Sở dĩ như vậy là vì về bản chất thì phí và lệ phí đều là những khoản thu có tính chất đối phần, nghĩa là để có thể thu phí, lệ phí từ các tổ chức, cá nhân thì Nhà nước phải bỏ ra số tiền
Trang 1MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Khái quát chung về phí và lệ phí
1.1 Khái niệm và phân loại
1.2 Phân biệt phí và lệ phí
2 Bình luận các quy định về phí và lệ phí
3 Các giải pháp hoàn thiện
III KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1 1 1 1 3 3 8 10
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2Thu từ phí, lệ phí là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh một số bất cập xung quanh các quy định về thu phí, lệ phí Bài viết dưới đây xin đi sâu tìm hiểu các quy định về thu phí, lệ phí đồng thời đưa ra những đánh giá và đề xuất ban đầu nhằm hoàn thiện các quy định này
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Khái quát chung về phí, lệ phí
1.1 Khái niệm và phân loại
Theo quan điểm của tác giả Philip E Taylor, các khoản thu về phí, lệ phí được xếp vào các khoản thu không có tính chất hoa lợi Sở dĩ như vậy là vì về bản chất thì phí và lệ phí đều là những khoản thu có tính chất đối phần, nghĩa là
để có thể thu phí, lệ phí từ các tổ chức, cá nhân thì Nhà nước phải bỏ ra số tiền nhất định nhằm thực hiện một số dịch vụ công (trong trường hợp thu lệ phí) hoặc cung cấp các hàng hoá công cộng khác như đường sá, cầu cống, đê điều, phương tiện giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông, các trường học và bệnh viện công… cho tổ chức, cá nhân là những người nộp phí và lệ phí
Điều 2, Pháp lệnh về phí và lệ phí 2001 nêu rõ: “Phí là khoản tiền mà tổ
chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này” Chủ thể
đầu tư vốn để cung cấp dịch vụ được phép thu phí có thể là Nhà nước hoặc tư nhân nên khoản thu về phí cũng có thể là khoản thu của Nhà nước (được tập trung vào ngân sách nhà nước) hoặc thu của các tổ chức, cá nhân Khoản thu từ phí vào ngân sách nhà nước như vậy chỉ bao gồm những khoản thu từ những đối tượng thụ hưởng các dịch vụ do Nhà nước cung cấp
Điều 3, Pháp lệnh quy định: “Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân
phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công
Trang 3việc quản lí nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này” Như vậy, chỉ có những chủ thể cung cấp các dịch vụ gắn với
chức năng quản lí nhà nước mới được phép thu lệ phí Và chỉ những chủ thể có
sử dụng một dịch vụ nào đó do tổ chức hay cơ quan nhà nước cung ứng mới phải nộp lệ phí Khoản thu từ lệ phí cũng được tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước
Theo quy định tại Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí, có 12 loại phí bao gồm:
- Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
- Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư
- Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
- Phí thuộc lĩnh vực thông tin liên lạc
- Phí thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội
- Phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Phí thuộc lĩnh vực y tế
- Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường
- Phí thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan
- Phí thuộc lĩnh vực tư pháp
Danh mục đồng thời cũng quy định 5 loại lệ phí được phép thu bao gồm:
- Lệ phí quản lí nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân
- Lệ phí quản lí nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
- Lệ phí quản lí nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh
- Lệ phí quản lí nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia
- Lệ phí quản lí nhà nước trong các lĩnh vực khác
1.2 Phân biệt phí và lệ phí
Trang 4Về mục đích: việc thu phí nhằm bù đắp cho một phần chi phí đã bỏ ra để
thực hiện hoạt động cung ứng hàng hoá, dịch vụ công cộng ngoài khoản ngân sách được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp Trong khi đó, việc thu lệ phí chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lí nhà nước, bảo đảm quyền lợi về mặt hành chính pháp
lí cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí
Về thẩm quyền thu: lệ phí gắn liền với yếu tố công cộng nên chỉ có cơ
quan nhà nước mới được phép thu lệ phí, còn phí gắn liền với yếu tố kinh tế, có thể được thu bởi các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân (trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ do khu vực này cung cấp hoặc được chuyển giao quyền thu phí) Chính vì vậy, mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc ngân sách nhà nước, trong khi đó phí có thể thuộc ngân sách nhà nước hoặc không thuộc ngân sách nhà nước
Về nguyên tắc thu: phí là giá cả hàng hoá do đó mức thu phí được xác
định trên nguyên tắc bảo đảm thu hồi vốn trong khoảng thời gian hợp lí, có tính đến các chính sách của Nhà nước trong từng thời kì hoặc khả năng của người nộp Còn lệ phí được ấn định trước đối với từng công việc phù hợp với thông lệ quốc tế (trừ lệ phí trước bạ) (1)
2 Bình luận các quy định về thu ngân sách từ phí và lệ phí
Luật Ngân sách nhà nước 2002 quy định: “Thu ngân sách nhà nước bao
gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí…” Song thực tế, các cơ quan hành chính
Nhà nước vẫn được để lại một phần từ nguồn thu phí, lệ phí để bù đắp chi phí thu, phần còn lại mới nộp vào ngân sách nhà nước Việc để lại chi phí thu như vậy chưa đáp ứng được nguyên tắc đầy đủ của ngân sách nhà nước và gây phức tạp trong công tác quản lý Mặt khác, việc xác định tỷ lệ để lại chưa thống nhất,
1 (1) Hoàn thiện pháp luật về các loại phí trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Trương Thị
Thương Huyền, Luận văn thạc sỹ 2006.
Trang 5dẫn đến một số cơ quan hành chính không chỉ bù đắp cho chi phí thu mà còn để
sử dụng cho các nhiệm vụ khác, gây bất bình đẳng giữa các cơ quan với nhau
Đối với các khoản thu phí, lệ phí của các đơn vị sự nghiệp, hiện nay, một
số phí dịch vụ mới chỉ đảm bảo một phần chi phí như học phí, viện phí… Về bản chất, đây là các khoản thu để bù đắp một phần chi phí của các dịch vụ công Vì vậy, nếu đưa toàn bộ số thu, chi này vào cân đối ngân sách nhà nước thì sẽ gây khó khăn trong công tác điều hành ngân sách do số thu phí, lệ phí rất khó dự toán được chính xác Đặc biệt, với việc áp dụng quy trình chi mới (rút dự toán), nếu thu không đạt dự toán thì cũng rất khó giảm được chi Đã có nhiều khoản thu như học phí, viện phí… được để lại đơn vị để bù đắp chi, nếu quy định phải nộp rồi sau đó chi theo dự toán thì không khuyến khích thu, còn nếu nộp rồi cấp lại thì chỉ làm tăng thủ tục hành chính về ngân sách mà không giải quyết được vấn
đề cần thiết là kiểm soát và tăng hiệu quả sử dụng (1)
Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội về tình hình thực hiện pháp lệnh thu phí, lệ phí trình trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng chỉ rõ, một số loại phí đã không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được sửa đổi Đến nay, mặc dù, Chính phủ đã công bố 258 danh mục phí, lệ phí theo quy định nhưng thực tế còn nhiều loại phí phát sinh Nhiều loại phí như phí sử dụng đường biển, phí cung cấp thông tin về tài chính doanh nghiệp, phí đường thủy nội địa tuy có tên trong danh mục nhưng không thể áp dụng thu Trong khi
đó, đã có nhiều loại phí mới phát sinh như phí thẩm định báo cáo đánh giá môi trường, phí điều tra khảo sát đánh giá đất cần bổ sung nhưng không có trong danh mục nên không được phép thu (2)
2()
http://www.baomoi.com/Hang-tram-ty-thu-phi-du-chua-co-ke-hoach-su-dung/
144/1025513.epi
Trang 6Ông Sử Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND quận 5, thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một số mức phí được Trung ương ban hành từ rất lâu, nay đã lạc hậu, nổi bật là học phí Học phí đã được Bộ Tài chính giao cho HĐND TP quy định nhưng đến nay vẫn chưa ban hành Vì vậy, các trường học vẫn phải thu theo khung phí quy định từ 10 năm trước Trong khi đó vật giá leo thang, lương cơ bản đã tăng nên những trường tự chủ tài chính thu không đủ chi trả lương, chi phục vụ bán trú Hoặc phí sử dụng lề đường hiện nay các địa phương cũng đang tạm thu theo mức quy định từ năm 1991 vì chưa có quy định, hướng dẫn mức thu mới (1)
Nhiều loại phí như phí phá sản, phí nhượng quyền khai thác, phí vệ sinh ở các làng nghề tuy có hướng dẫn thu nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn nên cũng chưa được phép thu Khảo sát cũng cho thấy một số loại phí có mức thu tương đối cao gây khó khăn cho người nộp và làm chậm tiến độ như thủy lợi phí,
lệ phí cấp mới cấp đổi, cấp lại quyền sử dụng đất
Trong khi đó, đang có dư luận đa chiều xung quanh một số loại phí có tác động mạnh ảnh hưởng rộng tới người dân như học phí, điện phí, thủy lợi phí Có người cho rằng, mức thu hiện nay là cao so với khả năng nộp của người dân Lại
có ý kiến cho thấy, vẫn còn thấp so với yêu cầu đòi hỏi mức đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ
Bên cạnh đó, báo cáo của Kiểm toán nhà nước và thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách gần đây cho thấy, việc lập dự toán thu các khoản phí, lệ phí
1(2)
http://mobi.vietbao.vn/Chinh-Tri/Thu-phile-phi-Dan-keu-co-quan-Nha-nuoc-cung-keu/ 20789596/96/
Trang 7không sát thực tế đã dẫn đến số phát sinh và số dư còn lại tương đối lớn do không
sử dụng hết, cũng không kịp thời đưa về ngân sách nhà nước
Sở dĩ vẫn còn những “số dư” lớn như trên là do quy định quản lý sử dụng khoản thu từ phí, lệ phí còn thiếu nhất quán, chưa có sự thống nhất chung về tỷ
lệ phí phải đưa vào ngân sách nhà nước và khoản phí để lại cho cơ sở thu phí sử dụng Vì vậy, cơ sở thu phí không có động lực để tăng thu cũng như chống thất thu Nhiều loại phí được trích lại cho đơn vị thu khá nhiều như lệ phí cấp CMND
và đăng ký hộ khẩu, nhưng cũng có khoản phí mà Nhà nước không để lại phần trăm nào cho cơ sở thu
Kết quả giám sát cũng phát hiện ra, có một số loại phí mà tỷ lệ để lại rất thấp, không còn phù hợp với thực tế nhưng chậm được sửa đổi gây khó khăn cho quản lý vì không đủ điều kiện thực hiện như học phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, phí đường bộ, phí y tế dự phòng Trong khi đó, nhiều loại phí để lại cho cơ sở với tỷ lệ cao, “chi” không hết nhưng cũng chậm được điều chỉnh, đôn đốc để nộp lại vào ngân sách nhà nước
Việc sử dụng các khoản phí để lại còn chưa tuân thủ các quy định hiện hành Công tác tổ chức thu ở nhiều cơ quan không đúng như quy định nhà nước, như không tổ chức công khai đấu thầu thu phí với các khoản thu theo mức giá khoán Thu không sử dụng biên lai hoặc thu dùng biên lai không đúng mẫu mã, đứng từ góc độ quản lý ngân sách, một số đơn vị không thực hiện đúng việc ghi chép thu - chi các khoản phí để lại
Hơn nữa có những loại phí Trung ương ban hành không phù hợp thực tế
Cụ thể, phí kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định mức thấp nhất là 200.000 đồng/lần Mức này được áp dụng cho những người mua bán, kinh doanh
Trang 8nông, hải sản từ 20 tấn trở lên Thế nhưng, đối với những hộ tiểu thương buôn bán nhỏ ở chợ cũng bị quy chung vào một mức vì đó là mức thấp nhất được quy định Có thể nói, việc người buôn bán nhỏ cũng bắt đóng bằng người buôn bán lớn thì sẽ không thể đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp phí (1)
Hay cũng có trường hợp giá bán biểu mẫu của Trung ương cao hơn mức phí mà địa phương được thu như trường hợp thu lệ phí bản sao kết hôn Theo quyết định của UBND TP.HCM thì mức thu lệ phí cấp bản sao kết hôn là 2.000 đồng/bản sao thế nhưng giá mua mỗi tờ mẫu này tại Nhà xuất bản Bộ Tư pháp lại là 2.500 đồng/bản Chỉ tính tiền chi ra - thu vào đã lỗ rồi chứ chưa tính chi phí giấy mực
Có những loại phí hiện đang thu biết là sai nhưng vẫn thực hiện Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM: Bộ Tài chính quy định một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND TP nhưng đến nay HĐND TP vẫn chưa có nghị quyết ban hành nên địa phương vẫn tạm thu theo mức cũ như lệ phí địa chính, lệ phí cấp phép xây dựng, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trong khi đó, đầu tháng 11/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị: đối với các khoản phí, lệ phí có tên trong danh mục chi tiết phí, lệ phí nhưng chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn thì chưa được phép thu Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng chỉ thị của Thủ tướng thì cả năm nay những loại phí, lệ phí được thu coi như loại bỏ
Thêm vào đó, một số khoản phí, lệ phí không quy định trong Pháp lệnh nhưng lại được quy định thu trong quy định pháp luật chuyên ngành như phí
1(1)
http://mobi.vietbao.vn/Chinh-Tri/Thu-phile-phi-Dan-keu-co-quan-Nha-nuoc-cung-keu/ 20789596/96/
Trang 9công chứng Luật Công chứng, phí cấp phép cai nghiện ma túy… Hay có những khoản phí, lệ phí mới phát sinh không có tên trong danh mục nhưng lại phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế như: phí phê duyệt, đánh giá kế hoạch an ninh tàu biển, lệ phí cầu chứng nhận an ninh tàu biển, phí thẩm định đánh giá an ninh cảng biển (1)
3 Các giải pháp hoàn thiện
Để khắc phục những bất cập về việc để lại một phần chi phí thu, Bộ Tài chính đề xuất rằng nên phân định các khoản thu phí, lệ phí gắn với mục tiêu, tính chất và đặc điểm của từng loại phí, lệ phí cũng như gắn với từng loại hình cơ quan, đơn vị để xác định khoản thu nào nộp ngân sách nhà nước, khoản thu nào
để lại cho đơn vị Cụ thể: phí, lệ phí do cơ quan hành chính Nhà nước thu thì nộp toàn bộ số thu vào ngân sách nhà nước, còn chi phí thực hiện nhiệm vụ thu của các cơ quan này sẽ được ngân sách nhà nước đảm bảo theo đúng định mức tiêu chuẩn chi ngân sách được pháp luật quy định Đối với các khoản phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thu, thì căn cứ lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, khi chuyển đổi phương thức quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, phí, lệ phí của đơn vị
sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội…) được coi là nguồn thu của đơn vị Nhà nước giao toàn bộ cho đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng, kế toán, quyết toán và công bố công khai theo quy định của pháp luật, không hạch toán vào ngân sách nhà nước Đây cũng giống như một doanh nghiệp công, những khoản thu được chính là doanh thu Tuy nhiên,
có đặc trưng là cơ quan Nhà nước nên vẫn sẽ được hỗ trợ một phần từ ngân sách, chỉ quản lý phần ngân sách hỗ trợ đó Việc kiểm soát sẽ được thực hiện bằng
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.sggp.org.vn/Chan-chinh-viec-thu-phi-va-le-phi/1026614.epi
Trang 10chính sách, quyết định thu cái gì, thu như thế nào chứ không quy định con số thu
cụ thể (nói cách khác là không ghi thu)
Đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện HĐND, UBND các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng
Tăng cường quản lí nhà nước trong việc thu phí, lệ phí nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích trên cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc thực hiện thu – chi về phí, lệ phí trên các địa bàn trong
cả nước và trong các lĩnh vực có liên quan
Việc nâng các quy định pháp luật về phí, lệ phí từ Nghị định của Chính phủ lên thành Pháp lệnh về phí và lệ phí đã là một bước ngoặt lớn, đặt nền tảng vững chắc cho các hoạt động thu, quản lí, sử dụng phí, lệ phí đi vào khuôn khổ nhất định tạo điều kiện cho hoạt động này được phát triển trong hành lang pháp
lí an toàn Tuy nhiên, phí và lệ phí là một lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân, nó có tính phổ biến và đa dạng; đồng thời mức thu cũng phức tạp, không đồng nhất ở một mức thu mà có sự phân hoá từng vùng, từng địa phương, đối tượng Do vậy, cần thiết phải xây dựng Luật về phí
và lệ phí nhằm tạo ra giá trị pháp lí cao hơn cho các quy định về phí và lệ phí, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ chính sách và quy định của pháp luật đối với từng khoản thu phí, lệ phí; các khoản đóng góp và giá một số dịch vụ phải trả Thực hiện công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân Đồng thời,