NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT XOÀI Ở TỈNH BẮC GIANG
Trang 1Viện khoa học nông nghiệp việt nam
Nguyễn Văn V−ợng
Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc tính nông sinh học vμ một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất xoμi ở tỉnh Bắc Giang
Chuyên ngành: Trồng trọt
M∙ số: 04.01.08
Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp
Hμ nội – 2006
Trang 2Công trình này được hoàn thành tại:
Viện khoa học nông nghiệp việt nam
Vào hồi :08 giờ, ngày 26 tháng 01 năm 2007
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Thư viện Viện trường cao đẳng Nông - Lâm, Việt Yên Bắc Giang
Trang 3một số công trình đ∙ công bố có liên quan đến luận án
1 Nguyễn Văn Vượng (2005), "Kết quả thăm dò một số biện pháp kỹ thuật nhằm
đẩy lùi thời gian ra hoa của cây xoài ở tỉnh Bắc Giang" Tạp chí NN&PTNT số
58 kỳ 2 tháng 4, năm 2005, tr 75 - 77
2 Nguyễn Văn Vượng (2005), "ảnh hưởng của một số loại chế phẩm và hoá chất
tới tỷ lệ đậu quả và khả năng giữ quả của xoài ở tỉnh Bắc Giang" Tạp chí
4 Nguyễn Văn Vượng, Trần Thế Tục, Nghiêm Xuân Hội (2005), "Cây xoài ở Bắc
Giang - Hiện trạng và triển vọng phát triển" Tạp chí NN&PTNT số 71, kỳ 1
tháng 11, năm 2005, tr 97 - 100
5 Nguyễn Văn Vượng, Trần Thế Tục, Nghiêm Xuân Hội (2006), "Một số nhận
xét về bộ rễ xoài trồng ở Việt Yên Bắc Giang" Tạp chí NN&PTNT số 79, kỳ 1
tháng 3, năm 2006, tr 35 - 38
Trang 4Mở đầu
Từ năm 1990 đến năm 2004 diện tích trồng xoài của nước ta tăng 4,94 lần (16.000 ha so với 79.000 ha) Trước đây ở miền Bắc chỉ có một số vùng trồng xoài truyền thống Yên Châu - Sơn La, Tương Dương - Nghệ An, nhưng diện tích không lớn, năng suất thấp, xoài quả chưa hấp dẫn người tiêu dùng Những năm gần đây khi
có một số giống xoài tuyển chọn của Viện nghiên cứu rau quả (GL1, GL2, GL6) và một số giống xoài của Trung Quốc do Lâm trường Hữu Lũng Lạng Sơn nhập nội đưa vào sản xuất có khả năng ra hoa muộn, năng suất chất lượng khá đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Diện tích trồng xoài được mở rộng ở nhiều tỉnh thuộc miền Bắc trong đó có Bắc Giang Trồng xoài ở phía Bắc góp phần đa dạng sản phẩm quả và
đa dạng sinh học Đặc biệt là ý nghĩa về môi trường vì xoài là cây trồng chịu hạn, lá lâu rụng có tác dụng che phủ đất chống xói mòn, góp phần hoạt hoá nền kinh tế vùng
gò đồi, nơi đó trồng cây lương thực, thực phẩm thì khó khăn nhưng trồng cây ăn quả lại rất tốt (cây vải ở Bắc Giang)
Mặc dù ở Bắc Giang đã có những giống xoài ra hoa muộn, ra được nhiều đợt hoa nhưng có tỷ lệ đậu quả và năng suất thấp, không ổn định trong các năm, dẫn đến xoài là cây trồng chưa thực sự hấp dẫn người nông dân ở vùng gò đồi Những lý do gì hạn chế đến sản xuất xoài ở Bắc Giang ? Trong khi đó ở Quảng Tây Trung Quốc có
vĩ độ cao hơn Bắc Giang nhưng vẫn trồng được xoài và có năng suất cao Làm thế nào
để cây xoài trồng ở Bắc Giang có năng suất cao và ổn định ? đây là đòi hỏi của thực
tiễn sản xuất Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu thực trạng sản xuất, đặc tính nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất xoài ở tỉnh Bắc Giang”
ý nghĩa khoa học: Đề tài là công trình đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu
có tính hệ thống thực trạng sản xuất và một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống xoài đang được trồng phổ biến ở tỉnh Bắc Giang Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc phân vùng quy hoạch, lựa chọn giống xoài phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh, thăm dò các biện pháp kỹ thuật góp phần ổn định và nâng cao năng suất xoài ở Bắc Giang, cũng như ở các tỉnh thuộc vùng trung du và núi thấp Đông bắc có
điều kiện sinh thái tương tự Mặt khác kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cây xoài trồng ở phía bắc
ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho việc hoạch định phát triển cây ăn quả của tỉnh, lựa
chọn được những giống xoài tốt phù hợp điều kiện sinh thái, phục vụ sản xuất quả của
hộ gia đình, góp phần đa dạng sản phẩm quả hàng hoá, đa dạng sinh học, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm ổn định
và nâng cao năng suất xoài, để có thể trồng xoài trong cơ cấu cây ăn quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất dốc của tỉnh Bắc Giang
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng sản xuất xoài, đặc điểm nông
sinh học của một số dòng, giống xoài đang được trồng phổ biến ở Bắc Giang Những tồn tại, những hạn chế trong sản xuất xoài của tỉnh cần phải khắc phục Bước đầu xác
Trang 5định được những giống xoài phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất xoài, để có thể trồng xoài trong cơ cấu cây ăn quả, góp phần đa dạng sản phẩm quả hàng hóa và bảo vệ tài nguyên đất dốc của Bắc Giang
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các giống xoài địa
phương và các dòng, giống xoài nhập nội đã và chưa qua tuyển chọn đang được trồng phổ biến ở tỉnh Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan đến phát triển sản xuất xoài Phạm vi nghiên cứu: Các huyện đại diện cho vùng núi: Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế Các huyện đại diện cho vùng trung du: Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến năm 2005
Tính mới của luận án: Đề tài đánh giá được thực trạng sản xuất xoài, những
khó khăn cần khắc phục trong sản xuất xoài ở Bắc Giang là mưa phùn ẩm độ không khí cao và nhiệt độ hơi thấp trong tháng 2 và 3 Nghiên cứu được đặc điểm nông sinh học của 10 dòng, giống xoài đang được trồng phổ biến ở tỉnh, đánh giá được 4 giống
có nhiều ưu điểm hơn về chất lượng là GL1, GL2, GL6 và BG1 Nghiên cứu được đặc
điểm phân bố bộ rễ của một số giống xoài trồng trên đất bằng và bộ rễ xoài GL1 trồng trên đất bằng và đất dốc Đánh giá được tình hình sinh trưởng ra hoa đậu quả của 7 dòng, giống xoài trong điều kiện tự nhiên ở Việt Yên - Bắc Giang, lựa chọn
được 2 giống xoài là GL6 và GL2 có đợt hoa nở vào tháng 4 - 6 có ý nghĩa trong sản xuất ở Bắc Giang Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất xoài để có thể trồng xoài trong cơ cấu cây ăn quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất dốc của tỉnh Bắc Giang
Khối lượng và cấu trúc luận án: Luận án gồm 164 trang, 56 bảng biểu, 9 đồ
thị, 1 bản đồ và 50 hình ảnh minh hoạ, 157 tài liệu tham khảo Cấu trúc luận án gồm 8 phần: Mở đầu Nghiên cứu cây xoài trong và ngoài nước Vật liệu nội dung và phương pháp nghiên cứu Kết quả và thảo luận Kết luận và đề nghị Một số bài báo đã công
bố có liên quan đến nội dung của luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục
Chương 1
Nghiên cứu cây xoμi trong vμ ngoμi nước 1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay cây xoài được trồng ở 93 nước trên thế giới với diện tích 3,89 triệu ha
đạt sản lượng khoảng 28 triệu tấn Trong 10 nước sản xuất nhiều xoài trên thế giới,
đứng đầu là ấn Độ, thứ hai là Trung Quốc, thứ 3 là Thái Lan, (FAOSTAT) Lượng xoài tươi xuất khẩu trên thế giới từ 1993 đến 2002 tăng 2,2 lần, chiếm 2,7% tổng sản lượng các loại quả nhiệt đới và á nhiệt đới Các sản phẩm chế biến từ xoài gồm: nước xoài tăng 2,2 lần, với giá trị 4,6 - 7,1 ngàn USD, xoài bột nhão giảm 4,6 lần, với giá trị 30,1 - 7,5 ngàn USD Thị trường xoài xuất khẩu là các nước ở châu á, các nước nhập khẩu xoài chủ yếu là ở châu âu (Tropical fruit net, 2004& 2005)
Trang 6Từ 1990 đến 2004 diện tích xoài của nước ta tăng 4,9 lần với sản lượng 173.000 tấn và 314.000 tấn (tăng 1,8 lần) Vùng sản xuất xoài tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 41,9% diện tích và 61,6% sản lượng) Trong 3 năm gần đây
2002 - 2004 mỗi năm diện tích xoài ở nước ta tăng 10 ngàn ha với sản lượng tương ứng là 181- 231- 264 ngàn tấn Diện tích xoài năm 2004 chiếm 10,6% diện tích các loại cây ăn quả của cả nước
Sản xuất xoài ở miền Bắc 1995 đến 2004 tăng 3,9 lần diện tích (2.496 ha - 9.756 ha) và 4,2 lần sản lượng (4.433 tấn - 18.757 tấn) Cây xoài được phân bố ở 31/34 tỉnh, tập trung chủ yếu ở vùng Tây bắc và Đông bắc Các tỉnh trồng nhiều xoài là Sơn La (43,5%) và Hà Giang (13,6%) Bắc Giang có 422ha xoài chiếm 4,3% với sản lượng 1.269 tấn chiếm 6,8% sản lượng xoài của miền Bắc
1.2 Một số kết quả nghiên cứu cây xoài trên thế giới và trong nước
Cây xoài (Mangifera indica L.), thuộc chi Mangifera, loài Mangifera indica Họ
đào lộn hột (Anacardiaceae) được người ấn Độ trồng cách đây khoảng 6000 năm, (Singh L.B., 1959) Hiện nay thế giới có trên 1000 giống xoài, riêng ấn Độ có 1.106 giống (Trần Thế Tục, 1997) Các nước thuộc khối Asean có trên 500 giống địa phương và nhập nội, (Mendoza D.B, 1990) Nước ta có khoảng 102 giống (Nguyễn Minh Châu và CCS, 2001)
Các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu theo các hướng: Lai tạo giống mới, chọn lọc từ các quần thể, tạo giống xoài có đặc tính ra hoa muộn như xoài Hoa tím, Quế hương, Răng voi của Trung Quốc, (Trịnh Thường Mại, 1994)
ở nước ta công tác chọn giống xoài theo hướng bình tuyển và chọn cá thể ưu tú
từ các dòng giống xoài địa phương và xoài nhập nội VNCRQ- Hà Nội (1994-1996)
được công nhận 2 giống GL1, GL6, giống GL2 cho khu vực hoá (Trần Thế Tục và CCS, 2002) VNCCĂQMN (1997- 2000) tuyển chọn được 5 cá thể ưu tú tại các tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp TTNCCĂQ MĐNB (1998- 2000) chọn được 10 cá thể ưu
tú tại các tỉnh Bà Rịa vũng Tàu và Đồng Nai
Trên thế giới xoài được trồng với mật độ dầy tuỳ theo giống (Richard E Litz,
1997), dùng biện pháp đốn đau, cắt tỉa để tán thấp, (Singh K.K, 1967) Để trồng xoài
đạt được hiệu quả kinh tế cao và ổn định, cần phải có chế độ quản lý nước (tưới nước, xiết nước) bón phân đầy đủ, đúng lúc và thích hợp cho xoài, (Đavenport T.L., 1992) Sâu bệnh hại chính trên xoài là: rầy, rệp, ruồi đục quả, sâu đục cành, bệnh thán thư,
phấn trắng, vì vậy trồng xoài kinh doanh nhất thiết phải có quy trình hợp lý
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến cây xoài các tác giả đều cho rằng, xoài là cây trồng không kén đất có khả năng chịu hạn, xoài cần 2- 3 tháng khô hạn để ngừng sinh trưởng phân hoá mầm hoa, (Sukvibul, N, 1999) Sự xuất hiện những đợt lạnh trước thời kỳ ra hoa có liên quan rất chặt với sản lượng xoài hàng năm, (Beal P.R., 1986) Như vậy quá trình phân hoá mầm hoa ở xoài cần phải có một trong hai yếu tố là nhiệt độ thấp và khô hạn, (Whiley A.W, 1990)
ở miền Bắc vùng trồng xoài truyền thống Yên Châu Sơn La, Tương Dương Nghệ An, do ảnh hưởng của địa hình đã tạo nên điều kiện thời tiết khí hậu ấm và ít mưa phùn trong mùa xuân, thích hợp cho xoài ra hoa đậu quả Điểm hạn chế đến sản
Trang 7-xuất xoài ở đây là năng suất thấp, chất lượng chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng do quảng canh và bộ giống xoài chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng Các vùng còn lại ở miền Bắc (28/31 tỉnh hiện có xoài) tuy đã có những giống xoài ra hoa muộn, ra được nhiều đợt hoa nhưng năng suất thấp và không ổn định trong các năm Yếu tố hạn chế đến sản xuất xoài là mưa phùn, ẩm độ không khí cao và nhiệt độ hơi thấp trong vụ xuân bất lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh của xoài và là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại từ khi xoài ra hoa đậu quả, dẫn đến xoài
là cây trồng chưa thực sự hấp dẫn người nông dân Để phát triển trồng xoài ở các vùng này cần phải chọn được những giống xoài có nguồn gen từ vùng vĩ độ cao, có khả năng ra hoa muộn và các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm làm chậm thời gian ra hoa của xoài kết hợp với sử dụng hoá chất nhằm tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất xoài
Chương 2 Vật liệu nội dung vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 Vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Giống xoài
- Các giống xoài phổ biến trồng ở tỉnh Bắc Giang dùng trong điều tra khảo sát gồm: (-) Các dòng, giống xoài được VNCRQ- Gia Lâm - Hà Nội nhập nội năm 1993 và tuyển chọn gồm: GL1, GL2, GL4, GL6; (-) Các giống xoài Trung Quốc được Lâm trường Hữu Lũng - Lạng Sơn nhập nội năm 1995, có 3 giống nhận được tên trong đó
có 2 giống có các đặc điểm như GL1 và GL2 gọi là GL1, GL2 và giống Răng voi Còn 2 mẫu giống chưa khảng định được tên khi so với miêu tả về 17 giống xoài ở Quảng Tây Trung Quốc (Ngô Nhân Sơn, 1991), để tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi
ký hiệu là BG1 và BG2 (-) Các giống xoài địa phương gồm: xoài Tượng, Kiến Thuỵ, Canh nông
- Dùng giống xoài GL1 trong các thí nghiệm nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất xoài
2.1.2 Các hoá chất và chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm
Axit Boric của Trung Quốc chứa 99,5% H3BO3 Phân Kaly sun phát 40% K2O Chế phẩm B9 của Trung Quốc chứa 80% ai dạng bột màu trắng Chế phẩm đậu quả của Bộ môn SL.HSTV Trường ĐHNNI Hà Nội αNAA của Trung Quốc chứa 99,5 %
ai Chế phẩm đậu quả HQ- 201
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Điều tra thực trạng sản xuất xoài ở tỉnh Bắc Giang, những thuận lợi và những hạn chế cần khắc phục trong phát triển sản xuất xoài của tỉnh
2.2.2 Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống xoài trồng phổ biến ở tỉnh Bắc Giang (lá, thân tán, hoa, quả, phôi hạt, rễ)
2.2.3 Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, ra hoa đậu quả của các dòng, giống xoài thí nghiệm trong điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang
2.2.4 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất xoài
Trang 82.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Điều tra, nghiên cứu tình hình sản xuất, thành phần giống, kỹ thuật canh tác và sâu bệnh hại xoài ở tỉnh Bắc Giang
a Điều tra, nghiên cứu tình hình sản xuất, thànhphần giống, kỹ thuật canh tác xoài:
- Sử dụng thông tin thứ cấp có liên quan đến sản xuất xoài của tỉnh từ các cơ quan nghiên cứu và quản lý về nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang
- Điều tra, mô tả về giống, kỹ thuật canh tác theo phương pháp của Viện tài nguyên
di truyền thực vật Quốc tế (IBPGR) Điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) Kiểm tra lại các thông tin bằng phương pháp phỏng vấn người am hiểu (KIP)
b Điều tra tình hình sâu bệnh hại xoài
Điều tra trên vườn trồng sẵn bố trí theo ô, khối không nhắc lại theo phương pháp
đường chéo 5 điểm, mỗi cây điều tra 4 cành theo 4 hướng, định kỳ 10 ngày 1 lần Các chỉ tiêu điều tra theo hướng dẫn của Viện Bảo vệ Thực vật (1998)
2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống xoài trồng phổ biến ở Bắc Giang
Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu về hình thái, đặc tính sinh học, đặc tính kinh tế của các giống xoài theo hướng dẫn của Singh L.B (1960)
a Đặc điểm sinh trưởng thân tán của các giống xoài gồm:
Chiều cao cây Đường kính tán Đường kính gốc Số cành cấp I, II, III Đặc điểm
ra lộc Đặc điểm cành quả Đặc điểm hình thái lá
b Nghiên cứu một số đặc điểm về hoa gồm:
- Hình thái chùm hoa (50 chùm/ giống) xác định khi chùm hoa xoài nở gần hết gồm: Chiều dài nhánh chính, số nhánh chính, nhánh phụ, chiều rộng chùm hoa, mầu sắc nhánh chính
- Đặc điểm nở hoa gồm: Số đợt hoa của từng giống/ năm Thời gian xuất hiện và hoàn thành các giai đoạn vật hậu của hoa xoài ở từng giống
- Xác định số lượng hoa trên chùm (20 chùm/ giống) từ khi hoa trên chùm bắt đầu
nở đến khi kết thúc nở hoa, định kỳ 2 ngày một lần Đếm số hoa lưỡng tính và số hoa
đực đã nở ngắt bỏ các hoa đã đếm, ghi số liệu Tính tỷ lệ % hoa lưỡng tính/chùm
c Nghiên cứu khả năng đậu quả và năng suất của các dòng, giống xoài
- Theo dõi trên 5 cây, đánh dấu 8 chùm/cây (40 chùm/giống), đếm số hoa lưỡng tính/chùm, định kỳ theo dõi 7 ngày 1 lần bằng cách đếm số quả đậu trên chùm Tính các chỉ tiêu: Tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa 7 ngày, 42 ngày, tỷ lệ đậu quả hữu hiệu
- Thu hoạch quả trên các cây ở từng công thức, tính năng suất thu được (kg/cây)
- Kích thước quả gồm: Chiều dài quả, chiều rộng và dầy của quả đo bằng thước kẹp Panme (cm)
- Tỷ lệ các phần của quả xác định bằng cách bóc vỏ, tách riêng từng phần: thịt quả,
vỏ quả, hạt Cân khối lượng từng phần để tính phần trăm
- Mô tả hình dạng, màu sắc vỏ quả, thịt quả (hương vị, trạng thái, mầu sắc thịt quả)
Trang 9- Đánh giá cảm quan chất lượng quả theo phương pháp Hedonic (1981)
- Phương pháp lấy mẫu để xác định chất lượng: lấy mẫu quả ở vị trí giữa tán cây theo 4 hướng, mỗi hướng lấy từ 2-3 quả, sau đó bảo quản sơ bộ và chuyển ngay về Phòng phân tích Kết quả phân tích là trị số trung bình ở các mẫu
- Phân tích thành phần dinh dưỡng của quả tại Bộ môn Chế biến thực phẩm Viện Cơ
điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch Phòng Hoá sinh ứng dụng Viện Sinh học Nông nghiệp Trường ĐHNNI Hà Nội với các phương pháp phân tích: (-) Hàm lượng chất khô xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ
105 oC (-) Hàm lượng đường tổng số xác định bằng phương pháp Iode (-) Hàm lượng axit tổng số xác định bằng phương pháp chuẩn độ bằng kiềm chuẩn (-) Hàm lượng vitamin C xác định bằng phương pháp chuẩn độ 2,6 D (-) Hàm lượng cellulose xác
định bằng phương pháp cân khối lượng cellulose sau khi phân giải các hợp chất khác bằng axit mạnh Hàm lượng caroten xác định bằng phương pháp Sắc ký cột
- Chế biến thử sản phẩm quả tại Bộ môn Chế biến thực phẩm Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
2.3.3 Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm phân bố của bộ rễ xoài
Nghiên cứu đặc điểm phân bố bộ rễ của giống xoài GL1, GL2, Canh nông trồng ở Việt Yên Bắc Giang theo phương pháp của Kales nhicốp (1972) Mỗi giống 1 cây, mỗi cây chọn một băng mẫu xuất phát từ gốc, rộng 50cm, dài hết độ lan xa của rễ Mỗi cây đào 2 băng xem như 2 lần nhắc lại Trên băng chia thành các ô 50ì50cm
Đào đất ở từng ô riêng rẽ, từ lớp đất mặt xuống dưới sâu (mỗi lớp 20 cm) cho tới khi không thấy rễ Rễ đào được ở từng ô đựng trong các túi vải, ghi ký hiệu theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài Rửa đất bám trên rễ bằng nước sạch, để rễ riêng theo từng túi ở nơi thoáng mát cho ráo nước Tiến hành phân cấp theo đường kính rễ như sau: dưới 1mm gọi là rễ tơ, 1-3mm gọi là rễ dẫn, từ 3mm trở lên gọi là rễ cái Cân khối lượng tươi và khô của từng loại rễ trong từng ô Rễ khô xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 oC
2.3.4 Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả và năng suất của các dòng, giống xoài
Thí nghiệm bố trí trên 7 dòng, giống xoài Mỗi dòng, giống theo dõi 5 cây 3 lần nhắc lại, trên vườn trồng sẵn tại Trường Cao đẳng Nông - Lâm, Việt Yên Bắc Giang, trồng bằng cây ghép, gốc ghép là xoài địa phương, trên nền đất xám bạc màu đất đai tương đối đồng đều, hàng năm không bón phân, tưới nước (hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên) Các giống xoài: GL1, GL2, Răng voi, Kiến Thuỵ, Canh nông, trồng tháng 3 năm 1997 Dòng GL4, giống GL6, trồng tháng 3 năm 2000 Theo dõi thí nghiệm từ năm 2002 đến 2005 Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi như ở mục: 2.3.2
2.3.5 Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất xoài
2.3.5.1 Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm làm chậm thời gian ra hoa của xoài ở Bắc Giang
Trang 10Thí nghiệm gồm 6 CT, bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên trên vườn xoài GL1 trồng năm 1997 của hộ nông dân tại Tân Yên - Bắc Giang từ năm 2002 - 2004 (bắt
đầu thí nghiệm khi cây 6 tuổi) mỗi công thức 5 cây 3 lần nhắc lại, CT1: Đối chứng, CT2: Cắt tỉa các nhánh phụ của đợt lộc thu và đốn cành đỉnh đầu tháng 12, CT3: Làm
đứt rễ bằng cách đào rãnh xung quanh tán cách gốc 1m, rãnh rộng 50 cm sâu 50 cm vào đầu tháng 12, CT4: Bón phân ka ly 5kg/cây vào đầu tháng 12 theo rãnh vòng quanh tán sâu 20 cm và tưới nước ngay sau bón để phân ka ly phát huy tác dụng, CT5: Phun chế phẩm B9: 2g/1lít nước ướt đều tán lá vào đầu tháng 12, CT6: Bẻ hoa đợt 1 khi chùm hoa dài 5 - 7 cm vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2
2.3.5.2 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm và hoá chất tới tỷ
lệ đậu quả và năng suất xoài ở Bắc Giang
Thí nghiệm gồm 7 công thức, bố trí ngẫu nhiên trong vườn xoài GL1 trồng năm
1997 của hộ nông dân, mỗi công thức 1 cây 3 lần nhắc lại Tiến hành 4 thí nghiệm ở 4 huyện đại diện cho vùng trung du và vùng núi, CT1: Đối chứng (phun nước lã), CT2: Phun chế phẩm đậu quả của Bộ môn SL.HSTV Trường ĐHNNI, CT3: Phun Axít Boríc 0,01%, CT4: Phun chế phẩm HQ-201, CT5 Phun αNAA 40ppm, CT6: Phun αNAA 30ppm, CT7: Phun αNAA 20ppm CT:2,3,4: phun 3 lần từ khi xoài nở hoa 10 ngày 1 lần CT: 5,6,7: phun 3 lần từ khi tàn hoa 10 ngày 1 lần Các CT2,4: Liều lượng phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì
2.3.5.3 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc kết hợp biện pháp bẻ hoa với phun một số chế phẩm và hoá chất tới tỷ lệ đậu quả và năng suất xoài ở Bắc Giang
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên trên vườn xoài GL1 trồng sẵn của hộ nông dân, gồm 8 công thức, mỗi công thức 1 cây 3 lần nhắc lại (tại Yên Thế năm 2002 và Tân Yên năm 2004) CT1: Đối chứng (không xử lý), CT2: Bẻ hoa khi chùm hoa dài 5cm đến 7cm, CT3 Bẻ hoa+Phun chế phẩm đậu quả của Bộ môn SL.HSTV Trường ĐHNNI, CT4: Bẻ hoa+Phun Axít Boríc 0,01%, CT5: Bẻ hoa + Phun chế phẩm HQ- 201, CT6: Bẻ hoa+Phun αNAA 40ppm, CT7: Bẻ hoa+Phun αNAA 30ppm, CT8: Bẻ hoa+Phun αNAA 20ppm Các CT3,4,5: phun 3 lần từ khi xoài nở hoa 10 ngày 1 lần Các CT6,7,8: phun 3 lần từ khi tàn hoa 10 ngày 1 lần CT3,5: Liều lượng phun theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì
2.3.5.4 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc kết hợp biện pháp canh tác với phun một số chế phẩm và hoá chất tới tỷ lệ đậu quả và năng suất xoài ở Bắc Giang
của hộ nông dân, gồm 8 công thức, mỗi công thức 1 cây 3 lần nhắc lại (tại Việt Yên
và Yên Thế năm 2003) CT1: Đối chứng (không xử lý), CT2: Biện pháp canh tác(*), CT3: Canh tác+Phun chế phẩm đậu quả của Bộ môn SL.HSTV Trường ĐHNNI, CT4: Canh tác+Phun Axít Boríc 0,01%, CT5: Canh tác+Phun chế phẩm HQ-201, CT6: Canh tác+Phun αNAA 40ppm, CT7: Canh tác+Phun αNAA 30ppm, CT8: Canh tác+Phun αNAA 20 ppm Các CT3,4,5: phun 3 lần từ khi xoài nở hoa 10 ngày 1 lần Các CT6,7,8: phun 3 lần từ khi tàn hoa 10 ngày 1 lần CT3,5: Liều lượng phun theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì
Trang 11(*) Biện pháp canh tác gồm: bón phân chuồng: 30 kg/cây, Urê: 1kg/cây, Supe lân 4,6 kg/cây, Kaly sunphát 1kg/cây tương đương với tỷ lệ NPK:100-200-100 kg/ha bón vào tháng 2 và tháng 8 (Theo Trần thế Tục 1998) Cắt tỉa cành trong tán, cành tăm, cành bị sâu bệnh Tưới 50 lít nước/cây vào đầu và giữa tháng, từ tháng 1- 5
2.3.5.5 Thí nghiệm so sánh hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh Thán thư hại xoài
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên trên vườn xoài GL1 trồng sẵn của hộ nông dân tại Yên Thế năm 2004, gồm 5 công thức, mỗi công thức 1 cây 3 lần nhắc lại Liều lượng thuốc sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, cụ thể như sau: CT1: Bellkute 40wp, lượng dùng: 8g/bình 8lít nước CT2: Manage Swp lượng dùng: 15g/bình 8lít nước CT3: Antracol 70wp, lượng dùng: 25g/bình 8lít nước CT4: Daconil 75wp, lượng dùng: 15g/bình 8lít nước CT 5: đối chứng (phun nước lã) Tiến hành phun thuốc ướt
đều tán cây 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, từ khi xoài tàn hoa, đậu quả Thời điểm
điều tra: điều tra ngay trước khi phun thuốc và sau khi phun thuốc 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày Tính độ hữu hiệu của thuốc theo công thức của Swingle và Snapp, [69, 82 - 86] Các chỉ tiêu đánh giá bệnh Thán thư hại trên lá, chùm hoa, chùm quả gồm: tỷ lệ bệnh
và chỉ số bệnh theo hướng dẫn của Viện Bảo vệ thực vật (1998)
2.4 Phương pháp xử lý số liệu: Theo Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Phạm Chí Thành 1988) Dùng Excel và phần mềm IRRISTAT Các số liệu %
được chuyển sang Arcsine (Sqr (X/100)) trước khi xử lý thống kê bằng IRRISTAT
Chương 3
kết quả vμ thảo luận 3.1 Thực trạng sản xuất xoài ở Bắc Giang và những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất xoài
3.1.1 Thực trạng sản xuất xoài ở Bắc Giang
- Bắc Giang có 425 ha xoài trong đó có 340 ha cho thu hoạch với sản lượng 1.061 tấn, tập trung chủ yếu ở 3 huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Tân Yên, xoài được trồng rải rác tự phát và phân tán, chủ yếu là quảng canh, năng suất thấp (31,2 tạ/ha)
- Bước đầu xác định được 8 loại sâu và 4 loại bệnh: rầy, rệp, bệnh Thán thư, bệnh Phấn trắng là những loại sâu bệnh gây hại nguy hiểm dẫn đến làm giảm năng suất và phẩm chất xoài, có thể khắc phục được nếu làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh
- Việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn rất đơn giản, sản phẩm xoài quả còn ít, không đồng đều về mẫu mã và khối lượng, sản phẩm quả chưa có vị thế trên thị trường như các sản phẩm quả truyền thống của tỉnh, mặc dù có thị trường tiêu thụ quả khá đa dạng và dễ tính Hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn cho các tư thương tại vườn mang đi Hà Nội và Lạng Sơn, giá bán phổ biến tại vườn với xoài ăn xanh (xoài Tượng, Răng voi) 5000 - 8000 đ/kg, xoài ăn tươi bán trong tháng 6 giá 2500 - 3000đ/kg, xoài bán trong tháng 8 - 9 giá 6000 - 8000 đ/kg
Trang 12- Trồng xoài đã mang lại nguồn thu nhập cho một số hộ nông dân, có ý nghĩa về mặt tăng thu nhập từ kinh tế vườn đồi, mặc dù thu nhập từ trồng xoài mới chỉ đạt từ
50 - 70% so với thu nhập từ trồng vải Trồng xoài góp phần đa dạng sản phẩm quả hàng hóa, che phủ đất chống xói mòn bảo vệ đất dốc, có ý nghĩa rất quan trọng về môi trường trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở vùng gò đồi
3.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất xoài ở Bắc Giang
- Các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất tương đối phát triển với hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá Có thị trường tiêu thụ lớn (tam giác phát triển và thị trường các tỉnh phía nam Trung Quốc)
- Phát triển trồng xoài ở Bắc Giang cung cấp xoài quả cho tiêu dùng tại chỗ góp phần đa dạng sản phẩm quả hàng hoá, đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên đất dốc trong sản xuất quả của tỉnh
3.1.2.2 Những hạn chế cần khắc phục
- Điều kiện khí hậu có các đợt lạnh bổ sung trong mùa xuân kèm theo mưa phùn,
ẩm độ không khí cao gây cản trở đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của xoài làm giảm
tỷ lệ đậu quả và năng suất xoài Cần có những giống xoài có đặc tính ra hoa muộn hoặc ra được nhiều đợt hoa hoặc những biện pháp kỹ thuật làm chậm thời gian ra hoa của xoài, để xoài nở hoa tránh được mưa phùn và lạnh mới có thể cho năng suất cao
và hiệu quả kinh tế
- Công tác chọn giống xoài phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh chưa được quan tâm đúng mức, bộ giống xoài hiện có còn nhiều giống chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất
- Sản xuất xoài phân tán, sản lượng xoài quả chưa nhiều, mẫu mã quả chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng trên thị trường như các loại quả truyền thống của tỉnh
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương với cây xoài ở một số nơi chưa đúng mức, chưa đáp ứng được mong muốn của người dân về loại cây ăn quả mới
- Hoạt động khoa học và công nghệ với cây xoài chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, thể hiện ở các điểm sau: (-) Chưa có một công trình nghiên cứu nào về cây xoài
ở Bắc Giang, chưa có câu trả lời cho người dân: Nên trồng giống xoài nào? Kỹ thuật trồng và chăm sóc ? (-) Hoạt động khuyến nông về cây xoài còn thiếu cụ thể người dân hiểu biết về cây xoài còn rất sơ sài Kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh chưa được quan tâm đúng mức, năng suất xoài hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên
Trang 133.1.2.3 Những giải pháp góp phần mở rộng sản xuất xoài ở Bắc Giang
Tham khảo kết quả nghiên cứu về các giống xoài nhập nội ở miền Bắc, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tới khả năng ra hoa, đậu quả của cây xoài và triển vọng phát triển cây xoài ở các tỉnh phía Bắc So sánh với kết quả điều tra, nghiên cứu cây xoài trồng ở Bắc Giang cho thấy:
- Cần thiết phải chọn được những giống xoài có khả năng ra hoa muộn hoặc có đợt hoa nở trong tháng 4 trở đi, để khắc phục điều kiện mưa phùn và ẩm độ không khí cao trong tháng 2 và tháng 3 ở Bắc Giang
- Về kỹ thuật cần thiết phải có các biện pháp tác động làm chậm thời gian ra hoa của xoài, để hoa xoài nở vào thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi Cùng với các biện pháp kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh mang tính tổng hợp trong thời
kỳ xoài ra hoa, đậu quả và quả lớn thì việc mở rộng sản xuất xoài ở Bắc Giang mới có thể thực hiện được Nhận xét này phù hợp với ý kiến của Vũ Mạnh Hải (1997) trong việc nghiên cứu đưa cây xoài vào cơ cấu cây ăn quả ở một số vùng miền Bắc nước ta
- Với các giống xoài có năng suất và chất lượng chưa đạt yêu cầu trong sản xuất có thể tiến hành ghép cải tạo như đề xuất của Hurson T Hartman và CCS (1990), Ngô Hồng Bình và CCS (2005) và thực tiễn ghép cải tạo giống vải ở Bắc Giang Việc thực hiện biện pháp đốn trẻ lại, sau đó ghép cải tạo bằng những giống xoài tốt chọn được
từ các địa phương trong tỉnh, là một trong những giải pháp khả thi để nâng cao năng suất xoài ở Bắc Giang
3.2 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống xoài trồng phổ biến ở Bắc Giang
Bắc Giang có 10 dòng, giống xoài đó là: xoài Canh nông, xoài Tượng, xoài Kiến Thuỵ, xoài GL1, xoài GL2, dòng xoài GL4, xoài GL6, xoài Răng voi, BG1 và BG2
3.2.1 Đặc điểm hình thái lá của các dòng, giống xoài: Đặc điểm hình thái lá của
các dòng, giống xoài thể hiện sự khác biệt về chiều dài lá, rộng lá, và dài cuống lá
3.2.2 Đặc điểm hình thái quả của một số dòng, giống xoài
Bảng 3.11: Đặc điểm hình thái quả của một số dòng, giống xoài
Kích thước quả (cm) Mẫu giống
Dμi quả Rộng quả Dầy quả
Khối lượng
Xoài Tượng 16,30±0,42 8,77±0,26 7,30±0,24 661,67±32,57 Thuôn dài đầu quả hơi cong lại, má dầy
Canh nông 10,50±0,19 7,52±0,16 6,60±0,17 282,40±8,91 Thuôn tròn, má dầy
Kiến Thuỵ 11,60±0,19 6,45±0,16 5,07±0,11 175,60±13,55 Thuôn dài, hơi cong lại ở phía đầu quả
GL2 13,60±0,19 7,00±0,17 6.20±0,09 338,07±117,9 Thuôn dài, hơi cong, đỉnh quả có vấu nhỏ
GL4 10,35±0,15 10,15±0,09 8,75±0,09 561,00±6,75 Tròn hơi dẹt
GL6 13,00±0,42 9,70,0±0,34 8,30±0,26 582,33±17,97 Hình trứng to
Răng voi 19,90±0,49 7,62±0,10 7,40±0,11 567,67±14,27 Thuôn dài đầu quả hơi cong như cái răng voi
BG1 15,00±0,28 8,45±0,13 7,40±0,14 465,33±11,42 Thuôn dài, đỉnh quả nhỏ dài hơi cong, má dầy.
BG2 14,30±0,21 8,25±0,09 7,75±0,09 420,53±16,24 Thuôn dài, đỉnh quả nhỏ dài, má dầy