Tuy nhiên những biểu hiện giảm sút hứng thú, lười nhác, xem nhẹnhiệm vụ học, học đối phó, qua loa của học sinh có xu hướng tăng lên, tỉ lệhọc sinh nghỉ , bỏ học còn cao trong khi đó sự q
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS THÁI VĂN THÀNH
Nghệ An, 2013
Trang 2nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS quận 5, TP HCM”, tác giả luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của quý
thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Tác giả xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo và quý thầy cô trường Đạihọc Vinh, trường Đại học Sài Gòn, Ban lãnh đạo và các chuyên viên củaPhòng Giáo dục và Đào tạo Quận 5, TP.HCM, các thầy cô là cán bộ quản lý
và giáo viên ở các trường THCS quận 5, TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi
và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Thái Văn Thành, ngườithầy đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong những ngày đầutiên nhận đề tài luận văn và trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.Tác giả cũng xin cảm ơn thầy, Thạc sĩ Đặng Việt Lợi, cán bộ giảng dạykhoa Quản lý Giáo dục trường Đại học Sài Gòn, người đã cho tác giả nhữnggóp ý chân thành trong quá trình hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Quản lýGiáo dục khóa 19A Đại học Vinh, những người đã chia sẻ những kinh nghiệm
và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhluận văn này
Xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên tác giả, hỗ trợ nhiều mặt để tác giảyên tâm học tập và nghiên cứu
Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏihạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, góp ý củaquý thầy, cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả: VŨ THỊ HƯỜNG
Trang 4Bảng 2.2: Tình hình đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS quận 5, TP HCM 37Bảng 2.3: Tình hình đội ngũ PHT các trường THCS quận 5, TP HCM 38Bảng 2.4: Tình hình đội ngũ giáo viên các trường THCS quận 5, TP HCM .40Bảng 2.5: Cân đối thừa – thiếu GV các trường THCS quận 5, TP HCM 41Bảng 2.6: Tình hình đội ngũ nhân viên trường THCS quận 5, TP HCM 41Bảng 2.7: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học ở các trường THCS quận 5, TPHCM 43Bảng 2.8: Kết quả khảo sát tầm quan trọng và mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐDH của cán bộ quản lý và giáo viên THCS quận 5 45Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng công tác lập kế hoạch 48quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng 48Bảng 2.10:Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học: 50Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng công tác 53quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy của giáo viên 53Bảng 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý giờ lên lớp của GV56Bảng 2.13: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý dự giờ và bài học sư phạm 58Bảng 2.14: Kết quả khảo sát thực trạng công tácquản lý việc thực hiện đổi mới PPDH 60Bảng 2.15: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý việc hướng dẫn học sinh học tập 62Bảng 2.16: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 64
Trang 5Bảng 2.18: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV 69Bảng 2.19 : Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm 3 năm (2010 -2013) 71Bảng 2.20: Số liệu kết quả học sinh giỏi, tốt nghiệp, hiệu suất đào tạo THCS
3 năm (2010 – 2013) 72Bảng 2.21: Số lượng HS lưu ban 3 năm (2010 – 2013) 74Bảng 2.22: Số lượng HS bỏ học 3 năm (2010 – 2013) 75Bảng 2.23: Kết quả khảo sát nguyên nhân của ưu điểm trong công tác quản lý HĐDH 77Bảng 2.24: Thứ tự sắp xếp nguyên nhân của ưu điểm 78Bảng 2.25:Kết quả khảo sát nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý HĐDH 82Bảng 2.26: Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của các nguyên nhân dẫn đếnhạn chế của công tác quản lý HĐDH 83Bảng 3.1 : Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết 112
và tính khả thi của các giải pháp 112Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thứ tự quan trọng của các giải pháp quản lý
HĐDH 113
Trang 6Hình 2.1: Bản đồ hành chính Quận 5, TPHCM 31
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ HT trường THCS quận 5, TPHCM 37
Biểu đồ 2.2: Đặc điểm văn bằng của đội ngũ HTcác trường THCS quận 5 38
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ PHT trường THCS quận 5, TP HCM 38
Biểu đồ 2.4: Đặc điểm văn bằng của đội ngũ PHT trường THCS quận 5, TPHCM 39
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ GV trường THCS quận 5, TP HCM 40
Biểu đồ 2.6: Đặc điểm về văn bằng của đội ngũ GV trường THCS quận 5, TP HCM 40
Biểu đồ 2.7: Kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm (2010 – 2013) 71
Biểu đồ 2.8: Kết quả xếp loại học lực 3 năm (2010 – 2013) 72
Biểu đồ 2.9: Số lượng HS giỏi 3 năm (2010 – 2013) 72
Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ HS tốt nghiệp 3 năm (2010 – 2013) 73
Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ HS vào lớp 10 công lập 3 năm (2010 – 2013) 73
Biểu đồ 2.12: Hiệu suất đào tạo 3 năm (2010 – 2013) 73
Biểu đồ 2.13: Số lượng HS lưu ban 3 năm (2010 – 2013) 75
Biểu đồ 2.14: Số lượng HS bỏ học 3 năm (2010 – 2013) 75
Biểu đồ 3.1: Mức độ quan trọng của các giải pháp 110
Biểu đồ 3.2: Thứ tự sắp xếp mức độ cần thiết của các giải pháp 113
Trang 7Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG THCS 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.3 Một số vấn đề lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS 18
Kết luận chương 1 29
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 5, TP.HCM 31
2.1 Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục THCS quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 31
2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của các trường THCS quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh 44
2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý HĐDH ở các trường THCS quận 5, TP HCM 76
Kết luận chương 2 83
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 84
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 84
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH ở các trường THCS quận quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 85
3.3 Kết quả trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 110
Kết luận chương 3 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 124
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới để phát triển là yêu cầu mang tính cấp bách, là cứu cánh mang
ý nghĩa sống còn của nền giáo dục Việt Nam Trong đó, đổi mới công tác lãnhđạo, quản lý là một nhiệm vụ, cũng là một giải pháp then chốt
Chúng ta biết rằng, trong nhà trường, hiệu trưởng có vai trò kép: vừalãnh đạo vừa quản lý mọi hoạt động của trường học, trong đó quản lý hoạtđộng dạy và học là một công tác trọng tâm, xuyên suốt Trong thực tế, việcquản lý hoạt động dạy học là chìa khoá cải thiện chất lượng chuyên môn, làthước đo phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý
Quản lý giáo dục và quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường đóngvai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyếtđịnh đến chất lượng và hiệu quả giáo dục Vì vậy, đổi mới quản lý giáo dụcnói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng trong nhà trường phổ thông
là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giaiđoạn hiện nay, khi mà chất lượng giáo dục chưa có sự chuyển biến trong khiđòi hỏi của xã hội đang đặt ra những thách thức đối với mỗi cán bộ quản lý,đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, những người trực tiếp chịu tráchnhiệm về chất lượng dạy và học – chất lượng giáo dục nói chung
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định
"Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá,hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới
cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáodục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng
Trang 9đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiếnlược" Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thểhoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thựchiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước.
Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện họcsinh phổ thông là lãnh đạo và quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục trongtrường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Điều đó cần phải trang bị cho mỗi cán bộ quản lý một cáchnhìn mới về quản lý giáo dục, trong đó có quản lý hoạt động dạy học
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, trước tiên mỗi người hiệutrưởng cần phải hiểu rằng cuộc cách mạng KHKT đang phát triển với nhữngbước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang
kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức
Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra yêu cầu mới và sự biến đổinhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội toàn cầu, trong
đó có giáo dục Từ các yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội toàn cầu dẫnđến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách người lao động mới (ngườicông dân toàn cầu), tiếp tục dẫn đến những yêu cầu mới về chất lượng và hiệuquả giáo dục
Trang 10Trong xu hướng đó, tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất coitrọng giáo dục và đã đặt ra những yêu cầu mới, những chuẩn mới nhằmnâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đặc biệt là HDDH ở các trường học, cáctrung tâm giáo dục và đào tạo
Trong các cấp học thì giáo dục trung học cơ sở (THCS) là cấp cơ sởcủa giáo dục phổ thông Cấp học này tạo tiền đề cho phân luồng và liênthông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp Với mục tiêu giúphọc sinh (HS) củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; cóhọc vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật
và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghềhoặc đi vào cuộc sống lao động, cấp học THCS có vai trò quyết định đếnchất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS trongsuốt quá trình học tập
Trong những năm qua, giáo dục THCS (trung học cơ sớ) Quận 5 đã đạtđược những thành tựu đáng kể Kết quả đó có được là do có một đội ngũ cán
bộ quản lý năng động, có tầm nhìn, dám nghĩ dám làm, vận dụng sáng tạo 8bài học đổi mới công tác quản lý
Tuy nhiên những biểu hiện giảm sút hứng thú, lười nhác, xem nhẹnhiệm vụ học, học đối phó, qua loa của học sinh có xu hướng tăng lên, tỉ lệhọc sinh nghỉ , bỏ học còn cao trong khi đó sự quan tâm của gia đình đến việchọc hành của con cái chưa được chú trọng, đồng thời việc kết hợp giáo dụcgiữa nhà trường với các tổ chức ngoài xã hội đã có nhưng chưa đạt hiệu quảcao.Trong việc soạn giảng và đổi mới phương pháp giảng dạy, có một bộphận giáo viên còn chưa mạnh dạn, tự tin mà còn phụ thuộc, rập khuôn vàosách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên.Việc đổi mới phương pháp giảng dạytheo định hướng cá thể hóa chưa thực hiện đồng bộ ở các lớp vì các trườngcòn hạn chế về cơ sở vật chất, sĩ số học sinh trong lớp và cả năng lực của một
Trang 11số giáo viên Những bất cập trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân
từ phía đội ngũ quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học cần phải đượctìm hiểu và phân tích toàn diện nhằm đưa ra những giải pháp khả thi tháo gỡthực trạng này
Bản thân tôi, xuất phát là một giáo viên, trải qua 6 năm làm công tácquản lý với vai trò là Phó Hiệu trưởng trực tiếp quản lý chuyên môn, tôi mongmuốn rằng qua việc nghiên cứu về đề tài này sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơnnhững vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, vậndụng tốt hơn các vấn đề đã được học tập, nghiên cứu cũng như đúc kết từkinh nghiệm qua thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýchuyên môn, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học, lĩnh vực chính trong côngtác được phân công tại đơn vị
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn kết quả nghiên
cứu của mình sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượngdạy học ở các trường THCS nói chung và các trường THCS ở quận 5 nóiriêng
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS quận 5,thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trườngTHCS quận 5, TP.HCM
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS
Trang 123.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở cáctrường THCS quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì
có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS quận
5, thành phố Hồ Chí Minh
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1 Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
5.1.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy
học của Hiệu trưởng ở các trường THCS quận 5, TPHCM
5.1.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động dạy học ở các trường THCS, quận 5, TPHCM
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu nội dung công tác quản lý hoạt động dạy họccủa Hiệu trưởng trong trường THCS, không nghiên cứu việc quản lý hoạtđộng học tập của học sinh cũng như các hoạt động giáo dục khác
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng, đề ra giải pháp và thăm dò tínhcần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất ở các trường THCS quận 5,TPHCM
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý lý thuyết
Phân tích, tổng hợp lý thuyết: phương pháp này được sử dụng nhằmphân tích những lý luận về dạy học và quản lý nhằm xây dựng cơ sở lý luậncho đề tài
Trang 13Phân loại hệ thống hóa lý luận: phương pháp này nhằm hệ thống hóanhững vấn đề lý luận và những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra
Sử dụng bảng hỏi để điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động dạyhọc ở các trường THCS quận 5,TPHCM Đối tượng điều tra gồm bộ phậnquản lý các trường THCS (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) và một mẫu điềutra gồm tổ trưởng chuyên môn, GV được chọn ngẫu nhiên từ các trườngTHCS quận 5, TPHCM
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn các Hiệu trưởng,phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và các GVgiỏi có nhiều kinh nghiệm về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trườngTHCS Tác giả cũng dùng phương pháp này để hỏi ý kiến phụ huynh và họcsinh
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm của công tác quản lý HĐDH trường THCS củaHiệu trưởng: kết quả học tập của HS
6.2.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được dùng để tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn,của các CBQL có nhiều kinh nghiệm trong quản lý hoạt động dạy học ởtrường THCS và Phòng GD&ĐT để đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động
Trang 14dạy học phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi nhất đối với công tác quản lýhoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS quận 5, TPHCM.
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được dùng để phân tích và xử lý các số liệu điều tranhằm định hướng cho các kết luận từ kết quả nghiên cứu
7 Đóng góp của luận văn:
Bằng việc nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài, tìm hiểu và đánhgiá thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS quận 5,
TP HCM, luận văn đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạyhọc của HT các trường THCS quận 5, TP HCM Với đề tài này, tác giả không
có tham vọng phát hiện ra những tri thức mới mang tính khoa học về quản lýgiáo dục nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng mà chỉ ứng dụngnhững kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần đem lại sự ổnđịnh về chất lượng giáo dục ở các trường THCS quận 5, TP HCM
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trườngTHCS quận 5, thành phố Hồ Chí Minh;
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạyhọc ở trường THCS quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 15Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình dạy học là một quá trình tương tác giữa hai hoạt động: hoạtđộng dạy học (HĐDH) và hoạt động học tập Hai hoạt động này là những hoạtđộng trung tâm làm nên đặc thù của trường học bởi vì có quỹ thời gian lớnnhất, chiếm nhiều lao động của giáo viên nhất, chi phối các hoạt động khác,được các hoạt động khác hỗ trợ, trực tiếp tạo nên chất lượng giáo dục của nhàtrường
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu phải đạt được củaquá trình dạy học, quản lý dạy học Trong nhà trường THCS, quản lý HĐDH
là công tác chiếm một thời gian lớn và khó khăn nhất của người Hiệu trưởng
Kết quả của quá trình dạy học không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào quan
hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó có công sức đóng góp của nhà quản lý giáo dục - hiệu trưởng nhàtrường Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trungnghiên cứu các vấn đề quản lý nói chung và quản lý giáo dục (QLGD), quản
lý nhà trường nói riêng
Trên thế giới các nhà nghiên cứu giáo dục Nga đã đi sâu nghiên cứu vềvai trò, trách nhiệm của người Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trongnhà trường
V.A Xukhom Linxki, V.P Xtrezicondin, Jaxapob (1984) đã nghiêncứu và đề ra một số vấn đề quản lý của Hiệu trưởng phổ thông như phân côngnhiệm vụ giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Các tác giả thống nhất khẳngđịnh “hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trongcông tác quản lý nhà trường” [45, tr.17]
Trang 16P.V Zimin, M.I Konđakôp, N.I Saxerđôtôp (1985) đi sâu nghiên cứulãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là “khâuthen chốt trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng” [37, tr 28]
Về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Các nhà nghiên cứuthống nhất là trong những nhiệm vụ của Hiệu trưởng thì “nhiệm vụ hết sứcquan trọng là xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Hiệu trưởng phải biếtchọn lựa đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trởthành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện phápkhác nhau” [38, tr 24-25]
Một biện pháp quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng màcác tác giả quan tâm là tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn và hội thảo chuyên
đề Thông qua các buổi sinh hoạt này, giáo viên có điều kiện trao đổi nhữngkinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình
Về tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy, tác giả V.A.XukhomLinxki đã thấy rõ tầm quan trọng của biện pháp này và chỉ rõ thựctrạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy, cho dù hoạt động dự giờ
và góp ý với giáo viên sau giờ dự của hiệu trưởng diễn ra thường xuyên Từthực trạng đó, các tác giả đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy chogiáo viên
Ở Việt Nam, nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạyhọc cũng được nhiều tác giả quan tâm Các tác giả nghiên cứu và đi sâu ởnhững bình diện khác nhau nhưng đều nhằm giải quyết mối quan hệ giữangười giáo viên và người quản lý; những nội dung quản lý hoạt động dạy họccủa hiệu trưởng
Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn (1987) trong “Những bài giảng về quản
lý trường học” đã cho chúng ta cách nhìn toàn bộ công việc quản lý của ngườihiệu trưởng Người hiệu trưởng phải luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ
Trang 17sự quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lý các quá trình bộ phận,hoạt động dạy và học các môn và hoạt động khác bổ trợ cho các hoạt độngdạy và học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh trọn vẹn” [23]
Tác giả Nguyễn Văn Lê (1985), trong cuốn “Khoa học quản lý nhàtrường” đã đề cập đến phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường trên mọilĩnh vực: giảng dạy, học tập, hướng nghiệp, công tác quản lý nội bộ, đi sâuvào các công việc và quan tâm thiết thực của người HT [33]
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu về lý luận quản lýnói chung như: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của Harold Koozt, CyrilOdonnell, Heinz Weihrich (1994), “Những khái niệm cơ bản về QLGD” củaNguyễn Ngọc Quang (1989), …
Nói tóm lại các tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài nghiên cứu vàđưa ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường; gần đâytrong một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, vấn đề công tác quản lý của
HT, nhất là quản lý hoạt động học tập của HS và quản lý HĐDH của GV đãđược nhiều học viên Cao học QLGD đi sâu nghiên cứu với nhiều cấp họckhác nhau, ở những vùng, miền khác nhau trên khắp cả nước
Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học thực sự làvấn đề cấp bách đã được quan tâm nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu.Mặc dù nội dung này đã được nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu nhưngtại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài này.Vấn đề đặt ra của luận văn này là tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạtđộng dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THCS trên địa bàn quận 5, Thànhphố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất những giải pháp quản lý phù hợp nâng caohiệu quả quản lý mang tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ởcác trường THCS quận 5, TP HCM
Trang 181.2.Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Các khái niệm về quản lý
Quản lý là một yếu tố cấu thành sự tồn tại của xã hội loài người Ngày
nay, quản lý đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một nghề phức tạpnhất trong xã hội hiện đại
Có rất nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý Người ta có thể tiếp cậnkhái niệm quản lý từ nhiều góc độ khác nhau Theo góc độ tổ chức thì quản lý
là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, kiểm tra Dưới góc độ điều khiển học thì quản
lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Dưới góc độ của lý thuyết hệ thống thìquản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay đốitượng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp hoạt động của con người trong các quátrình sản xuất - xã hội để đạt được mục tiêu đã định
Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô thì quản lý là chức năng củanhững hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ
thật) Nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực
hiện những chương trình mục đích hoạt động
Theo Koozt, O’Donnell và Weilhrich thì quản lý là một hoạt động thiếtyếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đíchcủa nhóm Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường màtrong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiềnbạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì cáchquản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoahọc
Tác giả Trần Hữu Cát và tác giả Đoàn Minh Duệ (2008): “Quản lýhoạt động thiết yếu nẩy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động
Trang 19của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con ngườinhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức.”[9, tr 62].
Tác giả Trần Kiểm (1997) cho rằng: “Quản lý là những tác động củachủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh,điều phối các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức(chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệuquả cao nhất”[29]
Tác giả Thái Văn Thành (2007) cho rằng: “Quản lý là sự tác động cómục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạtđược mục tiêu đề ra”[41, tr 5]
Tuy có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau song khái niệm quản
lý đều mang dấu hiệu chung có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý (Ai: Cá nhân hoặc tổ chức do conngười cụ thể lập nên) tới đối tượng quản lý (quản lý cái, quản lý sự việc gì)nhằm đạt mục tiêu đề ra
Bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy được nhân tố của conngười trong tổ chức Hoạt động quản lý có những yêu cầu khách quan, phổbiến đối với những người làm quản lý, đó là những chức năng chung và cơbản của hoạt động quản lý
1.2.1.2 Chức năng quản lý
“Chức năng quản lý đó là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt,thông qua đó chủ thể tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mụctiêu nhất định” [39, tr 14]
Có thể khái quát một số chức năng cơ bản của quản lý như sau:
- Chức năng lập kế hoạch: Kế hoạch là nền tảng của quản lý Lập kếhoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu, các con đường, biện pháp, cácđiều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện các mục tiêu đó
Trang 20- Chức năng tổ chức: tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc,quyền hành, nguồn lực cho các thành viên để họ có thể hoàn thành cácmục tiêu xác định Tổ chức là công cụ quan trọng của quản lý.
- Chức năng chỉ đạo (điều khiển): là quá trình tác động điều khiển,hướng dẫn của chủ thể quản lý đến các thành viên trong tổ chức, để họ tựnguyện, nhiệt tình, tin tưởng, phấn đấu đạt các mục tiêu quản lý Khi cầnthiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêuhướng vận hành của hệ thống nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược đề ra
- Chức năng kiểm tra: kiểm tra đánh giá là việc đo lường, đánh giá kết
quả của việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những ưuđiểm và những hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉđạo Qua đó hiểu được nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thểquản lý rút ra được những bài học kinh nghiệm
Theo lý thuyết hệ thống: kiểm tra là giữ vai trò liên hệ nghịch, là tráitim, mạch máu của hoạt động quản lý Có kiểm tra mà không đánh giá coinhư là không có kiểm tra và không có kiểm tra coi như không có hoạt độngquản lý
Trang 211.2.2 Quản lý hoạt động dạy học
1.2.2.1 Hoạt động
“Hoạt động là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng, nhằmbiến đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra Quá trình chủ thể tác độngvào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm”[39]
Theo A.N Lêônchiep, hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hóalẫn nhau giữa hai cực: chủ thể và khách thể
Ở cấp độ vĩ mô: hoạt động là khâu trung gian giữa con người và thế giới,trong đó diễn ra quá trình chuyển hóa giữa chủ thể với khách thể
Chủ thể hoạt động tiếp nhận các tác động từ phía khách thể và chuyển hóa
nó thành sản phẩm của hoạt động Đối tượng của hoạt động là các mối quan
hệ xã hội của con người làm cho hoạt động có một mục đích nhất định đó làđộng cơ thật sự của hoạt động Không có hoạt động nào là không có động cơ.Hoạt động bao hàm cả những hoạt động tinh thần có tính sáng tạo của conngười Hoạt động là quá trình phức hợp, bao gồm nhiều mặt cải biến: tựnhiên, xã hội, bản thân con người
1.2.2.2 Hoạt động dạy học
HĐDH là hoạt động chuyên biệt do người thầy thực hiện theo phươngthức nhà trường, nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm của xãhội loài người, tạo ra sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách
“HĐDH của giáo viên là hoạt động tổ chức điều khiển của giáo viênđối với hoạt động nhận thức của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên khôngchỉ là truyền thụ tri thức mà điều quan trọng là tổ chức, điều khiển nhận thứccủa học sinh nhằm hình thành trong mỗi học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,thái độ, hành vi”[31]
Trang 22Trong giờ dạy người thầy phải chọn lọc kiến thức cơ bản để khắc sâu;PPDH phải đa dạng, linh hoạt, các hình thức dạy học phải phong phú, phùhợp với đối tượng, phục vụ đắc lực cho PPDH.
Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trungtâm của một quá trình dạy học, là hai hoạt động khác nhau nhưng thống nhấtvới nhau trong tương tác giữa thầy và trò, dạy và học cùng lúc diễn ra trongnhững điều kiện vật chất – kỹ thuật nhất định
Hoạt động dạy học đạt được hiệu quả khi thông qua sự truyền đạt nộidung trí dục, thầy chỉ đạo sự phát triển bên trong của trò, thầy làm cho trò biếtbiến “cái chỉ đạo bên ngoài” thành “cái chỉ đạo bên trong” của bản thân
1.2.2.3 Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy và học là quản lý quá trình dạy của GV và quátrình học của HS Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ
Quá trình dạy và học là tập hợp những hành động liên tiếp của GV vàcủa học sinh được GV hướng dẫn Những hành động này nhằm làm cho HS
tự giác nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triểnnăng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chântay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn.[26]
Quản lý HĐDH là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thểquản lý đến đối tượng quản lý trong nhà trường, nhằm khai thác, tận dụng tốtnhất năng lực và các điều kiện, làm cho HĐDH trong nhà trường hướng tớiviệc đạt mục tiêu giáo dục
1.2.3 Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học
1.2.3.1 Hiệu quả quản lý
- Hiệu quả là kết quả đạt được
Trang 23- Hoạt động để mọi thành viên trong một tổ chức đi cùng một hướngđến mục tiêu nhất định là những hoạt động quản lý Tuy nhiên nếu năng lựcquản lý kém thì kết quả hoạt động sẽ thấp hơn so với các chi phí về nhân lực,vật lực, thời gian …đã phải tiêu tốn
- Vì vậy hiệu quả quản lý trước hết được xem như kết quả đạt được sovới chi phí đã tiêu tốn.Tính hiệu quả được hiểu là đạt được một kết quả giốngnhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất
- Hiệu quả quản lý phụ thuộc trước hết phụ thuộc vào tính chính xáccủa mục tiêu quản lý Một mục tiêu này đạt được có thể là phương tiện đểthực hiện được mục tiêu tiếp theo
1.2.3.2 Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học
Hiệu quả của hoạt động dạy học là sự phù hợp giữa kết quả dạy học vớimục tiêu dạy học Kết quả trực tiếp của quá trình dạy học là học vấn bao gồm cảphương pháp nhận thức, hành động và năng lực chuyên biệt của người học Hiệuquả của dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông màngười học lĩnh hội được Vốn học vấn phổ thông toàn diện ở mỗi người là hiệuquả đích thực của dạy học
Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học là kết quả đạt được sau quá trìnhnhà quản lý tổ chức và điều khiển các hoạt động dạy học hướng tới việc thựchiện mục tiêu của dạy học nhưng lại sử dụng ít thời gian, công sức và nguồnlực nhất
Nói đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học tức là nói đến mục tiêu đãđạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phítiền của, sức lực và thời gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang lại kết quả caonhất Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học được nhìn từ góc độ là giá trị tăngthêm, cách nhìn này muốn nói lên tác động ảnh hưởng của nhà trường vớingười học Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học được đánh giá bởi sự phát
Trang 24triển của các yếu tố cấu thành nên quá trình quản lý hoạt động dạy học, saocho các yếu tố đó càng tiến sát mục tiêu đã định bao nhiêu thì kết quả của quátrình ấy càng cao bấy nhiêu Để thực hiện việc đánh giá, người ta chuyển mụctiêu quản lý hoạt động dạy học sang hệ thống tiêu chí Thông thường dựa trên
4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện vàkiểm tra
1.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học
1.2.4.1 Giải pháp
Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó Nhưvậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi,chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định… nhằm đạtđược mục tiêu hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúpcon người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có đượcnhững giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễnđáng tin cậy
1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS
là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chấtlượng trong hoạt động dạy học ở trường THCS
Vai trò của người cán bộ quản lý trong việc đề ra các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của hoạt động quản là mong muốn tổ chức đạt hiệu quả.Chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới cần đến hoạt động quảnlý
Trang 251.3.Một số vấn đề lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS
1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS
Chúng ta biết rằng, trong HĐDH, cùng với hoạt động chủ động họctập của học sinh thì hoạt động dạy học của giáo viên diễn ra liên tục trongsuốt năm học, là hoạt động trung tâm và chi phối các hoạt động giáo dụckhác trong nhà trường Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải quản lý tốtđội ngũ giáo viên, quản lý tốt HĐDH trong nhà trường và cũng vì thế, vấn đềlàm thế nào để quản lý tốt HĐDH đã trở thành mối quan tâm, trăn trở củanhững người làm công tác quản lý giáo dục, nhất là trong điều kiện đổi mớichương trình giáo dục phổ thông, trong thực trạng chất lượng giáo dục chưa
có dấu hiệu được cải thiện như hiện nay thì điều đó càng trở nên cấp thiết
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của quận 5 từng bước đượcnâng lên song vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục thành phố
Hồ Chí Minh (TPHCM), công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởngcác trường THCS trong quận đã có nhiều tiến bộ và đi vào nề nếp song vẫncòn những hạn chế, việc quản lý còn mang nặng tính hành chính, vẫn chưabao quát hết các nội dung quản lý HĐDH theo tinh thần đổi mới, chất lượngdạy học giữa các trường THCS trong quận vẫn còn có sự chênh lệch Đặc biệtviệc thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện nhà trường do Sở Giáo dục vàĐào tạo TPHCM phát động vẫn còn bộc lộ những thiếu sót cần phải nhanhchóng có biện pháp khắc phục Những thiếu sót đó nếu không có những giảipháp mang tính khả thi để khắc phục sẽ là cho công tác quản lý dạy họckhông đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động dạy học vàkhông đảm bảo được chất lượng dạy học Chính vì thế, nâng cao hiệu quảquản lý hoạt động là một yêu cầu mang tính cấp thiết
Trang 261.3.2 Nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở
Hiệu trưởng nhà trường với vai trò là quản lý mọi mặt hoạt động củatrường học, trong đó công tác quản lý HĐDH là vấn đề cốt lõi của quá trìnhquản lý nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm các nộidung cơ bản sau:
1.3.2.1 Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước, do Bộ GD&ĐT banhành cho cả nước, các cán bộ quản lý và GV phải thực hiện nghiêm túc Hoạtđộng dạy học cấp THCS được thực hiện theo chương trình mới, sách giáokhoa (SGK) mới từ năm học 2002 – 2003, theo quyết định số 30/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và hiện nay đã đượcthay thế bởi Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006 của Bộtrưởng Bộ GD&ĐT Vì thế người HT cần nắm vững những quan điểm chỉ đạođổi mới THCS của ngành giáo dục, những đổi mới về mục tiêu, nội dungchương trình, đổi mới về phương pháp giảng dạy, đổi mới về kiểm tra, đánhgiá
Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyênmôn trong nhà trường, HT phải nắm vững chương trình dạy học của trườngTHCS và quán triệt cho toàn thể GV nắm vững chương trình dạy học bộ môn
HT quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của GV phảiđúng và đủ chương trình, kế hoạch về mặt tiến độ thời gian và cả chất lượng
Do đó HT cần có sự chỉ đạo cụ thể những việc sau:
Hướng dẫn GV lập kế hoạch giảng dạy bộ môn Kế hoạch dạy học làphần chính trong kế hoạch của cá nhân Kế hoạch dạy học của GV phải đượctrao đổi và thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn
Trang 27Phải đảm bảo về mặt thời gian cho GV thực hiện đúng và đủ chươngtrình, kế hoạch dạy học Tuyệt đối không sử dụng
HT cần phân công trách nhiệm cho các lực lượng giúp việc như cácphó HT phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cùng những người giúpviệc có những biện pháp quản lý tốt thực hiện chương thời gian dạy và họccho những việc không phải dạy và học.trình, kế hoạch dạy học
Sử dụng và khai thác tốt các sổ sách như sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài,
sổ dự giờ… để theo dõi việc thực hiện chương trình và những vấn đề liênquan, sử dụng thời khóa biểu để điều khiển và kiểm soát việc thực hiện tiến
độ chương trình dạy học
1.3.2.2 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy của giáo viên
Soạn bài và chuẩn bị bài dạy là khâu quan trọng của hoạt động dạyhọc Soạn bài và chuẩn bị bài tốt sẽ quyết định một phần quan trọng thànhcông của giờ lên lớp Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp HTcần:
- Chỉ đạo và hướng dẫn cho GV lập kế hoạch soạn bài, thống nhấttrong tổ những vấn đề liên quan đến giờ lên lớp, soạn bài
Bộ GD&ĐT, SGK, sách GV, tài liệu tham khảo, phương tiện phục vụgiảng dạy
- Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn thực hiện những buổi chuyên đề vềsoạn bài, trao đổi những bài soạn khó, thống nhất hoặc cải tiến nội dungphương pháp soạn bài, trao đổi kinh nghiệm bài soạn tốt
kiểm tra chuyên môn, theo dõi tình hình soạn bài của GV
vật chất – kỹ thuật để giáo viện thực hiện được ý tưởng của bài soạn
Trang 28- Phân công tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi, giáo viên có kinhnghiệm giúp đỡ GV soạn bài khó, phần khó của chương trình
1.3.2.3 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Đối với giáo viên, giờ lên lớp là hình thức lao động chính, là hoạt độngdạy học chủ yếu ở các trường học từ trước tới nay Nó đóng một vai trò quantrọng quyết định chất lượng dạy học Cả GV và người quản lý nhà trường đềurất quan tâm, chú ý đầu tư cho giờ lên lớp Trong đó, GV giảng dạy giữ vaitrò trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm về giờ lên lớp Người quản lý giữvai trò gián tiếp quyết định chất lượng giờ lên lớp Vì vậy HT phải có cácbiện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờlên lớp của GV, đó là những việc làm của HT, là trách nhiệm của người quản
lý Để quản lý giờ lên lớp của GV người HT cần:
- Dựa vào quy định chung của ngành và hoàn cảnh riêng của trường,
HT xây dựng chuẩn giờ lên lớp rồi phổ biến đến GV để mọi người thực hiện
HT sử dụng chuẩn giờ lên lớp để kiểm tra, đánh giá từng loại giờ lên lớp củagiáo viên
- Xây dựng một thời khóa biểu khoa học, phù hợp để phổ biến đến mọigiáo viên, đảm bảo thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu, yêu cầu thể hiện sự
nề nếp trong giờ lên lớp đối với thầy và trò nhằm đảm bảo tính nghiêm túctrong mọi hoạt động, sự điều phối hết sức nhịp nhàng trong các hoạt động củanhà trường
- Yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhữngquy định nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế có liên quan đến giờ lênlớp
1.3.2.4 Quản lý dự giờ và phân tích sư phạm bài học
Giờ học trên lớp là phần cơ bản của quá trình dạy học Vì vậy đây làtrung tâm trong quản lý của người HT Để kiểm tra giờ lên lớp, HT phải có kế
Trang 29hoạch dự giờ thường xuyên HT dự giờ không chỉ nhằm tìm ra những nhượcđiểm, những sai sót của GV mà còn phát hiện những kinh nghiệm, nhữngsáng tạo của GV để biến những kinh nghiệm, những sáng tạo đó cho tập thể,cung cấp cho GV những lời khuyên về giảng dạy, học tập Qua dự giờ, HTcũng phát hiện ra những vấn đề để trao đổi giữa GV với nhau, quan hệ giữacác bộ phận trong nhà trường phục vụ cho công tác dạy học Phân tích tìnhhình lên lớp sau một thời gian, HT cần có những nhận xét khách quan, trungthực về tình hình giờ lên lớp để có những quyết định quản lý phù hợp chocông tác quản lý giờ lên lớp của mình.
Để quản lý tốt công tác này, HT cần có quy định đối với GV, tổ trưởngchuyên môn, phó HT về trách nhiệm dự giờ trong học kỳ, năm học Thực hiện
dự giờ phải đúng theo quy trình bắt buộc gồm các bước sau: chuẩn bị - dự giờ
- phân tích – trao đổi – đánh giá – tư vấn - kiến nghị
HT cần làm cho việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học trở thành mộtviệc làm thường xuyên, tránh tác động đến tâm lý GV và HS, cần bình thườnghóa việc dự giờ
1.3.2.5 Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
PPDH là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức cáchoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh chủ động đạt được mụctiêu dạy học PPDH có quan hệ chặt chẽ với các thành tố của quá trình dạyhọc: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá, cácthành tố này tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể Sự đổi mới về mụctiêu, nội dung dạy học đòi hỏi những đổi mới về PPDH
Thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS phải quán triệt những quanđiểm chỉ đạo sau:
Trang 30- Nghị quyết trung ương 4 khóa VII đã xác định phải “khuyến khích tựhọc”, phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡngcho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.[15]
- Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải “đổi mớiphương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng cácphương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảmbảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứ cho HS, nhất là sinh viênđại học”.[16]
- Quan điểm chỉ đạo trên đây đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luậtgiáo dục năm 2005.[13]
Nội dung đổi mới phương pháp dạy học bao gồm:
+ Đổi mới hoạt động của thầy và trò, đổi mới quan hệ thầy – trò, pháthuy năng lực nội sinh của người học, đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường
+ Đổi mới về tích chất hoạt động của HS, rèn luyện năng lực tư duy,khả năng tưởng tượng, sáng tạo…
+ Tăng cường sự hoạt động tư duy của HS
+ Tăng cường thí nghiệm thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức đểgiải quyết các vấn đề trong cuộc sống
HT chịu trách nhiệm việc đổi mới PPDH trong trường mình Cần cónhững biện pháp tổ chức quản lý phù hợp để khuyến khích tạo điều kiện,giúp đỡ GV trong trường áp dụng phương pháp tích cực ngày càng rộng rãi,thường xuyên và có hiệu quả cao hơn
1.3.2.6 Quản lý việc hướng dẫn học sinh học tập
Hoạt động dạy của thầy bao gồm cả việc tổ chức hướng dẫn HS họctập, hướng dẫn HS học trong giờ học và hướng dẫn học sịnh học ở nhà Giáo
Trang 31viên bộ môn phải có trách nhiệm hướng dẫn học sinh phương pháp học bộmôn và hướng dẫn học sinh từng bài học, bài làm.
Để quản lý việc hướng dẫn HS học tập, HT cần kiểm tra, đánh giá giáoviên bộ môn qua dự giờ, thăm lớp, xem xét năng lực GV để phân công bồidưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém phù hợp, đồng thời có thể tìm hiểu qua
HS HT cũng phải kết hợp với GVCN, GVBM tìm hiểu nguyên nhân học sinhhọc yếu kém để có kế hoạch phụ đạo Trong công tác xã hội hóa giáo dục, HTcần vận động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia Hội khuyến học, cùngtham vấn với Hội Khuyến học có chính sách khuyến học khuyến tài, hỗ trợhọc sinh về điều kiện vật chất, tinh thần để các em yên tâm học tập
1.3.2.7 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Kiểm tra và đánh giá những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh cóđược sau quá trình học tập là là khâu quan trọng của quá trình dạy học Nó cótác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học và hoạt động dạy,củng cố và phát triển trí tuệ của HS cũng như phát triển nhân cách cho cácem
HT cần nắm được tình hình GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tậpcủa HS qua việc dự giờ, xem xét hồ sơ của GV Để quản lý tốt công tác kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, HT cần:
- Tập huấn cho giáo viên, bồi dưỡng về nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm,chuẩn đánh giá, các hình thức ra đề kiểm tra cho giáo viên thường xuyên
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đúng quyđịnh
- Lưu đề kiểm tra, đáp án và những nhận xét rút kinh nghiệm sau khichấm
Trang 32- Chấm bài, trả bài kiểm tra đúng thời gian, bài chấm có lời phê đúngquy định.
- Phân tích kết quả kiểm tra để có thông tin phản hồi từ việc dạy củathầy đến việc học của trò
1.3.2.8 Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên
Quản lý HĐDH của GV bằng việc quản lý hồ sơ chuyên môn giúp HTnắm chắc tình hình HĐDH hơn Trong HĐDH của GV, hồ sơ chuyên môncần có những loại sau:
- Kế hoạch cá nhân (kế hoạch dạy học)
- Các loại sổ: sổ hội họp, sổ ghi điểm, sổ chủ nhiệm
- Ngoài ra còn có: thời khóa biểu, phân phối chương trình (PPCT) dạyhọc bộ môn, SGK, sách GV
Để quản lý tốt công tác này, HT cần cần phổ biến cho GV về mẫu sổ,cách ghi chép các loại hồ sơ HT nên phân công và phối hợp với phó HT, tổtrưởng chuyên môn định kỳ kiểm tra hồ sơ của GV
1.3.2.9 Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên
Đặc điểm lao động sư phạm yêu cầu người GV phải là người học tậpsuốt đời, cần phải thường xuyên hoàn thiện tri thức của mình, phải là ngườihọc vấn cao và toàn diện
Thực trạng đội ngũ GV hiện nay chưa ứng được yêu cầu của công cuộcđổi mới giáo dục Vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ GV là một yêu cầu thời sựcấp bách HT quản lý công tác bồi dưỡng GV cần chú ý:
- Xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng theo kế hoạch
Trang 33- Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, các nhiệm
vụ đặt ra từ thực tiễn
- Việc bồi dưỡng phải thu hút tất cả các GV, lãnh đạo nhà trường HTluôn cập nhật các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và kinhnghiệm tiên tiến để xây dựng nội dung bồi dưỡng cho GV
- Kết hợp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, Làm cho GV luôn có ý thức rằngviệc bồi dưỡng phải tiến hành liên tục không bao giờ kết thúc
- Chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng cá nhân GV,trước cơ sở đó mà có nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng phùhợp
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên tham giabồi dưỡng và tự bồi dưỡng
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở
1.3.3.1 Phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng
Điều 16 – Luật Giáo dục – Năm 2005, có nêu: “Cán bộ quản lý giáodục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạtđộng giáo dục Cán bộ QLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện,nâng caophẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cánhân.”[13]
HT trường THCS muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cần có những phẩmchất và năng lực sau:
- Phải có trình độ, phẩm chất chính trị là có giác ngộ sâu sắc về chínhtrị, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.Nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ của ngành
Trang 34- Phải giỏi về chuyên môn nghĩa là phải am hiểu sâu sắc về nội dunggiáo dục, nắm vững phương pháp giáo dục, nguyên tắc tổ chức các quátrình giáo dục Đặc biệt am hiểu công việc của người GV.
- Nắm vững khoa học và công nghệ quản lý:
+ Quản lý là sự thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật
+ Khoa học và nghệ thuật quản lý chỉ khác nhau về phương pháp, cònđối tượng của chúng vẫn chỉ là một
- Phải có nhân cách quản lý, đó là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất,thuộc tính tâm lý của người quản lý, quy định giá trị xã hội và hành vi xãhội của họ Nhân cách quản lý được hình thành và phát triển trong quátrình hoạt động và giao lưu của người quản lý
1.3.3.2 Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ GV có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệpgiáo dục R Roy Singh, nhà giáo dục Ấn Độ nổi tiếng, chuyên gia giáo dụcnhiều năm ở UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương có một lời bìnhkhá ấn tượng: “GV giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệttrong việc định hướng lại giáo dục”.[3]
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm xây dựngđội ngũ nhà giáo và CBQLGD Trong thời kỳ đổi mới giáo dục đã liên tiếp cócác chỉ thị về lĩnh vực quan trọng này
Ban Bí thư có chỉ thị 40 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộQLGD Từ chỉ thị này ngày 11/01/2005 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định
số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượngđội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005 – 2010, với mục tiêu tổngquát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hóa,nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chútrọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm
Trang 35nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càngcao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước”.[12]
Xây dựng và phát triển đội ngũ GV ở nước ta trong hoàn cảnh hiện nayphải quán triệt các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực Có ba yêu cầu cầnchú ý:
- Đủ về số lượng: Số lượng giáo viên trong nhà trường THCS tính theo
tỷ lệ mỗi lớp bố trí không quá 1.90 GV.[8]
- Đạt chuẩn về chất lượng: Chuẩn về chất lượng GV hiện nay tạm quy
về ba khía cạnh:
+ Trình độ chuyên môn sư phạm (học vấn)
+ Trình độ nghiệp vụ sư phạm
+ Đạo đức tư cách người thầy
tương thích: về giới nam nữ, về giảng dạy theo bộ môn, về tuổi đời, vềtrình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao và bình thường)
CSVC của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp họcsinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiêncứu khoa học, hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể, bảo đảm thực hiệntốt phương pháp GD&ĐT mới Việc dạy học hiện nay không thể không cóđầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy cho GV, GV không thể dạy
Trang 36tốt các môn khoa học tự nhiên khi không có phòng thí nghiệm, không thể dạytốt môn giáo dục thể chất khi không có sân bãi và các dụng cụ thể dục thểthao.Các nhà kinh tế giáo dục học đã chứng minh rằng hiệu quả của việcgiảng dạy và giáo dục phụ thuộc một phần vào trình độ CSVC của lao động
sư phạm Chính vì thế, trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường là cơ sở choHĐDH đạt hiệu quả
1.3.3.4 Thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục
Thanh tra, kiểm tra của các cấp QLGD đối với nhà trường, ngoài việcxem xét sự vận hành chung bao giờ cũng gắn vào đó là sự xem xét kỹ năng,phong cách quản lý của người HT
Quá trình thanh tra, kiểm tra là cơ hội tốt giúp cán bộ quản lý củangành đánh giá lao động quản lý của mình, hoàn thiện năng lực quản lý củabản thân đúng đắn
Hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ hướng vào việc tìm ra ưu,khuyết điểm của nhà trường hay người được thanh tra, kiểm tra mà còn giúpcho nhà trường và các thành viên phương hướng điều chỉnh mục tiêu hoạtđộng hoặc là phát triển thêm hoặc là giảm thiểu đi để có kết quả bền vững
Hoạt động giáo dục là loại hình phức tạp, đa dạng và tinh tế, các cơquan giáo dục, các nhà trường không dễ dàng thực hiện nhiệm vụ công việcmột cách suôn sẻ do ở mỗi cơ sở, mỗi nhà trường đều có các khó khăn chủquan hay khách quan
Việc phát hiện, xử lý khắc phục các vi phạm sẽ loại bỏ những nhân tốtiêu cực góp phần thanh lọc, chấn chỉnh các việc làm sai để nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo
Kết luận chương 1
Quản lý nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đòi hỏi người HTcần phải nắm vững các vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, QLGD
Trang 37giáo dục và quản lý nhà trường nói riêng Người HT trường THCS tất nhiênphải nắm vững vai trò nhiệm vụ nhà trường THCS; mục tiêu, phương phápgiáo dục THCS, đặc điểm lao động của người GV THCS; các mối quan hệ,các nguyên tắc quản lý trường THCS đồng thời phải hiểu biết đầy đủ các nộidung quản lý đặc biệt là quản lý HĐDH để vận dụng một cách sáng tạo, linhhoạt trong điều kiện thực tế của từng trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục đềra.
Những nội dung lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhàtrường, quản lý HĐDH ở trường THCS và những yếu tố ảnh hưởng đến côngtác quản lý HĐDH là những cơ sở để xây dựng công cụ giúp cho việc đánhgiá đúng thực trạng quản lý HĐDH của HT các trường THCS
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục THCS quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Quận 5, TPHCM
Quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 4,27 km2 Phía Đông giápquận 1 với tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, phía Tây giáp quận 6 với đườngNguyễn Thị Nhỏ và Ngô Nhân Tịnh, phía Nam tiếp giáp quận 8 dọc theokênh Tàu Hũ, với tuyến đại lộ Đông – Tây kéo dài phía Đông quận 5 đến giápphía Tây quận 5, phía Bắc giáp quận 10 và quận 11 với tuyến đường NguyễnChí Thanh và Hùng Vương Giao thông vừa thuận lợi với khu vực trung tâmthành phố và các quận, huyện vừa là cửa ngõ đi các tỉnh đồng bằng sông CửuLong nhờ trục đường bộ, đường thủy Dân số hiện nay hơn 193.825 người, tỷ
lệ người Hoa khoảng 35%
Trang 39Toàn quận có hơn 2.000 đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, 22Hợp tác xã và gần 14.000 hộ sản xuất - kinh doanh cá thể, với tổng số vốnđầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, sử dụng khoảng 51.500 lao động Giá trị sản lượngcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mỗi năm tăng từ 14 - 16%/năm Cácngành nghề truyền thống được xem như thế mạnh của quận là: nhựa, điện -điện tử, cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, Đông - Nam dược, dệt -may Nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận có quy mô sản xuất lớn, sứccạnh tranh cao, thương hiệu nổi tiếng trên thương trường, có thị trường xuấtkhẩu ngày càng mở rộng Bình quân mỗi năm, các đơn vị sản xuất - kinhdoanh trên địa bàn đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 6.000 tỷ đồng, kể
cả các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương, thành phố như Tổng Công ty Bia
- Rượu và Nước giải khát Sài Gòn, Công ty Thuốc lá Sài Gòn…Các năm, dựkiến quận 5 thu nộp ngân sách Nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng
Với tốc độ tăng trưởng thương mại - dịch vụ bình quân mỗi năm đạthơn 21%, Quận 5 là nơi kinh doanh sôi động và sầm uất với hệ thống các chợđầu mối bán sỉ, trung tâm thương mại lớn như: Thương xá Đồng Khánh,Trung tâm Thương mại - Dịch vụ An Đông, An Đông Plaza, Thuận KiềuPlaza, Parkson - Hùng Vương Plaza, khu vực chợ Kim Biên… và mạng lướikhu chuyên doanh đa dạng về ngành nghề, mặt hàng trên các tuyến đườngthuộc quận như: vải sợi (Trần Hưng Đạo - Dương Tử Giang - Đỗ NgọcThạnh), quần áo (Nguyễn Trãi), đông y - chẩn trị y học (Hải Thượng Lãn Ông
- Phùng Hưng - Lương Nhữ Học), thiết bị viễn thông, điện thoại (HùngVương), xe gắn máy (An Dương Vương - Nguyễn Tri Phương), tiểu ngũ kim,dụng cụ cầm tay (Trịnh Hoài Đức), điện máy - điện tử (Hồng Bàng), phụ tùng
xe gắn máy và nông ngư cơ (Tân Thành - Tạ Uyên)… Quận 5 còn có hệthống nhà hàng, khách sạn với cơ sở vật chất khá tốt như Windsor Plaza,Equatorial, Thiên Hồng, Bát Đạt, Đồng Khánh… Bên cạnh các ngành dịch vụ
Trang 40truyền thống như làm lân, thêu phướn, viết liễn của người Hoa, ngày càngnhiều loại hình dịch vụ mới, hiện đại được hình thành và phát triển như: dịch
vụ tư vấn, văn phòng cho thuê, tài chính - tín dụng, giao dịch chứng khoán…Chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, trên địa bàn quận có 63 đơn vịngân hàng, chi nhánh và phòng giao dịch đặt trụ sở
Tuy diện tích đất hẹp nhưng quận 5 tập trung 57 trường học từ bậcMầm non đến Trung học; 14 trường trung cấp, cao đẳng và Đại học; 13 bệnhviện lớn của Trung ương, thành phố và hơn 900 cơ sở y tế tư nhân; 22 di tíchlịch sử - văn hóa, trong đó 11 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia Hàngnăm, nhiều loại hình hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú được tổ chứcnhư: Lễ hội Đèn hoa Tết Nguyên đán, Lễ hội Nguyên tiêu, Liên hoan nghệthuật truyền thống dân tộc Hoa, nghệ thuật múa lân sư rồng, triển lãm cáccuộc thi ảnh nghệ thuật, thư pháp, hội họa… tạo nên nét riêng đặc thù củaquận 5, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước Cùng với việc giữ gìnbản sắc văn hóa và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ổn định; Đảng bộ,chính quyền và nhân dân quận 5 luôn phát huy truyền thống uống nước nhớnguồn, tinh thần tương thân tương ái, quan tâm công tác đền ơn đáp nghĩa,xóa đói giảm nghèo, vận động quyên góp cứu trợ đồng bào bị thiên tai, thảmhọa
Đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượngsống của người dân, cùng với việc cải tạo, nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật đô thị, trong năm qua trên địa bàn quận đã khởi công xây dựng vàđưa vào sử dụng nhiều công trình nhà ở, trung tâm thương mại - dịch vụ, cao
ốc văn phòng như: chung cư 109 Nguyễn Biểu, chung cư Sao Mai 153 LươngNhữ Học, Cao ốc văn phòng 1015 Trần Hưng Đạo, Trung tâm Giao dịchthương mại - siêu thị vải sợi dệt may và căn hộ 922 Nguyễn Trãi, Cao ốcthương mại - Căn hộ 86 Tản Đà, TTTM Hùng Vương Plaza, TTTM Dịch vụ