Việc nghiên cứu các chỉ số tăng trưởng như cân nặng, kích thước cơ thể của trẻ là rất cần thiết.. Đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về đặc điểm tăng trưởng của trẻ lứa tuổi m
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học trẻ emhọc
HÀ NỘI - 2015
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học trẻ em
Người hướng dẫn khoa học
Th.S Ngô Thị Hải Yến
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu trường Mầm non Đồng Tâm –Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, Tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Tâm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
ThS Ngô Thị Hải Yến Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, Tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Tâm
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
NỘI DUNG 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Khái quát về sự phát triển của trẻ 3 – 5 tuổi 3
1.2 Các chỉ số tăng trưởng của trẻ 3 – 5 tuổi 3
1.3 Tình hình nghiên cứu về các chỉ số hình thái của trẻ mầm non 5
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 Đối tượng nghiên cứu 8
2.2 Địa điểm nghiên cứu 8
2.3 Phương pháp nghiên cứu 8
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
3.1 Chiều cao đứng của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi 12
3.2 Cân nặng của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi 17
3.3 Vòng ngực của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi 22
3.4 Vòng đầu của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi 27
3.5 Chỉ số BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu 8
Bảng 2 2 Phân loại BMI đối với nam từ 3 – 5 tuổi 10
Bảng 2.3 Phân loại BMI đối với nữ từ 3 – 5 tuổi 11
Bảng 3.1 Chiều cao đứng của trẻ em nam……… 12
Bảng 3.2 Chiều cao đứng của trẻ em nữ 14
Bảng 3 3 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính 15
Bảng 3.4 Cân nặng của trẻ nam 17
Bảng 3.5 Cân nặng của trẻ em nữ 19
Bảng 3.6 Cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 20
Bảng 3.7 Vòng ngực trung bình của trẻ nam 22
Bảng 3 8 Vòng ngực trung bình của trẻ em nữ 24
Bảng 3 9 Vòng ngực trung bình của trẻ em theo tuổi và giới tính 25
Bảng 3.10 Vòng đầu của trẻ nam 27
Bảng 3.11 Vòng đầu của trẻ em nữ 29
Bảng 3.12 Vòng đầu của trẻ em theo tuổi và giới tính 30
Bảng 3.13 Chỉ số BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính 32
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em nam 13
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em nữ 14
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn chiều cao của trẻ em tuổi theo tuổi và giới tính 16
Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao của trẻ em 17
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện cân nặng của trẻ em nam 18
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện cân nặng của trẻ em nữ 19
Hình 3.7 Đồ thị biểu diễn cân nặng của trẻ em theo tuổi và giới tính 21
Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng của trẻ em 22
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện vòng ngực trung bình của trẻ em nam 23
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện vòng ngực trung bình của trẻ em nữ 25
Hình 3.11 Đồ thị biểu diễn vòng ngực của trung bình trẻ em 26
Hình 3.12 Đồ thị biểu diễn mức tăng vòng ngực trung bình của trẻ em 27
Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện vòng đầu của trẻ em nam 28
Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện vòng đầu của trẻ em nữ 29
Hình 3.15 Đồ thị biểu diễn vòng đầu của trẻ em theo tuổi và giới tính 31
Hình 3.16 Đồ thị biểu diễn mức tăng vòng đầu của trẻ em 32
Hình 3.17 Biểu đồ thể hiện chỉ số BMI của trẻ em theo tuổi và giới tính 34
Hình 3.18 Đồ thị biểu diễn mức giảm BMI của trẻ em 34
Trang 8có sự tổng kết trong một khoảng thời gian nhất định
Việc nghiên cứu các chỉ số tăng trưởng như cân nặng, kích thước cơ thể của trẻ là rất cần thiết Nó cung cấp dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ
em ở bậc học mầm non, cũng như tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ tương lai của đất nước một cách toàn diện nhất
Phường Đồng Tâm là một phường nằm ở rìa thành phố Vĩnh Yên, chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn Đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về đặc điểm tăng trưởng của trẻ lứa tuổi mầm non của phường để có thể dựa vào đó đề ra các biện pháp góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa bàn này
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
sự tăng trưởng của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi tại trường Mầm non Đồng Tâm – Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc”
Trang 92
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi tại Trường Mầm non Đồng Tâm – Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
- Một số kiến nghị về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đạt được có thể làm cơ sở để góp phần tìm hiểu, đánh giá đặc điểm tăng trưởng của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi của Trường Mầm non Đồng Tâm, từ đó có phương pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp
để trẻ em phát triển toàn diện
Trang 103
NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về sự phát triển của trẻ 3 – 5 tuổi
Mỗi giai đoạn phát triển của con người có những đặc điểm riêng về mặt cấu tạo và chức năng Chính các đặc điểm này là thước đo mức độ phát triển của cơ thể người [13]
Hiện nay có nhiều cách phân chia các thời kỳ phát triển cá thể của con người Các tác giả như Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan [10], Đức Minh và một số tác giả khác [14] chấp nhận cách phân chia của Viện Hàn Lâm sư phạm Liên Xô, vì nhận thấy cách phân chia này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của người Việt Nam và có thể ứng dụng trong hệ thống giáo dục trẻ
em Việt Nam Theo các tác giả, thì lứa tuổi mầm non gồm hai giai đoạn: giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi (giai đoạn tuổi thơ sớm hay tuổi vườn trẻ) và giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi (giai đoạn tuổi thơ đầu hay tuổi mẫu giáo)
Trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi có những đặc điểm phát triển thể lực riêng về tầm vóc, trọng lượng, kích thước cơ thể cùng với sự hoàn thiện của các cơ quan chức năng [16, 22]
Tóm lại, chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ em lứa tuổi này là phát triển và hoàn thiện [13]
1.2 Các chỉ số tăng trưởng của trẻ 3 – 5 tuổi
Để đánh giá sự tăng trưởng ở trẻ, người ta dùng các chỉ số khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn các chỉ số riêng Trong đó các chỉ số hay được lựa chọn là chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu Từ những chỉ số cơ bản này người ta có thể suy ra các chỉ số khác như chỉ số Pignet, BMI [13, 14, 17, 23]
Trang 114
Chiều cao đứng là một chỉ số tăng trưởng cơ bản nhất và được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu của “Nhân trắc học” Chiều cao của mỗi người được quyết định bởi đặc điểm di truyền, giới tính và ảnh hưởng của môi trường sống [1, 13, 15, 19]
Ở trẻ em mầm non, chiều cao phát triển nhanh, nhất là trong những năm đầu Chiều cao của trẻ mầm non tăng trung bình 7 cm/năm ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi và tăng trung bình 6 cm/năm từ 3 đến 6 tuổi Để theo dõi sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em, có thể áp dụng công thức tính gần đúng chiều cao trung bình cho trẻ trên 1 tuổi [2, 13, 21]
X= 75 + 5.n Trong đó: X – chiều cao đứng (cm); n – số tuổi(năm); 75 – chiều cao trẻ
1 năm; 5 – chiều cao tăng trung bình/năm
Cùng với chiều cao, cân nặng của cơ thể cũng được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của cơ thể Cân nặng của cơ thể ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn mà có liên quan chặt chẽ với điều kiện dinh dưỡng Trong ba năm đầu, trọng lượng cơ thể của trẻ tăng rất nhanh Từ 3 – 5 tuổi, trọng lượng cơ thể của các em tăng chậm hơn, tăng trung bình 1,5 kg/năm, tốc độ tăng tương đối đồng đều [2, 13]
Cân nặng của trẻ em trên một tuổi có thể tính gần đúng như sau:
X (kg) = 9 +1,5(n – 1) hay X= 9,5 +2(n – 1) Trong đó: X – cân nặng của trẻ trên một tuổi (kg); 9 – cân nặng của trẻ lúc một tuổi (kg); n – số tuổi của trẻ (năm)
Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em cũng là những chỉ số có ý nghĩa khi đánh giá sự phát triển cơ thể Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em đều tăng nhanh trong ba năm đầu và tăng chậm hơn ở giai đoạn 3 – 5 tuổi [2]
Trang 125
Từ các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực có thể tính được chỉ số Pignet và BMI BMI được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của cơ thể Từ chỉ số Pignet có thể đánh giá thể lực theo thang phân loại của Nguyễn Quang Tuyền và Cộng Sự [17, 19]
1.3 Tình hình nghiên cứu về các chỉ số tăng trưởng của trẻ mầm non
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1919, Rudolf Martin - nhà nhân trắc học người Đức là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua 2 tác phẩm nổi tiếng “Giáo trình nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê” Trong các công trình này, ông đã đề xuất một hệ thống các dụng cụ và phương pháp đo đạc các kích thước của cơ thể Từ đó đến nay, phương pháp Martin tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện [8]
Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn thiện thêm các đề xuất của ông cho phù hợp với từng nước [25]
Năm 1964, trong cuốn “Nhân trắc học”, F Vaneler Rael đã đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng thang phân loại thể lực của con người theo các chỉ số đánh giá thể lực [12]
Tại Hội nghị lần thứ bảy toàn Liên Xô về vấn đề sinh thái, sinh lý và hình thái lứa tuổi, B.A Nhikitic và V.P Tresov đã công bố sơ đồ phát triển cá thể sau khi sinh của con người Sơ đồ cho biết khá chi tiết về sự tăng tưởng phát triển của con người ở mỗi giai đoạn và đã được áp dụng rộng rãi trong nhân trắc học, giáo dục học, nhi khoa [12]
1.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trang 136
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu đầu tiên về thể lực con người
là của một số tác giả Mondiere (1875), Huard, Bogot (1938) và Đỗ Xuân Hợp (1943).Sau năm 1954, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý của người Việt Nam [4, 14]
Năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học của người Việt Nam” do Giáo sư
Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên được xuất bản [21] Đây là công trình đầu tiên nêu ra khá đầy đủ các thông số về thể lực người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, trong đó có lứa tuổi trẻ Mầm non Đây mới là các chỉ số sinh học của người miền Bắc song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các nghiên cứu sau này trên người Việt Nam Sau này cũng đã có một số chương trình nghiên cứu về các đặc điểm hình thể người Việt Nam [4, 9, 10]
Năm 1989, Vũ Thị Chín cũng đã tiến hành nghiên cứu “Chỉ số phát triển
sinh lý - tâm lý trẻ em từ 0 - 3 tuổi”và đã xây dựng được biểu đồ phát triển về
chiều cao, cân nặng của trẻ [3]
Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng đã đo 17 chỉ số hình thái (Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số pignet, ) của người Việt Nam từ 1-25 tuổi
ở một số vùng của Nghệ An và Hà Tĩnh Tác giả nhận xét rằng, sự phát triển chiều cao ở tất cả các độ tuổi của cư dân vùng Nghệ An có khí hậu vừa nóng khô vừa nóng ẩm so với cư dân đồng bằng Bắc Bộ không có thời kỳ nóng khô thấp hơn 0,5 cm – 4 cm, nhưng cân nặng lại tương đương, mức chênh lệch cao nhất cũng chỉ 0,5 kg Theo tác giả, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của con người Tác giả còn cho biết các chỉ số về kích thước có sự khác biệt giữa nam và nữ, ở các độ tuổi, các kích thước của nam đều lớn hơn nữ Tuy nhiên, cũng có một số giai đoạn nữ phát
Trang 1472 tháng tuổi, mức tăng chiều cao nhanh hơn so với mức tăng cân nặng [2] Năm 1998 – 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trên trẻ em Hà Nội từ 6-
17 tuổi tại quận Cầu Giấy – Hà Nội cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ em lớn hơn so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả từ những thập kỷ 80 trở về trước và so với trẻ em Thái Bình, Hà Tây cùng thời điểm nghiên cứu Điều này chứng tỏ rằng điều kiện sống đã có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của trẻ em [14]
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các chỉ số thể lực ở Việt Nam khá phong phú Ở trẻ em lứa tuổi mầm non, các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành về các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu hay chức năng của một số hệ cơ quan Các công trình nghiên cứu có ít nhiều khác nhau nhưng cùng xác định được hình thái thể lực phụ thuộc vào điều kiện sống Địa bàn nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và có sự biến đổi theo lứa tuổi, theo giới tính Việc nghiên cứu các chỉ số thể lực của trẻ mẫu giáo là cần thiết Nó góp phần xây dựng các chỉ số sinh học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu thể lực của trẻ em, đồng thời là dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường Trung học, Cao Đẳng, Đại Học sư phạm ngành mầm non và là dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ mầm non được tốt hơn
Trang 158
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các chỉ số tăng trưởng của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi của trường Mầm non Đồng Tâm thuộc thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc; gồm 3 nhóm với 3 độ tuổi khác nhau, từ 3 đến
5 tuổi
Tổng số trẻ tham gia nghiên cứu là 188 trẻ em, trong đó có 92 trẻ em nam và 96 trẻ em nữ Các trẻ có trạng thái tâm lý và sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh và bệnh mãn tính Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo tuổi và theo giới tính được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Trường Mầm non Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Các chỉ số được nghiên cứu
- Chiều cao đứng
- Cân nặng
- Vòng ngực trung bình
Trang 16Chiều cao đứng của trẻ được đo bằng thước đo polyme có vạch chia
độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo sản xuất Đo vào buổi sáng, khi đo thước dây căng thẳng
áp sát vào tường nhà, vuông góc với mặt đất nằm ngang, trẻ đi chân không, trẻ ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, quay lưng vào thước đo, hai gót chân áp sát nhau, hai tay bỏ thõng bên người, mắt nhìn thẳng,
đồng thời đảm bảo 4 điểm chẩm, lưng, mông, gót chạm vào thước đo 2.3.2.2 Cân nặng
Trẻ được cân bằng cân y học Trung Quốc có vạch chia đến 0,1 kg, đo
xa bữa ăn Khi đo, trẻ chỉ mặc quần áo mỏng, không mang giày dép, trẻ đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, hai gót chân chạm nhau Trước khi đo bất
kỳ trẻ nào cân đều được chỉnh để đảm bảo độ chính xác
2.3.2.3 Vòng ngực trung bình
Trẻ được đo ở tư thế đứng thẳng, chỉ mặc áo mỏng, thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất Thước dây không co dãn và có vạch chia độ chính xác đến 0,1 cm
Tiến hành đo khi hít vào gắng sức, sau đó lại đo khi thở ra gắng sức Lấy 2 kết quả đó cộng lại và chia cho 2 để có kết quả trung bình
2.3.2.4 Vòng đầu
Trẻ được đo bằng thước dây vòng quanh đầu, phía trước dây nằm trên cung lông mày, phía sau qua ụ chẩm để lấy kích thước tối đa Trẻ ở tư thế đứng thẳng Thước dây không co dãn và có vạch chia độ chính xác đến 0,1 cm
Trang 1710
2.3.2.5 Chỉ số BMI được tính bằng công thức
BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao đứng (m)]2
Đơn vị của chỉ số BMI là kg/m2
Chỉ số BMI đã được chia ra làm 4 cấp độ
BMI < bách phân vị thứ 5: Suy dinh dưỡng
BMI = bách phân vị thứ 5 – 85: Bình thường
BMI = bách phân vị thứ 85 – 95: Nguy cơ béo phì
BMI > bách phân vị thứ 95: Béo phì
Bảng 2 2 Phân loại BMI đối với nam từ 3 – 5 tuổi
Trang 18- Tính giá trị trung bình:
Trong đó: : giá trị trung bình
: giá trị thứ i của đại lƣợng X
n: số cá thể ở mẫu nghiên cứu
- Độ lệch chuẩn: SD = Với n ≥ 30
Trong đó: : giá trị trung bình
: đại lƣợng i của X SD: độ lệch chuẩn n: số cá thể ở mẫu nghiên cứu
Trang 1912
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Chiều cao đứng của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi
3.1.1 Chiều cao đứng của trẻ em nam
Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của trẻ em nam từ 3 – 5 tuổi Trường Mầm non Đồng Tâm được thể hiện qua bảng 3.1 và hình 3.1
Bảng 3.1 Chiều cao đứng của trẻ em nam
Tuổi n
Chiều cao đứng (cm) Số trẻ em có
chiều cao trong khoảng [ ±SD] (%)
(1)
Min (2)
và giai đoạn 4 – 5 tuổi là 6,56 cm/năm
Trang 2013
Mức độ khác nhau về chiều cao giữa trẻ em nam cao nhất với trẻ em nam thấp nhất trong cùng một độ tuổi khá lớn, thay đổi từ 18 cm lúc 3 tuổi đến 20 cm lúc 5 tuổi Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em nam có chiều cao nằm trong khoảng giá trị trung bình ở các lứa tuổi khá cao 71,81% Tỷ lệ này thấp nhất
là 66,67% lúc 3 tuổi và cao nhất 80,00% lúc 4 tuổi và lúc 5 tuổi là 68,75% Điều này cho thấy chiều cao đứng của trẻ em nam khá đồng đều
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của trẻ em nam
3.1.2 Chiều cao đứng của trẻ em nữ
Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của trẻ em nữ từ 3 – 5 tuổi Trường Mầm non Đồng Tâm được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.2
Trang 21(1)
Min (2) (1)-(2)
Trang 2215
Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chiều cao của trẻ em nữ tăng liên tục theo tuổi Chiều cao trung bình của trẻ em nữ lúc 3 tuổi là 93,94 ± 3,77 cm và lúc 5 tuổi là 106,84 ± 3,61 cm, tăng trung bình 6,45 cm/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao trung bình của trẻ em nữ không đều qua các năm Giai đoạn từ 3 đến 4
tuổi tăng 5,47 cm/năm và tăng 7,43 cm/năm ở giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi
Mức độ khác nhau về chiều cao giữa trẻ em nữ cao nhất với trẻ em nữ thấp nhất trong cùng một độ tuổi khá lớn, thay đổi từ 16 – 17 cm Tỉ lệ trẻ em nữ có chiều cao nằm trong khoảng giá trị trung bình ở các lứa tuổi là 72,92% Tỉ lệ này thấp nhất là 68,75% lúc 3,4 tuổi và cao nhất là 81,25% lúc 5 tuổi Nhƣ vậy, trẻ
em nữ lúc 5 tuổi có chiều cao đồng đều hơn so với các lứa tuổi còn lại
3.1.3 So sánh chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính
Kết quả so sánh chiều cao đứng của trẻ 3 – 5 tuổi theo tuổi và giới tính đƣợc thể hiện qua bảng 3.3, hình 3.3 và hình 3.4
Bảng 3 3 Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới tính
Trang 2316
Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, trong cùng một độ tuổi thì trẻ em nam luôn cao hơn trẻ em nữ, cụ thể là lúc 3 tuổi cao hơn 2,43 cm, lúc 4 tuổi cao hơn 2,09 cm, lúc 5 tuổi cao hơn 1,22 cm Sự khác biệt về chiều cao của trẻ
em theo giới tính thể hiện rõ lúc 3 tuổi và 4 tuổi (p<0,05), còn lúc 5 tuổi, mức chênh lệch này không đáng kể (p>0,05)
Tốc độ tăng chiều cao trung bình của trẻ em nữ lớn hơn tốc độ tăng chiều cao trung bình của trẻ em nam, tuy nhiên mức chênh lệch không nhiều Mỗi năm, chiều cao của trẻ em nữ tăng 6,45cm, chiều cao của trẻ em nam tăng 5,85 cm
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn chiều cao của trẻ em tuổi theo tuổi và giới tính
Trang 2417
Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao của trẻ em
3.2 Cân nặng của trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi
3.2.1 Cân nặng của trẻ em nam
Kết quả nghiên cứu cân nặng của trẻ nam 3 – 5 tuổi Trường Mầm non Đồng Tâm được thể hiện qua bảng 3.4 và hình 3.5
Bảng 3.4 Cân nặng của trẻ nam
Trang 253 đến 4 tuổi, mức tăng cân nặng trung bình của trẻ em nam là 0,89 kg/năm
Ở giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi, mức tăng cân nặng trung bình của trẻ em nam
là 2,06 kg/năm
Mức độ khác nhau về cân nặng giữa trẻ em nam nặng nhất với trẻ em nam nhẹ nhất trong cùng một độ tuổi khá lớn, thay đổi từ 8 kg lúc 3 tuổi đến 11,8 kg lúc 5 tuổi Tỉ lệ trẻ em nam có cân nặng nằm trong khoảng giá trị trung bình ở các lứa tuổi tương đối cao (73,83%), thấp nhất là 66,67% lúc 3 tuổi và cao nhất là 78,13% lúc 5 tuổi Như vậy, cân nặng của trẻ em nam lúc
5 tuổi đồng đều hơn so với các lứa tuổi khác
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện cân nặng của trẻ em nam
18.44
0 5 10 15 20
Cân nặng (kg)
Tuổi
Trang 26(1)
Min (2) (1)-(2)