bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt nam (2)

35 515 0
bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt nam (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5. Kết cấu của đề tài Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Tiền tệ 1.1.1. Định nghĩa tiền tệ 1.1.2. Bản chất tiền tệ 1.2. Lạm phát 1.2.1. Khái niệm lạm phát 1.2.2. Một số quan niệm về lạm phát 1.2.3. Phân loại lạm phát 1.2.3.1. Căn cứ vào định lượng 1.2.3.2. Căn cứ vào định tính 1.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.2.4.1. Lạm phát do cầu kéo 1.2.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy 1.2.4.3. Lạm phát do cơ cấu 1.2.4.4. Lạm phát do cầu thay đổi 1.2.4.5. Lạm phát do xuất khẩu 1.2.4.6. Lạm phát do nhập khẩu 1.2.4.7. Lạm phát do cung tiền tệ cao và liên tục 1.2.5. Mối quan hệ giữa lạm phát và một số biến số kinh tế vĩ mô 1.2.5.1. Quan hệ giữa lạm phát và lãi suất 1.2.5.2. Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 1.2.6. Tác động của lạm phát 1.2.6.1. Tác động về mặt kinh tế 1.2.6.2. Tác động về mặt chính trị-xã hội 1.2.7. Đo lường lạm phát 1.3. Các biện pháp kiềm chế lạm phát 1.3.1. Biện pháp tình thế 1.3.2. Biện pháp chiến lược Chương 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008- 2012 SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ 2.1. Lịch sử lạm phát ở Việt Nam 2.2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 2.2.1. Năm 2008 2.2.2. Năm 2009 2.1.3. Năm 2010 2.2.4. Năm 2011 2.2.5. Năm 2012 2.3. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam 2.3.1. Lạm phát do chi phí đẩy 2.2.2. Lạm phát do cung tiền tệ cao và liên tục 2.3.3. Do cầu kéo Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2015 3.1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng 3.2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước 3.3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng KẾT LUẬN SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu tình hình lạm phát, các giải pháp kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỉ của nền kinh tế thị trường, mặc dù lý thuyết về lạm phát đã khá phát triển nhưng việc làm thế nào vận dụng các biện pháp để kiểm soát chúng có hiệu quả đối với mỗi nền kinh tế vẫn luôn là vấn đề phức tạp. Nhìn lại lịch sử lạm phát ở nước ta, từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, lạm phát diễn ra kéo dài và nghiêm trọng. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế Việt Nam đồng thời ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế xã hội. Những sự kiện gần đây như việc Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn nước ngoài đã đột ngột chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Với sự điều hành quản lý của nhà nước, lạm phát đã phần nào được ngăn chặn, khắc phục; tuy nhiên với nhiều bất cập như thị trường tài chính tiền tệ kém phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các chính sách pháp luật vừa chồng chéo, vừa thiếu đồng bộ lạm phát vẫn chưa thật sự được đẩy lùi mà còn có nguy cơ quay trở lại, diễn biến một cách phức tạp. Vì thế, việc tìm hiểu lạm phát trong thời gian qua, giai đoạn 2008-2012, về nguyên nhân, diễn biến, tác động, giải pháp…sẽ giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn, đúc kết được kinh nghiệm để xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới. Chính vì những lý do trên nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012”. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình từ các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Th.s Phạm Thị Hoàng Mỹ đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này. SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 1 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát. - Tìm hiểu tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. - Đưa ra một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát trong những giai đoạn từ năm 2013-2015 góp phần tăng trưởng nền kinh tế nước nhà. - Trang bị những kiến thức về chuyên nghành kinh tế, chính trị, kinh tế Việt Nam cho sinh viên. - Nâng cao khả năng thuyết trình, nghiên cứu, tổng hợp…. của sinh viên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2008-2012. - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Sử dụng phương pháp thu thập, liệt kê, so sánh, xử lý số liệu kết hợp với các bài báo viết về tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm qua, cộng với phương pháp quan sát. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục, phần nội dung của bài viết bao gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về lạm phát. Chương 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012. Chương 3. Một số giải pháp nhằm ứng phó lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2013- 2015. Đà Nẵng, ngày 09 tháng 01 năm 2013 Sinh viên Hồ Thị Luyến SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 2 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Tiền tệ 1.1.1. Định nghĩa tiền tệ Định nghĩa tiền tệ của Karl Marx: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để thực hiện quan hệ trao đổi. Tiền tệ là một hàng hóa. Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt. Định nghĩa tiền tệ của các nhà kinh tế hiện đại: Tiền tệ là bất cứ một phương tiện nào được xã hội chấp nhận làm phương tiện trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế. 1.1.2. Bản chất tiền tệ Khi nói đến tiền tệ, hầu hết các nhà kinh tế học trước đây cũng cho rằng đó là phương tiện trung gian trao đổi. Điều này chỉ phù hợp và đúng với giai đoạn ban đầu khi con người bắt đầu sử dụng công cụ tiền tệ. Quá trình phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ không chỉ có vai trò trung gian trao đổi mà nó còn giúp cho chúng ta thực hiện các hoạt động đầu tư tín dụng… Ngoài ra, còn có những vật thể khác giữ vai trò trung gian trao đổi như chi phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu,… mà các nhà kinh tế học vẫn không thống nhất với nhau có phải là tiền tệ hay không. Irving Fisher cho rằng chỉ có giấy bạc ngân hàng là tiền tệ, trong khi Conant Paul Warburg cho rằng chi phiếu cũng là tiền tệ. Samuelson lại cho rằng tiền là bất cứ cái gì mà nhờ nó người ta có thể mua được hầu hết mọi thứ. Theo Charles Rist thì cái thật quan trọng đối với nhà kinh tế không phải là sự thống nhất về một định nghĩa thế nào là tiền tệ mà phải biết và hiểu hiện tượng tiền tệ. 1.2. Lạm phát 1.2.1. Khái niệm lạm phát Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các lại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Biểu hiện đặc trưng của lạm phát: + Hiện tượng gia tăng tiền giấy vượt quá nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa dẫn đến hệ quả là tiền giấy bị mất giá. + Giá cả hàng hóa tăng đồng bộ, liên tục. SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 3 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ + Sự bất ổn định trong đời sống kinh tế xã hội. 1.2.2. Một số quan niệm về lạm phát Lạm phát là vấn đề không xa lạ đối với một nền kinh tế nhưng hiểu chính xác lạm phát là gì không phải dễ, và ngay cả các nhà kinh tế học cũng có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận, lý luận khác nhau về lạm phát.  Trường phái kinh tế học thị trường Theo trường phái kinh tế học thị trường (đại diện là Milton Friedman), họ cho rằng lạm phát là “một hiện tượng xã hội của tất cả các nước có sử dụng tiền tệ hiện đại”, là “đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả hàng hoá tăng lên”. Chúng ta đều biết rằng không phải bất cứ số lượng tiền nào tăng lên trong lưu thông với nhịp điệu nhanh hơn sản xuất cũng đều là lạm phát, nếu như nhà nước không giảm bớt nội dung vàng hoặc giá trị tượng trưng trong đồng tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. Những người theo học thuyết này đã dùng logic hình thức để kết hợp một cách máy móc hiện tượng tăng số lượng tiền với hiện tượng tăng giá để rút ra bản chất kinh tế của lạm phát.  Trường phái cầu kéo Theo trường phái lạm phát do cầu kéo (đại diện là J.Keynes), họ cho rằng lạm phát là “cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn dụng dẫn đến mức giá chung tăng”. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là “cầu dư thừa tổng quát” là không chính xác, vì trong giai đoạn khủng hoảng ở thời kỳ Chủ nghĩ tư bản phát triển, mặc dù có khủng hoảng sản xuất thừa mà không có lạm phát. Còn ở Việt Nam trong năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ. Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái kinh tế học thị trường là không lấy hiện tượng bề ngoài, không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logic là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát. Khái niệm của Keynes vẫn chưa nêu được đúng bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát.  Trường phái lạm phát và giá cả Theo trường phái lạm phát giá cả họ cho rằng lạm phát là “sự tăng giá”. Thực chất lạm phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của tăng giá. Có những thời kỳ giá mà không có lạm phát như: thời kỳ “cách mạng giá cả” ở thế kỷ XVI ở châu Âu, thời kỳ hưng thịnh của một chu kỳ sản xuất, những năm mất mùa tăng giá chỉ là hệ quả là một tín hiệu dễ thấy của lạm phát nhưng có lúc tăng giá lại trở thành nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát xảy ra là do tăng nhiều yếu tố chứ không phải chỉ đơn thuần do tăng giá. Vì vậy quan điểm của trường phái này đã lẫn lộn giữa hiện tượng và bản chất, làm cho người ta dễ ngộ nhận giữa tăng giá và lạm phát. SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 4 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ  Trường phái Karl Marx K.Marx đã cho rằng: lạm phát là “sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại sản phẩm xã hội giữa các giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản”. Ở đây Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, từ đó dẫn tới việc người ta có thể hiểu lạm phát là do giai cấp tư bản chủ động tạo ra để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản. Trường phái này có nhược điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù kinh tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và chưa nêu được ảnh hưởng của lạm phát trên phạm vi quốc tế. Trên đây là các quan điểm của các trường phái kinh tế học chính. Nói chung các quan điểm đều chưa hoàn chỉnh, nhưng đã nêu được một số mặt của hai thuộc tính cơ bản của lạm phát. Ở nước ta cũng như nhiều nước khác, quan niệm của trường phái giá cả được chấp nhận tương đối phổ biến. Sở dĩ như vậy là vì thế kỷ XX là thế kỷ lạm phát, lạm phát hầu như diễn ra ở tuyệt đại bộ phận các nước mà sự tăng giá lại là tín hiệu nhạy bén, dễ thấy của lạm phát. Nói chung, lạm phát chính là một hiện tượng của các nền kinh tế thị trường, và chúng ta sẽ hiểu đơn giản lạm phát là “sự tăng giá kéo dài, là sự thừa các đồng tiền trong lưu thông, là việc nhà nước phát hành thêm tiền nhằm bù đắp bội chi ngân sách”. 1.2.3. Phân loại lạm phát 1.2.3.1. Căn cứ vào định lượng Lạm phát vừa phải: là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…Có thể nói đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được, những tác động của nó là không đáng kể, tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Lạm phát phi mã: là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 con số 1 năm. Ở mức 2 con số thấp: 11,12% thì nói chung các tác động tiêu cực không đáng kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 5 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập. Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế. Siêu lạm phát: là lạm phát 3 con số một năm, xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ rất nhanh, tỷ lệ lạm phát cao. Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực tế của người lao động bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn, mất phương hướng. Tóm lại, siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra. Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Vì vậy các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại. Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm, siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm 1.2.3.2. Căn cứ vào định tính  Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung. Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động. Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra.  Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế. Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện. Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút. SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 6 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ 1.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.2.4.1. Lạm phát do cầu kéo Khi tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp, hay nói cách khác là nền kinh tế đã vượt qua mức sản lượng tiềm năng của nó sẽ dẫn tới lạm phát do cầu kéo. Lúc này thì đồng tiền cầu sẽ vượt quá mức cung hàng hóa có giới hạn và sẽ làm cho chúng tăng giá. Ta có thể thấy rõ hơn cơ chế lạm phát cầu kéo qua mô hình sau đây: Đồ thị 1.1: Lạm phát cầu kéo (Nguồn giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - ĐH Thương Mại) Trong ngắn hạn, đường tổng cung AS (Aggregate demand) mới đầu nằm ngang và sẽ dốc ngược lên khi vượt quá mức sản lượng tiềm năng Q*. Điều này là do khi chưa đạt mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả của đầu ra cũng khuyến khích được các hãng tăng nhanh sản lượng sản xuất ra để đáp ứng sự tăng lên của nhu cầu, thu nhiều lợi nhuận hơn. Khi sản lượng của nền kinh tế là Q’ > Q*, chi phí đầu vào đã kịp thời điều chỉnh tăng lên, các hãng không còn động lực để tăng cao sản lượng nữa, do đó dù giá có tăng nhiều nhưng sản lượng vẫn không tăng đáng kể hay đường AS có độ dốc lớn. Lúc đó, cầu tăng mạnh, đường AD 0 dịch chuyển lên trên đến vị trí mới là AD 1 và mức giá tăng nhanh từ P 0 đến P 1 . Tổng cầu tăng liên tục làm cho đường tổng cầu liên tiếp dịch chuyển về phía bên phải và mức giá không ngừng tăng lên, tức là xảy ra lạm phát cầu kéo. Khi đường cầu dịch chuyển đến AD 1 , nền kinh tế ở trạng thái vượt quá trạng sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công, người lao động gây áp lực tăng lương làm cho tổng cung giảm, đường tổng cung AS 0 dịch chuyển về bên trái tới vị trí AS 1 . Mức giá tăng tiếp từ P 1 đến P 2 , nền kinh tế lại chuyển về trạng thái đạt mức sản lượng tiềm năng SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 7 Q * Q , AD 0 AD 1 AD 2 AS 0 AS 1 AS 2 P 0 P 1 P 2 P 3 Q (Sản lượng) P (Mức giá) Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS. Phạm Thị Hoàng Mỹ và toàn dụng nhân công. Cứ như thế, sau khi đường tổng cầu dịch chuyển về bên phải thì đường tổng cung lại dịch chuyển về bên trái kéo theo mức giá tăng liên tục. 1.2.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phát sinh từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể đạt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn. Ví dụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá. Mô hình dưới đây cho ta thấy quá trình diễn ra lạm phát chi phí đẩy: Đồ thị 1.2: Lạm phát chi phí đẩy (Nguồn giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - ĐH Thương Mại) Ban đầu đường tổng cầu là AD 0 , đường tổng cung là AS 0 . Khi chi phí đầu vào tăng (ví dụ giá dầu lửa tăng), các hãng giảm mức cung hàng hoá, dịch vụ và đường tổng cung dịch chuyển sang tới vị trí AS 1 , sản lượng giảm xuống còn Q’, đẩy mức giá tăng từ P 0 lên P 1 . Hiện tượng mức giá tăng liên tục, đồng thời sản lượng (hay GDP thực tế) suy giảm được gọi tình trạng lạm phát đình trệ hay đình lạm; kèm theo đó là thất nghiệp gia tăng. 1.2.4.3. Lạm phát do cơ cấu Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 8 P (Mức giá) Q (Sản lượng) AS 0 AS 1 AS 2 AD 0 AD 1 P 1 P 2 P 0 Q * Q , Q * Q , AD 0 AD 1 AD 2 AS 0 AS 1 AS 2 P 0 P 1 P 2 P 3 Q (Sản lượng) P (Mức giá) [...]... thất thu đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 17 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS Phạm Thị Hoàng Mỹ Chương 2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012 2.1 Lịch sử lạm phát ở Việt Nam Câu chuyện lạm phát ở Việt Nam không phải là mới Đã từng có thời kỳ tỉ lệ lạm phát lên đến 3 chữ số Đổi tiền và lạm phát năm 1986 gọi là lạm... động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa, chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế Ngoài ra, lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa Khi lạm phát xảy ra thì những thộng tin trong xã hội bị phá hủy do biến động của giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn Khi đó khó có thể phân biệt được doanh nghiệp làm ăn tốt hay kém Trong việc phân phối lại thu nhập và của cải:... doanh vàng miếng trên thị trường tự do, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới Theo nghị định 24/CP về quản lý thị trường vàng thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định từ ngày 10/1 tới, sẽ chỉ những địa điểm được cấp phép mới có quyền kinh doanh vàng miếng Như vậy, nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ việc kinh doanh vàng của tất cả các doanh nghiệp, góp phần kiểm soát lạm phát 3.2 Thực hiện. .. trong nước chưa đáp ứng; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu theo danh mục do Bộ Công Thương ban hành SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 31 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS Phạm Thị Hoàng Mỹ KẾT LUẬN Qua toàn bộ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lạm phát, ta càng thấy rõ mức độ ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và. .. nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn, tốc độ lưu thông tiền tăng vọt và điều này càng thúc đẩy lạm phát gia tăng Trong lĩnh vực tiền tệ: lạm phát làm cho quan hệ thương mại, tín dụng, ngân hàng bị thu hẹp Khi lạm phát xảy ra, lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh, cộng với việc giảm sút quá nhanh của đồng tiền khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, đáp ứng được nhu cầu của người đi vay…... đầu tư) để hưởng lãi suất 1.2.5.2 Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Khi đề cập đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, người ta thường sử dụng đường cong Phillip Tuy nhiên, đường cong Phillip hiện đại khác với đường Phillip ban đầu ở chỗ: đường Phillip hiện đại phản ánh quan hệ giữa lạm phát giá cả và thất nghiệp chứ không phải giữa lạm phát tiền lương và thất nghiệp; đường Phillip hiện đại có... hàng hoá, p i : giá của các mặt hàng SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 16 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS Phạm Thị Hoàng Mỹ t : năm hiện hành 0 : năm gốc 1.3 Các biện pháp kiềm chế lạm phát 1.3.1 Biện pháp tình thế Chính sách đóng băng tiền tệ: giảm lượng tiền trong nền kinh tế bằng cách ngưng phát hành tiền vào kênh lưu thông Đồng thời, dừng các nghiệp vụ làm tăng lượng cung ứng tiền tệ như dừng các nghiệp... tế, kìm hãm sự phát triển của đất nước Vì vậy, ta cần phải kiềm chế lạm phát ở mức có thể chấp nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta trong thời gian tới SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 32 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS Phạm Thị Hoàng... vneconomy.vn) 2.2.1 Năm 2008 Trong hơn nửa đầu năm 2008, lạm phát là vấn đề số một của nền kinh tế Viêt nam Tốc độ tăng giá tiêu dùng liên tục tăng ở mức 2%/tháng với đỉnh điểm vào tháng 2 và tháng 5 (tăng 3,91 %) Biểu đồ 2.4: Diễn biến CPI trong năm 2008 SVTH: Hồ Thị Luyến – Lớp L12NH4 21 Đề án Tài chính tiền tệ GVHD: ThS Phạm Thị Hoàng Mỹ Vào tháng 6/2008, giá hàng hóa trên thế giới bắt đầu giảm khiến... theo kịp làm xảy ra tình trạng dư thừa tiền trong lưu thông Mặt khác, công tác điều hành của nhà nước không theo kịp nhịp độ, không thu hồi kịp thời lượng thiền tung ra mua ngoại tệ dự trữ khi các dòng ngoại tệ tràn vào đã làm cho các nghiệp vụ thị trường mở không đủ khả năng trung hòa các “phản ứng phụ” của dòng ngoại tệ Trong lưu thông, cung tiền qua mức cần thiết trong khi cung đứng yên thì tất yếu . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Tiền tệ 1.1.1. Định nghĩa tiền tệ Định nghĩa tiền tệ của Karl Marx: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để thực hiện quan hệ trao. không phải là sự thống nhất về một định nghĩa thế nào là tiền tệ mà phải biết và hiểu hiện tượng tiền tệ. 1.2. Lạm phát 1.2.1. Khái niệm lạm phát Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục, phần nội dung của bài viết bao gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về lạm phát. Chương 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai

Ngày đăng: 30/10/2014, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan