Năm 2011

Một phần của tài liệu bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt nam (2) (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Năm 2011

Biểu đồ 2.7: Diễn biến CPI trong năm 2011

CPI năm 2011 tăng bình quân mỗi tháng khoảng 1,46%, đây là tốc độ tăng giá rất cao so với các năm trước. Năm 2011, diễn biến CPI tăng ở hầu hết các nhóm hàng và tập trung vào 7 tháng đầu năm (tốc độ tăng qua 7 tháng: tháng 1: 1,74%, tháng 2: 2,9%, tháng 3: 2,17%, tháng 4: 3,32%, tháng 5: 2,21%, tháng 6: 1,09%, tháng 7: 1,17%). Nguyên nhân chính là do sự tăng giá của 2 nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đó là nhóm thực phẩm tăng 27,8%, nhóm lương thực tăng 19,26% làm tác động đến nhóm hàng ăn uống và dịch vụ: Tăng 24,85%. CPI từ tháng 8 đến nay (tháng 8: tăng 0,93%, tháng 9: 0,82%, tháng 10: 0,36%, tháng 11: 0,39%, tháng 12 dù là tháng áp Tết nhưng CPI cũng chỉ tăng 0,53%) cho thấy, việc thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát chính là yếu tố thành công trong việc khống chế “vũ điệu” tăng giá vào những tháng cuối năm, thị trường hàng hóa có nhiều chuyển biến tích cực.

CPI năm nay chủ yếu tăng cao trong những tháng đầu năm và giảm dần trong những tháng cuối năm. Trong 4 tháng cuối năm, CPI có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng và tháng sau thấp hơn tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 12 tăng 0,53%. Như vậy so với tháng 12.2010, CPI cả nước tăng 18,13%, đưa mức CPI cả năm 2011 tăng 18,58% so với năm ngoái.

Tháng 12, ngoài nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,09%, 10 nhóm hàng còn lại trong rổ tính CPI đều tăng giá. Tăng mạnh nhất là giá lương thực (thuộc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống) tăng 1,4% so với tháng trước. Một số nhóm khác tăng giá mạnh

gồm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% và thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,68% so với tháng 11. Như vậy, mức CPI tăng 18,58% so với năm 2010 đã vượt ngoài mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 18% theo kế hoạch đề ra của Chính phủ. So với chỉ tiêu lạm phát năm 2011, mức tăng CPI cả năm chỉ cao hơn con số dự báo không đáng kể. Nguyên nhân của lạm phát cao có yếu tố bên ngoài như giá lương thực, xăng dầu quốc tế tăng và tình hình lạm phát cao đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và yếu tố bên trong do tác động của việc sử dụng gói kích thích kinh tế từ năm 2008 đến năm 2010 và việc tăng giá điện, xăng dầu, tăng lương cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt nam (2) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w