1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô típ duyên kỳ ngộ qua một số thiên truyện trong thánh tông di thảo và truyền kỳ mạn lục

51 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 371,95 KB

Nội dung

Nguyễn Đăng Na lại dành cho Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục một tình cảm đặc biệt, khi ông cho rằng những người sáng tác hai tác phẩm này đã “phóng thành công con tàu văn xuôi t

Trang 1

nghệ thuật Bước phát triển ấy được đánh dấu bằng Thánh Tông di thảo tương truyền là của Lê Thánh Tông và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Không phải ngẫu nhiên mà PGS TS Nguyễn Đăng Na lại dành cho Thánh Tông di

thảo và Truyền kỳ mạn lục một tình cảm đặc biệt, khi ông cho rằng những

người sáng tác hai tác phẩm này đã “phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự

vào quỹ đạo nghệ thuật, văn học lấy con người làm trung tâm phản ánh” [6,

24] Sở dĩ như vậy bởi đến với thế giới truyền kỳ do Lê Thánh Tông và

Nguyễn Dữ mở ra, đã đưa người đọc “phiêu diêu trong thế giới huyền ảo ở cả

bốn cõi không gian vừa phi quảng tính, vừa vô định hướng và hành trình trong thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi ảo hoá có thể “co” tám thập kỷ vào một năm hoặc đang từ hiện tại “nhảy” về quá khứ kiếp trước hoặc bước sang tương lai kiếp sau Trong thế giới truyền kỳ, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ xuất hiện trong tưởng tượng như Nam Tào, Bắc Đẩu, thánh thần, tiên phật, ma vương, quỷ dữ, bộ tướng Dạ Xoa, tinh các loài vật (động vật và thưc vật) hiện hữu thành người, biến huyễn khôn lường và được tiếp xúc cả với những kiếp người trầm luân khổ ải đang sống quanh ta Đó là thế giới vừa hư vừa thực, có cả cái thấp hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, có cả quỷ

và tiên…, đồng thời có cả những cái sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kỵ, lọc lừa…” [6, 24]

Trang 2

Với sức hấp dẫn đặc biệt như vậy, truyện của Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã thực sự cuốn hút nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, độc giả yêu văn chương và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ

Là một sinh viên sư phạm, lựa chọn đề tài này là rất cần thiết, bởi qua

đó chúng tôi sẽ xây dựng được một con đường khoa học, phục vụ đắc lực cho

việc tìm hiểu Thánh Tông di thảo và truyền kỳ mạn lục nói riêng, truyện

truyền kỳ nói chung

Nhận thấy sức hấp dẫn đặc biệt của Thánh Tông di thảo và truyền kỳ

mạn lục, cộng với yêu cầu của nghề giáo viên trong tương lai, chúng tôi đi

đến thực hiện đề tài: “Mô típ duyên kỳ ngộ qua một số thiên truyện trong

Thánh Tông di thảo và truyền kỳ mạn lục” Đây là đề tài hay nhưng khó, vì

vậy, trong quá trình triển khai đề tài chắc chắn sẽ không tránh được những hạn chế thiếu sót Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trên con

đường học tập và nghiên cứu tiếp theo

2 Lịch sử vấn đề

Trong lịch sử nghiên cứu, những giá trị căn bản về nội dung và nghệ

thuật của Truyền kỳ mạn lục đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách sâu sắc, có hệ thống Riêng Thánh Tông di thảo do tính chất phức tạp về tác

giả và niên đại ra đời của tác phẩm nên các công trình nghiên cứu vẫn còn dừng lại ở một số lượng khiêm tốn

Văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là văn xuôi tự sự được hình thành

và phát triển từ cái nền của văn học dân gian mà mô típ là một phương diện nghệ thuật quan trọng Đặt hai tác phẩm trong mối quan hệ mật thiết với Văn học dân gian, đã có một vài nhà nghiên cứu, nhận định, người viết được sự gợi

ý trực tiếp từ một số nhận định ấy

Trên Tạp trí văn học số 11/1968 Bùi Văn Nguyên viết về Truyền kỳ

mạn lục có nhận định: “Tuy viết bằng chữ Hán qua nghệ thuật truyền kỳ,

Trang 3

nhưng tác phẩm của ông vẫn đượm màu sắc dân gian rõ rệt vì ông đã khéo léo khai thác những đề tài dân tộc, đặc biệt chú ý đến truyền thuyết dân gian” và

ông nhấn mạnh: “Các tác giả trong nền văn học ở nhiều nước mượn đề tài

hoặc cốt truyện trong văn học dân gian của nước mình hay nước khác để xây dựng tác phẩm là chuyện không có gì lạ”

Đinh Gia Khánh, khi xem xét Thánh Tông di thảo đã chỉ ra cả hai yếu

tố vay mượn và sáng tạo của tác giả từ văn học dân gian: “Các tác giả có thể

vay mượn mô típ tình tiết, thậm chí cả kết cấu từ kho truyện dân gian, có thể tiếp thu từ đề tài nội dung, từ kho tư liệu Hán học nhưng lại từ đó mà sáng tác hoặc ít nhất cũng phóng tác ra những truyện mới” [17, 102]

Năm 1997, nghiên cứu về sự phát triển của mô típ từ văn học dân gian

đến văn xuôi tự sự, Nguyễn Đăng Na có một cái nhìn khái quát: “Văn xuôi tư

sự không hoàn toàn đoạn tuyệt với truyện dân gian, nó vẫn cần phải dựa vào các mô típ dân gian để xây dựng nên một loại truyện mới khác với truyện dân gian về chất Người ta gọi đó là quá trình văn học hoá truyện dân gian” [6,

40]; “về nghệ thuật các mô típ thụ thai thần kỳ…“xuống thuỷ phủ”, “lên

trời”, “người đẹp có giọng hát hay”, “duyên kỳ ngộ”, “người đẹp ở đẳng cấp trên yêu người xấu ở đẳng cấp dưới”… là cơ sở cho loại hình truyện các loại

ở giai đoạn tiếp theo nhất là truyện truyền kỳ” [6, 23]

Năm 1999, cũng tiếp cận Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục ở góc độ thi pháp học Trần Đình Sử có nhận xét rằng: “Cái gọi là truyền kỳ chủ

yếu là cái kỳ trong tình yêu nam nữ, trong thế gới thần linh ma quỷ Các mô típ như người lấy tiên, người lấy ma, người có phép biến hoá, nhiều truyện

đóng khung trong một giấc mơ, một cuộc kỳ ngộ, một cuộc trò truyện” [16,

351]

Nhìn chung các nhận định trên đều thống nhất cho rằng truyện truyền

kỳ có vay mượn và sáng tạo trong việc sử dụng các mô típ mang nguồn gốc

Trang 4

văn học dân gian trong và ngoài nước Tuy nhiên, các nhận định trên mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất, điểm qua mà chưa đi sâu vào khai thác các vấn đề mô

típ trong truyện truyền kỳ nói chung và trong Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ

mạn lục nói riêng, đặc biệt là mô típ duyên kỳ ngộ Khoảng trống này xuất

phát từ xu hướng chỉ đi sâu vào khai thác khuynh hướng nội dung, tìm tòi các giá trị biểu đạt về mặt xã hội của nghiên cứu văn học một thời nhất là những sáng tác văn xuôi tự sự trung đại chứa đầy những yếu tố phức tạp và mang đặc thù riêng biệt

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên sẽ là những định hướng quý báu giúp chúng tôi có cái nhìn đúng đắn về tác phẩm, tự tin hơn khi triển khai đề tài

khoá luận: “Mô típ duyên kỳ ngộ qua một số thiên truyện trong Thánh Tông

3 đối tượng, Phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số thiên truyện sử dụng mô típ

duyên kỳ ngộ trong hai tác phẩm Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

Xuất phát từ đặc trưng của văn học trung đại có tính dị bản, để thuận lợi

cho việc nghiên cứu, đề tài chúng tôi chọn văn bản Thánh Tông di thảo do Nguyễn Bích Ngô - NXB VH Viện Văn Hoá phát hành 1963, và văn bản Tiễn

đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục do Trúc Khê, Ngô Văn Triện dịch, Trần

Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí - NXB VH, Hà Nội 1999 Đây là những văn bản được nhiều người biết đến và thường được đa số các nhà nghiên cứu văn học có uy tín sử dụng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu một số thiên truyện trong

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục Từ đó đánh giá được những

Trang 5

thành công và hạn chế của hai tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng những phương pháp cụ thể sau:

1 Phương pháp khảo sát, thống kê nhằm tìm và tổ hợp những thiên truyện có cùng sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ

2 Phương pháp so sánh nhằm chỉ ra những nét khác biệt trong nội dung

và nghệ thuật của các thiên truyện, đặc biệt là đối với mô típ duyên kỳ ngộ

3 Phương pháp phân tích nhằm chỉ ra cái hay cái đẹp về giá trị nội dung và nghệ thuật của các thiên truyện trong hai tác phẩm

Ngoài ra, người viết còn sử dụng phối hợp một số phương pháp nhằm

đạt hiệu quả tốt nhất cho khoá luận

Trang 6

Phần nội dung

Chương 1: vài nét về tác giả tác phẩm

1.1 Thánh Tông di thảo

1.1.1 Tác giả

Là tác phẩm ra đời từ khá sớm, trải qua mấy trăm năm với những biến

cố thăng trầm của lịch sử, Thánh Tông di thảo cho đến nay vẫn được coi là

nghi án văn chương chưa có kết luận cuối cùng về tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm

Năm 1958, Nguyễn Đổng Chi khi nói về Thánh Tông di thảo trong bộ

“Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam” - quyển 2, đã đặt ra vấn đề tác giả của tác phẩm Ông khẳng định: “Sách phần nào đáng ngờ là ngụy thư từ trước

chưa có tài liệu nói gì về nó cả hiện nay, chưa có chứng cớ đích xác để cho không phải là của Lê Thánh Tông? ” Những điểm nghi vấn ông nêu ra là cơ sở

cho rất nhiều người quan tâm nghiên cứu Thánh Tông di thảo

Năm 1963, lần đầu tiên Thánh Tông di thảo ra mắt công chúng bằng

bản dịch của Nguyễn Bích Ngô Hai nhà nghiên cứu Lê Sĩ Thắng, Hà Thúc Minh trong lời giới thiệu tác phẩm đã tổng hợp ba loại ý kiến xung quanh vấn

để tác giả, năm sáng tác của tác phẩm Những ý kiến này khá tương đồng với nhận định của Nguyễn Đổng Chi và vẫn là những băn khoăn trăn trở của giới nghiên cứu quan tâm đến tác phẩm

Một số nhà nghiên cứu căn cứ vào lối xưng hô trong sách (dùng đại từ nhân xưng “dư” = “tôi”) cho rằng cách gọi này phù hợp với cách xưng hô của

Lê Thánh Tông trong Thiên Nam dư hạ, mà Thiên Nam dư hạ được xác định của Lê Thánh Tông nên khẳng định Thánh Tông di thảo là của Lê Thánh

Tông

Một số nhà nghiên cứu khác dựa trên việc tác phẩm sử dụng những tên

địa danh “Hà Nội” xuất hiện trong Duyên lạ xứ Hoa, tên học vị (phó bảng cử

Trang 7

nhân) chỉ xuất hiện sau đời Lê Thánh Tông; sự kiện lịch sử nạn lụt năm Quý

Tỵ, việc ông vua này không ở ngôi vị Thái tử bao giờ, việc đôi chỗ chứng tỏ tác giả có mâu thuẫn trong tư tưởng, văn phong một số thiên truyện hơi yếu…đi đến khẳng định tác phẩm không phải của Lê Thánh Tông và sách chỉ

có thể xuất hiện vào cuối đời Nguyễn, có khả năng sau năm Quý Ngọ (1893)

Lại có những nhà nghiên cứu dựa trên văn phong một số thiên truyện mang khẩu khí thiên tử, một số truyện khác có nội dung tư tưởng xa lạ với tư tưởng của Lê Thánh Tông, hoặc nội dung mang tư tưởng phản ánh thời thịnh

trị của triều đại Lê Sơ, đã đi đến kết luận Thánh Tông di thảo có một số

truyện của Lê Thánh Tông, một số truyện của người đời sau viết thêm vào

Như vậy, vấn đề tác giả và năm ra đời của Thánh Tông di thảo đến nay

vẫn còn tồn tại những nghi ngờ, những giả thiết chưa thể lý giải và không ai tìm được chứng cứ thuyết phục để đi đến kết luận cuối cùng về vấn đề này Với tình hình hiện nay, trong khi chờ đợi một chứng cứ khoa học chắc chắn,

chúng tôi vẫn coi toàn bộ Thánh Tông di thảo là sáng tác của Lê Thánh

Tông, hoặc ít ra một số thiên truyện là sáng tác của ông vua tài năng này Đây

là cơ sở quan trọng để tìm hiểu tác phẩm qua đó khẳng định giá trị tác phẩm

và tài năng sáng tạo của tác giả

Trên cơ sở giả thuyết nêu trên, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số nét cơ bản về tác giả Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông sinh 25/7/1442, mất 3/3/1497 Người đời từ xưa đến nay vẫn biết đến Lê Thánh Tông là một ông vua anh minh nhất trong các vị vua của 11 triều đại phong kiến Việt Nam Lúc nhỏ Lê Thánh Tông có tên là Hạo, sau đổi tên là Tư Thành, miếu hiệu là Thánh Tông thuần Hoàng đế, là

ông vua thứ 5 của triều Lê Lê Thánh Tông lên ngôi từ năm 18 tuổi, trị vì đất nước 38 năm trải 2 niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1470) và Hồng Đức (1470

- 1497) Sử gia Ngô Sĩ Liên đánh giá: đây là vị vua có tư chất sáng ngời thần

sắc anh dị, tuấn tú, sáng suốt, chững chạc (Đại Việt sử kí toàn thư) Sống ở

Trang 8

thời kỳ lịch sử đầy biến động nhưng với tài năng và tâm huyết của mình Lê Thánh Tông đã tạo nên một xã hội thịnh trị bậc nhất trong thời kỳ lịch sử phong kiến Việt Nam Dưới triều đại ông trị vì, quốc thái dân an, khắp thôn cùng ngõ hẻm không một tiếng oán sầu, việc học hành của kẻ sĩ được chú trọng nên đã có 501 người đỗ tiến sĩ Bản thân Lê Thánh Tông là tấm gương sáng cho quần thần và nhân dân noi theo

Không chỉ là một bậc minh quân Lê Thánh Tông còn là bậc “danh gia

trong làng bút” Ông yêu thích và say mê sáng tác văn chương Ông được coi

là vị chủ soái của Tao đàn nhị thập bát tú Lê Thánh Tông sáng tác nhiều,

các tác phẩm của ông đều được đánh giá rất cao Dù viết về đề tài thiên nhiên

đất nước hay các vấn đề văn hoá xã hội, Lê Thánh Tông luôn thể hiện tấm lòng vì dân vì nước Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm của Lê Thánh

Tông như: Anh hoa hiếu trị, Châu cơ thắng trướng, Minh lương cẩm tú,

Quỳnh uyển cửu ca…và cùng hàng chục bài thơ vịnh phong cảnh thiên nhiên

khắc trên vách núi rải rác từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá

Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông là một bản anh hùng ca của một nhân vật vĩ đại hiếm có trong lịch sử phong kiến nước nhà Một người có học vấn uyên thâm, tinh thông kinh sử, lại là người có trực giác nhạy bén, bản năng sáng tạo lớn Là một nhà cai trị quyết đoán sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược nhưng lại có kiến văn quảng bác, ông là nhân tố quan trọng tạo nên sự hưng thịnh của xã hội phong kiến Việt Nam ngót nửa thế kỉ 1.1.2 Tác phẩm

Thánh Tông di thảo gồm 19 thiên truyện được chia làm 2 quyển do

người đời sau sưu tầm và đặt tên cho tác phẩm Quyển thượng gồm 13 truyện:

Truyện Yêu nữ ở Châu Mai, Bài kí dòng dõi con Thiềm Thừ, Bài kí hai phật cãi nhau, Truyện người hành khất giàu, Truyện lạ nhà thuyền chài, Truyện hai gái thần, Phả kí sơn quân, Bức thư của con muỗi, Duyên lạ xứ Hoa, Trận cười ở núi Vũ Môn, Lời phán xử cho anh điếc và anh mù, Ngọc

Trang 9

nữ về tay chân chủ, Truyện hai thần hiếu đễ Quyển hạ gồm 6 thiên truyện: Truyện chồng dê, Người trần ở Thuỷ phủ, Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc, Bài kí một giấc mộng, Một dòng chữ lấy được gái thần.

Tác phẩm được mở đầu bằng một lời tựa của một người vời tư cách là tác giả nhưng không xưng danh, không đề năm biên soạn, có tác dụng định

hướng nội dung tư tưởng cho tác phẩm Hầu hết các tác phẩm trong Thánh

Tông di thảo đều tuân theo kết cấu của truyện truyền kỳ: mở đầu giới thiệu

nhân vật, tiếp theo là diễn bến li kỳ xung quanh nhân vật và cuối cùng là kết quả số phận Cuối mỗi thiên truyện đều có lời bàn của Sơn Nam Thúc với độ dài ngắn khác nhau, thường rất cô đọng, hàm súc nhằm bày tỏ thái độ đồng tình tuyệt đối với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Lời bàn có ý nghĩa hướng người đọc vào nội dung cốt lõi nhất của mỗi thiên truyện đồng thời đề cao tác phẩm ở phương diện nghệ thuật, coi đó như một tài sản vô giá của Lê Thánh Tông gửi lại cho hậu thế Lời bàn cũng đánh dấu ý thức phê phán của tác giả, bên cạnh sáng tác văn học đã có những tiến bộ nhất định

Như vậy, Thánh Tông di thảo là tác phẩm mở đầu quá trình hoàn thiện

một thể loại văn học mới đó là truyện truyền kỳ Đây là tác phẩm đầu tiên rũ

bỏ lối ghi chép đơn thuần để tiến tới sáng tạo, hư cấu trong nghệ thuật mở

đường cho một lối sáng tác văn học tiếp theo

1.2 Truyền kỳ mạn lục

1.2.1 Tác giả

Nguyễn Dữ chưa rõ năm sinh năm mất người Gia Phúc, Hồng Châu nay

là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng nhớ nhiều, từng ôm ấp ý

tưởng lấy văn chương lối nghiệp nhà Theo Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu

lục và Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển, cùng một số bài tựa trong

Trang 10

thi hội đỗ tam trường và có ra làm tri huyện Thanh Toàn (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) được một năm Có lẽ vì “đại thế bất an”, vì bất mãn với kẻ đương quyền

hơn là vì phải “nuôi mẹ già tròn đạo hiếu”, Nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật từ

đó “trải mấy mươi sương không bước chân đến thị thành”, viết Truyền kỳ

mạn lục để kí thác tâm sự

Không giống như Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ chỉ để lại một tác phẩm

là Truyền kỳ mạn lục nhưng được Vũ Khâm Lân đánh giá là “Thiên cổ kỳ

bút” Chính Truyền kỳ mạn lục đã đưa Nguyễn Dữ vào vị trí không thể không

nhắc tới trong đội ngũ các tác giả của truyện truyền kỳ Việt Nam Ông được

mệnh danh là “cha đẻ của thể loại truyền kỳ Việt Nam”

1.2.2.Tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục là “áng văn hay của bậc đại gia” (Phan Huy Chú)

Tác phẩm gồm 20 truyện chia làm 4 tập, mỗi tập 5 truyện Các truyện đều

được viết bằng văn xuôi xen lẫn một ít văn biền ngẫu và thơ ca Cốt truyện chủ yếu được lấy từ những truyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Sĩ Thành ở Làng Gối - Hà Nội) Tác phẩm được mở đầu bằng lời tựa nói về tài năng, phẩm chất của tác giả đồng thời nêu nên giá trị tư tưởng của tác phẩm

Kết thúc mỗi thiên truyện đều có lời bình (trừ truyện số 19 - Cuộc nói chuyện

ở Kim Thoa) Khác với lời bàn của Sơn Nam Thúc trong Thánh Tông di thảo,

lời bình các truyện trong Truyền kỳ mạn lục không bàn đến nghệ thuật văn

chương mà chủ yếu bàn về nội dung ý nghĩa tư tưởng của truyện

Có thể nói, đối với lịch sử văn học Việt Nam, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã có công lao lớn ở việc đánh dấu bước phát triển mới của văn học trung đại, đã hoàn toàn đoạn tuyệt với quá trình văn học hoá dân gian và

là cha đẻ của thể loại truyện ngắn theo đúng nghĩa của nó Từ Lê Thánh Tông

đến Nguyễn Dữ khoảng cách lịch sử không bao xa nhưng đã có sự thay đổi

Trang 11

chóng mặt về xã hội và sự gia tăng mạnh mẽ về mặt tư duy nghệ thuật của văn

xuôi tự sự Đi vào đề tài: “Mô típ duyên kỳ ngộ qua một số thiên truyện

trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục”, chúng ta sẽ thấy rõ sự

chuyển biến, thay đổi ấy

Trang 12

Chương 2: Giới thuyết chung về mô típ và mô típ duyên kỳ ngộ trong văn học

2.1 Giới thuyết về mô típ

Xưa nay, nghiên cứu thuật ngữ motif luôn bắt đầu từ cái nền của văn

học dân gian: “motif là gì? Ranh giới của nó đến đâu? Quan hệ trong các

motif như thế nào? Người ta cứ lặng lẽ nghiên cứu, so sánh và sắp xếp, phân tích chúng” [12, 57] Đi vào tìm hiểu mô típ duyên kỳ ngộ, trước hết chúng ta

đi vào xem xét khái niệm motif, nhằm chỉ ra những khái niệm đặc trưng cơ bản của nó

Thuật ngữ “mô típ” - phiên âm tiếng Pháp là motif, tiếng Đức là motive

đều bắt nguồn từ tiếng La Tinh: moveo - chuyển động; học thuật Trung Hoa dịch là “mẫu đề” [1, 208] có nguồn gốc gắn với văn hoá âm nhạc, lần đầu

tiên được ghi trong từ điển âm nhạc (1703) của S de Brosane, được J Ư Goethe đưa vào từ điển văn học về thi ca tự sự và thi ca kịch nghệ (1797)

Trong Từ điển thuật ngữ văn học Lê Bá Hán và Trần Đình Sử có ghi: tiếng

Hán Việt gọi là “mẫu đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng”, “kiểu” trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố hoặc những bộ phận lớn nhỏ được hình thành bền vững, được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nhất là trong sáng tác văn học dân gian Trong thực tế cuộc sống, người ta hay nói chị A thuộc típ (tuyp) người X, anh B thuộc típ người Y, hay anh ấy thuộc típ người lí tưởng mà các cô gái thời nay lựa chọn…Đây cũng là một cách hiểu thông tục

về mô típ

Trong văn học, khái niệm mô típ được hiểu tương đối thống nhất Mô típ dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất, có ý nghiã trong cấu tạo đề tài, cốt truyện trong tác phẩm Trong văn học, mô típ đôi khi được hiểu theo nghĩa

là đề tài phụ có ý nghĩa bổ sung tô đậm đề tài chính, cùng với đề tài chính tạo

Trang 13

thành một thể thống nhất nghệ thuật phức tạp Lại Nguyên Ân coi đó là

“thành tố bền vững vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn

học” [1, 250]

Vai trò của mô típ đối với sáng tác văn học là không thể phủ nhận Nó

được tập trung chú ý, lưu ý trong mối quan hệ với cốt truyện, nhân vật, đề tài

và chủ đề tác phẩm Thực tế ngày nay, nhiều khi người ta sử dụng đồng nhất hai khái niệm mô típ và chủ đề, mô típ và biểu tượng hoặc không phân biệt ranh giới rõ ràng giữa mô típ và cốt truyện ý nghĩa của mô típ còn được

Nguyễn Tấn Đắc nói tới trong Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif - NXB Khoa học xã hội 2001 “Có những truyện kể dài chứa đựng hàng tá

motif, lại có những truyện kể sẵn như những mẫu kể trong các chùm về súc vật

có thể chỉ có một mô típ đơn lẻ” [3, 11]

Sáng tác văn chương là lĩnh vực độc đáo của mỗi cá nhân, “Sự lặp lại là

cái chết của nghệ thuật” (V Huy Gô) nhưng trong nhiều trường hợp sự “lặp

lại” sẽ tạo ra sức sống, sức cuốn hút cho tác phẩm Điều đó phụ thuộc vào tài năng tâm huyết của người nghệ sĩ, họ sẽ tạo ra những tác phẩm có giá trị mà mô típ là phương thức cơ bản để tạo nên sự độc đáo cũng như nét nổi bật của tác phẩm

mô típ với tư cách là phạm trù nghiên cứu văn học được dùng nhiều hơn cả trong văn học dân gian, nhất là đối với các thể loại tự sự văn học dân gian,

nhưng cũng được dùng cả trong văn học viết “mô típ có thể được xuất phát ra

từ một hoặc một số tác phẩm văn học của một số nhà văn hoặc toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy, hoặc trong cả một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó” [1, 250] Có thể kể đến một số mô típ trong văn học dân gian

như: sự ra đời thần kỳ người đội lốt vật, lốt cọp trong nhiều truyện cổ tích khác nhau, mô típ “quả bầu” hoặc “bọc trứng” sinh ra trong thần thoại của nhiều dân tộc Trong ca dao dân ca truyền thống cũng có nhiều mô típ: thuyền

Trang 14

bến, trầu cau, thân em…đó là những “tấm bê tông” đúc sẵn được sử dụng theo kiểu lắp ghép tạo nên tác phẩm

Trong văn học viết, người ta bắt gặp hầu hết các mô típ của văn học dân gian, đặc biệt là mô típ duyên kỳ ngộ Bên cạnh đó, các tác giả còn xây dựng thêm rất nhiều mô típ chẳng hạn: Mô típ hoá thân (kafka, Ionexco…), mô típ người anh hùng chiến bại trong sáng tác của Hemingway… Nói tới vấn đề

này, người viết chủ ý bác bỏ ý kiến cho rằng: “mô típ sẽ tạo nên cái chết yểu

cho sáng tác văn học” Bởi tài năng của mỗi tác giả sẽ tạo ra những tác phẩm

mang một sắc thái riêng cho dù có sử dụng cùng một mô típ

Như vây, có thể hiểu: mô típ là những khuôn dạng, kiểu lớn nhỏ khác nhau được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều trong văn học nghệ thuật

Những kiến thức cơ bản nêu ra ở đây được coi là khái niệm công cụ quan trọng có ý nghĩa mấu chốt trong việc giải quyết vấn đề và để có cái nhìn bao quát hơn về mô típ, tránh cách hiểu lơ mơ dẫn đến những phỏng đoán thiếu khách quan khoa học, không có sức thuyết phục Chúng tôi coi đó làm

căn cứ để đi vào tìm hiểu một số thiên truyện trong Thánh Tông di thảo và

Truyền kỳ mạn lục mà phạm vi đề tài đã nêu

2.2 Mô típ duyên kỳ ngộ

2.2.1 Giới thuyết về mô típ duyên kỳ ngộ

Có thể nói, trong văn học nói chung motif mang một nội dung nhất

định, đảm nhận những chức năng nhất định và mang một công thức cố định,

có mối liên hệ mật thiết với cốt truyện và các khía cạnh nghệ thuật khác Mô típ duyên kỳ ngộ cũng vậy

Theo Từ điển tiếng Việt: “duyên là phần do trời định dành cho mỗi

người về khả năng quan hệ tình cảm (thường là mối quan hệ nam nữ, vợ

Trang 15

chồng) hoà hợp gắn bó với nhau trong cuộc đời” Trong dân gian chữ

“duyên” được hiểu là duyên đôi lứa, hạnh phúc gái trai Ca dao có câu:

Phải duyên thì gắn như keo, Trái duyên đểnh đoảng như kèo đục vênh

Kỳ: kỳ lạ Đặc trưng của thể loại truyền kỳ là dùng yếu tố kỳ ảo làm

phương thức nghệ thuật để truyền tải nội dung: “cái gọi là truyền kỳ chủ yếu

là truyền cái kỳ trong tình yêu nam nữ và cái kỳ trong thế giới thần linh ma quỷ” [16, 350] Chính yếu tố kỳ ảo đã xây dựng nên nhân vật kỳ ảo tạo nên

từ những mối nhân duyên giữa hai người với nhau

Đi vào tác phẩm văn học, mô típ duyên kỳ ngộ được diễn tiến theo một công thức cố định: gặp gỡ (có thể được tác giả kể chi tiết, có thể được ẩn đi) Tiếp theo là diễn biến tình cảm trong đôi lứa (thường được các tác giả miêu tả rất chi tiết) Phần kết là kết quả của mối nhân duyên giữa hai người

Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ là mô típ đặc biệt trong văn chương, được nhiều tác giả sử dụng, dưới ngòi bút của họ mô típ này có sự biến hoá linh hoạt, tạo sự hấp dẫn đặc biệt cho các thiên truyện

2.2.2 Mô típ duyên kỳ ngộ trong văn học Việt Nam.

Mô típ duyên kỳ ngộ được khởi đầu từ những tác phẩm văn học dân gian, được thể hiện dưới hình thức những cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị nhuốm màu sắc thần kỳ, đặc biệt là ở trong truyện cổ tích Chúng ta có thể kể đến

Trang 16

một số truyện như: Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Sọ Dừa, Duyên kỳ ngộ…trong

đó mô típ duyên kỳ ngộ được sử dụng như một tình tiết có giá trị, có khi được

sử dụng như một sự kiện chính tạo nên những câu chuyện tình yêu bất ngờ thú

vị

Trong truyện Chử Đồng Tử, mô típ duyên kỳ ngộ ở đây rõ ràng sắc nét chi phối toàn bộ cốt truyện Truyện kể rằng, Chử Đồng Tử là một chàng trai con nhà nghèo Cả hai cha con chỉ có duy nhất một cái khố Khi cha mất, chàng nhường khố cho cha Từ đó, chàng phải vùi mình trong cát mỗi khi có người đi qua Công chúa Tiên Dung trong một lần du ngoạn ở bãi sông Hồng

đẹp và thơ mộng, khi tắm đã gặp Chử Đồng Tử đang vùi mình trong cát Cuộc gặp gỡ bất ngờ, thiên định đã xoá nhoà đẳng cấp ranh giới của hai người Từ một chàng trai nghèo, Chử Đồng Tử đã kết duyên cùng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, bất chấp sự phản đối của vua cha Truyện là bản tình ca đẹp về mối tình hiếm có trong lịch sử và là ước vọng của bao người nhất là người bình dân xưa

ở truyện cổ tích Tấm Cám, cuộc kỳ ngộ giữa nhà vua và cô Tấm có ý nghĩa mấu chốt giải quyết mọi mâu thuẫn cũng như thể hiện chủ đề tư tưởng truyện Từ một cô Tấm bị dì ghẻ hành hạ, bắt nạt nhờ có đôi hài Bụt cho mà trong buổi xem hội cô đã gặp mặt nhà vua, từ đây cuộc đời Tấm bước sang trang mới Tấm được vua đón về cung làm hoàng hậu nhưng cũng chính từ đó mọi biến cố liên tiếp xảy ra trong đời Tấm do sự ghen ghét của mẹ con Cám Truyện kết thúc bằng việc nhà vua gặp Tấm ở quán nước của bà cụ già bên

đường rồi đón nàng về cung sau bao ngày xa cách Đó là một kết thúc có hậu cho nhân vật, phù hợp với tư duy dân gian Như vậy ta thấy, mô típ duyên kỳ ngộ đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo

Cũng là cuộc kỳ ngộ giống như trong Tấm Cám, truyện Sọ Dừa kể về

chàng Sọ Dừa xấu xí có duyên với cô con gái út nhà phú ông Hai cô chị vì

Trang 17

chê Sọ Dừa nhà nghèo, lại xấu mà không dám kết duyên cùng chàng, duy chỉ

có cô em út là đem lòng yêu thương Sọ Dừa Rồi một ngày kia, chàng Sọ Dừa xấu xí lộ nguyên hình là chàng trai tuấn tú Hai người sống với nhau hạnh phúc Sọ Dừa đỗ đạt làm quan Trên bước đường công cán đã gặp lại người vợ hiền một mình trên đảo hoang Cuộc hội ngộ đồng thời cũng là sự đoàn tụ của hạnh phúc lứa đôi sau bao ngày xa cách

Sang đến văn học viết, mô típ duyên kỳ ngộ được thể hiện trong một số

tác phẩm, đặc biệt là truyện Nôm như: Hoa Tiên, truyện Song Tinh, Truyện

Kiều…Dưới hình thức mô típ “tài tử giai nhân”, các tác giả đã xây dựng hình

ảnh những nhân vật tự do yêu đương bằng nhưng câu chuyện tình lãng mạn Chàng là những Nho sinh đa tài nhưng cũng rất đa tình, nàng cũng là những

mĩ nữ, những giai nhân tuyệt sắc kiểu như Lương Sinh - Dao Tiên, Kim Trọng

- Thuý Kiều…Những cặp trai tài gái sắc đã làm nên những câu chuyện tình lãng mạn cảm động

Ra đời nửa cuối thế kỉ 18, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự đã mở đầu

cho truyện Nôm Lấy nguyên tác từ một câu chuyện, một tiểu thuyết ái tình, Nguyễn Huy Tự đã xây dựng nên câu chuyện hết sức lãng mạn đẹp đẽ Trong

đó mô típ duyên kỳ ngộ hay nói chính xác hơn là mô típ tài tử giai nhân kỳ ngộ được thể hiện rất rõ nét Lương Sinh là một nho sĩ nhưng anh cũng là một chàng trai rạo rực trước cảnh xuân và luôn ước mong gặp được cô gái đẹp Thế giới nhân vật nữ trong đó là những cô gái tuy kín đáo nhưng khắc khoải, trằn trọc canh dài vì mơ ước yêu đương Nỗi khát khao gặp gỡ đau khổ, giận hờn, tương tư, nỗi tuyệt vọng cho đến niềm vui hạnh phúc đó là những cảm xúc mà người đọc được nếm trải cùng với nhân vật trong truyện Xuyên suốt chiều dài câu chuyện tình là mối tình của Lương Sinh và Dao Tiên Lương Sinh tha thiết mong ước hạnh phúc lứa đôi, dối mẹ, lừa cha để đi tìm người đẹp và đã tự do

đính ước không theo sự sắp đặt của cha mẹ Dao Tiên vô cùng đau khổ khi biết tin Lương Sinh lấy vợ theo sự sắp đặt của cha mẹ Chàng thì đau khổ toan

Trang 18

bỏ học hành, nàng thì tuyệt vọng toan vứt bỏ tất cả chỉ giữ lại chứng cớ của tình yêu, chứng cớ của sự bội bạc Cuộc tình éo le đau khổ ấy tưởng chừng như tan vỡ nhưng cuối cùng vượt qua bao nhiêu thử thách họ đã đến được với nhau Ngọc Khanh là người con gái mà cha mẹ Lương Sinh lựa chọn để làm

vợ cho chàng đã tự tử chết Trong tình thế đó, nhà vua đã tác hợp cho Lương Sinh lúc này đang làm quan ở Viện Hàn Lâm với Dao Tiên thành đôi trai tài gái sắc Vậy là cuộc hôn nhân theo tiếng gọi của tình yêu đã có một kết thúc viên mãn theo đúng ý người

Cùng viết về chuyện tình “tài tử giai nhân”, kiệt tác Truyện Kiều của

Nguyễn Du lại đem đến cho người đọc xúc cảm về câu chuyện tình Kim

Trọng “phong tư tài mạo tót vời” với Thuý Kiều một cô gái tài sắc “nghiêng

nước nghiêng thành” Cuộc gặp gỡ bất ngờ trong buổi du xuân đã làm nảy nở

mối tình giữa hai người, hứa hẹn một mối tình đầu đơm hoa kết trái toả đầy hương sắc Biến cố xảy ra Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, Thuý Kiều

ở lại gia đình gặp tai biến phải bán mình chuộc cha Tình yêu tan vỡ để lại bao nuối tiếc cho đôi bạn trẻ Trong suốt quãng đời 15 năm lưu lạc Kiều luôn nhớ

về Kim Trọng Còn về phần Kim Trọng, chàng không quên được tình xưa nghĩa cũ nên đã treo ấn từ quan cất công đi tìm Kiều Cuối cùng sau quãng đời gió bụi họ gặp lại nhau, Kim Trong mong nối lại duyên xưa nhưng Kiều từ

chối bởi “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn vầy” Câu chuyện tình kết thúc để

lại sự ngậm ngùi nuối tiếc cho độc giả

Mô típ duyên kỳ ngộ, được sử dụng trong truyện truyền kỳ phát triển

rực rỡ kết tinh ở một số tác phẩm như: Truyền kỳ Tân phả, Tục truyền kỳ,

có những câu chuyện tình yêu đẹp, li kỳ, hấp dẫn Trong số những tác phẩm

ấy, chúng ta đặc biệt chú ý tới Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục

Đây là những tác phẩm có khá nhiều thiên truyện có mô típ duyên kỳ ngộ và các tác giả đã rất thành công trong việc thể hiện mô típ đó

Trang 19

Việc xây dựng mô típ duyên kỳ ngộ trong truyện truyền kỳ nói chung

đặc biệt trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục nói riêng bắt nguồn

từ trong các thiên truyện dân gian Truyện dân gian luôn đầy ắp yếu tố thần

kỳ, nhất là trong truyện cổ tích ở đó, chứa dựng rất nhiều những cuôc gặp gỡ

kỳ lạ như có bàn tay vô hình sắp đặt Đó là những cuộc gặp gỡ muôn hình muôn vẻ giữa những con người thuộc các đẳng cấp khác nhau, những người thuộc thế giới trần tục với nhân vật của thế giới khác như: tiên, hoa, bướm, hồn ma Tiếp xúc với những tác phẩm đó, người đọc luôn có cảm giác ngất ngây trong thế giới hư ảo thần kỳ, tách khỏi cõi nhân gian phàm tục

Các nhà nghiên cứu cho rằng truyện truyền kỳ có mô típ bắt nguồn từ văn học dân gian bên cạnh đó còn xuất phát từ văn học Trung Quốc Nhìn vào

ảnh hưởng của văn học Trung Quốc với văn học Việt Nam thể hiện qua mối

quan hệ giữa Tiễn Đăng Tân Thoại (Cù Hựu đời Minh) với Truyền kỳ mạn

lục (Nguyễn Dữ), chúng ta sẽ thấy điều này rất rõ Nguyễn Dữ không chỉ sử dụng nguồn văn liệu dân gian mà còn vay mượn nhiều điển tích, điển cố, học tập Cù Hựu cách khắc hoạ trạng thái tâm lý nhân vật và đôi khi vay mượn của một số đoạn văn Về nội dung lấy mô típ các nhân vật Trung Quốc rồi chỉnh sửa lại cho phù hợp với phong tục của người Việt Nam Trong số 20 truyện

của Truyền kỳ mạn lục, một số nhà nghiên cứu còn chỉ rõ một số truyện có sự

ảnh hưởng của Tiễn Đăng Tân Thoại: cốt truyện Từ Thức lấy vợ tiên hấp thụ

Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm và Lưu Thần Nguyễn Triệu nhập Thiên

Thai trong U Minh Cư của Lưu Khánh

Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ ra đời từ văn học dân gian sang đến văn học viết nó đã có sự chuyển biến cả về chất và lượng Nó không còn là công thức sáo rỗng mà qua tài năng mỗi tác giả mô típ đó được xây dựng mang những sắc thái riêng góp phần quan trọng khẳng định giá trị tác phẩm

Trang 20

2.2.3 Khảo sát mô típ duyên kỳ ngộ trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục

Dựa trên cơ sở nội hàm khái niệm mô típ duyên kỳ ngộ và việc tìm hiểu sơ lược về nó trong văn học Việt Nam, chúng tôi đi vào khảo sát hai tác phẩm

Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, và thấy rằng những thiên truyện

sau có sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ Cụ thể là:

Trong Thánh Tông di thảo có 3 truyện: Duyên lạ xứ Hoa, Truyện lạ

nhà thuyền chài, Một dòng chữ lấy được gái thần

Trong Truyền kỳ mạn lục có 3 truyện: Từ Thức gặp tiên, Cuộc kỳ ngộ

ở trại Tây, Chuyện cây gạo

Đây là những truyện mà mô típ duyên kỳ ngộ được sử dụng rất tập trung, nó có vai trò lớn đối với cốt truyện, không gian, thời gian và nhân vật, chủ đề tư tưởng tác phẩm Như vậy, với những truyện viết về tình yêu đôi lứa, hai tác giả đều sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ Nhân vật kỳ ngộ ở đây chủ yếu

là con người ở thế giới trần gian với các nhân vật ở thế giới khác như: tiên, hồn ma, ong bướm, hoa lá Các cuộc gặp gỡ ở đây đều có điểm chung là kỳ và duyên Duyên vì không phải ai cũng có cơ may hội ngộ Các cuộc gặp gỡ đều

dẫn đến những cuộc tình sâu sắc có khi là thiên định, viên mãn (Duyên lạ xứ

Hoa), phiêu du đổ vỡ (Từ Thức lấy vợ tiên), say đắm nuối tiếc (Cuộc kỳ ngộ trại Tây), xót xa oán trách (Cây gạo)… Kỳ vì sự việc bất thường, diễn biến li

kỳ có sự giao thoa kỳ ảo, đượm màu sắc huyền thoại, cổ tích giữa hai thế giới

người - tiên, hồn bướm, trần gian - tiên giới, dương gian - thế giới kỳ bí, và kỳ

vì người đọc chỉ được nghe và tưởng tượng về những cuộc gặp gỡ một đi không trở lại, một thế giới kỳ ảo chưa từng chứng kiến nhưng cũng khó lòng bác bỏ hay khẳng định sự tồn tại của nó xung quanh ta hay không

Trang 21

Chương 3 Vai trò của việc sử dụng mô típ duyên kỳ

và khả năng nhận thức của con người” Ông khẳng định: “mô típ được xem như là yếu tố, hạt nhân, sau đó phát triển thành cốt truyện, nghĩa là mô típ là yếu tố ban đầu và cốt truyện là giai đoạn tiếp theo ” [12, 58] ở các tác phẩm

thuộc loại hình văn học dân gian, cốt truyện trước hết là một tập hợp dãy các mô típ, trong đó phải có một mô típ chủ đạo và hàng loạt các mô típ khác nữa Truyện truyền kỳ cũng mang những đặc điểm tương tự

Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện là hình thức sơ đẳng nhất thực chất là cái vỏ diễn biến từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc truyện Truyện truyền kỳ vốn được coi là hình thức ban đầu của truyện ngắn - loại truyện có cốt truyện Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập, xây dựng cốt truyện Nhờ có mô típ duyên kỳ ngộ mà cốt truyện được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, và thông qua cốt truyện, mô típ duyên kỳ ngộ được thể hiện dưới những sắc thái đa dạng độc đáo

Trang 22

Trần Đình Sử khi nhận xét về bố cục cốt truyện truyền kỳ đã cho rằng:

bố cục truyện truyền kỳ “thường mở đầu bằng lời giới thiệu nhân vật, họ tên

quê quán, tính tình phẩm hạnh Kế đó là những phần lạ lùng tức là phần trung tâm tác phẩm, phần kết kể lí do kể chuyện” Phần đầu và phần kết là công thức

thuộc về mô típ dẫn truyện và kết truyện, ngôn ngữ kịch gọi là mở màn và hạ màn Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là màn trung tâm xuyên suốt truyện, nối liền giữa màn dẫn truyện và kết truyện Trong màn trung tâm, mô típ duyên kỳ ngộ được coi là màn chính, xương sống cho toàn bộ cốt truyện Nó được coi là mô típ mẹ - mô típ trung tâm có vai trò đóng khép cuộc đời nhân vật Cả hai

tác giả của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục đều rất quan tâm chú

ý đến phần trung tâm của truyện ở mỗi thiên truyện mô típ trung tâm duyên

kỳ ngộ quen thuộc đã được các tác giả sử dụng không hề sáo mòn, ngược lại còn đặc biệt hấp dẫn tạo ra những cốt truyện dàn trải hay hấp dẫn, căng thẳng hay thong thả, diễn tiến có sức cuốn hút lớn với bạn đọc

truyện Duyên lạ xứ Hoa, mô típ duyên kỳ ngộ người lấy vật quen

thuộc đã được tác giả xây dựng bằng cuộc gặp gỡ giữa Chu Sinh và Mộng Trang - công chúa nước Bướm dưới hình thức một giấc mơ dài Cốt truyện đầy

ắp yếu tố kỳ ảo Trong thế giới thực, Chu Sinh là cậu bé mồ côi cha mẹ từ lúc mới lọt lòng, được người chú ruột đem về nuôi Sống với gia đình người chú, vì sự đay nghiến cay nghiệt của người thím, Chu Sinh phải bỏ về nhà cũ ở

đây, anh nằm mơ giấc mơ thứ nhất Anh mơ mình đến nước Hoa, biết được tiền duyên của mình và được ăn uống no say Trở về với thế giới hiện thực, sau

ba ngày, Chu Sinh lại nằm mơ và lần này anh được kết duyên cùng công chúa nước Hoa Cứ đều đặn một tháng ba mươi ngày thì mười lăm ngày mộng Một năm sau Chu Sinh có con Cuộc sống của Chu Sinh và Mộng Trang thật đẹp

đẽ, hạnh phúc Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra! Giặc Ô Thước kéo đến từng

đàn, hàng ngàn vạn quân tàn phá nước Hoa Để bảo vệ thần dân, Quốc Mẫu quyết định dời đô nước Hoa về một nơi khác Chu Sinh buộc lòng phải chia

Trang 23

tay với vợ con Chàng đành phải chia tay hạnh phúc, tạm biệt những giấc mơ

đẹp để quay về với cuộc sống thực của mình Trở về đời thường, anh lại bắt

đầu công việc học hành, dùi mài kinh sử Năm sau, gặp khoa thi Hương, Chu Sinh đỗ Hương cống Sau khi vinh quy bái tổ, Sinh được chú lấy vợ cho rồi có con Tuy nhiên điều rất đáng chú ý là người con gái Chu Sinh chọn làm vợ lại

có tên là Đồng Nhân Chu Sinh hiểu ngay giấc mơ trong mộng của mình giờ

đây đã được hiện thực hoá trong cuộc sống đời thường Ngày tháng trôi qua, Chu Sinh dần được thăng chức, làm đến tướng Bình Man oai phong Được cử

đi dẹp giặc, trận đánh mà Chu Sinh chỉ huy diễn ra vào đúng địa điểm đóng đô

của nước Hoa “Ngang dọc khoảng bốn mươi dặm, cây cối um tùm, bốn mùa

đầy hoa Mười năm trước, khoảng nửa đêm, bỗng có đàn bướm vài vạn con bay đến tụ hội nơi đây Hiện giờ, mỗi lần chúng bay lên thì rợp cả một góc trời Vì thế mới có tên là Hoa Điệp Sơn” Lời thổ dân nói, Chu Sinh thấy câu

nào cũng đúng như lời trong thơ xưa: “Quốc mẫu tức là vua Bướm Mộng

Trang là con gái Bướm Ngày xưa Trang Chu Chiêm chiêm bao hoá thành bướm” Chu Sinh hiểu rõ giấc mơ của mình Sinh hạ lệnh cho quân không

được làm kinh động Hoa Điệp Sơn Thắng giặc, anh lại chìm trong giấc mơ dài và biết rằng mình sẽ làm chúa nước Hoa Kết thúc truyện, Chu Sinh chuẩn

bị chu đáo cho sự an toàn của nước Hoa rồi bình thản chết, chính thức từ bỏ cõi thực trở về với thế giới giấc mơ của mình

Như vậy có thể thấy, mô típ duyên kỳ ngộ được sử dụng xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện được kể một cách thong thả theo diễn tiến cuộc đời nhân vật, điều đó khiến cho việc xây dựng cốt truyện về một cuộc tình duyên của con người với loài vật trở nên hấp dẫn mà vẫn rất tự nhiên Cái tài của tác giả

là ở chỗ, từ mô típ quen thuộc trong dân gian, từ sự kiện lịch sử có thực, ông

đã sáng tạo ra cả một câu chuyện đầy ắp yếu tố kỳ ảo, hấp dẫn về cuộc đời và chuyện tình của chàng Chu Sinh Qua từng chi tiết, từng sự kiện, cuộc đời

Trang 24

nhân vật trong truyện cứ hiện ra trước mắt người đọc Có lẽ vì thế mà Duyên

lạ xứ Hoa có dáng dấp của truyện ngắn hiện đại

Giống như Duyên lạ xứ Hoa, truyện Một dòng chữ lấy được gái thần

cũng có cốt truyện rất hấp dẫn, yếu tố kỳ ảo xuyên suốt thiên truyện Phần mở

đầu vẫn là công thức quen thuộc giới thiệu danh tính, gốc tích nhân vật: “Làng

thần Khê có anh đồ kiết, cha mẹ mất sớm, em trai không có, hai tư tuổi mà vẫn chưa có vợ Nhà nghèo quá chỉ có nhờ bút nghiên mà sống” Phần tiếp

theo là diễn biến li kỳ của cuộc gặp gỡ dẫn đến câu chuyện tình yêu đôi lứa và cuối cùng vẫn là sự đoàn tụ hạnh phúc ở thế giới thần tiên Tuy nhiên khác với

các thiên truyện đã nêu, Một dòng chữ lấy được gái thần có phần độc đáo

hơn ở chỗ cuộc kỳ ngộ xảy ra do ý định chủ quan của cô gái thần núi Truyện

mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật của tác giả nhưng bước ngoặt trong cuộc

đời nhân vật chính là sự kiện chuyến viếng thăm với mục đích xin chữ ký của cô gái con thần núi Cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy thú vị ấy đã khiến anh đồ làng

Thần Khê không khỏi ngỡ ngàng, băn khoăn đặt ra câu hỏi “cái tên đồ kiết

này có quan trọng gì, cần chi phải quản cầu đến ta ắt hẳn ở đây có điều gì uẩn khúc” Từ cuộc gặp gỡ đầy bí ẩn, anh đồ nảy sinh ý định hỏi cưới cô gái

về làm vợ Theo tiếng gọi của tình yêu anh đã lên đường đi tìm cô gái Lần

đầu đi đến tận núi Trường An tìm, chỉ thấy vách núi hiểm trở, toàn lều nhỏ lụp sụp, anh lủi thủi buồn bã ra về Lần thứ hai nhờ may mắn anh được lão bộc dẫn đường đến được động Sơn Thần, gặp được cô gái và đã đạt được ý nguyện Sau một thời gian cô gái theo anh đồ xuống núi sông một cuộc sống hạnh phúc cho đến lúc phải chia xa

Cốt truyện ở đây diễn tiến rất thong thả, mọi sự kiện, tình tiết liên quan

đến nhân vật cứ từng bước trôi đi Mỗi sự kiện xảy ra tiếp theo đều gắn với tâm lí, tính cách nhân vật Anh hoang mang, lo sợ khi thấy có người con gái

đến bất ngờ trước mặt với vẻ trâm anh đài các, buồn rầu, thất vọng khi không tìm thấy nơi cô gái ở, anh mạnh dạn bày tỏ tình cảm và sướng vui khi ước

Trang 25

nguyện ba sinh của mình thành hiện thực Việc tập trung khắc hoạ diễn biến tâm trạng nhân vật khiến cho câu chuyện ở đây rất thật, rất gần gũi với mọi

người Cũng giống như Duyên lạ xứ Hoa, kết thúc truyện ở đây nhân vật bình

thản tạm biệt cuộc sống trần thế về với thế giới bên kia sống cuộc sống đoàn

tụ hạnh phúc lứa đôi Như vậy, mô típ duyên kỳ ngộ có vai trò tạo ra một cốt truyện vừa thong thả vừa dàn trải, khiến cho tính cách của nhân vật được bộc

lộ rõ nét và gợi cho người đọc những ý vị về một tình yêu đẹp

Cùng lấy mô típ duyên kỳ ngộ làm trung tâm xuyên suốt diễn biến cốt

truyện, nhưng Truyện lạ nhà thuyền chài lại đem đến cho người đọc những

nét riêng biệt trong cách tổ chức, xây dựng cốt truyện Trong sáu truyện được chúng tôi đề cập đến, đây có lẽ là truyện có điểm đặc biệt nhất về việc sử dụng mô típ duyên kỳ ngộ Điều đó được thể hiện ở việc chi tiết gặp gỡ được ẩn đi Tác giả không tập trung khắc họa cuộc gặp gỡ li kỳ giữa Ngoạ Vân và Thúc Ngư Tuy vậy, những yếu tố lạ kỳ trong chuyện tình của họ vẫn có sức cuốn hút độc giả Truyện mở ra bằng việc giới thiệu gia đình nhà thuyền chài, gần sáu mươi tuổi mới sinh được cậu con trai đặt tên là Thúc Ngư Tiếp theo đó tác giả dành hẳn một dung lượng khá dài trong truyện kể về cuộc sống gia đình

thuyền chài rồi dẫn dắt đến chuyện “trai khôn lấy vợ gái ngoan tìm chồng”

của Thúc Ngư Thiên truyện thực sự trở nên hấp dẫn khi gia đình thuyền chài lạc đến thuỷ cung, ở đây họ chứng kiến nhiều sự việc, gặp gỡ nhiều người lạ lùng và biết được con trai mình đã tìm đựơc vợ như ý Gia đình nhà thuyền chài đón cô gái về nhà Cuộc sống của họ đầm ấm, khá lên Tai hoạ bất ngờ ập

đến, đe doạ tính mạng mọi người Cô gái trong tình thế nguy bách đã biến mình thành con cá to nằm chắn ngọn nước tràn vào để cứu gia đình Nhờ đó

mà gia đình Thúc Ngư thoát nạn Kết thúc truyện, Ngoạ Vân phải từ biệt cuộc sống trần thế để trở về thế giới thực của mình Đây là một kết thúc không có hậu khiến cốt truyện ở đây hợp với lôgíc cuộc sống hơn Có thể thấy, cốt truyện lúc đầu diễn tiến rất thong thả, nhưng càng về cuối càng hấp dẫn, đặc

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w