Nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khầu là một trong các chương trình phát triển kinh tếxã hội quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh An Giang trong thời gian tới.
v TÓM TẮT Nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khầu là một trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh An Giang trong thời gian tới. Vì vậy mục tiêu của đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện canh tác đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo.để tăng sức cạnh tranh xuấ t khẩu gạo trên thị trường thế giới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose trên các giống lúa cao sản ở tỉnh An Giang như OM 2517, OM 2705, OM 2717, OM 2718, OM 4495, OM 3536, OM 1490, AS 996, IR 64 và OMCS 2000. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA (rapid rural appraisal) về hiện trạng sản xuất và kỹ thuật canh tác lúa của nông dân; phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng nghiên cứu ảnh hưởng của đ iều kiện canh tác đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo gồm thí nghiệm tính ổn định tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của các giống lúa cao sản, thí nghiệm liều lượng bón phân (đạm, lân và kali), thí nghiệm nước tưới, thí nghiệm thời gian thu hoạch, thí nghiệm biện pháp phơi và sấy lúa. Tỉ lệ bạc bụng đánh giá theo thang điểm IRRI; hàm lượng amylose được đo trên máy so màu Jenway-6015 của Anh theo phương pháp c ủa Sadavisam và Manikam, đánh giá theo thang điểm IRRI Xử lý số liệu với các chương trình phần mềm như MSTATC, MINITAB phân tích phương sai, hệ số biến động, hệ số tương quan; phân tích tương tác chỉ số ổn định, chỉ số thích nghi của giống lúa theo mô hình Eberhart và Russel; phân tích ảnh hưởng chính có tính chất bổ sung và tương tác đa phương theo mô hình AMMI và phân tích di truyền tính trạng số lượng theo Hayman. Kết quả điều nghiên cứu đề tài cho thấy đầ u tư kỹ thuật canh tác lúa của nông dân thay đổi và thường cao hơn mức khuyến cáo; tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của hạt gạo có nhiều biến động ở các địa điểm canh tác khác nhau. Tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo ảnh hưởng bởi yếu tố giống và môi trường; trong đó, yếu tố di truyền là chủ yếu; nhóm giống lúa ổn định và thích vi nghi rộng như OM 4495, OM 3536 và IR 64; nhóm giống thích nghi với điều kiện môi trường kém thuận lợi như OM 1490 và AS 996 và nhóm giống thích nghi với điều kiện môi trường thuận lợi gồm như OM 2517, OM 2705 và OM 2717. Phân lân và kali có ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo, trong khi phân đạm (thí nghiệm ở mức độ 80-100 kg N/ha) có ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc bụng nhưng không ảnh hưởng đế n hàm lượng amylose. Công thức phân có tỉ lệ bạc bụng thấp, hàm lượng amylose thấp và ổn định đối với từng loại đất gồm 80- 60-60 (loại đất Typic Fluvaquents), 100-60-60 (Typic Humaquepts), 100-60-30 (Sulfidic Humaquept), và 100-90-30 (Typic Sulfaquepts). Phương pháp tưới nước ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa có ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo; các nghiệm thức tưới ngập giai đoạn 30-40 này sau khi gieo (nskg), tưới ngập ở giai đ oạn 60-70 nskg và tưới ngập ở giai đoạn 80-90 nskg có tỉ lệ bạc bụng hạt gạo thấp, hàm lượng amylose thấp và ổn định. Thời gian thu hoạch của cây lúa có ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo; các nghiệm thức thời gian thu hoạch 25-28 ngày sau khi trổ có tỉ lệ bạc bụng thấp, hàm lượng amylose thấp và ổn định. Làm khô hạt lúa bằng các biện pháp ph ơi và sấy lúa không ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo. Kết quả này đưa ra những khuyến cáo có cơ sở khoa học cho việc chọn giống lúa có tính ổn định về tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose đối với điều kiện từng vùng sản xuất khác nhau; cải tiến, điều chỉnh các biện pháp kỹ thụât canh tác để gi ảm tỉ lệ bạc bụng và giảm hàm lượng amylose góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam