Một phần vì giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ mới dừng lại ở những nhận xét chung chung " chưa uốn nắn những hành vi mà các em đã mắc phải..” mà
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em từ 6 đến 11 tuổi, các em bắt đầu hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt của mình Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp 1.Bởi lẽ, chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học với hệ thống hành vi đạo đức được qui định
Do đó, việc giáo dục đạo đức cho cho học sinh ngay từ khi các em học lớp Một là điều quan trọng và hết sức cần thiết
Thực tế cho thấy đạo đức của học sinh tiểu học trong nhà trường chưa được coi là đúng chuẩn mực, hành vi mà nguyên nhân của nó thì rất đa dạng
Do lớp Một là lớp đầu cấp các em rất bỡ ngỡ với môi trường học tập và càng khó khăn hơn khi tiếp thu và ghi nhớ các hành vi, chuẩn mực của đạo đức Mặt khác
do hiếu động thiếu tính kiên trì dẫn đến sự sai lệch về hành vi đạo đức của các em
Một phần vì giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ mới dừng lại ở những nhận xét chung chung " chưa uốn nắn những hành vi mà các em đã mắc phải ” mà chưa chỉ ra được cái đúng, cái chưa đúng, chưa định hướng cho học sinh sửa chữa một cách hợp lí
Ngoài ra do giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc các hành vi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh có sự sai lệnh về hành vi đạo đức
Về phía phụ huynh đa số kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn nên tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất, thời gian tranh thủ được để giáo dục đạo đức cho các em thì bị chi phối
Vì vậy thời gian học tập trên lớp, phải làm sao để các em ghi nhớ được những
kỹ năng, hành vi mà giáo viên đã hướng dẫn, đó là những điều mà các giáo viên dạy môn đạo đức phải băn khoăn, trăn trở
Đã hai năm tôi dạy môn đạo đức khối Một, tôi tự rút ra được một số kinh nghiệm để giáo dục đạo đức học sinh lớp 1 , xin trình bày cùng các bạn đồng nghiệp
để các bạn trao đổi nhằm tìm ra những biện pháp hay nhất góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một nói riêng và các lớp khác cho học sinh trong nhà trường nói chung
Chính vì vậy nên tôi quyết định chọn đề tài
“Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1”
Trang 2II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận
1.1 Vai trò của việc hình thành các hành vi đạo đức cho học sinh.
Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học có vai trò rất quan trọng vì : Giúp học sinh nắm được những điều sơ đẳng trong việc ứng xử hằng ngày như biết phân biệt được cái nào là hành vi tốt, hành vi xấu về mặt đạo đức Bước đầu nhận thức được hành vi tốt và xấu trong những mối quan hệ đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh…
1.2 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1
- Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đó
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lưa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái xấu
2 Cơ sở thực tiễn :
2.1 Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa thực hiện đúng hành vi đạo đức a.Nguyên nhân chủ quan:
-Về phía giáo viên.
Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động của các
em, nhất là đối với các em học sinh lớp 1 Sau khi đến trường, vào lớp học các em rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, bạn bè và các thầy cô giáo khác Chính vì vậy nên giáo viên cần giúp đỡ các em hoà đồng vào mối quan hệ đó Nhưng trong thực tế, mỗi khi các em mắc phải các hành vi đạo đức sai, giáo viên thường không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao mà cứ cho rằng em đó làm như vậy là sai mà không
có biện pháp giáo dục nhẹ nhàng để nhắc nhở các em, ngược lại giáo viên chỉ áp đặt cái sai mà học sinh đã gây ra
- Về phía học sinh
Như chúng ta đã biết trẻ em không phải có ngay hành vi đạo đức, cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em do nhiều yếu tố chi phối Đặc biệt gia đình là
“cái nôi văn hoá” góp phần lớn vào việc hoàn thiện hành vi đạo đức của các em.Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạo đức không hay, những lời nói không tốt ngay trước mặt các em Mà ở lứa tuổi các em lại nhảy cảm những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, các em không biết những điều các em bắt chước là không hay
b.Nguyên nhân khách quan:
Trang 3-Về phia gia đình:
Như chúng ta đã biết gia đình là thành phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức của các em nhưng thật ra có nhiều bật phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục hành vi đaọ đức cho các em, hơn nữa nhiều gia đình khi giao tiếp thông thường với bạn bè dùng những lời chưa hay hoặc có lối sống không lành mạnh từ đó mà trẻ nhìn thấy sẽ làm theo, khi trẻ bước vào nhà trường đã có thoái quen và cách sống theo gia đình trước đó cho nên việc giáo dục hành vi đạo đức cho các em con trở ngại
-Về phía xã hội, nơi các em đang sống.
Ta đã biết rằng trẻ em lớn lên, hình thành và phát triển tâm lí chính bằng các hoạt động phong phú đa dạng của các em Ngoài học tập ở nhà trường, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng còn sống và vui chơi với nhiều mối quan
hệ trong làng xóm, tiếp xúc nhiều phương tiện thông tin đại chúng tạo nên nhiều yếu
tố chi phối và phát triển hành vi đạo đức của các em chưa thực sự đúng Trong đó, các bậc phụ huynh, những người xung quanh, các đoàn thể chưa nhắc nhở chỉnh đốn các em kịp thời về những hành vi đạo đức mà các em mắc phải
2.2/Những khó khăn của học sinh khi thực hiện hành vi đạo đức.
Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp 1, các em chưa phân biệt được những việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu mà chưa có
sự dìu dắt, nhắc nhở của gia đình
Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về hành vi đúng, sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện tốt các hành vi đạo đức
3/ Biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các hành vi đạo đức.
Từ những thực tế trên, tôi đưa ra những biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 như sau:
3.1/ Từ phía giáo viên.
Muốn giáo dục học sinh thực hiện những hành vi đạo đức đúng chuẩn mực, người giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở lớp 1 nói riêng và ở trường tiểu học nói chung
Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo từ hành vi,tác phong cử chỉ và lời nói
Người giáo viên phải giáo dục học sinh trong tất cả các môn học mà các em được học trong các tiết học trên lớp và ngoại khoá
Giáo viên thường xuyên cho học sinh thực hành các hành vi đạo đức theo chuẩn để hình thành thói quen cho các em
Giáo viên thường xuyên tạo ra các tình huống để các em có thể sử dụng những hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được để ứng xử nhằm củng cố những kiến thức về chuẩn hành vi đạo đức mà các em đã lĩnh hội được thông qua các bài học và các mối quan hệ xã hội
Trang 4Giáo viên cần tổ chức những hoạt động thích hợp, thuận lợi để các em có thể
tự phát hiện tri thức đạo đức mới, tự vận dụng bài học để liên hệ thực tế, tùy điều kiện thực tế của địa phương và khả năng của các em
Ví dụ 1 : Giáo dục học sinh về hành vi đạo đức thông qua môn Đạo đức có trong các bài như: “Gia đình em”- rèn luyện các hành vi đạo đức cho các em là khi nhận quà phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn ; xin phép bà đi chơi ; chào bà, chào mẹ khi đi học về,…
Ví dụ 2: Trong môn Tự nhiên xã hội có bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”- giáo dục học sinh biết cách đi, đứng, ngồi đúng tư thế, …
Ngoài ra trong các môn Toán, Tiếng việt, Nghệ thuật,… thì giáo viên cần giáo dục các em phải có tính cẩn thận, kiên trì,…
Giáo dục hành vi đạo đức hằng ngày cho học sinh, giáo viên đưa ra câu hỏi, tình huống để giáo dục các em
Ví dụ 3 : Tập vở, đồ dùng học tập của bạn, em lấy nghịch điều đó là đúng hay sai ?
3.2/Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh.
- Nhà trường có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với công việc hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu rõ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 nói riêng để các bậc phụ huynh thấy được sự cần thiết phải giáo dục các hành vi đạo đức cho các em, từ đó có sự kết hợp với nhà trường mà cụ thể là giáo viên chủ nhiệm
- Ban giám hiệu nhà trường phải là người cố vấn tin cậy giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hạnh phúc gia đình là mọi người trong gia đình phải biết cùng nhau chăm lo đến việc học hành của con em
Ví dụ : Cha mẹ theo dõi, quan tâm sát sao đến các nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái, không nên nuông chiều, đáp ứng những nhu cầu không chính đáng của con em mình, cần giải thích cho con em mình hiểu những đòi hỏi đó là không tốt
- Giúp đỡ, động viên con cái học tập, xây dựng nền nếp, thói quen tốt như : giờ nào việc ấy, học hành, vui chơi, giải trí có điều độ, không a dua các tật xấu
3.3/Kết hợp giữa nhà trường và xã hội trong giáo dục.
- Giáo viên cần phối hợp với các đoàn thể xã hội để góp phần cho các hoạt động ở nhà trường, ở lớp như giúp đỡ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn cả về vật chất và tinh thần, từ đó động viên khuyến khích các em cùng nhau tích cực trong học tập và cả trong việc thực hiện các hành vi đạo đức tốt
3.4/ Kết hợp lồng ghép với các môn học khác:
Giáo dục đạo đức có khả năng hình thành được ở học sinh những hành vi đạo đức một cách thường xuyên, có hệ thống
Để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh, môn đạo đức định hướng việc tích hợp việc giáo dục đạo đức qua việc dạy học những môn học khác nhau ở tiểu học
Trang 5Ví dụ 1: bài đạo đức “ Em và các bạn ” ( lớp 1) cĩ thể định hướng cho giáo viên lựa chọn những bài tốn cĩ lời văn, cĩ nội dung về sự chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ những bạn bè với nhau ( mơn tốn )…
Qua mơn đạo đức, cĩ thể tổ chức những hoạt động mang tính chất liên mơn
Ví dụ 2: khi dạy học bài đạo đức trên, giáo viên cĩ thể tổ chức cho mỗi học sinh vẽ một bức tranh về hành động, việc làm mà các em muốn, sẵn sàng thực hiện
để giúp đỡ bạn, dành cho bạn ( mơn Mĩ thuật ), hay cho các em hát những bài hát về tình cảm bạn bè ( mơn Âm nhạc )
Ngồi ra, mơn đạo đức củng cĩ mối quan hệ mật thiết với việc tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp ở trường tiểu học – nĩ định hướng, làm cơ sở cho những hoạt động giáo dục khác nhau
Ví dụ 3 : bài đạo đức “ Giữ gìn trường lớp sạch đẹp” định hướng cho việc tổ chức những hoạt động như lao động, trực nhật lớp, lao động vệ sinh sân trường, chăm sĩc cây xanh… hằng ngày, hằng tuần
Việc tích hợp giáo dục đạo đức qua các mơn học, việc tổ chức những hoạt động ngồi giờ lên lớp như vậy vừa củng cố, khắc sâu, mở rộng kết quả dạy học mơn đạo đức, vừa làm phong phú các mơn học, làm cho hoạt động của các em được thực hiện một cách tự giác hơn
III/KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Trong năm học 2009 – 2010 nhà trường phân công tôi trực tiếp dạy môn đạo đức khối 1 năm học 2009 – 2010 cho nên qua việc áp dụng đề tài này vào khối
1 do tơi giảng dạy, tơi nhận thấy đa số học sinh trong khối cĩ tất cả 78 em đã thực hiện tốt các hành vi đạo đức Trong khối lớp1 khơng cịn cĩ tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức
- Kết quả đánh giá về mặt thực hiện đạo đức của học sinh trong khối 1 ở học
kì I : 100% học sinh trong lớp thực hiện đầy đủ, khơng cĩ trường hợp nào vi phạm
về hành vi đạo đức
Trên đây là những kinh nghiệm của tơi trong quá trinh nghiên cứu tơi xin chia
sẻ với quý bạn.Mong được sự đĩng gĩp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn và áp dụng cĩ hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh
Ngày 12 tháng 10 năm 2010 Người viết đề tài
Hồ Văn Cảnh
Trang 6PHIẾU NHẬN XÉT XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
-Tác giả : Hồ Văn Cảnh
Kết quả phổ biến ứng dụng Kết quả phổ biến ứng dụng
Khánh Bình Đơng, ngày tháng năm 2010 Khánh Bình Đơng, ngày tháng năm 2010
PHỊNG GIÁO DỤC HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
Đặc vấn đề
Biện pháp
Kết quả phổ biến ứng dụng
Tính khoa học
Tính sáng tạo
TRƯỞNG PHỊNG
……… Ngày tháng năm 2010