Việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần hoá học và tác dụng dược lý của các loài cây thuốc có giá trị cao của Việt Nam nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng một cách hợp lí và c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
LÊ THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP MỘT SỐ SECQUITECPEN TỪ
RỄ CÂY TRẠCH TẢ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ
Người hướng dẫn khoa học Th.S PHẠM HẢI YẾN
HÀ NỘI – 2010
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo-Th.s Phạm Hải Yến - viện hóa học các hợp chất thiên nhiên - viện khoa học công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này
Em xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và các cán bộ viện hoá học các hợp chất thiên nhiên – viện khoa học và công nghệ Việt Nam về những sự giúp
đỡ trong quá trình thực hiện khoá luận này
Em xin trân trọng cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong bộ môn hoá hữu cơ trường ĐH sư phạm Hà Nội II đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập ở trường và hoàn thiện khoá luận này
Bản thân đã hết sức cố gắng nhưng việc thực hiện khoá luận này không tránh khỏi một số sai sót Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn sinh viên quan tâm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả trong khoá luận tốt nghiệp này là do tôi nghiên cứu ra mà không sao chép của ai
Nếu có bất kỳ vấn đề gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Lê Thị Thu Trang
Trang 4Mở đầu
Nguồn dược liệu Việt Nam rất phong phú và đa dạng, bao gồm thực vật , động vật và khoáng vật Trong đó, dược liệu từ cây cỏ giữ vị trí quan trọng nhất về thành phần, chủng loại cũng như giá trị sử dụng
Nước Việt Nam, phần đất liền, trải dài từ 8030‟ đến 23022‟ vĩ độ Bắc, phía đông vầ nam giáp biển Đông, tây giáp Lào và Campuchia, bắc giáp Trung Quốc Diện tích hơn 330.000 km2, trong đó đồi núi chiếm gần 4/5 Dãy núi cao nhất là Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m
Về khí hậu, Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm với nét đặc trưng thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía bắc
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu nêu trên đã tạo nên mức độ đa dạng cao về sinh học ở Việt Nam Theo những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Việt Nam có gần 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo [1,2,3] Trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc Từ ngàn xưa, cha ông ta đã sử dụng nhiều phương thuốc dân gian từ cây cỏ để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, hay tạo mùi thơm… như lá Tía tô giải cảm, Thì là, Xả tạo mùi thơm và Nhân sâm tăng cường sức đề kháng Các phương thuốc y học cổ truyền đã thể hiện những mặt mạnh trong điều trị bệnh là ít độc tính và tác dụng phụ Do đó ngày nay con người ngày càng quan tâm đến các hợp chất có hoạt tính sinh học trong thực vật và động vật Về lâu dài, đối với sự phát triển các dược phẩm mới, các hợp chất có hoạt tính sinh học đóng vai trò rất quan trọng, nó là chất khởi đầu cho việc tổng hợp nên các loại thuốc mới có tác dụng tốt hơn
Trang 5Việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần hoá học và tác dụng dược lý của các loài cây thuốc có giá trị cao của Việt Nam nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng một cách hợp lí và có hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt Theo hướng nghiên cứu trên, Luận văn này tập trung nghiên cứu,
phân lập các hợp chất sesquitecpen trong cây Trạch tả (Alisma
plantago-aquatica L.) có hoạt tính sinh học cao nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu
tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc mới cũng như giải thích được tác dụng chữa bệnh của các cây thuốc cổ truyền
Nội dung của Luận văn bao gồm:
1 Phân lập các hợp chất sesquitecpen từ cây Trạch tả
2 Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ cây Trạch tả
3 Nghiên cứu hoạt tính kháng một số vsvkđ
Trang 6Cụm hoa mọc trên một cán thẳng, dài có khi đến 1 m thành chùy có nhiều hoa xếp thành tầng nhỏ dần về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành những chùy nhỏ, hoa lưỡng tính, có màu trắng hoặc hồng, đài có 3 răng màu lục, tồn tại đến khi thành quả, tràng hoa 3 cánh có một cựa màu vàng nhạt rất mỏng và rụng sớm, nhị 6 9 , dẹt, bầu có nhiều ô xếp thành một vòng, mỗi ô có một noãn, vòi nhụy mảnh, dễ rụng
Quả bế dẹp, dạng màng, có đài tồn tại
Mùa ra hoa và thành quả tháng 10 12 hàng năm
Hình 1.1 Cây Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.)
Trang 71.1.2 Phân bố và sinh thái [4,14]
Chi Alisma L có khoảng 10 loài, phân bố rải rác từ vùng nhiệt đới đến
vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm Trên thế giới có hai loài được dùng làm
thuốc là cây Trạch tả (A plantago- aquatica L.) và loài A canaliculatum
Braun et Bouché có ở Triều Tiên
Cây Trạch tả có nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam Cùng với quần thể Trạch tả được trồng ở nhiều nơi trên nước ta, người
ta còn tìm thấy chúng mọc tự nhiên ở nhiều nơi khác như các ruộng, ao hồ khắp các tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây
Trạch tả là cây thuỷ sinh, có phần thân rễ sống ngập trong bùn nước, còn toàn bộ phần thân và lá mọc khỏi mặt nước Chính vì vậy, chiều dài của phần cuống và thân phụ thuộc vào chiều dài ngập nước Hoa Trạch tả phải ở trên mặt nước mới thụ phấn được Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, phát tán nhờ nước Sau mùa hoa quả thì phần trên mặt nước bị lụi tàn đi
Trạch tả có khả năng đẻ nhánh khỏe từ thân rễ
Trang 8quả kém hơn Phương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn đến hiệu quả lợi niệu không giống nhau Người khoẻ mạnh uống nước sắc Trạch tả thì tăng lượng bài tiết nước tiểu, urê và Na+, các tác dụng này kém hơn khi thử nghiệm trên thỏ theo đường uống, nhưng vẫn tốt khi tiêm cao lỏng vào xoang bụng thỏ
2 ảnh hưởng đến chuyển hoá mỡ
Thí nghiệm trên thỏ gây lipit cao, thành phần tan trong dầu Trạch tả trộn với thức ăn hàng ngày với tỉ lệ 0,5% có tác dụng hạ lipit máu và chống
xơ vữa động mạnh một cách rõ rệt Trên chuột cống trắng có lipit máu tăng cao thực nghiệm, các hợp chất alisol A, và các dẫn xuất monoaxetat của alismol A, B, C trộn với thức ăn hàng ngày của chuột với tỉ lệ 0,05-0,1% có tác dụng hạ cholesterol máu đạt 50% Các thí nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy alisol A có tác dụng ức chế quá trình este hoá cholesterol ở ruột non chuột nhắt trắng đồng thời làm giảm tỉ lệ hấp thụ cholesterol ở ruột đạt 34% Trên thỏ có chế độ ăn giầu cholesterol và lipit, Trạch tả có tác dụng làm giảm lượng lipit ở gan Đối với chuột cống trắng có chế độ ăn thiếu protein dẫn đến gan nhiễm mỡ thì Trạch tả có tác dụng điều trị rõ rệt Trên lâm sàng, ở những bệnh nhân có hàm lượng lipit máu tăng, hàng ngày uống viên Trạch tả với liều 4,2g/người, dùng từ 2-4 tuần có tác dụng làm giảm cholesterol máu, -lipoprotein và triglycerit trong máu Nước sắc Trạch tả thí nghiệm trên chuột cống trắng với liều 20g/kg cho thẳng vào
dạ dầy dùng trong 7 tuần có tác dụng làm giảm triglycerit trong máu, lượng
mỡ ở các phủ tạng và giảm trọng lượng béo phì do dùng glutamat natri (MSG)
3 Tác dụng chống viêm
Trang 9Nước sắc Trạch tả dùng với liều 20g/kg bằng đường cho thẳng vào dạ dầy, thí nghiệm trên chuột nhất trắng có tác dụng ức chế sưng phù ở tai chuột do dimetyl-benzen gây nên, đồng thời ức chế sự tăng sinh của tổ chức
u hạt ở chuột cống trắng trong thí nghiệm cấy dưới da natri nitrat, Trạch tả còn làm giảm lượng urê và cholesterol trong máu
4 Các tác dụng dược lý khác
Cao lỏng Trạch tả trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp Trên thỏ, cao Trạch tả với liều 6g/kg tiêm dưới da trong vòng 5 giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện đường huyết hạ, nhưng nếu dùng nước sắc thì không có tác dụng trên Thí nghiệm trên ống kính, Trạch tả có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao Ngoài ra các alisol A, B, C monoaxetat còn có tác dụng bảo vệ gan, chống các tổn thương gan do tetraclorit carbon gây nên
Về độc tính, dịch chiết metanol Trạch tả trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm xoan bụng có LD50 = 0,98 và 1,27 g/kg Thí nghiệm trường diễn cho bột Trạch tả vào thức ăn của chuột cống trắng với tỉ
lệ 1% dùng trong 2 tháng liền không có biểu hiện ngộ độc
Theo Đỗ Tất Lợi, nước sắc Trạch tả dùng chữa các bệnh thuỷ thũng,
cổ trướng, chữa lipit máu cao, chữa các bênh béo phì, cao huyết áp, chữa bệnh gan nhiệm mỡ và bệnh tiểu đường
1.1.4 Các bài thuốc có Trạch tả[1,4]
Chữa thuỷ trũng, cổ trướng
Trạch tả, bạch truật mỗi thứ 15g, nghiền thành bột Uống với nước sắc phục linh
Chữa tiểu tiện khó do thử nhiệt
Trang 10Trạch tả, xa tiền tử mỗi vị 10g; thông thảo 6g Sắc nước uống
Chữa lipit máu cao
Trạch tả 3g, hà thủ ô 3g, hoàng tinh 3g, kim anh tử 3g, sơn tra 3g, thảo quyết minh 6g, tang ký sinh 6g, mộc hương 1g Chế cao làm viên, mỗi viên tương đương 1,1g dược liệu Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 8 viên
Chữa bệnh béo phì đơn thuần
Trạch tả 12g, phan tả diệp 1,5g, sơn tra 12g, thảo quyết minh 12g Tất
cả thái nhỏ, hãm với nước sôi, chia làm hai lần uống trong ngày Mỗi đợt điều trị kéo dài 4 tuần
Chữa cao huyết áp
Trạch tả, ích mẫu, xa tiền tử, hạ khô thảo, thảo quyết minh, câu đằng (liều lượng các vị bằng nhau) Sắc nước uống
Chữa chóng mặt hoa mắt
Trạch tả 9g, bạch truật 9g, phục linh 9g, bán hạ (chế) 9g, hạ liên thảo 10g, nữ trinh tử 9g Sắc nước uống
Chữa gan nhiễm mỡ
Trạch tả 20g, hà thủ ô (sống), thảo quyết minh, đan sâm, hoàng kỳ mỗi
vị 15g, sơn tra (sống) 30g, hổ trượng 12g, hà diệp 15g Sắc nước uống, ngày dùng một thang
Chữa bệnh tiểu đường
Trạch tả, ngọn trúc, sa uyển, tật lê mỗi vị 12g; hoài sơn, tang bạch bì, câu kỷ tử mỗi vị 15g; râu ngô 9g, uống 7 thang trong một đợt điều trị Kiên thức ăn lạnh, cay và thịt dê, thịt cừu
1.2 Thành phần hoá học [1,4,14]
Thân và rễ Trạch tả có chứa tinh dầu và chất nhựa (khoảng 7%), protit, tinh bột 23% Cụm hoa có nhiều phytohormon Thân và rễ của thứ
Trang 11orientale chứa các tritecpen alisol A, alisol A monoaxetat, alisol B, alisol B monoaxetat, alisol C monoaxetat, epi alisol A Ngoài ra Trạch tả còn chứa alismol, alismoxit, alimalacton 23-axetate, alismaxetone-A, -Sitosterol-3-O-sterat, Tricosan, -Sitosterol, axit stearic, glyceryl-1-stearat, daucosterol-6‟-O-stearat, emodin, alizexol A, các sunfoorientalol a, b, c, d
Theo Kimura Hiromi và cộng sự (1994) [15], alismol và hydroxyalismol, 16-xetoalismol A và 13,17-epoxyalisol A chiết xuất từ thân
10-và rễ đều có tác dụng chữa trị các rối loạn chức năng gan
Theo Shimizu và cộng sự (1994) [15] Trạch tả có một glucan gọi là Alisma n Si chỉ gồm có các đơn vị glucozơ
Theo Tomada Masashi và cộng sự (1994) [15] đã phân lập được
polysaccarit gọi là Alisma PH bao gồm L-arabinozơ, galactozơ, axit glucuronic theo tỷ lệ 4/9/2 có thêm vài nhóm O-axetyl Cũng theo tác giả
D-này thì thứ orientale còn có một polysaccarit axit gọi là alisma n PIII F bao gồm L-arabinozơ-D-galactozơ-L-rhamnozơ-D-axit galacturonic-axit glucuronic theo tỉ lệ 1/5/3/8/2
Năm 1977, Yoshiteru Oshima, Tsuneo Iwakawa và Hiroshi Hikino
[20] đã phân lập được từ phân đoạn etyl axetat 2 sesquitecpen mới là alismol, alismoxit Bằng các phương pháp phổ tác giả đã chứng minh được:
- Alismol là 1,5-guaia-6,10(15)-dien-4-ol
- Alismoxit là 4,10-epoxy-1,5-guai-6-en
Năm 1992, Masayuki Yoshikawa và cộng sự [22] đã phân lập được từ phân đoạn etyl axetat 3 sesquitecpen mới là Orientalols A, B và C cùng 2 sesquitecpen đã biết là alismol, alismoxit
Trang 12Năm 2003, SangMyung Lee và cộng sự [10] đã phân lập được từ phân đoạn etyl axetat 4 tritecpen là alisol B 23- axetat, alisol C 23- axetat, alisol A 24- axetat và alisol B Bằng phương pháp thử độc tính tế bào (invitro cytotoxicity) các tác giả đã chỉ ra rằng alisol B có hoạt tính đặc biệt đối với các dòng tế bào ung thư SK-OV3, B16-F10 và HT-1080 với ED50 có giá trị lần lượt là 7,5; 7,5; 4,9 g/ml
Năm 2002, SangMyung Lee, và cộng sự [8] đã tổng hợp ra 12 dẫn xuất từ alisol B 23- axetat, và thử hoạt tính sinh học của những chất này Trong số những hợp chất tổng hợp được, thấy hợp chất 23S-axetoxy-24R(25)-epoxy-11, 23S-dihydroxyprotost-13(17)-en-3-hy-droxy-imin (12)
có hoạt tính đối với các dòng tế bào ung thư A549, SK-OV3, B16-F10 và HT1080 với ED50 có giá trị lần lượt là 10,0; 8,7; 5,2 và 3,1 g/ml Ngoài ra còn có 23S-axetoxy-13(17),24R(25)-diepoxy-11, 23S-dihydroxyprotost-3-
on (5), 13(17),24R(25)-diepoxy-11, 23S-dihydroxyprotost-3-on (6),
24R,25-epoxy-11, 23S-dihydroxyprotost-13(17)-en-3-on (7), và 11, 23S,24R,25-tetrahydroxyprotost-13(17)-en-3-on cũng có hoạt tính đối với các dòng tế bào ung thư B16-F10 và HT1080 Một số hợp chất đã được phân
lập từ cây Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.) được giới thiệu trong
bảng 1
Trang 13Bảng1 Một số hợp chất đã được phân lập từ cây Alisma plantago
9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19
20
21 22
23 24 25 26
2 3 4 5 6 7 8
9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19
20
21 22
23 24 25 26
27
28 29
9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19
20
21 22 23 24 25 26
9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19
20
21 22
23 24 25 26
27
28 29
9 10
11 12 13 14 15 17
18 19
20
21 22
23 24 25 26
9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19
20
21 22
23 24 25 26
27
28 29
30
Epialisol A (alisol E)
Trang 149 10
11 12 13 14 15 17
18 19
20
21 22
23 24 25 26
9 10
11 12 13 14 15 17
18 19
20
21 22
23 24 25 26
27
28 29
9 10
11 12
14 15 16 17
18 19
20
21 22 23 24 25 26
9 10
11 12 13 14 15 17
18 19
20
21 22 23 24 25 26
27
28 29
1.3.1 Đại cương và phân loại
Tecpen là một trong những hợp chất thiên nhiên phổ biến nhất và lý thú nhất về phương diện hoá học
Trang 15Đó là thành phần chính của các loại tinh dầu mà ta thường dùng trong công nghệ hương mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm Những tecpen bậc cao thường là những chất có hoạt tính sinh học quan trọng
Người ta phân loại các tecpen theo đơn vị isopren:
Monotecpen C10 (2 đơn vị isopren)
Sesquitecpen C15 (3 đơn vị isopren)
Ditecpen C20 (4 đơn vị isopren)
Sestertecpen C25 (5 đơn vị isopren)
Tritecpen C30 (6 đơn vị isopren)
Carotenoid (tetratecpen) C40 và cao su (C5)n
Isopren là một chất không có trong tự nhiên nhưng có thể tổng hợp theo quy trình Merlinh rất đẹp
Trang 16
Các đơn vị isopren nối với nhau theo kiểu đầu đuôi, (đầu: mút nhánh, đuôi: nhóm etyl không phân nhánh) Cũng có thể là đầu - đầu hoặc đuôi - đuôi
Isopren đầu đuôi
OH
Vitamin A
Trang 17®u«i
®Çu
®u«i 12 13
1.3.2 Sesquitecpen
Mặc dù cơ sở của hoá học sesquitecpen đã có từ thế kỷ 19, nhưng hoá học sesquitecpen chỉ được thực sự thúc đẩy với tốc độ nhanh chóng bởi những công trình „đầu tầu‟ của Wallach, Semmler và nhất là của Ruzicka song song với sự phát triển của các phương pháp hiện đại về tách lập, tinh chế, xác định cấu trúc và tổng hợp
Có khoảng 1000 sesquitecpen thuộc khoảng 100 khung Với số lượng chiếm khoảng một phần tư tổng số các chất tecpenoit tự nhiên mà ta biết ngày nay, các sesquitecpen là nhóm chất tecpenoit lớn nhất ở đây ta chỉ đề cập đến những khung chính, hoặc những loại chất lý thú về về phương diện thực tiễn
Sesquitecpen mạch thẳng
Quan trọng nhất là 2 ancol: Farnesol và nerolidol
Farnesol có 3 nối đôi, thành phần chính của dầu hoa tigôn, có trong cả dầu sả, hoa hồng, quýt dùng làm hương liệu vì có mùi dễ chịu
Trang 18Farnesol
Nerolidol là ancol bậc 3, quan hệ với farnesol như là linalool với geraniol, dưới tác dụng của anhydrit axetic nó chịu sự chuyển vị allyl thành farnesol Nerolidol có trong dầu cam quýt, là thành phần chủ yếu của dầu pơmu
bằng phản ứng Carroll
Trang 19 Một số loại sesquitecpen kiểu farnesol rất lý thú, thu hút sự chú ý của nhiều nhà hóa học đó là chất kích thích tăng trưởng sâu non(juvenile hormon) lấy từ giống bướm tằm lớn Hyalophora cecropia
Juvenile (Chú ý: Khác với “hooc-môn lột xác” ecdison có khung steroit)
Sesquitecpen mạch vòng đơn
Một hợp chất quan trong có thể coi như là do sự đóng vòng đơn của farnesol tạo thành, là chất điều tiết sinh trưởng axit absscisic (ABA) kiểm soát sự “ngủ” của chồi cây và hạt cây, nên còn gọi là dormin (công trình nghiên cứu của Cornforth) Đã có nhiều công trình về sự tổng hợp ABA nhưng phương pháp kinh tế nhất là của Roberts đi từ -jonon
Axit abssxisic
Trang 20 Biosabolen là một trong những hydrocacbua sesquitecpenic phổ biến nhất có trong dầu chanh
Zingiberen là thành phần chủ yếu của dầu gừng, có 2 nối đôi liên hợp
có thể nhận biết bằng quang phổ hấp thụ hoặc bằng hydro hoá với Na/ancol cho dihydrozingiberen
Zingiberen
Curcumen có trong dầu nghệ Curcuma aromatica Salisb, có tác dụng
diệt khuẩn, làm vết thương chóng thành sẹo, chữa loét tá tràng
Trang 21 Một chất sesquitecpen dị thương thuộc nhóm cadinen là gossypol, chất cắc tố màu vàng có độc tố trong hạt bông, có tác dụng gây vô sinh đối với đàn ông, và được nghiên cứu ở Trung Quốc để điều chế những dẫn xuất làm thuốc ngừa thụ tinh cho nam giới
trám (essence d’esesleesmi) nhưng đại diện quan trọng nhất của nhóm này
là -santonin có trong các loại cây Artemisi, phổ biến nhất trong thiên nhiên nhất là ở Liên Xô (cũ), ấn Độ, Iran dùng làm thuốc trừ giun rất hiệu nghiệm, là một xetolacton, khi hòa vào kiềm thì tạo ra muối của axit santoninic, nếu axit hóa thì trở lại santonin
Eudesmol Elemol -Santonin
Mạch 3 vòng thì có cedrol ở trong tinh dầu Hoàng đàn (ceder) dùng làm chất định hướng tốt
Trang 22Cedrol
Một hợp chất khác rất lý thú, phổ biến khá rộng và biến hóa bất thường là caryophyllen Người ta đặt tên cho nó là chất “tung hứng” vì phải tốn rất nhiều công để xác định cấu trúc của nó
Sự chuyển vị (xúc tác bởi axit) của caryophyllen dẫn tới 2 hợp chất chính caryolan-1-ol và cloven
H
OH
Caryophyllen Caryolan 1-ol cloven
Caryophyllen Caryolan 1-o1 Cloven
Isocaryophyllen, đồng phân cis của caryophyllen khi chuyển vị (xúc tác bởi axit) cho neocloven và một olefin 3 vòng
H
H
H H
H
Isocaryophyllen Neocloven Olefin 3 vòng
Sesquitecpenlacton