1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hạt điều nhuộm

49 532 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Mặt khác, các chất màu thực phẩm hiện nay đang là một vấn đề thời sự cần được đề cập tới do việc lạm dụng sử dụng tràn lan các chất màu tổng hợp trong chế biến thực phẩm gây nên nhiều hậ

Trang 1

BỘ Y T Ế TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI

«X# vt* *£* sL*

PHẠM THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU THÀNH PHAN HOÁ h ọ c v à

(Bixa Orellana L., Bixaceae)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợ c s ĩ KHOÁ 1997-2002

- Người hướng dẫn: T.s Giang Thị Sơn

- Nơi thực hiện: Bộ môn hoá hữu cơ

- Thời gian thực hiện: 23/10/2001-15/5/2002

Trang 2

Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn:

G.S-T.S Nguyễn Quang Đạt - Chủ nhiệm bộ môn hoá hữu cơ.

T.s Đ ố Ngọc Thanh - Phòng thí nghiệm trung tâm.

T.s Cao Ván Thu - Giảng viên bộ môn công nghiệp dược.

Là những người đã giúp đỡ và cho những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, em muôn cảm ơn tất cả các thầy cô, các cô kỹ thuật viên đã dạy dỗ em trong suốt 5 năm học vừa qua.

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2002

Sinh viên

Phạm Thị Thanh Nga

Trang 3

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Phần 1 : Tổng q u an 2

1.1 Vài nét về các chất màu có nguồn gốc thiên nhiên 2

1.1.1 Các chất màu có nguồn gốc khoáng vật 2

1.1.2 Một số chất màu thiên nhiên có nguồn gốc động vật 2

1.1.3 Một số chất màu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật 3

1.2 Sơ lược về cây điều nhuộm 6

1.2.1 Đặc điểm thực v ậ t 6

1.2.2.Thành phần hoá học 6

1.2.3 Công dụng 7

1.3 Khái niệm về các nhóm chất thường gặp trong thực vật 8

Phần 2 : Thực nghiệm và kết quả 11

2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 11

2.1.1 Nguyên liệu - Dụng cụ - Hoá c h ấ t 11

2.1.2 Phương pháp nghiên c ứ u 11

2.2.Thực nghiệm - Kết q u ả 12

2.2.1 Nghiên cứu thành phần hoá học của hạt điều nhuộm 12

2.2.2 Sơ bộ thử tác dụng kháng khuẩn của các chất tách được từ hạt điều 32 nhuộm

2.3 Nhận xét và bàn luận 36

Phần 3 : Kết luận và đề xuất 37

Tài liệu tham khảo 3%

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỂ

Trong nền văn hoá ẩm thực của người Việt Nam, các món ăn không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt Do đó trong quá trình chế biến thực phẩm, người

ta thường thêm vào những chất màu để làm tăng sức hấp dẫn của chúng

Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng những cây cỏ trong tự nhiên đê nhuộm màu thực phẩm như: dùng quả gấc để nhuộm màu xôi gấc, dùng nước

ép lá giềng cho vào gạo nếp làm bánh chưng xanh [9], vừa làm đẹp món ăn vừa làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thức ăn Tuy nhiên việc sử dụng này chỉ theo kinh nghiệm mà chưa được các nhà khoa học đặt vấn đề nghiên cứu

kĩ Điều này đã hạn chế việc khai thác và sử dụng trong thực tiễn Mặt khác, các chất màu thực phẩm hiện nay đang là một vấn đề thời sự cần được đề cập tới do việc lạm dụng sử dụng tràn lan các chất màu tổng hợp trong chế biến thực phẩm gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng Những năm gần đây ngộ độc thức ăn do dùng những chất nhuộm màu thực phẩm không đạt tiêu chuẩn ngày càng gia tăng Theo thống kê của cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàri thực phẩm: Năm 2001 đã xảy ra 245 vụ ngộ độc, có 41 vụ ngộ độc do hoá chất trong đó có sử dụng chất màu tổng hợp

Trước thực tế trên, trong khoá luận này chúng tôi đề cập nghiẽn cứu về hạt "điều nhuộm", một nguyên liệu được nhân dân dùng để nhuộm màu thực phẩm Chúng tôi nghiên cứu hạt "điều nhuộm" với những mục tiêu sau:

1 Nghiên cứu thành phần hoá học của hạt "điều nhuộm

2 Sơ bộ thăm dò tác dụng sinh học của chất tách được

Nhằm tìm ra một chất màu an toàn, bổ dưỡng và tiện lợi cho người sử dụng

Trang 5

1.1.1 Các chất màu có nguồn gốc khoáng vật:

Các chất màu này đã được biết đến từ lâu nhưng hiện nay phạm vi sử dụng chủ yếu là trong các ngành công nghiệp Ví dụ: để tạo màu cho sơn người ta sử dụng nhiều bột màu vô cơ như: dioxyd titan có màu trắng, than đen cho màu ghi, oxyd sắt, cardimisulfat làm cho sơn có màu đỏ, muốn có màu xanh lá dùng oxyd crom, màu vàng dùng kẽm cromat Trong ngành chế tạo thủy tinh người ta thường cho thêm một số chất vô cơ để tăng độ bền, tạo màu sắc hấp dẫn cho các sản phẩm như: khi cho thêm muối coban thủy tinh sẽ

có màu xanh lơ, dùng muối mangan sẽ có màu tím, muốn có màu xanh lá cây thêm oxyd crôm

1.1.2 Một sô chất màu thiên nhiên có nguồn gốc động vật:

Nhóm này ít gặp và có phạm vi ứng dụng hẹp hơn Ở Trung Mĩ chủ yếu

là Mêhicô, có loài sâu Dactylopius cocus Costa (Coccus cacti L )• Loại sâu này sống nhiều trên loài xương rồng thuộc chi Opuntia, họ xương rồng-

Cactaceae Acid carminic được chiết từ loài sâu trên Acid carminic ở dạng

muối nhôm được gọi là carmin có màu đỏ là thuốc nhuộm dùng trong bào chế thuốc, trong thực phẩm, mỹ phẩm và nhuộm vi phẫu thực vật [l]

Nước ta có cánh kiến đỏ là sản phẩm do loài sâu Laccifer lacca Kerr, tạo

ra trên cành một số cây chủ như cây đậu chiều (Cajamus indicus Spreng), cây

Trang 6

đề (Ficus religiosa L.) và một số cây khác Thành phần chính của cánh kiến đỏ

là nhựa (75%) dùng để chế biến shellac Shellac được sử dụng để đánh bóng

vemi đồ gỗ, tre, mây, chế sáp tiện Sản phẩm phụ là chất màu đỏ sẫm gọi là

acid laccaic Đây là một hỗn hợp nhiều chất, trong đó acid laccaic A, B, c có

màu đỏ Acid laccaic D có màu vàng [1]

1.1.3 Một sô chất màu thiên nhiên có nguồn gốc thực vật:

Đây là nhóm chất màu phổ biến hơn cả, đã được dân gian sử dụng từ rất

lâu đời Việc dùng cây cỏ nhuộm màu hoàn toàn do kinh nghiệm lưu truyền và

phục vụ những nhu cầu tối thiểu nhất như: nhuộm thực phẩm, nhôm vải vóc,

nhuộm tóc, sơn, vemi Ví dụ: Gói bánh chưng bằng lá dong (Phrynium

capitatum Marantaceae) cho màu xanh, dùng quả gấc (Momordica

cochinchinensis Curcurbitaceae) để nhuộm màu xôi gấc có màu đỏ, quả dành

dành (Gardenia jasminoide Rubiaceae) để nhuộm bánh susê, lá gai

(Boehmeria nivea Urticaceae ) để nhuộm bánh gai [9], làm cho sản phẩm đẹp

mắt, tăng giá trị cảm quan, đôi khi còn tăng thêm giá trị dinh dưỡng

Cùng với thực phẩm, vải vóc quần áo là một nhu cầu rất cơ bản của con

người Chính vì vậy nhiều loại cây được sử dụng từ lâu để nhuộm vải cho các

màu sắc khác nhau Đồng bào dân tộc hay dùng cây chàm mèo (Strobilanthes

flaccidifolius Aranthaceae) để nhuộm màu quần áo chàm [16], quả dành dành

tạo cho lụa có màu vàng [1], củ nâu (Dioscorea cirrhosa Dioscoreaceae)

nhuộm vải có màu nâu

Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cấu trúc hoá học của các

hợp chất màu thực vật dần dần được làm sáng tỏ Người ta căn cứ vào khung

các hợp chất màu để chia làm nhiều nhóm khác nhau, trong đó có ba nhóm

phổ biến nhất:

- Chlorophyll: Phân bố rộng rãi trong giới thực vật, cấu trúc phức tạp

gồm một hệ thống dị vòng có nitơ Nguyên tử nitơ liên kết với ion Mg++, toàn

bộ hệ thống phức tạp này nối với một phân tử protein đặc biệt Vai trò của

Trang 7

chlorophyll trong cây chưa được khẳng định rõ ràng Theo một số học thuyết chlorophyll đóng vai trò chính trong quá trình quang hợp Chúng sử dụng bức

xạ mặt trời để cung cấp năng lượng cho các phản ứng tổng hợp [13]

- Carotenoid: Rất phổ biến trong giới thực vật, thường kèm theo

chlorophyll Cấu trúc của chúng giống một số hydrocacbon, trong phân tử có nhiều đơn vị isopren và có hệ thống liên kết đôi liên hợp Carotenoid còn đựơc gọi là chất màu lipocromic (màu trong chất lipid) vì chúng tan trong chất béo Chúng là những chất màu vàng, da cam, đỏ [13] Vai trò của carotenoid trong cây cũng chưa được chứng minh cụ thể, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng carotenoid có chức năng nhận ánh sáng cho sự hướng quang Sự có mặt của chúng trong hoa làm tăng sự hấp dẫn đối với côn trùng Có bằng chứng cho thấy carotenoid bảo vệ chlorophyll khỏi sự phá hủy của ánh sáng có bước sóng ngắn Trong đòfi sống một số carotenoid được dùng làm thuốc, như ß- carotene là tiền vitamin A, vì trong cơ thể con người một phân tử ß-carotene

có thể chuyển thành hai phân tử vitamin A ß - carotene chống lại gốc tự do, dập tắt phản ứng dây truyền, vô hiệu hoá đặc biệt đối với phân tử oxy bị kích hoạt [12]

Nhờ cơ chế chống gốc tự do và các dạng oxy hoạt động, lại có tác dụng hiệp đồng với vitamin A trong cơ thể người nên ß-carotene đã được chứng minh là chất phòng chống nhiều dạng ung thư, tim mạch, đột quỵ, đục thuỷ tinh thể, mù loà, bảo vệ làn da, tăng cường hệ miễn dịch [12]

- Flavonoid: Là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật từ

ngành rêu, hạt trần đến hạt kín Nhưng flavonoid tập chung chủ yếu vào ngành

hạt kín ở lớp hai lá mầm Người ta xếp vào nhóm flavonoid những chất có cấu

tạo khung theo kiểu C6- C3- C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm hai vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 cacbon Chúng hay tập hợp trong hoa và lá của thực vật bậc cao làm cho hoa và lá có nhiều màu sắc sặc

sỡ Trong lá, flavonoid thường bị che phủ bỏi chlorophyll Một số flavonoid

Trang 8

không màu, nhưng đa số có màu thay đổi từ vàng đến đỏ cam Riêng anthocyandin có màu sắc thay đổi phụ thuộc vào pH môi trường Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, sự có mặt của flavonoid trong cây là để hấp dẫn chim

và côn trùng, giúp cho sự thụ phấn của cây Một sô flavonoid còn đóng vai trò điều hoà sự sinh trưởng của cây [1], Trong thực tế có nhiều flavonoid dùng làm thuốc như ginkgoflavon, proanthocyanidin (trong cây bạch quả - Ginkgo biloba), rutin (trong hoa hoè - Sophora japonica L.,Fabaceae) [12]

Các chất màu thiên nhiên rất phổ biến và nhiều loại đã được sử dụng trong thực tiễn từ rất lâu đời Ưu điểm của các chất màu thiên nhiên là an toàn, rất ít độc, có sẵn, dễ sử dụng Bên cạnh đó các chất màu thiên nhiên vẫn còn một số nhược điểm như: phạm vi sử dụng hẹp do độ bền màu kém, khả năng phối hợp màu không cao, khó sản xuất lượng lớn [10]

Hiện nay nhiều chất màu tổng hợp có màu sắc đẹp đã trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng các chất màu thiên nhiên vẫn được dân gian sử dụng nhiều do nó an toàn, không độc hại Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ thành phần hoá học cũng như tác dụng sinh học của chúng là một việc làm cần thiết

Trang 9

1.2 Sơ LƯỢC VỀ CÂY ĐIỀU NHUỘM (Bixa Orellana L, Bixaceae)

Cây điều nhuộm còn được gọi là cây "chầm phù" hay cây "cà ry' thuộc chi Bixa, loài orellana, họ điều nhuộm - Bixaceae Cây có nguồn gốc ở các

vùng nhiêt đới châu Mĩ, trồng ở khắp nơi trên đất nước ta [18].

1.2.1 Đặc điểm thực vật [9,18]:

+ Cây gỗ, nhỏ, đẹp, cao 4 - 5m

+ Lá đơn, mềm, nhẵn, hơi hình ba cạnh, đầu nhọn, phía cuống hình tim, dài 12 cm, rộng 7cm hay hơn, cuống lá phình ở đầu, dài 3-4cm

+ Hoa khá lớn, màu tía hay trắng, mọc thành chuỳ ngắn ở đầu cành

Gốc đế hoa lồi, 5 lá đài liền nhau Cánh hoa rời nhau và vặn trong nụ Bộ nhị rời nhau, chỉ nhị mang một bao phấn có 2 ô phấn, mở bởi một kẽ nứt ngắn ở ngọn Bộ nhụy cấu tạo bởi hai lá noãn liền nhau bởi mép Noãn đảo, đính trên hai giá noãn bên

+ Quả to, đỏ tía, hình cầu, trên mặt có gai mềm, mở bằng bằng hai

mảnh van, mang mỗi cái một giá noãn ở mặt trong.

+ Hạt rất nhiều, hình khối lập phương, có cuống hạt phồng lên thành một cái áo hạt ngắn dạng ống tay áo, vỏ hạt có những hạt lổn nhổn màu đỏ

+ Phân bố: Ở Việt Nam cây mọc nhiều nơi, nhưng được trồng chủ yếu ở

các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên

1.2.2 Thành phần hoá học [9, 11]:

Thành phần hoá học của hạt điều chủ yếu là bixin (cis-trans) là mono methyl este hoặc là dimethyleste của diacid 6,6- diapo-6,6-carotenedioic hay gọi tắt là nobixin (dưới dạng đồng phân ß-nobixin và isonobixin) hoặc nobixin

và isonobixin Ngoài ra còn có một chất màu vàng C17, một ít geranylacetat Các chất màu đỏ tươi, màu vàng của hạt điều là chất màu quý giá Trong tự nhiên cis- bixin trong hạt điều nhuộm được hình thành do sự chuyển hoá của

Trang 10

appo-carotenoid là sự chuyển hóa tự nhiên của quá trình tổng hợp carotenoid

tự nhiên của ispren nhờ acetylcoenzym (C0-A) là một loại C5 isopentenyl pirophotphat Có thể coi cis-bixin là sản phẩm oxy hoá của 9-cis-ß-carotene

Dùng nhuộm len, lụa, sợi bông

Dùng trong công nghiệp vemi, xi đánh sàn

Do có độ tan trong chất béo, lại không độc và có tính chât cua vitamin A nen hạt "điều nhuộm" được dùng để nhuộm bơ phomat và nó còn được dùngnhuộm màu trong chế biến thực phẩm

+ Một số nơi còn dùng cây "điều nhuộm" để làm cảnh

Trang 11

1.3 CÁC NHÓM CHẤT THƯỜNG GẶP TRONG THỰC VẬT

1.3.1 Glycosid tim [1]:

Là những glycosid steroid có tác dung đặc biệt lên tim Ö liêu đieu tn

có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim Các tác dụng trên tim đươc goi là tác dung theo CỊ11 y tăc 3R cua Potâir Neu qua licu thi gây non chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly,

ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng là làm ngừng tim ở thời

kỳ tâm thu trên tim ếch và tâm trương trên tim động vật máu nóng

1.3.2 Saponin [1]:

Saponin còn gọi là saponosid, là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao Saponin có một sô tính chât đặc biệt:

- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụngnhũ hóa và tẩy sạch

- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.

- Độc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp, nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loàithân mềm như giun, sán, ốc sên

- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợitiểu, liều cao gây nôn mửa, đi lỏng

- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3- ß-hydroxysteroidkhác

1.3.3 Anthraglycosid [1]:

Anthraquinon hay anthranoid khi tồn tại dưới dạng glycosid thi được gọi là anthraglycosid hay anthracenosid Anthraglycosid khi bị thuỷ phân thì giải phóng ra phần aglycon và phần đường Phần aglycon là dẫn chất 9,10- anthracendion

Trang 12

1.3.4.Flavonoid [1]:

Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật Hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoid Flavonoid cũng là thành phần hay gặp trong dược liệu nguồn gốc thực vật Phần lớn các chất flavonoid

có màu vàng Tuy nhiên một số có màu xanh, tím, đỏ, một số khác không màu cũng thuộc nhóm flavonoid Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng như: carotenoid, anthranoid, xanthon

1.3.5 Tanin [1]:

Tanin là những hợp chất polyphenol có trong thực vật, có vị chát được

phát hiện dương tính với "thí nghiệm thuộc da" và được định lượng dựa vào

mức độ hấp phụ trên bột da sống chuẩn Cơ chế thuộc da do tanin có nhiều nhóm OH phenol tạo nhiều dây nối hydro với các mạch polypeptid của protein Nếu phân tử tanin càng lớn thì sự kết hợp với protein càng chặt Tanin gặp chủ yếu trong thực vật bậc cao ở những cây hai lá mầm

1.3.6 Acid hữu cơ [1]:

Là những chất có nhóm chức carboxyl có công thức chung:

R-COOHMột số nguyên liệu thực vật có hàm lượng acid khá cao nên có vị chua

rõ rệt như quả mơ, chanh, me Acid hữu cơ rất phổ biến trong thực vật đến nỗi các nhà hoá học trước đây đã coi acid là thành phần tất yếu của thực vật và không công nhận trong cây có chất kiềm Acid hữu cơ có thể tồn tại dưới dạng

tự do, dạng muối vô cơ hoặc ester

1.3.7 Alcaloid [1]:

Alcaloid là các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật đôi khi trong động vật, thường có dược lực tính rất mạnh và cho những phản ứng hoá học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid

Trang 13

1.3.8 Chất béo [1]:

Lipid hay chất béo là sản phẩm tự nhiên có trong động vật và thực vật,

có thành phần cấu tạo khác nhau, thường là este của acid béo với alcol, có tính chất chung là không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như:

benzen, ether, chloroform , không bay hơi ở nhiệt độ thường và có độ nhớt

1.3.11 Sáp [1]:

Sáp là một loại chất béo Thành phần cấu tạo chính của sáp là cerid ở nhiệt độ thường sáp tồn tại ở trạng thái rắn, khi đun nóng nhẹ sáp sẽ chảy lỏng

1.3.12 Carotene [1]:

Carotene là nhóm hợp chất provitamin A quan trọng và cũng là nhóm hợp chất màu phổ biến nhất, có hầu hết trong cây xanh và thường đi kèm với diệp lục Các hợp chất carotene quan trọng nhất là [3 - carotene rồi đến a và Y - carotene

Trang 14

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1.1 Nguyên liệu- dụng cụ- hoá chất:

Các thuốc thử chung của alcaloid Dung dịch gelatin

Dụng cụ:

Bếp đun cách thuỷPhễu thuỷ tinh, ống nghiệmDụng cụ chiết: Bộ chiết Soxhlet, sinh hàn hồi lưuGiấy sắc kí

Các dung môi hoá chất và dụng cụ cần thiết khác

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Sơ bộ thăm dò thành phần hoá học của hạt "điều nhuộm" bằng phương pháp hoá học với các nhóm chất khác nhau

- Định lượng chất màu toàn phần bằng phương pháp cân

- Định lượng đường khử bằng phương pháp Bertrand

- Tách thành phần chính trong hạt bằng phương pháp Soxhlet và phương pháp kiềm

- Thăm dò tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của chất tách được bằng phương pháp khuyếch tán trên thạch

Trang 15

Dựa trên tính chất tạo bọt: đây là tính chất đặc trưng nhất của saponin

Do trong phân tử saponin có cùng một lúc một phần ưa nước và một phần kị nước Khi lắc mạnh dịch chiết dược liệu trong ống nghiệm, sẽ tạo cột bọt bền trong một thời gian nhất định

Cho vào ống nghiệm lớn lg hạt "điều nhuộm" Thêm 5ml ethanol 70 , đun sôi cách thuỷ trong 10 phút Lọc nóng qua bông Trong ống nghiệm to khác lấy lml dịch lọc, thêm 4ml nước Lắc mạnh trong 5 phút

Kết quả: Không thấy xuất hiện bọt sau khi đã để yên 10 phút

Lặp lại thí nghiệm nhiều lần cho kết quả âm tính Sơ bộ kết luận trong hạt

"điều nhuộm" không có saponin

* Định tính alcaloid:

Dùng các thuốc thử chung của alcaloid để định tính

Trong một bình nón nút mài, dung tích 200ml, cho vào lOg dược liệu Thêm dung dịch amoniac vừa đủ để làm ẩm dược liệu, nút kín Để yên 30 phút Sau đó thêm 20ml chloroform, lắc kĩ Để yên 30 phút Lọc dịch chiết qua bông vào bình gạn dung tích 60ml Thêm dung dịch H2S 04 5% đến môi trường acid, lắc kĩ Để yên cho phân lớp Gạn lớp nước vào ống nghiệm to Dịch chiết được dùng để định tính alcaloid

- Phản ứng với thuốc thử Mayer: Cho lml dịch chiết vào ống nghiêm nhỏ

Thêm vài giọt thuốc thử Mayer Quan sát không thấy xuất hiện tủa trắng

- Phản ứng với thuốc thử Bouchardat: Cho lml dịch chiết vào ống nghiệm nhỏ,

thêm vài giọt thuốc thử Bouchardat Quan sát không thấy xuất hiện tủa nâu

- Phản ứng với thuốc thử Dragendorjf' Cho lml dịch chiết vào ống nghiệm

nhỏ, thêm vài giọt thuốc thử dragendorff Quan sát không thấy xuất hiện tủa vàng cam hay đỏ

Trang 16

Lặp lại các thí nghiệm trên nhiều lần đều cho kết quả âm tính Sơ bộ kết luận trong hạt "điều nhuộm" không có alcaloid.

* Định tính anthraglycosid:

Trong bình nón dung tích 100ml cho 2g dược liệu, thêm 10ml dung dịch H2S 04 20% Đun sôi trực tiếp trên đèn cồn trong 5 phút Lọc lấy dịch chiết để nguội Chuyển dịch chiết vào bình gạn dung tích 60ml, thêm 5ml ether ethylic Lắc kĩ Để yên cho phân lớp Gạn lớp ether vào ống nghiêm Xác định sự có mặt của anthraglycosid bằng phản ứng Boutrager

Cho lm l ether ethylic vào ống nghiệm nhỏ, thêm lml dung dịch NaOH 10% Lắc Quan sát thấy lớp kiềm không có màu đỏ

Lặp lại thí nghiệm nhiều lần đều cho kết quả âm tính

Kết luận trong hạt "điều nhuộm" không có anthraglycosid

* Định tính glycosid tim:

Trong bình nón dung tích 200ml có nút mài, cho vào lOg dược liệu.Thêm 25ml ethanol 25°, đậy nút, lắc kỹ Để yên qua đêm Lọc qua bông vào cốc thuỷ tinh Loại tạp bằng dung dịch Pb(CH3COO)2 15% dư Lọc Dịch lọc cho vào bình gạn dung tích 60ml Thêm chloroform, lắc kỹ Để yên cho phân lớp Gạn lớp chloroform Thêm lOml chloroform nữa vào bình gạn Làm tương tự như trên Gộp dịch chiết chloroform, chia vào các ống nghiêm nhỏ Bốc hơi cách thuỷ cho hết dung môi cắn thu được làm các phản ứng sau:

- Phản ứng Liebermann: Thêm lml anhydnc acetic vao ong nghiẹm nho co

chứa cắn thu được ở trên Lắc nhẹ cho cắn tan hết Thêm từ từ theo thanh ong nghiệm lm l acid sulfuric đặc Quan sát mặt phân cách giữa hai lớp chất lỏng, không thấy màu tím đỏ Lắc nhẹ, lớp trên không có màu xanh

- Phản ứng với thuốc M B a ỉịe t: Cho lml ethanol 90° vào ống nghiêm có chứa

cắn thu được ở trên Lắc nhẹ cho cắn tan hết Thêm vài giọt thuốc thử baljet

Dung dịch thu được không có màu cam

Trang 17

- Phản ứng với thuốc thử Legal: Cho lml ethanol 90° vào ống nghiêm có chứa cắn thu được ở trên Lắc nhe cho cắn tan hết Thêm hai giọt dung dịch natri nitroprasiat 1% vào ống nghiêm Lắc nhẹ Thêm tiếp vài giọt dung dịch NaOH

10% Quan sát không thấy xuất hiện màu đỏ

- Phản ứng với thuốc thử Keller-Kiliani: Thuốc thử gồm hai dung dịch:

Dung dịch 1: Gồm 100ml acid acetic đặc + lml dung dịch F e ơ3 5%

Dung dịch 2: Gồm lOOml acid sulfuric đặc + lml dung dịch FeCl3 5%

Cho lml dung dịch 1 vào ống nghiệm có chứa cắn thu được ồ trên Lắc nhẹ

cho tan hết cắn Thêm từ từ theo thành ống nghiệm dung dịch 2 Quan sát mặt phân cách không có màu tím đỏ Lắc nhẹ lớp trên không có màu xanh

Lặp lại các thí nghiệm trên nhiều lần cho kết quả âm tính

Sơ bộ kết luận trong hạt "điều nhuộm" không có glycosid tim

* Định tính đường khử:

Cho 5g dược liệu vào bình cầu đáy tròn dung tích 100ml Thêm 20ml nước, lắp sinh hàn hồi lưu Đun sôi nhẹ trong 30 phút Lọc lấy dịch chiết làm các phản ứng sau:

- Phản ứng với thuốc thử Fehling: Dựa trên tính chất khử của đường khi cho

phản ứng với thuốc thử Fehling tạo tủa đỏ gạch

Trong ống nghiệm to cho 2ml dung dịch Fehling A, 2ml dung dịch Fehling B, 2ml dịch chiết Đun cách thuỷ trong 15 phút Quan sát đáy ống nghiệm có tủa đỏ gạch

- Phản ứng tráng bạc: Các đường khử có khả năng giải phóng bạc kim loại từ

dung dịch Tollens ( Ag+/NH4OH )

Trong ống nghiêm to cho 2ml dịch chiết, thêm thuốc thử Tollens Lắc nhẹ, đun cách thuỷ trong 15 phút Quan sát có tủa đen ánh bạc bám xung quanhthành ống nghiệm

Các thí nghiệm trên được lặp lại nhiều lần đều cho kết quả dương tính

Sơ bộ kết luận trong hạt "điều nhuộm" có đường khử

Trang 18

* Định tính acid hữu cơ:

Để sơ bộ xác định sự có mặt của acid hữu cơ tự do có trong dược liệu ta cho dịch chiết dược liệu trong nước tác dụng với hydrocarbon kiềm Nếu có sủi bọt khí C 0 2: phản ứng dương tính

Cho vào ống nghiêm to 2ml dịch chiết nước (xem định tính đường khử), thêm vài giọt dung dịch NaHC03 Quan sát thấy có bọt khí bay ra

Lặp lại phản ứng nhiều lần cho kết quả dương tính Sơ bộ kết luận trong

hạt "điều nhuộm” có acid hữu cơ ở dạng tự do.

Lặp lại thí nghiệm nhiều lần cho kết quả dương tính Sơ bộ kết luận trong hạt "điều nhuộm” có chất béo

Lặp lại phản ứng nhiều lần cho kết quả tương tự Sơ bộ kết luận trong hạt "điều nhuộm” có carotenoid

* Định tính sáp:

Cho vào ống nghiệm nhỏ lm l dịch chiết ether dầu hoả (xem phần định tính chất béo) Bốc hơi cách thuỷ đến khô Thêm lml ethanol tuyệt đối Hơ

Trang 19

nóng nhe trên đèn cồn cho cắn tan hết Để nguội dung dịch trở thành một khối rắn đặc Hơ nhẹ trên đèn cồn khối rắn lại chảy ra.

Lặp lại thí nghiệm nhiều lần cho kết quả dương tính Sơ bộ kết luậntrong hạt "điều nhuộm” có sáp

* Định tính Flavonoid:

Cho 10g dược liệu vào bình cầu dung tích 100ml, thêm 30ml ethylic 70°, đun hồi lưu cách thuỷ trong lgiờ Lọc dịch chiết qua bông vào cốc thuỷ tinh

- Tác dụng của H2S 0 4 đặc: Trong ống nghiệm nhỏ cho lml dịch chiết ethanol,

thêm một giọt H2S 04 đặc Dịch chiết chuyển thành màu xanh đen

- Tác dụng với dung dịch Pb(CH3COO)2 1%: Trong ống nghiệm nhỏ cho lml

dịch chiết cồn, thêm lml dung dịch Pb(CH3COO)2 1% Quan sát trong ống nghiệm có tủa đỏ

- Tác dụng với dung dịch NaOH 10%: Cho lml dịch chiết ethylic vào ống

nghiêm nhỏ, thêm vài giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ Quan sát, không thấy dịch chiết chuyển thành màu vàng

- Phản ứng Cyanidin: Do dịch chiết có màu đỏ nên việc quan sát phản ứng

Cyanidin gặp khó khăn Vì vậy chúng tôi tiến hành song song mẫu đối chứng Lấy hai ống nghiệm nhỏ, cho vào mỗi ống lml dịch chiết ethanol

Óng 1: Thêm 1 ít bột Mg kim loại, 3 giọt HC1 đặc Màu của dung dịch không thay đổi Thêm từ từ NaOH 10% vào, dung dịch hơi nhạt màu

Ống 2: Thêm 3 giọt dung dịch HC1 đặc Màu của dung dịch không thay đổi Thêm từ từ NaOH 10% vào, dung dịch trong ống hơi nhạt màu

Lặp lại các thí nghiệm trên nhiều lần, đều cho các kết quả tương tự Sơ

bộ kết luận trong hạt "điều nhuộm" không có flavonoid

Trang 20

* Định tính a-aminoacid:

Để xác định sự có mặt của a-aminoacid, người ta dùng phản ứng với thuốc thử ninhydrin theo nguyên tắc sau: Khi đun nóng ninhydrin trong aceton với dung dịch a-aminoacid sẽ tạo ra hợp chất phức có màu xanh tím,

có độ hấp thụ quang mạnh nhất ở bước sóng 570nm

Cho 4g dược liệu vào bình cầu đáy tròn dung tích lOOml, thêm 20mlethanol 70°, đun hồi lưu cách thuỷ trong 1 giờ Thu được dịch chiết, lọc dịch chiết qua bông vào bát sứ Cô cách thuỷ bớt dung môi, thu được dịch chiết đậm đặc Dùng mao quản chấm dịch chiết này lên giấy sắc ký kích thước 3x20 cm Khai triển theo chiều từ dưới lên, dung môi khai triển là:

Thời gian khai triển là 4 giờ Sau đó lấy tờ giấy sắc ký ra, sấy nhẹ cho bay hết dung môi Phun thuốc thử ninhydrin trong aceton lên giấy Sấy khô Quan sát trên tờ giấy sắc ký xuất hiện các vết màu tím

Lặp lại thí nghiệm nhiều lần đều cho kết quả dương tính Sơ bộ kết luậntrong hạt "điều nhuộm” có a-amino acid

* Định tính tanin:

Để sơ bộ xác định sự có mặt của tanin trong cây, dựa trên khả năng hoà tan của tanin vào môi trường nước và tính chất tạo tủa bông trắng của tanin khi phản ứng với dung dịch gelatin 1%

Cho vào bình nón 4g dược liệu và 20ml nước cất Đun sôi trong 5 phút, lọc qua bông, để nguội Cho dịch lọc vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch gelatin 1% Lắc đều quan sát thấy tủa xuất hiện

Lặp lại phản ứng nhiều lần cho kết quả tương tự Sơ bộ kết luận tronghạt "điều nhuộm" có tanin

Nhân xét: Qua các phản ứng định tính trên chúng tôi sơ bộ kết luận: Trong hạt

"điều nhuộm" có: tanin, đường khử, acid hữu cơ, chất béo, sáp, a-amino acid, caroteneid

Không có: alcaloid, saponin, anthraglycosid, glycosid tim, flavonoid

n-Butanol - acid acetic - nước (4 : 1 : 5)

Trang 21

Bảng 1 Kết quả định tính sơ bộ một số nhóm chất tự nhiên trong

hạt "điều nhuộm"

Phản ứng định tính Kết quả sơ bộ

Thuốc thử Keller-Kiliani —

11 Flavonoid Dung dịch Pb(CH3COO)2 1 % — Không

Tác dụng của acid vô cơ —

Trang 22

2.2.1.2 TÁCH CHIẾT MỘT s ố THÀNH PHẨN CHÍNH TRONG HẠT ĐIỂU NHUỘM

Dựa vào các lài liệu tham khảo, cluing lỏi tiến hành líícli chiết mội sô thành pliổn chfnli Irong hạt "điều nlmộm" bằng các phương pháp khác nluui

Trang 23

Hoà lan sản phẩm trong alcol ethylic 90°, Ihu được (lung dịch màu clỏ (dung dịch A) Cho vào dung dịch A vài giọt IĨ2S 04 dặc, dung dịch chuyển màu xanh đen Phản ứng dương lính.

- Trường dại học Dược Hà Nội Chất A có độ nóng chảy TNC: 138-139°c

Đo quang phổ lử ngoại của dung dịch A trôn máy Cary 2E UV- Visible

Spect.rophotomett.er à phòng 111! nghiệm trung tâm trường dại học Dược Hà

Nội Phổ u v có các đỉnh hấp thụ cực đại Xmnx: 480, 451, 428, 243, 203 (nm).

Đo phổ hồng ngoại IR lại phòng thí nghiệm trung tâm trường đại liọc

Dược Hà Nội với sự giúp ócf của T.s Đỗ Ngọc Thanh Phổ IR của cliât A có

các đĩnh dao dộng hoá trị đặc trưng cho các nhóm chức 114|:

Ngày đăng: 09/11/2015, 08:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Bộ môn dược liệu trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh & bộ môn dược liệu trường Đai Học Dược Hà Nội, 1998, Bài giảng dược liệu, tập I, tập II, In tại trung tâm thông tin thư viện ĐHDHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dược liệu
2- Bộ môn dược liệu trường đại học Dược Hà Nội, 1999, Thực tập dược liệu, In tại trung tâm thông tin thư viện trường ĐHDHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập dược liệu
3- Bộ môn hoá phân tích trường đại học Dược Hà Nội, 1996, Thực tập hoá phân tích -In tại trung tâm thông tin thư viện trường ĐHDHN, 41-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập hoá phân tích
10- Hồ Thị Việt Bắc, 1992-1993, Xác định phẩm màu tổng hợp trong thực phẩm chế biến ở Hà Nội, Chuyên đề tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định phẩm màu tổng hợp trong thực phẩm chế biến ở Hà Nội
11- Hội hoá học Việt Nam-phân hội hoá hữu cơ, 2001, Tuyển tập các công trình hội nghị khoa học và công nghệ hoá hữu cơ, 264-268 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các công trình hội nghị khoa học và công nghệ hoá hữu cơ
13- Nguyễn Văn Đàn, Nguyên Viết Tựu, 1985, Phương pháp nghiên cứu hoá học các cây thuốc, Nhà xuất bản Y học, 368-375 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu hoá học các cây thuốc
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
14- Nguyễn Đình Triệu, 1999, Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hoá học, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hoáhọc
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội
15- Phạm Hoàng Thuỷ, 1997, Nghiên cứu thành phần hóa học của cây lá diễn, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây ládiễn
16- Vũ Văn Chuyên, 1977, Hỏi đáp về thực vật, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, tập 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
17- Vũ Văn Chuyên, 1970, Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, 125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật học
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
18- Võ Văn Chi, 1997, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 476- 477.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w