Vấn đề này là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và với việc ban hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện h
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá theo từng giai đoạn thời gian và đã xây dựng nên được thành nhất định Đóng góp vào sự phát triển của đất nước phải kể đến công cuộc cải cách hệ thống thuế do Nhà nước thực hiện Thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, đồng thời cũng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội
Nhìn nhận vai trò của pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với người
có thu nhập cao trong thời gian qua, có thể thấy đây chính là công cụ tài chính trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện công bằng xã hội và điều tiết có hiệu quả, đưa kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, đúng định hướng Vấn đề này là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và với việc ban hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thu hẹp sự khác biệt giữa đối tượng nộp thuế là người Việt Nam và người nước ngoài… đã cho thấy vai trò của Thuế thu nhập cá nhân trong đời sống Để thực hiện được thu thuế cá nhân thì việc quy định tìm hiểu về đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là điều cần thiết Với đề tài: “Bình luận về đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân”, em xin được phân tích làm rõ theo một số khía cạnh theo quan điểm cá nhân
NỘI DUNG I/ Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân và pháp luật thuế thu nhập cá nhân
1 Những vấn đề chung về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thuế TNCN là một trong những loại thuế nằm trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, đối tượng đánh thuế của thuế thu nhập của mỗi cá nhân, xét
Trang 2theo tính chất thuế TNCN là loại thuế trực thu thì người nộp thuế TNCN đồng thời cũng là người chịu thuế Căn cứ vào đối tượng nộp thuế TNCN thì đây là loại thuế trực tiếp vào thu nhập nhận được của các nhân Bên cạnh những đặc điểm chung của thuế, thuế TNCN còn có những nét đặc trưng cơ bản sau:
- Thuế TNCN có đối tượng nộp thuế chỉ là các cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh
- Thuế TNCN được tính trực tiếp và thu nhập thực tế phát sinh của mỗi
cá nhân, nên thuế TNCN thường gây tâm trạng khó chịu cho đối tượng nộp thuế
- Thuế TNCN có mục tiêu chủ yếu là tăng thu cho ngân sách nhà nước
và điều hoà thu nhập dân sư bảo đảm công bằng xã hội Thuế TNCN đánh trực tiếp vào cá nhân có thu nhập mà thông thường mức thuế áp dụng theo biểu thuế lưỡng tiến từng phần nên khả năng điều tiết thu nhập dân cư rất cao
- Thuế TNCN có tính ổn định không cao bởi nó phụ thuộc vào hiệu quả của nền linh tế thu nhập dân cư hàng năm
Vai trò của thuế TNCN được thể hiện một cách rõ nét thông qua hoạt động thu thuế của nhà nước:
- Thuế TNCN là một trong những loại thuế tạo nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước Thuế TNCN là một trong những loại thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước tương đối lớn và trong tương lai thì loại thuế này còn gia tăng nhiều hơn
- Thuế TNCN là công cụ chủ yếu điều chỉnh, phân phối lại thu nhập của tầng lớp dân cư Trong xã hội, thu nhập của mỗi người còn khác xa nhau rất nhiều vì thế nhằm quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với thuế thì Nhà nước ta phải thông qua thuế thu nhập cá nhân điều tiết một phần của những người có thu nhập cao để trợ cấp cho những đối tượng nói trên
Trang 3- Thuế TNCN là công cụ để nhà nước có thể kiểm soát được thụ nhập cá nhân Thông qua đó nhà nước có cơ sở trong hoạch định các mục tiêu, chính sách kế hoạch phát triển xã hội
2 Pháp luật về thuế TNCN
Pháp luật thuế TNCN là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thuế của các quốc gia Là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện quyền thu thuế thu nhập đối với các cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh nhằm tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Với những đặc điểm nhất định, pháp luật về thuế điều chỉnh một cách chặt chẽ và hiệu quả việc thu thuế của nhà nước:
- Pháp luật thuế TNCN điều chỉnh uqan hệ thu nộp thuế giữa nhà nước với các cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh
- Pháp luật thuế TNCN có nguồn khá đa dạng không chỉ bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia mà còn cả quy phạm pháp luật quốc tế trong nhiều hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà các quốc gia đã ký kết
- Pháp luật thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc lợi ích, công bằng
và khả năng nộp thuế
- Pháp luật thuế TNCN thường có tính ổn định không cao, chịu chi phối của nhiều yếu tố, thường được người dân quan tâm tác động đến đời sống xã hội
II/ Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân
1 Khái quát về đối tượng chịu thuế TNCN
Để thực hiện việc thu thuế cá nhân ta phải xác định được cái đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ở đây chính là thu nhập chịu thuế Khác với đối tượng nộp thuế là các chủ thể cá nhân nộp thuế theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNCN năm 2007, ta cần phân biệt xác định đối tượng chịu thuế thu nhập là các khoản thu nhập mà các cá nhân thu nhập được từ các hoạt động khác nhau được quy phạm pháp luật liệt kê một cách cụ thể tại Điều 4
Trang 4Luật Luật thuế TNCN năm 2007, bao gồm có mười loại thu nhập chịu thuế TNCN sau:
- Thu nhập từ kinh doanh
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập từ đầu tư vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ trúng thưởng
- Thu nhập từ bản quyền
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
2. Phân tích đối tượng chịu thuế TNCN
a, Thu nhập chịu thuế mang tính chất thường xuyên
Đối với nhóm thu nhập này thì bao gồm thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
và thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
* Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
- Cá nhân cư trú:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật thuế TNCN năm 2007: “Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế.” Việc quy định cách xác định như trên đã cho thấy pháp luật tạo điều kiện cho các chủ thể có thể giảm bớt mức thuế phải nộp bằng việc cho trừ các chi phí hợp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh Đồng thời Điều 10 Luật thuế TNCN năm 2007 cũng đã quy định một cách chi tiết
Trang 5thế nào là chi phí hợp lý liên quan đến kinh doanh để các đối tượng nộp thuế được phép trừ đi khi tính thuế phải nộp Theo thông lệ ở các nước thì các khoản khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả: chi phí nghề nghiệp, hoàn cảnh bản thân… song Luật thuế TNCN của Việt Nam lại không quy định như vậy Vì để đóng góp được thuế cho Nhà nước thì phải đủ để chi trả cho cá nhân trước đã, đây chính là một bất cập của luật thuế Việt Nam Tuy nhiên, ta thấy rằng trên thực tế, các khoản chi phí liên quan nó tồn tại dưới các dạng khác nhau vì hoạt động kinh doanh là hoạt động mang tính chất đa dạng, phong phú, điều này dẫn đến nhiều cá nhân kinh doanh lợi dụng việc trừ các chi phí liên quan để trừ vào doanh thu thực của hoạt động kinh doanh nhằm giảm đi số thuế thực phải nộp theo quy định pháp luật
Pháp luật thuế TNCN đã có sự dự liệu đối với cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh cùng nhau thì có ba cách tính số thuế phải nộp: “Tính theo
tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân” Đây là một quy định nhằm tránh trường hợp nhiều cá nhân
cùng tham gia hoạt động kinh doanh nhưng chỉ nộp thuế chỉ có một người
Vì thế mà khi đăng ký kinh doanh các cá nhân phải ghi rõ tỷ lệ vốn góp để tạo điều kiện cho công tác thu thuế của nhà nước
Ngoài ra, nhằm hạn chế hiện tượng trốn thuế của các cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh, pháp luật thuế đã quy định việc cơ quan có thẩm
quyền có quyền “ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.” Việc ấn định này vừa giúp cho cơ
quan thu thuế có thể thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn, tuy nhiên điểm hạn chế của quy định này là đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải có chuyên môn về việc xác định doanh thu của một hoạt động kinh doanh để
Trang 6tránh trường hợp các chứng từ không đầy đủ nhằm ngụy biện cho doanh thu thật của cá nhân
Thuế suất được tính dựa vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để xác định mức phần trăm (%) mà cá nhân cư trú phải nộp, cụ thể tại Điều 22 Luật thuế TNCN năm 2007
- Cá nhân không cư trú:
Đối với cá nhân nước ngoài, thì pháp luật thuế cũng có những quy định khác biệt so với các cá nhân cư trú Sở dĩ có sự khác biệt ấy cũng là đặc điểm của hai đối tượng nộp thuế về mặt cư trú cũng như cách thức hoạt động kinh doanh thương mại Theo Điều 25 Luật thuế TNCN năm 2007:
“Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.” Nếu như cá nhân Việt Nam hoạt động kinh doanh phải được trừ đi các khoản chi phí hợp lý để tính ra thu nhập tính thuế thì thu nhập chịu thuế của cá nhân không cứ trú đối với hoạt động kinh doanh thì không áp dụng các khoản trừ chi phí này Điểm khác biệt nữa là trường hợp nếu hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu cá nhân không cư trú phải quy đổi thành toàn bộ số tiền mà cá nhân ấy nhận được dưới bất cứ hình thức nào Quy định có phần không hợp
lý vì nếu thế thì vô hình dung cá nhân cư trú sẽ phải nộp thuế nhiều hơn rất nhiều so với mức thuế ban đầu phải nộp
Thực tế, nhà nước không áp dụng việc trừ các chi phí liên quan cũng như các khoản như bảo hiểm cho cá nhân không cư trú thì mức thuế suất đối với chủ thể này lại thấp hơn so với cá nhân cư trú: 1%, 5% và 2% đối với từng hoạt động khác nhau
* Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Cá nhân cư trú
Trang 7Quy định về đối tượng chịu thuế này được cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN năm 2007 và các khoản tiền lương, tiền công nhận được theo quy định này đều được tính vào kì tính thuế Dựa vào mức lương nhận được khi cá nhân nhận được từ tổ chứu trả cho thì cũng đồng nghĩa với việc
thu nhập này phải chịu thuế thu nhập cá nhân Với quy định “các khoản có tính chất tiền lương, tiền công” (điểm a Khoản 2) vẫn còn mang tính chất
mơ hồ, chưa rõ ràng để cơ quan thu thuế có thể thực hiện công tác thu thuế, đồng thời người dân cũng không xác định được khoản thu nhập nào của mình là đối tượng chịu thuế cá nhân theo tính chất là tiền công, tiền lương -Cá nhân không cư trú:
Quy định tại Điều 26 Luật thuế TNCN năm 2007 đã quy định tương đối
cụ thể Điểm khác biệt ở của đối tượng chịu thuế này đối với cá nhân không
cư trú là “không có sự phân biệt nơi trả thu nhập” tức là nếu cá nhân làm
việc tại Việt Nam nhưng được công ty nước ngoài trả tiền lương, tiền công thì vẫn được xem đấy là thu nhập chịu thuế TNCN của Việt Nam Đây chính
là sự ràng buộc pháp luật đối với các cá nhân làm việc tại Việt Nam, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách đồng thời cũng là một cách để nhà nước quản
lý thu nhập của cá nhân không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam Đồng thời nhà nước cũng quy định thu nhập tính thuế trong nhóm này đối với cá nhân không cư trú phải nhân với thuế suát 20% Mức thuế tương đối cao so với cái loại thuế suất khác mà cá nhân không cư trú phải nộp song cũng phù hợp với mức tiền lương, tiền công mà họ nhận được so với mức trả lương, công của người dân Việt Nam
b, Thu nhập chịu thuế mang tính chất không thường xuyên
Đối với nhóm thu nhập này thì bao gồm thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thừa kế
- Cá nhân cư trú:
Trang 8Về các loại thu nhập này Luật thuế TNCN thì được quy định cụ thể từ Điều 12 đến Điều 18 Luật thuế TNCN năm 2007 Sở dĩ nói các đối tượng chịu thuế này thuộc nhóm thu nhập có tính chất không thường xuyên vì các khoản thu nhập này không phải cá nhân nào cũng có, cũng như việc thực hiện các hoạt động để tạo ra thu nhập này rất ít Nó mang tính nhất thời nhiều hơn là trong quãng thời gian liên tục Có thể thấy rằng, các khoản thu chịu thuế thu nhập cá nhân từ việc trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại hay thừa kế, quà tặng đều phải vượt trên 10 triệu đồng thì mới được xem là thu nhập chịu thế Với quy định một mốc giá trị cụ thể để thuận tiện cho việc phát sinh việc nộp thuế Quy định thế có phần hợp lý vì theo tâm lý chung của con người thì những thu nhập mang tính chất may mắn, hay được tặng cho riêng thì không muốn trích phần để nộp thuế, qua đó thấy được quy định những loại thu nhập phù hợp để thành đối tượng chịu thuế TNCN là rất quan trọng Vì nếu như không quy định rõ ràng giá trị như thế thì vô hình dung cá nhân nộp thuế phải “vừa nhận vừa nộp” dù là giá trị vật chất nhỏ
Còn đối với thu nhập chịu thuế từ việc chuyển nhượng vốn, bất động sản hay đầu tư vốn thì được liệt kê một cách cụ thể các loại thu nhập tại khoản 2, 3, 4 Điều 3 Luật thuế TNCN năm 2007 Nhà nước cũng đã quy định cách xác định thu nhập chịu thế bằng các công thức tính cụ thể đối với từng thu nhập:
TN chuyển nhượng vốn= giá bán- giá mua.
TN chuyển nhượng bất động sản= giá chuyển nhượng BĐS- giá mua BĐS và các chi phí liên quan.
TN từ đầu tư vốn = tổng số các khoản thu nhập từ tiền lãi cho vay, lợi tức
cổ phần, thu nhập từ đầu tư vốn dưới hình thức khác.
Khác với thuế suất đối với nhóm đối tượng chịu thuế mang tính chất thường xuyên thuế suất với các đối tượng chịu thuế thuộc nhóm này được
Trang 9tính theo biểu thuế toàn phần quy định tại Điều 23 Luật thuế TNCN năm
2007 với các mức thuế khác nhau
- Cá nhân không cư trú:
Với những đặc trưng riêng của cá nhân không cư trú vì thế đối tượng chịu thuế của họ cũng được pháp luật quy định một cách riêng biệt nhằm điều chỉnh cho phù hợp với những thu nhập mà họ có được từ Điều 27 đến Điều 31 Luật thuế TNCN năm 2007 Đối với thuế thu nhập là trúng thưởng, thừa kế hay là quà tặng thì thu nhập chịu thuế phải nhân với thuế suất 10%
và cũng có mức giá trị vượt quá là 10 triệu đồng như cá nhân cư trú Song đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản và đầu
tư vốn thì có sự khác biệt thể hiện qua cách xác nhận thu nhập trước khi nhân với thuế suất Cụ thể như sau:
TN chuyển nhượng vốn=(tổng số tiền nhận được bằng việc chuyển nhượng vốn) X thuế suất 0,1%.
TN chuyển nhượng bất động sản= (thu nhập từ chuyển nhượng BĐS)
X thuế suất 10%.
TN từ đầu tư vốn= (tổng số tiền nhận được bằng việc đầu tư vốn) X thuế suất 5%.
Ta thấy rằng, các cá nhân nước ngoài đầu tư vào nước ta đang có chiều hướng tăng cao, đây chính là các đối tượng nộp thuế đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước rất nhiều Việc phân định khác nhau giữa các đối tượng như vậy, giúp cho công tác quản lý thu thuế thu nhập được sát sao hơn, từ đó tiến tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh
tế đang không ngừng biến động kéo theo sự thay đổi đáng kể của thu nhập
cá nhân
3 Các quy định khác về thu nhập chịu thuế TNCN
Về các thu nhập được miễn thuế thì được quy định rõ tại Điều 4 Luật thuế TNCN năm 2007 Với quy định này cho thất tính nhân đạo của Luật tuy nhiên nếu không quản lý chặt chẽ thì sẽ tạo kẽ hở cho các cá nhân trốn
Trang 10thuế thông qua việc kê khai nhà ở không đúng Với quy định thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ… (khoản 4 Điều 4) cho thấy sự bất hợp lý, không tạo được sự công bằng giữa các đối tượng cùng nhận được thừa kế, điều này cũng dẫn đến tâm lý ỷ lại, dựa vào tài sản thừa kế để trốn thuế cũng như thực hiện việc chuyển nhượng bất động sản mà không phải nộp thuế
III/ Nhận xét và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
1 Nhận xét:
Ở các nước đều quy định các khoản thu nhập chịu thuế làm cơ sở cho việc đánh thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập không từ kinh doanh Thông thường các khoản thu nhập chịu thuế phải là những khoản thu nhập hợp pháp, đã thực tế phát ính, có tính phổ biển và nhà nước phải kiểm soát được Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau thì các khoản thu nhập chịu thuế được pháp luật quy định khác nhau Sở dĩ vì thến là do:
- Mỗi một quốc gia có thể khẳng định quyền đánh thuế của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau như đánh thuế theo quốc tích, theo phạm vi lãnh thổ, theo yếu tố cư trú của đối tượng nộp thuế
- Dựa trên cơ sở thu nhập phát sinh để đánh thuế thu nhập vì thế phải kiểm soát được các khoản thu nhập phát sinh của đối tượng nộp thuế
- Từ thực trạng nền kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia mà nhà nước để
ra các loại thu nhập chịu thuế
Trong những năm vừa qua, việc thực thi pháp luật thuế TNCN đã đạt được những thành quả nhất định, đơn zử theo số liệu dự toán ngân sách năm
2007 thì số thu từ thuế thu nhập cá nhân cao nhiều gấp 3 lần tổng số các loại thuế về đất Đồng thời việc hướng đến các chủ thể có thu nhập cao để Đánh thuế là sự chuẩn bị cần thiết trước khi khai thuế TNCN một cách toàn diện Nhưng bên cạnh những mặt đã làm được thì pháp luật thuế TNCN còn những bất cập rõ nét Đối với Việt Nam nói riêng, thì khả năng kiểm soát