Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt nam (2) (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam

2.3.1. Lạm phát do chi phí đẩy

Những tháng đầu năm 2011, việc điều chỉnh tăng giá một số hàng hóa thiết yếu, điều chỉnh tăng tỉ giá USD/VND, tăng lãi suất ngân hàng tập trung dồn dập vào khoảng thời gian ngắn đã làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, trong khi đó sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong công tác quản lý thị trường với thông tin tuyên truyền còn hạn chế, gây tâm lý không tích cực cho người tiêu dùng, qua đó đã gây phản ứng tăng giá dây chuyền lên nhiều hàng hóa khác.

Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Một số DN phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Lãi suất tăng cao, chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh cũng làm cho nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, không ít dự án bị đình hoãn hoặc nguy cơ đình hoãn.

Việc tăng lương, tăng giá xăng dầu, điện nước, vận tải…đều xuất phát từ phía người bán và nhiều khi còn được cộng hưởng với việc điều hành, quản lý giá chưa hiệu quả của nhà nước. Sự hợp lực của hai yếu tố này đã tạo lực đẩy chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao làm tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế nước ta phải đối mặt với tình trạng nhập siêu hơn 20 năm nay do hiệu quả cũng như năng suất lao động thấp, khả năng tiêu

hóa các luồng vốn lớn từ bên ngoài còn kém... Tình trạng nhập siêu còn nghiêm trọng hơn vào đầu năm 2008, từ đó tạo điều kiện cho lạm phát chi phí đẩy bùng phát.

Ngoài ra, do nền kinh tế nước ta bị phụ thuộc nhiều vào bên ngoài nên khi gía cả trên thị trường thể giới tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2010, giá cả trong nước cũng biến động theo một cách thất thường, dẫn tới lạm phát chi phí đẩy.

2.2.2. Lạm phát do cung tiền tệ cao và liên tục

Tăng trưởng tín dụng trong nước được mở rộng quá mức từ 2007-2009 và kéo dài sang nhiều tháng đầu năm 2010 làm cho việc cấp tín dụng cho các hoạt động đầu cơ chứng khoán, đầu cơ bất động sản còn dễ dàng hơn cấp tín dụng cho các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ trong 3 năm, cung tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng tăng gấp đôi so với các năm trước. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế tăng mạnh. Các nguồn vốn ngoại (đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, ODA, kiều hối…) tràn vào và tăng đột biến ngay từ đầu năm 2008. Để duy trì tỷ giá USD, ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối và đẩy một lượng tiền lớn ra thị trường. Trong khi đó, một mặt khả năng tiêu hóa nội địa còn thấp kém, năng lực sản xuất trong nước không theo kịp làm xảy ra tình trạng dư thừa tiền trong lưu thông.

Mặt khác, công tác điều hành của nhà nước không theo kịp nhịp độ, không thu hồi kịp thời lượng thiền tung ra mua ngoại tệ dự trữ khi các dòng ngoại tệ tràn vào đã làm cho các nghiệp vụ thị trường mở không đủ khả năng trung hòa các “phản ứng phụ” của dòng ngoại tệ. Trong lưu thông, cung tiền qua mức cần thiết trong khi cung đứng yên thì tất yếu dẫn đến lạm phát. Nếu phản ứng không kịp, để kéo dài sẽ sinh ra lạm phát cao, điều đó không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt nam (2) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w