PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở TỈNH LẠNG SƠN
Trang 1Trường đại học nông nghiệp I
-
Nguyễn Văn Chung
Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi bò thịt
Trang 2Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Trần Văn Đức
2 PGS.TS Đỗ Thị Ngμ Thanh
Người phản biện thứ nhất: GS.TSKH Lê Du Phong
Người phản biện thứ hai: PGS.TS Nguyễn Đình Long
Người phản biện thứ ba: PGS.TS Hoμng Kim Giao
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
Trường Đại học Nông nghiệp I
Vào hồi 8 giờ 30, ngày 26 tháng 01 năm 2007
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm thông tin – Thư viện Trường ĐHNNI
Trang 31 Nguyễn Văn Chung (2004) "Chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn", Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn – Số 12/2004
2 Trần Văn Đức, Nguyễn Văn Chung (2005) "Định hướng và giải pháp phát
triển đàn bò thịt tỉnh Lạng Sơn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Số1/2005
3 Nguyễn Văn Chung (2005) "Cỏ và chế biến cỏ để phát triển đàn bò thịt ở
Lạng Sơn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Số11/2005
Trang 4mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thịt bò là loại thịt đỏ giầu dinh dưỡng, là loại thực phẩm được ưa chuộng và sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Bò thịt dễ chăm sóc và nuôi dưỡng, thích nghi trong các điều kiện môi trường chăn nuôi khác nhau.Thức ăn chủ yếu của bò là các loại cỏ và các sản phẩm phụ của trồng trọt, nguồn thức ăn cho bò có ở mọi nơi trên trái đất
Nước ta là nước nông nghiệp, việc phát triển chăn nuôi bò thịt có ý nghĩa quan trọng, làm tăng sản phẩm xã hội trên cơ sở khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, đất đai, tiền vốn), tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xoá
đói giảm nghèo trong nông thôn Chăn nuôi bò thịt phát huy được các tiềm năng sẵn
có cùng các lợi thế so sánh của vùng trung du miền núi, làm đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của vùng phát triển toàn diện và bền vững Trong những năm qua chăn nuôi bò thịt ở nước ta có tốc độ tăng trưởng chậm, năng suất sản phẩm thấp, chăn nuôi phân tán với quy mô nhỏ và mang tính chăn nuôi truyền thống trên cơ sở khai thác tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính, đầu tư thâm canh cho chăn nuôi bò thịt hạn chế, chăn nuôi bò thịt ở nước ta chưa hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá tập trung
Lạng Sơn là tỉnh nông lâm nghiệp thuộc miền núi phía Bắc của Việt Nam, có các cửa khẩu thông thương với thị trường lớn Trung Quốc, đặc điểm địa hình thấp với 68% tổng diện tích đất tự nhiên là đồi núi đất yếu tố khí hậu thổ nhưỡng trong vùng tạo cho Lạng Sơn có thảm thực vật phong phú, bao gồm những đồi cỏ rộng lớn, những bụi cây và thảm cỏ xen kẽ trong những cánh rừng Những đặc điểm trên tạo cho Lạng Sơn có tiềm năng lớn và vị thế thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò thịt Tuy nhiên trong những năm qua, việc khai thác các nguồn tiềm năng trên cho phát triển chăn nuôi bò thịt chưa hiệu quả, tốc độ tăng trưởng đàn bò thấp (bình quân là 3,43%/năm)
và không đều qua các năm
Trang 5Trên thực tế chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn đang diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn? Có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển quy mô đàn và nâng cao chất lượng đàn bò thịt ở Lạng Sơn? Cần phải sử dụng những giải pháp kinh tế, kỹ thuật và cơ chế chính sách như thế nào để thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn trong những năm trước mắt, tạo cơ sở cho chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn phát triển ổn định? v.v
Nghiên cứu những vấn đề nêu trên có ý nghĩa quan trọng, giúp cho công tác định hướng phát triển sản xuất chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn, nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và điều kiện thuận lợi của tỉnh cho phát triển chăn nuôi bò thịt, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn"
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt
- Đánh giá đúng đắn thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững đàn bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề kinh tế phát triển sản xuất chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn với chủ thể là hộ nông dân
2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập tập trung từ năm 1999 đến năm
2004, các số liệu điều tra khảo sát được tiến hành qua 3 năm (từ năm 2001) và dùng phân tích chủ yếu vào năm 2003, các số liệu dự kiến cho giai đoạn 2006 – 2010
- Không gian: Các vấn đề nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn
- Nội dung: Phân tích những vấn đề kinh tế - kỹ thuật và tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt trong các hộ chăn nuôi, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
Trang 6chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
đàn bò thịt cả về quy mô và chất lượng ở vùng nghiên cứu
4 Kết cấu của luận án
Luận án được trình bầy trong 156 trang Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án
được chia thành 4 chương sau:
Chương I: Phát triển chăn nuôi bò thịt một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng sơn
Chương IV: Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn Luận án có 67 bảng số liệu và phụ bảng, 26 hình vẽ biểu đồ, đồ thị và ảnh minh hoạ, danh mục 80 tài liệu tham khảo
Chương I
phát triển Chăn nuôi bò thịt Một số vấn đề lý luận vμ thực tiễn 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Vị trí và đặc điểm của ngành chăn nuôi bò thịt
- Vị trí của ngành chăn nuôi bò thịt trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi bò thịt cung cấp thực phẩm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sống con người, hàng hoá xuất khẩu có giá trị và nguồn phân bón phục
vụ cho sản xuất trồng trọt Các sản phẩm chế tác từ da bò là những mặt hàng có chất lượng đáp ứng cho các nhu cầu người tiêu dùng
Phát triển chăn nuôi bò thịt tạo công ăn việc làm trong nông hộ, góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát huy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh của từng vùng kinh tế và làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, ổn định và vững chắc
- Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt
Ngoài các đặc điểm sinh học chung, chăn nuôi bò thịt còn có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sau: (1) Bò thịt là loại động vật ăn cỏ có khả năng thích ứng được với các điều kiện
đồng cỏ chăn thả khác nhau; (2) Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt không nhất thiết yêu
Trang 7cầu những điều kiện kỹ thuật cao, có thể chăn nuôi bò thịt theo các phương thức chăm sóc nuôi dưỡng với quy mô chăn nuôi khác nhau tuỳ theo năng lực của từng loại hình sản xuất, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của vùng chăn nuôi; (3) Chăn nuôi bò thịt có thể là quá trình chăn nuôi khép kín (từ chăn nuôi bò cái sinh sản
đến nuôi bê thịt) hoặc chăn nuôi không khép kín Thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt là cơ sở bảo đảm phát huy tối đa đặc tính di truyền của giống để
có năng suất cao và chất lượng thịt tốt; (4) Cơ cấu đàn bò thịt tuỳ theo hướng sản xuất, ý nghĩa kinh tế, điều kiện chăn nuôi Có thể chia đàn bò thành các nhóm trên 36 tháng tuổi (gồm cái sinh sản, đực giống), nhóm 25 đến 36 tháng tuổi (nhóm bò tơ), nhóm từ 13 đến
24 tháng tuổi (nhóm bò lỡ), nhóm dưới 12 tháng tuổi (bê cai sữa 7 đến 12 tháng; bê sữa
1 đến 6 tháng); (5) Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lượng thịt bò hơi thu được trong chu kỳ sản xuất (một năm), là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng; (6) Chăn nuôi bò thịt là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa; (7) Vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt lớn, thời gian thu hồi vốn chậm
1.1.2 Quan điểm về sự phát triển chăn nuôi bò thịt
- Quan điểm chung về sự phát triển và phát triển bền vững
Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là tăng nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về mặt cơ cấu và phân bố, kết hợp hài hòa và toàn diện các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, tính bền vững và bảo vệ môi trường Trong nông nghiệp, sự phát triển bền vững cần đạt được các yêu cầu là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp, vừa không làm giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai, vừa tăng năng suất và bảo vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, ổn định sự cân bằng
có lợi về môi trường
- Nội dung phát triển chăn nuôi bò thịt
Căn cứ vào những đặc điểm sinh học và đặc điểm sản xuất chăn nuôi bò thịt, ứng dụng vào lý thuyết về sự phát triển và phát triển bền vững trong nông nghiệp thì sự phát triển chăn nuôi bò thịt vừa theo quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của
Trang 8động vật, đồng thời chịu sự tác động của con người Nội dung sự phát triển chăn nuôi
bò thịt được thể hiện về mặt số lượng và chất lượng
+ Về mặt số lượng, sự phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm: Quy mô đàn bò thịt tăng lên ở một khu vực hay trong một quốc gia; sản lượng thịt bò thu được của toàn đàn trong chu kỳ chăn nuôi; giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt; cơ cấu đàn
+ Về mặt chất lượng sự phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm: Chất lượng đàn bò thịt được cải tạo; khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả; hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt; tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi bò thịt; phát triển chăn nuôi bò thịt phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, giữ gìn môi trường sinh thái + Trong chăn nuôi bò thịt, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về
số lượng và ngược lại
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt
Sản xuất chăn nuôi bò thịt chịu ảnh hưởng của (1) Các yếu tố tự nhiên (khí hậu thời tiết, đất đai, nguồn nước); (2) Các yếu tố kinh tế xã hội (thị trường, trình độ tổ chức sản suất và vai trò của kinh tế hộ, hệ thống khuyến nông, khoa học kỹ thuật và công nghệ, vốn đầu tư, lao động, giao thông và các cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, các chính sách quản lý của nhà nước); (3) Các yếu tố về kỹ thuật (chất lượng giống, công tác chăm sóc và nuôi dưỡng, phương thức chăn nuôi, yếu tố thức ăn, công tác thú y)
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chăn nuôi bò thịt trên thế giới
- Chăn nuôi bò thịt có ở hầu hết các quốc gia và châu lục trên thế giới (Biểu đồ 1) Trong những năm qua tốc độ phát triển đàn bò thịt thế giới bình quân là 0,53%/năm và không đều ở các châu lục, riêng châu Âu quy mô đàn bò giảm 2,66%/năm
- Phương thức chăn nuôi bò thịt ở các quốc gia khác nhau, những nước kinh tế phát triển chăn nuôi bò thịt ở trình độ khoa học kỹ thuật cao, những nước kinh tế chậm phát triển chăn nuôi bò thịt ở trình độ thấp, chủ yếu dựa vào tiềm năng về đồi cỏ để tăng quy mô đàn
Trang 91.316 1.319 1.325 1.333 1.345 1.348 1.358
230 229 229
223 224
215 209
471 468
468 460
455 456
460
447 456 459 466 468 472 480
139 141
143 147
151 156
165
37 36 36 37 38 38 38
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
4.062,9 3.899,7
4.127,7 4.063,6
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Biểu đồ 1 Biến động quy mô đàn bò thịt thế giới
- Sản lượng thịt bò hàng năm trên thế giới sản xuất ra đạt khoảng 58.449 triệu tấn, châu Mỹ 48,23%, châu Âu là 20,22%, châu á là 19,92%, còn lại là các khu vực và châu lục khác Số lượng bò thịt được giết mổ hàng năm trên thế giới trên 286 triệu con
1.2.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
- Đàn bò hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là bò thịt, đàn bò sữa chỉ chiếm tỷ lệ trên 1% trong tổng đàn Trong những năm qua, quy mô đàn bò ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng chậm (bình quân là 3,37%/năm) và không đều qua các năm Về cơ cấu giống có khoảng 80% trong tổng đàn là bò vàng địa phương, còn lại là bò lai và giống khác
Biểu đồ 2 Biến động quy mô đàn bò Việt Nam
- Thịt bò được tiêu thụ nhiều tại các thành phố, thị xã và các khu công nghiệp Giá thịt bò thường cao hơn các loại thực phẩm thông dụng khác và ít biến động giữa các tháng trong năm Thị trường thịt bò ở Việt Nam chưa có điều phối, việc lưu thông
Trang 10phân phối và marketing thịt bò giữa người chăn nuôi và người tiêu dùng được thực hiện bởi màng lưới những người thu gom, bán buôn và bán lẻ Thịt bò tiêu thụ trên thị trường là thịt thô mới qua công đoạn giết mổ
- Tổ chức chăn nuôi bò thịt hiện nay ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình
là chính Quy mô chăn nuôi nhỏ (54,4% hộ chăn nuôi có quy mô 1 con, 25,85% có quy mô 2 con, 15,69% quy mô 3 đến 5 con, 4,07% có quy mô từ 6 con trở lên) Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự do dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên và nguồn lao động nhàn rỗi Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt ở nước ta chưa gắn được với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ
1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Chăn nuôi bò thịt được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đã có nhiều kết quả nghiên cứu về bò thịt, các công trình nghiên cứu tập trung phần lớn vào lĩnh vực kỹ thuật (gồm lai tạo và chọn lọc giống, khảo nghiệm đánh giá chất lượng giống, giải pháp nâng cao khả năng sinh sản, công tác thú y phòng chống dịch bệnh, phát triển các cây thức ăn, chế biến nâng cao các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn) Cũng có những công trình nghiên cứu về giải pháp kinh tế tổ chức phát triển chăn nuôi
bò thịt, nhưng nhìn chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu có tính tổng hợp về kinh
tế - kỹ thuật nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi bò thịt ở nước ta
Chương II
đặc điểm địa bμn nghiên cứu
vμ Phương pháp nghiên cứu 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, diện tích
tự nhiên là 8.305,21km2 (có 14% là núi đá, 68% là núi đất), địa hình thấp nhưng có độ dốc lớn và chia cắt mạnh Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình là 21oC, lượng mưa bình quân là 1.383mm Đặc điểm trên tạo cho Lạng Sơn có những tiềm năng thuận lợi nhưng cũng có những ảnh hưởng hạn chế đến phát triển chăn nuôi bò thịt
2.1.2 Điều kiện kinh tế - x∙ hội
Trang 11Lạng Sơn có 11 huyện thị với 226 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Dân số là 731.820 gồm 30 dân tộc, trên 80% dân số sống ở nông thôn, 77,18% dân số sống bằng nông nghiệp
Sản xuất nông lâm nghiệp là ngành chủ đạo, có GDP chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm nội tỉnh hàng năm, mặc dù tỷ trọng GDP hàng năm giảm xuống, nhưng ngành nông lâm nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định (Bảng 1) GDP bình quân
đầu người ở Lạng Sơn thấp so với cả nước, đời sống của người dân Lạng Sơn còn khó khăn, đặc biệt với các xã vùng sâu vùng xa Sự phát triển sản xuất ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi, cùng thu nhập thấp của người dân có tác động đến phát triển chăn nuôi bò thịt
Bảng 1 GDP và cơ cấu GDP tỉnh Lạng Sơn (theo giá cố định 1994)
Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế (%) Năm
Giá trị GDP toàn tỉnh (tr.đồng) Nông, lâm nghiệp CN & XD TM & DV
2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập các số liệu liên quan phát triển ngành chăn nuôi bò ở Lạng Sơn, Việt Nam và thế giới, các kết quả nghiên cứu về chăn nuôi bò
2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu và thu thập tài liệu sơ cấp
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt các huyện trong tỉnh, chúng tôi chọn đại diện hai huyện Bình Gia và
Trang 12làm mẫu điều tra Qua điều tra tiến hành thu thập các số liệu về kết quả sản xuất chăn nuôi của hộ và các số liệu liên quan phục vụ cho nghiên cứu đề tài
2.2.3 Xử lý và phân tích số liệu
Các phương pháp sử dụng thực hiện đề tài gồm phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia chuyên khảo cho việc đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt trên thế giới, Việt Nam và Lạng Sơn, xác định yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp, đồng thời sử dụng mô hình phân tích hệ thống động (Dynamic System Analysis) dự báo chiều hướng phát triển đàn bò thịt ở Lạng Sơn trong những năm tương lai, giúp cho việc chọn lựa mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt phù hợp với thực trạng và tiểm năng của tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp kinh
tế - kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò thịt Mô hình có dạng: (Hình 1)
Hình 1 Mô hình phân tích hệ thống động
2.3 Các chỉ tiêu phân tích
Các chỉ tiêu phân tích gồm: chỉ tiêu phản ánh phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt
số lượng, chỉ tiêu phản ánh phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt chất lượng và chỉ tiêu
đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt
Chương III
Trang 13thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt
ở tỉnh Lạng sơn 3.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn
3.1.1 Tổng quát tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở Lạng Sơn
- Quy mô đàn bò thịt ở Lạng Sơn năm 2004 là 48.773 con (Biểu đồ 3) Những năm qua đàn bò toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng chậm và không đều, bình quân giai đoạn
1999 - 2004 là 3,43%/năm, huyện có đàn bò lớn là Bình Gia, Chi Lăng, Văn Quan, Đình
Lập
Biểu đồ 3 Biến động quy mô đàn bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn
- Cơ cấu đàn, số liệu điều tra (Bảng 2): nhóm trên 36 tháng tuổi chiếm 40,78% trong tổng đàn, 25 - 36 tháng tuổi 5,7%, 13 - 24 tháng tuổi 26,33%, 1- 12 tháng tuổi 27,19%
Bảng 2 Tổng hợp số liệu điều tra cơ cấu đàn bò năm 2003
Chia ra theo độ tuổi
Đơn vị điều tra Tổng số Trên 36
tháng tuổi
25 - 36 tháng tuổi
13 - 24 tháng tuổi
1 - 12 tháng tuổi