Khái niệm “tộiphạm” đã được quy định rất rõ tại khoản 1, điều 8 của Bộ luật Hình sự củanước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước một mặt góp phần làm thay đổi diện mạo của đấtnước, mặt khác lại kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội nóng bóng, có tác độngxấu tới đời sống xã hội Trong vòng xoáy phát triển không ngừng nghỉ củanền kinh tế thị trường thì sự tác động của nó tới đời sống xã hội là một vấn
đề rất được quan tâm Bởi nó đem theo sự phát triển mau lẹ các tệ nạn xã hộicũng như sự gia tăng đáng kinh ngạc của tình hình tội phạm
Thực trạng về tội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thànhniên, đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã hội Trong thờigian vừa qua, dư luận xã hội vô cùng bàng hoàng và lo ngại trước những vụ
án nghiêm trọng, dã man do người chưa thành niên gây ra, điển hình như:Nguyễn Ngọc Trung (Hà Nội), Lê Văn Luyện (Bắc Giang), Đào ThuHương, hay “My Sói” (Hà Nội), Nguyễn Đức Nghĩa (Hải Phòng)… Có thểnói, đây là một thực trạng đáng báo động với một bộ phận thanh thiếu niên
có lối sống thiếu lành mạnh Phải chăng căn nguyên của nó bắt nguồn từ sựlỏng lẻo trong công tác quản lý xã hội, giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹnăng sống cho thanh thiếu niên ? Và xã hội sẽ phải đối mặt như thế nào vớinhững hậu quả khôn lường mà vấn nạn này đem lại ?Rõ ràng “sự trẻ hoá củatội phạm” ở nước ta trong những năm vừa qua bùng nổ như một “dịch bệnh”nguy hiểm và không ngừng lây lan Nếu không nhanh chóng tìm ra một loại
“vắc-xin” đặc chủng thì nó sẽ trở thành một mối nguy hiểm cho sự phát triểncủa đất nước
Nhận thấy đây là một vấn đề cấp bách, gây bức xúc trong dư luận, cầnphải có sự nhìn nhận, đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp , nhómthực hiện đề tài đến từ lớp K58 Luật Kinh doanh thực hiện nghiên cứu khoa
Trang 2học với đề tài “Sự trẻ hoá của tội phạm ở Việt Nam hiện nay” Trong khuônkhổ một báo cáo khoa học sinh viên, chúng em không đặt kỳ vọng sẽ giảiquyết nhiều vấn đề, mà chỉ đi sâu tìm hiểu nhằm chỉ ra những thực trạngđang tồn tại, một số nguyên nhân cũng như cách giải quyết vấn đề trẻ hoácủa tội phạm ở Việt Nam hiện nay
Đây là đề tài mà chúng em đã thực hiện nghiên cứu trên nhiều phươngdiện với những trăn trở, suy tư cũng như với tinh thần trách nhiệm cao nhất.Mang đến bài nghiên cứu này, chúng em một mặt muốn khẳng định sự quantrọng, cần thiết của công tác nghiên cứu khoa học đối với mỗi sinh viên Mặtkhác, chúng em muốn đưa ra những quan điểm, suy nghĩ của mình về mộtthực trạng đáng báo động ở nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra nhữnggiảipháp cụ thể
Mục đích chính của đề tài này là: Tìm ra nguyên nhân căn bản dẫn đến
sự gia tăng đột biến của tình trạng trẻ hóa tội phạm ở nước ta hiện nay; Đánh giá những hậu quả khôn lường của thực trạng trẻ hóa tội phạm đối với mỗi cá nhân và sự phát triển chung của toàn xã hội; Đưa ra những sáng kiến pháp lí, giải pháp từng bước khắc phục thực trạng trẻ hóa tội phạm ở nước ta hiện nay
Để đạt được những mục tiêu trên chúng em đã cùng nhau chia sẻ công việc tìm tài liệu, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thực nghiệm, hỏi ý kiến một
số chuyên gia và các thầy cô, bạn bè, sau đó cùng nhau trao đổi phân tích, tổng hợp, so sánh và viết bản báo cáo này.
Lời cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trongKhoa, thầy giáo hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tàinày
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Nhóm thực hiện đề tài
Trang 3CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG
TRẺ HÓA TỘI PHẠM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I Cở sở lý luận về tội phạm
1 Khái niệm “Tội phạm”
Trước khi đi sâu phân tích hay nghiên cứu một vấn đề khoa học nào đó,
ta phải hiểu cặn kẽ khái niệm cũng như những đặc điểm cơ bản của chúng
Vì vậy, trước khi đi vào phân tích thực trạng trẻ hóa tội phạm ở Việt Namhiện nay, ta phải hiểu thế nào là “Tội phạm”
“Tội phạm” vừa là một khái niệm pháp lí vừa là một khái niệm khoahọc Bởi lẽ tất cả những hành vi bị coi là tội phạm đều có cùng bản chất xãhội cùng với những đặc điểm nhất định
Trước hết, tội phạm là hiện tượng xã hội tồn tại trong mọi quốc gia,được phản ánh trong luật hình sự vì trái với những chuẩn mức xã hội đãđược đặt ra Đây có thể được xem là một hiện tượng pháp lí Khái niệm “tộiphạm” đã được quy định rất rõ tại khoản 1, điều 8 của Bộ luật Hình sự củanước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
Trang 4Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đượcquy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêmtrọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng.
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xãhội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội màmức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm nămtù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớncho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mườilăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguyhiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lýbằng các biện pháp khác
Song tội phạm không chỉ đơn thuần là một hiện tượng pháp lí – xã hộiđược phản ánh trong luật hình sự mà nó cũng là một trong những hiện tượng
xã hội đang được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu, trong đó cókhoa học luật hình sự và tội phạm học
Như vậy, có thể khẳng định tội phạm là một hiện tượng xã hội và mộttrong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội Tính nguyhiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
xã hội
Trang 52 Cấu thành của tội phạm
Để xác định hành vi nào đó do con người thực hiện có phải là tội phạmhay không phải dựa vào cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm là cơ sởpháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội Như
vậy, “cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Luật Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể” Nhắc đến cấu thành
tội phạm là đề cập đến các yếu tố bắt buộc cấu thành nên tội phạm đó cũngnhư các dấu hiệu của mỗi yếu tố đó Phụ thuộc vào mỗi chế độ, nhà nướckhác nhau và phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó mà quyđịnh trong pháp luật hình sự những yếu tố nào là các yếu tố cấu thành tộiphạm
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì cấu thành tội phạm là tổnghợp những dấu hiệu có tính chất đặc trưng chung cho một loại tội phạm cụthể được quy định trong luật hình sự Có hai nhóm dấu hiệu cấu thành tộiphạm là:
* Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm: chỉ có ởnhững tội phạm cụ thể được quy định trông luật hính sự chứ không bắt buột
có ở mọi tội phạm bao gồm:
- Hậu quả của tội phạm;
- Động cơ, mục đích của tội phạm;
* Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt
- Khách thể của tội phạm
- Mặt khách quan của tội phạm
- Mặt chủ quan của tội phạm
- Chủ thể của hành vi tội phạm
Các dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm là một nội dung quan trọngnhất trong việc xác định tội phạm, nó tổng hợp những yếu tố cấu thành nên
Trang 6một tội phạm mà nếu thiếu một trong những yếu tố này thì hành vi sẽ khôngcấu thành tội phạm Tuy nhiên, việc quy định về cấu thành tội phạm cũngnhư các yếu tố cấu thành tội phạm mới chỉ là bước đầu tiên có ý nghĩa xácđịnh tội phạm, mục đích xa hơn nữa của pháp luật hình sự là phải quy địnhbiện pháp xử lý đối với tội phạm đó Nói cách khác, đó là hậu quả pháp lýcủa việc thực hiện tội phạm.
3 Tội phạm do người chưa thành niên gây ra
3.1 Khái niệm “Người chưa thành niên”
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy
đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ
em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhấttrong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác Tất cả các văn bảnpháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi vàquy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niêntrong từng lĩnh vực cụ thể
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em TheoĐiều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em làcông dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sựphát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá
Trang 7bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia Theo
đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thànhniên
Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ cácquyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên
Ở Việt Nam, tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ
10 đến 15 tuổi, tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ 15đến 30 tuổi Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu niên,dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niên đượcNhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển tốtnhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có ích cho xã hội
3.2 Khái niệm “Tội phạm do người chưa thành niên gây ra”
Điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namquy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, người chưa thành niên phạm tội và phải chịu trách nhiệmhình sự có thể là:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố
ý, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
- Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy địnhtrong Bộ luật Hình sự
Trang 83.3 Điều kiện xác định người chưa thành niên phạm tội
Đối với người chưa thành niên, việc xác định một trường hợp cụ thểngười có hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vàonguyên tắc được quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự:
“1 Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2 Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3 Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội
và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm
về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4 Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.”
Như vậy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra chỉ xuất hiện (phátsinh) khi có đầy đủ 3 điều kiện sau đây:
- Có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện
Trang 9- Người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sựtương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.
- Người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan
có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể
áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục
và phòng ngừa tội phạm
Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác địnhtội phạm do người chưa thành niên gây ra Tội phạm do người chưa thànhniên gây ra bao giờ cũng gắn liền với một người chưa thành niên có hành viphạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một người chưa thànhniên thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm
Tội phạm do người chưa thành niên gây ra có những đặc điểm riêng sovới tội phạm do người đã thành niên gây ra Tội phạm do người đã thànhniên gây ra là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đủ dấu hiệu tội phạm
và đủ yếu tố cấu thành tội phạm Tội phạm do người chưa thành niên gây rangoài những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự nhậnđịnh, cân nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứutrách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niênphạm tội
Theo một số nghiên cứu khoa học, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được xem là “cầnthiết” khi hội đủ 3 điều kiện sau đây:
- Người chưa thành niên phạm tội có nhân thân xấu
- Tội phạm đã được thực hiện có tính chất nghiêm trọng
- Những biện pháp giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã, phường,đưa vào trường giáo dưỡng không có hiệu quả để cải tạo người chưa thànhniên phạm tội mà cần áp dụng hình phạt đối với họ
Trang 10Từ những phân tích trên có thể khái niệm: Tội phạm do người chưathành niên gây ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi ngườidưới 18 tuổi và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành
vi và lỗi của mình theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng
Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra không đồng nhấtvới khái niệm người chưa thành niên phạm tội nhưng hai khái niệm đó cómối liên hệ chặt chẽ với nhau Khái niệm người chưa thành niên phạm tội làkhái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên)thực hiện hành vi phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người chưa thànhniên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi mộtdạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên)
II Thực trạng trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam hiện nay
1 Phân tích các số liệu về tình hình tội phạm chưa thành niên trong thời gian gần đây
Trong những năm gần đây, vấn đề người chưa thành niên phạm tội đãgióng lên những hồi chuông với toàn xã hội Báo động về số trẻ em phạm tộiđang gia tăng và trẻ hóa thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình10,000 vụ tội phạm hình sự do trên 15,000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗinăm
Tính riêng năm 2010, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7,000 vụ vi phạm,chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi Con số này là một lờicảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội Theo thống kê từ Hội thảo
về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 – 2020, do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 –18/8/2011) cho thấy chỉ trong sáu tháng đầu năm đã có gần 60 vụ giết người
và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra
Trang 11Dưới đây là con số thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên ở một
số tỉnh ở nước ta
Năm 2009 tại Hà Nội công an đã bắt giữ 416 tội phạm vị thành niên,trong đó:
- Phạm tội đặc biệt và nghiêm trọng gồm 223 vụ, chiếm 53%
- Phạm tội ít nghiêm trọng gồm 193 vụ, chiếm 47%
Thống kê về giới tính
Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giữ có:
- Nữ gồm 25 em, chiếm 5%
- Nam gồm 391 em, chiếm 95%
Thống kê cơ cấu phạm tội theo giới tính
Có 391 em vị thành niên là nam phạm tội, trong đó:
- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng gồm 245 vụ, chiếm77%
- Phạm tội ít nghiêm trọng gồm 74 vụ, chiếm 23%
Có 25 em là nữ phạm tội, trong đó:
- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng gồm 10 vụ, chiếm40%
- Phạm tội ít nghiêm trọng gồm 25 vụ, chiếm 60%
Thống kê độ tuổi của trẻ phạm tội
Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có:
- 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6%
- 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4%
Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi có:
- 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56%
- 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%
Trang 12Riêng từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2010, thành phố Hà Nội xảy ra 79
vụ trộm cắp, cướp giật và cưỡng đoạt tài sản…, trong đó có 181 đối tượnggây án là trẻ chưa thành niên
Tại một số tỉnh, thành phố khác như Quảng Nam, con số tội phạm vịthành niên cũng tăng mạnh Năm 2009, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy
ra 296 vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên; trong số 587 đốitượng vi phạm thì có đến 278 em dưới 16 tuổi
Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 197 vụ vịthành niên phạm tội vớ 310 đối tượng Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tộităng mạnh
Đáng chú ý, một thống kê khác của Công an TP.HCM cho biết chỉtrong vòng chưa đầy 6 tháng (tháng 11/2011 – 5/2012) cơ quan chức năng
đã bắt giữ gần 1.700 đối tượng phạm pháp, trong đó có đến trên 33% đốitượng phạm pháp là vị thành niên
Qua những số liệu thống kê trên, ta có thể nhận thấy thực tế việc trẻ hoátội phạm ngày càng tăng với mức độ nguy hiểm hơn cho xã hội Thực trạngtrẻ hóa tội phạm tăng thì xuất hiện nhiều án rất nghiêm trọng và dã man hơn
2 Cơ cấu tội phạm
Theo thống kê mới nhất của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và CụcCảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì hành vi vi phạm pháp luậthình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tộixâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh sựcon người; một số tội xâm phạm trật tự an toàn công cộng Trong đó:
- Tội danh trộm cắp tài sản chiếm 42%
- Tội cố ý gây thương tích chiếm 16%
- Tội giết người chiếm 5,2%
- Các tội danh khác chiếm 36,8%
Trang 13Những số liệu trên đã chứng mình một thực tế đáng buồn là tội phạm vịthành niên đang ngày càng có xu hướng nhúng tay vào hầu hết tất cả hìnhthức phạm tội của người lớn
Đặc biệt về hình thức tham gia phạm tội, nếu như trước đây trẻ vị thànhniên thường phạm một số ít những loại tội như trộm cắp tài sản, cố ý gâythương tích với tính chất đơn lẻ, thủ đoạn đơn giản thì hiện nay, xu hướngphạm nhiều loại tội có tính chất ổ nhóm, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp
và manh động hơn Trẻ vị thành niên đã nhúng tay vào các loại tội đặc biệtnghiêm trọng và nghiêm trọng như: chiếm đoạt tài sản, giết người, hiếp dâm.Đáng chú ý là tính chất, hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn
3 Một số vụ án phạm tội ở tuổi vị thành niên tiêu biểu
* Vụ án thứ nhất: Vụ án “My sói”
Ngày 27-5-2011, VKSND thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy
tố Đào Thị Thu Hương (tức My sói) sinh năm 1996 ở quận Hoàng Mai, HàNội và đồng bọn về tội "hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản" Cùng
bị truy tố với My sói là các đồng phạm Trịnh Thăng Long (sinh năm 1992) ở
xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Xuân Thắng(sinh năm 1993) ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Nguyễn Đức Hoàng(sinh năm 1992) ở phường Điện Biên, Đống Đa, Hà Nội; Lê Quang Vinh(sinh năm 1991) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trần Hoàng Nam (sinh năm1992) ở quận Long Biên, Hà Nội Do cần tiền tiêu xài, Đào Thị Thu Hương
và Trịnh Thăng Long (là người tình của Hương) nảy ra ý định lừa các phụ
nữ đưa vào nhà nghỉ nhằm mục đích hiếp dâm và cướp tài sản Để thực hiện,nhóm này lên mạng internet để "chat" làm quen với các với bé gái rồi rủ họ
đi chơi Chỉ cần gặp mặt được nạn nhân, nhóm này dùng vũ lực ép đi theo,sau đó đánh đập, đe dọa, khống chế đưa đến các nhà nghỉ để tổ chức hiếp
Trang 14dâm tập thể, cướp tài sản My sói có lên mạng và quen với Phạm Thị Triều,sau khi hẹn gặp cô gái này, nhóm của My sói đã ép nạn nhân về một nhànghỉ gần ga Giáp Bát để hiếp dâm Sau đó nhóm của My sói tiếp tục cướp 1sợi dây chuyền vàng trị giá hơn 600 nghìn đồng của lễ tân nhà nghỉ Liên tụclên mạng chat và tìm các cô gái nhẹ dạ My sói và đồng bọn lại tiếp tục gây
ra bốn vụ nữa Khi cướp điện thoại của hai cô bé sinh năm 1995 và đưa vàonhà nghỉ thì nhóm của My sói bị Công an quận Đống Đa bắt giữ Từ ngày16/7/2010 đến ngày 20/7/2010, nhóm này đã gây ra tổng cộng 5 vụ cướp tàisản, tổng giá trị trên 30 triệu đồng; 02 vụ hiếp dâm và 01 vụ hiếp dâm trẻ
em Tổng hợp hình phạt trong vụ án lên đến 160 năm tù cho 8 bị cáo
* Vụ án thứ hai: Vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích
Ngày 20/8/2011, Lê Văn Luyện (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) nhờbạn đưa lên thị trấn Chũ mua ba lô, đèn pin và con dao phớ Hôm sau, anh tamua thêm dao gấp và lang thang tại huyện Lục Nam quan sát các cửa hàngvàng nhằm mục đích cướp tài sản Tại phố Sàn, đối tượng Lê Văn Luyênquan sát thấy tiệm vàng Ngọc Bích có thanh sắt trang trí nằm ngang giốngbậc thang có thể dễ dàng trèo lên tầng 3 đột nhập Tối 22/8, Luyện quanhquẩn ở khu vực tiệm vàng Ngọc Bích chờ cơ hội, song do quán ăn bên cạnh
mở cửa quá khuya, âm mưu này không thực hiện được Khoảng 3h ngày24/8, khi trời bắt đầu nổi gió và mưa, Luyện trèo theo cây, leo lên ban côngtầng 3 của tiệm Ngọc Bích Cậy được cửa, hắn đi vào lục tìm tài sản ở một
số phòng nhưng không phát hiện được gì Phát hiện hiện camera, chuôngbáo động chống trộm, cầu dao điện, anh ta ngắt cầu dao, rút dây camera.Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng nhưng sợ gây tiếng động, bị lộ nênquay lên tầng 3 Hắn chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chếttừng người để dễ dàng cướp tài sản Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng
Trang 15động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bámtheo Luyện cầm dao tấn công ông chủ nhà Nạn nhân giằng co với Luyện.Chị Chín đang ở tầng 2 nghe thấy tiếng kêu của chồng chạy lên tầng 3 hôhoán đồng thời xông vào cứu chồng Trong quá trình giằng co, chị Chín vàLuyện bị trơn trượt ngã xuống sàn nhà, anh Ngọc giằng được con dao Nhưng chủ nhà do bị thương quá nhiều cũng không chống lại được Luyện.Hắn sau đó giết chết đôi vợ chồng này Biết trong nhà còn người, Luyệnchạy xuống tầng 2, thấy cháu Bích (con gái lớn của chủ tiệm vàng đang họclớp 3) đang cầm điện thoại, hắn tiếp tục vung dao chém vào đứa trẻ TưởngBích đã chết, Luyện bỏ đi và sát hại tiếp con gái út mới 18 tháng tuổi củachủ nhà đang nằm trên giường ngủ Sau đó đối tượng phá tủ kính tủ lấy toàn
bộ số vàng, gọi anh họ Trương Thanh Hồng đến đón Luyện bỏ trốn tới LạngSơn, ngày 31/8 thì bị bắt giữ Cơ quan điều tra cho biết, Luyện đã cướp hơn
200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện thoại di động Tổng giá trịtài sản hơn 1,27 tỷ đồng Với hành vi giết chết vợ chồng anh Ngọc, cùng congái mới 18 tháng tuổi, gây thương tật 76% cho bé Bích, Luyện bị đề nghị
truy tố về các tội: giết người, cướp tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Cơ quan điều tra xác định, Luyện là thủ phạm duy nhất gây án giết
người Khi phạm tội Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi
* Vụ án thứ hai: Vụ án bác sĩ của thẫm mỹ viên Cát Tường phi tang xác bệnh nhân xuống sông Hồng
Gần đây nhất là thông tin bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, giám độc bệnhviện thẩm mỹ Cát Tường (Hà Nội), làm chết người rồi phi tang xác xuống
sông với đồng phạm Đào Quang Khánh (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chỉ mới 17 tuổi Nam thanh niên này mới học xong lớp 9 thì bỏ học, lang
thang với những công việc tạm bợ Khánh vừa được nhận vào làm bảo vệ ở
Trang 16thẩm mỹ viện Cát Tường với mức lương 4 triệu chưa được bao lâu thì xảy ra
án mạng Không nhận thức được việc làm tội lỗi này, Đào Quang Khánh đãđồng phạm với Nguyễn Mạnh Tường chỉ vì ông chủ hứa sẽ tăng tiền lươnglên gấp đôi
Điểm qua những vụ án trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại là các vụgiết người, đối tượng đều còn rất trẻ, có đối tượng còn đang ngồi trên ghếnhà trường, hành vi giết người hết sức dã man, côn đồ mà động cơ đa phầnxuất phát từ những nhu cầu vật chất cá nhân Thống kê của ngành Công ancho biết hiện tại cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi tới trườnglang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội Đó chính là mầm mốngcủa tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên
Theo số liệu của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 6 tháng đầunăm 2013, trong khi mức độ phạm tội chưa có dấu hiệu giảm thì số lượngthanh niên vi phạm pháp luật đã gần xấp xỉ so với năm ngoái Đặc biệt đáng
lo ngại là cùng với sự phát triển của đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ởnhững thành phố lớn, nơi đô thị có điều kiện kinh tế xã hội phát triển) đã nổilên tình trạng một số thanh niên, học sinh, sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụtập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng nhóm tội phạm, tổ chức các
vụ cướp giật, giết người hoặc đâm chém nhau hết sức nghiêm trọng, gây xônxao dư luận mà các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đăngtải
Trang 17CHƯƠNG II:
HẬU QUẢ CỦA THỰC TRẠNG TRẺ HÓA TỘI PHẠM
I Khái niệm “Hậu quả phạm tội”
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một dấu hiệu bắt buộc trong tất cả cáccấu thành tội phạm vật chất Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá các khái niệmhậu quả phạm tội, nhóm xin được đưa ra định nghĩa về dấu hiệu hậu quảphạm tội như sau:
Hậu quả phạm tội là thiệt hại cụ thể (vật chất, thể chất, tinh thần, chính trị) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình
sự xác lập và bảo vệ, đồng thời là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm vật chất, nó thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình hường của đối tượng tác động của tội phạm.
II Hậu quả của cá nhân gây tội
Trước hết, những cá nhân phạm tội còn chịu ảnh hưởng vô cùng to lớn
và nguy hiểm trực tiếp về sức khoẻ Chơi game online bạo lực quá nhiều dẫnđến suy kiệt về cả thể chất lẫn tinh thần; sử dụng các chất kích thích, nếu sửdụng với liều lượng cao có thể dẫn đến tử vong, nếu sử dụng thường xuyên
sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, gây kích động mạnh không kiềm chế được bảnthân dẫn đến những hành vi, hành động mất nhân tính Nhiều đối tượng khiphạm tội xong mới biết mình vừa gây ra một tội ác tày trời mà mức độ vụ ánlại vô cùng nguy hiểm Thực tế có nhiều vụ án giết người, cướp tài sản dodùng ma tuý hoặc các chất kích thích, khi them thuốc mà lại không có tiềnmua thuốc dẫn đến nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản thậm chí cả giết người
Trang 18để có tiền sử dụng thuốc đó Cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thểchữa được căn bệnh HIV-AIDS – căn bệnh thế kỉ của cả thế giới Căn bệnhnày cũng có một nguyên nhân do sử dụng ma tuý và các chất kích thích.Thật nguy hiểm khi mắc phải căn bệnh này ở độ tuổi còn rất trẻ Có thể nóirằng khi mắc căn bệnh này, các bạn trẻ gần như mất hết sức khỏe, hi vọng vềmột tương lai tươi sáng như những người bạn đồng trang lứa.
Như ở trên đã phân tích về thực trạng trẻ hóa tội phạm ở Việt Namtrong những năm gần đây, giới trẻ phạm tội không những tăng cả về số vụ
mà còn với mức độ rất nghiêm trọng, thậm chí là vô nhân tính Những cánhân gây tội không chỉ gây ảnh hưởng cho gia đình, xã hội mà còn đangđánh mất đi chính bản thân mình Tuỳ theo mức độ, tính chất của vụ việc,các đối tượng sẽ phải chịu bản án nghiêm khắc theo những gì pháp luật quyđịnh về hành vi phạm tội của họ Có rất nhiều mức án theo văn bản pháp luậthiện hành đang quy định như: xử phạt hành chính; cải tạo; tù có thời hạn; vàcao nhất là mức án tử hình Tuy nhiên, do chính sách nhân đạo của Đảng,nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên các cá nhân phạm tội chỉphải chịu các hình phạt như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ cho đến giamgiữ, hoặc cao hơn có thể sẽ chịu những bản án tù có thời hạn không quá 12năm tù với các đối tượng đang trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổihay không quá 18 năm tù với các đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Bên cạnh việc phải trả giá cho những hành động có phần nông nổi hoặc
do bị lôi kéo tức thời hoặc do không được giáo dục nghiêm túc, các bạn trẻchắc chắn sẽ mất đi nhiều quyền lợi của mình trong những ngày tháng cảitạo hoặc chịu án tù có thời hạn Cái tuổi đang còn cắp sách tới trường, tuổi
ăn tuổi chơi như bao nhiêu các bạn đồng trang lứa sẽ bị chậm lại hoặc khôngcòn nữa khi các đối tượng thi hành án xong Tương lai phía trước các em sẽ
Trang 19không phải là con đường sáng lạn, rực rỡ với những mơ ước và hoài bão củatuổi trẻ.
Ngoài ra, không những phải chịu hình phạt mà pháp luật quy định thìcác cá nhân gây tội còn phải chịu áp lực nặng nề từ phía dư luận xã hội Bởi
lẽ đây là một thực tế khi ở trong xã hội, mọi người luôn có những suy nghĩ
và xu hướng xa lánh, coi thường và lên án những người phạm tội Chính bảnthân các đối tượng đã đánh mất niềm tin với bạn bè, với chính người thântrong gia đình, với nhà trường, môi trường lao động mà họ đang theo học vàlàm việc Các cụ ta ngày xưa đã có câu: “Miệng lưỡi thế gian như làn sóngbể” Thật vậy, khó khăn lớn nhất của các đối tượng vị thành niên sau khiphạm tội chính là trở lại hoà nhập với cộng đồng Chính vì điều này mà khiđược mãn hạn tù, bản thân các em thường cảm thấy bị xa lánh, bị ruồng rẫybởi xã hội Đây cũng là tâm lí dễ hiểu của mọi người, đặc biệt là những bậcphụ huynh, khi không muốn con cái, người thân hay chính bản thân mìnhgiao lưu với những người phạm tội vì sợ sẽ “học hỏi” những điều xấu củacác đối tượng, bị lôi kéo và sa ngã vào con đường phạm pháp Khó có thểđưa ra một lý do thuyết phục nhưng dường như con đường quay lại hoà nhậpvới xã hội là một thử thách hết sức khó khăn, vất vả Hậu quả to lớn tất yếuđối với cá nhân gây tội sẽ cảm thấy cô đơn, xấu hổ dẫn đến tử kị, mặc cảmvới bản thân hoặc nguy hiểm hơn nữa là các bạn trẻ vị thành niên lại tìm đếncon đường phạm tội hoặc tử tự do không chịu được những áp lực đó Nhữngtrường hợp như vậy vẫn còn là một thực tế đáng buồn trong xã hội ngày nay
III Hậu quả cho gia đình, nhà trường và xã hội
1 Hậu quả cho gia đình
Gia đình là một bộ phận của xã hội nhằm duy trì nòi giống, là nơi nuôidưỡng tâm hồn, là nơi nảy sinh của tình yêu thương giữa các thành viên vớinhau và rộng hơn là các thành viên trong gia đình tới xã hội Không phải
Trang 20ngẫu nhiên mà gia đình được coi là một tế bào của xã hội Sinh con ra,không một gia đình nào không mong muốn con cái mình sẽ thành đạt trongtương lai Vì vậy, các bậc làm cha, làm mẹ luôn dành hết những tình cảmyêu thương, và sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất cho con cái Trách nhiệmnuôi dưỡng và quan tâm không phải chỉ có người vợ, người bà mà cần có sựtham gia của cả gia đình Xét trên một không gian hẹp, những người con lạichính là những tế bào của gia đình Chính những đứa con ấy mang lại chogia đình những tiếng cười, những niềm vui Chúng luôn luôn cần có một giađình đầm ấm, hạnh phúc, một mái nhà chở che chúng để khi có nhữngchuyện buồn vui chúng có thể chia sẻ, giãi bày
Nếu có một suy nghĩ sai lệch của những đứa con mà không được uốnnắn kịp thời đến nỗi xảy ra các vụ việc đáng tiếc thì ngoài hậu quả nhìn thấytrước mắt cho các đối tượng, thì nó còn gây ra cảnh gia đình lục đục, đổ vỡ
Đó là một hậu quả có thể nói là thường xuyên xảy đến với các gia đình cócon cái phạm tội “Tế bào” không khoẻ thì làm sao gia đình có thể khoẻ ?Một thực tế trong nhiều vụ án là gia đình của đối tượng phạm tội thường lytán, khó có thể hoà hợp lại được do một phần chịu một cú sốc quá lớn; tiếpngay sau đó lại chịu lời ra tiếng vào của dư luận Không những vậy, nhữngmâu thuẫn, bất động hoặc tranh giành, chiếm đoạt, phân chia tài sản giữa cácthành viên gia đình chính là nguyên nhân dẫn đến một cuộc đổ vỡ toàn diện.Con cái họ sẽ bị tổn thương rất nặng nề khi chưa qua việc chịu những hìnhphạt đã lại bị bỏ rơi, không có gia đình để nương tựa Nếu nhà nước khôngquan tâm kịp thời, không biết những đứa trẻ này sẽ phải sống tiếp ra sao,biết đi đâu về đâu
Không chỉ có vậy, người thân của những đối tượng phạm tội cũng sẽ bịliên lụy, dù cho chính bản thân họ không gây ra tội Chính những hành độngsai lầm do suy nghĩ chưa chín chắn của các đối tượng sẽ làm cho con đường
Trang 21học tập hay công danh của người thân trong gia đình gặp bất lợi hoặc bị thôiviệc học tập và làm việc
Muốn giữ cuộc sống hạnh phúc đã khó, xây dựng lại cuộc hạnh phúc từ
đổ vỡ lại còn khó hơn Chính vì vậy, mỗi bậc phụ huynh cần cho trang bịtrước cho mình những kỹ năng và tâm lí ổn định để trong trường hợp khôngmong muốn có thể xảy ra thì sẽ có thể ứng xử một cách tốt nhất; tránh việcchọn đổ vỡ gia đình là một giải pháp mà phải xây dựng gia đình đầm ấm và
có văn hóa
2 Hậu quả cho nhà trường.
Ai cũng biết nhà trường là một môi trường giáo dục của những chủnhân tương lai của đất nước, không chỉ về tri thức mà còn giáo dục về đạođức và lối sống hàng ngày Trong thư gửi các em học sinh nhân dịp khai
giảng năm học, Chủ tịch Hồ Chí Mình đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…” Việc đề cao sự nghiệp giáo dục,
mặt khác, có thể được xem như là lời khẳng định tầm quan trọng của nhàtrường Vậy nên việc xảy ra sự trẻ hóa tội phạm một phần không nhỏ nguyênnhân thuộc về nhà trường
Những ngôi trường có học sinh phạm tội sẽ suy giảm danh tiếng gâydựng bao nhiêu lâu Ngoài ra nó còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho cácgiáo viên cũng như đội ngũ những người làm công tác trong ngành giáo dục
Đó là còn chưa kể tới những đối tượng được hưởng án treo nên vẫn đượctiếp tục theo học ở các trường có thể còn gây ra thêm nhiều vụ gây lộn, làmgia tăng bạo lực học đường trong trường học Chính điều này đã tạo cho cacsbậc phụ huynh và học sinh tâm lý lo sợ Thành tích của nhà trường vì thế màcũng bị tụt xuống nhanh chóng nếu như không có các biện pháp nhanh
Trang 22chóng ngăn chặn được điều này Rõ ràng rằng: nếu không có một bộ máyquản lý và giáo dục tốt thì đây đúng là một “quả bom nổ chậm” trong nhàtrường; và nếu như không muốn nhà trường sớm bị giải thế thì mọi ngườitrong xã hội phải cùng chung tay và nỗ lực hơn trong công cuộc giải quyếtvấn nạn này.
3 Hậu quả cho xã hội
Tập hợp các gia đình tạo thành xã hội Xã hội chính là một thể thốngnhất và bền vững khi các gia đình cũng đều bền vững Quay trở lại quá khứ,ngày xưa khi các bậc hiền tài xây dựng giang sơn xã tắc đều chú ý đến đờisống của nhân dân Nhân dân có hạnh phúc, có ấm no, có công bằng xã hộithì mới hưng thịnh, yên bình, giang sơn xã tắc mới tồn tại Ngay từ xưa, việc
xã hội được coi trọng và đánh giá cao đối với sự hưng thịnh của đất nước đãnói lên rằng chính xã hội là phần không thể thiếu của giang sơn Vậy thì hiểnnhiên nếu tập hợp các gia đình không bền vững thì ắt sẽ dẫn đến xã hội bất
ổn, rối loạn; đất nước chậm phát triển hay nghiêm trọng hơn là bị tụt lùi lại
so với các nước trên thế giới Nếu như thế, sự trẻ hóa của tội phạm ở ViệtNam cứ gia tăng một cách nhanh chóng sẽ đẩy xã hội đến điều tất yếu, làmcho tình hình xã hội trở nên ngày càng tồi tệ, cuộc sống hàng ngày của mọingười trở nên bị đe dọa, bị đảo lộn các sinh hoạt vì tồn nhiều thế lực và bangđảng của giới trẻ gây mất trật tự công cộng Nhiều vụ án gần đây cho thấycác tội phạm giới trẻ đã không còn hoạt động một cách đơn lẻ nữa mà tậptrung nhau lại thành những nhóm, băng đảng và sống với nhau theo kiểu bầyđàn và gây nên tình trạng mất trật tự công cộng cũng như nỗi sợ hãi cho xãhội do tính chất hung hãn của chúng Xã hội bất ổn dẫn đến hậu quả là cáclĩnh vực khác như kinh tế, tài chính, đầu tư nước ngoài, quân sự, giáo dục…tất yếu cũng sẽ ảnh hưởng
IV Hậu quả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ tương lai
Trang 23Thế hệ trẻ là thế hệ nhận được nhiều kì vọng từ gia đình, nhà trường, xãhội Không một đất nước nào mong muốn giới trẻ không cống hiến cho đấtnước mà ngược lại, chính họ hơn bao giờ hết, khát khao mong giới trẻ có thểmang chất xám và sức trẻ đóng góp, xây dựng đất nước Thế hệ trẻ tương lai
là đội tiên phong sẽ nối tiếp thế hệ cha anh đi trước xây dựng đất nước ViệtNam phát triển ngày càng lớn mạnh
Tuy nhiên, thực trạng trẻ hóa tội phạm càng ngày càng gia tăng đãkhiến đất nước mất đi những nguồn lao động dồi dào, nguồn trí thức mới mẻ
để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Không những vậy, nó cònảnh hưởng đến “tâm lí đám đông” của giới trẻ sau này Hiện nay có nhiềubạn trẻ do hiểu biết còn hạn chế nên đã “đua đòi” theo các đối tượng tuy còntrẻ nhưng đã khét tiếng man rợ, thú tính như: Lê Văn Luyện, băng nhóm
“My sói”… Một ví dụ thực tế là đối tượng Lê Tuấn Anh sau khi hiếp dâm,giết người một cách dã man đã tự xưng mình là “họ hàng của Lê VănLuyện”
Sự trẻ hoá tội phạm sẽ làm cho tâm lý của giới trẻ bị ảnh hưởng sâusắc Các em sẽ đánh mất sự hồn nhiên, sự trong sáng của lứa tuổi mình Nếugiới trẻ ngày nay không nghiêm túc nhìn nhận rõ vai trò và trách nhiệm củamình đối với đất nước mà chỉ đùa đòi, bắt chước những điều xấu thì tất yếuđất nước sẽ trở nên trì trệ và kém phát triển Đạo đức sẽ bị suy đồi Nhữngtruyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày càng mai một
Trang 24CHƯƠNG III NGUYÊN NHÂN & HƯỚNG GIẢI QUYẾT
I Những nguyên nhân của việc trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam hiện nay
1 Nguyên nhân từ phía quản lý nhà nước và các yếu tố pháp luật
1.1 Từ phía quản lý nhà nước
Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước là kiểm tra và xử
lí các vi phạm pháp luật; đồng thời tổ chức triển khai phòng chống tội phạm.Thành tích của các cơ quan công an phòng chống tội phạm trong nhữngnăm qua lớn nhưng chưa đủ và trách nhiệm này cũng không thể đổ lỗi cho
cơ quan công an, tòa án hay viện kiểm sát nhưng chúng ta phải thừa nhậnrằng công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của chúng ta còn chưa triệt
để và khi nào nó bung ra hết rồi thì mới triển khai Chúng ta đấu tranh khôngtriệt để dẫn đến là đằng anh đi trước đằng em đi sau và để đến một lúc nào
đó, sử dụng tổng lực lượng để truy quét Đấy là một việc mà khi nào ngườidân quá khổ rồi mới làm Rõ ràng công tác đấu tranh phòng chống tội phạmcủa chúng ta trong thời gian qua không triệt để
Ngoài ra, nhà nước cũng chưa tạo được nhiều sân chơi lành mạnh chothanh thiếu niên Khách quan nhìn nhận thì những năm qua nước ta đã quácoi trọng phát triển kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm lo xâydựng môi trường văn hóa tốt đẹp để tạo điều kiện bồi dưỡng nhân cách chothế hệ trẻ Điều dễ nhận thấy là địa phương nào cũng quan tâm triển khai
Trang 25nhiều khu công nghiệp, các công trình đem lại lợi ích kinh tế trước mắt,nhưng rất ít địa phương để dành đất đai và đầu tư xây dựng khu vui chơi giảitrí công cộng cho thế hệ trẻ Thậm chí, vì lợi ích kinh tế, không ít nơi cònlấy mất sân chơi của thanh, thiếu niên cho doanh nghiệp thuê mặt bằng, hoặc
tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất cho dân làm nhà… Chúng ta đều biếtthể dục thể thao không chỉ giúp con người nâng cao sức khỏe mà còn tránhđược các tệ nạn xã hội, nhưng thời gian qua nước ta thường chỉ quan tâmđầu tư cho thể thao thành tích cao, chưa quan tâm thúc đẩy phong trào thểdục thể thao quần chúng Hiện nay hầu hết các xã, phường đều thiếu khu vuichơi và sân tập thể dục thể thao, kinh phí dành cho hoạt động này cũng rất ít
ỏi Chính vì một phần thiếu các sân chơi lành mạnh dẫn đến các thanh thiếuniên chỉ biết cắm đầu vào các trò giải trí trên mạng, game bạo lực,
Không những vậy, nhà nước quản lí còn lỏng nẻo các vấn đề về vănhóa đồ trụy, các game bạo lực, các phim bạo lực, ngay gần các trường họcthì có khoảng vài ba quán net, việc truy cập Internet không còn xa lạ đối vớihọc sinh, sinh viên Trên mạng thì các phim bạo lực, hình ảnh bạo lực trànlan, thanh thiếu niên thường xuyên tiếp xúc sẽ bị ảnh hưởng lối sống, suynghĩ lệch chuẩn Có rất nhiều vụ án đau lòng, do học sinh gây tội chỉ vì thiếutiền mà đi trộm cướp thậm chí dẫn tới giết người, giết hại người thân, cónhững hành động rất dã man, cư xử như trong các game bạo lực
1.2 Từ góc độ pháp luật
Tình trạng phạm tội của trẻ vị thành niên ngày nay đang gia tăng độtbiến, mặc dù đã được cảnh báo trước về hậu quả Phải chăng một phần lỗithuộc về các yếu tố pháp luật ? Xét cho cùng thì pháp luật cũng đóng mộtvai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an ninh – xã hội bởi pháp luậtkhông chỉ thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân vì mục tiêu xây dựng một xãhội tiến bộ, văn mình, tất cả vì sự phát triển tự do của con người; mà nó còn
Trang 26là công cụ tối ưu để xử lí các vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực xã hội.Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là các điều luật của nhà nước ta hiệnnay còn chưa cụ thể, rõ ràng; thiếu tình răn đe và không còn phù hợp vớithực trạng ở nước ta Điều này gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật dẫnđến hiệu quả, hiệu lực phòng chống tội phạm chưa cao, chưa đủ sức răn đevới các loại tội phạm, nhất là tội phạm vị thành niên
Đầu tiên, theo điều 1 “Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em” ở Việt
Nam năm 2004 thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Điều luật
này được ban hành năm 2004, nhưng liệu nó còn phù hợp với tình trạng trẻ
em ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và phát triển ? Thực tế thì đất nước ta
là nước đang phát triển Đặc biệt so với thời kỳ trước hội nhập, trẻ em đãđược chăm sóc về đời sống tình thần và vật chất tốt hơn rất nhiều Các emngày càng phát triển nhanh hơn về mặt tâm sinh lý và khả năng tiếp nhận cácthông tin so với các trẻ em ở thời xưa Điều này đã khiến cho luật qui định
về độ tuổi trẻ em đã không còn phù hợp
Bên cạnh đó, tại điều 12 Bộ luật hình năm 1999 sự có quy định:
"1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng".
Người chưa thành niên là người chưa phát triển một cách đầy đủ vềtâm, sinh lý, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn nhiều hạn chế;
dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo vào việc thực hiện tội phạm, nhưng cũng dễuốn nắn, cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội Ở đây, cũng
cần phân biệt khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” với khái niệm “tội phạm do người chưa thành niên gây ra” Người chưa thành niên
Trang 27phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt của tội phạm làngười chưa thành niên còn khái niệm Tội phạm do người chưa thành niêngây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện trên thực tế bởingười chưa thành niên Tội phạm do người chưa thành niên gây ra bao giờcũng gắn liền với một người chưa thành niên có hành vi phạm tội cụ thểnhưng không phải mọi trường hợp một người chưa thành niên thực hiệnhành vi phạm tội đều trở thành tội phạm.
Bộ luật Hình sự cũng có các quy định xử lý người chưa thành niênphạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ, uốn nắn, sửa sai, giúp họ pháttriển, hoàn thiện về nhận thức và về hành vi phù hợp với xã hội; không ápdụng hình phạt chung thân, tử hình, hình phạt tiền, hình phạt bổ sung đối vớiNgười chưa thành niên phạm tội Theo đó, tại điều 69 có quy định:
"1 Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2 Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3 Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội
và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm
về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.