1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

47 2,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 648,25 KB

Nội dung

Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao thì nó có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu

Trang 1

KHOA TỔNG HỢP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Khóa học: 2012 - 2016 

3 Nguyễn Thị Tuyết Sương

4 Thiều Thị Thu Thảo

Ngày thực hiện: 3-1-2015

Trang 2

đó định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

Vì vậy, nhóm lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty

cổ phần Vingroup ” nhằm xác định tầm quan trọng của việc phân tích tài chính

3 Phương pháp nghiên cứu:

 Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của công ty …

 Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối Từ đó, đưa ra nhận xét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính được tổng hợp trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vingroup

 Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty cổ phần Vingroup trong năm 2011,2012, 2013

5 Ý nghĩa lý luận và thực tế:

Trang 3

 Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác phân tích đối với mỗi doanh nghiệp

 Có thể vần dụng việc phân tích tài chính này khoi cần tìm hiểu về một công ty nào đó

Trang 4

số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn

 Các tỷ số về hoạt động: phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp

 Các tỷ số về khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp

 Các tỷ số giá thị trường: đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho doanh nghiệp

1 Tỷ số về khả năng thanh khoản:

1.1 Khả năng thanh toán hiện thời:

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp, đồng thời nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ

Trang 5

được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ

Tỷ số này được xác định bởi công thức:

Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnTrong đó:

 Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong khoảng thời gian dưới 1 năm Cụ thể bao gồm các khoản: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho

 Nợ ngắn hạn: là toàn bộ khoản nợ có thời hạn trả dưới 1 năm kể từ ngày lập báo cáo Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích lũy và các khoản nợ ngắn hạn khác

Tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 2 ( > = 2 ) chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính doanh nghiệp Khi giá trị tỷ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao thì nó có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi

có nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi… Do đó có thể giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2 Tỷ số thanh toán nhanh:

Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền

để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết

Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao Tuy nhiên, hệ số quá lớn gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu… Có thể không hiệu quả

Trang 6

2 Tỷ số về cơ cấu tài chính:

 Tổng nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả

 Tổng tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay:

Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không? Công thức tính:

Tỷ số khả năng chi trả lãi vay = Lợi nhuận thuần từ HĐKDT

Lãi vayTrong đó:

 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm

 Lãi vay là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả, có thể

là lãi vay ngân hàng hoặc các tổ chức khác

2.3 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác cũng chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay

Tỷ số này chỉ ra mức độ doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ Công thức như sau:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ

Tổng vốn chủ sở hữuĐây là tỷ số cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất

Trang 7

2.4 Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản:

Tỷ số này cho biết cứ một đồng của doanh nghiệp thì sẽ có bao nhiêu vốn chủ sở hữu Công thức như sau:

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng hóa tồn kho bình quânTrong đó:

 Hàng tồn kho bình quân = (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp

Ngoài ra, ta có:

Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm

Số vòng quay hàng tồn kho3.2 Tỷ số vòng quay khoản phải thu:

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần

Khoản phải thu bình quânTrong đó:

 Khoản phải thu bình quân = (khoản phải thu đầu kỳ + khoản phải thu cuối kỳ)/2

Trang 8

Ngoài ra để đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu

cụ thể hơn ta kết hợp phân tích với chỉ tiêu kỳ thu tiền Đó là số ngày của một vòng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày làm việc trong năm (360 ngày)

Vòng quay khoản phải thu3.3 Tỷ số vòng quay khoản phải trả:

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp Công thức tính như sau:

Số vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên

Phải trả bình quânTrong đó:

 Doanh số mua hàng thường niên = giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ

- hàng tồn kho đầu kỳ

Tương tự, ta có

Kỳ thanh toán bình quân = Số ngày làm việc trong năm (360 ngày)

Vòng quay khoản phải trả3.4 Tỷ số vòng quay tài sản cố định:

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị

và nhà xưởng Công thức xác định tỷ số này như sau:

Tỷ số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quânTrong đó:

 Tài sản cố định bình quân = (TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ)/2 3.5 Tỷ số vòng quay tổng tài sản:

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung không có phân biệt

đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định Công thức:

Tỷ số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Trang 9

4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp Ta có công thức:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỗ hữu:

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông

thường, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sỡ hữu trên vốn đầu tư của mình

Công thức tính như sau:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) = Lợi nhuận ròng

Tỷ số P/B = Giá trị thị trường cổ phiếu

Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Trang 10

II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN

VINGROUP

1 Tổng quan về công ty cổ phần Vingroup

1.1 Thông tin cơ bản

Tên công ty: Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ Phần

Tên quốc tế: Vingroup Joint Stock Company

Tên viết tắt: Tập đoàn Vingroup

Địa chỉ: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị Vinhomes Riverside,

Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội

Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân

là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn

có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước

Trang 11

Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom

đã trở thành một trong những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - Văn phòng - Căn hộ đẳng cấp tại các thành phố lớn, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt Nam Cùng với Vincom, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành

Du lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5 sao quốc tế

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty

CP Nỗ lực và miệt mài từ những bước đi đầu tiên, Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam được xây dựng bởi chính những người con Việt và thành công bởi chính trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng Việt Nam

Mục tiêu của Vingroup là: Con người tinh hoa, Sản phẩm/Dịch vụ tinh hoa, Cuộc sống tinh hoa, Xã hội tinh hoa

Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại,

ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam

Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững

và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới 1.3 Lĩnh vực kinh doanh

• Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)

• Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)

• Vinpearl (Khách sạn, du lịch)

Trang 12

• Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)

• Vinmec (Y tế)

• Vinschool (Giáo dục)

• VinEcom (Thương mại điện tử)

• Vincom Office (Văn phòng cho thuê)

• Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)

• Vinfashion (Thời trang)

• Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)

• Almaz (Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)

1.4 Bộ máy tổ chức

1.5 Vị thế công ty

Ngày 1/7/2011 Tập đoàn Vingroup đã chính thức gia nhập Diễn đàn kinh

tế Thế Giới 9 World Economic Forum – WEF) và trở thành thành viên Hiệp

Hội các công ty phát triển toàn cầu (Global Growth Companies – GGC) Đây là

một bước tiến lớn , khẳng định vị thế và bản lĩnh tiên phong của một doanh

nghiệp bất động sản Việt Nam hàng đầu

Trang 13

Tập đoàn Vingroup vừa được Standard and Poor's (S&P) bình chọn vào Top 100 công ty hàng đầu ASEAN năm 2014

Đồng thời, Vingroup cũng được Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” Việt Nam trong công bố phát hành ngày 18/9/2014 Với các tiêu chí: chỉ số tín nhiệm tốt, giá trị vốn hóa thị trường, thông tin minh bạch và công

ty đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ có 2 công ty Việt Nam đủ điều kiện lọt vào danh sách Top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là

Vingroup (mã chứng khoán VIC) và Vinamilk (mã VNM)

Khu đô thị Vinhomes Riverside của Tập đoàn Vingroup Trong đó, lần đầu tiên, một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam được S&P đưa vào danh sách lựa chọn và đánh giá với các tiêu chí khắt khe của S&P Xét về giá trị vốn hóa, Vingroup luôn thuộc top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính đến ngày 22/8/2014 khoảng 3,4 tỷ USD

Vingroup cũng đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và luôn thực hiện công bố thông tin minh bạch theo quy định Về triển vọng chung, S&P đánh giá Vingroup ở mức ổn định dựa trên phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm và thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác

Royal City Ngay sau khi danh sách Top 100 công ty hàng đầu ASEAN của S&P công bố, ngày 18/9/2014, Vingroup tiếp tục được Tạp chí danh tiếng Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” Đây cũng là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam được Finance Asia đề cử và đoạt giải bên cạnh các tổ chức uy tín như: DBS Singapore, Maybank của Malaysia; PTT của Thái Lan; ICICI của Ấn Độ; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc của Hàn Quốc

Trang 14

và xây dựng Việt Nam và một số nhà đầu tư nước ngoài như: Tập đoàn

Ciputra, công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng, Capital Land, Keppel

Land…

1.7 Chiến lược phát triển

Là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với các thương hiệu bất động sản, khách sạn du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, hệ thống giáo dục và bán lẻ, Vingroup đã khẳng định được vị thế, uy tín và kiên định theo chiến lược phát triển của mình, cụ thể:

- Tập trung vào các khu phức hợp đẳng cấp, quy mô lớn tại các thành phố lớn

và tiếp tục mở rộng tại các thành phố chiến lược

- Tăng trưởng doanh thu thường xuyên và hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu

- Phát triển danh mục đầu tư và duy trì hiệu suất hoạt động cao tại các tòa nhà thương mại, các khách sạn và khu vui chơi giải trí, bệnh viện và trường học

- Hướng đến thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung – cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các phân khúc khách hàng mục tiêu để phát triển

- Đa dạng và tăng thu nhập từ BĐS, đồng thời quản lý vốn một cách hiệu quả

- Tăng cường phát triển năng lực đội ngũ dịch vụ, bán hàng, cho thuê, quản lý

2.1 Phân tích tỷ số về khả năng thanh khoản

Trang 15

2.1.2 Tỷ số thanh toán hiện thời

Bảng 2.1: Bảng phân tích tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 – 2013 Tuyệt

đối

Tương đối Tuyệt đối

Tương đối Tài sản ngắn hạn 20,039,498 28,796,286 39,844,678 8,756,788 43.7% 11,048,392 38.37%

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ số thanh toán hiện thời năm 2011 là 0.93,

nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0.93 đồng tài sản lưu

động Đến năm 2012, tỷ số này tăng lên đến 1.12, tức tăng 0.19 năm 2011, hay

nói cách khác mức độ trang trải của đối với nợ ngắn hạn cuối năm 2012 tăng so

với cuối năm 2011 Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng 43.7% ( chủ yếu

là do các khoản đầu tư ngắn hạn tăng)

0.93 1.12

1.49

00.511.52

010,000,000

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời

Trang 16

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ số này tiếp tục tăng hơn năm trước, từ 1.12 lên

1.49, tăng 0.37 Nguyên nhân là do tài sản ngăn hạn tăng 38.37% và nợ ngắn

hạn cũng tăng 4.02%

Tỷ số thanh toàn hiện thời năm 2013 đạt ở mức 1.49 đảm bảo khả năng

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Để tăng khả năng thanh toán hiện thời

doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ ngắn hạn và sử

dụng tài sản lưu động hiệu quả hơn

Tuy nhiên, trong TSNH bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao

và những khoản mục có tính thanh khoản kém nên hệ số thanh khoản hiện thời

vẫn chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta tiếp tục

phân tích tỷ số thanh khoản nhanh để đạt được mức độ chính xác hơn

2.1.3 Tỷ số thanh toán nhanh

Bảng 2.2: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Tài sản ngắn hạn 20,039,498 28,796,286 39,844,678 8,756,788 43.7% 11,048,392 38.37% Hàng tồn kho 9,282,403 17,784,891 18,913,717 8,502,488 91.6% 1,128,826 6.35% Tài sản có tính

thanh khoản cao 10,757,095 11,011,395 20,930,961 254,300 2.36% 9,919,566 90.08%

Nợ ngắn hạn 21,630,198 25,644,122 26,675,265 4,013,924 18.56% 1,031,143 4.02%

Tỷ số thanh

toán nhanh 0.5 0.43 0.78 (0.07) -14% 0.35 81.4%

Trang 17

Từ biểu đồ trên ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty thấp (<1),

không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh Tỷ số này năm 2012 giảm so với năm 2011 và tăng vào cuối năm 2013

+ Giai đoạn 2011 – 2012: khả năng thanh toán có xu hướng giảm, từ 0.5 xuống 0.43 tức giảm 0.07 ( 14%) Hay nói cách khác, vào cuối năm 2012 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.43 đồng tài sản có khả năng thanh toán đảm bảo, giảm 0.07 đồng so với năm 2011

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng lên 0.78 vào năm 2013, tăng 0.35 (81.4%) Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng không đáng kể 4.02%, ngược lại tài sản có tính thanh khoản cao tăng mạnh 90.08%

0.5

0.43

0.78

00.10.20.30.40.50.60.70.80.9

Bảng 2.2: Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản có tính thanh khoản cao Nợ ngăn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh

Trang 18

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Tổng nợ 27,260,458 44,951,245 57,156,106 17,690,787 64.9% 12,204,861 27.15% Tổng tài sản 35,512,635 55,824,876 75,772,648 20,312,241 57.2% 19,947,772 35.73%

Tỷ số nợ/

Tổng tài sản 0.77 0.81 0.75 0.04 5.19% -0.06 -7.41%

(Nguồn www stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, tỷ số nợ/ tổng tài sản là 0.77, tức cứ

một đồng tài sản của công ty thì có 0.77 đồng nợ Đến năm 2012, tỷ số này

tăng từ 0.77 lên 0.81, tức tăng 0.04 (5.19%) so với năm 2011

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ số này có xu hướng giảm từ 0.81 xuống 0.75, tức giảm 0.06 hay 7.41% so với năm trước

0.77

0.81

0.75

0.720.740.760.780.80.82

020,000,000

Trang 19

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Lợi nhuận

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay của Vingroup năm

2011 là 1.54, tức là cứ mỗi đồng chi phí lãi vay thì công ty có 1.54 đồng lợi

nhuận để trả lãi Sang năm 2012, tỷ số này tăng lên 2.34, tăng hơn năm trước

05,000,000

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỷ số khả năng trả lãi

Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lãi vay Tỷ số trả lãi vay

Trang 20

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

Tổng nợ 27,260,458 44,951,245 57,156,106 17,690,787 64.9% 12,204,861 27.15% Vốn chủ sở

hữu 6,501,238 10,556,569 14,471,837 20,312,241 57.2% 19,947,772 35.73%

Tỷ số nợ/Vốn

chủ sở hữu 4.19 4.26 3.95 0.07 5.19% -0.06 -7.41%

(Nguồn www stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Trong năm 2012, tỷ số nợ là 4.26, tức tăng 5.19%

so với năm 2011 Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng 64.9%, tăng nhiều hơn so

với tốc độ tăng của tổng vốn( 57.2%)

+ Giai đoạn 2012- 2013: Trong giai đoạn này, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

giảm, cụ thể năm 2013 tỷ số là 3.95, giảm 0.06% so với năm 2012

4.19 4.26

3.95

3.73.83.944.14.24.3

020,000,000

Trang 21

2.2.4 Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Bảng 2.6: Bảng phân tích tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Vốn chủ sở

hữu 6,501,238 10,556,569 14,471,837 4,055,331 62.38% 3,915,268 37.09% Tổng tài sản 35,512,635 55,824,876 75,772,648 20,312,241 57.2% 19,947,772 35.7%3

Tỷ số VCSH/

Tổng tài sản 0.18 0.19 0.19 0.01 5.56% 0 0%

(Nguồn www stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011- 2012: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2011 là

0.18, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì sẽ có 0.18 đồng vốn chủ sở hữu Đến năm 2012, tỷ

số này tăng lên 0.19 tức tăng 5.56% Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng nhiều

hơn so với tổng tài sản ( 62.38% > 57.2%)

+ Giai đoạn 2012- 2013: Tỷ số này năm 2013 là 0.19, tức không thay đổi so với

năm 2012

0.18

0.19 0.19

0.1750.180.1850.190.195

020,000,000

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Tỷ số VCSH/ Tổng tài sản

Trang 22

Tuyệt đối

Tương đối (%) Giá vốn

hàng bán 1,306,237 4,092,056 11,346,984 2,785,819 213.3 7,254,928 177.3 Hàng

TKĐK 2,264,170 9,282,403 17,784,891 7,018,233 310 8,502,488 91.6 Hàng

TKCK 9,282,403 17,784,891 18,913,717 8,502,488 91.6 1,128,826 6.4 Hàng

TKBQ 5,773,286 13,533,647 18,349,304 7,760,360 134.4 4,815,657 35.6 Vòng quay

Trang 23

 Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho là 0.23, nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi ra bán trung bình là 1602.04 ngày Số vòng quay hàng tồn kho cuối năm 2012 là 0.3, mỗi vòng là 1207.16 ngày So với năm 2011, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng 0.07 vòng, mỗi vòng giảm 394.88 ngày Nguyên nhân do giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 213.3% so với năm 2011, trị giá hàng tồn kho bình quân tăng 134.4% nhưng tăng ít hơn so với giá vốn hàng bán

 Giai đoạn 2012 – 2013: Trong năm 2013, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tiếp tục tăng và đạt 0.62 vòng, tức là tăng 0.32 vòng, mỗi vòng giảm

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tỷ suất hoạt động tồn kho

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho

Ngày đăng: 09/11/2015, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w