Nguyên nhân •Nguyên nhân của suy tim trái + Tăng huyết áp động mạch + Một số bệnh van tim + Các tổn thương cơ tim + Một số rối loạn nhịp tim... Hình ảnh phù của bệnh nhân suy tim• Khám t
Trang 1SUY TIM VÀ CHĂM SÓC BỆNH
NHÂN SUY TIM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
PHÙNG THỊ HẠNH
Mã sinh viên B00245
Người HDKH: Th.s Nguyễn Thị Thanh Vân
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
• Tim có chức năng như một cái bơm
• Tim là động lực chính của hệ thống tuần hoàn
• Tim có thể tăng chức năng 8-10 lần
• Bệnh tim mạch ngày càng gia tăng nhanh chóng kể
cả số người mắc và số người tử vong
• Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vượt lên hàng đầu
• Suy tim là bệnh nguy hiểm nhất
• Suy tim hiện nay đang trở thành một vấn đề rất cần
sự quan tâm của toàn xã hội
Trang 3GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.1 GIẢI PHẪUTIM
Vị trí: Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai phổi, trên cơ
hoành, sau xương ức và tấm ức - sụn sườn và hơi lệch sang trái
Trang 4GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.1.2 Hình thể trong của tim
Trang 5• Tim có bốn buồng: TN phải và trái TT phải và trái ở dưới
• TN phải thông với TT phải được đạy bằng van ba lá
• TN trái thông với TT trái và được đạy bằng van hai lá
• Van thân ĐM phổi ngăn cách giữa TT phải và thân
ĐM phổi,
• Van ĐM chủ ngăn cách giữa tâm thất trái và ĐMC
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
Trang 61.2.1 Đặc điểm cấu trúc – chức năng của sợi cơ tim Hệ thống nút tự động
Cấu trúc và chức năng cơ tim:
•Các sợi tơ cơ actin và myosin nên có khả năng co giãn như
cơ vân Nhân của tế bào cơ nằm giữa trục của sợi cơ Sợi
cơ tim co bóp rất khỏe
•Tim hoạt động như một hợp bào.
•Nhu cầu oxy của cơ tim cao hơn các tế bào cơ khác.
Hệ thống nút tự động của tim: Nút xoang, nút nhĩ - thất,
bó his.
•Hệ thống nút là cấu trúc đặc biệt của tim, có khả năng tự phát
ra các xung động và dẫn truyền xung động
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.2 SINH LÝ TIM
Trang 71.2.2 Các đặc tính sinh lý của cơ tim
• Tính hưng phấn
• Tính trơ có chu kỳ
• Tính nhịp điệu
• Tính dẫn truyền
1.2.3 Chu kỳ hoạt động của tim
Người bình thường có nhịp tim là 75 lần/phút thì thời gian của chu kỳ tim là 0,8 giây gồm các giai đoạn sau:
•Giai đoạn tâm nhĩ thu (0,1 giây):
•Giai đoạn tâm thất thu:
Thời kỳ tăng áp (0,05 giây).
Thời kỳ tống máu (0,25 giây).
•Giai đoạn tâm trương toàn bộ (0,4 giây)
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
Trang 81.2.4 Lưu lượng tim
•Lưu lượng tim là lượng máu tim bơm vào động mạch trong một phút(khoảng 4 – 5 lít/phút) Lưu lượng tim trái bằng lưu lượng tim phải.
1.2.5 Những biểu hiện bên ngoài của chu kỳ tim
•Mỏm tim đập
•Tiếng tim
•Tiếng tim thứ nhất (T1): Nghe thấy trầm và dài.
•Tiếng tim thứ hai (T2): Nghe thanh và ngắn.
1.2.6 Điều hòa hoạt động của tim bằng cơ chế thần kinh và thể dịch
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
Trang 9Suy tim là tình trạng tim không đảm bảo chức năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể.
BỆNH SUY TIM
Trang 102.1 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1.1 Nguyên nhân
•Nguyên nhân của suy tim trái
+ Tăng huyết áp động mạch
+ Một số bệnh van tim
+ Các tổn thương cơ tim
+ Một số rối loạn nhịp tim
Trang 122.1.3 Suy tim trái
Triệu chứng cơ năng
•Khó thở: là triệu chứng thường gặp nhất: gắng sức, thường
xuyên.
•Ho: ban đêm, gắng sức.
BỆNH SUY TIM
Trang 13 Triệu chứng thực thể:
• Khám tim
Nhìn và sờ thấy mỏm tim đập sang trái
Nghe tim: nhịp tim nhanh, có thể nghe thấy tiếng ngựa phi, có tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, triệu chứng bệnh van tim
• Khám phổi: một số ran ẩm ở hai đáy phổi
• Huyết áp động mạch tối đa thường bị giảm xuống
BỆNH SUY TIM
Trang 14 Tăng gánh của các buồng tim trái.
Trục trái, dày nhĩ trái và thất trái.
• Siêu âm tim: Thường thấy kích thước các buồng
tim trái giãn to.
BỆNH SUY TIM
Trang 152.1.4 Suy tim phải
Triệu chứng cơ năng
•Khó thở: thường xuyên, nặng dần, không có cơn kịch phát.
•Đau tức vùng hạ sườn phải.
Triệu chứng thực thể:
•Gan to đều mặt nhẵn,bờ tù, đau, gan” đàn xếp”.
•Tĩnh mạch cổ nổi to, phản hồi gan - TM cổ dương tính.
•Áp lực TM trung ương và TM ngoại biên đều tăng cao.
Trang 16Hình 1.4 Hình ảnh phù của bệnh nhân suy tim
• Khám tim: Triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, nhịp tim thường nhanh, đôi khi có thể nghe thấy tiếng ngựa phi phải, cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ.
• Huyết áp động mạch tối thiểu thường tăng lên.
BỆNH SUY TIM
Trang 17 Cận lâm sàng
• X quang
Trên phim phổi thẳng:
Mỏm tim nâng cao hơn phía trên vòm hoành trái, do tâm thất phải giãn.
Độngmạch phổi cũng giãn to.
Phổi mờ nhiều do ứ máu ở phổi.
• Điện tâm đồ: Thường thấy các dấu hiệu của trục phải, dày nhĩ phải,dày thất phải.
• Siêu âm tim:
Kích thước thất phải giãn to.
Tăng áp lực động mạch phổi.
BỆNH SUY TIM
Trang 182.2.3.Suy tim toàn bộ
•Thường là bệnh cảnh của suy tim phải mức độ nặng.
•Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.
•X quang: tim to toàn bộ.
•Điện tâm đồ: có thể biểu hiện dày của hai thất.
BỆNH SUY TIM
Trang 19BỆNH SUY TIM
Trang 202.4 PHÂN ĐỘ SUY TIM
•Độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, hoạt động thể lực vẫn bình thường.
•Độ 2: các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức, hạn chế hoạt động thể lực.
•Độ 3: các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực.
•Độ 4: các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi.
BỆNH SUY TIM
Trang 212.5 ĐIỀU TRỊ
2.5.1 Những biện pháp điều trị chung
•Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một việc quan trọng vì
nó góp phần làm giảm công của tim.Trường hợp nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi
•Chế độ ăn nhạt:
Trường hợp suy tim nặng dùng 0,5 g muối /ngày
Trường hợp khác hạn chế muối (1 –2 g muối /ngày)
•Thuốc lợi tiểu: Hypothiazid, Lasix, Aldactone.
BỆNH SUY TIM
Trang 22• Thuốc trợ tim: Nhóm Digitalis có những đặc tính sau:
làm tăng sức co bóp của cơ tim, làm chậm nhịp tim, làm giảm dẫn truyền các xung động ở tim và làm tăng kích thích của cơ tim
+ Trong trường hợp suy tim cấp tính: Uabain
+ Trong trường hợp suy tim mạn tính: Digitoxin
• Các thuốc giãn mạch: Coversyl, Rennitec.
• Các Amin giống giao cảm: Dopamine, Dobutamine.
• Thuốc chống đông: Heparin, nhóm kháng vitamin K.
2.5.2 Điều trị theo nguyên nhân
BỆNH SUY TIM
Trang 23CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
3.1 QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
3.1.1 Nhận định
•Hỏi bệnh: Lời nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ trả lời.
+ Chẩn đoán suy tim từ bao giờ?
+ Bệnh liên quan đến bệnh tim mạch ?
+ Dùng thuốc gì ? Đáp ứng với thuốc? Phản ứng với thuốc ? + Số lượng nước tiểu, khó thở, xanh tím ?
•Quan sát:
+ Tinh thần, màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân.
+ Tĩnh mạch cổ, phù, kiểu thở, nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực.
•Thăm khám (khám các cơ quan nhưng lưu ý cơ quan bị bệnh):
+ Dấu hiệu sinh tồn.
+ Nghe nhịp tim, tiếng tim, nghe phổi, gan, phù?
+ Biến chứng và triệu chứng bất thường.
•Thu thập các dữ kiện:
+ Sổ y bạ, giấy ra viện , giấy chuyển viện, xét nghiệm.
+ Các thuốc sử dung và cách sử dụng thuốc.
Trang 24CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
3.1.2 Chẩn đoán điều dưỡng
•Khó thở liên quan tăng áp lực ở phổi
•KQMĐ: Số lượng nước tiểu trở về bình thường
•Nguy cơ phù phổi cấp liên quan suy tim trái
•KQMĐ: Không bị phù phổi cấp
•Nguy cơ bội nhiễm phổi liên quan ứ máu ở phổi
•KQMĐ: Không bị bội nhiễm phổi
Trang 253.1.3 Lập kế hoạch chăm sóc:
•Chăm sóc cơ bản:
•Chế độ: nghỉ ngơi, ăn uống, vận động
•Thực hiện y lệnh: Thuốc, xét nghiệm.
•Theo dõi:DHST, tinh thần, phù, gan, xét nghiệm.
• Nước tiểu, tác dụng phụ của thuốc( digoxin)
Trang 263.1.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc
•Theo kế hoạch, ghi thời gian, y lệnh bổ sung
•Thực hiện chăm sóc cơ bản:
oNghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
oCần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
oChế độ ăn nhạt dưới 0,5 g muối/ ngày (ST nặng).
oCác trường hợp khác dùng rất hạn chế muối 1-2g/ ngày.
oĂn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali: chuối tiêu, cam.
oHạn chế uống nước: Dựa vào lượng nước tiểu trong 24 giờ oXoa bóp chi, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
Trang 27• Thực hiện y lệnh của thầy thuốc:
o Dùng thuốc theo đúng chỉ định.
o Trước khi dùng digoxin, isolanid phải đếm mạch.
o Xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim …
• Theo dõi:
o Mạch, nhịp tim, ECG, huyết áp theo mức độ ST.
o Lượng nước tiểu trong 24 giờ.
o Hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số thở.
o Tình trạng tinh thần, màu sắc da.
• Giáo dục sức khỏe:
o Ăn uống, nghỉ ngơi: ăn nhạt, tránh làm việc nặng.
o Các biến chứng nguy hiểm của suy tim
o Hướng dẫn bệnh nhân cách tự xoa bóp, vận động.
o Dùng thuốc theo đơn, chế độ khám định kỳ.
Trang 283.1.5 Đánh giá quá trình chăm sóc
•Đỡ khó thở, phù giảm, gan nhỏ lại,mạch giảm
•Số lượng nước tiểu dần dần trở về bình thường
•Chăm sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần
•Không xảy ra các tác dụng phụ của thuốc
•DHST, kết quả XN được TD và ghi chép đầy đủ
• Được hướng dẫn và biết chế độ nghỉ ngơi, ăn uống
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
Trang 293.2.NHỮNG LƯU Ý VÀ CÁCH PHÒNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA BỆNH NHÂN TIM MẠCH
•Nghỉ ngơi và hoạt động tuân thủ mức độ bệnh
•Hoạt động và thay đổi tư thế chậm giúp máu điều hòa
•Nghỉ trưa có lợi cho sức khỏe người bệnh
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
Trang 303.2.5.Người bệnh nên tắm nước ấm ở nhiệt độ phù hợp, tuyệt dối không tắm nước lạnh, không tắm khi đói bụng hoặc sau khi ăn no.
3.2.6.Về ăn uống
•Uống thuốc đúng giờ,
•Không uống: nước đá, rượu, cà fe,không hút thuốc lá.
•Ăn hạn chế muối tùy theo mức độ bệnh.
•Không ăn đồcay, đồ ăn kích thích mạnh,
•Ăn giảm cholesterol, mỡ, đường.
•Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
•Không ăn quá no, quá nhiều, không bỏ bữa
Trang 31CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
3.3 TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
•Bệnh nhân: Lê Thị Xuân 21 tuổi Giới tính: Nữ
•Vào viện ngày thứ 5
•Chẩn đoán khi vào viện: Bệnh cơ tim giãn – suy tim
•Chẩn đoán hiện tại: Bệnh cơ tim giãn – suy tim
•Hiện tại:
oBệnh nhân tỉnh táo, hết khó thở, hết phù chi
oNgười còn mệt
oHuyết áp thấp: 80/50mmHg
oĐi tiểu số lượng ít: 1500ml/ 24 giờ
oLo lắng, bi quan về sức khỏe do bị bệnh
Trang 32BỆNH ÁN CHĂM SÓC BN SUY TIM
Trang 33III Tiền sử:
Bệnh cơ tim giãn,suy tim từ tháng 4 /2014.
IV Chẩn đoán y khoa: Bệnh cơ tim giãn – suy tim.
Trang 342 Các hệ thống cơ quan:
• Tuần hoàn – máu:nhịp tim đều 98 ck/ph,T1, T2 rõ
•Tiết niệu, sinh dục: đi tiểu số lượng ít 1500ml/24 giờ
•Các cơ quan khác bình thường
3 Tham khảo hồ sơ bệnh án:
•Điện tim (8/7): Nhịp xoang đều 105 ck/ph,trục trung gian,
ST chênh xuống V5, V6, DII, DIII
•Siêu âm tim (8/7): Buồng thất trái giãn, chức năng tâm thu thất trái giảm nhiều
•Sinh hóa (8/7): GOT 57U/l (tăng), GPT 47U/l (tăng)
CK 48U/l CKMB 20U/l CRPhs 1,0 mg/dl (tăng)
Trang 35VI Chẩn đoán điều dưỡng và KQMĐ
1 Mệt mỏi liên quan chức năng tâm thu thất trái giảm.
KQMĐ: BN đỡ mệt.
2 Số lượng nước tiểu ít liên quan giảm tuần hoàn hiệu dụng.
KQMĐ: BN đi tiểu số lượng dần trở về bình thường.
3 Nguy cơ phù phổi cấp liên quan suy tim trái.
KQMĐ: BN được điều trị, theo dõi tốt không bị phù phổi cấp.
4 Tâm lý lo lắng về sức khỏe liên quan tình trạng bệnh.
KQMĐ: BN đỡ lo lắng, yên tâm điều trị và tinh thần lạc quan hơn sau khi được động viên.
Trang 36VII Lập kế hoạch chăm sóc
Chế độ nghỉ ngơi: BN nghỉ ngơi tại giường, chỉ đi lại
khi cần vệ sinh cá nhân
Can thiệp yêu cầu điều trị:
•Furasol 20mg x 4 ống, tiêm tĩnh mạch chậm 2 lần/ngày, mỗi lần 2 ống, sáng – chiều
•Verospirol 50 mg x 1 viên, uống 1 lần/ngày, sáng
•Rennitec 5mg x 1 viên, uống 1 lần/ngày, sáng
•Kaliumcloloratum 500 mg x 4 viên, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên
•Procaradan 5 mg x 2 viên, uống 2 lần/ ngày, sáng – chiều
Trang 38VIII Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Thực hiện theo kế hoạch, ghi thời gian cụ thể.
Trang 39 Giáo dục sức khỏe
• Nghỉ ngơi tại giường không đi lại nhiều.
• Ăn hạn chế tối đa muối.
• Xoa bóp chi 20phút 1 lần, ngày 3 lần.
• Dùng thuốc đều đặn theo đơn, tái khám định kỳ, nếu
có biểu hiện bệnh nặng lên cần đi khám và điều trị kịp thời.
• Không làm công việc nặng nhọc hay hoạt động thể
thao, chỉ làm công việc nhẹ và không được gắng sức.
Trang 40IX Lượng giá
Thời gian: 17 giờ ngày 12/7/2014.
•BN đỡ mệt hơn một chút.
•BN không khó thở, không phù.
•Dấu hiệu sinh tồn ổn định hơn.
•Tâm lý đỡ lo lắng, vui vẻ và lạc quan hơn.
•Số lượng nước tiểu dần trở về bình thường.
•Không xảy ra diễn biến bất thường do tác dụng phụ của thuốc.
•Tuân thủ điều trị, thực hiện đúng: nghỉ ngơi, ăn hạn chế muối.
Trang 41• Suy tim: Tim không đảm bảo chức năng cung cấp
máu
• Nhiều nguyên nhân khác nhau gây lên
• Biến chứng của bệnh hết sức nặng nề.
• Biện pháp điều trị chung: chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn,
các loại thuốc trợ tim, lợi tiểu, bù kali…
• Điều trị theo từng nguyên nhân
• Chăm sóc: về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, chế
độ dùng thuốc đúng và chặt chẽ, lao động và vận động
Để dự phòng nặng lên, đảm bảo cho người bệnh có sức khỏe tốt hơn với tình trạng bệnh.
• Việc phát hiện sớm điều trị kịp thời là rất cần thiết, làm
chậm lại tiến trình suy tim, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bn.
KẾT LUẬN