1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Góp phần nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của hoạt chất thân cây mướp đắng trên chuột cống trắng thực nghiệm

41 296 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Các nghiên cứu về hoạt chất có tác dụng làm giảm glucose huyết ờ quả Mướp đắng cho thấy các chất này cũng có mặt trong một số bộ phận khác của cây Mướp đắng như thân, lá, hạt với tỷ lệ

Trang 1

BỌ YTE

LÊ THANH NỘI

TRẼN CHUỘT CỐNG TRANG th ự c nghiêm* * *

(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1997 - 2002)

TH s - PHÙNG THANH HƯƠNG

Qhỉi thựít hiện : Bộ môn Hoá Sinh 'ĨỈÙX' ạian Ỉỉiựe ítiêII : 01/03 - 05/05/2002

Hà Nội: 05 - 2002

Trang 2

£ ò i e ả m đwt

^ ĨJú4 t o i l ( ị fải?t ổ n ÌX U L s u C' f t õ t d ttn c h C íỉi t ỉ ì í í i t i l o x ỉtn f)'fi ĩ

^7cS Qlạuụỉn (X)uản ÌJhanjQ

x ĩh cS rf)fa ù n (i ÌJhjanfa 'iïùtiû’titi

Ma nltữttạ utjn'ff'i fit ă í/ tu tít! íịìúp itị't itínff üiínf ImótKỊ tfati

lốt ttạíiìệp nă tị.

&ồi *ùt ehảtt thănh eảín f)ti eâe thầy, eđ tịiấ t)ă eâe (‘ỏ ktj thuật DỈỉn tetmtị bí mồn lỗoâ sình đê nhiệt tình íTóttạ (ịđp ụ kift, fiư) íĩỉfa kiện thuận lọi (ỊỈÚp (tò tồi híUiíị quâ trình ỉkựa hiện lihoâ Luận, tòỉ nqịùĐỊL.

&Ũ4 t'ttu(Ị J£IỆL (‘ỈUtu thanh ÍJHttt f)ft câc tlititj cồ- íỊĂíttì ỉ vo tHị fị$-

qiùfL íTõ tồi vất nhiềti trú nạ quâ trình ỉliựe hiện khtìú luận nỉĩụ.

@uăi eitttạ, tỏi xht thđn thănh eảm Ott í)tut ạìrìtn hiệu, rf)ântị

UẬ It/itì trtiòủị èíHíị toăn th ỉ ('ât' thắụ eô ạiâtì h'fittff h'il'ỉttff đê tạo

Trang 3

1 Sơ lược vê bệnh đái tháo đường 3

3 Các thuốc điều trị đái tháo đường 8

2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 16

Trang 4

2.2 Kết quả thực nghiệm 212.2.1 Ảnh hưởng của hoạt chất thân mướp đắng trên glucose huyết của 21chuột bình thường

2.2.2 Ảnh hưởng của hoạt chất thân mướp đắng trên một số mô hình tăng 23 glucose huyết thực nghiệm

2.2.3 Ảnh hưởng của các liều hoạt chất Glycosid thân mướp đắng khác 29nhau tới mức tăng glucose huyết của chuôt uống Glucose liều 3g/kg

Trang 5

ĐẶT VÂN ĐỂ

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá, gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối hay không đáp ứng vói insulin

Ngày nay bệnh đang có tốc độ phát triển rất nhanh Theo tổ chức Y

tế thế giới (WHO), năm 1985 thế giới có khoảng 30 triệu người mắc bệnh đái tháo đường Sau 10 năm (1994) con số này lên đến 110 triệu người và dự kiến sẽ là 240 triệu vào năm 2010 [8]

Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 1998 có 1 đến 2% dân

số mắc bệnh đái tháo đường Tỷ lệ mắc bệnh ở Hà Nội là 1,44%; Huế là

0,96%, thành phố Hồ Chí Minh là 2,68% và đang có xu hướng tăng lên [1] Bệnh thường kéo theo nhiều biến chứng mạn tính cũng như cấp tính,

có thể gây tàn tật suốt đời hoặc tử vong nhanh chóng Vì vậy việc tìm ra được những loại thuốc mói, an toàn để chữa đái tháo đường là nhiệm vụ cấp bách của ngành Y- Dược

Nước Việt Nam có một kho tàng thuốc đông y và y học dân gian rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại cây được sử dụng vói mục đích chữa đái tháo đường Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu sâu về một số cây thuốc nhằm chế tạo ra các thuốc chữa đái tháo đường có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ [5,10,11,12,13] Quả Mướp đắng thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học Phạm Văn Thanh (Viện Dược liệu) trong luận án tiến sĩ của mình đã chế tạo thành công thuốc Morantin vói hoạt chất Glycosid từ quả Mướp đắng [11] Các

nghiên cứu về hoạt chất có tác dụng làm giảm glucose huyết ờ quả Mướp

đắng cho thấy các chất này cũng có mặt trong một số bộ phận khác của cây Mướp đắng như thân, lá, hạt với tỷ lệ tương đương [11,12] Vói mong muốn có thể tận dụng cả các phần khác của cây mướp đắng sau khi đã

Trang 6

thu hoạch quả để làm nguyên liệu chiết xuất và chế tạo thuốc chữa đái tháo đường, chúng tôi tiến hành đề tài: “Góp phần nghiên cứu tác dụng

hạ glucose huyết của hoạt chất thân cây Mướp đắng trên chuột cống trắng thực nghiệm” nhằm mục đích:

-Chứng minh tác dụng hạ Glucose huyết của hoạt chất Glycosid thân Mướp đắng trên một sô mô hình tăng Glucose huyết thực nghiệm.-So sánh tác dụng hạ Glucose huyết của hoạt chất Glycosid thân Mướp đắng vói Glycosid quả Mướp đắng và với một số thuốc điều trị đái tháo đường thông dụng

Trang 7

Phần I:

TỔNG QUAN

A BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1 Sơ LƯỢC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1 Khái niệm bệnh đái tháo đường [3]

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá, gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu Insulin tương đối hoặc tuyệt đối Đây là một phức hợp các rối loạn chuyển hoá gồm Gluxit, Lipid, Protit và điện giải Những rối loạn này có thể dẫn tói hôn mê và tử vong trong một thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thòi, hậu quả muộn của các rối loạn chuyển hoá này là gây tổn thương vi mạch, các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn

1.2 Phân loại đái tháo đường: dựa trên cơ chế bệnh sinh của đái

tháo đường, hiệp hội đái tháo đường Mỹ đã đưa ra phân loại bệnh nhưsau: [1,3,7]

1.2.1 Đái tháo đường typ I: đái tháo đường phụ thuộc Insulin (IDDM)

Do tổn thương hoặc suy giảm chức năng tế bào bêta nguyên phát, dẫn đến thiếu Insulin tuyệt đối

1.2.2 Đái tháo đường typ II: đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (NIDDM)

Đăc điểm: Thiếu Insulin và kháng Insulin, không có sự phá huỷ tự miên các tê bào bêta, tỷ lệ béo phì cao, thường không có triệu chứng trong nhiều năm, có nguy cơ tăng các biến chứng mạch máu, nồng độ Insulin bình thường hoặc cao, không nhất thiết phải điều trị bằng Insulin , hiếm khi có toan ceton tự phát

Trang 8

1.2.3 Đái tháo đường thai nghén.

Đái tháo đường ở ngưòi mang thai thường khỏi phát từ tuần lễ thứ

24 của thai kì Đái tháo đường khởi phát do nhu cầu tăng Insulin của sự phat triên thai, khi thai phát triển nhu cầu cung cấp năng lượng của người

mẹ tăng lên đòi hỏi lượng Insulin nhiều hơn để đưa glucose từ máu vào tế bào Mặt khác, trong giai đoạn mang thai cơ thể mẹ sản xuất ra các nội tiết tô có tác động kháng Insulin

Để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai nghén, tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra đường huyết vào tuần lễ thứ 24 và 28 của thời kỳ mang thai

1.2.4 Rối loạn dung nạp glucose.

Rối loạn dung nạp glucose chỉ được phép kết luận sau khi đã tiến hành nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống theo tiêu chuẩn của WHO năm 1985 Những bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose thường có nguy cơ cao về bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và tăng cân hom so với bình thường Qua theo dõi các trường hợp rối loạn dung nạp glucose sau 5 năm, chỉ thấy xuất hiện đái tháo đường thực

sự khoảng 30%, phần lớn vẫn tồn tại tình trạng rối loạn dung nạp glucose[3]

1.3 Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường [3,16].

Sự phát triển vượt bậc của sinh hoá, sinh học phân tử và miễn dịch học đã giúp hiểu biết rõ hơn về bệnh sinh của đái tháo đường là một bệnh

tự miễn có sự tác động của các yếu tố sau: di truyền, miễn dịch, môi trường và chế độ dinh dưỡng

Insulin la một hormon của tuyến tuỵ đóng vai trò quan trong trong điều hoà đường huyết Nó làm giảm hàm lượng đường trong máu thôngqua tác động đến sự tổng hợp glycogen, triglycerid, protein Ở người

Trang 9

bình thường, nồng độ Insulin trong máu phụ thuộc vào lượng glucose huyết Khi đường huyết tăng, lượng Insulin bài tiết ra sẽ tăng lên để điều hoà lại nồng độ đường huyết Vì một nguyên nhân nào đó, lượng Insulin được bài tiết ra không đủ để đảm bảo chức năng kiểm soát đường huyết Kết quả nồng độ đường huyết tăng cao dẫn đến tình trạng bệnh đái tháo đường typ I Ngược lại khi nồng độ đường huyết tăng cao , trong khi lượng Insulin vẫn ở mức bình thường thậm chí ở mức cao nhưng do có sự suy giảm về chất lượng và số lượng receptor nhận biết Insulin của tế bào đích nên không có sự đáp ứng của Insulin vói đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường typ II.

Thông qua các công trình nghiên cứu về bệnh sinh của đái tháo đường, có thể chia nguyên nhân gây bệnh thành hai loại chính: [16]

1.3.1 Nguyên nhân ngoài tuỵ ■

- Cường tuyến yên trước, cường vỏ thượng thận, cường giáp trạng

1.3.2 Nguyên nhân do tuỵ

- Sỏi tuỵ, u ác tính di căn tuỵ, viêm tuỵ

1.4 Chẩn đoán đái tháo đường.

1.4.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán [31

Đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi xảy ra một trong ba tình trạng sau:

• Đường huyết >11,1 mmol/1 (200mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào,

kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, giảm cân và có đường niệu, có thể có ceton niệu

• Đường huyết lúc đói > 6,9 mmol/1 (126mg/dl) xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói trên 10 giờ

• Đường huyết sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết 2 giờ >11,1 mmol/1 (200mg/dl) theo tiêu chuẩn WHO năm 1985

Trang 10

1.4.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán đái tháo đường [3,6,19]

a Xét nghiêm đường huyết r 19]

Tăng đường huyết là triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường, do

đó xét nghiệm định lượng đường huyết là xét nghiệm được tiến hành đầu tiên trong chẩn đoán đái tháo đường Xét nghiệm thường được tiến hành lúc đói hoặc sau khi làm nghiệm pháp gây tăng đường huyết Các phương pháp định lượng đường huyết thường sử dụng:

- Phương pháp Folin - Wu

- Phương pháp glucose oxidase

- Phương pháp Somogyi-Nelson

- Một sô phương pháp khác: Phương pháp HagedomJensen, phương pháp dùng orthotoluidin, axit picric

b Xét nghiêm đường niêu rỏ, 191

Người bình thường trong nước tiểu không có đường Ngưỡng đường của thận trung bình từ 160-180mg/dl (8,9-10,0mol/l), khi đường huyết tăng cao vượt quá ngưỡng thận, đường sẽ xuất hiện trong nước tiểu Có nhiều phương pháp xác định glucose trong nước tiểu như: Phương pháp Benedict, phương pháp Fehling, phương pháp Causse-Bonan

Dựa trên các phương pháp đó, người ta đã chế tạo ra nhiều loại que thử nhanh (urichek) và một số loại giấy thử đường niệu đặc biệt như: Glukotes,Clinictest, Diastix

c Xét nghiêm ceton niêu Í6,191

Ở người bệnh đái tháo đường, ceton hình thành trong cơ thể do tăng thoái hoá lipid tạo ra và đào thải ra nước tiểu Sự xuất hiện ceton trong nước tiểu là dấu hiệu báo trước tình trạng hôn mê nhiễm toan Có thể

Trang 11

dùng que thử nhanh (urichek) để phát hiện ceton niệu cho kết quả chínhxác, dễ sử dụng.

d Đinh lương Insulinf3.6.71

Xét nghiêm định lượng Insulin rất có giá trị trong chẩn đoán và phân biệt các thế bệnh đái tháo đường Hàm lượng Insulin trong máu đươc định lượng khi đói và đặc biệt là sau khi làm nghiệm pháp tăng đườnghuyết Ở bệnh nhân đái tháo đường typ I, nồng độ Insulin trong huyết thanh rất thấp hoặc không phát hiện được Ở bênh nhân đái tháo đường typ II, nồng độ Insulin huyết lúc đói bình thường hoặc hơi cao nhưng sau khi làm nghiêm pháp tăng đường huyết, Insulin huyết tăng chậm do khả năng đáp ứng bài tiết Insulin của tế bào bêta bị thay đổi

Insulin trong máu được định lượng bằng phương pháp RIA hoặc phương pháp ELISA

1.5 Các biến chứng của đái tháo đường.

1.5.1 Biến chứng cấp tính [6]

• Hôn mê đái tháo đường do nhiễm acid ceton

Nhiêm acid ceton là hiện tượng nhiễm acid chuyển hoá do sản xuất quá nhiều những chất cetonic

• Hôn mê đái tháo đường do nhiễm acid lactic:

Nhiêm acid lactic là hiện tượng nhiễm acid chuyển hoá do tăng acid lactic máu Hôn mê do acid lactic là một trạng thái lâm sàng đặc biệt nghiêm trọng của hôn mê đái tháo đường, tỷ lệ qua khỏi rất thấp

• Hôn mê đái tháo đường do tăng áp suất thẩm thấu:

Đây là thể lâm sàng nặng của hôn mê đái tháo đường, hiếm gặp(10%),

tỷ lệ sống sót khoảng một trên hai bệnh nhân

• Hạ glucose máu:

Trang 12

Hạ glucose máu là một trong số các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường Hạ glucose máu được xác định khi xét nghiêm glucose máu

thấy nồng độ glucose máu <0,50 g/1 (2,8 mmol/1) ở người lớn và <0,27 g/1 (1,5 mmol/1) ở trẻ em.

Biểu hiện lâm sàng của hạ glucose máu đa dạng, thường thể hiện chủ yếu bởi những dấu hiệu về thần kinh hoặc tâm thần (ngủ lịm, hôn mê, co giật )

1.5.2 Biến chứng mạn tính [3,7]

• Bệnh lý mạch vành bao gồm thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim

thường là nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.

• Bệnh lý về mắt: bao gồm hiện tượng phình mao mạch, xuất huyếtvõng mạc, bệnh lý võng mạc tăng sinh

• Bệnh thận: Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong nhữngbiến chứng thường gặp Tỷ lệ biến chứng tăng theo thòi gian mẵcbệnh

• Bệnh lý bàn chân: loét bàn chân, có thể dẫn đến hoại tử bàn chân

1.5.3 Các biến chứng khác ĩ3,71

• Nhiễm trùng (lao phổi, viêm ống tai ngoài cấp tính, viêm răng lợi,viêm tuỷ xương, hoại tử tổ chức và hoại tử niêm mạc )

• Tổn thương da và khớp

• Viêm đa dây thần kinh

3 CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

* Mục tiêu điều trị [8]

Tuỳ từng người bệnh mà có những mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng mục tiêu chung là:

- Đưa đường máu về càng gần giá trị bình thường càng tốt

- Phòng tránh và điều trị những biến chứng có thể xảy ra

Trang 13

Để đạt được những mục tiêu này mỗi người bệnh ngoài việc dùng thuốc cần phải thực hiện một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Các thuốc dùng để điều trị bệnh đái tháo đường được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm 1: Các thuốc tân dược

- Nhóm 2: Các thuốc có nguồn gốc dược liệu

3.1 Các thuốc tân dược

a Insulin tác dung cưc nhanh:

-Insulin lispro: Tác dụng xuất hiện sau 15 phút và đạt tối đa sau 30phút, kéo dài tác dụng khoảng 4 giờ

b Insulin tác dung nhanh:

- Insulin hydroclorid: Thời gian xuất hiện tác dụng sau khi tiêm 1 giờ và đạt tối đa sau 3 giờ, kéo dài tác dụng khoảng 6 giờ Thuốc được sử dụng trong hôn mê do đái tháo đường, 1 ml chứa 20- 40 đơn vị, có thể tiêm bắp, dưói da, tĩnh mạch

- Nhũ dịch Insulin- kẽm: Chỉ tiêm dưới da; sau khi tiêm 1 giờ bắt đầu xuất hiện tác dụng và kéo dài khoảng 14 giờ

c Insulin tác dung trung bình:

- Isophane Insulin (NPH- Insulin) dạng nhũ dịch: Là sự phối hợp Insulin, protamin và kẽm trong môi trường đệm phosphat Tiêm dưới da, tác dụng xuất hiện sau 2 giờ và kéo dài khoảng 24 giờ

- Lente Insulin: Dạng nhũ dịch, tiêm dưới da xuất hiện tác dụng sau

2 giờ và kéo dài khoảng 24 giờ

Trang 14

d Insulin tác dung châm:

-Ultralente Insulin: Thời gian xuất hiện tác dụng sau khi tiêm dưới

da 4- 6 giờ và kéo dài tói 37 giờ

* Chỉ định:

- Đái tháo đường typ I là chỉ định chính, ngoài ra Insulin còn đượcchỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường typ II nhưng sau khi đã thay đổichế độ ăn và dùng các thuốc chống đái đường tổng hợp không có tác dụng

- Đái tháo đường sau khi cắt bỏ tuỵ

- Đái tháo đường ở người có thai

- Đái tháo đường có ceton máu và ceton niệu cao

3.1.2 Thuốc hạ glucose máu dùng đường uống 13,4,8,9,16,20ỉ

a Dẫn xuất Sulfonvlure

* Cơ chế tác dụng: dẫn xuất Sulfonylure tác dụng lên Receptor

K+-ATPase ờ bề mặt của tế bào bêta ở đảo Langerhans, gây ra sự khử cực

màng, làm tăng lượng ion Ca2+ từ ngoại bào đi vào trong tế bào, kích thích giải phóng Insulin Krall (1985) còn cho rằng dẫn xuất Sulfonylure

co tác dụng kích thích giải phóng Somatostatin ức chê giải phóng glucagon, gây hạ glucose máu[4]

* Phân loại:

Dựa vào cường độ tác dụng, sulfonylure được chia thành hai nhóm:

- Sulfonylure thế hệ I: Tolbutamide (Oramide, Orinase)Clorpropamide (Diabinase, Meldian), Tolazamide (Tolamide, Tolinase) Acetohexamide (Dymelor)

- Sulfonylure thế hệ II: Glibenclamid (Glyburide, Maninil), Glipizid (Glucotrol), Gliclazid (Diamicron)

* Chỉ định: Thuốc được sử dụng cho tất cả các bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc Insulin

Trang 15

b Các Biguanid

Biguanid gồm 3 nhóm chính: Metformin, Buformin và Phenformin

Vì nguy cơ gây nhiễm toan acid latic nên Buformin và Phenformin ít được sử dụng

Hiện nay Metformin được coi là thuốc hàng đầu trong điều trị đái tháo đường typ II thể béo

Các biệt dược của Metformin bao gồm:

- Metforal: 850 mg

- Glucophage: 850 mg

- Stagid: 700 mg

c Acarbose (Glucobay)

Thuốc được chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường typ II kèm theo

béo phì Cơ chế tác dụng của thuốc không liên quan đến sự bài tiết

Insulin ở tế bào bêta của tuỵ mà thông qua sự ức chế gluconidase ở bờ

bàn chải niêm mạc ruột non Ngoài ra, thuốc còn ức chế saccharase, glucoamylase, maltase ở ruột Tác động tổng hợp là làm giảm hấp thu glucose gây hạ glucose máu

d Mổt số thuốc khác: Ciglitazone, Pioglitazone [20]

3.2 Thuốc ỵJioc cổ truyền [2,5,8,10,11,13]

Hiện nay ở Việt Nam và một số nước trên thế giói, xu hướng sử dụng những vị thuốc có nguồn gốc từ dược liệu để chữa bệnh đái tháo đường ngày càng phát triển Có nhiều nghiên cứu đã tổng hợp, đúc kết những kinh nghiệm dân gian, những bài thuốc cổ truyền và tìm ra những dược liệu có tác dụng chữa đái tháo đường tương đối hiệu quả [5,10,11,13] Tác giả Đỗ Tất Lợi đã thống kê hàng loạt dược liệu có tácdụng chữa đái tháo đường trong cuốn: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt

liNam” như: Sinh địa (Rehmaụia Glutinosà' Scrophulariaceae), Thương truật (Atratyloides lancea Asteraceae), Mướp đắng (Momordica charantia

Trang 16

Cucurbitaceae), Thổ phục linh (Smilax glabra^ Smilacaceae), Hoài sơn (Dioscorea persimili^ Dioscoreaceae) Trong số các dược liệu này Mướp đắng là một dược liệu được sử dụng phổ biến và rộng r ã i.

B MƯỚP ĐẮNG

Mướp đắng (Momordica CỊiarantia/ Cucurbitaceae) là một loại cây dây leo tua cuốn, có thời gian sống khoảng 1 năm Ở Việt Nam, Mướp đắng còn được biết đến vói nhiểu tên khác nhau như khổ qua, cẩm lệ chi lại bồ đào, lương qua, mướp mủ, chua hao [2] Mướp đắng được trồng phổ biến, vừa là rau ăn, vừa là cây thuốc có giá trị chữa bệnh cao Theo kinh nghiêm dân gian, quả Mướp đắng được dùng làm thuốc mát, chữa

ho, sot, đai nhat, đa.1 buôt, bệnh phù thũng do viêm gan, tắm cho trẻ em

để trừ rôm sảy và làm thuốc chữa bênh đái tháo đường [2,18]

Trong mấy thập kỷ qua, Mướp đắng đã được các tác giả ở nhiều

nươc quan tâm va có nhiêu công trình nghiên cứu về thành phần hoá hoc cũng như tác dụng sinh học

1 THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Nhiều công trình nghiên cứu đã phân lập và xác định được cấu trúc của nhiều hợp chất trong các bộ phận của cây Mướp đắng Wolfang Sucrow và cộng sự (1965) đã phân lập từ quả Mướp đắng 6 chất khác nhau đều có cấu trúc glycosid, hỗn hợp các chất này gọi là Charantin [21] Kanna B (1974) sử dụng cồn acid để chiết một Polypeptid kết tinh tương tự Insulin của bò, gọi là P.Insulin [29] Okabe Hikaru và cộng sự (1982) nghiên cứu thành phần đắng và các chất có trong quả, đã phân lập

và xác định cấu trúc của 2 glycosid đắng là Momordicosid K và L‘ 4 glycosid không đắng là Momordicosid Fl, F2, G, I [21] Năm 1983 Chandravana và cộng sự đã chiết xuất được một glycosid Triterpenoid với phần đường là D- glucose Ngoài ra, trong quả Mướp đắng còn có nhiều hợp chất khác là: chất dẫn dụ côn trùng, chất màu (Lycopen, bêta

Trang 17

caroten), các acid amin, các chất khoáng Ca, Mg, Fe gluconat, Cu, Zn ; các vitamin, acid béo, alcol, aldehyd [26].

Phạm Văn Thanh (Viện Dược liệu) [11] đã tiến hành định tính, định lượng các thành phần trong quả Mướp đắng Kết quả: Alcaloid chiếm0,131%, glycosid chiếm 3,16%, Saponin chiếm 5,51% khối lượng dược liệu khô

Bên cạnh các nghiên cứu về thành phần hoá học của quả Mướp đắng, còn có rất nhiều các nghiên cứu vể thành phần hoá học của thân,

lá, hạt Mướp đắng Yasuda Mayumi và cộng sự (Nhật Bản) đã phân lập xác định cấu trúc của 3 Momordicin trong thân Mướp đắng là: Momordicin I,II,III (đều là các dẫn chất khác nhau của glycosid) với khung phân tử gần giống Chanrantin trong quả Mướp đắng Nunziatina DeTomasi và cộng sự (1990) đã phân lập từ thân Mướp đắng chất Calceolarioside E là một Phenyl propanoid glycosid Một số tác giả cũng

đã nghiên cứu thành phần bay hơi của thân Mướp đắng thấy có các thành phần tương tự như các thành phần bay hơi trong quả (Alcol, Aldehyd ) Phạm Văn Thanh và cộng sự [12] đã tiến hành định lượng glycosid trong các bộ phận khác của cây ngoài quả Kết quả Glycosid trong thân chiếm 2,12%; trong lá 2,52%; trong gốc rễ: 2,27% khối lượng dược liệu khô Điều này mở ra khả năng tận dụng các bộ phận khác ngoài quả Mướp đắng để chiết xuất glycosid dùng làm thuốc điều trị đái tháo đường

2 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MƯỚP ĐẮNG

2.1 Tác dụng hạ glucose huyết

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng hạ glucose huyết của quả Mướp đắng [5,11,12,13,14,25] Các kết quả nghiên cứu cho thấy quả Mướp đắng vói nhiều dạng chế phẩm thử như: dịch ép, dịch chiết với ethanol, methanol, n- butanol, aceton, eter ethylic, nước sắc đều có tác

Trang 18

dụng hạ glucose huyết một cách có ý nghĩa trên động vật bị đái tháo đường.

Người ta nhận thấy một trong những hoạt chất gây hạ glucose huyết cua qua Mướp đăng là Charantin Theo R.Mitchell thì Charantin trong Mướp đắng là một chất làm hạ glucose huyết mạnh hơn cả Tolbutamid

và khi tiêm cho người tiểu đường typ I cũng giúp hạ glucose như Insulin Nghiên cứu của Phạm Văn Thanh và cộng sự [11,12] đã xác định hoạt chất có tác dụng hạ glucose huyết trong quả Mướp đắng là glycosid

Có nhiều giả thuyết khác nhau về cơ chế tác dụng của quả Mướp đắng Thí nghiệm nghiên cứu trên mèo bình thường và mèo cắt bỏ tuyến tuỵ thấy rằng tác dụng hạ glucose huyết của Charantin ở mèo cắt bỏ tuyến tuỵ tuy có nhưng kém hơn đáng kể so với mèo bình thường Những kêt qua thí nghiệm này đã gợi ý rằng Charantin có tác dung cả trên tuyến tuỵ và cả ngoài tuyến tuỵ [28] Tác dụng hạ glucose huyết tại tuỵ của quả Mướp đắng còn do một chất có cấu trúc và hoạt tính tương tự Insulin là P- Insulin Trong một thí nghiệm của Wung Q Jianxin (1991), P- Insulin dùng đường tiêm trên chuột đái tháo đường do Alloxan đã làm hạ glucose huyết về mức bình thường Bên cạnh đó, quả Mướp đắng còn có tác dụng trên chuyển hoá glucose ở ngoài tuỵ Tác dụng này thể hiện rõ trong các nghiên cứu invitro Năm 1985, Meữ và cộng sự đã nhận thấy dịch chiêt quả Mướp đăng có tác dụng ức chế hoạt tính hexokinase và ức chế hấp thu glucose ở các đoạn ruột cô lập của chuột [24] Một giả thuyết khác về cơ chế tác dụng của Mướp đắng là khả năng loại bỏ các gốc tự do- những yếu tố bệnh sinh quan trọng của bệnh đái tháo đường nhờ bêta- caroten và các nguyên tố vi lượng có trong thành phần của Mướp đắng [25]

Như vậy, Mướp đắng dưới nhiều dạng dùng khác nhau như cao lỏng, viên nang chứa bột dược liệu khô, viên nén chứa các hoạt chất đã

Trang 19

phân lập và tinh chế, đều có tác dụng làm giảm glucose huyết hiệu quả ở

bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc Insulin Có nhiều công trình nghiên cứu về quả Mướp đắng, trong khi đó các bộ phận khác của cây Mướp đắng chưa được chú ý quan tâm đáng kể Glycosid được khẳng định là hoạt chất có tác dụng hạ glucose huyết chủ yếu trong quả Mướp

đắng, trong khi đó glycosid cũng có mặt ở thân với hàm lượng 2,12%, thấp hơn so vói hàm lượng ở quả không nhiều (3,16%) [12] Do đó, rất

cần có những nghiên cứu về tác dụng hạ glucose huyết của hoạt chất glycosid thân Mướp đắng để có thể đưa vào ứng dụng trong điều trị

Momordicin trong Mướp đắng đang được thử nghiệm tại đại học Kansas City về khả năng kích thích sự hoạt động của hệ miễn dịch và cho thấy có thể làm gia tăng hoạt tính của tế bào trong hệ miễn dịch chống lại các siêu vi trùng và cả tế bào ung thư Momordicin còn có tác dụng sát trùng.Trong thực tế, nước sắc Mướp đắng đã được dùng để chữa một số bệnh ngoài da [17]

Trang 20

Phần II:

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

2.1.1.ĐỐI TƯỢNG-NGUYÊN LIỆU NGHIÊN c ứ u

- Thân cây và quả cây Mướp đắng được thu hoạch ở Đông Anh - Hà Nội Nguyên liệu sau khi thu hái được rửa sạch, phơi sấy ở 60°c đến khô và tán thành bột thô vừa có độ ẩm 10%

- Chuột cống trắng thuần chủng, trọng lượng 100- 150 g doHọc Viện Quân y cung cấp Chuột được chia thành các lô, mỗi lô 5 con

2.1.2 HOÁ CHẤT VÀ MÁY JVỊÓC THÍ NGHIỆM

- Adrenalin, ống tiêm lmg/ ml (DOPHARMA)

Insulin tác dụng nhanh, ống tiêm 400UI/10ml (POLFA TARCHTOMIN SA, POLANDS)

- Gliclazid (Diamicron 80 mg- SERVIER)

- Heparin 5ml (Protexmedica GMBH)

- Máy ly tâm Clay Adams

- Máy đo mật độ quang UV- VIS (Trung Quốc)

- Cac hoa chat thi nghiệm khác đạt yêu cầu vể chất lương và đô tinh khiết do bộ môn Hoá sinh cung cấp

2.1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

- Chiết xuất Glycosid từ thân Mướp đắng và quả Mướp đắng bằng phương pháp thaỵ đổi độ phân cực của dung môi ’

- Bột thân Mướp đắng và quả Mướp đắng chiết ba lần bằng cồn 40° (bằng phương pháp ngấm kiệt) Dịch chiết cồn tập trung lại cô cách

Ngày đăng: 09/11/2015, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w