Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chín
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
****************
TRỊNH THỊ LOAN
PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thư viện – Thông tin
Người hướng dẫn khoa học
TS CHU NGỌC LÂM
HÀ NỘI – 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình thực tập, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo cùng với những ý kiến đóng góp qúy báu
của TS Chu Ngọc Lâm
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Thư viện Hà Nội cùng các cán bộ trong trung tâm Thư viện Hà Nội, những người đã hỗ trợ đắc lực trong suốt quá trình
em nghiên cứu và thực hiện luận văn luận văn.Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn là nguồn động viên và chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và hỗ trợ em trong suốt chặng đường đầy thử thách này
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, mặc dù em đã rất cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô cùng ý kiến đóng góp của các bạn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Thị Loan
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khoá luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Chu Ngọc Lâm Những nội dung này không trùng với sự nghiên cứu của tác giả khác Nếu
sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5/2012
Sinh viên
Trịnh Thị Loan
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNTT: Công nghệ thông tin
KT – VH – XH: Kinh tế - Văn hóa – Xã hội
NLTT: Nguồn lực thông tin
TVHN: Thƣ viện Hà Nội
TVTPHN: Thƣ viện Thành phố Hà Nội
TVQGVN: Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
TT – TV : Thông tin – Thƣ viện
TVCC: Thƣ viện công cộng
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
1 Bảng 1 - Nội dung thông tin mà người dùng tin quan tâm
2 Bảng 2 – Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu
3 Bảng 3 – Nhu cầu tin theo dạng tài liệu
4 Bảng 4 - Bảng thống kê số liệu sách bổ sung bằng ngân sách từ 1986 đến năm
2011
5 Bảng 5 - Bảng thống kê số lượng nguồn tài liệu nhận được thông qua tặng biếu
6 Bảng 6 - Tổng kinh phí được cấp trong những năm gần đây
7 Bảng 7 – Số lượng sách báo được phân theo các kho
8 Bảng 8 - Bảng thống kê hệ thống CSDL
9 Bảng 9 – Bảng thống kê tài liệu theo nội dung
10 Bảng 10 - Bảng thống kê mức độ đầy đủ của NLTT
11 Bảng 11 – Mức độ sử dụng các hình thức tra cứu thông tin tại TVHN
12 Bảng 12 - Mức độ hiệu quả các hình thức phục vụ của TVHN
13 Bảng 13 – Bảng thống kê yêu cầu về nội dung tài liệu
14 Biểu đồ 1 - Biểu đồ thể hiện mức độ đầy đủ của NLTT
15 Biểu đồ 2 - Biểu đồ về mức độ sử dụng các hình thức tra cứu thông tin
16 Biểu đồ 3 - Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của các hình thức phục vụ
17 Biểu đồ 4 - Biểu đồ thể hiện nhu cầu nội dung tài liêu các lĩnh vực
Trang 6MỤC LỤC
Mở đầu 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Tình hình nghiên cứu 3
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa ứng dụng của đề tài 5
7 Cấu trúc của đề tài 5
Chương 1 NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN HÀ NỘI 6
1.1 Khái quát về Thư viện Hà Nội 6
1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Thư viện Hà Nội 6
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Hà Nội 8
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 10
1.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Thư viện Hà Nội 16
1.2.1 Đặc điểm người dùng tin 16
1.2.2 Đặc điểm nhu cầu tin 19
1.3 Vai trò của nguồn lực thông tin và vấn đề phát triển nguồn lực thông tin ở Thư viện Hà Nội 22
1.3.1 Khái niệm nguồn lực thông tin và yêu cầu phát triển nguồn lực thông tin 22
1.3.2 Vai trò của nguồn lực thông tin trong hoạt động của Thư viện Hà Nội 24
Trang 7Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN
HÀ NỘI 27
2.1 Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội 27
2.1.1 Chính sách xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin 27
2.1.2 Nguồn xây dựng và phát triển 29
2.1.3 Kinh phí bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin 32
2.2 Cơ cấu nguồn lực thông tin 34
2.2.1 Cơ cấu về hình thức và ngôn ngữ xuất bản tài liệu 34
2.2.2 Cơ cấu về nội dung tài liệu 41
2.3 Tổ chức và quản lý nguồn lực thông tin 42
2.3.1 Tổ chức, quản lý bằng hệ thống sổ sách 43
2.3.2 Tổ chức, quản lý bằng hệ thống kho tài liệu 43
2.3.3 Tổ chức, quản lý bằng hệ thống mục lục thư viện 44
2.3.4 Tổ chức, quản lý bằng hệ thống máy tính nối mạng Internet 45
2.4 Khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin 45
2.4.1 Kênh chuyển giao thông tin 45
2.4.2 Phương thức truy cập thông tin 46
2.4.3 Hình thức phân phối thông tin 47
2.4.4 Đánh giá việc khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin của người dùng tin 50
2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội 56
2.5.1 Cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin 56
2.5.2 Phần mềm quản lý trong hoạt động thông tin – thư viện tại Thư viện Hà Nội 56
2.6 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin 58
Trang 82.7 Đánh giá việc phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội
58
2.7.1 Ưu điểm 58
2.7.2 Hạn chế 61
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 64
3.1 Phương hướng phát triển nguồn lực thông tin 64
3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin phù hợp 64
3.1.2 Tạo lập nguồn thông tin đầy đủ, phong phú 65
3.1.3 Tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin 65
3.2 Các giải pháp 66
3.2.1 Các giải pháp về tạo và xây dựng nguồn 66
3.2.1 Nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin 67
3.2.2 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin 68
3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin 68
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ và trình độ người dùng tin 69
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 91
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì thông tin được coi là một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội, là nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia, và còn là tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội (KT –XH) Thông tin được xem là công cụ điều hành sản xuất và quản lí xã hội, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt và là cơ sở nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Thông tin là phương tiện phục vụ đắc lực cho việc giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc.Chính thông tin đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội
Nguồn lực thông tin (NLTT) giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học và là cơ sở của lãnh đạo và quản lí
Phát triển nguồn lục thông tin được xem là một yếu tố then chốt cho sự phát triển của các cơ quan thông tin thư viện (TT - TV) vì mục tiêu của bất kì cơ quan thông tin thư viện nào cũng đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng tin Từ đó cho thấy NLTT là nền tảng cơ bản nhất cho sự hình thành và phát triển của hoạt động thư viện
Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin trong những năm gần đây đã dẫn tới sự bùng nổ thông tin.Các cơ quan, tổ chức, các nhà cung cấp thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ bùng nổ thông tin nhằm kiểm soát tính xác thực của thông tin để phục vụ người sử dụng được hiệu quả Đây là thách thức lớn cho các cơ quan, các đơn vị cung cấp thông tin vì các cơ quan thông tin phải là nơi thu thập, tìm kiếm, lưu trữ và cung cấp thông tin có giá trị cho người dùng tin, kiểm soát mọi nguồn tin có giá trị cho họ và đáp ứng mọi nhu cầu
Trang 10đã xây dựng cho mình những nét đặc trưng, tạo nên những hướng đi riêng đối với hệ thống các thư viện lớn đóng trên địa bàn Hà Nội Điều khác biệt so với rất nhiều thư viện trên địa bàn Thủ đô là TVHN luôn mở cửa phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc: không chỉ là học sinh, sinh viên, các cán bộ nghiên cứu hay các cán bộ quản lí mà còn là các em thiếu niên, nhi đồng đến những người cao tuổi hay người khiếm thị Đây được xem là công trình văn hóa góp phần cực kì quan trọng trong công tác phát triển văn hóa nói chung và đối với công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô nói riêng
Với NLTT phong phú và đa dạng TVHN đã phục vụ kịp thời tư liệu, sách báo cho hàng triệu bạn đọc Thủ đô góp phần không nhỏ trong việc nâng cao dân trí, phục vụ đắc lực và thiết thực cho mọi nhu cầu thông tin, tri thức của người dân Thủ đô trong suốt những năm qua Không chỉ dừng lại ở đó, TVHN còn là địa điểm thường xuyên phục vụ nguồn thông tin, tài liệu cho hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa–khoa học của Thủ đô ở cấp thành phố và cấp Quốc gia Thêm vào đó, TVHN còn cung cấp nguồn tài nguyên thông tin vô cùng phong phú, hỗ trợ cho việc hoàn thành các luận văn, luận án tiến sĩ, thạc sĩ trong các công trình lễ hội, văn hóa du lịch, lịch sử, địa lí, văn học – nghệ thuật đặc biệt là chuyên ngành thư viện - thông tin Với vai trò to lớn này TVHN phải
Trang 113
không ngừng nâng cao NLTT, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ chính xác và hiệu quả thông tin cho mọi đối tượng người dùng tin đặc biệt là người dùng tin trên địa bàn thành phố
+ Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của họ
+ Phân tích thực trạng của việc xây dựng NLTT tại TVHN
+ Xác định các giải pháp và phương hướng nhằm phát triển NLTT tại TVHN
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+) Đối tượng nghiên cứu : Tập trung đi sâu nghiên cứu nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của TVHN
+) Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của TVHN từ năm 1956 đến nay
4 Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin ngày càng được các cơ quan Thư viện - Thông tin quan tâm và chú trọng Ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như:
+) Tăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước” luận văn thạc sĩ của Phạm Bích Thủy, năm 2011
Trang 124
+) Luận văn cao học ngành TT – TV: “ Xây dựng và khai thác NLTT nhằm đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm thông tin khoa học – Viện khoa học công an” của Nguyễn Thị Liên Hoa tại Đại học Văn hóa Hà Nội
+) Ngoài ra còn có một số bài báo khoa học được đăng trong tạp chí Thông tin – Tư liệu và tạp chí Thư viện của T.S Nguyễn Viết Nghĩa, TS Lê Văn Viết liên quan đến vấn đề tạo lập và khai thác NLTT
Ở TVHN, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, đó là : +) Luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Nghĩa : Tăng cường NLTT ở TVHN phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội (KT – VH – XH) của Thủ
đã khá xa (từ 2003 đến 2004) Nhận thức được điều này tôi đã chọn đề tài : “ Phát triển nguồn lực thông tin tại TVHN ” làm đề tài nghiên cứu của mình
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, nhất là sự nghiệp phát triển văn hóa và thư viện trong bối cảnh CNH – HĐH đất nước
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát thực tế
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp điều tra thực tế bằng phiếu hỏi
Trang 135
+ Phương pháp thống kê, phân tích , so sánh, tổng hợp
6 Ý nghĩa ứng dụng của đề tài :
Nhận dạng và phân tích thực trạng NLTT của TVHN về cơ cấu, tổ chức quản lí, về quá trình phát triển
Đề xuất các giải pháp và xu hướng nhằm tăng cường chất lượng NLTT Đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng phục
vụ của TVHN
7 Cấu trúc của đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Khái quát về Thư viện Hà Nội
Chương 2: Thực trạng việc phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
Hà Nội
Chương 3: Kết luận và các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội
Trang 146
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 1.1.Khái quát về Thư viện Hà Nội
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Hà Nội
Thư viện Hà Nội (TVHN) là thư viện trung tâm đầu ngành của hệ thống thư viện Thủ đô – là một trong hai thư viện thuộc hệ thống thư viện công cộng (TVCC) toàn quốc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng I cấp Quốc gia
TVHN được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu là “ Phòng đọc sách Nhân dân” Qua nhiều lần thay đổi địa điểm:lúc đầu bên Hồ Hoàn Kiếm, khi về Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đến ngày 06/01/1959 theo Quyết định của Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà Nội, TVHN được chuyển về 47 Bà Triệu – Hoàn Kiếm với tên gọi “Thư viện Thành phố Hà Nội” hay “Thư viện Hà Nội”
Vào tháng 02/2009 TVHN được chính thức hợp nhất bởi Thư viện Hà Nội (cũ) và Thư viện Hà Tây với tên gọi là Thư viện Hà Nội, xếp loại thư viện hạng 2 theo thông tư số 67/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin & Du lịch về việc xếp hạng thư viện
Trước khi hợp nhất:
+) TVHN là thư viện hạng I với 38 cán bộ
+) Thư viện Hà Tây là thư viện hạng 3 với 23 cán bộ
Hiện nay TVHN có 2 cơ sở:
Cơ sở 1: 47 Bà Triện – Hoàn Kiếm Đây là trụ sở làm việc 9 tầng với 7.500 m2 sử dụng Đây cũng chính là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Trang 157
Cơ sở 2: 2B Quang Trung – Hà Đông Đây là trụ sở làm việc gồm 5 tầng với 2029 m2
Ban đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo nàn, số lượng cán bộ vừa ít
và trình độ lại hạn chế nên TVHN gặp rất nhiều khó khăn Nhưng nhờ sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của chính quyền TPHN , của nhân dân và bằng sự nỗ lực vượt bậc của các cán bộ thư viện đã từng bước khắc phục khó khăn, từng bước đưa TVHN vững bước phát triển và ngày càng hiện đại hóa
Ngoài hai hệ thống thư viện chính, TVHN đã xây dựng được một mạng lưới thư viện, tủ sách ở khắp Thủ đô Hà Nội bao gồm : 9 thư viện quận (huyện) ,
215 thư viện xã ( phường), 738 thư viện, tủ sách tại các cụm dân cư, thôn, làng, bản, 228 tủ sách pháp luật, 85 điểm bưu điện xã, hàng trăm thư viện trường phổ thông Một số mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở phát triển mạnh và hoạt động hiệu quả như: quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Mỹ Đức, Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Đan Phượng
Hệ thống thư viện này là do Thư viện trung tâm – TVHN giúp đỡ, chỉ đạo và ngày càng phát triển Bộ Văn hóa Thông tin đã coi Thủ đô Hà Nội là Thành phố có mạng lưới thư viện cơ sở mạnh mẽ và hoàn chỉnh nhất
TVHN đã được Bộ Văn hóa – Thông tin tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua 3 năm liền và được Thủ tướng tặng bằng khen (1979 – 1982) Năm 1991 TVHN đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng III Năm 1996 được tặng Huân chương lao động hạng II Đến năm 1997 và năm
2000 được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là lá cờ đầu của ngành thư viện toàn quốc Năm 1998 được công nhận là thư viện hạng I cấp Quốc gia và năm
2001 TVHN được tặng Huân chương lao động hạng I Năm 2002 được Uỷ Ban nhân dân TPHN tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu ngành của Thủ đô
Trang 168
Những thành tích nổi bật đó đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong những năm đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Là một thư viện lớn của Thủ đô của nước ta, trưởng thành trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trong gần nửa thế kỷ qua, bằng những hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và phục vụ sách báo cho cán bộ và nhân dân Thành phố trong công tác học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ cộng với tiềm lực của Thư viện cơ sở 2 – Thư viện Hà Tây cũ khi sáp nhập thì TVHN hiện nay đã góp phần công sức của mình xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, giàu đẹp, xứng đáng với dân tộc, với đất nước
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Hà Nội
Hiện nay, TVHN có 75 cán bộ, trong đó có 56 cán bộ trong biên chế và
19 lao động hợp đồng 100 % cán bộ chuyên môn có trình độ cử nhân, 7 cán bộ
là thạc sĩ khoa học thư viện, 7 cán bộ có văn bằng 2 về ngoại ngữ, báo chí, hành chính
Có 2 cán bộ được đào tạo hai tháng tại Ấn Độ về Tiếng Anh và Tin học, được học tập và làm việc với các chuyên gia nước ngoài, góp phần nâng cao trình
độ chuyên môn, kỹ năng và tác phong làm việc
TVHN cũng tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập các thư viện trong nước và nước ngoài: tham quan các trung tâm học liệu khu vực miền Trung, thư viện trường Đại học FPT…là những mô hình thư viện hiện đại; Tham gia các đoàn học tập, tập huấn tại nước ngoài: Trung Quốc, Malayxia, Hàn Quốc, Singapore
Kế hoạch năm 2012 TVHN đang đề xuất cử 3 cán bộ đi dự Đại hội COLSAL lần thứ 15 tại Indonexia
Trang 17+) Phòng Địa chí - Thông tin tra cứu
* Chức năng văn hóa
TVHN là nơi sưu tầm, bổ sung, xử lý, bảo quản và truyền bá những di sản văn hóa, thư tịch của Thủ đô Hà Nội, của dân tộc và của nhân loại
Thư viện là trung tâm giao lưu văn hóa của cộng đồng, trung tâm mở mang dân trí, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về kinh tế - chính trị - khoa học –
kỹ thuật - văn học - nghệ thuật, thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động sáng tạo và giải trí lành mạnh
Nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận được với kho tàng di sản văn hóa của nhân loại, TVHN đã làm tốt nhiệm vụ chuyển tải những giá trị văn hóa nhân loại đến với bạn đọc Điều này không chỉ cung cấp những kiến thức cho bạn đọc mà còn giúp cho việc tận dụng những kiến thức đó vào những mục đích thiết thực của cuộc sống Vì vậy việc thu thập, bảo tổn, xử lý, cung cấp các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại là chức năng đặc biệt can TVHN, vừa đem lại ý
Trang 18Năm 1994 trong Tuyên ngôn về TVCC của UNESCO khẳng định TVCC là sản phẩm của nền dân chủ hiện đại “ TVCC – nguồn sinh lực của phổ cập giáo dục”
Hiện nay khoảng 40 % số sách trong phòng đọc tổng hợp là sách phục
vụ cho học tập và nghiên cứu Những tài liệu này đã cung cấp tư liệu, sách, báo
bổ trợ cho quá trình đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Điều đó cho thấy sự đóng góp to lớn của TVHN cho hoạt động giáo dục và đào tạo
* Chức năng thông tin
Thư viện trở thành trung tâm thông tin thực sự khi kết nối, truy cập vào các mạng thông tin Quốc gia và quốc tế Các TVCC cũng được UNESCO xác định :“Là trung tâm thông tin địa phương, tạo cho người sử dụng của mình tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và thông tin ở tất cả các dạng thức”
Thêm vào đó do sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu, TVHN đã nhanh chóng áp dụng tin học hóa vào thư viện để thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp, phổ biến thông tin cho người dùng tin dưới nhiều hình thức nhất là theo chế
độ tự động hóa, các loại hình thư mục phong phú và đa dạng, các cơ sở dữ liệu (CSDL) Vì vậy chức năng thông tin của TVHN được nhấn mạnh trong những năm gần đây
Trang 1911
Nếu như trước đây, thư viện chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo sự tiếp cận tới thông tin dưới dạng sách, báo, tài liệu thì ngày nay thư viện phải thích ứng với những yêu cầu mới và đảm bảo sự tiếp cận tới các phương tiện điện tử
Trong chiến lược phát triển văn hóa của Nhà nước ta đến năm 2010 đã khẳng định: “ Bước vào thế kỷ XXI các TVCC trở là những trung tâm thông tin phục vụ nhu cầu thông tin của địa phương” Ngoài ra, trong thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức, các thư viện trở thành nơi quan trọng cung cấp, khai thác tri thức, góp phần tích cực vào quá trình sáng tạo thông tin tri thức
TVHN đã thực hiện chức năng thông tin mới bằng cách:
Phục vụ Thông tin - Thư mục theo phương thức cổ truyền cũng như hiện đại ngay tại thư viện: hệ thống mục lục, thư mục, CSDL, phổ biến thông tin chọn lọc (SDI), bản tin điện tử
Tiếp cận thông tin qua mạng để vươn tới nguồn lực thông tin của các thư viện khác và đảm bảo sự tiếp cận đó tới nguồn thông tin điện tử cho người dùng tin
Như vậy, việc xây dựng, phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin của TVHN chính để đáp ứng nhu cầu thông tin thường ngày của từng cá nhân hoặc nhóm người sử dụng thư viện
* Chức năng giải trí
Là trung tâm giao lưu văn hóa tinh thần và giải trí lành mạnh chức năng giải trí của TVCC như TVHN càng thể hiện nổi bật khi: TVHN tham gia vào việc tổ chức sử dụng thời gian nhàn rỗi cho nhân dân Thủ đô bằng cách cung cấp sách, báo và các phương tiện nghe nhìn khác để đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân, làm phong phú đời sống tinh thần, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng
Ở TVHN đối tượng người dùng tin là người cao tuổi, cán bộ hưu trí đến thư viện với nhu cầu giải trí chiếm tỉ lệ cao
Trang 2012
* Ngoài ra TVHN còn có chức năng quản lý Nhà nước
Đồng hành với Sở Văn hóa – Thông tin thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thư viện, tủ sách trên địa bàn Thủ đô
Hướng dẫn nghiệp vụ và tham gia xây dựng hệ thống thư viện quận (huyện) và cơ sở ở Hà Nội
1.1.3.2.Nhiệm vụ
1.1.3.2.1 Các nhiệm vụ đối với xã hội
* Phục vụ cho công cuộc phát triển văn hóa của Thủ đô và đất nước
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời văn hóa cũng là nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật
Là một thiết chế văn hóa, thư viện nói chung và TVHN nói riêng có nhiệm vụ phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển văn hóa của Thủ đô và đất nước, tạo điều kiện tối ưu cho nhân dân trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa đồng thời được hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa và khai thác,
sử dụng, bảo tồn có hiệu quả các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại
TVHN có nhiệm vụ quan trọng trong việc chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp
vụ Thông tin – Thư viện (TT –TV) cho mạng lưới thư viện quận ( huyện ), thư viện cơ sở Phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các ban ngành xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, đưa văn hóa thông tin đến từng nhà, từng người dân Hà Nội
Ngoài ra, TVHN có nhiệm vụ góp phần đắc lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời phổ biến rộng rãi tinh hoa văn hóa của thế giới, giúp cho việc phát triển đối thoại giữa các nền văn hóa, giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với nước ngoài
Trang 21Thông qua các hình thức triển lãm, tuyên truyền giới thiệu sách, báo và các hoạt động thông tin, TVHN thể hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đưa chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thẩm mĩ, nâng cao mặt bằng dân trí
Với giai đoạn CNH – HĐH ,TVHN phải từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường mọi nguồn lực đặc biệt là nguồn lực thông tin phục vụ cho việc đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp dạy và học ở mọi cấp học, bậc học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước
* Phục vụ sự nghiệp phát triển khoa học & công nghệ
Ngày nay tốc độ phát triển nhanh chóng của thông tin, điện tử- viễn thông và thời kỳ chuyển giao công nghệ mạnh mẽ, đặc biệt là giữa lòng Thủ đô đòi hỏi các thư viện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói chung và TVHN nói riêng phải tăng cường phục vụ thông tin khoa học công nghệ, thông báo nhanh chóng, kịp thời, chính xác các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất trong và ngoài nước cho mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô Hoạt động thông tin khoa học - công nghệ ( KH –CN ) của thư viện có tầm quan trọng đặc biệt, là chìa khóa mở cửa mọi hoạt động sáng tạo lâu bền và sự phát triển của một đất nước
Trang 221.1.3.2.2.Các nhiệm vụ nội tại của thư viện
Xây dựng vốn tài liệu thư viện: bổ sung, thu thập tài liệu, sách báo, ấn phẩm từ nhiều nguồn khác nhau ở trong và ngoài nước (nhất là tư liệu về Hà Nội, của Hà Nội) nhằm đảm bảo nhu cầu thông tin cho bạn đọc tại Thủ đô
Thu thập, bảo tồn và lưu giữ di sản thư tịch của Thủ đô và đất nước Tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo của nhân dân Thủ đô, phục vụ các đối tượng chính sách, người khiếm thị, người cao tuổi
Xử lý kỹ thuật tài liệu, xử lý thông tin: mô tả đặc điểm về hình thức và nội dung tài liệu, phân loại tài liệu, định từ khóa, tóm tắt, dẫn giải, tổng luận
Tổ chức bộ máy tra tìm tin: mục lục thủ công, mục lục điện tử, biên soạn các loại thư mục, các tài liệu tra cứu, hướng dẫn, xây dựng các CSDL, tài liệu nghe nhìn: CD– ROM, đĩa quang, sách chữ nổi, băng hình, video …
Cung cấp thông tin tư liệu phục vụ người dùng tin nhất là người nghiên cứu tìm hiểu trên mọi lĩnh vực ở trong và ngoài thư viện
Xây dựng phong trào đọc sách báo cơ sở, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán
bộ và các thư viện cơ sở, quận (huyện) để xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thư viện, tủ sách cơ sở
Trang 2315
Bảo quản vốn tài liệu, cơ sở vật chất – kỹ thuật, trang thiết bị của thư viện:
Bảo quản và bổ sung các loại sách báo cũ và mới xuất bản ở trong nước
và sách báo bằng tiếng nước ngoài phù hợp với đặc điểm và phương pháp phát triên kinh tế, văn hóa của địa phương phục vụ yêu cầu của công tác nghiên cứu, góp phần nâng cao kiến thức văn hóa cho quần chúng
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học
Trong thời đại CNH – HĐH đất nước, thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa
xã hội (CNXH), TVHN có nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động và phát triển của thư viện là : nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông vào công tác thư viện (hiện đại hóa, tin học hóa hoạt động thư viện)
1.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Thư viện Hà Nội
1.2.1 Đặc điểm người dùng tin
Vấn đề nghiên cứu về người dùng tin là điều quan trọng và rất cần thiết NLTT có trong thư viện phải luôn định hướng theo nhu cầu thông tin của người dùng tin, có như vậy thư viện mới có cơ sở để đáp ứng và thu hút người dùng tin đến với thư viện Nắm vững nhu cầu thông tin, đáp ứng một cách kịp thời, đầy
đủ, chính xác nhu cầu thông tin của người dùng tin là một trong những nhiệm vụ của thư viện nói chung và TVHN nói riêng Chất lượng và hiệu quả của việc đáp ứng nhu cầu thông tin phụ thuộc vào sự nắm vững đặc điểm người dùng tin của
Trang 2416
lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp khác nhau, rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, bao gồm: Các cán bộ quản lý, lãnh đạo TPHN, cán bộ nghiên cứu giảng dạy, cán bộ hưu trí, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn TPHN , cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, nhân dân lao động sống và làm việc tại Hà Nội, đặc biệt còn có những người khiếm thị
Ngoài ra còn có một số bạn đọc là người nước ngoài ngụ cư ở Việt Nam chủ yếu đến thư viện để đọc tài liệu về địa chí Hà Nội
Hiện nay có thể chia người dùng tin của TVHN thành những nhóm như sau:
* Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền Thành phố các cấp các ngành
Thông tin cho nhóm này đòi hỏi phải là những thông tin được chọn lọc
kỹ, thông tin tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực, các tài liệu chỉ đạo như : các văn bản pháp quy, các chỉ thị , nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
về quản lý khoa học, thông tin về chiến lược phát triển KT – XH Vì vậy phương pháp phục vụ thông tin cho nhóm này chủ yếu là các tài liệu chọn lọc có hàm lượng khoa học cao, phục vụ thông tin có chọn lọc Hình thức sử dụng thông tin của họ là các thông tin chuyên đề, tóm tắt, thông tin tổng quát Nội dung thông tin của nhóm này thường không ổn định Nhóm này chiếm khoảng 10 % trong tổng số người dùng tin của TVHN
* Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
Đặc điểm của nhóm người dùng tin này là họ vừa đảm nhiệm chức năng lãnh đạo, quản lý vừa tham gia vào các công việc giảng dạy
Đây là lực lượng nòng cốt của Bộ, Sở chiếm gần 10 % trong tổng số người dùng tin của thư viện Họ là những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, giảng viên trong các trường học trên địa bàn Hà Nội Thông tin dành cho nhóm người dùng tin này đòi hỏi phải chuyên sâu để phù hợp với vấn đề mà họ quan
Trang 2517
tâm nghiên cứu Họ luôn đòi hỏi những thông tin mới, cập nhật, đầy đủ và chính xác về công tác chuyên môn Nhóm người dùng tin này luôn dành một lượng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện và đòi hỏi những nguồn thông tin phải có giá trị phù hợp với chuyên ngành mà họ nghiên cứu, đem lại hiệu quả cao cho công việc của họ Các loại tài liệu tra cứu như: từ điển, bách khoa thư , sách tra cứu, đề tài, luận án, tạp chí các ngành, tài liệu tham khảo, thiết
kế bài giảng được người dùng tin quan tâm nhiều
* Nhóm người dùng tin là sinh viên
Đây là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn
Hà Nội, là nhóm người dùng tin đông đảo nhất hiện nay tại TVHN, chiếm tới 50
% số lượng người dùng tin của thư viện Họ quan tâm đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội, những tài liệu có liên quan đến công tác học tập, nghiên cứu, giải trí Đối với họ đến thư viện giống như là cơ quan giáo dục nhà trường dành cho việc học tập
* Nhóm bạn đọc là Thiếu nhi:
Bao gồm các em học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong TPHN chiếm tới 20 % số lượng người dùng tin tại TVHN Nhóm bạn đọc này rất được quan tâm vì đây chính là những chủ nhân tương lai can đất nước Thông tin các em cần chủ yếu là để giải trí sau những giờ học tập căng thẳng và tìm hiểu những điều mới mẻ về thế giới, vũ trụ, tài liệu các
em hay sử dụng và các loại truyện cổ, truyện tranh, báo thiếu nhi
* Nhóm người dùng tin còn lại
Tất cả các đối tượng người dùng tin còn lại của TVHN: cán bộ hưu trí, nhân dân lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội Điểm khác biệt của TVHN là có nhóm người dùng tin là người khiếm thị Nhóm người dùng tin này chiếm 10 % tổng số người dùng tin của TVHN Thông tin dành cho nhóm này không quá phức tạp và không đòi hỏi sự tổng hợp cao Họ đến với thư viện
Trang 2618
nhằm giải trí, tìm hiểu về khoa học thường thức có nội dung đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa – nghệ thuật, tìm hiểu về địa chí Hà Nội
Việc phân chia nhóm người dùng tin như trên chỉ mang tính chất tương đối qua điều tra nhu cầu tin bằng cách gửi phiếu điều tra cho 100 người dùng tin thuộc các thành phần khác nhau tại TVHN
Như vậy, đối tượng người dùng tin của TVHN rất đa dạng Với tư cách
là TVKH tổng hợp đầu ngành, TVHN không những phải phục vụ một số lượng độc giả đông đảo mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu thông tin đa dạng của họ một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay
1.2 2 Đặc điểm nhu cầu tin
Nghiên cứu nhu cầu tin của bạn đọc là nghiên cứu những nhu cầu về thông tin và tài liệu của họ trên cơ sở đó tìm ra những định hướng và biện pháp
cụ thể để đáp ứng một cách hiệu quả thông tin đến từng đối tượng người dùng tin
Để đánh giá khách quan về nhu cầu tin tại TVHN, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra khảo sát người dùng tin đến người dùng tin thuộc các thành phần và lứa tuổi khác nhau và thu được các kết quả trên các phương diện sau:
* Nhu cầu về nội dung thông tin:
Bảng 1 - Nội dung thông tin mà người dùng tin quan tâm
Nội dung thông tin Số phiếu Tỉ lệ ( % )
Trang 2756 % ; Ngôn ngữ chiếm 54 % Ngoài ra còn quan tâm tới một số lĩnh vực khác như : Khoa học tự nhiên chiếm 35 % , Kỹ thuật chiếm 32 %, Kinh tế chiếm 23
%; Lịch sử chiếm 22 %
* Nhu cầu về ngôn ngữ xuất bản thông tin , tài liệu
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, để đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin rất đa dạng và phong phú, phù hợp với công việc, người dùng tin đòi hỏi phải có một nguồn thông tin phong phú không chỉ là tài liệu tiếng Việt
mà còn phải có cả tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ khác
Bảng 2 – Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu
Trang 2820
Qua điều tra cho thấy người dùng tin tại TVHN có nhu cầu sử dụng chủ yếu là tài liệu tiếng Việt chiếm tới 80 % Ngoài ra để phục vụ các nhu cầu nghiên cứu và phục vụ cho công việc chuyên môn thì người dùng tin còn sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Đức, Trung, Pháp và một số ngôn ngữ khác trong đó tiếng Anh vẫn chiếm được sự quan tâm lớn hơn những ngôn ngữ còn lại
* Nhu cầu tin theo dạng tài liệu mà người dùng tin thường sử dụng
Hiện nay nguồn tin được lưu hành dưới nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung tài liệu truyền thống vẫn được đa số người dùng tin sử dụng nhiều nhất ( chiếm 98 % ) Khi đến TVHN người dùng tin vẫn quan tâm đến kho sách truyền thống và tìm đọc chúng Các tài liệu điện tử tài liệu nghe nhìn như : đĩa quang, băng ghi hình, ghi âm, CD– ROM, sách chữ nổi cũng được người dùng tin quan tâm sử dụng với nhu cầu ngày càng tăng nhưng chỉ mới ở một mức độ
và quy mô khai thác nhỏ do TVHN còn có một số hạn chế về cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVC – KT)
Ngoài việc tra cứu thông tin ở thư viện, người dùng tin tại TVHN còn có nhu cầu rất lớn về tra cứu tài liệu trên mạng chiếm tới 45 % Nhưng cơ sở 2 của TVHN hệ thống mạng để bạn đọc tra cứu vẫn chưa được phát triển nên bạn đọc chỉ có thể tra cứu ở cơ sở 1
Bảng 3 – Nhu cầu tin theo dạng tài liệu
Trang 291.3.Vai trò của nguồn lực thông tin và vấn đề phát triển nguồn lực thông tin
ở Thƣ viện Hà Nội
1.3.1.Khái niệm nguồn lực thông tin và yêu cầu phát triển nguồn lực thông tin
NLTT là yếu tố cấu thành nên hoạt động của một thư viện nhất là các thư viện hiện đại, đồng thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin, tạo nên chất lượng và hiệu quả trong hoạt động TT - TV
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm NLTT Song cho đến nay nội hàm của khái niệm NLTT vẫn chưa xác định rõ ràng
Theo từ điển giải nghĩa về thông tin học: “ Ở dạng chung nhất, NLTT được hiểu như là tổ hợp các thông tin nhận được và tích lũy được trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con người, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội NLTT phản ánh các quá trình và hiện tượng tự nhiên được ghi nhận trong kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và trong các dạng tài liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn”
Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm “ NLTT ” chưa được hiểu một cách thống nhất: có người cho rằng NLTT là vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin,
có ý kiến lại cho rằng NLTT không chỉ bao hàm các nguồn lực về tài liệu mà còn gồm cả các thành phần khác như nhân lực thông tin, tài lực thông tin
Trang 3022
Trong khi đó theo tài liệu hướng dẫn của UNESCO về việc xây dựng, phê duyệt và vận hành chính sách thông tin Quốc gia lại định nghĩa: “NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và ngành CNTT ”
Khái niệm NLTT phản ánh phần thông tin tiềm năng trong xã hội, có cấu trúc, được kiểm soát, có thể truy cập được, có giá trị phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người
Không phải mọi thông tin có trong xã hội đều là nguồn lực, mà đây chỉ là phần thông tin tích cực của xã hội giúp các tổ chức quản lý công việc, điều hành,ra quyết định Thông tin được kiểm soát và thực hiện hỗ trợ cho các chức năng của con người, có thể mang lại nhiều giá trị mới trở thành nguồn lực
Trong khuôn khổ của luận văn, khái niệm về NLTT thường được sử dụng trong cơ quan TT - TV để chỉ phần tích cực của tiềm lực thông tin có trong thư viện (vốn tài liệu, cơ sở vật chất – kỹ thuật, con người), được tổ chức, kiểm soát sao cho người dùng tin có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được Đồng thời NLTT được thể hiện dưới dạng tài liệu dưới nhiều hình thức khác nhau: văn bản, âm thanh, hình ảnh và được tổ chức theo các quy trình nghiệp vụ được xác lập
NLTT ở TVHN được hình thành trong suốt hơn 60 năm qua đã có những bước phát triển nhất định Khi mới thành lập TVHN chỉ có vài nghìn cuốn sách báo Nhưng cho đến nay tổng số vốn tài liệu của TVHN là 432.597 cuốn Điều này cho thấy TVHN đã chú trọng nhiều đến việc xây dựng và phát triển NLTT phục vụ nhu cầu của đông đảo người dùng tin
Toàn bộ NLTT có trong TVHN được chia thành các mảng chính:
+) Nguồn tin văn bản truyền thống: sách, báo, tạp chí, tài liệu địa chí, tài liệu xám, tài liệu thông tin thư mục
Trang 3123
+) Nguồn tin điện tử: CSDL, đĩa quang, đĩa mềm, sách chữ nổi, băng ghi hình
+) Bộ máy tổ chức và quản lý : hệ thống sổ sách, hệ thống kho tài liệu,
hệ thống mục lục thư viện, hệ thống mạng Internet
1.3.2 Vai trò của nguồn lực thông tin trong hoạt động của Thư viện Hà Nội
Người ta sớm nhận thức được rằng quá trình tồn tại và phát triển của xã hội gắn chặt với quá trình truyền tin cũng như sự chuyển giao thông tin giữa các thế hệ
Thông tin là nguồn lực phát triển và là nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sản xuất, giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học, văn hóa – giáo dục, đồng thời
là cơ sở của lãnh đạo và quản lý
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ khiến cho mỗi quốc gia không thể tách rời sự vận động chung của thế giới; đặc biệt những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người Trong thời đại đó thông tin không chỉ giữ vai trò trọng yếu mà còn ngự trị trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
Chính vì thế thông tin được coi như là nguồn tài nguyên có giá trị đặc biệt trong xã hội nói chung và các cơ quan TT - TV nói riêng, bởi lẽ nguồn tài nguyên này khi được tổ chức và sử dụng phù hợp sẽ tạo tiền đề cho việc đổi mới Hơn nữa, khác với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài nguyên này khi được sử dụng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế hết sức to lớn, đồng thời bản thân nó ngày càng trở nên phong phú do trong quá trình sử dụng lại có thêm những thông tin mới
NLTT chính là cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của thư viện, đồng thời
nó lại càng có giá trị cao trong điều kiện hiện nay
Trang 3224
Nghị quyết 89 CP can Hội đồng chính phủ về việc “Tăng cường công tác thông tin khoa học – kỹ thuật ” ban hành ngày 4/5/1972 do Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng ký cũng đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của công tác thông tin khoa học – kỹ thuật: “ Trong điều kiện trên thế giới ngày nay khoa học đã phát triển ở trình độ cao, và hoàn cảnh ở nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu
về khoa học và kỹ thuật…con đường nhanh nhất và rẻ nhất để tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật là vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu KH - KT sẵn có trên thế giới vào điều kiện cụ thể của ta Vì vậy, công tác thông tin khoa học và kỹ thuật ở nước ta có vị trí quan trọng đặc biệt ”
Do đó các cơ quan TT - TV nói chung và TVHN nói riêng phải coi trọng việc đảm bảo đầy đủ nguồn thông tin trong dây chuyền hoạt động của mình TVHN là một thư viện công cộng lớn của Thủ đô Việt Nam do đó NLTT đặc biệt vốn tài liệu là phương tiện quan trọng, cơ bản nhất giúp cho thư viện thỏa mãn những nhu cầu thông tin tư liệu cho người dùng tin, giúp TVHN thực hiện tốt các chức năng , nhiệm vụ của mình
Đối với TVHN nguồn thông tin, tài liệu ngoài phản ánh những thông tin
về mọi lĩnh vực tri thức của đất nước, thế giới, vốn tài liệu của thư viện còn chứa đựng những thông tin hết sức đặc thù phản ánh tiềm năng thiên nhiên, con người, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của Thủ đô – những tài liệu địa chí Nguồn thông tin tài liệu giúp độc giả tìm hiểu, ghi lại những tri thức, những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thời kỳ về một Hà Nội ngàn năm văn hiến Đồng thời là vũ khí đấu tranh giai cấp chính trị sắc bén, là công cụ giáo dục tư tưởng tình cảm, lao động và phổ biến kiến thức KH – KT , là phương tiện thúc đẩy sự tiến bộ không chỉ của người dân Hà Nội mà còn cả nhân dân Việt Nam Ngoài ra NLTT còn đóng vai trò hết sức to lớn đối với việc phục vụ phát triển văn hóa Thủ đô trong thế kỷ mới
Trang 3325
Vai trò của NLTT là không thể phủ nhận được trong mỗi cơ quan TT
-TV, cũng như hoạt động của TVHN Chính vì vậy việc nghiên cứu, từng bước phát triển NLTT là vấn đề rất cần thiết đối với TVHN nhất là trong giai đoạn hiện nay
Trang 3426
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN
HÀ NỘI
2.1 Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội
2.1.1 Chính sách xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin
Khi mới thành lập 15/10/1956 ,TVHN chỉ có 4 cán bộ với vài nghìn cuốn sách, báo, trụ sở thư viện lại luôn thay đổi nên việc xây dựng nguồn lực thông tin tuy đã được quan tâm nhưng chưa hoạt động thực sự hiệu quả
Để công tác bổ sung, phát triển tài liệu có hiệu quả thì trước hết các cơ quan TT – TV cần phải có một chính sách xây dựng và phát triển nguồn tin mà “
chính sách phát triển nguồn tin là một tài liệu thành văn , một công bố chính thức được ban hành bởi lãnh đạo thư viện hay cơ quan thông tin, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu của cơ quan ”
Chính sách phát triển nguồn lực thông tin là kim chỉ nam cho các hoạt động xây dựng nguồn tin, nó đưa ra các chỉ dẫn cần thiết cho việc thực hiện công tác bổ sung, đồng thời nó cũng là công cụ giao lưu, phối hợp trong một hệ thống
cơ quan TT – TV, làm cho việc phối hợp giữa các cơ quan TT – TV trở nên dễ dàng hơn
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước Hà Nội là Thủ đô và cũng là nơi tập trung các thư viện và trung tâm thông tin lớn nhất của nước ta Đây là thuận lợi nhưng cũng là những thách thức đối với TVHN, nhất là trong chính sách xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin cho phù hợp
Cơ sở để xây dựng chính sách bổ sung của TVHN phải căn cứ vào việc: Xác định những vấn đề mang tính thời sự, nóng bỏng, các hướng đề tài nghiên
Trang 3527
cứu trong năm để phát triển các nguồn thông tin, tài liệu có liên quan đến những vấn đề đó, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu tin thiết thực của đối tượng phục vụ, tình hình xuất bản, ngân sách cụ thể mà hàng năm thư viện lên kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin cho phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin
Công việc bổ sung tài liệu bao gồm các quá trình sau: Tiếp cận các nguồn tài liệu, chọn hình thức và phương thức bổ sung
Khi tiến hành công tác xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin, thư viện cần đặt ra các mục tiêu như:
+) Đảm bảo số lượng thông tin tài liệu phải tăng lên hàng năm
+) Đảm bảo tính cập nhật và tính hệ thống của nội dung nguồn thông tin, tài liệu
+) Đảm báo tính hài hòa, đồng đều thông tin, tài liệu từ các nguồn và các ngôn ngữ
+) Đảm bảo nội dung khoa học của tài liệu phải bám sát với những vấn
đề của thực tiễn đặt ra
+) Đảm bảo nguồn lực thông tin xây dựng được phải phục vụ đắc lực cho kế hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trong tương lai
Với mục tiêu như trên hàng năm TVHN thường bổ sung các loại tài liệu: +) Các tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, tham khảo như: sách giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo , tài liệu tra cứu chuyên môn, tài liệu địa chí về Hà Nội, các tạp chí nghiên cứu trong và ngoài nước
+) Các tài liệu phục vụ cho mục đích giải trí và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dùng tin: sách văn học – nghệ thuật, sách chính trị - xã hội, báo, tạp chí thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống
+) Các tài liệu nghiệp vụ thư viện phục vụ cho chính cán bộ thư viện để
họ có điều kiện tiếp cận và tiếp thu những kiến thức mới về lĩnh vực thư viện
Trang 3628
+) Ngoài ra từ năm 2008 trở lại đây TVHN thường xuyên phát triển các dạng thông tin, tài liệu phục vụ cho đối tượng người khiếm thị như : sách chữ nổi, băng ghi âm, đĩa quang
2.1.2 Nguồn xây dựng và phát triển
Nguồn lực thông tin của TVHN hiện nay được xây dựng và phát triển từ
3 nguồn chính: nguồn mua, nguồn trao đổi và nguồn tặng biếu Ngoài ra còn có nguồn lưu chiểu, tài liệu xám và nguồn tin điện tử
Nguồn mua từ ngân sách :
+) Đối với sách
Ngay từ thời kỳ đầu thành lập TVHN các Bộ, ngành đặc biệt là TPHN đã quan tâm đầu tư kinh phí cho việc bổ sung, phát triển nguồn thông tin, tài liệu, đó cũng là nguyên liệu đầu vào của hoạt động thông tin trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ, đối tượng người dùng tin của TVHN Nguồn này chủ yếu là mua qua hệ thống phát hành, mua tại các nhà xuất bản, các cơ quan tư nhân hoặc các cửa hàng kinh doanh sách báo của Nhà nước
Căn cứ vào nhu cầu phát triển, nguồn tin, tài liệu, căn cứ vào danh mục
mà các cơ quan phát hành gửi đến, thư viện tiến hành lựa chọn những tài liệu có nội dung cho phù hợp với diện bao quát chủ đề mà thư viện đưa ra, chọn những tài liệu có nội dung bám sát với nhiệm vụ, chức năng, những tài liệu mới đảm bảo chưa có trong thư viện để tiến hành lập danh mục xin ý kiến của lãnh đạo thư viện và thông qua quyết định của Thành phố để duyệt mua
TVHN đã chủ động liên hệ với các Nhà xuất bản (Nxb): Nxb Văn học, Nxb Hà Nội, Nxb Kim Đồng, Nxb Hội nhà văn, Nxb Phụ nữ, Nxb Chính trị - Quốc gia, Nxb Thanh niên để tăng cường nguồn tin Ngoài ra còn liên hệ với các trường Đại học (ĐH) như : ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng, ĐH Y để mua giáo trình phục vụ cho nhu cầu của sinh viên cũng nhưn liên hệ với báo Tiền Phong,
Trang 37Số lượng sách bổ sung trong những năm gần đây giảm hơn so với thời
kỳ trước, mặc dù nguồn kinh phí được cấp dùng cho việc bổ sung sách vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không kịp so với sự tăng giá của tài liệu +) Đối với báo, tạp chí
Cũng như nguồn bổ sung sách, hàng quý phòng bổ sung & xử lý kỹ thuật cũng nhận được danh mục báo, tạp chí tại công ty phát hành báo, tạp chí,
từ đó thư viện lựa chọn theo danh mục Số lượng các loại báo, tạp chí tăng nhiều trong những năm gần đây Trước năm 1986 TVHN đặt mua trên 150 loại, đến nay số lượng lên tới 405 loại
* Nguồn bổ sung, phát triển từ trao đổi, tặng biếu, tài trợ
TVHN đã liên kết với các cơ quan TT – TV trong cả nước mở rộng trao đổi nguồn tin như: Viện Thông tin khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3830
Năm 2008 Qũy FORCE (Hà Lan) tài trợ xây dựng một studio đạt tiêu chuẩn với các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại tổng giá trị 21.900 USD (theo phương thức chìa khóa trao tay) Nhờ đó 2009 – 2010 TVHN sản xuất được 17 đầu sách – CD và trao đổi với thư viện Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 12 đầu sách - CD
Năm 2010 Qũy SIF (Singapore) tài trợ dự án thư viện lưu động (WOW theo phương thức chìa khóa trao tay)
TVHN còn nhận được nhiều sách báo tài trợ từ các cơ quan tổ chức nước ngoài, Qũy châu Á (thông qua Thư viện Quốc gia), ngân háng ADB, trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
Ngoài trao đổi, tài trợ, TVHN còn nhận được một số sách biếu tặng của các Nxb khác như : Nxb Khoa học – xã hội, Nxb Văn học, Nxb Nông nghiệp, Nxb Hội nhà văn Thêm vào đó có một vài cơ quan thường gửi ấn phẩm của mình cho TVHN, đó là : Báo Lao động Thủ đô, Kinh tế đô thị, Sức khỏe & đời sống; tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, tạp chí Dược
Điều đáng kể TVHN còn nhận được nguồn tặng biếu của Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Thành phố Villeurbane, Đại sứ quán Úc, Hà Lan, Hội đồng văn hóa giáo dục của Anh
Những nguồn này đã đem đến ý nghĩa rất lớn giúp cho TVHN tránh được sự trùng lặp trong nguồn tin của mình và tạo sự phong phú, đa dạng của nguồn tin hiện có
Trang 39* Các nguồn phát triển, bổ sung khác
Nguồn bổ sung, phát triển từ tài liệu xám: Là nguồn không do các Nxb chính thức phát hành, không được kiểm soát qua hệ thống kiểm soát thư mục thông báo: đây là những công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, các luận án, luận văn, báo cáo khoa học, tổng kết hội nghị Nguồn này chủ yếu được lấy từ các báo cáo khoa học, luận án, luận văn và là do biếu tặng Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn bổ sung tài liệu này cũng như nguồn tài liệu hiện có là rất ít so với tầm vóc của TVHN và nhu cầu của bạn đọc Thủ đô
Nguồn lưu chiểu: Đây là nguồn quan trọng làm phong phú thêm nguồn lực thông tin của TVHN và đã thu thập được khá nhiều ấn phẩm có giá trị Cho đến ngày 30/7/1998 có quyết định số 01/1998/ BVHTT của Bộ Văn hóa thông tin về việc ban hành quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm thay đổi Do đó TVHN không nhận được lưu chiểu nữa
Trang 4032
Nguồn tin điện tử: là nguồn được truy cập qua máy tính điện tử hay qua mạng Internet với các nguồn tin trên mạng làm phong phú thêm nguồn tài liệu của thư viện
2.1.3 Kinh phí bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin
Kinh phí bổ sung của TVHN do Thành phố Hà Nội cấp Kinh phí này không ổn định và tăng giảm theo thời kỳ Kinh phí này được cấp căn cứ vào Thông tư liên bộ 97/ TTLB về chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với TVCC và dụa vào tổng ngân sách cuả Thành phố
Những năm đầu của thập kỷ 80, trong điều kiện xã hội đang gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, nền kinh tế chuyển hướng, công tác TT- TV cũng gặp nhiều khó khăn: giá sách tăng cao, tiền bảo quản sách đắt ( đóng bìa cứng) mà lượng kinh phí được cấp có hạn
Vì thế cán bộ TVHN phải lựa chọn những tên sách báo phù hợp với, loại hình, chức năng của TVHN để phục vụ bạn đọc được tốt hơn Ngoài việc lựa chọn về nội dung, số lượng bản sách cũng phải cân nhắc cho hợp lý với kinh phí được cấp
Tuy thời kỳ đầu 1980 – 1985 kinh phí dành cho việc bổ sung khoảng từ 33.000đ đến 226.500đ nhưng với giá thành xuất bản thấp, thư viện có thể mua được số lượng vốn tài liệu khá lớn Ngược lại từ năm 1986 trở lại đây với kinh phí từ 1000.000 đến 350.000.000đ nhưng giá thành xuất bản tăng lên khá cao nên thư viện cũng chỉ bổ sung được một số lượng sách thấp so với những năm đầu của thập kỷ 80
Bảng 4 - Tổng kinh phí được cấp trong những năm gần đây
Kinh phí bổ sung tài liệu 1 tỷ 2 800 triệu 1 tỷ 2