, những người nghèo

Khảo sát cho thấy, các DNXH đã tạo việc làm cho 8588 người trong 2.462 người sống trong hoàn cảnh đặc biệt (HIV, khuyết tật, cai nghiện trở về…); cải thiện đời sống cho 377678 người ( năm 2011), đóng góp gây ảnh hưởng cho gần 400 ngàn người sống trong cộng đồng thông qua các chương trình phát triển giảm nghèo, nâng cao nhận thức và giáo dục cho cộng đồng…Về mặt hiệu quả kinh tế, doanh thu của các DNXH năm 2011 là 816 tỷ đồng tỷ đồng, nghĩa là doanh thu chỉ đạt 1.5 tỷ đồng/DNgXH Sau đó 44,5% lợi nhuận các DN tiếp tục dùng để đầu tư cho hoạt động phát triển về sau

2.2 Những thách thức đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam:

2.2.1 Thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng:

11

Hình 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp xã hội

( Nguồn CSIP)

Ngày đăng: 10/11/2015, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w