1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật hề trong hài kịch môlie

52 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 361,26 KB

Nội dung

Vì thế để có thể hiểu được nội dung, vấn đề tạo nên tiếng cười từ các sáng tác của Molie người viết luận văn xin đi vào nghiên cứu đề tài: “ Nhân vật hề trong hài kịch của Molie”.. Tiếp

Trang 1

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Molie (1622 - 1673) là một đại biểu xuất sắc của nền văn học Pháp thế

kỷ XVII Tiếp nối và phát huy truyền thống kịch hề dân gian Pháp, được coi là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp, Molie đã đưa thể loại này đạt đến

đỉnh vinh quang Hơn ba trăm năm đã qua kể từ khi Molie qua đời, hài kịch của ông vẫn còn là những tiếng cười khoẻ khoắn yêu đời, tiếng cười ồn ào vui nhộn, tiếng cười sâu sắc thâm trầm, tiếng cười phê phán những lực lượng xã hội cổ hủ, phê phán những lực lượng ngăn cản bước tiến của xã hội

Hài kịch của Molie là những bức hoạ chân thực về một cung đình ăn bám xấu xa, gồm những lớp người quý tộc lớn nhỏ huênh hoang, trống rỗng, ngu xuẩn, ăn hại như nấm độc, loè loẹt bám vào thân cây mục nát, về những lớp người tư sản ích kỉ, hợm của gia trưởng một cách tàn ác Hài kịch của Molie đồng thời cũng là những bức họa khoẻ khoắn về lớp người trung thực

đại diện cho lương tri ngay thẳng, trong sáng

Trong lịch sử nghiên cứu hài kịch của Molie thì việc tìm hiểu và đánh giá các tác phẩm của ông được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau mà tiếng cười trong hài kịch của Molie là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hầu hết các tác phẩm của ông Vì thế để có thể hiểu được nội dung, vấn đề tạo nên tiếng cười

từ các sáng tác của Molie người viết luận văn xin đi vào nghiên cứu đề tài:

“ Nhân vật hề trong hài kịch của Molie”

Đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình nghiên cứu tìm hiểu về hài kịch của Molie Song thế giới nghệ thuật của các thiên tài bao giờ cũng là điều bí

ẩn mà muốn giải đáp tường tận, tiếp cận và khám phá là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng tạo, không chỉ cần công sức mà còn cần có thời gian của nhiều người cũng như nhiều thế hệ Nghiên cứu hài kịch của Molie

Trang 2

ngày càng hấp dẫn giới nghiên cứu hơn Tiếp bước các thế hệ đi trước cùng sự yêu thích hài kịch của Molie, người viết luận văn đã chọn đề tài nghiên cứu:

“ Nhân vật hề trong hài kịch của Molie” mong muốn đưa ra những nhận định

ban đầu của mình, đồng thời phần nào giúp người đọc hiểu được thế giới nhân vật trong hài kịch của Molie

Nhân vật hề chỉ là loại nhân vật phụ nhưng lại không thể thiếu được trong thể loại hài kịch Loại nhân vật này góp phần quan trọng trong việc tạo nên những tiếng cười khoẻ khoắn, vui nhộn, lạc quan, xoá đi những căng

thẳng mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày và phục vụ cho mục đích: “ Dùng

tiếng cười để tỗng tiến quá khứ một cách vui vẻ” Việc đi vào tìm hiểu và

khám phá loại nhân vật này còn là cơ sở bước đầu để người đọc đi sâu vào khám khá và tìm hiểu thế giới nhân vật trong hài kịch của Molie một cách sâu sắc và đầy đủ hơn Đồng thời giúp cho các thế hệ đi sau từ đây có thể tiếp tục

đi vào nghiên cứu các vở hài kịch của Molie

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu nhân vật hề trong các vở hài kịch của Molie ta còn thấy được tâm hồn lạc quan, tinh tế và nhạy cảm của Molie trong cách nhìn nhận cuộc đời và con người

Hơn nữa tác giả Molie còn là người có mặt trong chương trình phổ

thông với hai đoạn trích tiêu biểu trong vở “ Tư sản quý tộc” đó là hai đoạn:

“Ông Giuốc - đanh muốn trở thành nhà bác học” và đoạn “Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục” Nên nghiên cứu đề tài này còn nhằm góp một phần nhỏ vào

việc củng cố và nâng cao việc giảng dạy và học tập về tác giả Molie trong nhà trường phổ thông

Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài này vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thời sự gắn liền với thực tế dạy học ở trường phổ thông

Trang 3

2 Giới hạn đề tài

Sự nghiệp sáng tác của Molie khá đồ sộ, ông đã để lại cho nền văn học nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng và dựng nên nhiều điển hình trào phúng xuất sắc

Tuy nhiên trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, người viết chỉ đi

vào nghiên cứu đề tài nhỏ “ Nhân vật hề trong hài kịch của Molie” Qua các

Nghiên cứu khoá luận về hài kịch của Molie, người nghiên cứu đi vào

đề tài trên có sử dụng một số tác phẩm khác của Molie nhằm mục đích tạo cho bài viết sự sinh động và sâu sắc hơn

4 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích là một thao tác quan trọng giúp người viết có thể khám phá

Trang 4

đưa ra những quan niêm trong cách xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật hề trong các tác phẩm hài kịch của Molie Đồng thời giúp mọi người thấy được những nét đặc sắc, tài ba của Molie khi xây dựng nên thế giới nhân vật phong phú và đa dạng trong các sáng tác của mình

4 Lịch sử vấn đề

Molie là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa Pháp, của lịch sử văn học Pháp

và của lịch sử sân khấu thế giới Là nhà viết hài kịch lỗi lạc, một diễn viên danh tiếng, một nhà đạo diễn tài năng, một người quản lý xuất sắc đoàn kịch Molie đã cống hiến trọn đời cho nghệ thuật sân khấu

Hài kịch của Molie ra đời giữa lúc phái phản động Giatô giáo đã tiêu diệt nền kịch phục hưng ý và Tây Ban Nha, giữa lúc phái Thanh giáo Anh đã quét sạch các rạp hát của thành phố Luân Đôn Công lao to lớn của Molie là

đã một lần nữa giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa nhân bản và khôi phục lại tính tư tưởng và tính nhân dân cho nền sân khấu châu Âu Vì vậy mà hài kịch của Molie trong lịch sử sân khấu thế giới có một ý nghĩa rất quan trọng Nó là

sự kết hợp những truyền thống tốt đẹp của nền kịch dân gian Pháp với những tư tưởng tiên tiến của chủ nghĩa nhân bản Hài kịch của ông là cái dấu nối của hai thời đại lớn trong lịch sử văn học nghệ thuật châu Âu: Thời đại Phục hưng

và thời đại Khai sáng Ông tiếp tục những tư tưởng tiến bộ của Môngtenhơ, Rabơle và báo trước sự xuất hiện của những nhà khai sáng Pháp ở thế kỉ XVII

Đặc biệt là những nhà soạn kịch nổi tiếng như: Lơxagiơ và Bơmacse Tuy vậy Molie không chỉ có ảnh hưởng trong hai thời kì đó, cũng không chỉ trong phạm vi nước Pháp hay châu Âu Tên tuổi của ông còn gắn liền với các cuộc

đấu tranh cho nghệ thuật mới chân thực và có tính tư tưởng cho những nguyên tắc sáng tác lấy chân lý cuộc sống làm sơ sở Leptonxtôi đã nhìn thấy một

cách sâu sắc giá trị ở những vở hài kịch của Molie khi nhà văn nói: “ Có lẽ

Molie là nhà nghệ sĩ có tính toàn dân nhất và vì vậy mà tuyệt diệu nhất của nền nghệ thuật mới” Hài kịch của Molie nhằm vào những vấn đề của thời đại

Trang 5

có nội dung phê phán quyết liệt đối với cái xấu xa, khám phá những mâu thuẫn cơ bản của xã hội đương thời Để thực hiện nhiệm vụ đó ông đã xây dựng nên những điển hình trào phúng xuất sắc thể hiện những thói xấu chủ yếu nhất của xã hội quý tộc và xã hội tư sản thời đó Trong khi lên án đả phá những thói xấu của xã hội đương thời, ông đã bênh vực quyền lợi của nhân dân, đã nhìn và phê phán những thói xấu đó dựa vào lương tri lành mạnh của nhân dân và để đối lập với những nhân vật trào phúng ông đã tìm thấy trong nhân dân những nhân vật có bản chất lành mạnh và có khả năng hành động nhất Chính nhờ tính nhân dân đậm đà đó mà hài kịch Molie nổi bật lên trên bối cảnh văn học nghệ thuật đương thời, vượt qua được loại kịch hề thô lỗ chỉ

cố tính chất mua vui thuần tuý lưu hành rộng rãi thời đó Cái tạo nên sự vĩ đại của Molie chính là sự hiểu biết sâu sắc đối với cuộc sống và tình yêu nồng nhiệt đối với nhân dân mà ông gần gũi hàng ngày trong đời sống cũng như trên sân khấu

Molie là tác giả lớn của thế giới vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiểu luận khoa học ở bậc Đại học, Cao học, Luận án bảo vệ thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư Những bài nghiên cứu hài kịch Molie có thể kể ra tiêu biểu như:

“ Thời gian và không gian nghệ thuật trong hài kịch Molie”; “ Nghệ thuật xây

dựng tính cách”; “ Nghệ thuật gây cười trong một số vở hài kịch của Molie”;

“ Tiếng cười trong hài kịch Molie” Song trong phạm vi bài khoá luận tốt

nghiệp, người viết không thể tập trung nghiên cứu tất cả các vấn đề xoay

quanh hài kịch Molie mà chỉ đi sâu tiếp cận đề tài từ góc độ: “ Nhân vật hề

trong hài kịch của Molie” Trên cơ sở đi vào tìm hiểu, phân tích đánh giá một

số văn bản hài kịch Molie đã dịch ra tiếng Việt Trước khi đi vào tìm hiểu đề tài khoá luận, người viết có làm một công việc: Khảo sát, tập hợp và thống kê một số công trình nghiên cứu về Molie như sau:

Trong cuốn giáo trình: “ Văn học phương Tây” (2003), NXBGD đã giới thiệu những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Molie: “ Một tài năng

Trang 6

nảy sinh trong rèn luyện và đấu tranh gian khổ” và một số vở hài kịch tiêu

biểu của ông:

A Jăng Baptixtơ Pôcơlanh (Molie) sinh tại Pari trong một gia đình tư sản, hầu cận nhà vua, hoạt động chủ yếu vào nửa cuối thế kỉ XVII, cùng với Laphôngten, Boalô, Raxin Molie không chỉ khi còn sống mà khi đã qua đời vẫn được người đời đề cao Dù nhà thờ, giới tư sản quý tộc, triều đình có thù ghét ông, dù cho sau khi ông mất vợ ông đã phải khốn khổ quỳ phục để xin nhà vua cho phép được chôn ông ở nghĩa địa nhà thờ lúc đêm khuya thì ông vẫn khẳng định được vị trí của mình đối với những nhà cầm quyền trong giới tư sản quý tộc bởi chính tài năng tâm hồn, nhân cách, bởi những tiếng nói chân thực cảm thông với con người mà ông để lại cho hậu thế

Điều này còn được khẳng định rõ nét hơn trong cuốn: “ Lịch sử văn học

phương Tây” (1979), NXBGD : “ Ba mươi năm sau, Molie mất rồi LuI XIV gọi Boalô đến mà hỏi rằng: Theo người thì suốt mấy chục năm vương nghiệp của

ta nước Pháp có gì là hiển hách nhất, Boalô đáp: Tâu bệ hạ: Molie” Điều

này có thể là một giai thoại, nhưng nó được sinh ra trên một sự thật hiển nhiên Quả Molie đã là một nhà văn lớn trên thế giới Hơn ba thế kỉ đã qua đi với biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, bao biến đổi của lòng người nhưng những tác phẩm của ông vẫn luôn lấp lánh toả sáng và được cả nhân loại đón nhận trong sự trân trọng và yêu mến

Cũng trong “Lịch sử văn học phương Tây” - tập1, NXBGD đã khẳng

định về sự nghiệp cao quý của Molie: “ Cuộc đời của Molie là một quá trình

chiến đấu dũng cảm không ngừng chống lại mọi thế lực phản động đương thời Vừa là nhà soạn kịch, người diễn viên, người dàn cảnh, người đạo diễn Molie

đã dốc tất cả cho sự nghiệp cao quý của mình Bất chấp cả đói rét, bệnh tật, bất chấp cả Giavet và Tactuyp”

Về mặt ngôn ngữ: Molie đã có đóng góp rất nhiều cho chúng ta, có thể thấy rất rõ ở sự kết hợp linh hoạt giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ bác học

Trang 7

trong các tác phẩm của ông Nó tạo cho người nghe sự gần gũi ấm áp Đúng

như lời của Abraham đã đánh giá: “ Lời thơ của Molie viết ra rất ngon, lướt đi

dìu dặt trên môi, sóng đôi với tâm tư cho đến tận tai khán giả, rồi ở đây bốc lên thành văn như khói hương, ăn khớp hoàn toàn ” Tiếng nói của Molie

nhờ thế trở lên rất sinh động qua lời đối thoại của các nhân vật trên sân khấu

Điều này tạo nên sức hấp dẫn đối với khán giả mỗi lần đến với vở kịch của Molie được công diễn

Nhận định về cuộc đời, sự nghiệp, giá trị to lớn của nghệ thuật hài kịch

Molie tác giả Đỗ Đức Hiểu trong “ Lịch sử văn học Pháp” đã viết: “Molie là

nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp và của nhân loại Sáng tác của ông đa dạng, đầy sức sống, đầy mầu sắc, là bức tranh sinh động của nước Pháp thế kỉ XVII, mang tính nhân loại sâu sắc Hài kịch Molie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi sáng, yêu đời Nó thức tỉnh con người, nó khuấy đảo những ai thờ ơ với cuộc sống con người và cái đẹp”

Những nhân vật hiện lên trong các tác phẩm của ông trừ có vua còn tất cả các hạng người từ nhà tư sản cho đến con ở, con sen đều có mặt đầy đủ với những tính cách tiêu biểu sinh động Bên cạnh việc dành nhiều tình cảm ưu ái cho các nhân vật người hầu trong các vở kịch của ông thì còn có một kiểu nhân vật có vai trò quan trọng làm nên sự thành công của các vở hài kịch mà Molie cũng dành nhiều công sức để xây dựng đó là kiểu nhân vật hề trong các

vở hài kịch của ông Kiểu nhân vật này không chỉ mang đến tiếng cười sảng khoái ồn ào vui nhộn, tống tiễn những cái lỗi thời, lạc hậu một cách vui vẻ mà còn là nơi để tác giả gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình và thể hiện cách nhìn đời, nhìn con người đầy lạc quan, tinh tế và nhạy cảm của nhà văn

Cùng với nhiều đề tài nghiên cứu về Molie thì việc nghiên cứu đề tài

“Nhân vật hề trong hài kịch của Molie” còn mở rộng để độc giả hướng ngòi

bút khám phá mở rộng những hiểu biết của mình tới chân trời nghệ thuật hài

Trang 8

những định hướng cụ thể khi triển khai đề tài Trong khi đi vào cụ thể hoá đề tài của mình người viết có sự liên hệ với một số tác giả kịch khác, để làm cho bài viết sinh động và sâu sắc hơn Tuy nhiên, những thiếu sót là không thể tránh khỏi, người viết rất mong được sự thông cảm và góp ý của những ai quan tâm và yêu thích hài kịch của Molie

Trang 9

Nội dung

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung

1.1 Một số vấn đề về nhân vật và nhân vật kịch

1.1.1 Khái niệm về nhân vật

Nếu như trong thơ, nhân vật không phải là yếu tố quan trọng quyết định

để làm thành bài thơ, hay trong tiểu thuyết ngoài việc mô tả con người còn có rất nhiều yếu tố tham gia cấu thành tác phẩm Khác với điều đó trong kịch nhân vật là một yếu tố quan trọng, cần thiết và sẽ không bao giờ có thể thiếu

Bàn về nhân vật văn học trong “Từ điển thuật ngữ văn học” – NXB.KHXH có định nghĩa nhân vật như sau: “ Yếu tố cơ bản nhất trong tác

phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề Và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm văn học”

Tác giả Hà Minh Đức trong cuốn “Cơ sở lý luận văn học” đã nhận định

về nhân vật trong tác phẩm văn học như sau: “ Nhân vật và cốt truyện là hai

thành tố cực kì quan trọng trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm kịch và tự sự không phải ngẫu nhiên mà khi phân tích các tác phẩm thuộc hai loại hình này chúng ta đều bắt đầu từ sự phân tích nhân vật và cốt truyện Vì chỉ bằng con đường đó mà chúng ta mới có thể thâm nhập vào nội dụng cũng như hình thức của tác phẩm” Qua các nhận định này ta thấy rõ được vị trí và vai trò

của nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật không chỉ là yếu tố để nhà văn xây dựng nội dung và hình thức cho tác phẩm văn học, nhân vật còn là yếu tố giúp người đọc khám phá những giá trị mà nó mang trong mình và giúp bạn

đọc và tác giả hiểu nhau, gần nhau hơn

Trang 10

1.1.2 Khái niệm về nhân vật kịch

Đối với thể loại kịch, nhân vật được xây dựng như là một phương tiện

để tác giả bày tỏ cái nhìn chân thực và sâu sắc về cuộc sống qua những hành

động kịch

Bàn về nhân vật kịch, theo Macxim Goocki trong “ Bàn về văn học

nghệ thuật” (1965), NXB Hà Nội nhận định như sau: “ Kịch - Bi kịch, hài kịch

là thể loại khó nhất trong văn học Khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động, không có những mách bảo gợi ý của tác giả” Điều này cho thấy, nhân vật kịch trên sân

khấu là người quyết định sự thành công hay thất bại của vở diễn Còn những lời chỉ dẫn về cảnh vật trước mỗi cảnh kế tiếp là không đáng kể và không thật cần thiết Bởi thế trên sân khấu, tác giả kịch bản không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp bằng lời đối thoại giữa các nhân vật, bằng cấu trúc vở kịch, bằng lời hướng dẫn, bằng nội dung khám phá đến độc giả và nhân vật kịch biểu diễn trên sân khấu sẽ là người thể hiện đầy đủ tư tưởng, ý đồ của tác giả

Trong tác phẩm hài kịch, các kịch gia viết lên kịch bản là để diễn viên nhập vai vào các nhân vật trong vở kịch và trình diễn trên sân khấu Thông qua các nhân vật kịch đó khán giả thấy được ý nghĩa, nội dung, tư tưởng mà tác giả muốn phản ánh, gửi gắm trong hài kịch Như thế vai trò của nhân vật kịch ở đây lại càng được nhấn mạnh và nó trở thành quan trọng hơn bao giờ,

nó tạo đà cho người diễn viên trên sân khấu thể hiện tài năng đặc sắc của họ

và sự tự khẳng định vị trí độc tôn trong những vai diễn mà họ đem đến cho khán giả

1.2 Khái niệm về nhân vật hài kịch và nhân vật hề trong hài kịch

1.2.1 Khái niệm nhân vật hài kịch

Theo quan niệm chung nhân vật hài kịch là nhan vật có chứa đựng cái

lố bịch, cái kệch cỡm, cái buồn cười và là đối tượng của cái cười Để nhận

Trang 11

biết nó, người ta căn cứ vào các tiêu chí sau:

“Về chính trị: Nó là cái đã mất hết ý nghĩa, cái lỗi thời, cái lạc hậu, cái phản động

áo đi mượn ấy để tự cho mình là hợp thời bắt mọi người công nhận và sùng phục nó

Với tiếng cười đối kháng và tiếng cười nội bộ, hài kịch vừa tập trung vào kẻ thù lịch sử, vừa uốn nắn sửa chữa khuyết tật của con người nhằm xây dựng một cái mới hoàn thiện hoàn mỹ hơn Mặt khác, tiếng cười trong hài kịch còn góp phần tạo dựng những nhân vật hài kịch của từng tác giả hài kịch

Trong sáng tác văn học nghệ thuật, mỗi nhà văn có cách lựa chọn, xây dựng nhân vật khác nhau Sự khác nhau đó xuất phát từ quan niệm nghệ thuật

về nhân sinh quan về cái nhìn ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau ở mỗi nhà văn quyết định Nếu như ở Sêcxpia với sự cảm nhận tinh nhạy về thực tế xã hội

Anh, nhà văn ca ngợi “Nước Anh vui vẻ” và cũng thấy được “cái nguy cơ đe

doạ con người, mưu toan bóp nghẹt tiếng cười của nó, gây nên bao cảnh tang tọc đau thương khiến cho máu và nước mắt chảy ra không ít” Đó là căn

nguyên mà tác giả lựa chọn thể loại nghệ thuật và cũng là cơ sở để ông lựa chọn xây dựng những nhân vật điển hình cho thời đại

Khi phản ánh sự tan vỡ của ý thức và lương tâm con người ở giai đoạn

Trang 12

những con người nhân văn với những khả năng giác ngộ tiên tiến diệu kỳ Nhưng trên con đường thực hiện để đi đến lý tưởng, học bị cản trở gặp phải những khó khăn làm cho họ rơi vào thực tại đen tối Đôi khi họ trở nên bất mãn buộc phải hành động theo cách riêng của mình, không lệ thuộc vào ai

Đó là các hình tượng của Hamlet, Ôtelô, Rômêô, Juyliet Và các nhân vật này

có tác dụng là những người dẫn đường chỉ lối , cảnh tỉnh cho con người thời

đại mới trước xã hội mới, hãy biết vươn lên chống lại cái xấu xa thấp hèn

Còn đối với Molie bước chân vào con đường nghệ thuật hài kịch, dù biết đó là một loại hình nghệ thuật thấp hèn của xã hội, ông vẫn vững vàng dũng cảm theo đuổi niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật của mình Ông đã sáng tác ra các tác phẩm hài kịch sống mãi với thời gian cùng với nhân vật hài kịch điển hình bất hủ Với mục đích nghệ thuật vì con người, vì sự tiến bộ trong quan niệm về đời sống xã hội, Molie đã xây dựng một hệ thống nhân vật hài kịch đa dạng, phong phú và sinh động Nhân vật trong tác phẩm của ông chỉ trừ có vua còn tất cả các hạng người đều xuất hiện trong các vở hài kịch của ông Trong đó có một kiểu nhân vật làm lên những tiếng cười khoẻ khoắn, vui nhộn, xua tan đi mọi căng thẳng và tống tiễn những cái lỗi thời lạc hậu của quá khứ một cách vui vẻ, loại nhân vật không thể thiếu được trong các tác phẩm hài kịch đó là các nhân vật hề

1.2.2 Khái niệm về nhân vật hề trong hài kịch

Theo: “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học – NXBKHXH, Hà Nội 1994 thì “Nhân vật hề là vai chuyên biểu diễn các trò khôi hài, giễu cợt

hoặc pha trò trên sân khấu để làm vui cho khán giả” Có rất nhiều loại nhân

vật hề như: hề đồng, hề gậy, hề mồi Nhưng ở khoá luận này người viết không đi vào tìm hiểu các loại nhân vật hề này mà đi vào tìm hiểu các cách hành động, ăn mặc, nói năng của các nhân vật trong các vở hài kịch của Molie Những cách hành động, cách ăn mặc, nói năng của các nhân vật này hết sức hài hước, lố bịch, kệch cỡm Nó đã tạo nên những chuỗi cười vui nhộn,

Trang 13

khoẻ khoắn, độc đáo Tạo nên những nhân vật hề đặc sắc cho các vở hài kịch của Molie

1.3 Phân biệt nhân vật hề và nhân vật hài trong hài kịch

1.3.1 Sự tương đồng giữa hai hệ thống nhân vật

Nhân vật hề và nhân vật hài đều là những loại nhân vật xuất hiện trong các vở hài kịch Hơn nữa các loại nhân vật này đều có tác dụng tạo ra tiếng cười 1.3.2 Sự khác biệt giữa hệ thống nhân vật hề và nhân vật hài

Nhân vật hề và nhân vật hài khác nhau ở chỗ: Nhân vật hề tác động một cách tức thời đến nhận thức của người xem, người nghe Còn nhân vật hài tác

động đến tư duy của người nghe, người xem Và cũng từ đây nhân vật hề và nhân vật hài tạo nên các cung bậc khác nhau của tiếng cười

Nhân vật hề thì tạo ra tiếng cười phác xơ và tiếng cười khôi hài:

Tiếng cười phác xơ: Tiếng cười này chiếm một vị trí quan trọng trong các vở hài kịch của Molie Tiếng cười này toát nên từ những cảnh đấm đá nhau trên sâu khấu, từ những sự nhầm lẫn râu ông nọ cắm cằm bà kia, từ những cử chỉ hành động ngớ ngẩn, máy móc, từ những từ đồng nghĩa, từ ngữ lửng lơ lắm nghĩa Từ những bộ quần áo kì quặc, lố bịch, từ những bộ mặt ngây ngô, đần độn, từ những cái mặt lạ đủ kiểu đủ mầu Tiếng cười này thường đem lại cho khán giả một cái cười ồn ào, náo nhiệt, nó mạng tính chât mua vui giải trí giảm trạng thái căng thẳng qua những điệu bộ đơn giản, máy móc, dễ bắt chước

Gần gũi với tiếng cười phác xơ là tiếng cười khôi hài Khôi hài vận

dụng sự phê phán đặc biệt bằng cảm xúc “Nhằm khẳng định đối tượng từ

trong bản chất của nó” Bản thân cái cười khôi hài mang tính nhân đạo sâu

sắc nó đặt cơ sở vào niềm tin ở bản chất con người, nó hướng con người đến cái tốt đẹp Cái cười khôi hài không nhằm tiêu diệt đối tượng của tiếng cười

mà nhằm hoàn thiện nó, loại trừ những khuyết điểm còn tồn tại trong nó

Trang 14

Còn nhân vật hài kịch tạo ra các cung bậc khác của tiếng cười Đó là tiếng cười mỉa mai, tiếng cười châm biếm và tiếng cười bi kịch

Tiếng cười mỉa mai là tiếng cười không chỉ nhằm vạch ra mâu thuẫn của sự vật mà còn tiến lên một bước để đánh giá sự vật Sự đánh giá này thể hiện ở sự khinh bỉ, sự chê bai một cách sâu cay của kẻ được ở vào cái thế được mỉa mai kẻ khác

Tiếng cười châm biếm là loại tiếng cười mang khả năng công phá mãnh

liệt, có khả năng “Tống tiễn xuống mồ” các “tấn trò đời” của nhân loại Bản

thấn nó là sự cười nhạo có tính chât sphê phán gáy gắt những hiện tượng được mô tả Sự cười nhạo này thể hiện trong nguyên tắc lựa chọn và khái quát hoá chất liệu

Còn tiếng cười bi kịch thì biểu hiện ở sự chua xót đau đớn Đó là tiếng cười ra nước mắt Tiếng cười này là một sáng tạo lớn của Molie đối với lịch sử hài kịch thế giới Tiếng cười bi kịch tố cáo gay gắt xã hội quý tộc, đả kích thẳng tay các quan hệ tư sản vô nhân đạo

Trang 15

Chương 2: Những kiểu hề được Molie sử dụng

trong hài kịch

2.2 Kiểu hề thể hiện trong trang phục

2.1.1 Trang phục của kẻ học đòi

Kiểu hề này được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Giuốc - đanh trong vở

kịch “ Tư sản quý tộc” Trước khi đi vào tìm hiểu về kiểu hề này, người viết

có làm một bản thống kê về trang phục của nhân vật Giuốc - đanh trong tác

Chú thích: Dấu “ +” trong các lớp thuộc các hồi biểu thị trang phục mang tính

hề của nhân vật Giuốc - đanh

Qua vở kịch “Tư sản quý tộc” ta thấy trang phục của nhân vật Giuốc -

đanh được thể hiện qua một số lớp trong một số hồi kịch Đặc biệt là ở hồi III Nhưng để làm nên nhân vật hề Giuốc - đanh trong trang phục của mình thì tác giả đặc biệt chú ý miêu tả ở lớp V của hôi II

Giuốc - đanh vốn là người thuộc tầng lớp tư sản, nhờ bố mẹ buôn bán len dạ nên giàu có Nhờ sự giàu có này nên lão tấp tểnh muốn bỏ tiền ra mua tước vị quý tộc Lão học múa, học hát, học nhẩy, học kiếm theo cách của những người quý tộc Đặc biệt ở hồi II lớp V lão thể hiện sự học đòi của mình

Trang 16

qua cách ăn diện quý phái Tuy nhiên lão lại không hiểu cách ăn mặc của các nhà quý tộc Sự đua đòi nhưng ngu si, đần độn của lão Giuốc - đanh đã làm cho lão trở thành nhân vật hề vừa hài hước vừa đáng chê cười Một điển hình trào phúng xuất sắc về sự học đòi của giai cấp tư sản Pháp lúc bấy giờ

Sự học đòi của lão Giuốc - đanh qua cách ăn diện quý phái nhưng nố bịch kịch cỡm nực cười chủ yếu được thể hiện qua lớp V hồi II như sau:

Ông Giuốc - đanh: à! Bác đã tới đấy à! Tôi đang sắp phát cáu lên với bác đây

Phó may: Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy

Ông Giuốc - đanh: Bác đã gửi đến cho tôi đôi tất lụa chật quá, tôi khổ

sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi đấy

Phó may: Rồi nó giãn, lo lại không rộng quá đấy chứ

Ông Giuốc - đanh: Phải, nếu tôi cứ làm đứt mắt mãi, đôi giầy bác bảo

đóng cho tôi, làm tôi đau chân ghê gớm

Phó may: Thưa ngài đâu có

Ông Giuốc - đanh: Đâu có là thế nào?

Phó may: Không, không đau đâu mà

Ông Giuốc - đanh: Tôi bảo đau là đau

Ông Giuốc - đanh: Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mât rồi Phó may: Ngài có bảo là ngài muốn may hoa xuôi đâu

Ông Giuốc - đanh: Lại còn phải bảo cái đó a?

Trang 17

Phó may: Vâng phải bảo chứ Vì tất cả những người quý phái đều phải mặc như thế này cả

Ông Giuốc - đanh: Những người quý phái mặc ngược hoa à?

Phó may: Thưa ngài, vâng

Ông Giuốc - đanh: à! Thế thì được đấy

Phó may: Nếu ngài muốn, thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà

Ông Giuốc - đanh: Không, không

Phó may: Ngài chỉ việc bảo thôi

Ông Giuốc - đanh: Đã bảo thôi mà bác làm thế này được rồi Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không

Phó may: Còn phải nói! Tôi thách một họa sĩ lấy bút mà vẽ cho sát hơn

được

Ông Giuốc - đanh: Bộ tóc giả với lông cầm mũ có được chỉnh tề không? Phó may: Mọi thứ đều tốt cả

Ông Giuốc - đanh: Nhìn áo mặc của phó may - ô kìa! bác phó may đây

đúng là thứ hàng của bộ quần áo bác may cho tôi lần trước đây mà tôi nhận

đúng nó rồi

Phó may: Chả là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã có ý gạn lấy một bộ quần

áo cho tôi thì phải

Ông Giuốc - đanh: Phải, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi

Phó may: Ngài có muốn mặc thử không?

Ông Giuốc - đanh: Có, đưa tôi

Phó may: Khoan đã phải có thể thức chứ Tôi có đem người đến để mặc

áo cho ngài theo nhịp điêụ Vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ ớ ! vào

đây các chú Các chú hãy mặc bộ áo này cho ngài đây Theo cách thức mặc cho những người quý phái

Bốn chú thợ bạn ra, hai chú cởi tuột quần cộc tập võ của lão và hai chú

Trang 18

đi đi lại lại giữa đám họ và phô áo mới cho họ xem có được không Tất cả những việc đó làm theo nhịp đàn của tất cả ban hợp xướng

( Hồi II, lớp V)

Qua đoạn trích này ta thấy tính cánh học đòi làm sang của lão Giuốc -

đanh được thể hiện khá sinh động trong cảnh này ở nhiều mặt: thích mua sắm quần áo, tiên nghi (dày bít tất lụa, tóc giả, lông đính mũ, lễ phục) để sống theo cách sống của tầng lớp quý tộc Pháp lúc bấy giờ Nhưng khốn nỗi, ông không phải là quý tộc, lại dốt nát, quê kệch nên việc học đòi làm sang của ông đã trở thành lố bịch gây cười Có thể thấy rõ điều đó qua rất nhiều chi tiết mà tiêu biểu là chi tiết hoa ngược trên bộ lễ phục Đầu tiên ta thấy ông thắc mắc với bác phó may vì sao lại may hoa ngược trên bộ lễ phục, nhưng khi được biết những người quý phái được may như thế, ông liền tán thành ngay không cần

suy nghĩ gì cả với một lời khen thật kệch cỡm, buồn cười: “ ồ ! thế thì bộ áo

may này may được đấy”

ở đây, ta thấy tác giả đã không nói rõ lý do hoặc là bác thợ vụng về, hoặc là sơ xuất, hoặc là có ý chơi xỏ ông Giuốc - đanh, nhưng chắc chắn là không có ai may lễ phục có hoa ngược Nhưng bằng sự láu cá thợ may đã chuyển thế bị động sang thế chủ động May cho ông thợ may, ông Giuốc -

đanh thích “sành điệu” nhưng lại mù tịt về “mốt” Đây là sự dốt đặc của ông

về vặ hoá mặc Những chi tiết khác như: bít tất chật không xỏ chân vào được,

giầy chật nên đau chân ghê gớm, cùng với những câu hỏi bác phó may: “ Bác

cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?” cũng góp phần thể hiện rõ tính

cách học đòi làm sang của nhân vật - một kiểu “trưởng giả học làm sang” khá phổ biến trong xã hội nước Pháp lúc bấy giờ “thế kỉ XVII” Nhiều kẻ đã lợi

dụng tính cách đó để săn đón, nịnh hót, moi tiền ông Trong cảnh này, người lợi dụng là bác phó may Bác được ông Giuốc - đanh tín nhiệm giao cho việc cung cấp cả các bộ phận trang phục đặt làm ở nơi khác như: giầy, bít tất, tóc giả, lông đính mũ Đây là cơ hội để moi tiền ông trưởng giả đang muốn học

Trang 19

đòi làm sang Và ngay cả việc may lễ phục cho ông Giuốc - đanh cũng là dịp

để bác lợi dụng cắt xén bớt vải để may áo cho mình Nhưng khi ông Giuốc -

đanh hỏi thì nhanh trí chuyển sang đề tài khác: đề nghị ông Giuốc - đanh mặc

lễ phục Nghe đề nghị mặc thử ông Giuốc - đanh sướng quá quên mất chuyện

bị ăn bớt vải Cuộc đối thoại cho thấy mặc dù nhận ra mình bị lợi dụng nhưng vì muốn làm sang mà ông Giuốc - đanh luôn luôn phải nhượng bộ và bị sỏ mũi Cái cảnh bốn chú thợ phụ cởi tuột quần cộc và lột áo ngắn của ông Giuốc

- đanh để mặc lễ phục mới vào cho ông, theo nhịp của dàn nhạc (theo cách thức mặc cho các nhà quý phái) thật lố bịch và kệch cỡm hết mức ông đã trở thành một nhân vật hề, một đối tượng gây cười vui nhộn và thú vị cho người xem Khi đã súng sính trong bộ lễ phục của các nhà quý tộc thì ông Giuốc -

đanh lại muốn mình được gọi bằng những cái tên thật sang, muốn được mọi người khẳng định tôn vinh mình Và để moi được tiền của ông Giuốc - đanh thì những người thợ bạn đã tôn xưng ông Giuốc - đanh bằng những tên gọi thật sang trọng, cao quý của tầng lớp quý tộc, của xã hội thượng lưu lúc bấy

giờ: Ông lớn, cụ lớn, đức ông và ông Giuốc - đanh rất hài lòng về cách gọi

đó: “Ông lớn ư ? ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo

giữ kiểu quần áo trưởng giả thì đời nào được gọi là: “Ông lớn” Đây ta thưởng về tiếng “Ông lớn” đây này ” Hoá ra bộ lễ phục đã đưa ông trưởng giả

Giuốc - đanh nên thành ông lớn quý tộc Giuốc - đanh Cái vỏ bề ngoài đã che

lấp cái ruột bên trong để có thể đánh lừa moị người Đây đúng là tính cách của một loại người học đòi làm sang lố bịch và kệch cỡm thật đáng phê phán Và chính cách ăn mặc này của Giuốc - đanh đã làm bà Giuốc - đanh sửng sốt ngạc nhiên :

Bà Giuốc - đanh: ái chà! Lại một trò gì mới nữa đây Ông nó ơi, ông

đóng bộ tịch như thế kia là nghĩa thế nào nhỉ? Ông định chửi đời hay sao mà

ăn mặc như thế này? Ông muốn đâu đâu người ta cũng chế giễu hay sao?

Trang 20

Ông Giuốc - đanh: Bà nó ơi chỉ có những thằng ngu dại, những con ngu dại, chúng nó mới chế giễu tôi thôi

Bà Giuốc - đanh: Thật ra chẳng phải đến bây giờ đâu mà đã từ lâu rồi các cung cách của ông chỉ làm trò cười cho thiên hạ thôi

Như vậy, ta thấy cách học đòi làm sang của ông Giuốc - đanh đã bị mọi người chê cười từ lâu Nhưng ông lại coi họ là những kẻ ngu si, không hiểu gì

về lối sống của những người quý tộc nên ông vẫn cứ huênh hoang trưng diện trong mốt quý tộc của mình

Đặc biệt, cách ăn mặc của ông đã làm cho những người hầu trong gia

đình không thể nhịn được cười, nhất là người hầu có tên là Nicôn:

Nicôn: Hí, hí, hí! Trông ông ăn mặc đến hay! hí, hí, hí !

Ông Giuốc - đanh: Thế nào?

Nicôn: ối! ối giời ơi! hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc - đanh: Con ranh con lạ chưa kìa? Mày trêu tao đấy hả Nicon: Thưa ông, con xin lỗi ông, nhưng nom ông buồn cười quá, con không thể nín được cười Hí, hí, hí

Ông Giuốc - đanh: Cái con này mới láo chứ!

Nicôn: Nom ông như thế kia, tức cười quá Hí, hí!

Ông Giuốc - đanh: Tao thì

Nicôn: Xin ông bỏ quá cho Hí, hí, hí, hí!

(Hồi III, lớp II)

Như vậy ta thấy bộ đồ quý phái của ông Giuốc - đanh khiến cho nhiều người không thể nhịn được cười Nhưng ông vẫn coi là hợp thời, là mốt, là sành điệu, là ra dáng quyền quý Ông đâu biết nó kệch cỡm, lố bịch đến mức nào Trong mắt mọi người ông chỉ như một con rối, một anh hề trong trang phục của mình

2.2 Kiểu hề thể hiện trong ngôn ngữ

Ngôn ngữ là sản phẩm của cộng đồng dân tộc, nhưng lại được mỗi

Trang 21

người sử dụng theo một cách riêng Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày thông qua ngôn ngữ ta có thể hiểu được về cá tính, tính cách, trình độ hiểu biết

và vốn sống của mỗi người Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện giúp ta có thể hiểu được một phần về con người

Trong các tác phẩm hài kịch thì ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại chiếm một phần lớn Qua ngôn ngữ của mỗi nhân vật kịch ta có thể hiểu

được về cuộc đời và tính cách của nhân vật đó Việc xây dựng nên các nhân vật hề thể hiện qua ngôn ngữ giúp ta thấy được vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng của nhà hài kịch Molie

Trước khi đi vào tìm hiểu về kiểu hề thể hiện trong ngôn ngữ, người viết

có làm một bảng thống kê về những kiểu ngôn ngữ mang tính hề của một số

nhân vật tiêu biểu: Nhân vật Arpagông trong vở “Lão hà tiện”, nhân vật Giuốc

- đanh trong vở “Tư sản quý tộc”, nhân vật orgông trong vở “ Táctuýp” như

Trang 22

2.2.1 Ngôn ngữ của kẻ hà tiện

Kiểu hề này được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Arpagông trong vở

“Lão hà tiện” Tác phẩm này đã được nhà văn Molie xây dựng dựa trên cốt

truyện “Cái nồi” của nhà văn La mã cổ đại Plốt Nhưng Molie đã xây dựng

hình tượng nhân vật chính Arpagông sâu sắc hơn, mang nhiều nét tính cách tiêu biểu hơn Arpagông - một lão già rất giầu có và rất hám vàng Lão quý tiền cuả hơn con cái Đặc biệt lão cực kì tham lam và bần tiện, luôn luôn vắt

óc suy nghĩ, chắt chiu từng đồng xu nhỏ để làm giầu Chính tính cách bủn xỉn, keo kiệt của lão đã làm nên rất nhiều trò hề mua vui cho khán giả Đồng thời cũng là lời tố cáo giai cấp tư sản Pháp khát vàng, hung ác và hiểm độc

Với bản thân, lão Arpagông không dám ăn, không dám tiêu chỉ lo bòn mót, thu vén, chỉ lo của cải bị hao hụt Với con cái, lão bỏ mặc trong vòng túng thiếu Với kẻ hầu người hạ trong nhà, lão bày ra những trò đê tiện để cướp công Với những người xung quanh, lão không dám bỏ ra một đồng cho

ai bao giờ Thói tham lam keo kiệt đã dẫn Arpagông tới chỗ vô lương tâm, vô

Trang 23

liêm sỉ Lão chẳng bận tâm gì đến hạnh phúc của cô con gái đã đến tuổi lấy chồng Lão đang tâm ép gả cô cho lão già ăngxem chỉ vì lão này không lấy của hồi môn Cuộc đối thoại giữa Arpagông và Vale đã thể hiện rất rõ điều này:

Arpagông: Đây là một cơ hội phải nắm lấy rất nhanh không để lỡ ở

đám này, ta thấy có một cái lợi không tìm thấy ở đám khác là ông ta cam kết lấy nó không cần hồi môn

Vale: Không cần hồi môn

Arpagông: Phải

Vale: ồ! Thế thì cháu chả dám nói gì nữa ấy đấy thật là một lí lẽ hoàn toàn thuyết phục, phải chịu phép thôi

Arpagông: Như vậy ta để ra được một món tiền lớn

Vale: Cố nhiên rồi, còn ai dám cãi nữa nó quyết định hạnh phúc của cả một đời người và sự kết giao bền chặt đến chung thân, thì bao giờ cũng phải hết sức thận trọng rồi hãy tiến hành

Arpagông: Không cần hồi môn

Vale: Cụ nói đúng quá Cái điều ấy quyết định tất cả Cũng có người có thể thưa với cụ rằng trong những trường hợp như thế này, ý hướng của một người con gái là một điều cố nhiên cũng nên chú trọng, và sự chênh lệch lớn như vậy về tuổi tác, về tâm tư và tính tình, làm cho một cuộc hôn nhân dễ phát sinh nhiều chuyện chẳng lành

Arpagông: Không cần hồi môn

Vale: ôi chà! Thật không còn nói năng vào đâu được, cái đó đành rồi Còn ma nào dám chống đối lại? Không phải là không có rất nhiều người bố ưa chiều ý con gái họ hơn là quý món tiền họ có thể bỏ ra Họ không muốn hi sinh con vì lợi, và họ chả mưu cầu gì hơn là trong việc hôn nhân được vừa đôi phải lứa, làm cho đời sống vợ chồng luôn luôn được đầm ấm và vui vẻ

Trang 24

Arpagông: Không cần hồi môn!

Vale: Đúng quá! Gì mà chả phải câm miệng Không cần hồi môn Làm thế nào mà cưỡng nổi cái lí lẽ cứng như vậy!

(Hồi I, lớp V)

Qua đoạn trích trên, ta thấy lão Arpagông cứ nhắc đi nhắc lại tới bốn

lần cái điệp khúc yêu quý của cuộc đời lão: “Không cần hồi môn”, mặc cho

anh quản gia Vale ra sức trổ tài biện thuyết cho việc yêu đương phải đúng quy luật tình cảm, rằng mọi sự ép uổng sẽ gây ra hậu quả khôn lường Nhưng Arpagông chỉ có một điệp khúc để trả lời cho tất cả là không cần hồi môn, khiến cho khán giả không thể nhịn được phải bật cười Như vậy ở đây, tiếng cười hề kịch đã bật nên khắc hoạ rất rõ nét tính cách hà tiện tham lam của lão Arpagông Tâm trạng tiếc tiền, bất chấp mọi lẽ phải, bất chấp tiếng nói của lương tri Chỉ một mực suy nghĩ làm sao cho món tài sản kếch sù của mình, không bị chạm tới, sẵn sàng hy sinh cả quyền lợi và hạnh phúc của con gái mình Qua đây ta cũng thấy được tài năng của nhà văn Molie trong việc dùng ngôn ngữ để khắc hoạ tính cách nhân vật

Tính cách hà tiện, bủn xỉn quá mức của Arpagông còn được thể hiện qua việc mở tiệc đãi khách của lão:

Arpagông: Nào, vào cả đây, để ta phân phát cho công việc chiều nay, và cắt đặt người nào vào việc nấy Lại gần đây mụ Clôt, ta bắt đầu bằng mụ Mụ tay cầm một cái chổi Ta cắt mụ vào việc quét tước, lau chùi khắp nơi và nhất

là phải cẩn thận đừng cọ vào các đồ gỗ mạnh tay quá kẻo nó mòn đi Ngoài ra,

ta giao phó cho mụ việc quản lí các chai rượu, trong lúc ăn tiệc, nếu có mất mát, đổ vỡ gì, thì ta cứ mụ, ta sẽ trừ tiền vào công xá của mụ

Rồi lão còn cho rằng một bàn tám người ăn đủ thì mười người ăn cũng

đủ Ngoài ra, lão còn dùng các biện pháp khác để tiết kiệm tiền như: pha nước lã vào rượu, độn hạt dẻ vào thịt

Tất cả những điều này càng làm nổi rõ tính cách bần tiện và bủn xỉn

Trang 25

quá đáng của lão Arpagông Và chính thói tham lam tuỳ tiện này của lão đã làm cho lão trở nên đần độn và ngốc nghếch Khi anh quản gia Vale nhắc nhở

lão rằng “Người ta ăn để sống chứ không phải sống để ăn” Nhưng lão Appagông đần độn lại đi nói ngược lại: “ Phải sống để ăn chứ không phải ăn

để sống” Điều này làm cho khán giả phải bật cười hả hê vì sự tham lam

nhưng lại đần độn, ngốc nghếch của lão

Đặc biệt hơn nữa ở cảnh: “Arpagông mất của” (hồi IV lớp VII) Nó đặc

biệt lôi cuốn và gây sự chú ý của người xem, tạo nên những tiếng cười hả hê, vui vẻ khi chứng kiến cảnh Arpagông trong tư thế: đầu không đội mũ, chân không giầy, hốt hoảng, mất hết bình tĩnh, vừa chạy, vừa kêu la khủng khiếp

Tâm trạng rối bời, hốt hoảng được diễn tả qua nhịp điệu dồn dập, câu

hỏi thúc bách ngắn gọn: “ối kẻ trộm, ối kẻ trộm, ối quân giết người, ối quân

sát nhân” Những lời kêu van om xòm đó buộc người xem phải chú ý: Cái gì

đã xảy ra: Một vụ trộm hay một vụ giết người? Kịch tính được nâng cao, trong

nhịp điệu dàn trải, sầu não: “ Trời đất ơi, pháp lý ơi” và đạt tới đỉnh cao của sự thắt nút: “Tôi chết mất, nó giết tôi” ở đây người xem được định hướng về

một vấn đề khác Giữa lúc đó mâu thuẫn kịch được giải quyết, cái nút thắt

được tháo cởi ra: “Nó ăn trộm tiền của tôi” Sự khập khiễng giữa hình thức

biểu đạt và nôị dung biểu đạt đã tạo ra một tiếng cười vui vẻ, ồn ào ở đây tính cách hà tiện được khắc họa thêm và được nâng cao qua sự phát triển của tâm trạng lo lắng trong một hoàn cảnh quẫn bách bằng một loạt các câu hỏi dồn

dập tiếp theo: “Đứa nào thế? Nó ra sao rồi? Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm

thế nào để tìm thấy nó? ” Sự lẫn lộn và quẫn trí bắt đầu xuất hiện: “Chạy ngả nào? đừng chạy ngả nào? nó có ở kia không? Nó có ở đây không? đứa nào thế? đứng lại giả tiền ta đây, đồ vô lại ” ( Hồi IV, Lớp VII)

Sự lẫn lộn này đã tạo ra cho khán giả những chuỗi cười thật hả hê, vui

vẻ, càng làm nổi rõ tính cách hà tiện, tham lam quá mức đến quẫn trí của nhân

Trang 26

vật hề Arpagông Người xem càng cảm thấy thú vị hơn khi lão tự thú nhận:

“à, hoá ra là mình! óc mình loạn rồi, mình không biết mình ở đâu, mình là

ai, mình làm gì nữa”

Đặc biệt hơn nữa ở lớp III của hồi V, ngôn ngữ mang tính hài kịch, gây cười của lão Arpagông còn được thể hiện qua màn đối thoại giữa Arpagông và Vale:

Arpagông: Tội vạ chẳng lớn như tao nghĩ! ủa! Máu mủ của tao, ruột già của tao, thằng chết treo kia !

Vale: Thưa cụ, máu mủ của cụ không đến nỗi rơi vào tay hèn hạ Arpagông: Mày phải hoàn trả lại cho tao cái mà mày đã cướp của tao

Vale: Một vị thần mang sẵn lí do miễn tội cho tất cả mọi việc mà vị đó xui lên: Tình yêu

Arpagông: Tình yêu con khỉ, nói đáng tội Tình yêu những đồng tiền vàng của tao

Arpagông: Này! Thử nói tao nghe: mày chưa mó máy gì đến nó chứ? Vale: Cháu, mó máy! ồ! Cụ nghĩ oan uổng cho cả hai đứa chúng cháu, cháu say mê nàng bằng một tấm lòng nồng nhiệt hết sức trong trẻo và tôn kính

Arpagông: (Nói riêng) say mê nàng tráp của ta!

Vale: Cháu thà chết chứ không dám tỏ mảy may ý nghĩ nào xúc phạm vì nàng đoan chính quá

Arpagông: (Nói riêng): Nàng tráp của ta đoan chính quá!

(hồi V, lớp III)

Qua đoạn trích trên ta thấy giữa Arpagông và Vale có một sự nhầm lẫn

lố bịch, gây cười: lão Arpagông thì nói về cái tráp vàng của lão còn Vale thì

lại nói về người yêu của mình Điều này tạo nên cảnh “Ông nói gà bà nói

vịt”vừa hài hước vừa lố bịch đáng phê phán cho thói hà tiện tham lam đến mê

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w