Nguyên nhân : phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác giữa các sự vật hay giữa các yếu tố, bộ phận của chúng mà gây ra những biến đổi nhất định kèm theo tức kết quả.. Kết quả : phạm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU BAN TRIẾT HỌC -
BÀI TIỂU LUẬN:
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐỂ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD : TS BÙI VĂN MƯA Lớp Tài chính 1 Khóa 26 Danh sách nhóm 2 : 1.!Huỳnh Hoàng Trúc (Nhóm trưởng) 2.!Phạm Hoàng Anh
3.!Tô Công Nguyên Bảo 4.!Tạ Thị Hải Yến
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017
Trang 21
KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
Cơ sở A – Đại học Kinh Tế
Ngày
22/12/2016
Thống nhất lựa chọn chủ đề Nhà ở xã hội Cơ sở A – Đại
học Kinh Tế Ngày
25/12/2016
Lên ý tưởng xây dựng đề cương
Thống nhất cặp phạm trù triết học liên quan tới thực trạng
Cơ sở A – Đại học Kinh Tế
02/01/2017
Nêu ý kiến cá nhân, xem xét bài đã hoàn thiện chưa, và cần chỉnh sửa những gì
Lý do cần chỉnh sửa sau khi thống nhất:
-! Bài quá dàn trải -! Nội dung bị trùng lặp -! Câu từ lộn xộn
-! Từng phần chưa có sự kết nối với nhau
Họp nhóm online
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
CÁC THÀNH VIÊN ĐỀU CỐ GẮNG VÀ HỖ TRỢ LẪN NHAU ĐỂ CÓ THỂ HOÀN THÀNH BÀI TIỂU LUẬN
Trang 3MỤC LỤC
KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN TIỂU LUẬN 1
MỤC LỤC 2
I Giới thiệu tổng quan đề tài 4
II Nội dung triết học 5
1 Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả 5
2 Mối quan hệ biện chứng 5
3 Ý nghĩa phương pháp luận 6
III Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào thực trạng nhà ở xã hội ở Việt Nam 7
1 Nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả về thực trạng của chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện nay 7
2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 10
3 Ý nghĩa phương pháp luận 13
IV Kết luận 15
Trang 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.! C Mác và Ph Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, trang 499
2.! Điều 11, Hiến pháp 1946; Điều 32, Điều 59, Hiến pháp 2013
3.! Giáo trình Triết học, Chủ biên TS Bùi Văn Mưa, Tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học, Đại học Kinh Tế TPHCM
4.! Luật nhà ở xã hội năm 2015
5.! Nhà ở giá hợp lý ở Việt Nam, tài liệu World Bank 2015
Trang 5I.! Giới thiệu tổng quan đề tài
Ở một số nước, quá trình đô thị hoá đã được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy khả năng tăng trưởng kinh tế và xoá đói nghèo Nếu Việt Nam muốn duy trì tăng trưởng cao thì việc tiếp tục hỗ trợ quá trình đô thị hoá sẽ rất quan trọng (các thành phố đóng góp tỷ lệ đáng kể vào việc tạo việc làm và GDP) Quá trình này sẽ khiến dân số và nhu cầu nhà ở gia tăng ở các thành phố, theo đó các giải pháp về nhà ở giá hợp lý, chất lượng tốt trong những khu định cư sẽ hết sức cần thiết Trước năm 1988, chính sách nhà ở và định hướng thị trường gần như không mang lại giải pháp nào tạo điều kiện cho người nghèo và cận nghèo tiếp cận được với nhà ở Giai đoạn 2009-2012, tình trạng bong bóng bất động sản diễn ra Và gói kích cầu 30 nghìn tỷ đã giúp định hướng lại thị trường, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản và các tổ chức cho vay chuyển hướng sang lĩnh vực nhà ở thu nhập trung bình với giá cả hợp lý Luật Nhà ở 2015 đã tạo khuôn khổ cho việc cải cách lĩnh vực nhà ở Việt Nam Có một số dự án thành công, tuy nhiên con số này không nhiều, chưa tác động đáng kể đến thị trường tài chính, thị trường bất động sản và thị trường xây dựng Chính sách hạn chế đã dẫn đến nhiều kết quả bất cập và các kết quả ấy đã và đang tiếp tục diễn ra Vì thế, cần phải đi tìm nguyên nhân của các hạn chế đó và tìm cách khắc phục, như thế Luật Nhà ở mới
có thể hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu cho người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp
Mọi sự vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên
hệ nhân quả, như Lô-mô-nô-xốp đã từng khẳng định bằng Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi,
nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác…”, mọi sự vật xảy ra nhất định phải sinh ra từ nguyên nhân nào đó Vấn đề chỉ là ở chỗ ý thức của chúng ta có phản ánh được những cấp bậc đó hay không mà thôi Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất
Vì thế, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để tìm hiểu thực trạng nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện nay” Trong phạm vi tiếp
Trang 65
cận và khả năng thực hiện, tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế, sự góp ý quý báu của Thầy sẽ là nền tảng để nhóm tác giả tiếp thu và hoàn thiện nội dung hơn
•! Nguyên nhân : phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác giữa các sự vật hay giữa các yếu tố, bộ phận của chúng mà gây ra những biến đổi nhất định kèm theo (tức kết quả)
•! Kết quả : phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi nhất định cho sự tương tác giữa các sự vật hay giữa các yếu tố, bộ phận của chúng (tức do nguyên nhân) gây
ra
•! Phép biện chứng duy vật đòi hỏi phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, với điều kiện (nguyên cớ là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả, trong khi đó điều kiện là những yếu tố bên ngoài tác động tới hình thành kết quả) Phân biệt được nguyên nhân thật sự với “nguyên nhân” tiềm ẩn, và khẳng định mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, phổ biến, tất yếu (mọi sự thay đổi xảy ra trong thế giới đều có nguyên nhân, do mối liên hệ nhân quả chi phối), coi nguyên lý nhân quả (những nguyên nhân nhất định tác động trong những hoàn cảnh nhất định gây ra những kết quả nhất định) là cơ sở của quyết định luận
"! Các nguyên nhân khác nhau (nguyên nhân cơ bản - nguyên nhân không cơ bản, nguyên nhân chủ yếu - nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan…) có vai trò khác nhau trong việc sản sinh ra kết quả
"! Trong hiện thực, nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tác động để sinh ra nhiều kết quả khác nhau Tuy nhiên trong nhận thức, con người thường trừu tượng hóa bỏ qua một số nguyên nhân không cơ bản, thứ yếu… hay bỏ qua một số kết quả không quan trọng, không có ý nghĩa với mình mà xem xét mối quan hệ nhân quả trong những trường hợp đặc biệt như: một nguyên nhân duy nhất tác động để sinh ra một kết
Trang 7quả duy nhất, một nguyên nhân tác động sinh ra nhiều kết quả, nhiều nguyên nhân cùng tác động để ra một kết quả
"! Những nguyên nhân tác động cùng hướng sẽ tăng cường tác dụng của nhau, những nguyên nhân tác động khác hướng sẽ làm suy yếu hay triệt tiêu tác dụng của nhau trong sản sinh ra kết quả
Kết quả (là một quá trình) có thể ảnh hưởng ngược lại nguyên nhân (cũng là một quá trình) sinh ra nó
Nguyên nhân xuất hiện trước và sinh ra kết quả Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả (ví dụ sau mùa đông là mùa xuân, ta không thể nói mùa đông là nguyên nhân của mùa xuân) Nguyên nhân của mùa đông cũng như của mùa xuân là do sự chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời, tương tự như vậy cho cả đêm và ngày (không phải đêm là nguyên nhân của ngày) Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau
Kết quả do nguyên nhân trước sinh ra, sẽ trở thành nguyên nhân mới sản sinh ra kết quả mới… quá trình cứ như thế tiếp diễn tạo nên chuỗi nhân quả vô tận Chuỗi nhân quả đơn tuyến chỉ là sự trừu tượng hóa trong nhận thức của con người Trong thế giới tồn tại các chuỗi nhân quả đa tuyến đan xen tạo nên màng lưới nhân quả và thông qua màng lưới nhân quả vạn vật ảnh hưởng, tác động lẫn nhau và làm cho nhau thay đổi - vận động, phát triển
Muốn hiểu thấu sự vật phải phát hiện ra mạng lưới nhân quả chi phối quá trình đó Muốn hiểu đúng hiện tượng (kết quả) phải phát hiện ra những nguyên nhân sản sinh ra hiện tượng đó, để phát hiện ra nguyên nhân phải phân tích sự vật ra thành các yếu tố, rồi khảo sát sự tương tác giữa chúng để thấy được sự tương tác nào là nguyên nhân đã gây ra hiện tượng cần khảo sát - kết quả, tuy nhiên cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện Phân loại các nguyên nhân, xác định chính xác vai trò, tính
Trang 87
chất tác động của từng nguyên nhân trong việc sản sinh ra các kết quả và phân loại kết quả Vạch ra sự tác động ngược lại của kết quả đến nguyên nhân, cũng như sự thay đổi
vị trí cho nhau của nguyên nhân và kết quả Tổng hợp các nguyên nhân và các kết quả
để phát hiện ra mạng lưới nhân quả
Phải hành động theo mạng lưới nhân quả Muốn loại bỏ hoàn toàn một hiện tượng (kết quả) nào đó phải loại bỏ nguyên nhân tiềm ẩn sinh ra nó, nhưng nếu không thể loại bỏ được nguyên nhân tiềm ẩn sinh ra nó thì không tạo ra nguyên cớ hay điều kiện thuận lợi cho nguyên nhân tiềm ẩn biến thành nguyên nhân thật sự Ngược lại, muốn một hiện tượng nào đó xuất hiện nhanh và nhiều cần tạo ra nguyên nhân tác động cùng chiều (đặc biệt là các nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, bên trong, tác động cùng chiều), tạo ra nguyên cớ hay điều kiện cần thiết Phải nắm được mối liên hệ nhân quả để có đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động, phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta
III.! Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào thực trạng nhà ở xã hội tại Việt Nam
sách nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện nay
Mọi sự vật hiện tượng không bao giờ biểu hiện cho chính bản thân nguyên nhân, chỉ
có sự tác động qua lại của các sự vật hiện tượng mới là nguyên nhân Mỗi sự tác động đều dẫn đến một kết quả nào đó, nếu không quy kết quả như là một hậu quả của một quá trình tác động thì tác động đó không được gọi là nguyên nhân Ngược lại, kết quả chỉ xuất hiện khi xem xét kết quả đó được sinh ra từ nhân tố tác động nào Trên nền tảng lý luận nêu trên, trong phạm vi vận dụng thực tiễn về chính sách NƠXH tại Việt Nam, nhóm tác giả sẽ trình bày các nguyên nhân chủ yếu (mang tính quyết định) và tương ứng với đó là các kết quả đi kèm, cụ thể sẽ tập trung ở 3 nội dung cơ bản: (i) Nguồn lực quốc gia; (ii) Cơ chế quản lý; và (iii) Chính sách hỗ trợ.1
1 Tóm lược tại Phụ Lục
Trang 9!! Nguyên nhân: Sử dụng nguồn lực quốc gia
Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước chưa được xem xét kỹ lưỡng về mức độ hiệu quả (cả về lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội) khi triển khai các dự án NƠXH Vấn đề đặt ra là đối tượng có nhu cầu cấp thiết nhất để Nhà nước hỗ trợ là ai? Hiệu quả sử dụng đất chưa tối
ưu, trong khi đó đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn của quốc gia
=> Kết quả : Đầu tư dàn trải và không hiệu quả, khi mà đối tượng thụ hưởng chính
sách không rõ ràng (phân khúc người thụ hưởng còn mơ hồ, chưa tập trung đầu tư vào nhóm người cần chỗ ở nhất) Các công trình NƠXH thường cách xa khu trung tâm nội thành, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ dẫn đến cản trở sự kết nối giữa các khu vực Cơ chế quản lý, bảo trì và chất lượng môi trường chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
Vấn đề này dẫn đến một số công trình NƠXH bị bỏ hoang
Chính sách NƠXH hiện nay còn chịu ảnh hưởng của tư duy và cách làm bao cấp từ cơ quan ban hành Hay nói cách khác, cơ chế thị trường chưa được áp dụng triệt để2 Bên cạnh đó, các chính sách ban hành hiện tại đang áp đặt các nhà đầu tư tư nhân vào thế
bị động3 Các thách thức lớn trong việc triển khai việc thu hồi và quản lý đất đai: (i) khó khăn đối với Chính phủ trong việc huy động đất trống và đất chưa xây dựng ở các thành phố; (ii) tranh cãi về thực tế thu hồi và đền bù đất của Nhà nước; (iii) các thách thức trong việc buộc thi hành và theo dõi việc thực hiện quy định về dành ra 20% quỹ đất4; (iv) thiếu các công cụ xác định giá trị đất để khấu trừ giá trị cho các dự án mới Thiếu sự nhất quán trong cơ chế quản lý Bộ Xây Dựng đóng vai trò chỉ đạo trong việc điều tiết và giám sát lĩnh vực nhà ở Tuy nhiên, do bản chất đa ngành của lĩnh vực này nên cần tiếng nói chung của 11 bộ ngành có liên quan (Bộ Xây Dựng; Bộ Tài Nguyên Môi Trường; Bộ Giao Thông Vận Tải; Bộ Tài chính; Bộ Kế Hoạch Đầu Tư; Ngân Hàng Nhà nước), đây là một
2 Bên cạnh đó, việc cố định diện tích sàn sử dụng tối thiểu và tối đa, địa điểm thực hiện dự án NƠXH, diện tích, giá bán, chất lượng và số lượng thì hiển nhiên thủ tiêu cơ chế thị trường Nói cách khác, quy luật cung cầu, quy luật cạnh trạnh không tồn tại Song hành đó là cơ chế quản lý đất đai hiện nay còn cồng kềnh, phức tạp và kém hiệu quả
3 Lợi nhuận đối với các nhà đầu tư được ấn định sẵn và không cách biệt nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng (Luật nhà ở
2015 quy định tỷ suất sinh lợi hạn chế ở mức 10%), chỉ bằng khoảng 50% so với mức kỳ vọng của thị trường Theo Nghị định số: 188/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013 về việc phát triển và quản lý NƠXH.
4 Việc này sẽ làm cho nguồn cung NƠXH thiếu hụt, khi mà dự kiến năm 2020 Việt Nam cần đáp ứng nơi ở cho 10,1 triệu hộ
từ 8,3 triệu hộ năm 2015 (World Bank, 2015), tương ứng khoảng 374.000 căn hộ/năm cần tăng thêm
Trang 109
nhiệm vụ khó khăn nếu không có những công cụ và sự hỗ trợ cần thiết Việc này đã hạn chế năng lực của Bộ Xây Dựng trong việc thiết kế và triển khai các chương trình nhà ở một cách tổng thể và đạt hiệu quả chi phí Nhà nước không thu tiền sử dụng đất, nghĩa
là Nhà nước nắm giữ một phần quyền sở hữu NƠXH, do đó có quyền quyết định đối tượng được mua Về pháp lý, đây được xem là quyền sở hữu chung và quyền này chưa được quy định rõ ràng Mức thuế đất của Việt Nam hiện nay rất thấp và việc định giá đất thấp hơn thị trường của UBND trong khung giá đất ban hành
=> Kết quả : Không thu hút được các nhà đầu tư tư nhân (vai trò nhà đầu tư tư nhân chưa được đề cao) Mô hình điều phối rườm rà và hệ thống thông tin quản lý hạn chế
Vấn đề tham nhũng và lợi dụng quyền hạn cá nhân để đạt được lợi ích đang diễn ra, gây
thất thoát ngân sách NƠXH sau khi được bán từ người thụ hưởng chính sách NƠXH thì
quyền sở hữu của bên mua không được quy định cụ thể Bên mua không được hưởng đầy
đủ quyền sở hữu (quyền sở hữu hạn chế) Bên mua chỉ có quyền bán lại cho chủ sở hữu ban đầu, nếu muốn bán ra thị trường cho một bên thứ ba thì cần phải hoàn trả các khoản
đã được ưu đãi trước đó Nguồn thu từ việc đóng tiền sử dụng đất đối với các dự án thương mại còn thấp, dẫn đến mức tái đầu tư của Chính phủ giảm đáng kể
Hạn chế về kiến thức tài chính (mức độ bao phủ tài chính) của người thụ hưởng chính sách trong việc tiếp cận nguồn vốn Theo khảo sát năm 2013 của Tín dụng Nhà ở Việt Nam, khoảng 50% người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đầy đủ kiến thức về tài chính để đưa ra các quyết định phù hợp đối với khoản vay cần sử dụng Các sản phẩm thế chấp thiếu sự đa dạng và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực của các phân khúc thị trường khác nhau5 Nhìn chung, các sản phẩm thế chấp tại Việt Nam của các ngân hàng thương mại có mức độ chuẩn hóa cao Nguồn vốn của các tổ chức tài chính là có hạn, do đó các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng cho vay sẽ cao hơn, khi đó nhóm người có thu nhập thấp không phải là đối tượng ưu tiên xem xét hoặc không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà bên cho vay đưa ra
5 Gói 30000 tỷ đồng tuy đã xác định rõ nguồn vốn và các đối tưởng thụ hưởng, mức lãi suất cố định thấp hơn so với thị trường (6%/năm) Tuy nhiên, vẫn gặp nhiều khó khăn như thiếu nguồn cung căn hộ nhỏ, thủ tục và cơ chế quản lý rườm rà, kéo theo đó là tốn chi phí đối với Nhà nước.
!