1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Kế hoạch truyền thông festival tây sơn – bình định 2013

141 565 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Kế hoạch truyền thông festival tây sơn – bình định 2013

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG

PHAN BẢO THY

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG FESTIVAL TÂY SƠN- BÌNH ĐỊNH 2013

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH : QHCC & TT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tháng 6 năm 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG

PHAN BẢO THY

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

FESTIVAL TÂY SƠN- BÌNH ĐỊNH 2013

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các giảng viên, bạn bè và người thân trong gia đình Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới những người đã quan tâm giúp đỡ và động viên, giúp tôi hoàn thành được công trình này

Xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa quan hệ công chúng và truyền thông – ĐHDL Văn Lang đã truyền dạy cho tôi những kiến thức cơ bản và nền tảng về truyền thông và tổ chức sự kiện Đặc biệt là tình yêu và thôi thúc khám phá, nghiên cứu và đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng quê hương

Tôi cũng xin cám ơn các chú, các bác phóng viên đã tham gia các kì Festival Bình Định, các cán bộ sở văn hóa thông tin tỉnh Bình Định, cán bộ tại Bảo tàng Quang Trung và phòng văn hóa thông tin huyện Tây Sơn đã tạo điều kiện và cung cấp nhiều tài liệu quí giá trong quá trình nghiên cứu Cảm ơn cô Vũ Thị Sáng, Cô Lê Thị Vân, các thầy cô giảng viên khoa QHCC&TT đã gợi ý đề tài và hỗ trợ cho khóa luận

Đặc biệt, xin cám ơn Ths.Văn Thị Bích Ty giảng viên khoa QHCC&TT – đại học Văn Lang đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài Xin cảm ơn cô

đã nhiệt tình định hướng, dẫn dắt tôi, góp ý và cung cấp những tài liệu quí giá cũng như những nguồn thông tin hữu ích cho khóa luận

Cảm ơn ba, người đã dạy cho con biết cống hiến sức mình cho quê hương

và đồng hành cùng con trên những bước đường phỏng vấn, tìm kiếm tài liệu và cho con lời khuyên những khi nản chí Cảm ơn mẹ, đã động viên con những khi khó khăn Cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên, ủng hộ, tạo điều kiện

và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có đủ thời gian và nghị lực hoàn thành khóa luận đúng thời hạn

Tác giả khóa luận

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

7 Cấu trúc của khoá luận 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG CHO FESTIVAL 1.1 Cơ sở lý luận truyền thông đại chúng 6

1.1.1 Truyền thông đại chúng 6

1.1.2 Sự kiện và sự kiện festival 9

1.1.3 Nhóm công chúng truyền thông 13

1.2 Hoạch định kế hoạch truyền thông và qui trình hoạch định kế hoạch truyền thông cho sự kiện 13

1.2.1 Kế hoạch truyền thông 13

1.2.2 Qui trình hoạch định kế hoạch truyền thông cho sự kiện 15

1.3 Vài nét về Bình Định và văn hóa võ thuật Bình Định 17

Trang 7

Chương 2: BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH

2.1 Giới thiệu về Festival Tây Sơn Bình Định 2008 và chương trình truyền

thông đã thực hiện 20

2.1.1 Giới thiệu Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 20

2.1.2 Chương trình truyền thông Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 23

2.2 Đánh giá hoạt động truyền thông Festival Tây Sơn – Bình Định 200825 2.2.1 Nhận định hiệu quả truyền thông của Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 thông qua kết quả khảo sát thực tế 26

2.2.2 Nhận định hiệu quả truyền thông của Festival Tây Sơn Bình Định 2008 thông qua nghiên cứu kế hoạch truyền thông 34

2.3 Phân tích SWOT về bối cảnh truyền thông cho Festival trong giai đoạn 2013 36

Chương 3 KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH 2013 3.1 Hoạch định chiến lược 40

3.1.1 Mục tiêu của chiến dịch truyền thông 40

3.1.2 Thông điệp truyền thông của chiến dịch 41

3.1.3 Công chúng mục tiêu 43

3.1.4 Chiến thuật truyền thông cho Festival Tây Sơn – Bình Định 201343 3.2 Thực hiện chiến dịch 47

3.2.1 Giai đoạn I 47

3.2.2 Giai đoạn II 53

3.2.3 Giai đoạn III 55

Trang 8

3.2.4 Dự phòng rủi ro và đánh giá hiệu quả chiến dịch 56

3.3 Tiến độ thực hiện công việc (Timeline) 58

3.4 Phân tích ngân sách đầu tư và hiệu quả 60

3.5 Kế hoạch huy động tài trợ 62

3.5.1 Hồ sơ mời tài trợ 62

3.5.2 Dự kiến gói tài trợ 62

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 :BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG FESTIVAL TÂY SƠN- BÌNH ĐỊNH 2008 - 1 -

PHỤ LỤC 2 : BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU KHẢO SÁT HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG FESTIVAL TÂY SƠN- BÌNH ĐỊNH 2008 - 6 -

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH HỌP BÁO FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH 2013 12

PHỤ LỤC 4: DEMO THIẾT KẾ VẬT PHẨM TUYÊN TRUYỀN FESTIVAL 20

PHỤ LỤC 5: NỘI DUNG BÁO CHÍ ( TCBC VÀ CHƯƠNG TRÌNH FESTIVAL) 22

PHỤ LỤC 6 : KẾ HOẠCH HỘI THẢO FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH 2013 29

PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ NỘI DUNG HỒ SƠ MỜI TÀI TRỢ FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH 2013 36

Trang 9

VIẾT TĂT TỪ VIẾT TẮT

ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line :đường dây thuê bao số

Các công cụ quảng cáo trực quan

CB CNV Cán bộ công nhân viên chức

Forum Diễn đàn

Google Trang tìm kiếm dữ liệu trên Internet

Like Lượt thích ( trên Facebook)

Logo Biểu tượng

MC scrift Kịch bản cho người dẫn chương trình

PR Public Relations : Quan hệ công chúng

UBND Ủy ban nhân dân

Rating GRPs: Gross Rating Point (GRP)/ Ratings là một trong những

đơn vị đo lường cơ bản của việc mua bán chương trình và không gian quảng cáo

Roadshow Diễu hành trên đường phố

Subscribe Đăng kí theo dõi ( trên You tube, facebook và các mạng xã

TTBC Trung tâm báo chí Festival Tây Sơn – Bình Định 2013

VAT Value Added Tax: Thuế giá trị gia tăng

VCD Đĩa lưu trữ dữ liệu

View Lượt xem ( Dùng để đo các lượt truy cập clip trên Youtube)

VH-TT-DL Văn hóa - thể thao – du lịch

Trang 10

ểu

Trang

Bảng 3.2 Chương trình truyền thông Festival Tây Sơn - Bình Định 2013 49 Bảng 3.3 Tiến độ thực hiện công tác truyền thông Festival Tây Sơn –

Hình 1.1 Mô hình truyền thông Claude Shannon & Harold Laswell ( dẫn

lại theo Trần Hữu Quang, 2006, tr 06

7

Hình 1.2 Mô hình truyền thông theo Jakobson ( dẫn lại theo Trần Hữu

Quang, 2006, tr 06

8

Hình 1.3 Phân loại nhóm sự kiện theo www.eventchannel.vn 10

Hình 1.5 Cơ chế tác động thông tin theo mô hình truyền thông Claude

Shannon & Harold Laswell

Biểu đồ 2.4 Thống kê mức độ hiệu quả kênh truyền thông 32

Hình 3.1 Tiến trình kế hoạch truyền thông Festival Tây Sơn – Bình

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Là một người con sinh ra và lớn lên tại vùng đất võ Tây Sơn – Bình Định Tôi luôn ấp ủ cho mình những dự định để có thể đóng góp và xây dựng quê hương bằng những kiến thức tôi đã học được tại trường và kinh nghiệm thực

tế tôi đã trải nghiệm Những lễ hội địa phương đã theo tôi trong suốt những năm tháng tuổi thơ, nuô

và nghệ thuật độc đáo vào tâm trí người dân và khách du lịch khi đến thăm vùng đất võ – trời văn

Trang 12

t chương trình ghi dấu ấn

về văn hóa và con người Bình Định, chúng

–đ

2

Khi tiến hành đề tài, chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết về chiến dịch truyền thông và xây dựng kế hoạch truyền thông cho một sự kiện của chính phủ tương tự như Festival Có chăng

là các bản kế hoạch tổ chức chương trình, kế hoạch truyền thông được các sở, ban ngành văn hóa thông tin lập Có thể nói, đề tài này là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về xây dựng chiến lược truyền thông cho một

sự kiện xã hội Cũng chính vì điều này, chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo và các luận văn khác để đối chiếu Mặc dù vậy, tính chất mới mẻ của đề tài, hi vọng sẽ mở ra một hướng đi mới trong công tác nghiên cứu truyền thông tại Việt Nam sau này

Trang 13

3 Mục tiêu nghiên cứu

Chúng tôi chọn đề tài “Kế hoạch truyền thông cho Festival Tây Sơn – Bình Định 2013” nhằm mục đích làm rõ những thành công và hạn chế về

công tác truyền thông của Festival Tây Sơn – Bình Định năm 2008 Từ đó đưa ra bản kế hoạch truyền thông năm 2013 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông, góp phần vào thành công chung của hoạt động sinh hoạt văn hóa – thể thao – du lịch được chờ đón nhất tại tỉnh Bình Định

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những ưu, nhược điểm trong công tác truyền thông Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 Từ đó so sánh, nhận định

và xây dựng một kế hoạch truyền thông mới cho sự kiện Festival Tây Sơn – Bình Định 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp khảo sát, điều tra, thống kê: thực hiện phiếu điều tra xã

hội học, thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa võ thuật dân tộc, các phóng viên, nhà báo có tham gia truyền thông cho festival Tây Sơn Bình Định, lãnh đạo của sở văn hóa- thông tin Bình Định , phòng VH-TT huyện Tây Sơn và một số người dân

- Phương pháp phân tích, so sánh (trên cơ sở các dữ liệu thu thập được)

sách, báo, tạp chí, đề tài, website, thông tin từ ban tổ chức festival và hệ thống thư viện của bảo tàng Quang Trung, thư viện Tây Sơn và thư viện Bình Định, thông tin từ kết quả điều tra xã hội học, v.v

Trang 14

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận, đề tài sẽ mang lại những kiến thức cơ sở về công tác truyền thông và tổ chức sự kiện đồng thời cung cấp những kiến thức tổng quan về Festival Tây Sơn – Bình Định cùng những nét đặc trưng nổi bật của

võ thuật Tây Sơn – Bình Định Ngoài ra, đề tài cũng góp phần chỉ ra những đặc thù truyền thông của một lễ hội ở địa phương và công tác xây dựng kế hoạch truyền thông cho tỉnh

Về mặt thực tế, đề tài cũng nhìn nhận được những ưu, hạn chế của việc thực công tác truyền thông cho Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 Từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị mang tính định hướng về mặt tổ chức và thực hiện công tác truyền thông cho kì Festival tiếp theo sẽ được tổ chức trong năm 2013 Cụ thể hơn, đề tài còn đề xuất phương án nhập các chương trình lễ hội được tổ chức liên tục tại địa phương vốn chưa có sự đầu tư tập trung và công tác truyền thông mạnh mẽ thành một chương trình lớn để tiết kiệm ngân sách cho tỉnh; đề xuất phương án huy động các nguồn lực từ nguồn ngân sách và nguồn lực Xã hội hóa; góp phần quảng bá du lịch và văn hóa võ thuật dân tộc nói chung và văn hóa võ thuật Tây Sơn nói riêng Đồng thời, người dân có cơ hội được vui chơi, hiểu hơn về những điểm mạnh nổi bật của quê hương chung tay xây dựng, bảo vệ các giá trị văn hóa võ thuật và lễ hội truyền thống

7 Cấu trúc của khóa luận

chương với các luận đề sau:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG FESTIVAL

Trang 15

Chương 2: BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH

Chương 3: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH 2013

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG

VÀ TRUYỀN THÔNG CHO FESTIVAL

1.1 Cơ sở lý luận truyền thông đại chúng

1.1.1 Truyền thông đại chúng là gì?

Khi đặt truyền thông vào trong quá trình truyền đạt thông tin giữa bên cho và bên nhận, khái niệm truyền thông đã được xem xét ở ý nghĩa rất rộng của nó Khái

niệm “truyền thông”, tương ứng với thuật ngữ “communication” trong tiếng Anh

hoặc tiếng Pháp, là “một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một xã hội nào mang tính xã hội” [8,tr.36] Hiểu theo nghĩa chung và trừu tượng thì “truyền thông”

(communication) là quá trình “truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng” [5,tr

1053] Truyền thông thường được xem xét như một quá trình truyền đạt thông tin được thực hiện qua ngôn ngữ hoặc các cử chỉ, điệu bộ hoặc các hành vi biểu lộ cảm xúc, vì thế mà một số nhà nghiên cứu đã phân biệt truyền thông với hai loại

hình là truyền thông bằng ngôn từ (verbal) và truyền thông không bằng ngôn từ (non-verbal) Khái niệm truyền thông có thể được định nghĩa như sau: truyền

thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người [8, tr 3]

Như vậy truyền thông được xem xét như một quá trình và để thiết lập được các mối liên hệ giữa con người với con người cần đặt nó vào bối cảnh của không gian và thời gian Nếu truyền thông giữa người ở nơi này với người ở nơi khác,

tổ chức này với tổ chức khác được xem như bối cảnh không gian thì truyền đạt thông tin từ thời điểm này đến thời điểm khác trong chiều dài lịch sử nhờ vào các phương tiện lưu trữ văn bản, hình ảnh, âm thanh… được xem như là bối cảnh thời gian Thông tin được chuyển đạt nhanh nhất đến cộng đồng cư dân

Trang 17

chính là nhờ vào quá trình truyền thông Vì thế mà trong tác phẩm Sức mạnh của

tin tức truyền thông, Michael Schudson đã nhận định rằng “nhiều thông tin đến

với người dân nói chung qua truyền thông chứ không qua chuyên gia trung gian” [4, tr 272]

Khi nhắc đến quá trình truyền thông và mô hình của quá trình ấy, người ta

thường nhắc đến công thức nổi tiếng của Claude Shannon & Harold Laswell

là “Ai, nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai, và có hiệu quả gì?” (“Who says what in

which channel to whom with what [8, tr 5]

Hình 1.1 : Mô hình truyền thông Claude Shannon & Harold Laswell [ theo

Trần Hữu Quang, 8- tr 5)

Mô hình truyền thông theo Lasswell như một công thức rút gọn, nhưng vẫn liệt kê được những lĩnh vực cần nghiên cứu của truyền thông như : nghiên cứu về

nguồn tin hay người phát tin (“ai nói”); phân tích về nội dung thông tin (“nói cái

gì”); nghiên cứu các phương tiện thông tin (“nói qua kênh nào”); nghiên cứu

công chúng độc giả hay khán giả (“nói cho ai”); và khảo sát các tác động truyền thông nơi công chúng (“có hiệu quả gì”)

Trang 18

Giới hạn của công thức này là tính chất tuyến tính một chiều từ người phát tin đến người nhận tin trong đó người nhận tin dễ được cảm nhận như là một đối tác thụ động Chính vì thế mà về sau này, các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền thông liên cá nhân với một quy trình khép kín trong đó bao gồm bốn giai đoạn chính Quan niệm này được nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson phác thảo một cách khá hoàn chỉnh và mô hình này được Michel de Coster phác họa thành sơ đồ với trình tự bốn giai đoạn chính như sau: phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi

Hình 1.2 : Mô hình truyền thông theo Jakobson [8, tr 06]

Có sự khác biệt giữa hai khái niệm “truyền thông đại chúng” và “các phương tiện truyền thông đại chúng” Thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại

chúng” (mass media) được dùng để chỉ những công cụ kỹ thuật hay những kênh

mà nhờ vào đó người ta mới có thể tiến hành quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa là việc phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người Trong tiếng Anh, chữ

mass media bao gồm hai thành phần : mass có ý nghĩa là “đại chúng” và media

(gốc từ tiếng La-tinh là medium, thể số nhiều là media) có nghĩa ban đầu là

“trung gian”, ở đây có ý nghĩa là các phương tiện hay công cụ Do đó, thuật ngữ

“các phương tiện truyền thông đại chúng” có nghĩa là các công cụ trung gian có

Trang 19

chức năng vận chuyển thông tin ra các tầng lớp công chúng Còn thuật ngữ

“truyền thông đại chúng” (mass communication) là thuật ngữ được dùng để chỉ một “quá trình xã hội: quá trình truyền tải thông tin một cách rộng rãi ra công

chúng” [8, tr 16] Điểm cơ bản để xác định một hành vi có nằm trong quá trình truyền thông đại chúng tùy thuộc vào việc hành vi đó có nằm trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, chứ không phải là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật nào

1.1.2 Sự kiện và sự kiện festival

Có thể thấy, hiện nay ở Việt Nam, thuật ngữ sự kiện (event) được hiểu theo khá nhiều nghĩa lộn xộn và được dùng để gọi chung cho một live show

ca nhạc, một giải đấu thể thao, một lễ hội, một hội nghị khách hàng, một lễ động thổ, một buổi Product Lauch Event - sự kiện ra mắt sản phẩm, một Opening Promotions – mời chào khuyến mãi, những buổi thuyết trình đào tạo, những cuộc thi đấu, lễ kỉ niệm, hoặc một cụm từ miêu tả chuỗi các hoạt động “ tổ chức sự kiện”

Thuật ngữ sự kiện (Event) được định nghĩa trong từ điển tiếng anh

Macmillan : something that happens, especially something that involves

several people là một điều gì đó xảy ra, đặc biệt là nó liên quan đến nhiều

người Trong từ điển tiếng anh trên internet www.vocabulary.com , Event

còn được định nghĩa là something that happens at a given place and time (

Sự kiện là những gì diễn ra trong không gian và thời gian đã được xác định

trước)

Tựu trung lại, event mô tả các hoạt động có tính chất thu hút một

số lượng người tham dự, liên quan đến nhiều người, diễn ra trong không gian và thời gian xác định với một mục đích của người tổ chức hướng tới đối tượng xác định

Trang 20

Trong công tác truyền thông, sự kiện cũng được xem là một kênh truyền thông để đưa thông điệp đến với nhóm công chúng một cách hiệu quả

và thiết thực nhất

Có rất nhiều cách phân loại nhóm Event, không có sự phân chia nào mang tính chính xác vì đây chỉ là những khái niệm mang tính tương đối và có thể phân chia sự kiện theo các nhóm sau :

Hình 1.3: Phân loại nhóm sự kiện theo www.eventchannel.vn

1 Bussiness & Corporate Events

Đối tượng của thể loại Event này được xác định dựa trên các mối quan

hệ của công ty như nhân viên, đối tác, đại lý, cổ đông như Họp mặt

(Meeting), Hội nghị khách hàng(Customer Conference), Họp báo (Press

Conference), Động thổ (Ground Breaking), Khánh thành (Grand Opening),

Tiệc tối (Gala Dinner) cho nhân viên

Mục đích của các Event này có thể là tăng sự gắn kết của các thành viên công ty (nếu tổ chức cho nhân viên), củng cố hình ảnh của công ty trong mắt

Trang 21

đối tác (nếu tổ chức cho đối tác) hay xây dựng hình ảnh của công ty trên các phương tiện truyền thông

2 Consumer Events

Đây là khái niệm dùng để chỉ những Event có mục đích quảng bá thương hiệu (branding), kích thích mua hàng (boost sales) và tương tác với khách hàng

Một số Consumer Events tiêu biểu: Tung sản phẩm (Product Launch), Thi đấu (Tournament, Contest), Giải trí văn nghệ (Entertaiment, Music show),

Lễ hội (Festive Event), Hội chợ, triển lãm (Trade show, Exhibition), Biểu diễn thời trang (Fashion show)

3 Government Events, Civic Events

Sự kiện dạng này thường do các cơ quan, đoàn thể tổ chức, mang mục

đích chính trị như các buổi hội nghị lớn (Convention), các Festival tầm địa

phương, quốc gia, các lễ tranh cử, tổng tuyển cử đây cũng là sự kiện mà khóa luận muốn đi sâu vào tìm hiểu và xây dựng kế hoạch truyền thông cho loại hình này

4 Community, No-profit Events

Sự kiện cộng đồng thường do các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ thực hiện, hoặc do các công ty thực hiện, mà mục đích nó hướng tới xã hội

Một số hình thức tiêu biểu là: Sự kiện gây quỹ (Fundraising), các ngày

hội vì môi trường, ngày đi bộ

5 Personal/Private Events

Từ lâu tại Việt Nam, người ta hay gọi đám cưới, đám tang là việc hiếu

hỷ, và từ này cũng phản ánh tính chất của các Event dạng này: Dành cho cá nhân một người nào đó Personal Event bao gồm đám cưới, đám tang

Trang 22

(Funeral), sinh nhật, kỷ niệm một dịp nào đó (anniversary) hay ăn mừng điều

gì đó (Ceremony)

Trên thực tế, một Event có thể là tổng hòa của các sự phân loại trên Ví

dụ một Fashion show ngoài mang mục đích giải trí có thể mang mục đích gây quỹ từ thiện, hay một ngày hội Vì môi trường có thể là dịp để một công ty nào

đó khuếch trương thương hiệu của mình

Ngoài ra, còn có một cách phân loại sự kiện nữa dễ hiểu hơn dựa trên qui mô của sự kiện đó là:

Hình 1.4: Phân loại sự kiện theo qui mô

Như vậy, Festival (lễ hội) là một sự kiện đại chúng, và do các cơ quan, đoàn thể tổ chức mang mục đích chính trị và đem lại lợi ích cho địa phương Hiện nay, cùng với việc xã hội hóa việc tổ chức các sự kiện lễ hội địa phương, thì festival cũng mang tính chất của việc quảng bá các thương hiệu tham gia tài trợ và tổ chức cùng với các cơ quan ban ngành Festival Tây Sơn - Bình Định là một loại hình sự kiện đại chúng và hướng tới đối tượng truyền thông

là người dân và khách du lịch trong và ngoài tỉnh Bình Định với mục đích quảng bá văn hóa và thu hút du lịch

Trang 23

1.1.3 Nhóm công chúng truyền thông

Trong mô hình truyền thông đại chúng, xác nhận thông điệp truyền thông, kênh truyền thông và các nhóm công chúng truyền thông là các bước quan trọng để công tác truyền thông đạt được hiệu quả cao nhất Các nhóm

mô thức tiếp cận truyền thông đại chúng được phân thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1: nhóm theo dõi tin tức, thời sự và mở mang kiến thức

- Nhóm 2: nhóm theo dõi tin tức thời sự và thông tin thị trường

- Nhóm 3: nhóm theo dõi tin tức thời sự và hưởng thụ văn hóa- văn nghệ

- Nhóm 4: nhóm hưởng thụ văn hóa- văn nghệ

- Nhóm 5: nhóm ít đọc – ít xem – ít nghe

Mô thức tiếp cận truyền thông đại chúng dùng để chỉ phương thức và mục đích sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong đời sống hàng ngày

của người dân [8, tr 192] Các nhóm mô thức này cũng là tiêu chí để tác giả

phân loại các nhóm đối tượng người tiếp nhận thông tin trong mô hình truyền

thông mà Claude Shannon & Harold Laswell đề cập đến

Có thể thấy, hai nhóm 3 và 4, thường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để hưởng thụ văn hóa - văn nghệ, và theo điều tra của Trần Hữu Quang thì tỉ lệ hai nhóm này chiếm hơn một nửa mẫu điều tra (54%) Các hình thức hưởng thụ văn hóa - văn nghệ ở đây là xem các tin tức về văn hóa, nghệ thuật, đón xem các chương trình ca nhạc, lễ hội, sân khấu và phim truyện Nhóm công chúng này là một trong những nhóm công chúng tiêu biểu

mà các sự kiện truyền thông nhắm tới Và là đối tượng chính của các chiến dịch truyền thông cũng như các sự kiện cần truyền thông

1.2 Hoạch định kế hoạch truyền thông và qui trình hoạch định kế hoạch truyền thông cho sự kiện

1.2.1 Kế hoạch truyền thông

Trang 24

Như trên đã đề cập, mỗi một nhóm công chúng có mục đích và mô thức tiếp nhận truyền thông khác nhau, chính những mục đích và mô thức này quyết định họ sẽ lựa chọn thông tin hay sự kiện nào để theo dõi Ở đây ta đang xem xét mô hình truyền thông dưới góc độ người nhận ( receiver) Để thõa mãn nhu cầu người nhận mà vẫn truyền tải được thông điệp mà ta mong muốn, người truyền tin phải hiểu được mục tiêu ban đầu của mình và người tiếp nhận thông điệp của mình là ai, họ muốn gì, cần gì Từ đó, ứng với mỗi nhóm công chúng, sẽ có một cách lựa chọn kênh truyền thông và thông điệp phù hợp Việc tạo thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông, mã hóa và giải mã

nó để đạt hiệu quả tốt nhất cho từng đối tượng cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra được xem như là những bước cơ bản nhất để lập nên một bản kế hoạch truyền thông

Tại sao phải có kế hoạch truyền thông?

Mỗi một tổ chức luôn có một mục tiêu, kèm với mục tiêu đó là một chiến lược và chiến thuật cụ thể để thực hiện Lập kế hoạch truyền thông là để đảm bảo cho các mục tiêu được hoàn thành theo đúng thời hạn và đảm bảo theo đúng chiến lược và chiến thuật đề ra ban đầu Kế hoạch truyền thông được lập

ra nhằm: thiết lập các mục tiêu cho hoạt động truyền thông, tạo cơ sở để đánh giá sau này; ước tính số giờ làm việc và các chi phí liên quan khác; chọn các

ưu tiên về số lượng và lịch trình thực hiện các hoạt động khác nhau trong chương trình; quyết định tính khả thi của việc tiến hành các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện có đầy đủ nhân sự với năng lực phù hợp, có sẵn các thiết bị như thiết bị văn phòng, máy quay hay phương tiện đi lại, và có đủ kinh phí hay không?

Nếu không lên kế hoạch cụ thể, chuyên viên PR hay nhà quản lý truyền thông cho sự kiện sẽ phải làm việc theo chương trình từng ngày Anh / cô ta

sẽ luôn luôn bắt tay vào làm những công việc mới và có lẽ sẽ không bao giờ

Trang 25

hoàn thành những công việc khác Như vậy, sẽ rất khó tổng kết những gì đã

thực hiện được và hiệu quả của nó vào cuối năm (Theo tạp chí

http://kinhtevadubao.com.vn, lập kế hoạch cho chương trình PR, 2013)

1.2.2 Qui trình hoạch định kế hoạch truyền thông cho sự kiện

Có rất nhiều phương án để soạn thảo một kế hoạch hay chiến dịch truyền thông, tuy nhiên cho dù trình bày như thế nào, thì một số thành phần (khái niệm) dưới đây chắc chắn sẽ không thể bỏ qua, nó xuất phát từ chính

mô hình truyền thông kinh điển của Claude Shannon & Harold Laswell đã

nêu ở trên với cơ chế tác động như sau:

Hình 1.5: Cơ chế tác động thông tin theo mô hình truyền thông Claude

Shannon & Harold Laswell

Qui trình hoạch định kế hoạch truyền thông cho sự kiện chưa có một mô hình thống nhất nào và tùy vào từng nhà hoạch định hoặc người tổ chức Tuy nhiên, cần phải luôn nhớ rằng một hoạt động truyền thông hay bất cứ một chương trình xã hội nào cần tương tác với đại chúng, nếu không có một kế hoạch truyền thông thật sự chuyên nghiệp, sẽ không đo lường được hiệu quả

cụ thể và đánh giá được sự thành công hay thất bại của chương trình để đề ra những kế hoạch tiếp theo

Dưới đây là một quy trình hoạch định kế hoạch truyền thông rút gọn

Chủ

thể

Thông điệp

Ý thức

xã hội

Hành

vi

xã hội

Hiệu quả

xã hội

Trang 26

( Đỗ Hòa, Xây dựng kế hoạch truyền thông, 2008)

Hình 1.6: Qui trình hoạch định kế hoạch truyền thông

Tùy thuộc vào quy mô của chiến dịch, tùy thuộc vào yêu cầu và tính chất của khách hàng mà nội dung của kế hoạch truyền thông sẽ bao gồm hoặc không bao gồm những thành phần trên đây

Một số khái niệm thường gặp trong một bản kế hoạch truyền thông ( dẫn

theo “ Xây dựng chiến lược truyền thông”, Đỗ Hòa, 2008)

Chiến lược ( strategy): William H Marquardt: "Chiến lược là việc chọn không làm gì trước khi lựa chọn làm gì" Còn theo Dave Fleet, một chuyên gia PR, thì chiến lược chính là trả lời câu hỏi: "Bạn định

đi tới đâu? Tại sao?"

Chiến thuật (tactics): Đây chính là các hoạt động cụ thể (tổ chức sự kiện, họp báo, PR trên báo bằng bài viết, tài trợ ) để diễn tả tư duy chiến lược của bạn bằng hành động Và tất nhiên, các hành động này phải ăn khớp và thực tế với toàn bộ mục tiêu và chiến lược

Đề án (Proposal): Là bản tóm tắt tổng quan về mục tiêu, chiến lược, chiến thuật cho một kế hoạch được tổ chức

Trang 27

Hạng mục và giá (PE: Project Estimation)

Đối tác truyền thông (Agency) : Đơn vị sử dụng các công cụ và các kênh truyền thông chuyên nghiệp nhằm thực hiện các hoạt động truyền thông và tư vấn chiến lược truyền thông

Nhà cung cấp (Supplier): Đơn vị cung cấp các công cụ chuyên dụng cho các chiến thuật

Khía cạnh mục tiêu (Angle): Các chủ đề nội dung trong mỗi chiến lược Mỗi angle sẽ ứng với các chiến thuật khác nhau

1.3 Vài nét về Bình Định và văn hóa võ thuật Bình Định

Bình Định xưa thuộc đất Việt Thường Thị, sau đổi ra tên đất Lâm Ấp Thời Chiêm Thành đây là châu Thi-bị Học giả G.Maspéro cho rằng địa danh Thi-bị được dịch tắt chữ Cri –Vi(Jaya) Châu Vijaya có thành Đồ Bàn là kinh

đô Chiêm Thành từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV Năm 1470, vua Chiêm Trà Toàn đem quân đánh lấn vùng biên thuỳ phía Nam nước ta là châu Hoá, vua

Lê Thánh Tông phải đích thân cầm binh đánh dẹp Sau chiến thắng của vua

Lê Thánh Tông, vùng đất Vijaya sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt năm 1471 với tên gọi là phủ Hoài Nhân thuộc đạo Quảng Nam, bao gồm các huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn Năm 1605, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhân thành phủ Quy Nhơn Vào năm 1771, nhà Tây Sơn khởi nghĩa, năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng đế, xây thành Hoàng Đế trên nền cũ của thành Đồ Bàn, lấy phủ Quy Nhơn làm kinh đô của triều Tây Sơn Năm 1799 Nguyễn Ánh chiếm Quy Nhơn đổi tên thành Bình Định Năm 1802 triều Nguyễn (Gia Long) đổi thành làm dinh, đến 1808 đổi dinh làm trấn Năm

1832, Minh Mạng đổi trấn làm tỉnh - gọi là tỉnh Bình Định

Như vậy, Bình Định từng kinh qua vai trò của kinh đô của vương quốc Chiêm rồi mới trở thành vùng biên viễn Đại Việt Sau khi người Chiêm dời

Trang 28

vào Nam, ở đây vẫn còn các sắc dân bản địa: Bana, Chăm H’roi, H’re Theo

sự điều động của triều đình nhà Lê, một số võ quan và các cánh quân được triều đình cắt cử đến đây trấn nhậm, đương nhiên phải là những đơn vị được huấn luyện võ bị kỹ càng Bình Định trở thành nơi hội tụ của nhiều luồng cư dân mới bao gồm dân nghèo từ miền ngoài, chủ yếu là Thanh - Nghệ - Tĩnh di cư; những dòng họ người Việt hoặc người Hoa rời nơi chôn nhau cắt rốn đến đây lập làng tổng mới; những phạm nhân lãnh án lưu đày Và đây cũng là nơi những người phiêu tán giang hồ chọn làm đất dừng chân Họ không chỉ mang theo hành lý, của cải, mà còn mang theo cả những ký ức sâu thẳm trong hội

hè đình đám, trong lời ca tiếng hát, trong cách đối nhân xử thế, trong miếng

võ phòng thân

Với đặc điểm lịch sử, địa lý và dân cư như vậy, đời sống của người Bình Định xưa đã diễn ra trong sự nâng đỡ đầy hào phóng và cả sự thử thách lớn lao của Đất Mới Suốt một thời kỳ dài trong lịch sử, Bình Định là đất phên giậu, là chốn biên thùy phía Nam của Tổ quốc, một miền đất đầu sóng ngọn gió với vô vàn thử thách, hoang vu và bất trắc Hiện thực ấy buộc những lớp

cư dân Việt đầu tiên của Bình Định phải căng mình ra để tồn tại, hơn thế nữa,

để xác lập tư thế chủ nhân, không chỉ là người chủ của số phận mình, mà còn

là người chủ đất nước Trong công cuộc khẩn hoang đối mặt với thiên nhiên

và dã thú hay trong những cuộc chạm trán giữa các lực lượng đối kháng, giữa người lương thiện và kẻ cướp, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, võ đã hình thành Tích hợp từ nhiều nguồn, võ Bình Định đã xác lập qua hàng trăm năm chọn lọc, lưu truyền, chảy trong dòng chảy của lịch sử và trở thành một nền văn hóa võ thuật dân tộc và trở thành một trong những hệ giá trị đặc trưng cho vùng đất Nếu biết khai thác, khai thác mạnh và khai thác sâu Văn hóa võ thuật Bình Định có thể trở thành những nội dung chiến lược để triển khai kế hoạch truyền thông cho festival Tây Sơn - Bình Định 2013 sắp tới

Trang 29

Như vậy, Festival là một sự kiện quan trọng đối với người dân Bình

Định và cả nước Bình Định được xem là vùng “Đất võ trời văn” , vùng đất tập trung nhiều anh hùng hào kiệt và nổi tiếng với văn hóa và võ thuật lâu đời Việc khai thác và tập trung làm nổi bật những điểm mạnh của vùng đất này là mục đích mà đề tài hướng đến Do đó, trong chương này, chúng tôi trình bày những vấn đề cơ bản về truyền thông và hoạch định kế hoạch truyền thông Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến những thông tin cơ bản về vùng đất võ Bình Định và những yếu tố làm nên văn hóa võ thuật dân tộc Bình Định Đó

là cơ sở nền tảng để nghiên cứu và xây dựng kế hoạch truyền thông cho các chương sau

Trang 30

Chương 2: BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG

FESTIVAL TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH

2.1 Giới thiệu về Festival Tây Sơn Bình Định 2008 và chương trình

truyền thông đã thực hiện

Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 là một trong những sự kiện được tổ chức với qui mô hoành tráng và tạo được dấu ấn trong hàng loạt các chương trình lễ hội được nhiều địa phương tổ chức thời gian gần đây Chương trình là một trong số ít các sự kiện mang tính nhà nước, chính phủ (Government Events, Civic Events) đạt được hiệu quả trong công tác truyền thông và thu hút được đối tượng khách du lịch đến với địa phương Đồng thời, giới thiệu được nét đặc trưng văn hóa của Bình Định

2.1.1 Giới thiệu Festival Tây Sơn – Bình Định 2008

2.1.1.1 Mục đích và qui mô tổ chức

Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 là hoạt động văn hoá tập trung thể hiện nhiều loại hình nghệ thuật nhằm giới thiệu truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, bản sắc văn hoá Bình Định với bạn bè trong nước

và quốc tế Đồng thời giới thiệu về tiềm năng kinh tế, văn hoá du lịch của tỉnh Bình Định; thu hút các doanh nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư; qua đó thúc đẩy phát triển

du lịch, thu hút đầu tư vào tỉnh

Các hoạt động Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 nhằm phát huy truyền thống lịch sử phong trào Tây Sơn, truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực tự cường của các tầng lớp nhân dân

Trang 31

trong tỉnh, huy động mọi tiềm năng, trí tuệ, lao động của mọi người dân, xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững

Từ mục đích, yêu cầu đã được xác định, Festival Tây Sơn - Bình Định

2008 đã được tổ chức theo tiêu chí: đậm đà bản sắc dân tộc và hiện đại với

quy mô lớn thể hiện trên các mặt sau:

+ Về cấp độ: Đây là một lễ hội của tỉnh nhưng các nội dung và hình

thức hoạt động mang tầm cỡ quốc gia (theo yêu cầu giao lưu, trao đổi văn hoá, hợp tác kinh tế trong và ngoài nước)

+ Về chủ đề:

- Tên gọi: “Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 ”

- Chủ đề: Hội tụ và Phát triển

+ Về địa điểm tổ chức: Các hoạt động Festival được tổ chức tại thành

phố Quy Nhơn là chính (chủ yếu tập trung từ khu Trung tâm Thương mại Quy Nhơn đến Ghềnh Ráng, khu vực Đầm Thị Nại, Tháp Đôi) và một số hoạt động lễ hội tại huyện Tây Sơn (Bảo tàng Quang Trung)

+ Về thời gian: Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 được tổ chức gắn

với kỷ niệm 235 năm (1773 – 2008) nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ thành Quy Nhơn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn

- Các hoạt động hưởng ứng diễn ra trước khi khai mạc khoảng 30 ngày

- Các hoạt động chính của Festival diễn ra trong 3 ngày: từ ngày 01/8/2008 đến ngày 03/8/2008 (tức là từ thứ Sáu đến Chủ nhật ngày 01 – 03/7

âm lịch năm Mậu Tý)

* Khai mạc lúc 20 giờ ngày 01/8/2008

* Bế mạc lúc 20 giờ ngày 03/8/2008

Trang 32

+ Về hoạt động:

Các nhà tổ chức đã chú trọng xây dựng, thiết kế những mô hình hoạt động thực sự hấp dẫn trong cả hai dạng hoạt động chính và hưởng ứng; bảo đảm thu hút sự chú ý và tạo điều kiện cho khách tham quan dự được nhiều hoạt động diễn ra ở nhiều điểm bằng cách sắp xếp lịch hoạt động cụ thể, hợp lý; đặc biệt chú ý xây dựng kịch bản, nội dung, hình thức chương trình khai mạc, bế mạc Festival nhằm tạo được ấn tượng tốt, mạnh mẽ cả về nội dung và nghệ thuật thể hiện

2.1.1.2 Chương trình hoạt động Festival Tây Sơn – Bình Định 2008

A Chương trình trọng tâm:

Ngày 1/8/2008

 Lễ dâng hương – dâng hoa tại Điện thờ Tây Sơn

 Chương trình nghệ thuật tổng hợp Lễ Khai mạc

 Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ II

Tối ngày 02/8/2008

 Đêm hoa đăng trên Đầm Thị Nại

Tối ngày 03/8/2008:

 Chương trình nghệ thuật tổng hợp Lễ Bế mạc

 Chung kết cuộc Thi Hoa hậu Những miền Đất võ

B Chương trình hưởng ứng: ( trước và trong festival)

1 Hoạt động thể thao:

Thi đấu Giải quyền Anh trẻ

Giải vô địch Võ cổ truyền toàn quốc

Khai mạc Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ II

2 Hoạt động văn hoá:

Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc

Trang 33

Thi Hoa hậu Những miền Đất võ 2008

3 Hội làng nghề truyền thống và Ẩm thực

4 Liên hoan Sinh vật cảnh

5 Tổ chức các tour du lịch tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

6 Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch biển

7 Hoạt động biểu diễn nghệ thuật

9 Đêm “Thơ Hàn Mặc Tử – Xuân Diệu”

10 Các chương trình biểu diễn nghệ thuật

2.1.2 Chương trình truyền thông Festival Tây Sơn – Bình Định

2008

Festival Tây Sơn Bình Định 2008 có rất nhiều hoạt động được lên kế hoạch và chuẩn bị trong đó công tác truyền thông, hay còn gọi là công tác tuyên truyền Ban tổ chức Festival Tây Sơn Bình Định 2008 lưu tâm BTC chương trình nhận định :

“Đây là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành công của Festival, có ý nghĩa giới thiệu, vận động quần chúng nhân dân trong tỉnh, trong và ngoài nước hưởng ứng, tham gia các mặt hoạt động diễn ra trong kỳ Festival Do đó cần thực hiện công tác này theo phương châm: Kịp thời, sâu rộng, nhiều loại hình, đủ ngành giới, đầy ấn tượng”

Công tác tuyên truyền được giao cho ban Tiểu ban Tuyên truyền chủ trì Nghiên cứu sơ về kế hoạch truyền thông cho Festival Tây Sơn – Bình Định trong năm 2008, chỉ thấy ban tổ chức tập trung vào tìm kiếm các kênh truyền thông cổ điển như báo chí, cổ động trực quan, văn nghệ tuyên truyền

Cụ thể:

Trang 34

1 Tuyên truyền báo chí:

- Tổ chức họp báo và thông báo báo chí trước, trong và sau khi bế mạc Festival: Tổ chức 3 cuộc họp báo tại TP Quy Nhơn, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh công bố chính thức quyết định thời gian, địa điểm, nội dung hoạt động Festival do lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì Thông báo kết quả thực hiện công tác chuẩn bị và chương trình khai mạc, diễn trình các hoạt động, chương trình bế mạc Festival Thông báo sơ bộ tình hình, kết quả thực hiện công tác tổ chức

và hoạt động Festival

- Xây dựng các chuyên mục, trang tin, tờ tin đặc biệt, mở trang web, biên tập, thu phát thanh các tài liệu tuyên truyền, ca khúc cổ động, chuyên đề về Festival phát sóng, phát thanh, đăng tải trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng khác trong và ngoài tỉnh; cung cấp, phối hợp các cơ quan thông tin báo chí của Trung ương đưa tin, bài phản ánh về Festival

- Biên tập tờ tin đặc biệt phản ánh hoạt động Festival và giới thiệu quảng cáo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu, các đặc sản của tỉnh

- Liên hệ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh truyền hình trực tiếp lễ khai mạc và bế mạc Festival

2 Tuyên truyền cổ động trực quan:

- Đầu tư xây dựng mới, chỉnh trang, nâng cấp các panô cổ động phục vụ chính trị, panô quảng cáo thương mại, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác thông tin cổ động, quảng bá Festival ở các tuyến đường chính, các khu vực tổ chức chương trình hoạt động Festival, tại các cơ quan công sở Nhà nước

- Nội dung tuyên truyền, quảng bá là tranh cổ động, panô, khẩu hiệu cổ

Trang 35

Festival và lồng ghép biểu tượng Festival vào các nội dung theo chuyên

ngành

3 Chương trình tuyên truyền văn nghệ:

Thực hiện chương trình tuyên truyền văn nghệ trên sóng phát thanh truyền hình, chương trình thông tin lưu động để giới thiệu rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là nhân dân ở các điểm, các khu vực tổ chức hoạt động tập trung tích cực hưởng ứng tham gia các công tác, phong trào, chương trình hoạt động do chính quyền, tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, cơ quan chức năng có liên quan phát động, vận động Đồng thời tuyên truyền tập trung vào các chủ đề: Xây dựng nếp sống văn minh đô thị; văn minh trong khu vực du lịch; tích cực hưởng ứng Festival bằng việc làm thiết thực; vì lợi ích cộng đồng và mọi người dân trong tỉnh

4 Ấn phẩm văn hoá:

- Tổ chức thi logo, biểu tượng Festival; in ấn giấy mời đại biểu

- Biên tập, in ấn, xuất bản, phát hành đặc san, tuyển tập về tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định, về cơ chế, chính sách ưu đãi hợp tác, đầu tư vào khu Kinh tế Nhơn Hội, sách về Quang Trung (Nguyễn Huệ), các tờ rơi, tờ gấp, sách hướng dẫn du lịch giới thiệu về Festival bằng các ngôn ngữ Việt – Anh - Pháp

- Thực hiện đĩa VCD; tuyển tập nhạc, tuyển tập thơ của các nhạc sĩ, nhà thơ trong và ngoài tỉnh viết về Bình Định, thơ Hàn Mặc Tử, các ấn phẩm ảnh giới thiệu về Bình Định Xưa và nay

2.2 Đánh giá hoạt động truyền thông Festival Tây Sơn – Bình Định

2008

Trang 36

2.2.1 Nhận định hiệu quả truyền thông của Festival Tây Sơn – Bình

Định 2008 thông qua kết quả khảo sát thực tế

Để có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động truyền thông cho Festival trong thực tế Chúng tôi đã tổ chức thực hiện một cuộc khảo sát qui

mô nhỏ ở hai địa phương là Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh (là hai trong ba khu vực có truyền thông cho chương trình) Đối tượng khảo sát là người dân trong độ tuổi từ 15-65 Khảo sát đã thu được kết quả từ 100 bảng hỏi và trả lời để đưa ra được những nhận định khách quan về mức độ thành công của chương trình Từ đó chúng tôi có những đánh giá như sau:

2.2.1.1 Mức độ nhận biết tại địa phương tương đối tốt nhưng vẫn còn nhầm lẫn

Biểu đồ 2.1 : Mức độ nhận biết Festival Tây Sơn – Bình Định

2008

Khi được hỏi về Festival Tây Sơn Bình Định, có 72/100 người biết về chương trình ( chiếm 72% ) Trong đó có hầu hết là sinh sống và làm việc tại Bình Định trong giai đoạn năm 2008 Tuy nhiên, khi đi vào sâu hơn các câu hỏi chi tiết về Festival, có 12 người Bình Định (chiếm 16, 67%) lại trả lời lầm

Trang 37

lẫn sang hai sự kiện khác cũng được tổ chức là Lễ Hội Đống Đa và liên hoan quốc tế võ cổ truyền Khi được hỏi về thời gian diễn ra Festival, chỉ có 47% đáp viên trả lời đúng về thời gian tổ chức Festival Tây Sơn – Bình Định Cho thấy, công tác cập nhật về thời gian địa điểm của chương trình còn chưa cụ thể và để lại dấu ấn sâu sắc

2.2.1.2 Mức độ nhận biết của Festival ở ngoài tỉnh còn rất thấp

Biểu đồ 2.2 : Tỉ lệ nhận biết Festival Tây Sơn – Bình Định 2008

trong và ngoài tỉnh Bình Định

Số liệu cho thấy chỉ có 5/100 người (5%) ở các địa phương khác là biết đến festival BTC dù đã tổ chức họp báo tại TP.HCM, Hà Nội nhưng hiệu quả

còn khá thấp (trích dẫn số liệu khảo sát hiệu quả truyền thông Festival Tây

Sơn – Bình Định 2008,[phụ lục 2]) Có thể do người dân ở các khu vực khác

không là mục tiêu chính của chương trình truyền thông Tuy nhiên, ở thành phố HCM, mặc dù đã tổ chức họp báo với rất nhiều trung tâm thông tin truyền

Trang 38

thông ở đây nhưng người dân hầu hết không biết gì nhiều về Festival Tây Sơn – Bình Định Một khảo sát nhỏ của người làm khóa luận khi phỏng vấn trực tiếp 10 nhà báo và các nhân viên truyền thông làm việc tại thành phố HCM thì chỉ có 2 người là có biết về chương trình vì có tham gia đưa tin cho sự kiện Các nhà báo còn lại hầu như không biết hoặc không cho rằng Festival đã được

thông điệp truyền tải trong các sự kiện (trích số liệu khảo sát hiệu quả truyền

thông Festival Tây Sơn – Bình Định 2008, thông tin về chủ đề chương trình [phụ lục 2]) Khách quan đánh giá, chủ đề “ Hội tụ và phát triển” cho một

chương trình sự kiện khu vực là một chủ đề khá có ý nghĩa nhưng không đặc trưng và làm nổi bật những nét văn hóa và tính chất truyền thống của Bình Định như trong mục đích ban đầu yêu cầu Chủ đề này chỉ thể hiện khá rõ nét trong chương trình biểu diễn nghệ thuật khai mạc và bế mạc Festival, còn các hoạt động khác thì không tập trung và thống nhất

Festival Tây Sơn - Bình Định bao gồm rất nhiều chương trình hưởng ứng

ở nhiều lĩnh vực văn hóa – thể thao – du lịch – nghệ thuật Vì vậy, để thu hút lượng công chúng đến tham dự các chương trình này là việc rất quan trọng của ban truyền thông Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy mức độ quan tâm của người dân về các chương trình có khác nhau như sau:

Trang 39

0 10 20 30 40 50 60

Lễ dâng hương – dâng hoa tại Bảo tàng Quang Trung

Chương trình nghệ thuật tổng hợp lễ khai mạc

Đêm hội hoa đăng mừng đất nước đổi mới

Thi đấu võ thuật Hoa hậu Những miền đất võ Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc

Đêm thơ Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu

Liên hoan sinh vật cảnh

Đêm hội hoa đăng mừng đất nước đổi mới

Thi đấu võ thuật

Hoa hậu Những miền đất võ

Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc

Đêm thơ Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu

Liên hoan sinh vật cảnh

Chương trình nghệ thuật tổng hợp lễ

Trang 40

Các chương trình diễn ra được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, nhưng tính hưởng ứng và liên kết nội dung cho các chương trình nhằm nổi bật chủ đề của Festival thì chưa được thể hiện rõ Một số chương trình như đêm thơ “ Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu”, Liên hoan nghệ thuật tuồng… mặc dù với mục đích quảng bá nền văn hóa thơ ca và nghệ thuật Bình Định, nhưng không được công chúng quan tâm nhiều lắm Đồng thời chủ đề “Hội tụ và phát triển” mà Festival đưa ra cũng không được truyền thông mạnh mẽ để người dân hiểu được ý nghĩa của các chương trình Hoạt động được người dân quan tâm nhiều đó là thi đấu võ thuật, phần vì người dân Bình Định vốn có tinh thần thượng võ, phần vì các hoạt động thi đấu võ thuật được tổ chức kéo dài trước, trong Festival và rộng khắp trên toàn tỉnh chứ không tập trung vào chỉ một địa điểm, cho nên mức độ phổ biến rộng hơn

Các chương trình trọng tâm của Festival như chương trình nghệ thuật tổng hợp đêm Khai mạc và Bế mạc được đầu tư và truyền thông rộng rãi tạo nên hiệu ứng khá tốt trong thực tế Nhưng bên cạnh đó vẫn có những chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Festival không hề được truyền thông để thu hút lượt xem và khai thác dưới nhiều góc độ như Đêm thơ Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu, Lễ hội sinh vật cảnh, Liên hoan nghệ thuật tuồng… Chương trình giao lưu võ thuật dân tộc hàng năm được xem như một hoạt động trong lễ hội cũng không gây được tiếng vang như những gì mọi năm

2.2.1.4 Các điểm nhấn truyền thông trong Festival hầu như không được

biết đến

Có một con số rất đáng nói đến để đánh giá hiệu quả truyền thông của Festival Tây Sơn – Bình Định 2008 đó là số lượng những người biết đến những điểm đặc trưng, nổi bật và gây ấn tượng nhất tại Festival Ở Festival

Tây Sơn – Bình Định 2008, đó là bộ 6 kỉ lục Việt Nam bao gồm : 2 kỉ lục của

Ngày đăng: 01/11/2015, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Michael Schudson, 2003, Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản dịch cuốn The Power of News, Harvard, Harvard University Press, 1995, người dịch: Thế Hùng –Trà My), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Power of News
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
7. Philip Henslowe, 2007, Những Bí quyết căn bản để thành công trong PR ( bản dịch cuốn Public Relations: A Practical Guide to the Basics, 1999, Kogan Page, Ltd., UK; người dịch: Trung An – Việt Hà), Nhà xuất bản trẻ, First News Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Relations: A Practical Guide to the Basics
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
8. Trần Hữu Quang, 2001, Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM)
Nhà XB: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
3. Đỗ Hoa, 2008, Xây dựng kế hoạch truyền thông, NXB Time Universal Communication Khác
6. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên), 2002, Từ điển tiếng Việt, in lần thứ tám, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, HN-Đà Nẵng Khác
9. Trần Hữu Quang, 2006, Xã hội học báo chí, NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương Khác
10. Trần Hữu Quang, 2007, Chân dung công chúng truyền thông, NXB Tp HCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương Khác
12. Bertodo,P. (1990). Implementing a Strategy Vision, Long Range Planning v23, n5. Maryland Heights: Elsevier, p.22-30 Khác
13. Bryman, A. (2008) Social research methods. New York: Oxford, p.31 14. Clampitt. P., DeKoch, R. & Cashman, T. (2000). A strategycommunication about uncertainty, NewYork: Academy of Management Review, p.95-122 Khác
15. Collis, J., & Hussey, R. (2003). Business Research: A practical guide for undergraduate and postgraduate students. (2nd ed.). Hampshire: Palgrave Macmillan, p.56 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w