Kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, việc thiết lập được các kênh phân phối phù hợp sẽ đảm bảo đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A Chuyên đề thực tập DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Giải thích 1 VPP Văn phòng phẩm 2 HĐQT Hội đồng quản trị 3 CBCNV Cán bộ công nhân viên 4 TSCĐ Tài sản cố định 5 BKS Ban kiểm soát Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 3 Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Công ty cổ phần Văn phòng phầm Hồng Hà là một trong những doanh nghiệp sản xuất văn phòng phầm hàng đầu Việt Nam. Tiền thân là Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà, trải qua nửa thế kỉ phát triển cùng đất nước, từ những năm tháng chiến tranh đến thời kì bao cấp, cũng như giai đoạn mở cửa thị trường, đổi mới cơ chế về kinh tế, công ty vẫn đứng vững và khẳng định được vị thế của mình cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Những sản phẩm mang thương hiệu Hồng Hà luôn là những người bạn đồng hành thân thiết với những thế hệ người Việt Nam như mực Cửu Long, Hồng Hà, bút Trường Sơn. Thăng Long . Đóng góp quan trọng vào việc đưa những sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng phải kể đến vai trò đắc lực của hệ thống kênh phân phối truyền thống. Bước vào thời kỳ cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các hình thức kênh phân phối truyền thống tuy vẫn khá phổ biến song bắt đầu bộc lộ những yếu điểm khó có thể cạnh tranh với các hình thức kênh phân phối hiện đại, đòi hỏi phài đổi mới với các công ty hiện đang sử dụng hệ thống kênh phân phối truyền thống. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà cũng là một trong những công ty như thế; Từ đó đặt ra yêu cầu đánh giá lại hoạt động của hệ thống kênh phân phối truyền thống từ đó đề xuất những thay đổi về phương thức quản lí cũng như cách thức phát triển hệ thống này cho phù hợp vớ giai đoạn hiện nay. Vì những lý do trên nên em xin được chọn đề tài: “ Phát triển kênh phân phối truyền thống công ty cổ phần văn phồng phẩm Hồng Hà ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi chuyên đề thực tập này, em chỉ xin phép được giới hạn trong việc phân tích thông qua các số liệu của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà giai đoạn 2005 - 2009. Bài viết của em bao gồm những phần chính sau đây: Chương I : Giới thiệu chung về công ty cổ phần văn VPP Hồng Hà Chương II : Phân tích thực trạng kênh phân phối của công ty cổ phần văn VPP Hồng Hà giai đoạn 2005 – 2009. Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 4 Chuyên đề thực tập Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần văn VPP Hồng Hà. Em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Kế Nghĩa cùng toàn thể các anh chị đang công tác công ty cổ phần văn VPP Hồng Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ kiến thức còn kém cỏi và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và những người quan tâm để em có thể hoàn thiện bài viết này hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 11/11/2010 Sinh viên Nguyễn Thanh Tùng Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 5 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà (tên giao dịch quốc tế: Hong Ha Stationery Joint Stock Conpany), tiền thân là. Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà được thành lập 1/10/1959 theo quyết định số 2006 BCN/CN ngày 21/10/1959 của Bộ Công nghiệp với nhiệm vụ chính của nhà máy đó là sản xuất các loại giấy vở, bút, mực phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, ở những thời kỳ khác nhau, công ty đã có những thay đổi căn bản phù hợp với từng giai đoạn, thương hiệu Hồng Hà đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm trí các thế hệ người Việt Nam. Trong những ngày đầu thành lập, cơ sỏ vật chất của nhà máy rất hạn chế, năng xuất sản lượng thấp. Tới đầu những năm 90 hoạt động sản xuất của công ty vẫn theo cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá của nhà nước. Với cơ chế quản lý này, công ty không chủ động trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất bởi vậy hơn 30 năm tồn tại quy mô của Nhà máy không mở rộng được là bao. Bước vào thời kỳ 1995-2005 giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động trong cơ chế mới mở ra cho công ty nhiều cơ hội mới, nhưng bên cạnh đó đặt ra cho công ty nhiều thách thức. Ngày 31/12/1996, tổng công ty giấy Việt Nam ra quyết định số 1131/QĐ- HĐQT phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty văn phòng phẩm Hồng Hà là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của tổng công ty giấy Việt Nam.Bằng sự quyết tâm với tinh thần vương lên của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, công ty đã đứng vững và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh để từ đó Hồng Hà đã trở thành một thương hiệu mạnh, quen thuộc với người tiêu dùng. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2005 đến nay, công ty đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi lộ trình AFTA được thực hiện và Việt Nam gia nhập WTO, thì ngoài những thời cơ như có điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 6 Chuyên đề thực tập dịch vụ cần thiết với chất lượng tốt giá cả thuận lợi để phục vụ sản xuất, có điều kiện để mở rộng thị trường… doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn bởi sức ép cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế đến từ các nước phát triển. Trước tình hình đó để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhà nước ta đã chủ trương tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và công ty văn phòng phẩm Hồng Hà đã chuyển đổi thành công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty có chức năng cơ bản là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm; các sản phẩm văn hoá phẩm, xuất bản phẩm; các loại vở, bìa, sổ, bao bì…Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất kinh doanh sản phẩm bàn, ghế, tủ bảng học đường, văn phòng; đồng phục học sinh, các loại máy móc văn phòng… Ngoài ra công ty còn tham gia vào một số lĩnh vực khác như: sản xuất lắp đặt thiết bị phụ trợ bằng kết cấu kim loại nghành công nghiệp (Cơ và điện), xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của công ty; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành và du lịch; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái,; Mua bán rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; May đo thời trang và may công nghiệp; Mua bán máy móc, thiết bị, quần áo, bông, vải sợi và phụ liệu nghành may mặc; Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá công ty kinh doanh. Để thực hiện được điều đó, nhiệm vụ đặt ra là: - Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng để sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và phải xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý. - Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, trang thiết bị sản xuất, đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Sử dụng hiệu quả và bảo toàn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh doanh trên cơ sở có lãi để tái mở rộng sản xuất. - Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động và không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 7 Chuyên đề thực tập 1.1.3 Mô hình tổ chức công ty Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 và chính thực có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. Toàn bộ hoạt động quản trị và điều hành công ty được thực hiện trên cơ sở điều lệ bổ sung sửa đổi của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà năm 2007 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2007. Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty (trừ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hiện tại hội đồng quản trị của công ty văn phòng phẩm Hồng Hà có 05 thành viên, nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành viên là 5 năm. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát gồm có 03 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc. Tổng giám đốc : Là người đại diện theo pháp luật, người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và trực tiếp chỉ đạo khối : Nội vụ, kỹ thuật, thị trường của công ty. Tổng giám đốc chịu sự giám sát của HĐQT, BKS và chịu trách nhiệm trước HĐQT và Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc công ty : Phụ trách công tác nghiên cứu xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Điều hành hoạt động sản xuất của các nhà máy, phân xưởng và trực tiếp chỉ đạo khối kế hoạch Phó tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi được tổng giám đốc uỷ quyền. Kế toán trưởng : Chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện các hoạt động tài chính của công ty theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo sử dụng nguồn vốn của công ty có hiệu quả. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành khối tài chính. Trợ lý sản xuất: Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 8 Chuyên đề thực tập Tham mưu với tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty; đề xuất biện pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất của công ty Trợ lý kinh doanh: Tham mưu với tổng giám đốc về các vấn đề liên quan hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm quảng bá, khuyếch trương thương hiệu và sản phẩm; giữ vững và phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước . Khối tài chính: Chức năng: Tổ chức, quản lý hoạt động tài chính của công ty; giám sát, kiểm tra công tác kế toán thống kê của các đơn vị trực thuộc; Thực hiện hạch toán kế toán, đảm bảo sử dụng nguồn vốn của công ty có hiệu quả và theo đúng các quy định của pháp luật. Khối nội vụ: Chức năng: Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý. Thực hiện công tác quản lý, đào tạo nhân sự, lao động tiền lương và các chính sách, chế độ cho người lao động theo đúng quy định của nhà nước. Xây dựng hệ thống văn bản và thực hiện quy chế hoá các hoạt động trong công ty. Thực hiện các công tác hành chính, bảo vệ anh ninh trật tự, quân sự, phòng cháy, của công ty Khối kế hoạch: Chức năng: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn. Xây dựng giá thành kế hoạch cho từng loại sản phẩm. Cung ứng nguyên vật liệu và hàng hoá . phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi, điều độ việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong công ty. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu, khai thác sản phẩm mới, . Khối kỹ thuật: Chức năng: Theo dõi, giám sát và thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, định mức vật tư, chất lượng sản phẩm và xây dựng cơ bản; Nghiên cứu, thực hiện đầu tư, đổi mới và áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển sản phẩm mới, . của công ty Khối thị trường: Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 9 Chuyên đề thực tập Chức năng: Nghiên cứu, tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh, khuyếch trương quảng bá thương hiệu và sản phẩm; nghiên cứu mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty Trung tâm thương mại: Chức năng: Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ và giới thiệu sản phẩm của công ty trong toàn quốc. Tổ chức và quản lý các cửa hàng bán lẻ trong hệ thống; Khuyếch trương, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo kế hoạch của công ty . Các nhà máy và xưởng sản xuất: Chức năng: Trực tiếp sản xuất các loại phụ tùng, bán thành phẩm và sản phẩm theo kế hoạch của công ty, đảm bảo phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Các nhà máy và xưởng sản xuất đều hoạt động theo cơ chế khoán một phần hoặc toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo quy chế của công ty . 1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây : 1.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2009 : Giai đoạn 2006 - 2009 đánh dấu bước phát triển mới của Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà bằng việc chuyển đổi thành công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà với mô hình hoạt động và tổ chức sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới mẻ. Vượt qua những khó khăn thử thách, công ty đã đứng vững và đạt nhiều thành tựu mới: trở thành doanh nghiệp văn phòng phầm đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, sản phẩm của công ty nhiều năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, và thương hiệu Hồng Hà liên tục vinh dự được trao tặng giải thưởng sao vàng đất Việt. Những thành tựu đó được minh chứng qua những kết quả kinh doanh đấy thuyết phục trong giai đoạn 2005 – 2009 dưới đây. BẢNG 01 : Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD giai đoạn 2005 – 2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Tốc độ tăng bq Nguyễn Thanh Tùng Lớp: Công nghiệp 48A 10 [...]... Số Cổ phần Tỷ lệ % Cổ đông Nhà nước 1 2.450.085 51,92 Cổ đông chiến lược 7 143.880 3,05 Cổ đông ngoài 81 1.198.160 25,39 Cổ đông trong công ty 287 926.875 19,64 Cộng 376 7.419.000 100,00 (Nguồn : Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà) Trong giai đoạn này, doanh thu tăng đều đặn qua các năm, tuy nhiên mức tăng không cao và khá đồng đều Một mặt, nó cho thấy sự ổn định trong xu hướng phát triển của công. .. nghiệp sản xuất văn phòng phầm hàng đầu Việt Nam Thông qua việc thay đổi mô hình kinh doanh từ công ty nhà nước sang mô hình công ty cổ phần, Hồng Hà đã chứng minh mình sẵn sàng thích nghi với cơ chế mới, thoát ra khỏi sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước Với số vốn điều lệ là 47,19 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu cổ phần chi tiết năm 2008 như sau: Bảng 02 : Tỷ lệ các cổ đông của công ty STT 1 2 3 4 Nội... 533 540 113.51% ( Nguồn : Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà) Từ năm 1999 đến nay, Công ty liên tục tăng trưởng với mức bình quân đạt 140%/năm, bình quân thu nhập của người lao động đạt 116%/năm, nộp ngân sách đúng, đủ theo quy định của nhà nước Từ năm 2004, công ty đã đứng trong đội ngũ các doanh nghiệp 100 tỷ/năm Năm 2006, ngay năm đầu hoạt động theo mô hình cổ phần, công ty đã xuất khẩu 680.000... dấu bước phát triển cả về Nguyễn Thanh Tùng 11 Lớp: Công nghiệp 48A Chuyên đề thực tập chất và lượng của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà Trong giai đoạn này, công ty đã tiến hành cải tiến và hoàn thiện sản phẩm một cách mạnh mẽ, đẩy mạnh xuất khẩu, chinh phục thị trường trong nước bằng những giải thưởng ấn tượng như giải sao vàng đất Việt, top Hàng Việt Nam chất lượng cao… và vươn tới những thị... tận dụng thời cơ phát triển thị trường ra nước ngoài làm doanh thu liên tục tăng Giảm thiểu chi phí khi máy móc thiết bị được đổi mới, số lượng người lao động cũng giảm đáng kể từ 560 người năm 2005 xuống còn 520 người năm 2006 Từ đó mang về cho công ty lợi nhuận lớn tăng nộp ngân sách nhà nước với tỷ lệ ấn tượng trên 50% Nhìn chung, giai đoạn 2004-2008 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển cả về Nguyễn... năm 2007 công ty đã thực hiện phát hành vốn đưa vốn điều lệ từ 28,6 tỷ lên đến 47, 19 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ thêm 50%, thặng dư vốn trên 15 tỷ đồng, và đến năm 2008 lợi nhuận trước thuế đạt 10,354 tỷ tăng 33,44% so với cùng kỳ năm trước Từ bảng ta cũng dễ nhận thấy sự thay đổi lớn từ năm 2006 Tỷ lệ tăng doanh thu và nộp ngân sách nhà nước đều là nhưng con số ấn tượng Có được điều này do công ty đã... đặn qua các năm, tuy nhiên mức tăng không cao và khá đồng đều Một mặt, nó cho thấy sự ổn định trong xu hướng phát triển của công ty, tuy nhiên nó cũng phản ánh sự thay đổi chậm trong cơ chế và tư duy, chưa có bước phát triển mạnh mẽ mang tính đột phá Nguyễn Thanh Tùng 12 Lớp: Công nghiệp 48A