5. Kết cấu của đề tài
3.2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội ch
ngân sách nhà nước
Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới. Về mặt tài chính, cần có giải pháp để giảm thiểu sơ hở của cơ chế quản lý, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý, chấn chỉnh lại công tác hạch toán (chứng từ, sổ sách, quyết toán, báo cáo tài chính...).
Cần giữ chỉ số giá tiêu dùng bình quân dưới 9%/năm. Trong đó, CPI năm 2013 - 2014 dưới 6% và năm 2015 dưới 5% làm cơ sở kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong Kế hoạch 5 năm tiếp theo dưới 5%/năm. Trong khi đó, Chính phủ đề nghị đến năm 2015 đạt dưới 7%.
Về bội chi ngân sách, Chính phủ xác định giảm mức bội chi xuống 4,5% GDP năm 2015. UB Kinh tế cho rằng, tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hiện nay là quá cao. Dự kiến 5 năm 2011-2015 vẫn ở mức 37,5% trong khi hiệu quả đầu tư không cao. Do vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị cần kiên quyết giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống 3-4% GDP trong kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Cùng với chỉ tiêu giảm bội chi, Chính phủ đề nghị sẽ giảm nợ xuống không quá 55% GDP, nợ công không quá 65% GDP. UB Kinh tế chỉ “duyệt” mức đến năm 2015 không vượt quá 50% GDP; nợ công không quá 60%. Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. Thực hiện rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ. Bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dư nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc gia. Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước.