Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật những phương thức hề của Molie

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong hài kịch môlie (Trang 40 - 51)

thức hề của Molie

3.1. Tạo ra tiếng cười vui vẻ, lạc quan.

Là một nghệ sĩ hài kịch vĩ đại, Milie đã xây dựng lên các nhân vật hề tiêu biểu cho mỗi loại tính cách. Ông đã tạo ra những tiếng cười đặc sắc mang nhiều cung bậc khác nhau và có ý nghĩa xã hội cao. Tiếng cười toát lên từ các vở hài kịch của ông đều bao hàm một tư tưởng sâu sắc, một sự tìm tòi xem xét nghiêm túc, một thái độ biểu hiện tích cực của người nghệ sĩ trước cuộc sống.

Xuất phát từ quan điểm cho rằng: “Quy tắc cao nhất của mọi quy tắc là mua

vui cho khán giả và dùng tiếng cười để sửa chữa phong hoá”. Molie đã xây

dựng được trong các tác phẩm của mình một tiếng cười bất hủ mang ý nghĩa giáo dục tích cực và có giá trị chiến đấu cao. Dù khán giả của ông kể cả thời gian ông đang còn sống và cả các khán giả sau này đều gồm nhiều loại, đủ mọi tầng lớp xã hội với đủ mọi trình độ hiểu biết khác nhau. Nhưng hài kịch của ông đã làm hài lòng tất cả, đã mua vui cho tất cả và gây cho công chúng một ấn tượng đẹp. Đó cũng là lí do mà hài kịch của Moilie đều được các thời

41

đại yêu thích, đồng thời các vở kịch của ông cũng được công diễn rộng rãi và nhiều nhất trong các nhà hát lớn, các rạp hát ở Pháp cũng như ở nước ngoài.

Một trong những cung bậc tiêu biểu của tiếng cười đó là tiếng cười phác xơ, tiếng cười khôi hài, tiếng cười này do các nhân vật hề mang lại. Đó là nhân vật hề Arpagông trong tính cách bần tiện, bủn xỉn, keo kiệt quá mức đã tạo ra những tình huống, những ngôn ngữ, những hành động ngớ ngẩn, râu ông nọ cắm cằm bà kia. Nhân vật hề Giuốc - đanh trong tính cách học đòi làm quý tộc với bộ trang phục kệch cỡm, lố bịch những cử chỉ hành động máy móc, từ ngữ lửng lơ. Nhân vật hề Orgông say mê, tôn sùng đạo đến mức u mê, mù quáng cũng tạo ra rất nhiều tình huống, ngôn ngữ, hành động thú vị và độc đáo.

Tất cả đều làm bật lên những tiếng cười vui vẻ, hả hê, ồn ào náo nhiệt mang tính chất giải trí, mua vui cho khán giả, làm giảm trạng thái thần kinh căng thẳng qua những điệu bộ đơn giản máy móc, dễ bắt chước.

Khác với hài kịch của Sêcxpia là “hài kịch trữ tình, ca ngợi con người,

cuộc sống trần thế, sức mạnh của tuổi trẻ, của tình yêu. Hài kịch của Sêcxpia vang dội tiếng cười yêu đời, tiếng đàn, tiếng hát, nó là hài kịch trữ tình, đằm thắm, thơ mộng tràn ngập ánh trăng”. Xung đột của nó không mang tính chất

gay gắt, nó thường được xây dựng trên cơ sở những va chạm, giữa các cá nhân trong xã hội còn đang chịu ảnh hưởng của các tư tưởng lỗi thời với đạo đức mới. Hài kịch của Sêcxpia đem lại cho người xem một tiếng cười thoải mái, vui vẻ, một cảm giác nhẹ nhõm, tạo cho người xem một cảm giác dường như được trẻ hoá bởi vì họ luôn luôn được sống trong tình cảm yêu thương. Còn hài kịch của Molie cũng tạo ra những tiếng cười vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tạo cảm giác thoải mái cho người xem. Nhưng đằng sau tiếng cười này còn là những vấn đề có ý nghĩa xã hội và có giá trị thẩm mỹ sâu xa. Bởi hài kịch của

Molie là hài kịch châm biếm. “Trong hài kịch châm biếm đối tượng mô tả là

42

của nó luôn luôn mang tính chất xã hội sắc sảo và hướng vào việc cười nhạo một cách phẫn nộ những nhân vật tiêu biểu tự vạch mặt mình bằng những hành động, cử chỉ và lời nói của mình”.

3.2. Tạo cảm giác cho khán giả

Để làm lên sự thành công của mỗi tác phẩm nghệ thuật thì vai trò của những người nghệ sĩ diễn xuất là vô cùng quan trọng. Các vai diễn càng xuất sắc, càng thể hiện đúng tâm trạng của con người trong những hoàn cảnh cụ thể thì vở diễn đó càng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả. Molie đã từng

cho rằng: “ Quy tắc lớn nhất bao trùm lên mọi quy tắc và cũng là nhiệm vụ

hàng đầu của mỗi tác giả là phải làm cho khán giả hài lòng và hứng thú”. Gây

hứng thú và làm hài lòng những công chúng lao động và cho các triều thần trở thành quy tắc kịch trường lớn nhất mà Molie suốt đời theo đuổi. Điều này không dễ thực hiện vì việc cảm thụ cái cười của các đối tượng xã hội khác nhau, hoàn toàn không giống nhau. Đó là chưa kể đến vốn văn hoá của các loại hạng người. Nhưng Molie với tài năng xuất chúng của mình đã thoả mãn được các yêu cầu đó, khiến cho hài kịch của ông trở thành mốc lớn trong lịch sử hài kịch. Còn đối với người xem, họ chỉ thực sự hài lòng khi nhân vật của

hài kịch phản ánh đúng con người của thời đại họ: “Khi anh vẽ người, anh

phải vẽ theo tự nhiên. Mọi người đều muốn rằng bức chân dung của anh phải giống như thật. Nếu anh không làm cho người xem, nhận ra được con người của thời đại họ tức là anh chưa làm được gì hết”. Và Molie đã làm được điều

đó. Ông đã đáp ứng được thị hiếu của các loại khán giả. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các phong tục của thời đại, các tầng lớp xã hội của thời đại, ông đã xây dựng được những mẫu điển hình về mọi mặt. Đặc biệt là việc xây dựng các nhân vật hề đã để lại những ấn tượng sâu sắc, không thể phai mờ trong lòng khán giả khi xem các vở hài kịch của ông.

Có người thì yêu thích các nhân vật hề, bởi trước hết họ là những người nghệ sĩ tài năng. Các vai diễn của họ đã mang lại những tiếng cười vui vẻ,

43

thoải mái, lạc quan cho người xem, xua tan đi những âu lo, căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống đời thường. Không chỉ các nhân vật hề của Molie thể hiện thành công vai diễn của mình, mà chính tác giả cũng là một anh hề xuất

sắc trên sân khấu: “Mỗi khi ông xuất hiện trên sâu khấu, người xem không thể

nín cười vì những dáng điệu bộ hết sức linh hoạt,. Ông thường đóng vai chính trong các vở hài kịch của ông. Ra sân khấu ông đi chân chữ bát như SacLơ trên màn ảnh ngày nay. Mỗi bước đi, mỗi cái nhìn, mỗi cử động, mỗi giọng nói đều được tính toán khoa học, đều mang ý nghĩa xã hội phong phú, sâu sắc và có khả năng diễn tả cái lố lăng, cái ngây ngô, cái bướng bỉnh, cái đần độn, ngu xuẩn, tâm địa xấu xa của nhân vật hài kịch làm cho những khi ông có mặt trên sân khấu, rạp hát ồn ào những tiếng cười vui vẻ, hả hê. Ông thường hếch mũi lên trời, chân đi vòng kiềng, khom khom người khiến cái đầu hình như đặt một cách ngẫu nhiên trên lưng”(Lê Nguyên Cẩn - tác gia tác phẩm văn học

nước ngoài trong nhà trường, NXB ĐHSP, 2006).

Không chỉ mang lại những chuỗi cười vui vẻ, thoải mái cho người xem mà mỗi nhân vật hề còn đại diện cho một kiểu người trong xã hội, mang trong mình những mặt tiêu cực, những tư tưởng lỗi thời cần phải xoá bỏ. Đó là những anh hề của thói hà tiện, keo kiệt, tàn nhẫn, của sự học đòi lố lăng, kệch cỡm, của sự u mê mù quáng. Tất cả các anh hề này trong những trang phục, ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ, hành động gây cười đã để lại nhưng ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Tuy nhiên không phải tất cả công chúng đều yêu thích các nhân vật hề. Bên cạnh những tiếng cười ngả nghiêng, những lời tán thưởng, biểu dương, cổ vũ khích lệ còn là những lời chê bai, những giọng điệu khinh bỉ, thậm chí chán ghét các nhân vật hề. Vì họ cho rằng các anh hề đó đều là những kẻ đần độn, dốt nát, kệch cỡm và thô lỗ. Họ chỉ mang lại những tiếng cười nhạt nhẽo và vô bổ bằng những hành động kệch cỡm và lố bịch, bằng những ngôn ngữ thô thiển và trống rỗng, cho những khán giả vô công dồi nghề.

44

Đây cũng là điều tất yếu xảy ra đối với mỗi một vở diễn cũng như đối với mỗi người diễn viên trên sân khấu. Khi một tác phẩm nghệ thuật được công diễn, được đưa ra bình luận đánh giá thì bao giờ cũng tạo ra nhiều luồng tư tưởng khác nhau ở người nghe, người xem. Tất cả những cách đánh giá, khen chê, yêu thích hay không yêu thích đều có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là những cơ sở, là những bài học kinh nghiệm quý báu để các tác giả và những người diễn viên tự hoàn thiện mình và vai diễn của mình, để khi mỗi một tác phẩm nghệ thuật ra đời nó thực sự có ý nghĩa cho cuộc sống của con người hôm nay và mai sau

3.3. Phục vụ cho mục đích: “ Dùng tiếng cười để tống tiễn quá khứ một cách vui vẻ”.

Bên cạnh việc xây dựng lên hình tượng các nhân vật hề tiêu biểu cho mỗi loại tính cách, tạo ra những tiếng cười vui vẻ, lạc quan thì các nhân vật hề

còn được tác giả Molie xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích: “Dùng tiếng

cười để tống tiễn quá khứ một cách vui vẻ”.

ở bất kì một xã hội nào, dù phát triển đến đâu đi chăng nữa thì bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại những mặt trái của nó. Đó là những thói hư, tật xấu, những tư tưởng lạc hậu lỗi thời, những tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt tiêu cực, những tàn tích của xã hội cũ. Chúng đang cản trở bước tiến của xã hội, cần phái xoá bỏ và cải tạo để đưa xã hội tiếp tục phát triển đi lên.

ở mỗi nhà văn, nhà viết kịch, học có những cách giải quyết khác nhau để đẩy lùi những mặt tiêu cực còn tồn tại trong xã hội. Xã hội Pháp thế kỉ

XVII, đó là thời kì mà nền quân chủ chuyên chế: “Như một trung tâm văn

minh, như kẻ đặt nền móng cho sự thống nhất thị trường, thiết lập những quan hệ kinh tế chặt chẽ trong nội bộ đất nước. Nó ủng hộ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản”. Đó là mặt tiến bộ của chế độ quân chủ chuyên chế. Nhưng bên

45

nó: nông dân vẫn tiếp tục chịu đựng hai, ba tầng áp bức, bóc lột. Đó là tô cho nhà thờ, tô cho lãnh chúa, thuế má nặng nề cho nhà vua. Giai cấp tư sản, hy vọng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ quân chủ họ sẵn sàng thoả hiệp với chính quyền quý tộc. Thái độ của hàng triệu quần chúng nhân dân và dân nghèo thành thị đối với chế độ quân chủ là một thái độ thù nghịch thường xuyên. Trong lòng xã hội tồn tại đủ mọi hạng người: bọn quý tộc phong kiến với quan niệm và lối sống dối trá, gàn dở, với nền văn hoá, học thuật trống rỗng và lối sống kỳ quái, bọn thầy tu với những âm mưu, thủ đoạn lừa bịp, bẩn thỉu, độc ác. Bọn tư sản lớp trên tham lam, ích kỷ, độc đoán, học đòi. Bọn đại diện cho nhà nước chuyên chế, huênh hoang, bất nhân, bất nghĩa. Tất cả làm nên bộ mặt của cái xã hội giả dối, trái tự nhiên. Phải có cái nhìn của quần chúng lao động, của tầng lớp tiên tiến trong giai cấp tư sản đang nên, Molie mới khám phá ra được những mâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm trong cái xã hội đang lỗi thời để mà tống tiễn vào quá khứ.

Cái độc đáo nhất ở nhà hài kịch vô song này là sự phát hiện ra những khía cạnh bi đát của cuộc sống rồi biểu hiện nó dưới hình thức hài kịch. Nhiều vở kịch của Molie, với các anh hề trong đủ mọi loại tính cách từ keo kiệt bủn xỉn đến đua đòi kệch cỡm và u mê mù quáng khiến khán giả phải bật cười hả hê, thú vị. Nhưng đằng sau những trận cười này lại là một dư vị đắng cay tê tái đến mức có thể làm rơi nước mắt. Hài kịch của Molie không như hài kịch của Sécxpia, không cười vì niềm vui của một cuộc sống mới gắn liền với những ấn tượng mạnh mẽ về hoà bình, tự do, ấm no, hạnh phúc. Molie tạo ra các anh hề để người ta cười nhưng cười để phê phán để góp phần chôn vùi những thói hư, tật xấu, những hình thái lịch sử đã lỗi thời. Đó là thói hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn và độc đoán của lão Arpagông. Thói tham lam, ti tiện đã dẫn Arpagông tới chỗ vô lương tâm, vô liêm sỉ. Với lão Arpagông của nặng hơn người. Mọi thứ tình nghĩa thiêng liêng đều phải nhường chỗ cho đồng tiền. Đồng tiền tư bản chủ nghĩa đã huỷ hoại tư cách, bóp chết tình cảm, cắt đứt những quan hệ xã

46

hội của Arpagông. Đồng thời, cũng chính đồng tiền ấy đã làm nảy nở thêm những nét mới trong tính cách của Arpagông đó là thói ham muốn kệch cỡm (đối với Marian), thói lừa lọc ranh ma ( Với Cleăng), sự hạ thấp nhân cách ( chửi nhau tay đôi với con).

Qua ngòi bút của Molie, Arpagông là hình ảnh cụ thể, đậm nét của giai cấp tư sản Pháp thế kỉ XVII. Arpagông đã rơi vào quy luật của sự tha hoá:

“Anh càng có của bao nhiêu thì anh càng làm người ít bấy nhiêu”. Molie đã rất thành công khi vạch rõ: “Thói hám tiền và thói keo kiệt đã bóp nghẹt mọi

tình cảm tự nhiên” rất tiêu biểu cho xã hội tư sản. Xây dựng nên nhân vật hề

Arpagông, Molie đã tập trung mô tả nét tính cách cơ bản của nhân vật, làm cho Arpagông trở thành một điển hình độc đáo tiêu biểu cho thói hà tiện. Mọi nét tính cách khác đều xoay quanh thói hà tiện, do hà tiện sinh ra và có tác dụng làm nổi bật tính xấu này. Đó là một thành công xuất sắc của Molie gắn liền với phương pháp điển hình hoá của chủ nghĩa cổ điển.

Cùng với Sếcxpia ở thời đại Phục Hưng, Molie góp thêm tiếng nói tố cáo tác hại của đồng tiền trong tay những con người tư sản, ích kỷ tham lam, vô liên sỉ. Xây dựng lên điển hình nghệ thuật về thói hà tiện.

Bên cạnh thói hà tiện, keo kiệt, độc đoán của lão Arpagông là thói học đòi lố bịch, kệch cỡm của lão Giuốc - đanh. Vốn là một tư sản giầu có nhưng lão lại muốn từ bỏ môi trường giai cấp của mình để ôm chân tầng lớp quý tộc. Lão không thiếu gì tiền của, điều lão thiếu là danh vị, là vị trí xã hội. Bằng mọi giá lão quyết ngoi lên xã hội thượng lưu. Lão toan đóng vai hiệp sĩ bằng cách yêu đương một bà bá tước, và lão quyết tâm tạo cho mình một vốn tri thức làm đồ trang sức cho một vị quý tộc và thế là lão định học cả triết học, lẫn âm nhạc khiêu vũ và đấu kiếm. Nhưng thật lố bịch cho lão vì tất cả những trò đó đều là thói bắt chước mù quáng mọi phong tục tập quán quý tộc. Vì thế mà lão đã đi từ chỗ kệch cỡm này đễn chỗ kệch cỡm khác. Tạo ra những chuỗi cười vừa hài hước vừa chua cay. Như vậy tiếng cười mà Molie tạo ra ở đây có

47

sức công phá mãnh liệt. Nó tấn công vào cái lạc hậu, cái lố bịch. Nó tiêu diệt những gì đi ngược lại lương tri, đi ngược lại lẽ phải. Học đòi quý tộc là một trong những điều nhức nhối của xã hội đương thời mà Molie nhân danh sự tiến bộ, nhân danh cái mới lên tiếng phủ nhận chế giễu và tống tiễn nó bằng tiếng cười.

Bên cạnh thói hà tiện, keo kiệt và thói học đòi kệch cỡm, lố bịch của giai cấp tư sản Pháp lúc bấy giờ thì trong xã hội Pháp còn tồn tại một vấn đề

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong hài kịch môlie (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)