Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
Trang 1MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Giao thông vận tải nói chung, GTVTĐB nói riêng đóng một vị tríquan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninhquốc phòng của mỗi quốc gia Bên cạnh những lợi ích to lớn do GTVTmang lại, trong quá trình sử dụng các phương tiện GTVT cơ giới đường bộ
đã có không ít vụ tai nạn xảy ra gây những thiệt hại nghiêm trọng về tínhmạng, sức khỏe của con người và của cải vật chất của xã hội Mỗi năm,trên thế giới có 700.000 người bị chết và trên 10 triệu người bị thương vìTNGT, thiệt hại về kinh tế khoảng 500 tỷ USD (Báo cáo của Ủy ban Antoàn giao thông Quốc gia, 2000) Đó là một trong những nhân tố gây ra sựthiếu ổn định, sự mất an toàn trong trật tự chung của xã hội Các nước trênthế giới đều phải đối mặt với tình trạng TNGT gia tăng Để làm giảm đếnmức thấp nhất thiệt hại do hoạt động của các phương tiện giao thông đường
bộ gây ra, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống,nghiên cứu sản xuất các phương tiện giao thông đường bộ hiện đại có hệ số
an toàn cao, các nước đều quan tâm đến việc xây dựng hoàn chỉnh các quyđịnh về trật tự an toàn giao thông, các quy định về việc xử lý các hành vi viphạm trong đó có các quy định về TNBTTH
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, GTVT chiếm một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì đó là một ngànhthuộc kết cấu hạ tầng tạo động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế Hệthống GTVTĐB ở nước ta từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xâydựng mới; phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, đa dạng về chủngloại, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, an ninhquốc phòng và nhu cầu đi lại của nhân dân Tuy nhiên, trong hoàn cảnhhiện nay do sự mất cân đối giữa cầu, đường, phương tiện, người tham gia
Trang 2giao thông và các yếu tố xã hội, tình trạng TNGT đã và đang diễn biến hếtsức nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, về của cải vậtchất, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài, gây tâm lý lo lắng chongười dân, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội và đang là mối quan tâmcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của mọi tầng lớp nhân dân Theothống kê, trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1999 ở nước ta xảy ra146.230 vụ TNGTĐB làm chết 49.285 người, làm bị thương 156.270 người,gây thiệt hại lớn về tài sản (Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốcgia, 2000) Riêng trong sáu tháng đầu năm 2000 đã xảy ra 11.560 vụ, làmchết 3.685 người, làm bị thương 12.999 người (Báo cáo của Ủy ban Antoàn giao thông Quốc gia, 2000) Nhiều người đã phải thừa nhận rằng:
"Chiến tranh đã qua đi, máu trên chiến trường đã ngừng chảy, nhưng máutrên mặt đường đang chảy và tiếp tục gia tăng"
Để làm giảm một cách cơ bản TNGT nói chung và TNGTĐB nóiriêng, đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược và phải
có thời gian Một mặt, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luậtnâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giaothông đường bộ, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm antoàn, năng lực quản lý an toàn giao thông, mặt khác, phải thiết lập kỷ cươngtrong việc chấp hành pháp luật, áp dụng các biện pháp cưỡng chế một cáchđồng bộ nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thôngđường bộ một cách phổ biến như hiện nay, đồng thời hoàn chỉnh các quyđịnh về TNBTTH do TNGTĐB gây ra để khắc phục kịp thời, toàn bộ thiệthại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân và tài sản của Nhà nước,góp phần phòng ngừa tai nạn
Thực tiễn công tác giải quyết việc BTTH ngoài hợp đồng nóichung, BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng cho thấy còn có nhiềuvướng mắc, thiếu thống nhất trong việc xác định thiệt hại, tính toán mức
Trang 3thiệt hại, nhất là trong việc tính toán thiệt hại về mặt tinh thần; xác địnhmối quan hệ nhân quả không thống nhất, chưa chính xác Đặc biệt, trongcác vụ TNGTĐB chưa phân biệt rõ giữa việc phải chịu trách nhiệm hình sựcủa người có lỗi gây ra tai nạn với TNBTTH, khắc phục hậu quả xảy ra;vấn đề xác định trách nhiệm, giới hạn bồi thường, việc chuyển giao quyềnyêu cầu giữa cơ quan bảo hiểm với chủ xe, lái, phụ xe trong việc thực hiệnbồi thường theo hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới Các vấn đềnhư biện pháp bảo đảm thi hành BTTH, bồi thường trong trường hợp ngườithành niên gây tai nạn mà không có tài sản riêng để bồi thường, tráchnhiệm bồi thường của người hành động trong tình thế cấp thiết chưa đượcquy định cụ thể, thế nhưng cũng chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành.Trong phần lớn các vụ TNGTĐB các bên tự thỏa thuận với nhau về việcBTTH trong đó có nhiều trường hợp việc thỏa thuận không tuân theo hoặctuân theo không đầy đủ nguyên tắc trình tự, cách tính toán thiệt hại, mứcBTTH nên sau đó xảy ra nhiều khiếu kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hiện nay, mặc dù đã có quy định của BLDS, nhưng thực tiễn giảiquyết việc BTTH của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn thực hiệntheo tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 173/UBTP ngày 23-3-1973 "Vềviệc xét xử các tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng" và Thông tư số03/TATC ngày 5-4-1988 "Hướng dẫn BTTH trong các vụ tai nạn ôtô" củaTòa án nhân dân tối cao Đây là những văn bản được ban hành trong thời
kỳ nền kinh tế tập trung, bao cấp, chỉ mang tính định hướng, không cụ thể
và không còn đáp ứng được đòi hỏi của điều kiện hiện nay, khi những quan
hệ xã hội trong đó có các quan hệ dân sự bị chi phối bởi quan hệ kinh tế thịtrường Cho đến nay đã hơn 4 năm, kể từ ngày BLDS có hiệu lực pháp luật,nhưng vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan Nhànước có thẩm quyền hướng dẫn các quy định của BLDS về vấn đề BTTH
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường do tính mạng, sức khỏe,
Trang 4nhân phẩm, danh dự và tài sản bị xâm phạm Thực tiễn công tác của các
cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy cần sớm phải có các văn bản quy phạmpháp luật hướng dẫn thi hành về những vấn đề này Tất cả các vấn đề trên
đây cho thấy việc nghiên cứu đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ" là hết sức cần thiết.
2 Tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định BTTH ngoài hợp đồng đãđược nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu
ở các cấp độ khác nhau
Ở Việt Nam, đến nay đã có luận án Thạc sĩ luật học của Phạm Kim
Anh về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"; Luận án Thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh về đề tài "Những vấn đề cơ bản về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự"; Luận án
Thạc sĩ luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi
thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam"; Luận án Thạc sĩ luật học của
Lê Kim Loan về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
theo Bộ luật dân sự Việt Nam", một số bài viết của Nguyễn Đức Giao, Thạc
sĩ Nguyễn Đức Mai về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệmbồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đăng trên Tạp chíTòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật cũng như các giáo trìnhLuật dân sự đề cập vấn đề này Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nàymới dừng lại ở mức độ chung nhất hoặc chỉ đề cập ở phạm vi hẹp trong nộidung nghiên cứu về các vấn đề khác nhau, mà chưa có tác giả nào nghiêncứu đầy đủ có hệ thống TNBTTH ngoài hợp đồng để trên cơ sở đó nghiêncứu một trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này - trách nhiệm bồithường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, một đề tài đangcần được làm rõ về mặt lý luận và rất cấp bách về mặt thực tiễn
Trang 5Ở nước ngoài có các công trình của một số tác giả về các vấn đề liên quan đến đề tài này; ví dụ như tác giả: V.T.Mirnop, M.M Agarkop,V.P Pobdopylo - Liên Xô (cũ), Palemana - Cộng hòa Pháp, Vicodavarkallo -
Ba Lan Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu việc BTTH ngoàihợp đồng nói chung hay BTTH do ôtô, xe máy gây ra nói riêng ở các nướcđó
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, tác giả của luận án đãđưa ra và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích làm rõ khái niệm, nguyên nhân, điều kiện và đặc điểmtình hình của các vụ TNGTĐB ở Việt Nam
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định BTTH ngoàihợp đồng nói chung và TNBTTH trong các vụ TNGTĐB trong lịch sử lậppháp Việt Nam; làm rõ những nội dung cụ thể của chế định này, đồng thời
so sánh với quy định của pháp luật một số nước về vấn đề này
- Nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm khoa học xung quanh vấn
đề TNBTTH ngoài hợp đồng để xây dựng lý luận về khái niệm TNBTTHngoài hợp đồng, từ đó đi sâu nghiên cứu và làm rõ khái niệm TNBTTHtrong các vụ TNGTĐB
Trang 6- Tổng kết thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB trongnhững năm qua gắn với lý luận, căn cứ vào các quy định của BLDS và cácquy định khác của pháp luật, đưa ra những kiến nghị có căn cứ khoa học vàthực tiễn về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở choviệc giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ TNGTĐB cũng như cácbiện pháp bảo đảm việc BTTH trong các vụ TNGTĐB
Phạm vi nghiên cứu:
TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là một vấn đề phức tạp khôngnhững về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn Vì vậy luận án chỉ giới hạn ởphạm vi nghiên cứu một số vấn đề cơ bản dưới góc độ điều tra xã hội học vàLuật dân sự, như: làm rõ khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB, nguyênnhân điều kiện và tình hình của TNGTĐB, các nguyên tắc cơ bản và cơ sởpháp lý của việc BTTH trong các vụ TNGTĐB; trên cơ sở đó đưa ra một sốbiện pháp cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn dưới góc độ của Luật dân sự
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận chung vềTNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH ngoài hợp đồng trongcác vụ TNGTĐB nói riêng; căn cứ pháp lý của TNBTTH và thực tiễn giảiquyết BTTH trong các vụ TNGTĐB
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vềNhà nước và Pháp luật, về phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu của cáckhoa học: triết học, lôgíc học, luật dân sự, tâm lý học Luận án được trìnhbày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật dân sự, các văn bản hướngdẫn áp dụng pháp luật dân sự, các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
Trang 7các cấp, các tài liệu của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắtthuộc Bộ Công an, các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu: Đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái
quát đến cụ thể dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - tác giả đặc biệt coi trọng phươngpháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic pháp lý, phươngpháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp điều tra xãhội học và phương pháp dự báo
5 Những đóng góp mới của luận án
- Là luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam khái quát một cách có hệthống cơ sở lý luận về TNBTTH ngoài hợp đồng từ đó nghiên cứu một loạitrách nhiệm cụ thể "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạngiao thông đường bộ" Luận án đóng góp vào lý luận trách nhiệm bồithường thiệt hai ngoài hợp đồng các khái niệm TNGTĐB theo nghĩa rộng
và theo nghĩa hẹp; khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB Trong hoàncảnh vấn đề an toàn trong hoạt động GTVT nói chung, an toàn GTVTĐB nóiriêng không còn là vấn đề của một quốc gia, nhất là ở nước ta do sự mất cânđối giữa kết cấu hạ tầng, sự gia tăng của phương tiện, ý thức chấp hành cácquy định về trật tự an toàn giao thông; thiếu các quy định của pháp luật về bảođảm trật tự an toàn giao thông; sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan nhànước nên tình hình TNGT đặc biệt là TNGTĐB diễn biến phức tạp và cóchiều hướng gia tăng gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe của con người,gây thiệt hại lớn về tài sản, gây mất an toàn xã hội; do đó, luận án góp phầntìm ra những nguyên nhân, điều kiện của các vụ TNGTĐB, dự báo tình hìnhTNGTĐB trong những năm tới Đồng thời, luận án góp phần giải quyết mộtcách có hệ thống những vướng mắc xung quanh chế định BTTH ngoài hợpđồng nói chung, BTTH trong các vụ TNGT nói riêng
Trang 8- Trên cơ sở lý luận chung về TNBTTH ngoài hợp đồng, luận án đãlàm rõ về mặt lý luận cơ sở pháp lý của TNBTTH cũng như việc xác địnhTNBTTH trong các vụ tại nạn giao thông đường bộ.
- Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn gắn với việc nghiên cứu hoànchỉnh về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, củaBLDS hiện hành, luận án đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoànthiện pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụTNGTĐB nói riêng Xác định được mối quan hệ giữa việc BTTH với việcphòng ngừa và đấu tranh làm giảm tai nạn, mối quan hệ giữa TNBTTH vớicác trách nhiệm pháp lý khác là một trong những cơ sở cho việc hoàn thiện
hệ thống các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thôngđường bộ Những kiến nghị, giải pháp này có thể tham khảo trong việc xâydựng luật giao thông đường bộ, xây dựng các văn bản hướng dẫn việc giảiquyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐBnói riêng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước
- Một đóng góp mới khác của luận án đó là từ việc tổng kết thựctiễn vấn đề BTTH trong các vụ TNGTĐB, trong luận án đã có những kiếnnghị về các biện pháp bảo đảm việc BTTH trong các vụ án TNGTĐB
6 Ý nghĩa của luận án
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa tham khảo trongviệc hoàn thiện pháp luật về chế định BTTH ngoài hợp đồng cũng nhưtrong việc hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung vàBTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng Kết quả nghiên cứu có thể dùnglàm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật vềviệc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tainạn và làm tài liệu tham khảo trong việc biên soạn giáo trình cũng nhưgiảng dạy tại các cơ sở đào tạo bậc đại học về chuyên ngành luật dân sự vàlàm tài liệu tham khảo cho các Viện nghiên cứu về khoa học pháp lý
Trang 97 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận án gồm có 3 chương, được chia thành 11 mục
Trang 101.1.1 Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ
Thuật ngữ "tai nạn" xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sốngcủa con người Tùy từng trường hợp tai nạn xảy ra mà có các tên gọi chomỗi một loại tai nạn đó Ví dụ: nếu tai nạn xảy ra trong lao động, thì gọi làtai nạn lao động; nếu tai nạn xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, thìgọi là TNGT; nếu tai nạn xảy ra tại trường học, thì gọi là tai nạn họcđường Tuy nhiên, có thể nhận thấy tai nạn xảy ra phổ biến nhất là trong cáclĩnh vực hoạt động sản xuất ra của cải vật chất Tai nạn là một hiện tượngxảy ra trong đời sống xã hội, gây tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản Tainạn là một trong những nguyên nhân làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội,
đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt xã hội mà con người luônphải tìm cách chế ngự, làm giảm và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tai nạn hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là
"việc không may bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và của" [33, tr.142] Còn theo Từ điển Tiếng Việt, thì tai nạn là "việc rủi ro bất ngờ xảy ra,gây thiệt hại lớn cho con người" [78, tr 868]
Theo chúng tôi, các định nghĩa trên chỉ mới đưa ra tai nạn là cái (sựkiện) xảy ra gây thiệt hại cho con người (về tính mạng, sức khỏe, tài sản) màchưa làm rõ được nguyên nhân của tai nạn Thực tiễn cuộc sống chứng minhrằng tai nạn do nhiều nguyên nhân khác nhau Những nguyên nhân này cóthể là do hành vi của con người hoặc có thể do các tác nhân tự nhiên khác Từ
Trang 11những nguyên nhân này gây ra các tai nạn và tai nạn gây ra những hậu quảxấu ngoài mong muốn chủ quan của con người Các tác nhân khác lànguyên nhân của tai nạn cũng có thể một cách gián tiếp do hành vi của conngười, cũng có thể do thiên tai hoặc những cái ngoài khả năng chế ngự củacon người Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sứckhỏe, thiệt hại về tinh thần của con người hay là thiệt hại về tài sản.
Trong lĩnh vực pháp luật, chưa có một định nghĩa chính thức về tainạn nói chung Tuy nhiên, trong một số quy phạm pháp luật của một sốngành luật và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý, đã có một sốkhái niệm về tai nạn trong từng lĩnh vực cụ thể
Điều 105 Bộ luật lao động quy định: "Tai nạn lao động là tai nạngây thương tổn cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người laođộng hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việcthực hiện công việc và nhiệm vụ lao động"
Trong nghiên cứu khoa học thì khái niệm "tai nạn", khái niệm "tainạn giao thông đường bộ" đã được một số tác giả đề cập đến
Theo tác giả Vũ mạnh Thắng, "Tai nạn là sự việc xảy ra bất ngờ dongười tham gia giao thông hoặc vi phạm các quy định về trật tự an toàngiao thông hoặc gặp phải tình huống, sự cố đột xuất, không kịp xử lý, cóthiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, thiệt hại về tài sản" [18, tr 76]
Theo tác giả Đào Công Hải, thì "Tai nạn giao thông là tai nạn xảy
ra khi các đối tượng tham gia trên đường giao thông công cộng gây nên: Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người - Thiệt hại về tài sản hoặc thiệthại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản" [16, tr 82]
-Còn theo Thạc sĩ Đỗ Đình Hòa, thì "Tai nạn giao thông là sự kiệnbất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người Nó xảy ra khi các đốitượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công
Trang 12cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng nhưng
do chủ quan, vi phạm các quy tắc về an toàn giao thông hoặc do gặp phải các
sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây thiệt hại nhất định cho tínhmạng, sức khỏe con người hoặc tài sản của Nhà nước và nhân dân" [16, tr.20]
Theo chúng tôi ba khái niệm trên, đều nêu được TNGT là một sựkiện gây nên thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản Riêng khái niệm thứhai chưa nêu lên được vế thứ nhất của TNGT như khái niệm thứ nhất vàkhái niệm thứ ba TNGT là một sự kiện và có hai mặt của nó Mặt thứ nhất
là cái gì làm cho TNGT (sự kiện) xảy ra hay nói cách khác nguyên nhâncủa TNGT Về mặt này nguyên nhân của TNGT có thể: do vi phạm cácquy định về an toàn GTVT; do những hành vi cản trở GTVT; do đưa vào
sử dụng các phương tiện GTVT không bảo đảm an toàn hoặc điều độngngười không đủ điều kiện điều khiển phương tiện GTVT; do gặp sự cố độtxuất không thể xử lý được hoặc do các trường hợp bất khả kháng Mặt thứhai là TNGT (sự kiện) đã gây ra cái gì hay nói cách khác hậu quả của sựkiện đó Về mặt này hậu quả của TNGT có thể là: thiệt hại về tính mạng,thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về tài sản (có thể mộthoặc hai hoặc ba, có thể là tất cả các loại thiệt hại này trong một TNGT)
Theo quy định tại Điều 609 BLDS, thì TNBTTH chỉ phát sinh trongtrường hợp người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền lợi ích hợp phápkhác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc cácchủ thể khác mà gây thiệt hại Tuy nhiên, cần phân biệt là không phải mọitrường hợp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sảncủa pháp nhân hoặc các chủ thể khác trong khi tham gia giao thông đều gọi làTNGT Chỉ gọi là TNGT nếu hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao
Trang 13thông đường bộ là do lỗi vô ý Trong trường hợp thiệt hại xảy ra trong quátrình tham gia giao thông được thực hiện do lỗi cố ý, thì không thể gọi làTNGT mà tùy từng trường hợp có tên gọi tương ứng
Ví dụ 1: A có mâu thuẫn với B Biết B đang trên đường đi từ nơilàm việc về nhà, A đã dùng xe ôtô phóng nhanh cố ý đâm vào B với mụcđích giết B Hậu quả là B bị chết Trong trường hợp này không thể gọi làTNGT mà đây là một vụ án giết người
Ví dụ 2: C biết D vừa mua một chiếc xe máy Dream II Do C ghét
D vì hay khoe khoang, nên đã có ý định phá hỏng chiếc xe máy Dream II của
D Biết D đi làm thường hay dựng xe máy bên vệ đường giao thông, C đãlấy xe ôtô leo lên vệ đường đâm vào chiếc xe máy Dream II của D làm chochiếc xe máy đó hư hỏng nặng Trong trường hợp này cũng không thể gọi
là TNGT mà đây là một vụ án cố ý làm hủy hoại tài sản
Từ sự phân tích trên chúng tôi đưa ra khái niệm chung về TNGTĐBnhư sau:
TNGTĐB là một sự kiện do hành vi của con người vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, do sự cố đột xuất hoặc do các trường hợp bất khả kháng gây ra trong quá trình tham gia giao thông của con người gây thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, về tinh thần của con người hoặc thiệt hại về tài sản.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu củaluận án là làm rõ chế định TNBTTH trong các vụ TNGTĐB; vì vậy, nếukhái niệm chung về TNGTĐB như chúng tôi đã đưa ra trên đây thì khôngphải trong mọi trường hợp (trong mọi vụ TNGTĐB) đều phát sinh TNBTTHngoài hợp đồng
Theo quy định tại Điều 627 BLDS, thì phương tiện GTVT cơ giới
là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao
Trang 14chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ chỉ không phải BTTH, nếuthiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ratrong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp phápluật có quy định khác Như vậy, trong các trường hợp này nếu có TNGTĐBxảy ra gây thiệt hại thì cũng không làm phát sinh TNBTTH.
Từ sự phân tích trên chúng tôi đưa ra khái niệm TNGTĐB làm phátsinh TNBTTH ngoài hợp đồng như sau:
TNGTĐB làm phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng là một sự kiện do hành vi của con người vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra trong quá trình tham gia giao thông của con người, gây thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, về tinh thần của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản.
Trong luận án này, TNGTĐB được hiểu theo khái niệm này
1.1.2 Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.2.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992quy định: "Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đềubình đẳng trước pháp luật Vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ"(Điều 22); "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải đểdành Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của côngdân" (Điều 58); "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đượcpháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm" (Điều 71)
Các quyền nêu trên đồng thời là khách thể bảo vệ của nhiều ngànhluật khác nhau Mọi hành vi trái pháp luật, đều bị xử lý theo quy định củapháp luật Nhà nước quy định những hình thức trách nhiệm pháp lý buộc
Trang 15những người có hành vi vi phạm pháp luật khắc phục hậu quả do hành vitrái pháp luật của họ gây ra và phải BTTH (nếu có).
Nhiệm vụ của Luật dân sự là bảo vệ các quyền và lợi ích nói trêndưới góc độ đặc thù của ngành luật này Điều 1 BLDS Việt Nam quy định:
"Bộ luật dân sự có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổchức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng
và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhucầu vật chất và tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của xã hội"
Nhà nước sử dụng nhiều phương thức khác nhau để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức khi bị xâm hại bởi những hành
vi trái pháp luật Luật dân sự các nước phân chia TNDS đều dựa vào mốiquan hệ với hợp đồng (một hình thức phổ biến, đặc trưng và chủ yếu củagiao dịch dân sự) Trách nhiệm phải BTTH do các hành vi trái pháp luật gâythiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền khác của công dân, tàisản, uy tín, danh dự của các tổ chức (thường được coi là quyền tuyệt đối củacác chủ thể) không phát sinh từ một hợp đồng được gọi là TNBTTH ngoàihợp đồng
Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đối với ngườikhác làm phát sinh các quan hệ pháp luật dân sự về BTTH Điều 609BLDS Việt Nam quy định: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạmđến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín tài sản của phápnhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường" Nhưvậy, theo quy định trên, người có hành vi gây thiệt hại phải có TNBTTH
Trong giáo trình luật dân sự của các trường đại học luật, cũng nhưcác sách báo pháp lý khác khi đề cập đến vấn đề TNBTTH ngoài hợp đồng
Trang 16chưa đưa ra khái niệm chính thức về TNBTTH ngoài hợp đồng Theo giáotrình Luật dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, một trong những căn
cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái phápluật đồng thời đó cũng là căn cứ phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng đượcquy định trong Chương V, Phần thứ ba BLDS Như vậy, theo quan điểmnày thì sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật làm phát sinh nghĩa
vụ dân sự, có nghĩa là phát sinh "việc mà theo quy định của pháp luật, thìmột hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việchoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hay nhiều chủ thểkhác (gọi là người có quyền)" (Điều 285 BLDS) Đồng thời cũng theo quanđiểm này, thì sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật làm phát sinhTNBTTH ngoài hợp đồng Theo chúng tôi, nếu cho rằng "Gây thiệt hại dohành vi trái pháp luật" là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, đồng thờicũng là căn cứ làm phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng, thì vô hình chung
đã cho rằng nghĩa vụ dân sự và TNBTTH là hai phạm trù độc lập với nhaukhông có mối quan hệ với nhau Về vấn đề này hiện nay còn có các ý kiếnkhác nhau Chúng tôi cho rằng, dù muốn hay không thì khi nghiên cứukhoa học về một vấn đề trước hết phải nghiên cứu các chế định của phápluật về vấn đề đó cũng như thực tiễn áp dụng các chế định đó như thế nào,
để từ đó có những kết luận của mình về vấn đề đó
Theo quy định của BLDS thì "gây thiệt hại do hành vi trái phápluật" là một trong các căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 13) vàcũng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự (Điều 286) Khi đãphát sinh nghĩa vụ dân sự, thì "người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiệnnghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết,không trái pháp luật, đạo đức xã hội" (Điều 288) Nếu "người có nghĩa vụ màkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu TNDS đối
Trang 17với người có quyền" (khoản 1 Điều 308) Theo tinh thần quy định tại Mục 3Chương I Phần thứ ba của BLDS, thì TNDS bao gồm: TNBTTH; trách nhiệm
do không thực hiện nghĩa vụ giao vật; trách nhiệm do không thực hiện nghĩa
vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc; trách nhiệm
do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thựchiện nghĩa vụ dân sự Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng, nghĩa vụ dân
sự và TNBTTH là hai phạm trù khác nhau, nhưng có mối quan hệ biện chứngvới nhau theo cặp phạm trù: "Nguyên nhân - kết quả" Cũng là một trong cáccăn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, nhưng các căn cứ như: hợp đồng dân sự;hành vi dân sự đơn phương; chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sảnkhông có căn cứ pháp luật; thực hiện công việc không có ủy quyền, thì sựphân biệt giữa nghĩa vụ dân sự và TNDS, trong đó có trách nhiệm bồi thường
là rõ ràng Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng có "khoảngcách", vi phạm nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu TNDS Đối với căn cứ "gâythiệt hại do hành vi trái pháp luật", thì khi làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, thìđồng thời làm phát sinh trách nhiệm dân sự (TNBTTH) Nếu xét về mặt lýluận cũng như căn cứ vào các quy định tại các điều 13, 286, 308 và 310BLDS thì chúng ta phải phân tích như trên Tuy nhiên, việc phân biệt nàychỉ là tương đối mà thôi Thực tiễn chứng minh rằng gây thiệt hại do hành
vi trái pháp luật, thì có trách nhiệm phải bồi thường Dường như Chương VPhần thứ ba của BLDS cũng quy định theo hướng này Có thể thấy rằng vềphương diện lý luận, có sự mâu thuẫn giữa các quy định trong Chương I vàChương V Phần thứ ba của BLDS Tuy nhiên, sự phân tích, kết luận trên chỉ
có ý nghĩa về mặt lý luận
Hiểu chung nhất về khái niệm TNBTTH ngoài hợp đồng chúng ta cầnxuất phát từ các quy định của BLDS cũng như thực tiễn cuộc sống Với mongmuốn đó, chúng tôi đưa ra khái niệm TNBTTH ngoài hợp đồng như sau:
Trang 18TNBTTH ngoài hợp đồng là một loại TNDS bao gồm TNBTTH về vật chất và TNBTTH về tinh thần được phát sinh khi người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại.
1.1.2.2 Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy về các căn cứ làm phát sinh TNBTTHngoài hợp đồng còn có nhiều ý kiến khác nhau Theo pháp luật dân sự củanước Cộng hòa Pháp, để xem xét TNBTTH của một người có hành vi tráipháp luật gây thiệt hại thì phải căn cứ vào ba điều kiện: có thiệt hại; xuấthiện một sự kiện; mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện Ngườigây thiệt hại phải BTTH, nếu có đầy đủ cả ba điều kiện này
Theo Luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì đểlàm phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng phải có đủ bốn điều kiện: phải cóhành vi vi phạm pháp luật; phải có lỗi của người có hành vi vi phạm phápluật; phải có thiệt hại xảy ra, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi viphạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 quy định về sự tổn hại trái vụ hay lànhững "dân sự phạm" cùng "bán dân sự phạm" (theo tác giả thực chất làTNBTTH ngoài hợp đồng) chỉ quy định "Người nào gây ra thiệt hại đến aibởi lỗi của mình thì người đó buộc phải đền sự thiệt hại ấy" (Điều 712 -Dân luật Bắc Kỳ - 1931) Theo quan điểm này chỉ cần xác định ba điềukiện: thiệt hại, lỗi và quan hệ nhân quả Ở đây, hành vi chỉ quy định là gâythiệt hại, không quy định bắt buộc là hành vi gây thiệt hại phải là hành vitrái pháp luật
Trang 19Trong sách "Dân luật tu trị" - xuất bản tại Sài Gòn 1961 - tác giảPhan Văn Thiết đã đưa ra năm điều kiện phát sinh trách nhiệm về sự làmthiệt hại cho người khác (Dân luật tu trị dựa trên nền tảng của dân luật Nam
Kỳ 1931) Năm điều kiện đó là: lỗi, sự thiệt hại, sự liên quan giữa thiệt hại
và lỗi, sự bắt chịu trách nhiệm, xác định lỗi của người bị thiệt hại Ba điềukiện đầu cũng giống như luật của chúng ta hiện nay, tuy nhiên ở mức độhiểu sơ sài hơn Điều kiện thứ tư nói rằng nếu tự do làm mới phải chịutrách nhiệm, còn nếu là ngẫu nhiên hay bất khả kháng thì không phát sinhtrách nhiệm Điều kiện thứ năm nói rằng chỉ có trách nhiệm bồi thường nếungười bị thiệt hại không có lỗi hoặc lỗi nhẹ
Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 chỉ xác định có ba điều kiện: sự tồn tại,lỗi, tương quan nhân quả
Lại có quan điểm cho rằng đã gây thiệt hại thì phải bồi thường Yếu
tố hành vi trái pháp luật không được đề cập đến
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành thì căn cứ làm phát sinhTNDS nói chung cũng như TNBTTH ngoài hợp đồng nói riêng bao gồmBTTH ngoài hợp đồng và sẽ được phân tích sâu trong Chương II của luận
án Bốn điều kiện (bốn yếu tố): có hành vi trái pháp luật; có thiệt hại xảyra; có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái phápluật và thiệt hại xảy ra Bốn điều kiện (bốn yếu tố) này chính là cơ sở pháp
lý của trách nhiệm
Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ, đó là trong những trường hợpthiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì người chủ sở hữu phươngtiện hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng vẫn phải chịutrách nhiệm bồi thường dù rằng họ không có lỗi, trừ các trường hợp dopháp luật quy định (Điều 627 BLDS)
Trang 20Phân tích "khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng"trong giáo trình Luật dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội thì TNBTTHngoài hợp đồng trong Chương V Phần thứ ba BLDS phát sinh chủ yếu dohành vi vi phạm đến các quyền tuyệt đối của các chủ thể khác, có nghĩa làTNBTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh từ hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.
Xác định căn cứ phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng như vậy theochúng tôi là chưa đủ Theo quy định tại Điều 13 BLDS thì căn cứ xác lậpquyền và nghĩa vụ dân sự bao gồm: Giao dịch dân sự hợp pháp; quyết địnhcủa Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; sự kiện pháp lý theoquy định của pháp luật; sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng thuộc quyền
sở hữu trí tuệ; chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành
vi trái pháp luật; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sửdụng tài sản, được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật; các căn cứ khác
do pháp luật quy định Theo chúng tôi, trong các căn cứ nêu trên, ngoài căn
cứ "Giao dịch dân sự hợp pháp", thì tất cả các căn cứ khác có thể sẽ làmphát sinh nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng và nếu vi phạm sẽ làm phát sinhTNBTTH ngoài hợp đồng
Ngoài các quy định về TNBTTH ngoài hợp đồng do hành vi viphạm các quy định của pháp luật gây thiệt hại tại chương V Phần thứ baBLDS, còn có các quy định về nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinhkhông từ các hành vi vi phạm pháp luật bao gồm các trường hợp:
- Người phát hiện vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sởhữu được trở thành chủ sở hữu nếu là động sản, được hưởng khoản tiềnthưởng nếu là bất động sản (Điều 274);
- Người tìm thấy vật bị chôn dấu, bị chìm đắm được hưởng khoảntiền thưởng nếu vật tìm thấy là cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa; được hưởng
Trang 2150% giá trị của vật, nếu vật tìm thấy không phải là cổ vật, di tích lịch sử,văn hóa (Điều 248).
- Người nhặt được vật bị đánh rơi, bỏ quên được trở thành chủ sởhữu nếu vật đó có giá trị nhỏ; được hưởng 50% giá trị của vật nếu vật cógiá trị lớn; được hưởng một khoản tiền thưởng nếu vật bị đánh rơi, bỏ quên
là cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa (Điều 249)
- Người bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc được thanh toán tiềncông nuôi, giữ và các chi phí khác, được hưởng một nửa số gia súc sinh rahoặc toàn bộ hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải BTTH nếu cố ý làm chếtgia súc gia cầm (Điều 250 và Điều 251)
- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu (Điều 259);
- Tài sản bị trưng mua, bị tịch thu (Điều 261 và Điều 262)
Trong tất cả các trường hợp nêu trên giữa các chủ thể không tồn tạinghĩa vụ trước khi xảy ra sự kiện; do vậy, có thể xem đây chính là nghĩa vụdân sự ngoài hợp đồng Khi có sự vi phạm các nghĩa vụ này sẽ phát sinhTNDS ngoài hợp đồng, trong đó có TNBTTH ngoài hợp đồng
1.1.2.3 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Trong các hình thức của TNDS, thì có thể kết luận rằng TNBTTH(bao gồm TNBTTH ngoài hợp đồng và TNBTTH trong hợp đồng) là hìnhthức chủ yếu nhất Tuy cùng là TNBTTH, nhưng giữa TNBTTH ngoài hợpđồng và TNBTTH trong hợp đồng có sự khác nhau cơ bản về bản chấtcũng như nội dung Việc phân biệt hai dạng của TNBTTH cũng như việcxác định mối quan hệ giữa chúng là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận vàthực tiễn
Đối với TNBTTH trong hợp đồng, thì khi hợp đồng được giao kết,các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết thỏa thuận trong hợp
Trang 22đồng Việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, khôngđầy đủ là sự vi phạm hợp đồng Sự vi phạm này dẫn đến không đáp ứngyêu cầu của bên kia, gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại phi vật chất Tráchnhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng là TNDS phát sinh trong trườnghợp một bên do không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cácđiều khoản đã tự nguyện cam kết trong hợp đồng mà gây thiệt hại cho bênkia và phải bồi thường Các bên có thỏa thuận trước trong hợp đồng về cácbiện pháp cưỡng chế, mức bồi thường, mức phạt hoặc các biện pháp bảođảm thực hiện việc BTTH do vi phạm hợp đồng gây ra, có nghĩa làTNBTTH này cũng đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi tráipháp luật và gây thiệt hại, có nghĩa là phát sinh dưới sự tác động trực tiếpcủa các quy phạm pháp luật, không có sự thỏa thuận trước của các chủ thể
Sự thỏa thuận chỉ có thể có sau khi đã phát sinh TNBTTH
Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng,sức khỏe, tài sản cho người khác thì người thực hiện hành vi đó phải chịutrách nhiệm pháp lý về hành vi của mình Hành vi đó có thể bị xử lý theopháp luật hành chính nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hànhchính bảo vệ; có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự nếu có đủ yếu tố cấuthành tội phạm; có thể chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật dân
sự Tuy nhiên, trong mọi trường hợp nếu hành vi đó gây thiệt hại thì ngườithực hiện hành vi đó, phải chịu trách nhiệm bồi thường dù rằng họ đã phảichịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự Hậu quả bất lợi làviệc người gây thiệt hại buộc phải dùng tài sản của mình để bồi thường, bùđắp những tổn thất mà mình đã gây ra cho người khác Mức độ bồi thườngđến đâu phải căn cứ vào khối lượng của sự thiệt hại Nếu mức độ tổn thấtcàng lớn thì giá trị bồi thường càng nhiều
Trang 23Xuất phát từ cơ sở phát sinh như đã phân tích trên, TNBTTH ngoàihợp đồng và TNBTTH do vi phạm hợp đồng có một số điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, trong TNBTTH do vi phạm hợp đồng, hai bên có thể dự
liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại mà mức bồi thường,phương thức thực hiện việc bồi thường, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bồi thường
Điều 401 BLDS quy định các bên có thể thỏa thuận trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng khi giao kết hợp đồng vì trước thời điểm phát sinh tráchnhiệm, giữa các bên chủ thể đã tồn tại một quan hệ pháp luật hợp pháp, cácbên đã biết rõ về quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình Sự thỏa thuận dựatrên sự tiên liệu những thiệt hại có thể xảy ra khi vi phạm hợp đồng, tùytheo mức độ mà xác định trách nhiệm Thực tế các bên có thể thỏa thuận vềphạt vi phạm hợp đồng, ngay cả khi không cần có thiệt hại xảy ra, nếu mộttrong các bên có vi phạm các điều khoản mà họ đã tự nguyện thỏa thuận vàcam kết thực hiện Do đó, nếu có phát sinh trách nhiệm bồi thường thì chỉbồi thường những thiệt hại có thể tiên liệu được hoặc do có sự thỏa thuậntrước của các bên TNBTTH ngoài hợp đồng không thể có đặc điểm này.Trách nhiệm của bên gây thiệt hại là phải bồi thường toàn bộ, cả thiệt hạitrực tiếp và thiệt hại gián tiếp Hai bên chỉ có thể đặt ra vấn đề thỏa thuậnkhi có thiệt hại, xác định rõ bên gây thiệt hại và bên thiệt hại, lỗi của cácbên
Thứ hai, trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ chỉ
liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao kết hợp đồng họ có thỏa thuận trước
về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới Trong TNBTTH ngoài hợp đồng,nhiều người cùng gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quyđịnh cụ thể của pháp luật dân sự
Trang 24Thứ ba, về lỗi: trách nhiệm do vi phạm hợp đồng phát sinh cả khi
do lỗi của người khác, nhưng phải được chứng minh cụ thể, chính xác Còntrong TNBTTH ngoài hợp đồng, người có hành vi vi phạm có thể chịutrách nhiệm cả khi không có lỗi nếu pháp luật quy định Chẳng hạn, trongtrường hợp thiệt hại do súc vật nuôi gây ra người chủ sở hữu và ngườitrông coi chỉ không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu người bị thiệt hạihoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình Chủ sở hữu
là người được hưởng lợi ích từ việc nuôi con vật đó; nên suy đoán tráchnhiệm bồi thường thuộc về họ
Quan niệm của một số luật gia Sài Gòn cũ cho rằng có thể phân biệt sự khác nhau về mức độ lỗi Họ cho rằng trong trách nhiệm khế ước (TNBTTH do vi phạm hợp đồng) người ta chỉ theo tính chất mức độtrầm trọng của lỗi mà phân biệt thành lỗi nặng, lỗi nhẹ và rất nhẹ, nhiều khi con nợ chỉ phải chịu trách nhiệm về lỗi nặng mà thôi Còn trách nhiệmbán dân sự phạm (TNBTTH ngoài hợp đồng) tất cả mọi lỗi đều phát sinhtrách nhiệm
Thứ tư, về thời điểm phát sinh TNBTTH.
Trong BTTH do vi phạm hợp đồng, thời điểm xác định nghĩa vụ vàthời điểm xác định trách nhiệm bồi thường là khác nhau Thời điểm xácđịnh nghĩa vụ là lúc các bên giao kết hợp đồng TNBTTH chỉ phát sinh nếu
có vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ mà gây thiệt hại Điều đó có nghĩa làthiệt hại xảy ra chỉ là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồithường Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng thời điểm xác định nghĩa vụ vàphát sinh trách nhiệm bồi thường dường như xuất hiện đồng thời Như vậythiệt hại xảy ra vừa là điều kiện xác định nghĩa vụ bồi thường, vừa là điềukiện xác định TNBTTH
Trong cả hai hình thức, khi có thiệt hại xảy ra bên gây thiệt hại đều cóTNBTTH Tuy nhiên, đối với BTTH ngoài hợp đồng thì việc thực hiện đầy
Trang 25đủ nghĩa vụ thông thường làm chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên, cònđối với BTTH do vi phạm hợp đồng gây thiệt hại không là căn cứ làm chấmdứt quan hệ nghĩa vụ đó - nghĩa là phải BTTH, đồng thời vẫn phải tiếp tụcthực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra, giữa TNBTTH ngoài hợp đồng và TNBTTH do vi phạmhợp đồng còn có một số điểm khác biệt như: trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng chỉ là phát sinh nghĩa vụ BTTH, không có hình thức phạt viphạm; mức bồi thường theo nghĩa vụ ngoài hợp đồng chỉ bằng hoặc thấp hơnthiệt hại xảy ra, không thể cao hơn như trường hợp bồi thường do vi phạmhợp đồng
Như vậy dựa theo sự phân biệt với TNBTTH do vi phạm hợp đồng
có thể hiểu "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách
nhiệm phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm
vi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng".
1.1.3 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
1.1.3.1 Khái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ
Theo quy định tại Mục 3 Chương V Phần thứ ba của BLDS thì mộttrong những trường hợp cụ thể của TNBTTH ngoài hợp đồng, đó làTNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 627) Vậy nguồn nguyhiểm cao độ bao gồm những đối tượng nào? Nghiên cứu pháp luật của cácnước khác nhau, chúng tôi thấy việc quy định về nguồn nguy hiểm cao độcũng khác nhau
Theo Điều 437 BLDS và thương mại Thái Lan, thì nguồn nguyhiểm cao độ là "bất cứ sự vận chuyển nào được kéo, đẩy bằng máy móc,
Trang 26những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành
cơ khí của chúng" [14, tr 115]
Luật dân sự Nhật Bản quy định: "Các nhà máy chế tạo, nơi khaithác khoáng sản dễ gây cháy, nổ, độc hại, phương tiện GTVT cơ giới lànguồn nguy hiểm cao độ"
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có mộtkhái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ, mà chỉ quy định các đốitượng nào được coi là nguồn nguy hiểm cao độ - cụ thể là "nguồn nguyhiểm cao độ bao gồm phương tiện GTVT cơ giới, hệ thống tải điện, nhàmáy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chấtphóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quyđịnh" (Điều 627 khoản 1, đoạn 1 BLDS)
Theo các quy định nêu trên về nguồn nguy hiểm cao độ của phápluật một số nước cũng như trong BLDS của nước ta cho phép có thể hiểukhái quát nguồn nguy hiểm cao độ chính là những đối tượng mà khi sửdụng, bảo quản, cất giữ, trông coi tiềm ẩn sự nguy hiểm, sự rủi ro cao độđối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người Tính nguy hiểm củanguồn nguy hiểm cao độ tồn tại trong tính chất, đặc điểm lý, hóa, trong yêucầu kỹ thuật và các điều kiện an toàn khi sử dụng các đối tượng đó Cónhững loại đối tượng rất dễ nhận ra tính nguy hiểm cao độ của chúng,chẳng hạn như thú dữ, chất độc, chất dễ cháy Tuy nhiên, trong nhiềutrường hợp khác cần phải có các tiêu chuẩn chung để xác định một đốitượng có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không Theo chúng tôi cáctiêu chuẩn đó bao gồm:
- Hoạt động của các đối tượng mang tính chất nguy hiểm cao độcho mọi người xung quanh thường là những hoạt động hợp pháp, chỉ khinguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mới bị coi là bất hợp pháp Các đối
Trang 27tượng được quy định là nguồn nguy hiểm cao độ nêu trên phần lớn thuộcnhiều loại kỹ thuật, lĩnh vực khác nhau như phương tiện giao thông cơ giới,nhà máy công nghiệp đang hoạt động, hệ thống tải điện, chất độc Vấn đềkhông phải tất cả các phương tiện kỹ thuật khi sử dụng đều mang tính chấtnguy hiểm cao độ mà chỉ những hoạt động mang tính cơ giới hoặc nhữngđối tượng khác có đặc tính lý, hóa điển hình.
- Hoạt động của đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ chongười xung quanh được thể hiện trong việc sử dụng chúng, con ngườikhông thể giám sát được một cách chặt chẽ và toàn diện Điều này được thểhiện trong việc con người chỉ bảo đảm được sự giám sát cần thiết nhờnhững biện pháp kỹ thuật an toàn Tuy nhiên, những biện pháp kỹ thuật antoàn thường lại lạc hậu hơn, không đồng bộ với kỹ thuật chung hay khôngtính toán hết được các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.Chính vì vậy, việc sử dụng kỹ thuật chung bao hàm tính chất nguy hiểmcủa việc bất ngờ xảy ra thiệt hại
Từ sự phân tích trên đây, chúng tôi có khái niệm về nguồn nguy hiểm
cao độ như sau: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm những động vật hoặc
bất động vật mà khi trông giữ, vận hành chúng hoặc cho chúng hoạt động thì
có thể gây nguy hiểm cao độ đối với tính mạng, sức khỏe của con người, cũng như có thể gây thiệt lớn đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân
1.1.3.2 Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ
Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định phươngtiện GTVT cơ giới nói chung và phương tiện GTVT cơ giới đường bộ nóiriêng là nguồn nguy hiểm cao độ Theo quy định tại Điều 627 BLDS củanước ta thì phương tiện GTVT cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ Điều đó
Trang 28có nghĩa là phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao
độ, bởi nó là một trong những loại phương tiện GTVT cơ giới nói chung.Theo chúng tôi, phương tiện GTVT cơ giới đường bộ có những đặc điểmriêng hết sức phức tạp sau:
- Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là một loại tư liệu lao độnghoạt động được nhờ động cơ, có giá trị sử dụng cao và được sử dụng phổbiến trong lĩnh vực vận tải - một ngành sản xuất vật chất đặc thù chiếm một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Đồng thời là một loại phươngtiện giao thông chủ yếu đáp ứng nhu cầu đi lại của con người Khi sử dụngphương tiện GTVT cơ giới đường bộ đòi hỏi các điều kiện về người sửdụng, điều kiện an toàn kỹ thuật
- Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là một loại phương tiện khicho chúng vận hành, hoạt động thì có thể gây nguy hiểm cao độ; cụ thể là
có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe cho những người xungquanh cũng như có thể gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tổ chức,
cá nhân Theo số liệu thống kê trong năm 1999 đã xảy ra 21.746 vụTNGTĐB làm chết 6.460 người, bị thương 24.779 người, thiệt hại tài sảntrị giá hàng chục tỷ đồng (Phụ lục 3)
- Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là một loại tài sản có sốlượng lớn, đa dạng về chủng loại, có giá trị và mang tính xã hội cao, là đốitượng thường được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp, bảođảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà trong đó có cả việc thi hành nghĩa
vụ BTTH Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn quốc cókhoảng trên 6 triệu xe ôtô, xe máy các loại, mỗi năm tăng khoảng 10 đến12% (chưa tính số xe nhập lậu, không có đăng ký )
Trang 29Mặc dù có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng đến nay vẫnchưa có một khái niệm hoàn chỉnh về phương tiện vận tải cơ giới đườngbộ.
Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giaothông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29-5-1995 củaChính phủ quy định phương tiện cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động giaothông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó
Thông tư số 03 ngày 24-7-1995 của Bộ Công an hướng dẫn việcđăng ký, cấp biển số các loại phương tiện cơ giới đường bộ quy định nhữngloại phương tiện cơ giới đường bộ phải đăng ký tại cơ quan Công an mớichỉ ra những loại phương tiện phải đăng ký và không phải đăng ký TheoThông tư này thì đối tượng phải đăng ký tại cơ quan Cảnh sát giao thông làcác loại phương tiện cơ giới hoạt động trên đường bộ, dùng vào mục đíchđáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển, trừ những xe, máy phục vụ thi côngtrên đường bộ và nông nghiệp, các loại xe dùng vào mục đích quân sự của
cơ quan quân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 627 BLDS, phương tiện GTVT cơgiới là nguồn nguy hiểm cao độ Theo tinh thần của quy định này phươngtiện GTVT cơ giới bao gồm các phương tiện cơ giới hoạt động trên đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không dùng vào hoạt động giaothông đi lại của con người và vận chuyển hàng hóa
Các quy định trên có sự khác nhau trong việc sử dụng các thuật ngữ
để chỉ phương tiện cơ giới hoạt động trên đường bộ Trong Nghị định số36/CP ngày 29-5-1995 dùng thuật ngữ "phương tiện cơ giới đường bộ".Trong Thông tư số 03-TT/BNV ngày 24-7-1995, cách dùng thuật ngữkhông thống nhất: khi quy định đối tượng phải đăng ký thì dùng thuật ngữ
"các loại phương tiện cơ giới đường bộ", khi quy định đối tượng không
Trang 30phải đăng ký thì lại dùng thuật ngữ "những phương tiện giao thông đườngbộ" BLDS không có thuật ngữ cụ thể để chỉ phương tiện cơ giới đường bộnhưng xuất phát từ Điều 627 quy định "phương tiện GTVT cơ giới" lànguồn nguy hiểm cao độ, thì phương tiện cơ giới đường bộ được gọi mộtcách đầy đủ là "phương tiện GTVT cơ giới đường bộ".
Qua đối tượng phải đăng ký là "phương tiện cơ giới đường bộ" quyđịnh trong Thông tư số 03 ngày 24-7-1995 và nguồn nguy hiểm cao độ là
"phương tiện GTVT cơ giới (đường bộ)" trong BLDS, theo chúng tôi thựcchất hai thuật ngữ này đều dùng để chỉ các loại phương tiện chuyển độngđược nhờ động cơ, hoạt động được thông qua sự điều khiển của con ngườitrên đường bộ phục vụ cho việc đi lại của nhân dân (hoạt động giao thông)
và vận chuyển hàng hóa (hoạt động vận tải) Theo quan điểm của chúngtôi, cách dùng thuật ngữ "phương tiện GTVT cơ giới đường bộ" sẽ xác địnhđược đầy đủ và rõ ràng đối tượng, mục đích, phạm vi hoạt động của loạiphương tiện này
Xuất phát từ đặc điểm, tính chất đa dạng, phức tạp như đã nêu trên,nên cần thiết phải có một chế độ pháp lý để điều chỉnh đối với loại phươngtiện này
Theo quy định của Điều 174, BLDS: "Những tài sản mà pháp luậtquy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì phải được đăng ký" nên việc quyđịnh phương tiện GTVT cơ giới đường bộ phải đăng ký là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệquyền sở hữu hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi an toàn để chủ sở hữuthực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự một cách tự do, đúng pháp luật;khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu tư mua phương tiện hoặc đưacác phương tiện hiện có vào kinh doanh nhằm thu lợi, góp phần giải quyếtviệc làm cho người lao động, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển
Trang 31"Đăng ký", dưới góc độ chung nhất là việc cơ quan có thẩm quyềnchính thức ghi vào văn bản những thông tin cần thiết một sự kiện là cơ sởphát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp lý nhất định; là bằngchứng công nhận sự bắt đầu, tồn tại hoặc chấm dứt một sự kiện, hiệntượng Như vậy, có thể hiểu "đăng ký" là một sự kiện pháp lý Đối vớiphương tiện GTVT cơ giới đường bộ khi "đăng ký" đồng thời với việc xáclập quyền sở hữu cũng đã dự liệu việc phát sinh TNDS và những bất lợi vềtài sản mà chủ sở hữu phương tiện phải gánh chịu trong quá trình sử dụngphương tiện là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tai nạn Đây cũng chính là
cơ sở để xác định chủ thể của TNBTTH khi tai nạn xảy ra Việc xác địnhtrách nhiệm và chỉ ra nguy cơ bất lợi về tài sản góp phần phòng ngừa tainạn
Hiện nay mới chỉ có quy định đăng ký phương tiện cơ giới đường
bộ thuộc thẩm quyền của Bộ Công an
Điều 6 Nghị định số 36/CP ngày 29-5-1995 về bảo đảm, giữ gìn trật
tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị quyđịnh Bộ Công an có thẩm quyền tổ chức đăng ký và cấp biển số các loạiphương tiện giao thông cơ giới đường bộ, kể cả phương tiện cơ giới củacác doanh nghiệp kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, trừ phương tiện dùng vàomục đích quân sự Căn cứ quy định trên, Bộ Công an ban hành Thông tư số
03 ngày 24-7-1995 hướng dẫn việc đăng ký cấp biển số các loại phươngtiện cơ giới đường bộ Việc đăng ký các loại phương tiện cơ giới khôngthuộc thẩm quyền của Bộ Công an giao cho các ngành chức năng khác
Một số vấn đề cần làm sáng tỏ là:
- Đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ thuộc thẩm quyền của Bộcông an có bao hàm đăng ký quyền sở hữu tài sản, hay chỉ đơn thuần là
Trang 32một biện pháp hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự antoàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa tội phạm?
- Ngoài các phương tiện phải đăng ký như quy định hiện nay, thìcác loại phương tiện cơ giới thi công trên đường bộ, phương tiện GTVT cơgiới hoạt động trên đường giao thông nông thôn và một số phương tiệnGTVT cơ giới đường bộ do quân đội quản lý có phải đăng ký không?
Thiết bị chuyên dùng thi công trên đường bộ hiện nay ngày càngphát triển về số lượng, chủng loại, đa tác dụng Hoạt động thi công đường
bộ được mở rộng và phát triển nhanh về tốc độ, luôn luôn gắn liền với cáchoạt động giao thông khác, ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn chung.Trong sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay, cáchoạt động giao thông nông thôn đòi hỏi phát triển ở trình độ cao hơn Đường
xá được xây dựng mới, nâng cấp với tốc độ nhanh do vậy các phương tiện xe,máy phục vụ nông nghiệp không chỉ đơn thuần hoạt động trên đồng ruộng,
mà còn được sử dụng đáp ứng các hoạt động GTVT khác; vì vậy, cần phải
có quy chế pháp lý điều chỉnh sự hoạt động của các loại phương tiện này
Cần phân biệt rõ các phương tiện GTVT cơ giới đường bộ theonghĩa chung nhất với các phương tiện cơ giới đặc chủng chuyên dùng vàolĩnh vực quân sự và là thiết bị quân sự Trước đây trong thời kỳ đất nước cóchiến tranh, vì bảo đảm bí mật quân sự và nhiệm vụ của thời chiến nên tất
cả mọi phương tiện GTVT cơ giới đường bộ của quân đội được giao choquân đội đảm nhiệm quản lý Nay đất nước trong thời bình cần phải nghiêncứu một cách nghiêm túc vấn đề này bảo đảm thống nhất chung
Qua sự phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm phương tiện
GTVT cơ giới đường bộ như sau:
"Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là các thiết bị chuyển động được trên đường bộ nhờ động cơ của chính nó và do con người điều khiển tuân theo những điều kiện an toàn, được dùng trong các hoạt động giao
Trang 33thông, vận tải, thi công đường bộ nhưng có thể gây nguy hiểm cao độ đối với tính mạng, sức khỏe của con người, cũng như có thể gây thiệt hại lớn đối với tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân"
Như vậy, phương tiện GTVT cơ giới đường bộ có đủ các điều kiện
của nguồn nguy hiểm cao độ và chúng ta có kết luận "phương tiện GTVT
cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ".
1.1.3.3 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
Như đã phân tích ở trên, phương tiện GTVT cơ giới đường bộ lànguồn nguy hiểm cao độ Khi vận hành chúng, đưa chúng vào hoạt độngtrên đường bộ thì có thể gây nguy hiểm cao độ cho tính mạng, sức khỏe củacon người cũng như có thể gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, của
tổ chức và cá nhân Phần lớn các vụ TNGTĐB là do nguồn nguy hiểm cao
độ này gây ra dưới tác động của hành vi của con người với lỗi cố ý hoặc vô
ý Ngoài ra, còn có các vụ TNGTĐB xảy ra do những nguyên nhân, điềukiện khác được phân tích trong mục 1.3 của chương này
BLDS quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,nhưng nói một cách chính xác thì bản thân nguồn nguy hiểm cao độ khôngbao giờ gây ra thiệt hại, nếu thiếu hành vi của con người tác động vàochúng (sử dụng, vận hành, bảo quản ) Các vụ TNGTĐB có thể xảy ra nếucon người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đườngbộ; có hành vi cản trở giao thông đường bộ; đưa vào sử dụng các phươngtiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; điều động hay giao chongười không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ;
do sự cố kỹ thuật mà gây ra TNGTĐB làm thiệt hại đến tính mạng, sứckhỏe của con người, làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, cánhân thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Trang 34Từ sự phân tích trên, chúng tôi có khái niệm TNBTTH trong các vụTNGTĐB như sau:
TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là một loại trách nhiệm dân sự mà phổ biến là TNBTTH ngoài hợp đồng gồm TNBTTH về vật chất và TNBTTH về tinh thần được phát sinh khi người nào có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc
cá nhân khác mà gây thiệt hại.
Trong luận án này, TNBTTH trong các vụ TNGTĐB được nghiêncứu là một loại TNBTTH ngoài hợp đồng
1.2 NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Nguyên tắc hiểu theo nghĩa chung nhất là các yêu cầu, chuẩn mực
cụ thể buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, những người có quyền, lợi íchliên quan phải tuân theo Về khía cạnh pháp lý, nguyên tắc là các tư tưởngpháp lý chỉ đạo có ý nghĩa bao trùm, xuyên suốt trong quá trình thực hiệnmột hoạt động pháp lý Nguyên tắc thể hiện tập trung những yêu cầu, đòihỏi của Nhà nước, của xã hội nói chung, được ghi nhận trong các văn bảnquy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành
BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB
là một vấn đề phức tạp Yêu cầu đặt ra là giải quyết đúng đắn các yêu cầubồi thường, bảo vệ kịp thời quyền lợi của bên thiệt hại, bảo đảm trật tựcông bằng xã hội nói chung Trong quá trình giải quyết BTTH trong các vụTNGTĐB cần tuân thủ các nguyên tắc giải quyết BTTH ngoài hợp đồngđược quy định tại Điều 610 BLDS Cụ thể là:
"1 Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên cóthể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng
Trang 35hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác.
2 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi
vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dàicủa mình
3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bịthiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quannhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường"
Các nguyên tắc nêu trên thể hiện sự công bằng, hợp lý của pháp luậtdân sự Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức hoặc pháp nhân khi quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm Đồngthời chúng cũng thể hiện sự công bằng từ phía người gây thiệt hại; đó là họchỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với mức độ lỗi, trongtrường hợp do lỗi vô ý mà mức bồi thường quá lớn, ảnh hưởng đến khảnăng kinh tế trước mắt cũng như lâu dài, thì có thể được giảm mức bồithường Tôn trọng và tuân thủ triệt để các nguyên tắc bồi thường sẽ bảođảm việc giải quyết đúng đắn, kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích chính đángcủa cá nhân của toàn xã hội và có ý nghĩa giáo dục ý thức tuân thủ, tôntrọng pháp luật góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội
1.2.1 Bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời
Hầu hết pháp luật dân sự các nước bằng hình thức này hay hìnhthức khác đều quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại nhằm bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại khi có hành vi trái pháp luậtxâm phạm gây thiệt hại
Khoản 1- Điều 610 BLDS ghi nhận nguyên tắc BTTH như sau:
"Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời"
Trang 36Đây là nguyên tắc đặc trưng của TNBTTH, xuyên suốt trong cả quátrình xem xét, giải quyết vấn đề BTTH.
Theo Từ điển Tiếng Việt "bồi thường" là việc đền bù những thiệthại mà mình phải chịu trách nhiệm; "toàn bộ" là tất cả các phần, bộ phậncủa một chỉnh thể
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, BTTH là: "Hình thứcTNDS nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quảbằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần chobên bị thiệt hại" [40, tr 30]
TNBTTH là nhằm mục đích khôi phục lại quyền và lợi ích hợppháp bị xâm hại, bảo hộ quyền của mỗi công dân, bảo đảm tính công bằnggiữa các bên nói riêng và đối với toàn xã hội Khi một người có hành vi tráipháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác phải
có nghĩa vụ bồi thường sự thiệt hại đó nhằm bù đắp tổn thất về tính mạng,sức khỏe, khắc phục những thiệt hại về mặt tài sản giúp người bị thiệt hại
và gia đình họ khắc phục hậu quả xấu về tính mạng, sức khỏe, tài sản, khôiphục lại các quyền và lợi ích bị xâm phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu
- tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại
Thiệt hại đó có thể là thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe và
có thể là thiệt hại về mặt tinh thần Thiệt hại được tính giá trị bằng tiền gồmtài sản bị hủy hoại, hư hỏng; tiền chi phí thuốc men, đi lại; mai táng phí,tiền "bù đắp tổn thất về mặt tinh thần" (Điều 613 BLDS) Việc ấn định mứcBTTH nói chung là theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồithường bấy nhiêu tức là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại Thiệt hại sẽkhông được chấp nhận nếu những chi phí đó là không phù hợp với thực tế
và tính toán thiệt hại theo sự suy diễn chủ quan
Về nguyên tắc, việc bồi thường phải là sự tái lập nguyên trạng tàisản của người bị thiệt hại như không có thiệt hại nào xảy đến Nhưng mức
Trang 37độ lỗi sẽ là cơ sở của sự tăng, giảm mức BTTH, do vậy người gây thiệt hạiphải bồi thường toàn bộ thiệt hại trong các trường hợp:
- Khi người gây thiệt hại có hành vi cố ý Đây là trường hợp gâythiệt hại có chủ ý gây ra thiệt hại, tức là đã chủ động thực hiện hành vi gâythiệt hại và mong muốn thiệt hại đó xảy ra Về nguyên tắc người có hành vigây thiệt hại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hành vi đó Không đặt
ra trường hợp miễn giảm mức BTTH với lỗi cố ý Do đó, người gây thiệthại với lỗi cố ý, khi mà mức độ thiệt hại có thể lớn hơn khả năng kinh tếcủa người đó, thì người đó cũng không được giảm mức bồi thường (trừtrường hợp do các bên thỏa thuận)
- Khi người gây thiệt hại có lỗi vô ý mà thiệt hại không quá lớn sovới khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ
Việc bồi thường toàn bộ có ý nghĩa khôi phục lại tình trạng ban đầunhư trước khi thiệt hại xảy ra, nên BTTH phải kịp thời, nhất là trong cáctrường hợp thiệt hại về tính mạng, sức khỏe Tính kịp thời ở đây là sự xácđịnh về mặt thời gian kể từ khi gây ra thiệt hại Xác định thế nào là "kịpthời" là hết sức cần thiết "Kịp thời" có thể hiểu là một cách đúng lúc,không chậm trễ
Thiệt hại xảy ra trong thực tế rất đa dạng, khó có thể quy định cụthể việc bồi thường như thế nào là kịp thời cho từng trường hợp cụ thể,nhưng cần thiết phải có các căn cứ để xác định tính kịp thời Các căn cứ đó
có thể là người gây thiệt hại trên cơ sở xác định mức độ thiệt hại phải cónhững hành vi khôi phục lại nguyên trạng tài sản, quyền và lợi ích củangười bị thiệt hại một cách mau chóng để đem lại sự bình thường ổn địnhcho người bị thiệt hại một cách sớm nhất Cũng có thể sự kịp thời dựa vào
sự đề nghị của người bị thiệt hại về thời điểm thực hiện việc bồi thường
Việc quy định nguyên tắc bồi thường kịp thời để nhằm khắc phụcthiệt hại một cách nhanh chóng, ngăn chặn sự dây dưa, không chịu thực
Trang 38hiện nghĩa vụ của người gây thiệt hại Đồng thời cũng tránh khuynh hướnglợi dụng nguyên tắc này để thương mại hóa việc bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời là nguyên tắc chủ đạo, đápứng đúng mục đích và yêu cầu bảo đảm sự công bằng của việc BTTH Ápdụng nguyên tắc này, cần tính đến các yếu tố có ảnh hưởng đến việc bồithường Quy định thế nào là tính kịp thời, cơ sở của việc xác định tính kịpthời hết sức cần thiết Cần phải có văn bản quy định, giải thích nguyên tắcnày một cách cụ thể để có thể hiểu được điều luật và áp dụng thống nhất.Tuy nhiên, theo chúng tôi, tính kịp thời thể hiện ở chỗ gây ra thiệt hại phảibồi thường ngay hoặc là khi có điều kiện bồi thường thì phải thực hiện việcbồi thường ngay
1.2.2 Căn cứ vào hình thức lỗi và mức độ lỗi
BTTH là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thểpháp luật dân sự khi có sự xâm phạm gây thiệt hại Do tính chất của quan
hệ dân sự, việc BTTH chủ yếu căn cứ vào thiệt hại xảy ra, nên dù cố ý hay
vô ý gây thiệt hại cho người khác thì đều phải bồi thường Lỗi mặc dù làmột điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, nhưng hình thức lỗi khôngmang ý nghĩa quyết định trong việc xác định trách nhiệm bồi thường vàtrong một số trường hợp cụ thể pháp luật quy định "phải bồi thường thiệthại cả khi không có lỗi" (Điều 627 BLDS) Nhưng việc xác định lỗi của cácbên lại có ý nghĩa là cơ sở quan trọng để ấn định mức bồi thường và xácđịnh việc người gây thiệt phải bồi thường hay không phải bồi thường.Trong trường hợp thiệt hại xảy ra là do lỗi hỗn hợp, người bị thiệt hại cũng
có lỗi thì người gây thiệt hại chỉ phải chịu BTTH tương ứng với phần lỗicủa mình gây ra Trường hợp hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thìngười gây thiệt hại không phải bồi thường "Khi người bị thiệt hại cũng cólỗi trong việc gây ra thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường
Trang 39phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn
1.2.3 Tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận
Đặc trưng cơ bản trong giao lưu dân sự là trên cơ sở tự do ý chí.Các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự do cam kết, thỏathuận Mọi thỏa thuận không trái pháp luật đều được tôn trọng "Bảo đảmquyền tự định đoạt của đương sự" cũng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật
tố tụng dân sự Vì vậy, trong TNBTTH: "Các bên có thể thỏa thuận về mứcbồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiệnmột công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác" (khoản 1 Điều 610 - BLDS)
Nguyên tắc này hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện và sự thỏathuận của hai bên Đây là một trong những quyền cơ bản của các đương sựtrong quan hệ dân sự Trước đây trong Thông tư số 173/UBTP ngày 23-3-
1972, cũng quy định về vấn đề này nhưng sự thỏa thuận của các bên đương
sự chỉ là cơ sở, là căn cứ giúp cho Tòa án nhân dân quyết định mức BTTH.Theo quy định tại BLDS thì sự thỏa thuận của các bên đương sự về mứcBTTH được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý Các bên đương sự hoàntoàn được quyền thỏa thuận mức BTTH
1.2.4 Mức bồi thường phù hợp với thực tế
Trang 40Đây là một nguyên tắc mới của TNBTTH được ghi nhận tại khoản
3 Điều 610 BLDS "Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thìngười bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường"
Theo quy định này cả hai bên gây thiệt hại và bị thiệt hại có quyềnyêu cần thay đổi mức bồi thường cho phù hợp với thực tế nhằm bảo đảm sựcông bằng, hợp lý cho cả hai phía trong quá trình thực hiện phán quyết củaTòa án về TNBTTH Sự không phù hợp có thể là không phù hợp về thờihạn bồi thường, về khả năng bồi thường, về mức độ bồi thường do tác độngcủa giá cả thị trường
Nguyên tắc thay đổi mức BTTH chỉ thực hiện trong trường hợp bồithường theo định kỳ mà không được đặt ra trong trường hợp BTTH toàn bộmột lần Căn cứ vào tính chất của thiệt hại xảy ra mà xác định bồi thườngthực hiện định kỳ theo thời hạn hoặc bồi thường toàn bộ một lần Nếu việcbồi thường một lần đã thực hiện xong có nghĩa là nghĩa vụ bồi thường đãchấm dứt, như vậy sẽ không phát sinh và không được đặt ra việc yêu cầuthay đổi mức bồi thường đối với các trường hợp bồi thường toàn bộ mộtlần
Yêu cầu thay đổi mức bồi thường đặt ra trong quá trình thực hiệnquyết định của Tòa án về người phải bồi thường, người được bồi thường,mức bồi thường, thời hạn thực hiện khi có những yếu tố khách quan tácđộng đến làm thay đổi các cơ sở của trách nhiệm bồi thường không còn đáp
ứng được mục đích của trách nhiệm bồi thường là khôi phục tình trạng ban đầu, làm ảnh hưởng đến khả năng bồi thường, khiến cho việc bồithường cần có sự thay đổi cho phù hợp để bảo đảm quyền lợi cho cả haiphía thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác xem xét để ấn định lại mức